Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: công tác kế toán quản trị chi phí tại công ty TNHH một thành viên Cảng Quy Nhơn như xây dựng định mức tiêu hao nguyên vật liệu, l
Trang 1ĐINH MAI THẢO
KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ
TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN
CẢNG QUY NHƠN
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
Đà Nẵng – Năm 2013
Trang 2ĐINH MAI THẢO
KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ
TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN
CẢNG QUY NHƠN
Chuyên ngành: Kế toán
Mã số: 60.34.30
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS TRƯƠNG BÁ THANH
Đà Nẵng – Năm 2013
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng đươc công bố trong bất kỳ công trình nào khác
Tác giả luận văn
Đinh Mai Thảo
Trang 41 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
4 Phương pháp nghiên cứu 2
5 Bố cục đề tài 3
6 Tổng quan tài liệu nghiên cứu 3
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TRONG DOANH NGHIỆP 7
1.1 TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ 7
1.1.1 Khái niệm, bản chất của kế toán quản trị chi phí 7
1.1.2 Vai trò của kế toán quản trị chi phí 8
1.2 ĐẶC ĐIỂM CỦA CHI PHÍ VÀ PHÂN LOẠI CHI PHÍ TRONG DOANH NGHIỆP 9
1.2.1 Khái niệm và đặc điểm chi phí 9
1.2.2 Phân loại chi phí trong doanh nghiệp sản xuất 10
1.3 NỘI DUNG CỦA KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TRONG DOANH NGHIỆP 17
1.3.1 Dự toán chi phí sản xuất 17
1.3.2 Tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 19
1.3.3 Dự toán chi phí quản lý doanh nghiệp 20
1.3.4 Kiểm soát chi phí 20
1.3.5 Phân tích thông tin kế toán quản trị cho việc ra quyết định 26
1.3.6 Tổ chức mô hình kế toán quản trị chi phí 28
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 29
Trang 5CHI PHÍ Ở CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN CẢNG QUY
NHƠN 30
2.1 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY 30
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty 30
2.1.2 Đặc điểm tổ chức quản lý và sản xuất kinh doanh 31
2.1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và hình thức kế toán 38
2.2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ Ở CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN CẢNG QUY NHƠN 40
2.2.1 Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh 41
2.2.2.Công tác lập dự toán chi phí sản xuất kinh doanh 43
2.2.3.Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh 53
2.2.4 Công tác kiểm soát chi phí 60
2.3 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY 67
2.3.1 Phân loại chi phí 67
2.3.2 Phân tích biến động chi phí 68
2.3.3 Phân tích chi phí cho việc ra quyết định 68
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 69
CHƯƠNG 3 HOÀN THIỆN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ Ở CÔNG TY 70
3.1 SỰ CẦN THIẾT PHẢI HOÀN THIỆN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 70
3.2 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ 71
3.2.1 Phân loại chi phí tại Công ty 71
3.2.2 Kiểm soát biến động chi phí 74
3.2.3 Tổ chức bộ máy kế toán quản trị 81
Trang 6KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 91 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN ( Bản sao)
PHỤ LỤC
Trang 7BX Bốc xếp
Trang 8bảng Tên bảng Trang
2.1 Định mức tiêu hao nhiên liệu của xe ô tô vận tải vận
2.2 Dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp năm 2011 46 2.3 Kế hoạch chi phí nhân công trực tiếp năm 2011 47
2.4 Đơn giá tiền lương theo sơ đồ bốc xếp Hầm tàu- ô tô;
2.5 Đơn giá tiền lương cho công nhân đóng gói và giao nhận
2.13 Tập hợp chi phí quản lý doanh nghiệp tháng 11 năm
2.14 Tập hợp chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2011 59 2.15 Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh 61 2.16 Phân tích biến động chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 63 2.17 Phân tích biến động chi phí nhân công trực tiếp 64 2.18 Phân tích biến động chi phí sản xuất chung 65
Trang 9bảng
2.19 Phân tích biến động chi phí quản lý doanh nghiệp 66 3.1 Phân loại chi phí theo cách ứng xử chi phí 71 3.2 Tổng hợp biến phí và định phí năm 2011 73
3.3 Phân tích biến động chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
3.11 Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh theo số dư đảm phí 87
3.13 Bảng phân tích điều chỉnh biến phí, sản lượng, giá bán 90
Trang 10hình vẽ Tên hình vẽ Trang
1.1 Sơ đồ tổ chức sản xuất của Cảng Quy Nhơn 34 1.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Cảng Quy Nhơn 35 1.3 Mô hình tổ chức bộ máy kế toán 39 1.4 Sơ đồ trình tự ghi sổ theo hình thức nhật ký chứng từ 40
Trang 11MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, kinh tế đất nước đã và đang phát triển mạnh mẽ theo xu hướng
đa dạng hóa các thành phần kinh tế, đặc biệt có sự tham gia của các công ty liên doanh, công ty có vốn đầu tư nước ngoài làm cho hệ thống kế toán trong các doanh nghiệp đã có sự thay đổi nhằm đảm bảo thực hiện vai trò quan trọng của nó Xuất phát từ yêu cầu đó, kế toán phải cung cấp thông tin cụ thể
về chi phí, giá thành, doanh thu và kết quả của doanh nghiệp để các nhà quản trị doanh nghiệp có thể kiểm tra, ra quyết định về giá cả, đầu tư và lựa chọn phương án sản xuất Kế toán quản trị nói chung và kế toán quản trị chi phí nói riêng có tầm quan trọng đặc biệt trong thiết lập hệ thống thông tin phục vụ cho điều hành và quản lý nội bộ doanh nghiệp Kế toán quản trị chi phí được xem là công cụ quản lý khoa học và có hiệu quả nhằm kịp thời xử lý và cung cấp thông tin về chi phí, đáp ứng nhu cầu thông tin cho nhà quản trị
Thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ, thành phố Quy Nhơn có điều kiện thuận lợi về giao thông liên lạc, có nguồn tài nguyên thiên nhiên và đặc biệt là
vị trí địa lý thuận lợi cho phát triển kinh tế hàng hải Tận dụng ưu thế đó, Công ty TNHH một thành viên Cảng Quy Nhơn đã phát triển không ngừng trong nhiều năm qua trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ hàng hải và các lĩnh vực khác Trước sự cạnh tranh gay gắt của thị trường, vấn đề quản trị chi phí và giá thành sản phẩm chính là chìa khóa thành công quyết định sự tồn tại của công ty Vì vậy, hoàn thiện công tác lập dự toán chi phí, phân tích biến động chi phí giữa thực tế và dự toán nhằm tăng cường kiểm soát chi phí cũng như phân tích thông tin chi phí để ra quyết định kinh doanh tại công ty TNHH một thành viên Cảng Quy Nhơn là vấn đề cấp thiết Xuất phát từ yêu cầu đó, đặt ra
tính cấp thiết của đề tài "Kế toán quản trị chi phí tại Công ty TNHH một thành viên Cảng Quy Nhơn"
Trang 122 Mục tiêu nghiên cứu
Góp phần làm rõ thêm bản chất, nội dung, đặc điểm và vai trò của kế toán quản trị chi phí trong quản lý sản xuất kinh doanh
Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng nội dung kế toán quản trị chi phi
ở công ty TNHH một thành viên Cảng Quy Nhơn
Chỉ ra những mặt hạn chế, tồn tại của Công ty, từ đó nêu phương hướng
và đề xuất các giải pháp khắc phục tồn tại, góp phần xây dựng kế toán quản trị tại đơn vị
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: công tác kế toán quản trị chi phí tại công ty TNHH một thành viên Cảng Quy Nhơn như xây dựng định mức tiêu hao nguyên vật liệu, lập dự toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, tập hợp chi phí sản xuất thực tế phát sinh và tính giá thành sản phẩm hoàn thành, phân tích chi phí để phục vụ kiểm soát chi phí và ra quyết định kinh doanh
- Phạm vi nghiên cứu: tập trung nghiên cứu những nội dung kế toán quản trị chi phí của hoạt động sản xuất kinh doanh chính là dịch vụ bốc xếp hàng hóa tại công ty TNHH một thành viên Cảng Quy Nhơn
4 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập dữ liệu để thu thập các thông tin liên quan đến công tác kế toán quản trị chi phí tại Công ty
Phương pháp so sánh sử dụng để phân tích biến động chi phí của công
ty
Phương pháp phỏng vấn: phỏng vấn kế toán trưởng và nhân viên kế toán
để tìm hiểu về công tác xây dựng định mức chi phí, lập dự toán, tính giá thành sản phẩm, phân tích biến động chi phí…
Phương pháp so sánh, tổng hợp và kiểm chứng để phân tích các vấn đề
kế toán quản trị chi phí sản xuất tại đơn vị Từ đó, tổng hợp rút ra kết luận cần
Trang 13thiết từ thực tiễn, đưa ra các giải pháp khắc phục và có khả năng vận dụng vào thực tiễn
5 Bố cục đề tài
Luận văn ngoài phần mở đầu bao gồm 3 chương
Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán quản trị chi phí
Chương 2: Thực trạng công tác kế toán quản trị chi phí ở công ty TNHH một thành viên Cảng Quy Nhơn
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác kế toán quản trị chi phí ở công
ty TNHH một thành viên Cảng Quy Nhơn
6 Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Những vấn đề về kế toán quản trị, trong đó có kế toán quản trị được các tác giả Việt Nam nghiên cứu từ năm 1990 Các công trình nghiên cứu của các tác giả này đều phản ánh chung vể quá trình xây dựng hệ thống kế toán quản trị Từ năm 2000, các vấn đề của kế toán quản trị chi phí đã được đề cập và phản ánh trong nhiều công trình nghiên cứu trong các ngành cụ thể Trong các nghiên cứu này, các tác giả đã trình bày đề xuất các phương hướng áp dụng
kế toán quản trị vào các lĩnh vực ngành nghề cụ thể
Như trong luận văn của tác giả Nguyễn Đăng Quốc Hưng (2004) “Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại các đơn vị kinh doanh du lịch trên địa bàn thành phố Đà Nẵng” trình bày hệ thống lý luận và tình hình thực hiện kế toán
quản trị chi phí trong lĩnh vực đặc thù du lịch Công trình nghiên cứu này được thực hiện khảo sát trên các đơn vị kinh doanh du lịch trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, tác giả đã thực hiện khảo sát và đánh giá tình hình thực hiện kiểm soát chi phí kinh doanh lĩnh vực du lịch như hoạt động lưu trú và ăn uống, từ đó đề xuất các giải pháp chú trọng về công tác lập dự toán chi phí sản xuất và kiểm soát chi phí sản xuất dựa trên đặc thù kinh doanh dịch vụ ăn uống và lưu trú
Trang 14Trong lĩnh vực kinh doanh cà phê, tác giả Nguyễn Thanh Trúc (2008)
nghiên cứu về “Kế toán quản trị chi phí ở các công ty cà phê nhà nước trên địa bàn tỉnh Đaklak” Qua nghiên cứu đặc điểm quản trị chi phí tại 30 doanh
nghiệp kinh doanh cà phê nhà nước ở Đak lak, tác giả đã đánh giá và chỉ ra những hạn chế, nguyên nhân trong công tác kế toán quản trị chi phí Từ đó đề xuất phương hướng và các giải pháp hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại các đơn vị này Trong các đề xuất của tác giả, đề xuất hoàn thiện công tác lập dự toán chi phí phù hợp hoạt động của đơn vị là điểm đáng chú ý trong đề tài này
và hoàn toàn phù hợp với đặc thù kinh doanh của lĩnh vực kinh doanh cà phê Trong lĩnh vực kinh doanh sản xuất sản phẩm theo đơn đặt hàng, tác giả
Huỳnh Thị Tú (2010) nghiên cứu về “Hoàn thiện kế toán quản trị tại các công ty may ở Quảng Nam”, với đặc điểm kinh doanh may mặc là sản xuất
theo đơn đặt hàng nên công tác lập dự toán chi phí sản xuất cũng được thực hiện theo từng đơn hàng cụ thể và theo từng công đoạn của quá trình may mặc, với đặc điểm trên tác giả đề xuất các giải pháp hoàn thiện kế toán quản trị chi phí sản xuất trong đó chú trọng đến biện pháp điều chỉnh định mức nguyên vật liệu trực tiếp để tiết kiệm chi phí Ngoài ra tác giả cũng đề xuất phương án lập dự toán linh hoạt theo từng đơn hàng phù hợp với hoạt động kinh doanh của đơn vị
Trong lĩnh vực kinh doanh sản xuất sản phẩm hữu hình như sản phẩm
bia rượu, tác giả Ngô Thị Hường (2010) nghiên cứu về “Hoàn thiện công tác
kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần bia Phú Minh” tác giả đã trình bày
về công tác kế toán quản trị chi phí tại công ty Công tác lập dự toán trong đơn vị này được thực hiện theo sản lượng sản xuất ước tính do phòng kế hoạch của đơn vị đề xuất, vì vậy các dự toán chi phí sản xuất tại công ty cổ phần bia Phú Minh được lập dựa trên sản lượng bia ước tính sản xuất Từ nghiên cứu này, tác giả đã xây dựng các đề xuất hoàn thiện kế toán quản trị
Trang 15chi phí bao gồm: xây dựng định mức nguyên vật liệu theo sản lượng sản xuất, lập dự toán linh hoạt theo sản lượng sản xuất và tổ chức kế toán mô hình kế toán quản trị theo mô hình hỗn hợp
Trong lĩnh vực kinh doanh hoạt động xây lắp, tác giả Nguyễn Thị Kim
Cường (2010) nghiên cứu về “Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại công ty
cổ phần Vinaconex 25” Trong nghiên cứu này, tác giả đã trình bày công tác
kế toán quản trị chi phí tại đơn vị như xây dựng định mức, dự toán, tổ chức quá trình thi công Tuy nhiên tác giả cũng nhận xét công tác lập dự toán chi phí chưa linh hoạt, xây dựng hệ thống định mức chưa cụ thể, giá phí sản phẩm vẫn xác định theo phương pháp truyền thống Từ đó, tác giả đề xuất các biện pháp hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại đơn vị bao gồm: phân loại chi phí, xây dựng bổ sung định mức chi phí, tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành theo phương pháp trực tiếp, đồng thời tác giả cũng đề xuất phương pháp định giá khi đấu thầu phù hợp với đặc điểm kinh doanh của đơn vị
Trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ hàng không, tác giả Trương Thị
Trinh Nữ (2011) nghiên cứu về “Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại Công
ty dịch vụ hàng không sân bay Đà Nẵng” Trong nghiên cứu này, tác giả đã
tìm hiểu và làm rõ những vấn đề thuộc về lý luận của kế toán quản trị chi phí loại hình kinh doanh dịch vụ Từ đó, tác giả nghiên cứu thực trạng kế toán quản trị chi phí tại đơn vị thuộc hoạt động kinh doanh vận chuyển taxi khách, sản xuất và cung ứng suất ăn, kinh doanh thương mại, dịch vụ hàng không Qua nghiên cứu thực tế, tác giả đã đề xuất các giải pháp hoàn thiện kế toán quản trị chi phí về công tác bộ máy kế toán quản trị chi phí, thu thập và phân loại theo cách ứng xử chi phí, lập dự toán chi phí, hoàn thiện báo cáo kế toán quản trị và hoàn thiện phương pháp tính giá thành trực tiếp cho hoạt động kinh doanh vận chuyển khách theo phương pháp phân loại biến phí và định
Trang 16phí Trong nghiên cứu này, tác giả chú trọng phân tích chi phí theo cách ứng
xử của chi phí để hoàn thiện quy trình kiểm soát và chủ động trong quá trình phân tích thông tin kế toán quản trị để ra các quyết định về giá cung cấp dịch
vụ hàng không tại đơn vị
Tuy nhiên, các công trình trên đều chưa nghiên cứu chuyên sâu công tác
kế toán quản trị trong lĩnh vực bốc xếp và vận chuyển hàng hóa cầu cảng, hiện đang là thế mạnh của các tỉnh thuộc duyên hải miền Trung trong đó có Bình Định Trong xu thế cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ của thị trường thì nhu cầu nắm bắt thông tin kịp thời để đưa ra quyết định, chiến lược nhanh chóng và đúng đắn chính là nhu cầu cấp thiết đối với các doanh nghiệp như công ty TNHH một thành viên Cảng Quy Nhơn Chủ động trong quá trình kiểm soát và nắm bắt thông tin, trong đó có thông tin về chi phí là yếu tố quyết định đến quá trình phát triển của doanh nghiệp Do vậy, vấn đề luận văn tập trung nghiên cứu là hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại công ty TNHH một thành viên Cảng Quy Nhơn
Trang 17CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ
TRONG DOANH NGHIỆP
1.1 TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ
1.1.1 Khái niệm, bản chất của kế toán quản trị chi phí
Theo Luật kế toán Việt Nam, kế toán tài chính là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính bằng báo cáo tài chính cho đối tượng có nhu cầu sử dụng thông tin của đơn vị kế toán Mục tiêu của kế toán tài chính là sắp xếp, ghi nhận, phân tích và diễn đạt các sự kiện kinh tế, pháp lý và các giao dịch thương mại bằng đơn vị tiền tệ nhằm cung cấp những dữ liệu cần thiết cho việc lập báo cáo tài chính
Các báo cáo tài chính được lập nhằm cung cấp thông tin cho những đối tượng có nhu cầu sử dụng như nhà quản lý doanh nghiệp, ngân hàng, các nhà đầu tư tương lai, nhà cung cấp, khách hàng… chức năng cung cấp thông tin của kế toán vừa phục vụ cho nhu cầu của cả đối tượng bên trong và bên ngoài doanh nghiệp Vì vậy, theo mục đích cung cấp thông tin, hệ thống kế toán trong doanh nghiệp được phân loại thành hệ thống kế toán tài chính và hệ thống kế toán quản trị Kế toán quản trị chính là việc thu thập, xử lý, phân tích
và cung cấp thông tin kinh tế tài chính theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính trong nội bộ đơn vị kế toán
Trong kế toán quản trị thì kế toán quản trị chi phí là nội dung quan trọng của kế toán quản trị, cung cấp cho nhà quản lý những thông tin cần thiết về tình hình chi phí của doanh nghiệp để hình thành các quyết định phù hợp với tình hình kinh doanh của đơn vị Kế toán quản trị chi phí là một bộ phận của
kế toán quản trị chuyên thực hiện việc xử lý và cung cấp các thông tin về chi
Trang 18phí nhằm phục vụ cho việc thực hiện các chức năng của nhà quản trị như hoạch định, tổ chức thực hiện, kiểm tra và ra quyết định
Chi phí được hiểu theo quan điểm kế toán quản trị là “dòng phí tổn thực
tế gắn liền với hoạt động hàng ngày khi tổ chức thựchiện, kiểm tra, ra quyết định, chi phí cũng có thể là dòng phí tổn ước tính để thực hiện dự án, những phí tổn mất đi do lựa chọn phương án, hy sinh cơ hội kinh doanh”
Khi xem xét nội dung của kế toán quản trị chi phí cho thấy có sự giao thoa giữa nội dung của kế toán chi phí và kế toán quản trị chi phí, vậy giữa chúng có quan hệ với nhau như thế nào Thực chất kế toán quản trị chi phí được tách ra từ kế toán chi phí, giai đoạn đầu của kế toán quản trị được hình thành từ kế toán chi phí giúp cho việc xác định và kiểm tra chi phí của các nhà quản trị Song kế toán chi phí cung cấp cả thông tin kế toán tài chính và
kế toán quản trị vì đối tượng sử dụng thông tin kế toán chi phí bao gồm các cá nhân, tổ chức bên ngoài và các nhà quản trị bên trong doanh nghiệp
1.1.2 Vai trò của kế toán quản trị chi phí
Kế toán quản trị chi phí cụ thể hóa các kế hoạch hoạt động của doanh nghiệp thành các dự toán sản xuất kinh doanh Kế toán quản trị chi phí cung cấp thông tin về chi phí ước tính cho các sản phẩm, dịch vụ hoặc các đối tượng khác theo yêu cầu của nhà quản lý nhằm giúp họ ra quyết định quan trọng về đặc điểm của sản phẩm, cơ cấu sản xuất và phân bổ hợp lý các nguồn lực cho hoạt động của doanh nghiệp
Kế toán quản trị chi phí cũng cung cấp các thông tin để nhà quản lý kiểm soát quá trình thực hiện kế hoạch thông qua các báo cáo đánh giá, kiểm soát chi phí, nâng cao hiệu quả và hiệu năng hoạt động của doanh nghiệp Thông tin chi phí của từng bộ phận, phân xưởng, sản phẩm được cung cấp chi tiết và thường xuyên sẽ giúp nhà quản lý kiểm soát quá trình sản xuất sản phẩm,
Trang 19cung ứng dịch vụ, giúp loại bỏ những khoản chi phí không cần thiết hoặc hữu ích nhằm kích thích quá trình kinh doanh có hiệu quả và tiết kiệm chi phí Trên cơ sở các báo cáo định kỳ so sánh kết quả thực tế với kế hoạch dự kiến về doanh thu, chi phí, lợi nhuận của doanh nghiệp, các nhà quản lý sẽ đánh giá hoạt động quản trị và tìm ra động lực cố gắng thực hiện tốt mục tiêu kinh doanh, nắm bắt điều kiện hoạt động hiện tại cũng như dự đoán bối cảnh tương lai cho đơn vị mình
Ngoài ra, kế toán quản trị chi phí còn cung cấp các thông tin thích hợp cho các nhà quản lý để xây dựng chiến lược cạnh tranh như cung cấp các báo cáo về các bộ phận, phân xưởng, dịch vụ, sản phẩm…và các báo cáo về lựa chọn phương án kinh doanh như mở rộng cơ sở, đầu tư máy móc trang thiết
bị, mở rộng thị trường tiêu thụ…
Kế toán quản trị chi phí sẽ trả lời câu hỏi chi phí sẽ là bao nhiêu, thay đổi như thế nào khi có sự thay đổi về sản lượng sản xuất, ai phải chịu trách nhiệm giải thích về những thay đổi bất lợi của chi phí và giải pháp cần đưa ra để điều chỉnh
1.2 ĐẶC ĐIỂM CỦA CHI PHÍ VÀ PHÂN LOẠI CHI PHÍ TRONG DOANH NGHIỆP
1.2.1 Khái niệm và đặc điểm chi phí
Chi phí kinh doanh được nghiên cứu và phân tích dưới nhiều góc độ khác nhau, tùy thuộc mục đích và quan điểm của các nhà khoa học
Dưới góc độ kế toán tài chính thì chi phí được coi là những khoản phí tổn phát sinh gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ hạch toán,
là giá trị của một nguồn lực bị tiêu dùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của tổ chức để đạt lấy một kết quả Kết quả có thể ở dạng vật chất như sản phẩm hoặc ở dạng phi vật chất như dịch vụ
Trang 20Dưới góc độ kế toán quản trị, chi phí được xem là những khoản phí tổn thực tế gắn liền với các phương án, sản phẩm, dịch vụ Chi phí kinh doanh theo quan điểm của kế toán quản trị bao giờ cũng mang tính cụ thể nhằm xem xét các hiệu quả của các bộ phận, là cơ sở để đưa ra các quyết định đầu tư hoặc lựa chọn các phương án tối ưu
Nếu như chi phí trong kế toán tài chính được đặt trong mối quan hệ với tài sản, nguồn vốn của doanh nghiệp và được hạch toán dựa vào các chứng từ phát sinh thì theo quan điểm của kế toán quản trị chi phí được xem xét theo quan điểm là những phí tổn thực tế phát sinh trong hoat động sản xuất kinh doanh, hoặc cũng có thể là những phí tổn ước tính để thực hiện kế hoạch sản xuất
Vì vậy, đối với nhà quản lý, chi phí là mối quan tâm hàng đầu vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận Do đó, kiểm soát chi phí hiệu quả là vấn đề quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của một tổ chức kinh doanh Việc phân loại và nhận diện chi phí và cách ứng xử của chi phí là điểm mấu chốt
để quản lý chi phí để từ đó nhân viên kế toán quản trị có thể cung cấp số liệu chi phí thích hợp theo nhu cầu của nhà quản trị
1.2.2 Phân loại chi phí trong doanh nghiệp sản xuất
a Phân loại chi phí theo chức năng hoạt động
Phân loại chi phí theo chức năng hoạt động là cách phân loại cơ sở, phải thực hiện trước khi tiến hành các cách phân loại khác đối với tổng chi phí nhằm đáp ứng những yêu cầu quản lý khác nhau
Cách phân loại này giúp xác định rõ vị trí, chức năng của từng khoản mục chi phí trong quá trình hoạt động của tổ chức, là căn cứ để xác định giá thành sản phẩm và tập hợp chi phí theo từng hoạt động chức năng, cung cấp thông tin cho lập báo cáo theo các hoạt động cụ thể hoặc theo từng phạm vi
Trang 21trách nhiệm Theo đó, chi phí có thể được phân loại thành chi phí sản xuất và chi phí ngoài sản xuất
- Chi phí sản xuất
Là những khoản chi phí phát sinh theo chuỗi các hoạt động trong khâu sản xuất, bắt đầu bằng việc cung ứng nguyên liệu và kết thúc bằng việc hoàn thành sản phẩm gọi là thành phẩm Chi phí sản xuất bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung
+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là chi phí của các loại nguyên liệu cấu thành nên thực thể sản phẩm như sắt, thép, gỗ, sợi….ngoài ra, còn bao gồm những loại nguyên liệu có tác dụng biến đổi màu sắc, mùi vị như phẩm màu, hương liệu, sơn….và các loại nhiên liệu
+ Chi phí nhân công trực tiếp: là tiền lương, phụ cấp lương và các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất, được tính trực tiếp vào các đối tượng chịu chi phí
+ Chi phí sản xuất chung: các chi phí thuộc hoạt động sản xuất ngoài chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp được phân loại là chi phí sản xuất chung Bao gồm chi phí nguyên vật liệu gián tiệp, chi phí lao động gián tiếp, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí điện nước…và các chi phí sản xuất khác Chi phí sản xuất chung không thể nhận diện cụ thể và tách biệt cho từng sản phẩm nên khi tính chi phí sản xuất chung phải tiến hành phân bổ theo các tiêu thức cụ thể như diện tích mặt bằng, số lượng sản hẩm, số giờ lao động trực tiếp, số giờ máy…
- Chi phí ngoài sản xuất
+ Chi phí quản lý doanh nghiệp: là những khoản chi phí vật tư, chi phí nhân công và tất cả các khoản chi phí phát sinh ở các bộ phận lãnh đạo, kiểm tra và hành chính sự vụ của một tổ chức như: chi phí khấu hao trụ sở văn
Trang 22phòng vă thiết bị văn phòng, tiền lương, phụ cấp lương vă câc khoản trích theo lương của Ban giâm đốc, nhđn viín quản lý
+ Chi phí bân hăng: lă những khoản chi phí vật tư, chi phí nhđn công vă tất cả câc khoản chi phí phât sinh trong quâ trình xúc tiến bân hăng như chi phí in ấn giới thiệu sản phẩm, tiền lương vă hoa hồng của bộ phận bân hăng, đại lý bân hăng, chi phí quảng câo, nghiín cứu thị trường, chi phí đóng gói, giao hăng, bảo hiểm hăng hóa…
b Phđn loại theo mối quan hệ giữa chi phí với lợi nhuận xâc định từng kỳ
Khi xem xĩt câch tính toân vă kết chuyển câc loại chi phí để xâc định lợi tức trong từng kỳ kế toân, chi phí sản xuất kinh doanh trong câc doanh nghiệp sản xuất được chia lăm hai loại lă chi phí sản phẩm vă chi phí thời kỳ
- Chi phí sản phẩm
Chi phí sản phẩm bao gồm câc chi phí phât sinh liín quan đến việc sản xuất sản phẩm, do vậy câc chi phí năy kết hợp tạo nín giâ trị của sản phẩm hình thănh qua giai đoạn sản xuất (được gọi lă giâ thănh sản xuất hay giâ thănh công xưởng) Tùy thuộc văo phương phâp tính giâ thănh được âp dụng mă chi phí sản phẩm có khâc nhau.Với phương phâp tính giâ thănh toăn bộ, chi phí sản phẩm gồm câc khoản mục: chi phí nguyín liệu, vật liệu trực tiếp, chi phí nhđn công trực tiếp vă chi phí sản xuất chung Xĩt theo mối quan hệ với việc xâc định lợi tức trong từng kỳ kế toán, chi phí sản phẩm chỉ được tính toân, kết chuyển để xâc định lợi tức trong kỳ tương ứng với khối lượng sản phẩm đê được tiíu thụ trong kỳ đó Chi phí của khối lượng sản phẩm tồn kho chưa được tiíu thụ văo cuối kỳ sẽ được lưu giữ như lă giâ trị tồn kho vă sẽ được kết chuyển để xâc định lợi tức ở câc kỳ sau khi mă chúng được tiíu thụ
Trang 23- Chi phí thời kỳ
Chi phí thời kỳ gồm các khoản mục chi phí còn lại sau khi xác định các khoản mục chi phí thuộc chi phí sản phẩm Chi phí thời kỳ thường bao gồm chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí tài chính Các chi phí thời kỳ phát sinh ở kỳ kế toán nào được xem là có tác dụng phục vụ cho quá trình kinh doanh của kỳ đó, do vậy chúng được tính toán kết chuyển hết
để xác định lợi tức ngay trong kỳ mà chúng phát sinh
c Phân loại theo cách ứng xử của chi phí
Mối quan hệ giữa chi phí với hoạt động rất cần thiết cho các chức năng lập kế hoạch, kiểm soát và ra quyết định của quản lý Nhằm mục đích lập kế hoạch và soạn thảo dự toán, nhà quản trị cần dự báo chi phí sẽ phát sinh ở những mức sản xuất và tiêu thụ khác nhau Khi phân loại chi phi theo cách ứng xử, kế toán quản trị chia chi phí thành 3 loại:
- Biến phí
Là những khoản mục chi phí mà tổng của nó có quan hệ tỷ lệ thuận trực tiếp với biến động của mức hoạt động nhưng không thay đổi khi tính trên một đơn vị của mức độ hoạt động Biến phí là những chi phí gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh trực tiếp như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp…Biến phí thường thay đổi theo các yếu tố như sản lượng sản xuất, số giờ máy hoạt động, số giờ lao động trực tiếp, số km vận chuyển, mức tiêu thụ sản phẩm…
Biến phí tồn tại dưới nhiều hình thức ứng xử khác nhau:
+ Biến phí tỷ lệ: tổng của nó biến động tỷ lệ thuận với biến động của mức hoạt động căn cứ Biến phí tỷ lệ gồm các khoản chi phí như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí giống cây trồng…
Trang 24+ Biến phí bậc thang: là những biến phí mà sự thay đổi của chúng chỉ xảy ra khi mức hoạt động đạt đến một giới hạn, phạm vi nhất định Biến phí bậc thang gồm chi phí nhân công gián tiếp, chi phí bảo trì máy móc Nhà quản trị phải theo dõi toàn bộ khả năng cung ứng của từng bậc để tránh hiện tượng huy động quá nhiều nguồn lực so với nhu cầu, gây lãng phí nguồn lực
- Định phí
Là những chi phí không biến đổi khi mức hoạt động thay đổi, nhưng khi tính cho một đơn vị hoạt động cơ sở thì định phí lại thayy đổi, cụ thể khi mức hoạt động tăng thì định phí tính cho một đơn vị hoạt động cơ sở giảm và ngược lại Định phí bao gồm các khoản tiền lương cho đội ngũ cán bộ, chi phí khấu hao TSCĐ cho văn phòng, nhà xưởng, thiết bị máy móc…
Định phí tồn tại dưới nhiều hình thức ứng xử khác nhau trong hoạt động của doanh nghiệp, bao gồm:
+ Định phí bắt buộc: là những khoản định phí mà nhà quản trị không thể thay đổi dễ dàng vì chúng liên quan đến năng lực sản xuất hay cấu trúc cơ bản của tổ chức như chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí lương cho đội ngũ cán bộ… + Định phí tùy ý: là những khoản chi phí mà nhà quản trị có thể quyết định mức độ hay thay đổi dễ dàng khi lập kế hoạch hàng năm như chi phí quảng cáo, chi phí đào tạo nhân viên, chi phí nghiên cứu và phát triển…
- Chi phí hỗn hợp
Là loại chi phí mà bản thân nó bao gồm cả các yếu tố biến phí và định phí Phần định phí phản ánh phần chi phí căn bản, tối thiểu để duy trì hoạt động Còn phần biến phí phản ánh thực tế phục vụ hoặc phần vượt quá định mức Vì vậy, để quản lý chi phí hỗn hợp nhà quản trị cần phân tích chi phí hỗn hợp nhằm tách riêng các yếu tố định phí và biến phí Các phương pháp thường được sử dụng là: phương pháp cực đại cực tiểu, phương pháp bình phương bé nhất, phương pháp hồi quy bội, phương pháp đồ thị phân tán
Trang 25Cách phân loại này có ý nghĩa quan trọng trong phân tích mối quan hệ chi phí- khối lượng- lợi nhuận, xây dựng mô hình kế toán chi phí và giúp nhà quản lý nâng cao hiệu quả sử dụng chi phí
d Phân loại chi phí trong kiểm tra và ra quyết định
- Chi phí kiểm soát được và chi phí không kiểm soát được
Một khoản chi phí được xem là chi phí có thể kiểm soát được (hoặc là chi phí không kiểm soát được) ở một cấp quản lý nào đó là tuỳ thuộc vào khả năng cấp quản lý này có thể ra các quyết định để chi phối, tác động đến khoản chi phí đó hay là không Như vậy, nói đến khía cạnh quản lý chi phí bao giờ cũng gắn liền với một cấp quản lý nhất định: khoản chi phí mà ở một cấp quản lý nào đó có quyền ra quyết định để chi phối nó thì được gọi là chi phí kiểm soát được (ở cấp quản lý đó), nếu ngược lại thì là chi phí không kiểm soát được
Chi phí không kiểm soát được ở một bộ phận nào đó thường thuộc hai dạng: các khoản chi phí phát sinh ở ngoài phạm vi quản lý của bộ, hoặc là các khoản chi phí phát sinh thuộc phạm vi hoạt động của bộ phận nhưng thuộc quyền chi phối và kiểm soát từ cấp quản lý cao hơn
- Chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp
Trong các doanh nghiệp sản xuất, các khoản chi phí phát sinh có liên quan trực tiếp đến quá trình sản xuất sản phẩm hoặc thực hiện các đơn đặt hàng, do vậy có thể tính trực tiếp cho từng loại sản phẩm hay từng đơn đặt hàng vaì được gọi là chi phí trực tiếp Ngược lại, các khoản chi phí phát sinh cho mục đích phục vụ và quản lý chung ,liên quan đến việc sản xuất và tiêu thụ nhiều loại sản phẩm, nhiều đơn đặt hàng cần được tiến hành phân bổ cho các đối tượng sử dụng chi phí theo các tiêu thức phân bổ phù hợp, gọi là chi phí gián tiếp Thông thường, khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp là các khoản mục chi phí trực tiếp, còn các khoản
Trang 26mục chi phí sản xuất chung, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
là chi phí gián tiếp
- Chi phí lặn
Chi phí lặn được hiểu là khoản chi phí đã bỏ ra trong quá khứ và sẽ hiển hiện ở tất cả mọi phương án với giá trị như nhau Chi phí lặn được xem như là khoản chi phí không thể tránh được cho dù người quản lý quyết định lựa chọn thực hiện theo phương án nào Chính vì vậy, chi phí lặn là loại chi phí không thích hợp cho việc xem xét, ra quyết định của người quản lý
- Chi phí chênh lệch
Tương tự như chi phí lặn, chi phí chênh lệch (cũng còn được gọi là chi phí khác biệt) cũng chỉ xuất hiện khi so sánh chi phí gắn liền với các phương
án trong quyết định lựa chọn phương án tối ưu Chi phí chênh lệch được hiểu
là phần giá trị khác nhau của các loại chi phí của một phương án so với một phương án khác Có hai dạng chi phí chênh lệch: giá trị của những chi phí chỉ phát sinh ở phương án này mà không có ở phương án khác, hoặc là phần chênh lệch về giá trị của cùng một loại chi phí ở các phương án khác nhau Người quản lý đưa ra các quyết định lựa chọn các phương án trên cơ sở phân tích bộ phận chi phí chênh lệch này
- Chi phí cơ hội
Chi phí cơ hội là những thu nhập tiềm tàng bị mất đi khi lựa chọn thực hiện phương án này thay cho phương án khác Chi phí cơ hội là một yếu tố đòi hỏi luôn phải được tính đến trong mọi quyết định của quản lý Để đảm bảo chất lượng của các quyết định, việc hình dung và dự đoán hết tất cả các phương án hành động có thể có liên quan đến tình huống cần ra quyết định là quan trọng hàng đầu Như vậy, phương án hành động được lựa chọn mới thực
sự là tốt nhất khi so sánh với các khoản lợi ích mất đi của tất cả các phương
án bị loại bỏ
Trang 271.3 NỘI DUNG CỦA KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TRONG DOANH NGHIỆP
1.3.1 Dự toán chi phí sản xuất
a Dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Phản ánh tất cả chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cần thiết để đáp ứng yêu cầu sản xuất đã được thể hiện trên dự toán sản xuất Để lập dự toán nguyên vật liệu trực tiếp cần xác định
Định mức tiêu hao nguyên vật liệu để sản xuất một sản phẩm
Đơn giá xuất nguyên vật liệu Thông thường đơn giá xuất ít thay đổi Tuy nhiên để có thể phù hợp với thực tế và làm cơ sở cho việc kiểm tra, kiểm soát khi dự toán đơn giá này cần phải biết doanh nghiệp sử dụng phương pháp tính giá hàng tồn kho nào: phương pháp LIFO, FIFO, giá đích danh hay đơn giá bình quân
Mức độ dự trữ nguyên vật liệu trực tiếp vào cuối kỳ dự toán được tính toán trên cơ sở lý thuyết quản trị tồn kho
X
Số lượng sản phẩm sản xuất theo
sử dụng
X
Đơn giá xuất nguyên vật liệu
Trang 28b Dự toán chi phí nhân công trực tiếp
Mục tiêu cơ bản của dự toán này là duy trì lực lượng lao động vừa đủ để đáp ứng yêu cầu sản xuất, tránh tình trạng lãng phí hoặc bị động trong sử dụng lao động Dự toán lao động còn là cơ sở để doanh nghiệp lập dự toán về đào tạo, tuyển dụng trong qúa trình hoạt động sản xuất Để lập dự toán chi phí này, doanh nghiệp phải tính toán dựa vào số lượng nhân công, quỹ lương, cách phân phối lương và nhiệm vụ của doanh nghiệp
x Định mức tiêu hao
NVL trực tiếp x
Định mức giá của mỗi đơn vị NVLTT
c Dự toán chi phí sản xuất chung: bao gồm dự toán biến phí sản xuất chung và dự toán định phí sản xuất chung
Dự toán chi phí sản
xuất chung
= Dự toán định phí sản xuất chung +
Dự toán biến phí sản xuất chung Biến phí sản xuất chung có thể được xây dựng theo từng yếu tố chi phí cho một đơn vị hoạt động (chi phí vật liệu gián tiếp, chi phí nhân công gián tiếp, ) Tuy nhiên thường cách làm này khá phức tạp, tốn nhiều thời gian
Do vậy khi dự toán chi phí này, thường xác lập biến phí sản xuất chung theo sản lượng sản xuất cho từng đơn vị hoạt động
Dự toán biến phí cũng có thể được lập theo tỷ lệ trên biến phí trực tiếp, khi đó biến phí sản xuất chung dự toán sẽ xác định:
Dự toán biến phí
sản xuất chung
= Dự toán biến phí trực tiếp x
Tỷ lệ biến phí theo
dự kiến
Dự toán định phí sản xuất chung cần thiết phải phân biệt định phí bắt buộc và định phí tùy ý Đối với định phí bắt buộc, trên cơ sở định phí chung
Trang 29cả năm chia đều cho 4 quý nếu là dự toán quý, hoặc chia đều cho 12 tháng nếu là dự toán tháng Còn đối với định phí tùy ý thì phải căn cứ vào kế hoạch của nhà quản trị trong kỳ dự toán Dự toán định phí hằng năm có thể được lập dựa vào mức độ tăng giảm liên quan đến việc trang bị, đầu tư mới ở doanh nghiệp
Dự toán định phí
sản xuất chung =
Định phí sản xuất chung thực tế kỳ trước
x
Tỷ lệ % tăng (giảm) định phí sản xuất chung theo dự kiến
1.3.2 Tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
a Tính giá thành sản phẩm theo phương pháp toàn bộ
Là phương pháp mà tất cả các chi phí liên quan vào quá trình sản xuất đều được tính vào giá thành sản phẩm sản xuất hoàn thành
Bao gồm 2 hệ thống: hệ thống tính giá thành theo công việc áp dụng tại các doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng và hệ thống tính giá thành theo quá trình sản xuất (áp dụng cho những doanh nghiệp sản xuất hàng loạt)
b Tính giá thành sản phẩm theo phương pháp trực tiếp
Theo phương pháp này, giá thành sản phẩm chỉ bao gồm các chi phí sản xuất biến đổi, còn các chi phí sản xuất cố định không được tính và giá thành sản phẩm hoàn thành
Như vậy, phương pháp trực tiếp chỉ tính vào giá thành sản phẩm những chi phí trực tiếp biến động theo hoạt động sản xuất bao gồm: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung ở dạng biến phí Còn chi phí sản xuất chung ở dạng định phí được xem là chi phí thời
kỳ và được tính vào chi phí kinh doanh ngay khi phát sinh
Phương pháp này được sử dụng trong kế toán quản trị để xác định giá bán của sản phẩm, lập dự toán, lập báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí, phân tích mối quan hệ C-V-P (chi phí- khối lượng-lợi nhuận)
Trang 301.3.3 Dự toán chi phí quản lý doanh nghiệp
Dự toán chi phí quản lý doanh nghiệp thường phụ thuộc vào cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp Chi phí này liên quan đến toàn bộ doanh nghiệp, mà không liên quan đến từng bộ phận, đơn vị hoạt động nào Tương tự như dự toán chi phí bán hàng, việc lập dự toán biến phí quản lý doanh nghiệp thường dựa vào biến phí quản lý đơn vị nhân với sản lượng tiêu thụ dự kiến
Dự toán biến phí
Dự toán biến phí đơn vị QLDN
X
Sản lượng tiêu thụ theo dự toán
Dự toán biến phí QLDN cũng có thể sử dụng phương pháp thống kê kinh nghiệm, trên cơ sở tỷ lệ biến phí QLDN trên biến phí trực tiếp trong và ngoài khâu sản xuất ở các kỳ kế toán trước để xác định tỷ lệ biến phí bình quân giữa các kỳ Công thức để xác định biến phí này như sau:
Dự toán biến phí
Dự toán biến phí trực tiếp x
Tỷ lệ biến phí QLDN
Số liệu từ dự toán này còn là cơ sở để lập dự toán tiền mặt và báo cáo kết quả kinh doanh dự toán của doanh nghiệp
Còn định phí quản lý doanh nghiệp thường không thay đổi theo mức độ hoạt động Các thay đổi của loại chi phí này chủ yếu do việc trang bị đầu tư thêm cho bộ phận quản lý của doanh nghiệp Lập dự toán bộ phận này cần căn cứ vào dự báo các nội dung cụ thể của từng yếu tố chi phí để xác định chính xác định phí theo dự toán
1.3.4 Kiểm soát chi phí sản xuất kinh doanh
Kiểm soát biến động chi phí là yếu tố cần thiết với doanh nghiệp Qua phân tích có thể xác định được khả năng tiềm tàng, các nguyên nhân về chủ quan và khách quan tác động đến tăng giảm chi phí thực tế so với dự toán, do
Trang 31đó kịp thời khắc phục những yếu điểm, góp phần tiết kiệm chi phí đồng thời giúp kiểm soát chi phí chặt chẽ hơn
a Kiểm soát chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Là chênh lệch giữa chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thực tế phát sinh với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp dự toán với khối lượng sản xuất thực tế, được phân tích qua biến động mức tiêu hao nguyên vật liệu và biến động giá
- Biến động giá nguyên vật liệu
Là chênh lệch giữa giá nguyên vật liệu trực tiếp kỳ thực tế với giá nguyên vật liệu trực tiếp theo dự toán để sản xuất ra lượng sản phẩm nhất định
Ảnh hưởng về
giá đến biến
động NVLTT =
Đơn giá nguyên vật liệu trực tiếp thực
tế
-
Đơn giá nguyên vật liệu trực tiếp dự toán
x
Lượng nguyên vật liệu trực tiếp thực tế sử dụng
Ảnh hưởng biến động về giá có thể là âm hay dương Nếu ảnh hưởng là
âm chứng tỏ giá vật liệu thực tế thấp hơn giá vật liệu dự toán đặt ra Tình hình này được đánh giá tốt nếu chất lượng vật liệu đảm bảo Ngược lại, ảnh hưởng dương thế hiện giá vật liệu tăng so với dự toán và sẽ làm tăng tổng chi phí sản xuất của doanh nghiệp Xét trên phương diện các trung tâm trách nhiệm thì biến động về giá gắn liền với trách nhiệm của bộ phận cung ứng vật liệu Khi kiểm soát biến động về giá, cần quan tâm đến các nguyên nhân do biến động của giá vật liệu trên thị trường, chi phí thu mua, chất lượng nguyên vật liệu, thuế và cả các phương pháp tính giá nguyên vật liệu (nếu có)
- Biến động lượng tiêu hao nguyên vật liệu trực tiếp
Là chênh lệch giữa lượng nguyên vật liệu trực tiếp ở kỳ thực tế với lượng nguyên vật liệu trực tiếp theo dự toán để sản xuất ra lượng sản phẩm nhất định Biến động về lượng phản ánh tiêu hao vật chất thay đổi và ảnh hưởng của biến động này đến tổng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Trang 32Ảnh hưởng về
lượng đến biến
động NVLTT =
Nguyên vật liệu trực tiếp thực tế sử dụng -
Nguyên vật liệu trực tiếp
dự toán sử dụng
x
Đơn giá nguyên vật liệu trực tiếp dự toán Biến động về lượng nếu là kết quả dương thể hiện lượng vật liệu sử dụng thực tế nhiều hơn so với dự toán; còn nếu là kết quả âm thể hiện lượng vật liệu
sử dụng tiết kiệm so với dự toán Nhân tố lượng sử dụng thường do nhiều nguyên nhân, gắn liền với trách nhiệm của bộ phận sử dụng vật liệu (phân xưởng, tổ, đội…) Đó có thể là do khâu tổ chức sản xuất, mức độ hiện đại của công nghệ, trình độ công nhân trong sản xuất Ngay cả chất lượng nguyên vật liệu mua vào không tốt dẫn đến phế liệu hoặc sản phẩm hỏng nhiều làm cho lượng tiêu hao nhiều Khi tìm hiểu nguyên nhân của biến động về lượng cũng cần xem đến các nguyên nhân khách quan, như: thiên tai, hỏa hoạn, mất điện…
b) Kiểm soát chi phí nhân công trực tiếp
Là chênh lệch giữa chi phí nhân công trực tiếp thực tế phát sinh với chi phí nhân công dự toán cho khối lượng sản xuất thực tế, được phân tích qua biến động giá nhân công và biến động thời gian lao động
- Biến động giá nhân công
Là chênh lệch giữa thực tế và dự toán giá nhân công tính theo giờ lao động thực tế sử dụng
Nhân tố này phản ánh sự thay đổi về giá của giờ công lao động để sản xuất sản phẩm ảnh hưởng đến chi phí nhân công trực tiếp
Đơn giá nhân công trực tiếp
Trang 33tiết kiệm chi phí nhân công trực tiếp, thì việc kiểm soát chi phí nhân công còn cho phép ta làm rõ bộ phận chịu trách nhiêm, làm ảnh hưởng đến công tác quản lý chi phí và giá thành Nhân tố giá tăng hay giảm được đánh giá là tốt hay không tốt phải căn cứ vào chất lượng công nhân tức trình độ và năng lực làm việc của công nhân Nếu giá giảm so với dự toán nhưng chất lượng vẫn đảm bảo thì sự biến động đó là tốt và ngược lại
c Kiểm soát chi phí sản xuất chung
- Kiểm soát biến động biến phí sản xuất chung
Biến phí sản xuất chung gồm những chi phí gián tiếp liên quan đến phục
Trang 34vụ và quản lý hoạt động sản xuất Chi phí này thường thay đổi theo sự biến thiên của mức độ hoạt động sản xuất của doanh nghiệp, như: chi phí vật tư gián tiếp, tiền lương bộ phận quản lý trả theo sản phẩm gián tiếp, chi phí năng lượng thay đổi theo số lượng sản phẩm sản xuất
Biến động của biến phí sản xuất chung do nhiều nguyên nhân, nhưng về phương pháp phân tích trong kiểm tra, nó cũng được phân tích thành ảnh hưởng của nhân tố giá và nhân tố lượng như đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp
Ảnh hưởng của nhân tố giá đến biến phí sản xuất chung thường do sự thay đổi của các mức chi phí được xem là biến phí sản xuất chung Các mức này thay đổi thường do nhiều nguyên nhân như: đơn giá mua vật tư gián tiếp cũng như các chi phí thu mua thay đổi, sự biến động giá cả chung của thị trường, nhà nước thay đổi mức lương,…Nếu biến phí sản xuất chung được xây dựng chung cho nhiều yếu tố chi phí theo mức hoạt động thì ảnh hưởng của nhân tố giá được xác định:
có liên quan như bộ phận thu mua, cung ứng, bộ phận quản lý, v.v
Ảnh hưởng của lượng (mức độ hoạt động) đến biến động của biến phí sản xuất chung được xác định:
Mức độ hoạt động
dự toán
Đơn giá biến phí SXC dự toán
Trang 35Ảnh hưởng của nhân tố lượng có thể do các nguyên nhân, như tình hình thay đổi sản xuất theo nhu cầu kinh doanh của doanh nghiệp, điều kiện trang thiết bị không phù hợp phải giảm sản lượng sản xuất hoặc dẫn đến năng suất máy móc thiết bị giảm
- Kiểm soát biến động định phí sản xuất chung
Định phí sản xuất chung là các khoản chi phí phục vụ và quản lý sản xuất, thường không thay đổi theo sự biến thiên của mức độ hoạt động trong phạm vi phù hợp Chẳng hạn: tiền lương bộ phận quản lý phân xưởng trả theo thời gian, chi phí bảo hiểm, tiền thuê mặt bằng, khấu hao tài sản cố định vv là những chi phí không thay đổi theo qui mô sản xuất trong phạm vi hoạt động Biến động định phí sản xuất chung thường liên quan đến việc thay đổi cấu trúc sản xuất của doanh nghiệp hoặc do hiệu quả sử dụng năng lực sản xuất của doanh nghiệp
Kiểm soát định phí sản xuất chung nhằm đánh giá việc sử dụng năng lực tài sản cố định
Biến động định phí
sản xuất chung =
Định phí sản xuất chung thực tế -
Định phí sản xuất chung theo dự toán Khi phân tích định phí sản xuất chung, người ta cần xem xét định phí tùy
ý, định phí bắt buộc cũng như định phí kiểm soát được với định phí không kiểm soát được để xác định nguyên nhân, trách nhiệm cụ thể các bộ phận Việc sử dụng kém hiệu quả năng lực sản xuất xảy ra khi công ty sản xuất thấp hơn dự toán đặt ra hoặc thấp hơn năng lực bình thường dẫn đến biến động không tốt Ngược lại, việc sử dụng hiệu quả năng lực sản xuất khi công
ty sản xuất vượt trội mức sản xuất dự toán (các điều kiện khác không đổi)
1.3.5 Phân tích thông tin kế toán quản trị cho việc ra quyết định
a Phân tích chi phí cho việc ra quyết định ngắn hạn
Quá trình ra quyết định ngắn hạn của doanh nghiệp là việc lựa chọn
Trang 36nhiều phương án kinh doanh khác nhau, trong mỗi phương án được xem xét bao gồm rất nhiều thông tin của kế toán, nhất là thông tin về các chi phí đầu
tư nhằm đạt được các lợi ích kinh tế các quyết định ngắn hạn bao gồm: quyết định loại bỏ hay tiếp tục kinh doanh một bộ phận; quyết định nên tự sản xuất hay mua ngoài các chi tiết, bộ phận sản phẩm; quyết định cách thức sử dụng các năng lực giới hạn và các quyết định về giá bán sản phẩm
Để đảm bảo cho việc ra quyết định ngắn hạn đúng đắn, nhà quản trị cần phải có công cụ thích hợp giúp họ phân biệt được thông tin cần thiết và thông tin không cần thiết Thông tin không cần thiết cần loại bỏ và chỉ có những thông tin thích hợp cần được xem xét để ra quyết định kinh doanh
Quyết định ngắn hạn là sự lựa chọn từ các phương án Xét về thời gian quyết định ngắn hạn chỉ liên quan đến một thời kỳ hoặc ngắn hơn, nghĩa là kết quả của nó được thể hiện trong một kỳ kế toán
Quá trình phân tích các thông tin thích hợp gồm 4 bước sau:
- Bước 1: Tập hợp tất cả các thông tin liên quan đến các phương án cần xem xét
- Bước 2: Nhận diện và loại trừ các thông tin không thích hợp, bao gồm các chi phí lặn và các khoản thu nhập, chi phí như nhau giữa các phương án
- Bước 3: Phân tích các thông tin còn lại (thông tin thích hợp hay khác biệt để ra quyết định)
Các thông tin không thích hợp với việc ra quyết định ngắn hạn bao gồm:
- Chi phí chìm (chi phí lặn) là loại chi phí không thể thay đổi được dù chọn phương án nào Chúng không phải là chi phí thích hợp vì không có tính chênh lệch
- Các thu nhập và chi phí như nhau không phải là thông tin thích hợp đối với việc ra quyết định ngắn hạn Các khoản thu nhập và chi phí như nhau không tạo ra sự chênh lệch nên không cần quan tâm xem xét đến khi lựa
Trang 37chọn phương án Chúng được coi là thông tin không thích hợp cho việc ra quyết định
Tóm lại trong nền kinh tế thị trường việc đề ra các quyết định nhanh chóng và chính xác có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sinh lợi của doanh nghiệp Do đó phân tích thông tin thích hợp là một công cụ tốt nhất nhằm hướng dẫn các nhà quản trị thực hiện chức năng quyết định
b Phân tích chi phí cho việc ra quyết định dài hạn
Quyết định đầu tư dài hạn (còn gọi là quyết định đầu tư vốn )là các quyết định liên quan đến việc đầu tư vốn vào các loại tài sản dài hạn nhằm hình thành hoặc mở rộng cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động lâu dài của doanh nghiệp, như:quyết định về việc mua sắm máy móc thiết bị mới; quyết định thay thế, cải tạo máy móc thiết bị cũ; quyết định đầu tư mở rộng sản xuất… Các quyết định này có ảnh hưởng lớn đến qui mô cũng như đặc điểm hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời đòi hỏi lượng vốn đầu tư lớn, thời gian thu hồi vốn đầu tư và sinh lợi phải trải qua nhiều năm nên phải đối diện với vô số điều không chắc chắn, khó dự đoán và độ rủi ro cao Do vậy, các quyết định dài hạn đòi hỏi người ra quyết định sự cẩn trọng, sự hiểu biết căn bản về vốn đầu tư dài hạn cũng như kỹ năng sử dụng các phương pháp tính toán đặc thù liên quan đến nó làm cơ sở cho việc ra quyết định Các quyết định về vốn đầu tư dài hạn dựa trên việc xem xét , so sánh các luồng tiền thu và tiền chi của các dự án đầu tư dài hạn Có hai phương pháp thường được sử dụng để thực hiện vấn đề này: phương pháp hiện giá thuần và phương pháp tỉ lệ sinh lời điều chỉnh theo thời gian Ngoài ra, nhà quản trị có thể sử dụng các phương pháp khác như phương pháp kỳ hoàn vốn, phương pháp tỷ lệ sinh lời giản đơn Quyết định về vốn đầu tư dài hạn thường là các quyết định phức tạp, nhiều phương pháp xem xét vốn đầu tư được xây dựng nhằm tăng cường khả năng lựa chọn của nhà quản trị
Trang 381.3.6 Tổ chức mô hình kế toán quản trị chi phí
Các doanh nghiệp căn cứ vào các điều kiện cụ thể của mình có thể tổ chức bộ máy kế toán quản trị theo một trong các hình thức sau:
- Mô hình kết hợp : là mô hình kết nối hệ thống kế toán quản trị với hệ thống kế toán như : kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành, kế toán bán hàng,…Kế toán viên theo dõi phần hành kế toán nào thì sẽ thực hiện cả kế toán tài chính và kế toán quản trị phần hành đó Ngoài ra, doanh nghiệp phải
bố trí người thực hiện các nội dung kế toán quản trị chung khác, như: Thu thập, phân tích các thông tin phục vụ việc lập dự toán và phân tích thông tin phục vụ cho việc ra quyết định trong quản trị doanh nghiệp Các nội dung công việc này có thể bố trí cho kế toán tổng hợp hoặc do kế toán trưởng đảm nhiệm
- Mô hình tách biệt: Tổ chức thành một bộ phận kế toán quản trị riêng biệt với bộ phận kế toán tài chính trong phòng kế toán của doanh nghiệp Hình thức này chỉ thích hợp với các doanh nghiệp có quy mô lớn, như: Tổng công ty, tập đoàn kinh tế,
- Mô hình hỗn hợp: Là hình thức kết hợp hai hình thức nêu trên như: Tổ chức bộ phận kế toán quản trị chi phí giá thành riêng, còn các nội dung khác thì theo hình thức kết hợp
Trang 39KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong chương 1 đã trình bày các cơ sở lý luận về vai trò và bản chất của
kế toán quản trị chi phí, phân loại chi phí, dự toán chi phí sản xuất, định mức chi phí sản xuất, phương pháp xác định giá thành sản phẩm, phân tích biến động chi phí nhằm tăng cường kiểm soát chi phí Đồng thời luận văn cũng trình bày việc tổ chức mô hình kế toán quản trị chi phí được áp dụng phù hợp theo từng loại hình doanh nghiệp Trên cơ sở lý luận này xây dựng nghiên cứu về thực trạng kế toán quản trị chi phí tại Công ty TNHH một thành viên Cảng Quy Nhơn
Trang 40CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ
TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN
CẢNG QUY NHƠN
2.1 ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CỦA CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN CẢNG QUY NHƠN
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
Tên: CÔNG TY TNHH MTV CẢNG QUY NHƠN
Cơ quan chủ quản : Cục Hàng Hải Việt Nam
Trong vùng quản lý hàng hải của : Cảng vụ Quy Nhơn
dỡ các lọai hàng hóa, container và hàng siêu trường, siêu trọng, đủ điều kiện tiếp nhận tàu đến 30.000 DWT
Cùng với những thay đổi quan trọng về cơ chế, Nhà nước đã quan tâm hơn việc đầu tư phát triển cho cơ sở hạ tầng nhằm đảm bảo khai thác hiệu quả tiềm năng của Cảng Trong kế hoạch 5 năm 1991 - 1995, để đảm bảo đủ năng lực sản xuất, Cảng Quy Nhơn được Nhà nước đầu tư xây dựng cầu cảng 10.000 DWT với số vốn trên 34 tỷ đồng Sự quan tâm đầu tư của Nhà nước và