Thực trạn gô nhiễm môi trường ở xã Thái Yên

Một phần của tài liệu làng mộc thái yên Đức Thọ Hà Tĩnh (Trang 27 - 29)

Cũng như các làng nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống khác, trong quá trình sản xuất làng mộc Thái Yên cũng không thể tránh khỏi vấn đề gây ô nhiễm môi trường do hoạt động sản xuất mang lại. Đây cũng là một vấn đề bức xúc mà các cấp chính quyền xã Thái Yên đang đau đầu để tìm cách giải quyết, tuy nhiên vẫn chưa có biện pháp nào thực sự hiểu quả. Vấn đề ô nhiễm môi trường liên quan đến hoạt động sản xuất nghề gỗ là bui và tiếng ồn. Hơn nữa các xưởng sản xuất nằm ngay trong các hộ gia đình nên ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe người dân. Những nguyên nhân ô nhiễm môi trường đó xuất phát từ những yếu tố sau:

Thứ nhất là trong việc sử dụng các nguyên liệu những phế phẩm của quá trình sản xuất gồm có vỏ bào, mùn cưa và vụn gỗ nhỏ với số lượng đáng kể vẫn chưa được sử dụng và xử lí hợp lí trở thành một thứ rác thải ra môi trường. Bên cạnh đó việc sử dụng giấy ráp, cồn keo, bột đá, vecni,… cũng gây ảnh hưởng tới môi trường.

Thứ hai là lượng nước thải sản xuất và sinh hoạt của làng nghề tương đối lớn trong khi đó lại tiêu thoát qua cùng một hệ thống cống thoát chung của thôn nên lượng nước thải ô nhiễm và ứ động rất lớn. Nghề mộc nước thải của sản xuất tương đối ít song do cơ cấu sản xuất tập trung nên lượng nước thải trong quá trình sinh hoạt là rất lớn. Trong khi đó vấn đề an toàn nước sạch và vệ sinh môi trường của địa phương vẫn còn nhiều yếu kém do thiếu các biện pháp kỹ thuật về vệ sinh môi trường và ý thức của người dân vẫn còn nhiều hạn chế.

Thứ ba là ô nhiễm môi trường không khí. Môi trường không khí của làng nghề chịu tác động của bụi sinh ra từ hoạt động sản xuất của nghề: “Hàm lượng bụi trong không khí đo được là 0,8 – 0,83 mg/cm3, so với tiêu chuẩn môi trường không khí là vượt 2,6 – 2,8 lần”. Hơn nữa bụi gỗ trắc, lim và một số loại gỗ quý lại rất độc hại, chúng dễ gây kích thích mắt, mũi và có khả năng gây bệnh đường hô hấp. Nguồn gây bụi chủ yếu trong sản xuất gỗ là các công đoạn cưa xẻ, pha gỗ, máy chà, máy đánh giấy ráp phân tán vào không khí không chỉ gây ô nhiễm đối với vị trí sản xuất mà còn đối với môi trường không khí xung quanh thôn. Trong khi đó bảo hộ lao động duy nhất của người thợ nghề mộc là khẩu trang. Ngoài ra trong sản xuất còn có sử dụng các loại keo cồn, sơn, vecni nên ngoài bụi người thợ còn phải trực tiếp tiếp xúc với hơi xăng, dầu.

Thứ tư là ô nhiễm tiếng ồn, tiếng ồn do các máy hoạt động tương đối lớn, trong làm đồ mộc thì hầu hết các loại máy thường gây ra tiếng ồn, đặc biệt là máy cưa CD, máy vanh, máy bào, và máy khoan. Theo ông Nguyễn Minh Hạ - Phó chủ tịch xã Thái Yên cho biết: “Mức độ ồn cao chủ yếu vào ban ngày với mức âm từ 77,2 – 85,8 dBA. Vượt quá mức tiêu chuẩn cho phép tại nơi làm việc. Hiện nay tất cả các nơi sản xuất đều không có giải pháp gì để hạn chế tiếng ồn”.

Tóm lại do sản xuất nằm ngay trong hộ gia đình và mức độ tập trung cao nên những ảnh hưởng ô nhiễm, đặc biệt là bụi và tiếng ồn càng lớn hơn. Đây có lẽ là vấn đề môi trường bức xúc của người dân và chính quyền địa phương.

2.4.3.2. Định hướng và giải pháp

ô nhiễm môi trường đang là một vấn đề bức xúc của người dân và cơ quan chính quyền xã Thái Yên đang tìm nhiều cách để tháo gỡ, giải quyết. Trong chuyến thực tế ở địa phương tôi qua điều tra từ UBND xã Thái Yên, ông

Nguyễn Minh Hạ cho biết sẽ thực hiện một số biện pháp để gỡ rối cho vấn đề ô nhiễm môi trường đang còn gây nhiều bức xúc. Củ thể địa phương đã có những giải pháp củ thể cho việc giải quyết vấn đề môi trường như sau:

Thứ nhất đề nghị cấp trên cho mở rộng quy hoạch khu tiểu thủ công nghiệp mới tập trung với diện tích là 15 ha.

Thứ hai là quy hoạch các vùng tập trung, đưa khu sản xuất ra một khu vực riêng, kêu gọi các nhà đầu tư xây dựng các khu quy hoạch.

Thứ ba là thành lập các đội thu gom rác thải, đào các hố rác thải tập trung. Bên cạnh đó tôi xin đưa ra thêm một số giải pháp nhằm giải quyết vấn đề môi trường ở xã Thái Yên như sau:

Một là: Bố trí mặt bằng khu sản xuất, đảm bảo thuận tiện, hạn chế việc tiếp xúc với bụi và gom hết chất thải rắn. Cần bố trí máy cưa, chà, đánh nền,… ở cuối hướng gió, đặc biệt là hướng bắc vào mùa đông để giảm khả năng phát tán bụi, mùn cưa khắp không gian xưởng sản xuất. Với các chất thải rắn như mùn cưa và gỗ vụn thì nên phân riêng mìn cưa và gỗ mụn để tiện cho việc tận dụng lại.

Hai là: Trang bị bảo hộ lao động cho người thợ (khẩu trang, mũ,…) hạn chế tiếp xúc trực tiếp với bụi khi thao tác.

Ba là: Cải tạo nhà xưởng thông thoáng, có mái che.

Bốn là: Phổ biến kiến thức về tính độc hại của bụi gỗ, dung môi sơn, keo và những cách phòng tránh đơn giản cho người dân, tuyên truyền cho người dân ý thức bảo vệ môi trường.

Năm là: Nâng cao tay nghề cho người thợ, sử dụng thợ có tay nghề tốt, có trách nhiệm nhằm hạn chế những phế phẩm sản xuất và những chi tiết phải chỉnh sửa nhiều.

Sáu là: Tăng cường diện tích trồng cây xanh quanh khu vực sản xuất, đặc biệt là một số cây như liễu, phong, phượng,…có khả năng hút bụi, giảm sự phân tán hơi hóa chất, giảm nhiệt độ và tiếng ồn.

Một phần của tài liệu làng mộc thái yên Đức Thọ Hà Tĩnh (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(34 trang)
w