Việc thực nghiệm đã được tiếnhành trong ba năm học năm học 2011 - 2012 và năm học 2012 - 2013 và tiếp tụcthực hiện trong năm học 2013 - 2014 kết quả thi thử tốt nghiệp THPT đã đượcnâng l
Trang 1PHẦN I: MỞ ĐẦU
I LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Ngữ văn là một môn học quan trọng trong chương trình giáo dụctrung học Cùng với Toán, Ngữ văn là môn thi bắt buộc trong kì thi tốt nghiệpTHPT năm 2014 Trong nhà trường ngoài việc cung cấp những kiến thức về vănhọc trong và ngoài nước thì nó còn giúp học sinh nâng cao kĩ năng đọc, nghe, viết,nói Đó là những kĩ năng cần thiết trong cuộc sống
Trong quá trình học tập, học sinh học không chỉ để biết mà còn để kiểm tra,thi cử Muốn thi đạt kết quả cao thì việc ôn tập là không thể thiếu Có thể thấy ôntập và kiểm tra đánh giá kết quả học tập là những mắt xích quan trọng trong quátrình dạy và học Tôi chọn đề tài này nhằm giúp học sinh nắm chắc kiến thức khi
ôn thi tốt nghiệp và làm bài thi tốt nghiệp
Là một giáo viên dạy học ở Trung tâm GDTX miền núi, điều kiện học tậpcủa học sinh còn nhiều khó khăn do kinh tế chưa phát triển mạnh, tỉ lệ học sinhthuộc diện hộ nghèo khá cao nhưng các em rất chăm học Mặc dù đã có nhiều cốgắng, nhưng chất lượng học sinh vẫn chưa cao Đặc biệt là tỉ lệ học sinh đạt điểmkhá trong các kì thi TNPT còn ít, tỉ lệ đỗ tốt nghiệp còn thấp, điều đó đã làm chotôi luôn trăn trở Tôi luôn nghĩ: phải làm thế nào để học sinh đi thi đạt điểm cao,hơn nữa cấu trúc đề thi môn Ngữ văn năm 2014 có sự thay đổi gồn 2 phần: Đọc -hiểu và Làm văn Vì vậy, những năm gần đây trong quá trình giảng dạy và ôn thicho học sinh, tôi đã nghiên cứu và tìm được cách ôn luyện phù hợp, học sinh biếtcách và làm bài nên kết quả đã được nâng lên Việc thực nghiệm đã được tiếnhành trong ba năm học (năm học 2011 - 2012 và năm học 2012 - 2013) và tiếp tụcthực hiện trong năm học 2013 - 2014 kết quả thi thử tốt nghiệp THPT đã đượcnâng lên đáng kể (tỉ lệ học sinh đạt điểm trung bình trở lên các lớp khá cao)
Từ kinh nghiệm thực tiễn của ba năm ôn thi tốt nghiệp cho học sinh lớp 12GDTX, tôi mạnh dạn viết lại một trong những kinh nghiệm ôn thi của của mình,
Trang 2đó là: “Một số định hướng giúp học viên GDTX Bảo Yên ôn thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn theo cấu trúc đề thi năm 2014”.
II MỤC ĐÍCH CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
Đưa ra một số kinh nghiệm, phương hướng để ôn thi tốt nghiệp đạt hiệuquả, nhằm giúp các em làm tốt bài thi tốt nghiệp THPT năm 2014
III ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
Một số kinh nghiệm giúp học viên ở GDTX Bảo Yên ôn thi tốt nghiệpTHPT năm 2014 đạt hiệu quả
IV ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT THỰC NGHIỆM:
Học viên lớp 12A, B, D tại TTGDTX Bảo Yên năm học 2013 - 2014
V PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Trong quá trình thực hiện sáng kiến kinh nghiệm, tôi lựa chọn phương pháp điều tra để tìm hiểu những điểm yếu của HV đã mắc trong quá trình ôn tập, thống kê những sai sót về kiến thức và lỗi diến đạt của HV, rồi nghiên cứu các
biện pháp, kinh nghiệm ôn thi tốt nghiệp Sau khi đã tìm được một số biện pháp,
tôi đem áp dụng cho HV lớp 12 A,B,D trong các giờ ôn thi tốt nghiệp (PP thực nghiệm) Để chắc chắn về kết quả của các kinh nghiệm ôn thi tốt nghiệp đó, tôi đã
cho các em làm bài thi theo đề thi tham khảo do Sở GD&ĐT Lào Cai gửi cho các
trường THPT (PP khảo sát), từ đấy có thể thống kê được số HV làm tốt bài thi tốt
nghiệp THPT môn Ngữ văn theo cấu trúc đề thi năm 2014
VI PHẠM VI VÀ KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU:
Tìm hiểu những nguyên nhân dẫn đến kết quả thi tốt nghiệp của HV THPT
hệ GDTX ở TTGDTX Bảo Yên chưa cao Đề xuất một số kinh nghiệm ôn thi tốtnghiệp đạt hiệu quả cao trong kì thi tốt nghiệp năm 2014
Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 10 năm 2013 đến tháng 05 năm 2014
Trang 3PHẦN II: NỘI DUNG
A CƠ SỞ LÍ LUẬN:
Trên thực tế, mỗi con người chúng ta không phải được đọc và học cái gìmột lần mà nhớ hết Trí tuệ của mỗi người thì có hạn mà kiến thức của nhân loạithì vô hạn, nhiều khi tiếp thu cái mới ta lại quên cái cũ Vì vậy người xưa mới cócâu “Ôn cố tri tân” (Ôn tập cái cũ, biết cái mới) nghĩa là bên cạnh việc tiếp thukiến thức mới thì ta phải ôn luyện, củng cố kiến thức đã học Mặt khác nhiều kĩnăng của con người được hình thành là do được làm đi làm lại một thao thác nào
đó, từ đó mà hình thành thói quen Ôn tập là để rèn cho học sinh kĩ năng làm bài.Học sinh sẽ làm đi làm lại một dạng bài thì sẽ hình thành cho mình kĩ năng cầnthiết để tìm hiểu đề, lập dàn ý cho dạng bài đó Không chỉ có vậy mà ôn tập còngiúp cho học sinh rèn luyện kĩ năng diễn đạt: viết câu, dùng từ, lấy dẫn chứng đểchứng minh cho luận điểm, …
B CƠ SỞ THỰC TIỄN:
- Theo quy định của Bộ GD - ĐT về thi tốt nghiệp thì những môn như Lí, Hóa,Sinh thi trắc nghiệm, thời gian làm bài thi là 60 phút, còn những môn: Ngữ văn,
Sử, Địa, Toán vẫn thi tự luận, thời gian làm bài của môn Sử, Địa là 90 phút, thờigian làm bài của môn Ngữ Văn, Toán là 120 phút Tháng 3 năm 2014 Bộ GD&ĐT
đã có đề xuất đổi mới đề thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ môn Ngữ vănnăm 2014 Đó là cần đổi mới cách ra đề theo hướng đánh giá năng lực Ngữ văncủa người học và yêu cầu cao dần qua các năm theo hướng sau:
Đề thi gồm 2 phần: Phần 1 (3 điểm): KTĐG kĩ năng đọc của học sinh (theohình thức của PISA); Phần 2 (7 điểm): KTĐG kĩ năng viết (làm văn) của học sinh(theo hướng mở, tích hợp)
Cụ thể là:
Phần 1 (3 điểm) Có 2 phương án ra đề thi:
Trang 4Phương án 1: Đưa ra một số văn bản ngắn (gồm cả văn bản hoàn chỉnh và
đoạn văn), lấy từ những nguồn khác nhau, ngoài chương trình SGK (như sách báo,internet ); nội dung bàn về một vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, nghệthuật, y học, khoa học ; thuộc hai dạng: văn bản văn học và văn bản thông tin;được viết theo các phong cách ngôn ngữ mà học sinh THPT đã học, tập trung vàocác phong cách ngôn ngữ nghệ thuật/văn học, khoa học, báo chí, hành chính
Các văn bản phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh; khuyến khích cácvăn bản có hình thức trình bày đa dạng (gồm cả chữ viết, hình ảnh )
Xây dựng bộ câu hỏi gồm 5 loại câu hỏi của PISA (như đã nêu ở trên) Hạnchế các câu hỏi nhận biết, tăng cường các câu hỏi thông hiểu và vận dụng Yêucầu học sinh tìm kiếm thông tin từ văn bản; tích hợp và suy luận thông tin đã đọc;phản ánh và đánh giá, tìm hiểu văn bản và liên hệ với kinh nghiệm bản thân
Mục đích của phương án này là kiểm tra đánh giá kĩ năng đọc các loại vănbản khác nhau
Phương án 2: Đưa ra một văn bản văn học (thơ hoặc văn xuôi, có thể là văn
bản hoàn chỉnh hoặc một đoạn trích) không có trong chương trình, SGK nhưngcùng chủ đề hoặc đề tài và thể loại với các văn bản đã học Xây dựng bộ câu hỏinhư phương án 1
Mục đích của phương án này là kiểm tra đánh giá kĩ năng đọc văn bản vănhọc - loại văn bản mà học sinh được học nhiều nhất trong chương trình, SGK hiệnnay
Cả hai phương án này đều có thể sử dụng để ra đề thi tốt nghiệp THPT vàthi tuyển sinh ĐH, CĐ
Phần 2 (7 điểm) Có 3 phương án ra đề thi:
Phương án 1: Yêu cầu HS viết bài văn nghị luận xã hội.
Dạng đề: tự luận, theo hướng mở, tích hợp liên môn nhằm kiểm tra vốn hiểu
Trang 5biết, kinh nghiệm sống, khả năng giải quyết vấn đề của học sinh.
Phương án này phù hợp với đề thi tốt nghiệp THPT vì có thể học sinh saukhi tốt nghiệp không thi tuyển sinh ĐH, CĐ hoặc lựa chọn các ngành nghề liênquan đến văn học
Phương án 2: Gồm 2 câu, học sinh chỉ lựa chọn 1 câu để làm bài:
Câu 1: Yêu cầu HS viết bài văn nghị luận xã hội
Dạng đề: tự luận, theo hướng mở, tích hợp liên môn nhằm kiểm tra vốn hiểubiết, kinh nghiệm sống, khả năng giải quyết vấn đề của học sinh
Câu này dự kiến được nhiều học sinh không thi ĐH, CĐ hoặc không thi vàocác trường/ngành khoa học xã hội lựa chọn vì nó phù hợp với trình độ khuynhhướng nghề nghiệp của các em Học sinh lựa chọn câu này vẫn được đánh giánăng lực văn học vì ở Phần 1 của đề thi đã có những câu hỏi về văn bản văn học
Câu 2: Yêu cầu học sinh viết bài văn nghị luận văn học
Dạng đề: tự luận, theo hướng mở, tích hợp trong môn hoặc liên môn nhằmkiểm tra năng lực tiếp nhận/cảm thụ văn học, khả năng trình bày, giải quyết vấn đềcủa học sinh
Trước mắt, có thể hỏi về một hoặc toàn bộ các vấn đề liên quan đến văn bảnvăn học đã học hoặc đọc thêm trong chương trình, SGK nhưng không yêu cầu họcsinh ghi nhớ máy móc
Về sau, sẽ đưa vào đề thi văn bản văn học mới, có cùng chủ đề hoặc thể loạivới các văn bản đã học trong chương trình, SGK Câu này khuyến khích nhữnghọc sinh thi tuyển sinh ĐH, CĐ vào các trường/ngành khoa học xã hội lựa chọn vì
nó phù hợp với trình độ khuynh hướng nghề nghiệp của các em
Phương án này có thể sử dụng trong cả kì thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh
ĐH, CĐ
Phương án 3: Gồm 2 câu, học sinh chỉ lựa chọn 1 câu để làm bài:
Trang 6Câu 1: Yêu cầu học sinh viết bài văn nghị luận văn học về tác phẩm thơ.Câu 2: Yêu cầu học sinh viết bài văn nghị luận văn học về tác phẩm vănxuôi hoặc kịch.
Dạng đề: tương tự như Câu 2 của cách 2
Phương án này dùng cho kì thi tuyển sinh vào các trường ĐH, CĐ có cácngành xã hội
Như vậy điểm của phần nghị luận (Làm văn) chiếm tỷ lệ điểm tương đối cao
Nó là một phần rất quan trọng trong đề bài Chính vì vậy, trong quá trình dạy ôntốt nghiệp cho học sinh giáo viên phải rèn cho học sinh kĩ năng làm bài
- Thực tế giảng dạy ở trường phổ thông cho thấy càng ngày học sinh cànglười học môn Ngữ văn Học sinh lười đọc văn bản, lười học dẫn chứng, thái độtiếp thu bài học cũng không được hứng thú Có nhiều nguyên nhân dẫn đến điềuđáng buồn trên Song nguyên nhân chủ yếu là do học sinh học lệch Học lên đếnTHPT các em đã xác định khối thi của mình nên học theo khối Đại đa số các emhọc khối A (Toán, Lí, Hóa) vì khối này có nhiều trường thi, có hội lựa chọn cũngnhiều Vì vậy các em chỉ học 3 môn thi đại học nên dẫn đến sao nhãng những mônhọc còn lại Hơn nữa học sinh quen với những thao tác khoanh tròn trong nhữngmôn thi trắc nghiệm nên đến khi viết một bài văn tự luận dài là rất ngại Xuất phát
từ những nguyên nhân đó nên tình trạng học sinh làm văn là rất hạn chế Trongnhững bài kiểm tra, những bài thi học sinh không biết cách tìm ý, lập dàn bài,không thuộc dẫn chứng để chứng minh cho luận điểm nên có hiện tượng học sinhchỉ đi tóm tắt văn bản đơn thuần mà không phân tích được nhân vật, hay vấn đềcần nghị luận; có hiện tượng học sinh lấy dẫn chứng của nhân vật trong tác phẩmnày chứng minh cho đặc điểm của nhân vật trong tác phẩm khác….Và đặc biệt làkhả năng diễn đạt của các em trong bài viết văn là rất yếu: không biết cách mở bài,kết bài, câu văn lủng củng, dùng từ không chính xác, viết sai lỗi chính tả, … Đã
có rất nhiều những câu chuyện hài hước về những bài văn của học sinh mà giám
Trang 7khảo cười ra nước mắt ví dụ có học sinh viết giới thiệu tác phẩm "Rừng xà nu "
của Nguyễn Trung Thành viết về mảnh đất Tây Bắc, hay “Nhân vật Mỵ trong tác
phẩm Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân”.
Trước thực tế đó, mỗi giáo viên cần phải dạy ôn tập thế nào để cho học sinh
có thể nắm được cách làm bài, biết lấy dẫn chứng chứng minh cho luận điểm vànâng cao khả năng diễn đạt cho học sinh Đó cũng là điều mà bản thân tôi trăn trởkhi đứng lớp Trong quá trình dạy ôn tập tốt nghiệp tôi cũng rút ra cho mình một
số kinh nghiệm để dạy ôn tập đạt kết quả cao hơn
C MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG ÔN TẬP TỐT NGHIỆP :
Trong quá trình hướng dẫn ôn tập tốt nghiệp tôi hệ thống cách thức ôn tậptheo ba phần: Phần 1 - hướng dẫn làm câu hỏi đọc hiểu, phần 2 - hướng dẫn kĩnăng làm bài nghị luận xã hội, phần 3 - hướng dẫn kĩ năng làm bài nghị luận vănhọc Vận dụng vào các tiết ôn tập tốt nghiệp và luyện giải một số đề thi theo cấutrúc mới
I PHẦN 1: HƯỚNG DẪN LÀM CÂU HỎI ĐỌC HIỂU
Theo định hướng của Bộ GD về cách ra đề thi TNTHPT môn văn năm 2014 , thì các câu hỏi phần đọc hiểu tập trung vào một số khía cạnh như:
1.
Nhận biết nội dung chính và các thông tin quan trọng của văn bản; hiểu ý nghĩa của văn bản, tên văn bản:
Ví dụ: Văn bản sau nói về vấn đề gì ? Đặt tên cho văn bản…
“Ở người lớn tuổi ít vận động cơ bắp, nếu chế độ ăn giàu chất colesteron (thịt, trứng, sữa ) sẽ có nhiều nguy cơ bị bệnh xơ vữa động mạch Ở bệnh này, colesteron ngấm vào thành mạch kèm theo các ion canxi làm cho mạch bị hẹp lại, không còn nhẵn như trước, xơ cứng và vữa ra.
Động mạch xơ vữa làm cho sự vận chuyển máu trong mạch khó khăn, tiểu cầu dễ
bị vỡ và hình thành cục máu đông gây tắc mạch Động mạch xơ vữa còn dễ bị vỡ gây các tai biến trầm trọng như xuất huyết dạ dày, xuất huyết não, thậm chí gây
chết người” (Sinh học - lớp 8 NXB Giáo Dục 2007)
Trang 8- Đối với ví dụ trên, ta thấy: đoạn văn nói đến căn bệnh xơ vữa động mạch và nguyên nhân dẫn đến bệnh xơ vữa động mạch Vì vậy ta có thể đặt tên cho đoạn
văn bản đó là: “Bệnh xơ vữa động mạch và hậu quả của nó” hoặc “Đề phòng với xơ vữa động mạch”.
=> Cách đọc và nhận biết văn bản đ ối với dạng câu hỏi này:
+ Đọc kỹ đoạn văn bản của đề ra.
+ Tìm và gạch dưới những từ ngữ nào được lặp đi lặp lại nhiều lần văn bản ( đây
là những từ mà người viết có ý nhấn mạnh thông tin muốn nói) Tìm hiểu nội dungcủa những từ ngữ đó nói về điều gì ?
+ Xác định mối quan hệ ngữ pháp ( các câu và các thành phần phụ của câu trongđoạn văn bản)
+ Từ đó xác định được nội dung chính của đoạn văn bản và đề xuất cách đặt têncho văn bản
2 Kiểm tra kiến thức Tiếng Việt : Dạng đề này thường cho một đoạn văn có sai
sót và cho học sinh nhận biết từ đó trả lời các câu hỏi
a Các lỗi sai trong văn bản :
- Lỗi về câu ( lỗi cấu tạo câu; lỗi dấu câu; lỗi liên kết câu)
- Lỗi về từ ( lặp từ; từ không đúng nghĩa; từ không phù hợp phong cách)
- Lỗi đoạn văn ( lỗi về nỗi dung; lỗi về hình thức )
- Lỗi chính tả ( lỗi do phát âm; lỗi do không nắm vững quy tắc chính tả )
Lưu ý : Trong một văn bản không chỉ có một loại lỗi mà thường xuất hiện đồng thời nhiều loại lỗi
b Kỹ năng xác định lỗi trong đoạn văn bản:
- Đọc kỹ văn bản
- Phân tích cấu tạo câu ( các thành phần của câu)
- Xem xét vị trí các câu và sự liên kết câu trong văn bản
- Xác định thể loại, phong cách văn bản
- Xem xét về lỗi chính tả và cách sử dụng từ ngữ
Trang 9Ví dụ Đọc đoạn văn bản sau đồng thời anh, chị hãy chỉ ra những sai sót về ngữ pháp, chính tả, cách dùng từ, tính logic trong đoạn văn đó :
“ cái nhìn của Nguyễn Tuân, sông Đà hiện lên là một sinh thể có linh hồn
với những tính cách đối địch: vừa hung bạo, vừa dữ rằn Đây là lối nhân cách hóa những đặc điểm vốn có của giòng sông thiên nhiên mà chực quan có thể nhìn thấy”.
=> Cách phát hiện lỗi sai : Với hình thức hỏi như trên, sau khi đã đọc kỹ văn
bản, xác định được cấu tạo câu và sự liên kết câu cũng như thể loại, phong cáchngôn ngữ và hình thức chính tả và cách trình bày,cách dùng từ, chữ viết ta cóthể trả lời như sau:
+ Sai ngữ pháp: Câu thứ nhất trong đoạn văn
+ Sai chính tả: dữ rằn; giòng sông; chực quan
- Nhân hóa: cách gọi tả vật, đồ vật v.v bằng những từ ngữ vốn dùng cho con
người làm cho thế giới vật, đồ vật trở nên gần gũi biểu thị được những suy nghĩtình cảm của con người
- Hoán dụ: gọi tên sự vật hiện tượng khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó.
- Nói quá: Biện pháp tu từ phóng đại mức độ qui mô tính chất của sự vật hiện
tượng được miêu tả để nhấn mạnh gây ấn tượng tăng tính biểu cảm
Trang 10- Nói giảm nói tránh: dùng cách diễn đạt tế nhị uyển chuyển tránh gây cảm giác
phản cảm và tránh thô tục thiếu lịch sự
- Điệp ngữ: lặp lại từ ngữ hoặc cả câu để làm nối bật ý gây cảm xúc mạnh.
- Chơi chữ: Cách dựa vào những đặc sắc về âm và về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc
thái dí dỏm hài hước
b Ôn , nắm vững các đặc điểm về cách cách gieo vần, phối thanh, ngắt nhịp
…trong văn bản văn học
Ví dụ:
Chỉ ra các biện pháp nghệ thuật đặc sắc và tác dụng của những biện pháp nghệthuật ấy trong đoạn thơ sau:
“Chúng đem bom ngàn cân
Dội lên trang giấy trắng
Mỏng như một ánh trăng ngần
Hiền như lá mọc mùa xuân”
(Trang giấy học trò - Chính Hữu)
- Căn cứ vào những kiến thức về các phương tiện biểu đạt trong thơ , ta có thể trảlời :
+ Các biện pháp nghệ thuật trong đoạn thơ : Ẩn dụ, đối lập và so sánh (hình ảnh trang giấy trắng chỉ sự ngây thơ trong sáng của trẻ nhỏ; đối lập: bom
nghìn cân với trang giấy mỏng manh; so sánh: trang giấy mỏng như…, hiềnnhư…)
+ Tác dụng của việc sử dụng phối hợp những biện pháp nghệ thuật này : khắc
họa sự tàn khốc của chiến tranh và tội ác của kẻ thù; lòng căm giận và thương cảmcủa nhà thơ với trẻ thơ
4 Viết đoạn văn, bài văn ngắn bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ của bản thân về vấn
đề nêu ra trong ngữ liệu đọc hiểu.
- HV phải hiểu nội dung chính trong ngữ liệu
- Lần lượt trình bày ý kiến, cảm xúc, suy nghĩ phù hợp với nội dung ngữ liệu
Trang 11II PHẦN 2: HƯỚNG DẪN KĨ NĂNG LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
1 NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TƯ TƯỞNG , ĐẠO LÝ
1.1 Lí thuyết:
a) Khái niệm: Nghị luận về một tư tưởng đạo lí là quá trình kết hợp những thao
tác lập luận để làm rõ những vấn đề tư tưởng đạo lí trong cuộc sống
b) Đề tài : Đề tài của nghị luận về tư tưởng, đạo lí là vô cùng phong phú, bao
gồm:
- Các vấn đề về nhận thức như lí tưởng, mục đích sống,…
- Các vấn đề về tâm hồn, tính cách như:
+ Lòng yêu nước, lòng nhân ái, vị tha, bao dung, độ lượng,…
+ Tính trung thực, dũng cảm, chăm chỉ, cần cù, thái độ hòa nhã, khiêm tốn,…+ Thói ích kỉ, ba hoa, vụ lợi,
- Về các quan hệ gia đình như tình mẫu tử, anh em,
- Về quan hệ xã hội như tình đồng bào, tình thầy trò, bạn bè,…
- Về cách ứng xử, những hành động của mỗi người trong cuộc sống
c) Yêu cầu
- Hiểu được vấn đề cần nghị luận qua phân tích, giải thích để xác định vấn đề
- Phân tích, chứng minh những biểu hiện cụ thể của vấn đề, thậm chí so sánh, bànbạc, bãi bỏ,… nghĩa là biết áp dụng nhiều thao tác lập luận
- Phải biết rút ra ý nghĩa của vấn đề
- Người thực hiện nghị luận phải có lí tưởng và đạo lí
d) Các thao tác lập luận cơ bản
Các thao tác lập luận cơ bản thường được sử dụng trong kiểu bài này là giải thích,
Trang 12phân tích, chứng minh, so sánh, bác bỏ, bình luận
e) Nội dung cơ bản của bài làm:
- Giới thiệu, giải thích tư tưởng đạo lý cần bàn
- Phân tích những mặt đúng, bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến vấn
đề cần bàn
- Nêu ý nghĩa, rút ra bài học nhận thức và hành động về tư tưởng, đạo lý
g) Dàn bài khái quát
*) Mở bài
- Giới thiệu vấn đề được đưa ra bình luận
- Nêu luận đề: dẫn nguyên văn câu chứa nội dung tư tưởng, đạo lý
- Giới hạn nội dung và thao tác nghị luận sẽ triển khai
Trang 13- Vấn đề nghị luận về một tư tưởng đạo lý hay một hiện tượng đời sống?
- Cần sử dụng thao tác nào để nghị luận?
Rồi tự đi tìm câu trả lời để từ đó định hướng cho nội dung bài làm, cơ sở để tìm
ý và lập dàn ý
b Thực hành tìm ý và lập dàn ý
Đối với NLXH thì mỗi dạng bài, mỗi đề bài có một cách tiến hành tìm ý lậpdàn ý, và làm như vậy mới đảm bảo được tính đa dạng và sáng tạo của thể loại,nhưng đối với HS YẾU nếu hướng dẫn các em làm vậy sẽ hoàn toàn thất bại.Bởi vì các em đa phần mất gốc, khả năng độc lập tư duy yếu, khả năng biệnchứng thấp, cho nên phải tạo cho các em những bộ khung mang tính định hình
để các em dựa và đó mà tiến hành tìm ý, nếu có nhu cầu, khả năng sáng tạo thìcũng sáng tạo trên cơ sở đó Vì vậy có ba cách tìm ý và lập dàn ý hữu dụng sau
*Cách 1: Tìm ý và lập dàn ý dựa vào dàn ý khái quát.
Đây là cách thông thường người viết hay làm nhất, nhưng sẽ thuận lợi cho những HS có khả năng tư duy và viết bài tốt, còn những HS yếu thì hơi khó sử dụng Người viết bám vào khung dàn ý khái quát và định ra một dàn ý
cụ thể, thậm chí còn có thể biến tấu trên khung này nếu năng lực tư duy tốt.
DÀN Ý KHÁI QUÁT
Mở bài
- Giới thiệu vấn đề được đưa ra bình luận
- Nêu luận đề: dẫn nguyên văn câu chứa nội dung tư tưởng, đạo lý
- Giới hạn nội dung và thao tác nghị luận sẽ triển khai
Thân bài
Trang 14- Giải thích tư tưởng, đạo lí cần nghị luận (nêu các khía cạnh nội dung của tưtưởng, đạo lí này).
- Phân tích, chứng minh, bình luận các khía cạnh ; bác bỏ, phê phán những sailệch (nếu có)
- Khẳng định chung, nêu ý nghĩa, liên hệ thực tế, rút ra bài học nhận thức vàhành động
Kết bài
- Tóm tắt các ý, nhấn mạnh luận đề đã nêu ở đầu bài nhằm chốt lại bài viếthoặc dẫn thơ, văn để mở rộng, gợi ý thêm cho người đọc về vấn đề đang bànluận
- Rút ra bài học
- Nêu cảm xúc, suy nghĩ hành động của bản thân về vấn đề
*Cách 2: Tìm ý và lập dàn ý theo khung câu hỏi
KHUNG CÂU HỎI TÌM Ý VÀ LẬP DÀN Ý
Mở bài:
- Vấn đề sắp trình bày là gì?
- Thái độ của xã hội nói chung đối với vấn đề như thế nào?
Thân bài :
- Vấn đề có ý nghĩa như thế nào?
- Vấn đề đúng hay sai, tốt hay xấu, tích cực hay tiêu cực…?
- Tình trạng của vấn đề đang diễn ra như thế nào trong xã hội?
- Cần có thái độ gì đối với tình trạng đó?
Kết bài :
- Cần tóm tắt, chốt lại vấn đề như thế nào?
Trang 15- Bài học chung rút ra từ vấn đề là gì?
- Bản thân có suy nghĩ cảm xúc riêng và hành động như thế nào trước tư tưởng, đạo lý?
* Cách 3: Tìm ý và lập dàn ý theo từ khóa
Đây là cách lập dàn ý khá thú vị, mỗi ý của một phần đều được định hình bằng một từ khóa gợi mở HS chỉ cần nhớ
mấy từ khóa và lúc lập dàn ý chỉ dựa vào đó và tự tìm câu hỏi và trả lời để lập ý Cách này phù hợp với những HS
trí nhớ kém hoặc lười học thuộc nhưng phải có tư duy biện chứng tốt:
HỆ THỐNG TỪ KHÓA TÌM Ý VÀ LẬP DÀN Ý
Mở bài: Gợi – Đưa – Báo
+ Gợi : là Gợi ý ra vấn đề cần nghị luận;
+ Đưa : là Đưa vấn đề cần nghị luận ra;
+ Báo : là Báo phải làm gì về vấn đề đưa ra nghị luận ( có tính chuyển ý )
Thân bài : Giải – Phân – Bác – Đánh
+ Giải: Giải thích rõ nội dung tư tưởng, đạo lí ( bằng cách giải thích các từ
ngữ,các khái niệm…)
+ Phân:Phân tích các mặt đúng của tư tưởng, đạo lí (dùng dẫn chứng từ cuộc
sống và văn học để chứng minh)
+ Bác: Bác bỏ những biểu hiện sai lệch liên quan đến tư tưởng, đạo lí (dùng
dẫn chứng từ cuộc sống và văn học để chứng minh)
+ Đánh: Đánh giá ý nghĩa tư tưởng, đạo lí đã nghị luận
Kết bài : Tóm – Rút – Phấn
+ Tóm : Tóm tắt, khái quát lại vấn đề đã nghị luận
+ Rút : Rút ra ý nghĩa, bài học nhận thức từ tư tưởng, đạo lí;
+ Phấn : Phấn đấu, suy nghĩ riêng của bản thân về vấn đề nghị luận.
Trang 16- Nội dung : lòng nhân ái.
- Dẫn chứng : Từ thực tế xã hội và văn học.
II Dàn bài :
1 Mở bài : Giới thiệu vấn đề, nêu cao truyền thống nhân ái.
2 Thân bài :
a, Giải thích : Nhân ái là tấm lòng yêu thương con người, là những hành động cao
đẹp vì con người Nó được tạo ra bởi niềm cảm thương sâu sắc đối với nỗi đau củacon người lòng tin tưởng nâng niu trân trọng những bản chất tốt đẹp của con người và khả năng vươn dậy của họ
b, Bình luận :
* Vì sao phải có lòng nhân ái ?
- Con người sống trên thế gian này không tồn tại như một cá thể độc lập, không thể tách rời cộng đồng, xã hội Mỗi con người có thể phát huy những thế mạnh, những năng lực sẵn có của bản thân nhưng vẫn cần thiêt ssự giúp đỡ của người khác Nhất là khi gặp hoạn nạn, khó khăn, ta rất cần những bàn tay giúp đỡ, nhữngtấm lòng chia sẻ cảm thông
- Nếu trong cuộc sống chỉ có sự thờ ơ, lạnh nhạt, thu mình vun vén cho bản thân
mà không hề quan tâm đến những người xung quanh thì cuộc sống đó thật đáng sợ
* Những biểu hiện của tấm lòng nhân ái.
- Từ xưa, lòng nhân ái được đặt ra như một tiêu chuẩn cao nhất về đạo đức con
người đó là truyền thống tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách, nhiễu điều phủ lấy giá gương , Bầu ơi thương lấy bí cùng
- Trong cuộc sống hôm nay :
+ Truyền thống đó vẫn được phát huy
+ Xã hội càng phát triển, sự phân biệt giàu nghèo càng rõ -> Quy luật phát triển của kinh tế thị trường
+ Nhân ái hôm nay không phải là sự thương hại của kẻ giàu đối với người nghèo,
Trang 17cũng không phải là sự ban phát ân huệ.
+ Nhân ái chính là sự xẻ chia đùm bọc xuất phát từ lương tâm và trách nhiệm như phong trào đền ơn đáp nghĩa, ủng hộ đồng bào vùng sâu bị thiên tai, giúp học sinh nghèo vượt khó
* Phê phán thái độ thờ ơ ích kỉ
* Rèn luyện lòng nhân ái : Phải được biểu hiện bằng những hành động cụ thể
Muốn vậy, phải có sự quan tâm đến cuộc sống xung quanh, sống có trách nhiệm với bản thân
3 Kết bài:
ĐỀ 2:
“Trên đường thành công không có dấu chân của người lười biếng” (Lỗ Tấn)
Suy nghĩ của anh (chị) về câu nói trên
1 Mở bài:
- Lười biếng là một trong những thói xấu của con người Lười biếng chẳngnhững không làm được việc gì nên chuyện mà còn là gốc rễ của những thói xấukhác
- Nhà văn Lỗ Tấn đã đúc kết nên chân lí của sự thành công: "Trên đường thành công không có dấu chân của người lười biếng"
2 Thân bài:
a Giải thích:
- Người lười biếng: là người lười suy nghĩ, lười học tập, lười lao động và làm
việc
- Thành công: là mục đích, kết quả mà ta đạt được.
- Lỗ Tấn đã rút ra chân lí của sự thành công: Phải đổ mồ hôi, công sức, thời
gian, trí tuệ, sự gian nan, vất vả, thậm chí nếm trải những thất bại mới có đượcthành công: "Trên đường thành công không có dấu chân của người lười biếng"
b Phân tích, chứng minh:
- Con đường dẫn tới thành công là con đường chông gai, đầy khó khăn, thử thách
Trang 18chứ không phải bằng nhung lụa:
+ Đó là cả quá trình học tập, lao động, nghiên cứu, sáng tạo không ngừng, đòi hỏicon người phải cần cù, miệt mài, chịu khó và có ý chí thì mới thành
+ Không có thành cong, thành quả nào mà không phải đổ mồ hôi, công sức
- Người nông dân làm ra hạt gạo phải "một nắng hai sương":
"Ai ơi bưng bát cơm đầy Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần"
c Bình luận:
- Không có sự thành công nào cho người lười biếng Phê phán thói lười biếng đã
có rất nhiều câu nói:
+ "Làm biếng ngồi ăn lở núi non" (Nguyễn Trãi)
+ "Sự buồn chán bước vào thế giới qua cửa lười biếng" (La Bruye)
+ "Lười biếng là mẹ đẻ của sự ăn cắp và đói rét" (V Huy-go)
Vậy lười biếng là một thói xấu Câu nói của Lỗ Tấn cũng nhằm phê phán thóilười biếng
Trang 19- Hãy xây dựng ước mơ, hoài bão và nhân cách của mình bằn sức lao động,bằng sự cần cù chăm chỉ.
- Có như vậy mới trở thành người tài đức, mới có cuộc sống ấm no hạnh phúc
- Đề tài bàn bạc gần gũi với đời sống, sát hợp với trình độ nhận thức của HS nhưtai nạn giao thông, hiện tượng môi trường bị ô nhiễm, những tiêu cực trong thi cử,nạn bạo hành trong gia đình, phong trào thanh niên tiếp sức mùa thi, cuộc vậnđộng giúp đỡ đồng bào hoạn nạn, những tấm gương người tốt việc tốt
b Các thao tác lập luận cơ bản
Các thao tác lập luận cơ bản thường được sử dụng trong kiểu bài này là giảithích, phân tích, chứng minh, so sánh, bác bỏ, bình luận
c Nội dung cơ bản
- Nêu rõ hiện tượng bàn luận và vấn đề đặt ra trong hiện tượng đời sống bàn luận
- Phân tích mặt đúng mặt sai, mặt tích cực, mặt tiêu cực, mặt lợi mặt hại …củahiện tượng đời sống
- Chỉ ra nguyên nhân và bày tỏ thái độ, ý kiến của người viết về hiện tượng xã hội
Trang 20d Dàn ý khái quát
* Mở bài
- Giới thiệu hiện tượng đời sống cần nghị luận
- Xác định vấn đề đặt ra cần nghị luận trong hiện tượng
* Thân bài
- Nêu thực trạng của hiện tượng
- Xác định nguyên nhân của thực trạng hiện tượng
- Đánh giá, phân tích mặt tốt - xấu, tích cực – tiêu cực, lợi – hại…của vấn đề
- Đề xuất giải pháp cho vấn đề: phát huy, khắc phục…
+ Phong trào mùa hè xanh, Qũy thắp sáng ước mơ…
+ Mái ấm tình thương, ngôi nhà tình nghĩa, ngôi nhà mơ ước…
- Hiện tượng xấu:
+ Ô nhiễm môi trường,tai nạn giao thông…
+ Bệnh thành tích; sự vô cảm…
Trang 21+ Bệnh quay cóp trong thi cử…
+ Tình trạng bạo lực học đường, nghiện game…
b.Về cấu trúc triển khai bài làm:
* Mở bài :
- Nêu rõ hiện tượng cần nghị luận
- Chỉ ra bản chất của hiện tượng đó
* Thân bài :
- Khái niệm và bản chất của hiện tượng ( Gỉai thích)
- Nêu thực trạng và nguyên nhân ( khách quan – chủ quan ) của hiệntượng.( Pt,c/ minh)
- Nêu tác dụng –ý nghĩa ( nếu là hiện tượng tốt); tác hại- hậu quả ( nếu là hiện tượng xấu)
- Gỉai pháp phát huy ( nếu là hiện tượng tốt); biện pháp khắc phục ( nếu hiện tượng xấu)
* Kết bài:
- Bày tỏ thái độ ý kiến về hiện tượng xã hội vừa nghị luận
- Rút ra bài học về nhận thức, hành động cho bản thân
- Vấn đề nghị luận về một tư tưởng đạo lý hay một hiện tượng đời sống?
- Cần sử dụng thao tác nào để nghị luận?
Rồi tự đi tìm câu trả lời để từ đó định hướng cho nội dung bài làm, cơ sở để tìm
ý và lập dàn ý
b Thực hành tìm ý và lập dàn ý
Đối với NLXH thì mỗi dạng bài, mỗi đề bài có một cách tiến hành tìm ý lập
Trang 22dàn ý, và làm như vậy mới đảm bảo được tính đa dạng và sáng tạo của thể loại,nhưng đối với HS YẾU nếu hướng dẫn các em làm vậy sẽ hoàn toàn thất bại.Bởi vì các em đa phần mất gốc, khả năng độc lập tư duy yếu, khả năng biệnchứng thấp, cho nên phải tạo cho các em những bộ khung mang tính định hình
để các em dựa và đó mà tiến hành tìm ý, nếu có nhu cầu, khả năng sáng tạo thìcũng sáng tạo trên cơ sở đó Vì vậy có ba cách tìm ý và lập dàn ý hữu dụng sau
*Cách 1: Tìm ý và lập dàn ý dựa vào dàn ý khái quát.
Đây là cách thông thường người viết hay làm nhất, nhưng sẽ thuận lợi cho những HS có khả năng tư duy và viết bài tốt, còn những HS yếu thì hơi khó sử dụng Người viết bám vào khung dàn ý khái quát và định ra một dàn ý
cụ thể, thậm chí còn có thể biến tấu trên khung này nếu năng lực tư duy tốt.
DÀN Ý KHÁI QUÁT
Mở bài
- Giới thiệu hiện tượng đời sống cần nghị luận
- Xác định vấn đề đặt ra cần nghị luận trong hiện tượng
Thân bài
- Nêu thực trạng của hiện tượng
- Xác định nguyên nhân của thực trạng hiện tượng
- Đánh giá, phân tích mặt tốt - xấu, tích cực – tiêu cực, lợi – hại…của vấn đề
- Đề xuất giải pháp cho vấn đề: phát huy, khắc phục…
Kết bài :
- Tóm tắt chốt lại vấn đề
- Rút ra bài học
- Nêu suy nghĩ và hướng hành động của bản thân đối với vân đề
*Cách 2: Tìm ý và lập dàn ý theo khung câu hỏi
KHUNG CÂU HỎI TÌM Ý VÀ LẬP DÀN Ý
Trang 23Mở bài
- Hiện tượng bàn luận là gì?
- Hiện tượng đặt ra vấn đề gì cần giải quyết?
Thân bài :
- Thực trạng của hiện tượng đang diễn ra như thế nào?
- Nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng và thực trạng đó ?
- Những hậu quả (tốt, xấu) từ hiện tượng là gì?
- Cần có thái độ, hành động như thế nào đối với hiện tượng?
Kết bài :
- Cần tóm tắt, chốt lại vấn đề như thế nào?
- Bài học chung rút ra từ hiện tượng là gì?
- Bản thân có cảm xúc suy nghĩ gì và cần phải làm thế nào trước hiện tượng?
* Cách 3: Tìm ý và lập dàn ý theo từ khóa
Đây là cách lập dàn ý khá thú vị, mỗi ý của một phần đều được định hình bằng một từ khóa gợi mở HS chỉ cần nhớ mấy từ khóa và lúc lập dàn ý chỉ dựa vào đó và tự tìm câu hỏi và trả lời để lập ý Cách này phù hợp với những HS trí nhớ kém hoặc lười học thuộc nhưng phải có tư duy biện chứng tốt:
HỆ THỐNG TỪ KHÓA TÌM Ý VÀ LẬP DÀN Ý
Đặt Từ khóa cho 3 phần theo kết cấu của bài văn, như sau :
Mở bài: Gợi -Đưa - Báo
+ Gợi : là Gợi ý ra vấn đề cần nghị luận;
+ Đưa : sau khi gợi thì Đưa vấn đề cần nghị luận ra;
+ Báo : là Báo phải làm gì về vấn đề đưa ra nghị luận ( có tính chuyển ý )
Thân bài : Thực - Nguyên - Hậu - Biện
+ Thực : nêu lên Thực trạng hiện tượng đời sống đưa ra nghị luận;
+ Nguyên nhân: là Nguyên nhân nào xảy ra hiện tượng đời sống đó (nguyên
nhân khách quan và chủ quan )
+ Hậu : là Hậu quả của hiện tượng đời sống mang lại, gồm có hậu quả tốt và
Trang 24hậu quả xấu;
+ Biện pháp : là Biện pháp tác động vào hiện tượng đời sống để ngăn chặn
(nếu gây ra hậu quả xấu) hoặc phát triển (nếu hậu quả tốt)
Kết bài : Tóm - Rút -Phấn
+ Tóm : Tóm tắt, khái quát lại vấn đề đã nghị luận
+ Rút : Rút ra ý nghĩa, bài học từ hiện tượng đời sống đã nghị luận
+ Phấn : Phấn đấu, bày tỏ thái độ của bản thân về hiện tượng đời sống đã
nghị luận;
1.4 Đề bài thực hành:
Đề bài 1: Anh (chị) hãy trình bày sự hiểu biết của mình về ôn dịch, thuốc lá,
từ đó đưa ra những biện pháp ngăn chặn.
* PT:
- Trong thuốc lá có chứa hơn 400 loại hoá chất, trong đó có hơn 200 loại gây hạicho sức khoẻ con người, các chất gây nghiện và gây độc như: ôxit cácbon, hắc ín,ni-cô-tin, nên khi hút khói thuốc sẽ gây hại cho:
+ Cá nhân người hút
+ Những người xung quanh
+ Gây ra các loại bệnh: ung thư phổi, ung thư vòm họng, tai biến mạch máu não,gây vô sinh cả nam và nữ Người mẹ mang thai mà hút thuốc lá hoặc hít phải khói
Trang 25thuốc lá thường xuyên thì đứa trẻ sinh ra có thể sẽ mắc các dị tật, đao hoặc nhiềubệnh khác.
+ Tỉ lệ tử vong do hút thuốc lá từ 30 đến 80% mỗi năm
- Thuốc lá không chỉ gây hại cho sức khoẻ con người mà còn ảnh hưởng đến kinh
tế, là nguyên nhân của nghèo đói và các tật xấu
+ Từ điếu thuốc lá dẫn thanh thiếu niên đến con đường rượu bia, trộm cắp, nghiệnhút
+ Trong gia đình, những người lớn hút thuốc không chỉ đầu độc con em mình màcòn nêu gương xấu, đẩy con em mình vào con đường phạm pháp
* CM: Tệ nạn hút thuôc lá hiện nay
- Tỉ lệ thanh niên hút thuốc lá ở các thành phố lớn ở nước ta nhiều gáp hai lần sovới các thành phố Âu - Mĩ
- Ở nông thôn, thuốc lá, thuốc lào là một vấn nạn
- Ở các trường học, học sinh, sinh viên vẫn hút thuốc quá nhiều
- Nguyên nhân là do nghe bạn, nể bạn; bắt chước ra vẻ làm người lớn; tò mò haygiải buồn; vô ý thức
* Bình luận: Giải pháp ngăn chặn.
- Ở các nước phát triển đã có nhiều chiến dịch chống thuốc lá:
+ Cấm hút thuốc lá ở tất cả những nơi công cộng, phạt nặng với những người viphạm
+ Cấm quản cáo thuốc lá trên truyền hình, báo chí
+ Phát tán tài liệu, khẩu hiệu chống thuốc lá cuối thế kỉ XX: Một châu Âu khôngcòn thuốc lá Tiến tới một thế kỉ XXI cả thế giới không còn thuốc lá Một số nước
đã có những loại kẹo hoặc thuốc lá giả giúp cho những người cai nghiện
- Ở Việt Nam:
+ Mặc dù đã có những khuyến cáo về tác hại của thuốc lá, đã đưa tài liệu vàotrường học và trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên vỏ bao thuốc lánhưng vẫn chưa đủ sức ngăn chặn
Trang 26+ Cần phải có chế tài phạt nặng đối với những người vi phạm.
+ Mọi người hãy nói “không” với thuốc lá
3 Kết bài: Nêu ý thức của bản thân và trách nhiệm trước ôn dịch thuốc lá.
Đề 2: Suy nghĩ của anh (chị) về hiện tượng “nghiện” internet và game trong giới trẻ hiện nay.
1 Mở bài:
- Khoa học công nghệ thông tin ở thế kỉ XXI đã và đang phát triển như vũ bão đểđạt tới đỉnh cao văn minh nhân loại
- Mạng internet và game là sản phẩm trí tuệ của con người Con người sinh ra nó
để phục vụ chính con người, mang lại lợi ích thông tin cho con người và chính nócũng đầu độc con người : đó là hiện tượng nghiện internet và game trong giới trẻhiện nay
2 Thân bài:
* Tác dụng của internet và game đối với đời sống con người.
- Internet và game là sản phẩm trí tuệ của con người, nó kết nối thông tin, cungcấp mọi thông tin, tri thức cho tất cả những ai cần một cách thuận tiện, nhanhchóng
- Mạng giúp con người hiểu biết kho tri thức đồ sộ của nhân loại mà không tốnnhiều công sức, thời gian để tra cứu trong thư viện; hoặc ngồi một chỗ vẫn có thểchỉ đạo, làm việc với nhiều người ở nhiều không gian khác nhau
- Mạng internet không chỉ đem lại nguồn lợi phong phú mà còn giúp con người cónhững phút giây thư giãn đó là game
+ Đối với thế giới, game không chỉ là trò chơi giải trí đơn thuần mà nó còn trởthành một ngành thể thao giải trí chuyên nghiệp, có tổ chức, có thi đấu và giảithưởng quốc gia cũng như quốc tế
+ Ở Việt Nam, từ năm 2002 trở lại đây cũng có đội tuyển quốc gia đi thi đấu vàđang cố gắng trở thành những game thủ chuyên nghiệp của Việt Nam
Trang 27* Tác hại:
- Mạng internet cung cấp cho con người đủ loại thông tin, cả tích cực lẫn tiêu cực
Sự tiêu cực đó chỉ xảy ra với những ai nhìn sai lệch về mạng và những ngườikhông ý thức được bản thân mình đẫn đến những hành động xấu, tiêu cực:
+ Chết vì những hình ảnh, câu chuyện, những thần tượng ảo trên mạng
+ Bị lừa đảo bởi những cuộc tình ảo không có thực
+ Mê muội với những trang web đen dẫn đến những hành vi đồi bại, làm nhữngđiều bạo ngược
+ Mê muội quên ăn, quên ngủ dãn đến cận thị, suy kiệt sức khoẻ
- Game là thứ hấp dẫn với tuổi trẻ, khi quá say mê sẽ dẫn tới:
+ Nghiện nên khó cai, bỏ mặc trách nhiệm, nghĩa vụ của bản thân đối với cuộcsống như học hành, lao động, làm việc , cá biệt có trường hợp quá ham mê màgục bên máy
+ Khi nghiện mà không có tiền để chơi sinh ra trộm cắp, giết người, trở thành conngười lười biếng, sống thiếu bản lĩnh, thiếu lí tưởng, dựa dẫm,
+ Không loại trừ xảy ra bạo lực học đường cũng từ trái tim khô khốc của nhữnggame thủ chơi những trò mang tính bạo lực
III PHẦN 3: NGHỊ LUẬN VĂN HỌC:
1 Cách làm bài Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ
1.1 Yêu cầu
- Đọc kĩ bài thơ, đoạn thơ, nắm rõ các thông tin: Hoàn cảnh, vị trí, xuất xứ,mục đích sáng tác bài thơ, đoạn thơ
Trang 28- Bài thơ, đoạn thơ có dấu hiệu gì đặc biệt về hình ảnh, từ ngữ, biện pháp tutừ…thể hiện đặc điểm phong cách nghệ thuật của tác giả như thế nào?
- Bài thơ, đoạn thơ thể hiện tư tưởng, tình cảm của tác giả ra sao?
1.2 Dàn bài
a Mở bài
- Giới thiệu ngắn gọn về tác giả, tác phẩm
- Ấn tượng khái quát về nội dung và nghệ thuật đặc sắc của bài thơ, đoạn thơ (Nếu
là đoạn thơ phải nêu rõ xuất xứ, vị trí)
- Trích dẫn thơ
b Thân bài
- Khái quát nội dung, cảm xúc chủ đạo của bài thơ, đoạn thơ
- Nghị luận về những giá trị nội dung
+ Bài thơ, đoạn thơ thể hiện nội dung gì?
+ Bài thơ, đoạn thơ có mấy nội dung? Chia tách để tìm hiểu ra sao?
+ Nói như thế là để thể hiện thái độ, tư tưởng, tình cảm gì của tác giả?
- Nghị luận về những giá trị nghệ thuật:
+ Hình ảnh, từ ngữ
+ Các biện pháp tu từ: Câu hỏi tu từ, ẩn dụ, điệp ngữ…
+ Thể thơ, ngắt nhịp, cấu tứ, nhạc điệu…
- Đánh giá chung về bài thơ, đoạn thơ: Tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật củanhà thơ như thế nào, tạo ấn tượng khó phai trong lòng người đọc ra sao…
Chú ý:
- Phải viết thành một số đoạn văn
- Nên từ nghệ thuật chỉ ra biểu hiện nội dung, nên trình bày theo cách diễn dịch:nêu luận điểm, trích dẫn dẫn chứng rồi phân tích
- Khi trích dẫn cần chú ý cách trình bày các thể thơ: lục bát, tự do…
- Chú ý phân chia bố cục bài thơ, đoạn thơ để nghị luận: theo đoạn hoặc theo ý
c Kết bài
Trang 29- Đánh giá về giá trị của bài thơ, đoạn thơ: Mang giá trị nhân văn, nhân đạo haytình yêu quê hương, đất nước…tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật gì của tác giả
- Đánh giá đóng góp của bài thơ, đoạn thơ: về đề tài, hình tượng, cảm hứng… làmphong phú hơn cho nền văn học đân tộc như thế nào…
- Bài thơ, đoạn thơ có ý nghĩa giáo dục gì cho hôm nay và mai sau
Chú ý: Về hình thức: Đảm bảo hình thức một đoạn văn
- Tây Tiến (1948) là bài thơ đặc sắc viết ở Phù Lưu Chanh Với bút pháp lãng
mạn, trên nền nỗi nhớ, tác giả tái hiện hình ảnh thiên nhiên, những chặng đườnghành quân vất vả và đặc biệt là hình ảnh người chiến sĩ Tây Tiến gian khổ ,đauthương nhưng hào hùng, lãng mạng
- Đoạn trích là đoạn thứ ba của bài thơ, khắc họa hình tượng người chiến sĩ TâyTiến bằng cảm xúc lãng mạn và tình cảm bi tráng của tác giả
2.Thân bài
a Cặp câu thứ nhất:
-Chân dung đoàn binh Tây Tiến được dựng tả bằng nét bútvừa hiện thực, gân guốc vừa lãng mạn, hào hùng Biện pháp nghệthuật tương phản giữa ngoại hình gầy gò, tiều tụy với sức mạnhtinh thần đã gây ấn tượng mạnh về vẻ đẹp khác thường của đoànbinh Tây Tiến
Trang 30b Cặp câu thứ hai:
- Sự biểu hiện chân thực đời sống tâm hồn mộng mơ của chàng
trai Tây Tiến chứ không phải cái “mộng rớt”, “buồn rớt” như một
thời nhiều người phê phán
c Cặp câu thứ ba:
-Sự kết hợp hài hòa giữa bi (câu trước) và tráng (câu sau) đểthành khúc ca bi tráng về lí tưởng người lính Tây Tiến Tinh thầnlãng mạn hào hùng, ý nguyện xã thân thanh thản và cao cả của
một thế hệ qua các chữ “chẳng tiếc đời xanh”.
d Cặp câu thứ tư:
-Ca ngợi sự hi sinh bi tráng của người đồng đội Tây Tiến Hình
ảnh “áo bào thay chiếu” tăng thêm không khí cổ điển trang trọng Từ “về đất” ca ngợi sự hi sinh thanh thản, vô tư Khúc
“độc hành” của dòng sông Mã đang gầm lên như dội vào nỗi xót
đau, như tô đậm vẻ lẫm liệt cao cả của người lính Tây Tiến Đoạnthơ khép lại bằng một âm thanh bi tráng Âm hưởng thơ như cònngân dài, vang xa mãi
3 Kết bài
-Đoạn thơ dựng nên bức tượng đài về đoàn binh Tây Tiến với những vẻ đẹp phong phú Nó là kết quả của một tình cảm mến yêu, cảm phục sâu sắc, của một ngòi bút thi sĩ tài hoa
- Bút pháp hiện thực kết hợp với cảm hừng lãng mạn Cách mạng tạo nên một
khúc quân hành, một khúc độc hành oai hùng, đặc sắc Tác giả không né tránhhiện thực nhưng khi ông nhìn thẳng vào sự thật, câu thơ vẫn toát lên vẻ khỏekhoắn, lạc quan, người lính có ốm nhưng không yếu, có bi nhưng không lụy Từ
đó, khắc họa được nét đẹp vừa bi tráng vừa lãng mạn, hào hoa của người línhTâyTiến
- Có thể nói, đây là đoạn thơ đặc sắc nhất của một bài thơ đặc sắc Đoạn thơ
Trang 31giúp cho chúng ta hiểu thêm về một thời gian khổ mà vinh quang, hiểu thêm về ý
chí, sự hi sinh cao cả và cả tâm hồn lãng mạn của những chàng trai “quyết tử cho
tổ quốc quyết sinh”
Đề 2 Cảm nhận đoạn thơ sau trong bài Việt Bắc của Tố Hữu:
“ Ta về, mình có nhớ ta
Ta về, ta nhớ những hoa cùng người.
( … ) Rừng thu trăng rọi hoà bình Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung”.
1 Mở bài:
- Việt Bắc , khúc ca trữ tình nồng nàn, đắm say về những lẽ sống lớn, ân tình lớn
của con người cách mạng
- Nỗi nhớ hướng về cảnh và người ở quê hương Việt Bắc là một nội dung nổi
bật của bài thơ, được thể hiện hết sức xuất sắc trong đoạn thơ trên
2 Thân bài:
a Hai dòng đầu của đoạn thơ vừa giới thiệu chủ đề của đoạn, vừa có tính chất
như một sự đưa đẩy để nối các phần của bài thơ lại với nhau Người ra đi đã nóirõ:
Ta về, ta nhớ những hoa cùng người.
Trong nỗi nhớ của người đi, cảnh vật lẫn con người Việt Bắc hòa quyện vớinhau thành một thể thống nhất
b Trong tám dòng thơ tiếp theo, tác giả tạo dựng một bộ tranh tứ bình về Việt
Bắc theo chủ đề Xuân – Hạ – Thu – Đông Ngòi bút tạo hình của nhà thơ đã đạttới trình độ cổ điển Bút pháp miêu tả nhất quán: câu lục để nói cảnh, còn câu bátdành để “vẽ” người
- Cảnh mùa đông Màu hoa chuối đỏ tươi đã làm trẻ lại màu xanh trầm tịch của
rừng già Sự đối chọi hai màu xanh – đỏ ở đây rất đắt Hình ảnh con người đượcnói tới sau đó chính là điểm sáng di động của bức tranh Tác giả thật khéo gài con
Trang 32dao ở thắt lưng người đi trên đèo cao khiến hình ảnh đó trở nên nổi bật.
- Cảnh mùa xuân bằng gam màu trắng Xuân về,rừng hoa mơ bừng nở Màu
trắng tinh khiết của nó làm choáng ngợp lòng người Âm điệu hai chữ “trắng rừng” diễn tả rất đạt sức xuân nơi núi rừng và cảm giác ngây ngất trong lòng
người ngắm cảnh Người đan nón có dáng vẻ khoan thai rất hòa hợp với bối cảnh
Từ “chuốt” vừa mang tính chất của động từ vừa mang tính chất của tình tứ.
-Cảnh mùa hè Gam màu vàng được sử dụng đắt địa Đó là “màu” của tiếng ve
quyện hòa với màu vàng của rừng phách thay lá Do cách diễn đạt tài tình củarừng phách, ta có cảm tưởng tiếng ve đã gọi dậy sắc vàng của rừng phách và
ngược lại sắc vàng này như đã thị giác hóa tiếng ve Hình ảnh “cô gái hái măng một mình” xuất hiện đã cân bằng lại nét tả đầy sức gợi ở trên Nó có khả năng khơi
dậy trong ta những xúc cảm ngọt ngào…
- Cảnh mùa thu với ánh trăng dịu mát, êm đềm Trên nền bối cảnh ấy, “tiếng hát
ân tình thủy chung” ai đó cất lên nghe thật ấm lòng Đây là tiếng hát của ngày qua
hay tiếng hát của thời điểm hiện tại đang ngân nga trong lòng người sắp phải giã
từ Việt Bắc?
3 Kết bài: Đoạn thơ có vẻ đẹp lộng lẫy đã được viết bằng một ngòi bút điêu
luyện Đọc nó, ấn tượng sâu sắc còn lại là nghĩa tình đối với “quê hương cách mạng dựng nên cộng hòa”….
Đề bài 3: Phân tích đoạn thơ sau đây trong đoạn trích “Đất Nước” của
Nguyễn Khoa Điềm :
“ Trong anh và em hôm nay, ………
Làm nên Đất Nước muôn đời”
1/ Mở bài:
- Nguyễn Khoa Điềm (1943) thuộc thế hệ nhà thơ chống Mỹ cứu nước Đất nước,nhân dân, cách mạng luôn là nguồn cảm hứng phong phú của thơ ông
Trang 33- “Đất nước”là một đọan trích thuộc chương V trong bản trường ca “Mặt đườngkhát vọng” của Nguyễn Khoa Điềm, sáng tác năm 1971, tại chiến trường Bình TrịThiên.
- Đọan thơ sau đây là những lời nhắn nhủ tâm tình về sự gắn bó và trách nhiệmcủa mỗi người với đất nước :
“ Trong anh và em hôm nay, Đều có một phần Đất Nước ………
Làm nên Đất Nước muôn đời”
2/ Thân bài :
- Thật vậy, sau những cảm nhận mới mẻ và sâu sắc của nhà thơ về đất nước
qua những phương diện không gian- địa lý,thời gian- lịch sử,phong tục- văn hóa
…, Nguyễn Khoa Điềm đã đi đến khẳng định :
“ Trong anh và em hôm nay, Đều có một phần Đất Nước”
Đây là một sự thực mà mỗi người Việt Nam ai cũng đều cảm thấy Đất nước
đã hóa thân vào mỗi con người, bởi chúng ta đều là con Rồng, cháu Tiên, đều
sinh ra và lớn lên trên đất nước này Mỗi người Việt Nam đều đã và đang thừa
hưởng những giá trị vật chất, tinh thần của đất nước thành máu thịt, tâm hồn, nếp cảm,nếp nghĩ và cách sống của mình.
- Từ việc khẳng định: đất nước hóa thân và kết tinh trong cuộc sống của mỗi người,nhà thơ tiếp tục nói về mối quan hệ gắn bó sâu sắc của mỗi người với đất
nước bằng những dòng thơ giàu chất chính luận :
“Khi hai đứa cầm tay Đất Nước trong chúng ta hài hòa nồng thắm
Khi chúng ta cầm tay mọi người
Đất Nước vẹn tròn, to lớn”.
- Với những cảm nhận tinh tế, mới mẻ về sự hòa quyện giữa cái riêng và cái