Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 25 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
25
Dung lượng
3,27 MB
Nội dung
SKKN: Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỨC PHỔ TRƯỜNG TIỂU HỌC SỐ 3 PHỔ THẠNH SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC Lĩnh vực: Lĩnh vực khác Tên tác giả: Trần Thị Thiểu Chức vụ: Giáo viên Tiểu học Năm học 2014 - 2015 SKKN: Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học MỤC LỤC TT NỘI DUNG TRANG 1 PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 - 2 2 PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1. KĨ NĂNG SỐNG LÀ GÌ? 1.2. ĐẶC ĐIỂM TÂM LÍ CỦA TRẺ CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN THỰC TRẠNG NGUYÊN NHÂN CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP THỰC HIỆN 3.1. BÁM SÁT NỘI DUNG GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH 3.2.THỰC HIỆN TỐT CÁC NGUYÊN TẮC GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH 3.3. PHÁT HUY VAI TRÒ, TÁC DỤNG VÀ HIỆU QUẢ CỦA HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH 3.4. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG 3.5 . VÍ DỤ MINH HỌA CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 5: TIỂU KẾT 3 -4 4 4- 5 6 – 7 7 - 8 9 10 11 12 13 - 17 18 – 19 20 3 PHẦN 3: KẾT LUẬN 21 - 22 PHẦN I: SKKN: Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học ĐẶT VẤN ĐỀ Trong thời đại công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước hiện nay, việc đào tạo thế hệ trẻ trở thành những người lao động có ích cho xã hội là việc làm cấp bách và cần thiết, đòi hỏi sự dày công của người giáo viên, bởi yêu cầu ngày càng cao của xã hội. Bản thân là một giáo viên Tiểu học có nhiều năm công tác và giảng dạy khối lớp 5 tại trường Tiểu học số 3 Phổ Thạnh với nhiều bức xúc trước học sinh chưa có kinh nghiệm kỹ năng sống. Do đó, đòi hỏi người giáo viên phải có trình độ, có năng lực phẩm chất đạo đức tốt, tâm huyết với nghề, yêu thương tận tụy với học sinh, bởi giáo viên đóng vai trò quan trọng vì mọi kiến thức, hành vi , phẩm chất và năng lực được hình thành ở nhà trường, đặc biệt là cấp Tiểu học. Hơn nữa giáo viên Tiểu học là người trực tiếp giảng dạy và giáo dục các em học sinh, ngoài việc cung cấp kiến thức, văn hoá còn dạy các học sinh tự giải quyết được một số vấn đề thiết thực trong cuộc sống hằng ngày như: tự chăm sóc sức khỏe, bảo vệ môi trường và phòng chống các tệ nạn xã hội,…để các em chủ động, tự tin không phụ thuộc hoàn toàn vào người lớn mà vẫn có thể tự bảo vệ mình. Chính vì vậy, người giáo viên ngoài việc trang bị cho học sinh vốn kiến thức cơ bản trong học tập, lao động còn phải giáo dục học sinh có kỹ năng sống đó là: Học để biết, Học để làm, Học để tự khẳng định mình và Học để cùng nhau chung sống. Năm học 2014-2015 là năm học tiếp tục thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là một trong những nội dung của phong trào. Vì thế, nhà trường cần chú trọng hơn đến nội dung “Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh”. SKKN: Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học Để thực hiện tốt giáo dục kĩ năng sống cho học sinh, nhiệm vụ đầu tiên của giáo viên là nghiên cứu và nắm vững đặc điểm tâm sinh lí của học sinh, xây dựng mục tiêu, phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục phù hợp vào hoàn cảnh, điều kiện dạy học cụ thể của lớp, của trường và vận dụng một cách linh hoạt sáng tạo với nhu cầu, trình độ của học sinh. Với những kinh nghiệm tôi rút ra từ thực tiễn sẽ góp phần xây dựng thế hệ học sinh năng động, thân thiện, phát triển toàn diện trong nhà trường.Vì vậy tôi đã chọn sáng kiến kinh nghiệm “ Một số biện pháp giáo dục Kĩ năng sống cho học sinh Tiểu học” SKKN: Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN Phương pháp giáo dục Phổ thông đang đổi mới theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, phù hợp với đặc điểm từng lớp học, tăng cường khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh. Nội dung giáo dục kĩ năng sống đã được tích hợp trong một số môn học và hoạt động giáo dục. Việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Tiểu học còn thông qua nhiều chương trình, dự án như: Giáo bảo vệ môi trường, giáo dục phòng chống HIV/AIDS, giáo dục phòng chống ma túy, giáo dục phòng chống tai nạn thương tích. Đặc biệt, rèn kĩ năng sống cho học sinh được xác định là một trong những nội dung cơ bản của phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” do Bộ Giáo dục và đào tạo chỉ đạo. Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong nhà trường là: - Trang bị cho học sinh những kiến thức, giá trị, thái độ và kĩ năng phù hợp, hình thành cho học sinh những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực; loại bỏ những hành vi, thói quen tiêu cực trong các mối quan hệ, các tình huống và các hoạt động hằng ngày. - Tạo cơ hội thuận lợi để học sinh thực hiện tốt quyền, bổn phận của mình và phát triển hài hòa về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức. SKKN: Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học - Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là giáo dục cho các em có cách sống tích cực, xây dựng cho các em các hành vi theo hướng tích cực phù hợp với mục tiêu phát triển toàn diện nhân cách người học. 1.1. KỸ NĂNG SỐNG LÀ GÌ? Có nhiều quan niệm khác nhau về kỹ năng sống: - Theo tổ chức Y tế Thế giới (WHO), kỹ năng sống là khả năng để có hành vi thích ứng và tích cực , giúp các cá nhân có thể ứng xử hiệu quả trước nhu cầu và thác thức của cuộc sống hằng ngày. - Theo UNICEFF, Kỹ năng sống là cách tiếp cận giúp thay đổi hoặc hình thành hành vi mới. Các tiếp cận này có sự cân bằng về tiếp thu kiến thức, hình thành thái độ và kĩ năng. - Theo tổ chức văn hóa, khoa học và giáo dục Liên hợp quốc (UNESCO), kỹ năng sống gắn với 4 trụ cột của giáo dục, đó là: Học để biết: gồm các kỹ năng tư duy như: tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, ra quyết định, giải quyết vấn đề, nhận thức được hậu quả của việc làm…; Học làm người: gồm các kỹ năng cá nhân như ứng phó với căng thẳng, kiểm soát cảm xúc, tự nhận thức, tự tin…; Học để chung sống: gồm các kỹ năng như giao tiếp, thương lượng, tự khẳng định, hợp tác, làm việc theo nhóm, thể hiện sự cảm thông Học để làm: gồm kỹ năng thực hiện công việc và nhiệm vụ như: kỹ năng đặt mục tiêu, đảm nhận trách nhiệm ; Tóm lại kỹ năng sống rất cần thiết cho cuộc sống hàng ngày của con người để cá nhân tự lực trong cuộc sống, học tập và làm việc hiệu quả. 1.2. ĐẶC ĐIỂM TÂM SINH LÝ CỦA TRẺ - Trong thực tế cuộc sống cho thấy những trẻ có thể lực yếu thường hay ỷ lại, phụ thuộc nhiều vào những người thân trong gia đình những việc làm tự phục vụ mà lẽ ra chính trẻ phải tự làm như : rửa chân tay, mặc quần áo, SKKN: Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học - Hệ thần kinh của trẻ tiểu học đang trong thời kì phát triển mạnh, đến 9, 10 tuổi hệ thần kinh của trẻ căn bản được hoàn thiện và bộ óc của các em đang phát triển đi dần đến hoàn thiện nên các em dễ bị kích thích. Thầy cô giáo và cha mẹ, người thân của các em cần chú ý để giúp trẻ hình thành tính tự chủ, lòng kiên trì, sự kìm hãm của bản thân trước những kích thích của hoàn cảnh xung quanh, biết giữ gìn trật tự nơi công cộng và trong lớp học. Người lớn không được mắng, doạ dẫm, đe nạt các em, vì làm như thế không những bị tổn thương đến tình cảm mà còn gây tác hại đến sự phát triển thần kinh và bộ óc của các em. - Việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học cũng được bắt đầu ngay từ những buổi đầu các em đến trường. Nếu không chuẩn bị chu đáo về mặt tâm lí cho trẻ trước khi đi học sẽ dẫn đến những tình huống như: đòi theo bố mẹ về nhà, không dám nói chuyện với bạn bè, không dám chào hỏi thầy cô, không dám xin phép cô khi ra vào lớp, - Học sinh tiểu học thích bắt chước hành vi, cử chỉ, lời nói, của các nhân vật trong phim, của các thầy cô giáo, của những người thân trong gia đình. tính bắt chước là con dao “hai lưỡi”, vì trẻ em bắt chước cái tốt cũng nhiều, cái xấu cũng nhiều. Chính vì vậy những tính cách hành vi của những người xung quanh là môi trường ảnh hưởng trực tiếp đến tính cách, hành vi, ứng xử của trẻ. Các mối quan hệ của trẻ em là: Trẻ em – Gia đình; Trẻ em - Đồ vật; Trẻ em – Nhà trường; Trẻ em – Xã hội. Ở tiểu học, uy tín của người thầy giáo, cô giáo các quan điểm, niềm tin, toàn bộ những hành vi cử chỉ của thầy, cô thường là những mẫu mực cho hành vi của học sinh. Các em thường tin tưởng tuyệt đối ở nơi thầy, cô giáo nên chúng thường bắt chước những cử chỉ tác phong của thầy, cô giáo mình. Ở trường các em còn được tiếp xúc với bạn bè, với tập thể nhóm bạn, tổ, lớp; những hoạt động tập thể cũng ảnh hưởng không ít đến việc hình thành, phát triển nhân cách và giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. SKKN: Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN 2.1. THỰC TRẠNG Thực trạng ở trường Tiểu học số 3 Phổ Thạnh, một số học sinh còn thiếu kỹ năng sống như: thiếu tính tự lập; chưa tự giác, thiếu tự tin trước tập thể, chưa biết cách ứng xử phù hợp. Kỹ năng giao tiếp hạn chế, nói trỗng với người lớn, thầy cô, gọi bạn bằng mày, tao …vv. Để giúp học sinh có kỹ năng sống tốt, tôi đã tiến hành khảo sát thực tế một số kỹ năng của các lớp như sau: • Khảo sát HS lớp 1 A1 phân hiệu trung tâm đầu năm học 2013 - 2014: • Nội dung khảo sát: Tự mặc quần áo. Tự giác ngồi học bài TSHS Tự mặc quần áo Tự giác ngồi học bài Tự mình mặc quần áo Cần người lớn giúp mặc quần áo Tự giác không cần nhắc nhở Chưa tự giác, bố mẹ phải nhắc nhở nhiều SL % SL % SL % SL % 24 14 58,3 10 41,7 10 41,7 14 58,3 • Khảo sát lớp 2A 2 phân hiệu trung tâm đầu năm học 2013 - 2014: • Nội dung khảo sát: Thảo luận nhóm . Khảo sát qua quan sát HS thực hành thảo luận nhóm trong một số tiết Đạo đức. SKKN: Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học TSHS Thực hành thảo luận nhóm Biết cách lắng nghe, hợp tác Chưa biết cách lắng nghe, hay tách ra khỏi nhóm SL % SL % 25 14 56,0 11 44,0 * Khảo sát lớp 5/3 phân hiệu trung tâm đầu năm học 2013 - 2014: * Nội dung khảo sát: ứng xử với bạn khi chơi các trò chơi dân gian tập thể. Khảo sát qua quan sát thực tế, kết hợp với giáo viên chủ nhiệm và tổng phụ trách đội đánh giá HS: TSHS Ứng xử tình huống trong chơi trò chơi tập thể Biết cách ứng xử hài hoà khá phù hợp Hay cãi nhau, xô đẩy bạn khi chơi SL % SL % 30 22 73,3 8 26,7 Từ thực trạng trên, qua nhiều năm giảng dạy tại trường Tiểu học số 3 Phổ Thạnh tôi tìm ra một số nguyên nhân dẫn đến các em học sinh chưa có kỹ năng sống tốt là: 2.2. NGUYÊN NHÂN 2.2.1.Về phía giáo viên: - Một số giáo viên chưa thực sự quan tâm đến việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, mà chỉ chú trọng truyền thụ kiến thức ở sách giáo khoa nên chưa chịu khó tìm tòi các hình thức và phương pháp tổ chức cho các hoạt động này nên làm mất sự hứng thú của học sinh. 2.2.2. Về phía học sinh: - Học sinh học tập thụ động, chủ yếu chỉ nghe và làm theo thầy cô giáo, chưa có tính sáng tạo, tính tự giác chưa cao, lười hoạt động. - Học sinh chỉ có học kiến thức, khả năng ứng phó với các tình huống trong cuộc sống kém, thiếu sự tự tin trước đông người. SKKN: Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học - Kỹ năng giao tiếp hạn chế, nói trỗng với người lớn, thầy cô, gọi bạn bằng mày, tao,… 2.2.3. Về phía phụ huynh: Đa số phụ huynh cho rằng con em mình chỉ cần học giỏi kiến thức, chỉ khuyến khích con em tìm kiến thức mà quên hướng dẫn cho con em mình làm tốt hoạt động đoàn thể, hoạt động xã hội và cách ứng xử trong gia đình. Một số gia đình phụ huynh giao tiếp trong gia đình còn nhiều hạn chế, xưng hô chưa chuẩn mực nên các em bắt chước và xưng hô thiếu thiện cảm. Ngoài ra do ảnh hưởng của môi trường sống, các em bắt chước nói tục, chưởi thề. 2.2.4. Về phía nhà trường Trường Tiểu học số 3 Phổ Thạnh là một trường thuộc vùng ven biển, điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, trình độ dân trí của người dân chưa cao so với các xã ở thị trấn của huyện. Phần lớn người dân làm nghề đánh cá nên thường nói tục, chưởi thề do đó ảnh hưởng đến giáo dục của nhà trường. Vì thế trong hoạt động chuyên môn dạy và học, Nhà trường thường xuyên nghiên cứu, cải tiến nâng cao chất lượng giảng dạy theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh, không ngừng đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với nội dung chương trình. Và đặc biệt chú trọng đến việc "Giáo dục kỹ năng sống" cho học sinh. CHƯƠNG 3 BIỆN PHÁP THỰC HIỆN [...]... thách thức trong cuộc sống SKKN: Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua các hoạt động, để học sinh tự cảm nhận, đánh giá, nhận xét qua các hành vi và từ đó hình thành các kỹ năng; thực hiện sự phối hợp trong và ngoài nhà trường làm tốt công tác xã hội hoá trong việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Giáo dục kỹ năng sống còn tạo mối quan... tục nghiên cứu và tìm thêm nhiều biện pháp giáo dục kỹ năng sống để các năm học 2014 – 2015 và các năm học tiếp theo giáo dục kỹ năng sống cho HS đạt nhiều kết quả tốt hơn CHƯƠNG 5 TIỂU KẾT Từ thực tiễn tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở trường Tiểu học số 3 Phổ Thạnh Giáo dục kỹ năng sống trong trường học góp phần rèn luyện, hình thành cho học sinh sống có trách nhiệm hơn và biết.. .SKKN: Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học Giáo dục kỹ năng sống là điều cần thiết cho mọi người, mọi lứa tuổi Đặc biệt là đối với lứa tuổi học sinh Tiểu học Giáo dục kỹ năng sống là việc cần được tiến hành thường xuyên, liên tục, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi, hoàn cảnh, hoạt động của từng loại đối tượng cụ thể Để giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học. .. KẾT LUẬN " Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học" là một việc làm vô cùng cần thiết giúp cho các em say mê, hứng thú trong học tập, các em thấy mình mạnh dạn hơn trong giao tiếp, tự tin hơn trong việc thể hiện những năng lực của bản thân Kinh nghiệm giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học mà tôi đã đúc kết SKKN: Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học được từ thực tiễn... Giáo dục học sinh có ý thức xây dựng trường lớp “Xanh – Sạch – Đẹp” thường xuyên chăm sóc cây xanh trong trường học SKKN: Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học Giáo viên chủ nhiệm cùng học sinh chăm sóc cây xanh - Học sinh tiểu học thường hay bắt chước người lớn và rất tin tưởng ở các thầy giáo, cô giáo Vì vậy, mỗi giáo viên cũng phải luôn thường xuyên tự rèn kỹ năng sống, luôn... của tập thể lớp và của cá nhân học sinh, tạo cơ hội cho học sinh trải nghiệm tri thức, thái độ, quan điểm SKKN: Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học và hành vi ứng xử của mình trong môi trường an toàn, thân thiện có định hướng giáo dục Rèn luyện cho học sinh các kỹ năng cơ bản phù hợp với lứa tuổi như : kỹ năng giao tiếp ứng xử có văn hoá; kỹ năng tổ chức quản lý và tham gia... thành kỹ năng sống nói chung và kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng ra quyết định, kỹ năng tự nhận thức về bản thân, kỹ năng ứng phó với cảm xúc 3.2 THỰC HIỆN TỐT CÁC NGUYÊN TẮC GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG Kỹ năng sống là tất cả những điều cần thiết chúng ta phải biết để có được khả năng thích ứng với những thay đổi diễn ra hằng ngày trong cuộc sống Vì thế GV cần nắm rõ 5 nguyên tắc về giáo dục kĩ năng sống. .. Vì thế, cần phối hợp với phụ huynh, gia đình học sinh để tìm hiểu về hoàn cảnh sống, nắm bắt kịp thời đặc điểm tâm sinh lí của học sinh để giúp học sinh hiểu được : Giao tiếp trong gia đình là “ Trên kính - dưới nhường ”, học sinh cần : SKKN: Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học + Lễ phép, kính trọng ông bà, cha mẹ + Vâng lời, giúp đỡ bố mẹ ; nhường nhịn em nhỏ + Biết ứng... các biện pháp sau: 3.1 BÁM SÁT NỘI DUNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH Nội dung giáo dục kỹ năng sống ở Tiểu học hết sức đơn giản, gần gũi với trẻ em, là những kiến thức tối thiểu để các em có thể tự lập Và mục đích quan trọng nhất là giúp các em tự tin hơn, tự lập hơn trong cuộc sống Vì vậy khi tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh cần: - Bám sát vào nội dung của giáo dục kỹ năng. .. SKKN: Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học Sáng kiến kinh nghiệm chắc có lẽ còn có nhiều thiếu sót Tôi mong rằng Thầy cô sẽ có nhiều ý kiến đóng góp để chúng ta cùng nhau hoàn thiện một cách cụ thể các biện pháp Giáo dục kỹ năng sống trong trường Tiểu học, nhằm xây dựng nhà trường thành môi trường giáo dục thân thiện tích cực, gíúp các em phát triển toàn diện và trở thành một . SKKN: Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỨC PHỔ TRƯỜNG TIỂU HỌC SỐ 3 PHỔ THẠNH SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG. việc "Giáo dục kỹ năng sống& quot; cho học sinh. CHƯƠNG 3 BIỆN PHÁP THỰC HIỆN SKKN: Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học Giáo dục kỹ năng sống là điều cần thiết. đã chọn sáng kiến kinh nghiệm “ Một số biện pháp giáo dục Kĩ năng sống cho học sinh Tiểu học SKKN: Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG