1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Ước lượng chi phí của khoản nợ vay có rủi ro tại công ty quản lý tài sản quốc gia

84 256 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 84
Dung lượng 688,5 KB

Nội dung

Chương 2: Sự ra đời của Công ty Mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp-DATC và những vấn đề đặt ra cho DATC Chương 3: Ước lượng chi phí của khoản nợ có rủi ro Trong quá trình họ

Trang 1

MỤC LỤC

MỤC LỤC………1

CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT……… 3

LỜI MỞ ĐẦU……… 4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG MUA BÁN NỢ VÀ CÔNG TY QUẢN LÝ TÀI SẢN QUỐC GIA………….……… 6

1.THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VÀ CÁC CÁCH PHÂN LOẠI……….…… 6

1.1.Khái niệm chung về thị trường tài chính………6

1.2.Chức năng của thị trường tài chính 7

1.3.Cấu trúc của thị trường tài chính: 10

2 VAI TRÒ CỦA THỊ TRƯỜNG MUA BÁN NỢ 12

3 SỰ PHÁT TRIỂN CỦA THỊ TRƯỜNG MUA BÁN NỢ Ở VIỆT NAM 13

4 CÔNG TY QUẢN LÝ TÀI SẢN QUỐC GIA 14

4.1.Khái quát về công ty quản lý tài sản quốc gia 14

4.2.Hoạt động mua bán nợ của Công ty Quản lý Tài sản Quốc gia 21

CHƯƠNG 2: SỰ RA ĐỜI CỦA CÔNG TY MUA BÁN NỢ VÀ TÀI SẢN TỒN ĐỌNG CỦA DOANH NGHIỆP (DATC) VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CHO DATC……… 31

1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH CÔNG TY MUA BÁN NỢ VÀ TÀI SẢN TỒN ĐỌNG CỦA DOANH NGHIỆP 31

2.TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG MUA BÁN NỢ TẠI CÔNG TY 34

3 THÀNH TỰU ĐẠT ĐƯỢC VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CHO DATC .38

3.1 Thành tựu đạt được 38

3.2 Những vấn đề đặt ra cho DATC 40

CHƯƠNG 3: ƯỚC LƯỢNG CHI PHÍ CỦA KHOẢN CÓ RỦI RO…… … 43

Trang 2

1.1 Rủi ro là gì 43

1.2 Chi phí vốn 44

2 MÔ HÌNH XÁC ĐỊNH CHI PHÍ VỐN VAY CÓ RỦI RO THEO MÔ HÌNH ĐỊNH GIÁ QUYỀN CHỌN BLACK SCHOLES (OPM) 45

2.1 Các giả thiết của mô hình 45

2.2 Các vị thế 45

2.3 Mối quan hệ giữa mô hình CAPM và OPM 46

2.4 Mô hình ước lượng chi phí của khoản nợ có rủi ro OPM 53

3 PHƯƠNG PHÁP ƯỚC LƯỢNG CHI PHÍ VỐN VAY CÓ RỦI RO ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM 53

3.1 Ước lượng lợi suất kỳ vọng của thị trường E(Rm) 54

3.2 Ước lượng hệ số rủi ro β 57

3.3 Ước lượng chi phí vốn chủ sở hữu trong trường hợp doan nghiệp không sử dụng đòn cân nợ ρ và phương sai của tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản б.59 4 ÁP DỤNG VIỆC XÁC ĐỊNH CHI PHÍ VỐN VAY CÓ RỦI RO CHO CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN HÀNG XUẤT KHẨU LONG AN 60

4.1 Một số quan sát tổng quan về chuỗi lợi suất của giá cổ phiếu LAF 60

4.2 Áp dụng tính toán dựa trên mô hình OPM……… …….….74

5 KIẾN NGHỊ VIỆC ÁP DỤNG XÁC ĐỊNH CHI PHÍ VỐN VAY TRONG HOẠT ĐỘNG XỬ LÝ NỢ CỦA DATC……… ………… 77

KẾT LUẬN……… ………79

PHỤ LỤC……… ………… 80

Trang 3

CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT

 AMC Công ty Quản lý Tài sản

 KAMCO Công ty Quản lý Tài sản Hàn Quốc

 S = Giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu

 B = Giá trị thị trường của nợ

 D = Giá trị sổ sách của nợ

 V = Hiện giá của một doanh nghiệp

 tC = Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp

 ks = chi phí (hay suất sinh lợi kỳ vọng) vốn chủ sở hữu trong trường hợp

có vay nợ

 ρ = suất sinh lợi vốn chủ sở hữu trong trường hợp không vay nợ

 kb = Chi phí (hay suất sinh lợi kỳ vọng) nợ vay

 WACC = Chi phí vốn bình quân có trọng số

 Rf = tỷ lệ lãi suất phi rủi ro

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Ngày nay, thị trường mua bán nợ ở hầu hết các quốc gia trên thế giới đềurất phát triển, ngay ở các thị trường mới như Châu Á thì sự phát triển của thịtrường mua bán nợ cũng đang diễn ra mạnh mẽ Tại Hàn Quốc, có Công ty Quản

lý tài sản KAMCO, tại Trung Quốc có bốn AMC hoạt động sôi nổi trên thịtrường, tại Thái Lan,…

Tại Việt Nam, thị trường mua bán nợ đang trong những bước đầu hìnhthành và phát triển Trên thị trường hiện nay, tình trạng nợ xấu, nợ tồn đọng, tạicác Ngân hàng và các doanh nghiệp khác chiếm tỷ trọng tương đối lớn Điều nàylàm cho tình hình tài chính của các Công ty ngày càng xấu đi Mặt khác, cácngân hàng hay bản thân các doanh nghiệp cũng không có đủ công cụ pháp lýcũng như khả năng để giải quyết tình trạng này Bởi lẽ đó việc ra đời các địnhchế tài chính để thực hiện các công việc này là hết sức cần thiết Sự ra đời củacác Công ty Quản lý Tài sản (AMC) nói chung và sự ra đời của Công ty Muabán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp (DATC) nói riêng không nằm ngoàiyêu cầu khách quan đó

Để thay cho các doanh nghiệp nói chung và các Ngân hàng Thương mạinói riêng, các định chế tài chính nói trên phải có một khả năng xử lý cũng như cótrong tay đầy đủ các công cụ thực hiện giải quyết vấn đề liên quan tới các khoản

nợ Thế nhưng một thực trạng rõ ràng hiện nay đó là thị trường mua bán nợ ởnước ta còn non trẻ, việc xác định giá trị khoản nợ vẫn là lĩnh vực chưa đượcnhiều người quan tâm, những bước thực hiện còn chưa khoa học,vậy thì đâu sẽ là

cơ sở cho các AMC hoạt động?

Đề tài “Ước lượng chi phí của khoản nợ vay có rủi ro” được nghiên cứu

để đáp ứng phần nào nhu cầu thực tiễn trên

Trang 5

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục bảng biểu và thuật ngữ viếttắt, danh sách tài liệu tham khảo, chuyên đề bao gồm ba chương với nội dungsau:

Chương 1: Tổng quan về thị trường mua bán nợ và Công ty Quản lý

Tài sản Quốc gia.

Chương 2: Sự ra đời của Công ty Mua bán nợ và tài sản tồn đọng của

doanh nghiệp-DATC và những vấn đề đặt ra cho DATC

Chương 3: Ước lượng chi phí của khoản nợ có rủi ro

Trong quá trình học tập tại trường kết hợp với thời gian thực tập tại Công

ty Mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp DATC, được sự giúp đỡ hếtsức tận tình của các thầy cô và của công ty nói chung, Phòng Pháp chế nói riêng,

em đã hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp này, và bước đầu tiếp cận với thịtrường mua bán nợ Việt Nam

Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc, tập thể nhân viên toàn Công ty

và Th.S Trần Chung Thuỷ cùng các thầy cô giáo khoa Toán Kinh Tế đã tận tìnhgiúp đỡ em trong quá trình nghiên cứu lựa chọn đề tài, xác định hướng nghiêncứu, sửa chữa, nâng cao kiến thức cho bản thân trong quá trình hoàn thiện báocáo thực tập chuyên đề này

Mặc dù vậy, do còn có những hạn chế nhất định trong kiến thức và kinhnghiệm thực tiễn nên chuyên đề thực tập tốt nghiệp của em không tránh khỏinhững thiếu sót Vì vậy em mong được sự thông cảm và đóng góp ý kiến của cácthầy cô cùng toàn thể bạn đọc để em có thể nâng cao lý luận và kiến thức thựctiễn

Trang 6

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG MUA BÁN NỢ VÀ CÔNG TY QUẢN LÝ TÀI SẢN QUỐC GIA

1.THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VÀ CÁC CÁCH PHÂN LOẠI

1.1.Khái niệm chung về thị trường tài chính

Nhu cầu về vốn để tiến hành đầu tư và các nguồn tiết kiệm có thể phátsinh từ các chủ thể khác nhau trong nền kinh tế Trong đó, thường xảy ra tìnhhuống thiếu vốn, trái lại những người có vốn nhàn rỗi lại không có cơ hội đầu tưhoặc không biết đầu tư vào đâu Từ đó hình thành nên một cơ chế chuyển đổi từtiết kiệm sang đầu tư Cơ chế đó được thực hiện và điều chỉnh trong khuôn khổmột thị trường đó là thị trường tài chính Trên thị trường tài chính, những ngườithiếu vốn huy động vốn bằng cách phát hành ra các công cụ tài chính như cổphiếu, trái phiếu,… Những người có vốn dư thừa, thay vì trực tiếp đầu tư vàomáy móc thiết bị, nhà xưởng để sản xuất hàng hoá hay cung cấp dịch vụ, sẽ đầu

tư (mua) các công cụ tài chính được phát hành bởi những người cần huy độngvốn

Vậy, thị trường tài chính là nơi diễn ra sự chuyển vốn từ những người dưthừa vốn tới những người thiếu vốn Thị trường tài chính cũng có thể được địnhnghĩa là nơi phát hành, mua bán, trao đổi và chuyển nhượng các công cụ tàichính theo các quy tắc, luật lệ đã được ấn định

Trong nền kinh tế thị trường, sự tồn tại và phát triển của thị trường tàichính là tất yếu khách quan Hoạt động trên thị trường tài chính có những tácđộng, hiệu ứng trực tiếp tới hiệu quả đầu tư của các cá nhân của các doanhnghiệp và hành vi của người tiêu dùng, và tới động thái chung của toàn bộ nềnkinh tế

Trang 7

1.2.Chức năng của thị trường tài chính

- Huy động và dẫn vốn từ nơi thừa vốn sang nơi thiếu vốn

Thị trường tài chính có chức năng cơ bản là dẫn vốn từ những người dưthừa vốn sang những người cần vốn Với những người dư thừa vốn, thu nhập lớnhơn chi tiêu, những người này có thể là Chính phủ, các tổ chức hoặc cá nhân.Trong khi đó, do chi tiêu lớn hơn thu nhập, Chính phủ, các tổ chức cá nhân kháclại cần vốn Sự chuyển dịch vốn này được thực hiện theo sơ đồ sau:

Sơ đồ 1.1 : Chức năng dẫn chuyển vốn của thị trường tài chính

Qua sơ đồ trên ta thấy, sự chuyển dịch vốn được thực hiện qua hai conđường, tài trợ trực tiếp và tài trợ gián tiếp Trong tài trợ trực tiếp, những ngườicần vốn huy động trực tiếp từ những người có vốn bằng cách bán các chứngkhoán cho họ Các chứng khoán này là các công cụ tài chính, nó cung cấp cácquyền yêu cầu về thu nhập và tài sản và các quyền khác cho chủ sở hữu đối vớingười phát hành.các chứng khoán được mua bán rộng rãi trên thị trường cấp một

Thị trường tài chính

Các trung gian tài chính

Trang 8

và thị trường cấp hai Cách thức thứ hai để dẫn vốn là tài trợ gián tiếp thông quacác trung gian tài chính Các trung gian tài chính như các ngân hàng, các tổ chứctín dụng, các tổ chức bảo hiểm và các trung gian tài chính khác có vai trò cực kỳquan trọng trong việc tích tụ, tập trung và phân phối vốn trong nền kinh tế, đồngthời các tổ chức này cũng có vai trò quan trọng trong việc cấp vốn và hỗ trợ chodòng tài chính trực tiếp như thông qua các hoạt động: đại lý, bảo lãnh, thanh toánv.v

Như vậy thông qua việc dẫn chuyển vốn , thị trường tài chính có vai tròquan trọng trong việc tích tụ, tập trung và phân phối vốn trong nền kinh tế, trên

cơ sở đó làm tăng năng suất và hiệu quả của toàn bộ nền kinh tế Thị trường tàichính trực tiếp cải thiện mức sống cho cả những ngưòi có vốn và những ngườicần vốn

- Xác định giá cả của các tài sản tài chính

Thông qua quan hệ giữa người mua và người bán (quan hệ cung cầu trênthị trường) giá cả của các tài sản tài chính được xác định, hay nói cách khác, lợitức yêu cầu của tài sản tài chính được xác định Vì vậy, thị trường tài chính lànơi hình thành nên giá cả của các tài sản tài chính – các “hàng hoá” trên thịtrường

-Tạo tính thanh khoản cho tài sản tài chính

Thị trường tài chính cung cấp một cơ chế để các nhà đầu tư có thể trao đổi,mua bán các tài sản tài chính của mình trên thị trường thứ cấp, như vậy thịtrường tài chính tạo ra tính thanh khoản cho các tài sản tài chính Nếu thiếu tínhthanh khoản, người đầu tư sẽ buộc phải nắm giữ các công cụ nợ cho đến khicông ty phá sản hoặc giải thể phải thanh lý tài sản

Mức độ thanh khoản của các thị trường tài chính là khác nhau, nó phụthuộc vào sự phát triển của thị trường

Trang 9

-Giảm thiểu các chi phí cho các chủ thể tham gia trên thị trường

Để cho các giao dịch có thể diễn ra, những người mua và những người báncần phải bỏ ra các chi phí như chi phí tìm kiếm đối tác và tìm kiếm thông tintrong quá trình trước, trong và sau khi diễn ra các quyết định đầu tư Nhờ tínhtập trung, các thông tin phục vụ quá trình đầu tư được cung cấp đầy đủ, chínhxác và nhanh chóng trên thị trường tài chính, từ đó cho phép giảm thiểu chi phíđối với mỗi bên tham gia giao dịch và góp phần tăng hiệu quả đối với các chủthể trên thị trường cũng như đối với toàn bộ nền kinh tế

-Khuyến khích cạnh tranh và tăng hiệu quả kinh doanh

Thị trường tài chính là thị trường định giá các công cụ tài chính, vì vậy, sẽkhuyến khích quá trình phân phối vốn một cách có hiệu quả, góp phần tăng tínhcạnh tranh giữa các doanh nghiệp và từ đó đặt ra cho các doanh nghiệp phải tănghiệu quả kình doanh để có thể tồn tại và phát triển

-Ổn định và điều hoà lưu thông tiền tệ

Thị trường tài chính có một chức năng quan trọng đó là ổn định và điềuhoà lưu thông tiền tệ, đảm bảo cho sự phát triển lành mạnh của nền kinh tế

Chức năng này được thể hiện thông qua mua bán các trái phiếu, tín phiếu

và các giấy tờ có giá khác của Ngân hang trung ương trên thị trường tài chính vàthị trường tiền tệ Thông qua đó Chính phủ có thể huy động được nguồn vốn lớn

để bù đắp thâm hụt ngân sách và kiểm soát lạm phát Ngoài ra, Ngân hàng Trungương cũng có thể mua bán ngoại tệ trên thị trương ngoại hối để điều chỉnh lượngcung và cầu ngoại tề nhằm giúp Chính phủ ổn định tỷ giá hối đoái

Như vậy, thị trường tài chính có chức năng hết sức quan trọng khôngnhững đối với nền kinh tế mà cả đối với từng cá nhân, tổ chức kinh tế Thịtrường tài chính tạo điều kiện cho phép vốn được chuyển từ người nhàn rỗi và

Trang 10

sản xuất, giúp nâng cao năng suất và hiệu quả của toàn bộ nền kinh tế Ngoài rathị trường tài chính cũng trực tiếp cải thiện mức sống của người tiêu dùng bằngcách giúp họ chọn thời điểm mua sắm tốt hơn Thị trường tài chính hoạt độnghiệu quả sẽ trực tiếp cải thiện đời sống kinh tế xã hội.

1.3.Cấu trúc của thị trường tài chính:

Căn cứ vào các tiêu thức khác nhau, người ta phân loại thị trường tài chínhthành các thị trường bộ phận

* Thị trường nợ và thị trường vốn cổ phần:

Căn cứ vào phương thức huy động vốn của tổ chức phát hành, thị trườngtài chính được phân thành thị trường vốn cổ phần và thị trường nợ

Thị trường vốn cổ phần là nơi mua bán các cổ phiếu, giấy xác nhận cổ

phần đóng góp của cổ đông Cổ đông là chủ sở hữư của công ty và phải chịutrách nhiệm trong phần đóng góp của mình Cổ phiếu sẽ cho phép họ có quyềnyêu cầu đối với lợi nhuận sau thuế của công ty cũng như đối với tài sản của công

ty Cổ phiếu là vô thời hạn vì chúng không xác định cụ thể ngày mãn hạn Người

sở hữu cổ phiếu chỉ có thể lấy lại tiền bằng cách bán lại cổ phiếu đó trên thịtrường thứ cấp hoặc khi công ty tuyên bố phá sản

Khác với thị trường vốn cổ phần, thị trường nợ là thị trường mà tại đó

mua bán các công cụ nợ Thực chất của việc phát hành các công cụ nợ này là nhàphát hành đứng ra đi vay theo phương thức có hoàn trả cả gốc và lãi Nguời chovay không chịu bất cứ trách nhiệm nào về kết quả hoạt động sử dụng vốn củangười vay, và trong mọi trường hợp nhà phát hành phải có trách nhiệm hoàn trảtheo các cam kết đã được xác định trong hợp đồng vay Các công cụ nợ có thờihạn xác định, có thể là ngắn hạn, trung hạn hay dài hạn Tín phiếu và trái phiếu

là hai ví dụ điển hình của các công cụ nợ

* Thị trường tiền tệ và thị trường vốn

Trang 11

Căn cứ vào thời hạn luân chuyển của vốn, thị trường tài chính được chiathành thị trường tiền tệ và thị trường vốn.

Thị trường tiền tệ là thị trường tài chính trong đó các công cụ nợ ngắn hạn

(kỳ hạn dưới một năm) được mua bán, còn thị trường vốn là thị trường giao

dịch, mua bán các công cụ nợ trung và dài hạn (gồm các công cụ vay nợ dài hạn

và cổ phiếu) Vốn ngắn hạn chủ yếu do các ngân hàng cung cấp còn thị trườngchứng khoán là đặc trưng cơ bản của thị trường vốn

Các hàng hóa trên thị trường tiền tệ có đặc điểm là thời gian đáo hạn ngắnhạn nên có tính lỏng cao, độ rủi ro thấp và ổn định Thị trường tiền tệ bao gồmthị trường liên ngân hàng, thị trường tín dụng, thị trường ngoại hối

* Thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp

Căn cứ vào tính chất của việc phát hành các công cụ tài chính, thị trườngtài chính được chia thành thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp

Thị trường sơ cấp (hay còn gọi là thị trường phát hành) là thị trường trong

đó các công cụ tài chính được mua bán lần đầu tiên

Thị trường sơ cấp ít quen thuộc đối với công chúng đầu tư vì việc bánchứng khoán tới người mua đầu tiên được tiến hành theo những phương thức vàđặc thù riêng, thông thường chỉ giới hạn ở một số thành viên nhất định

Thị trường thứ cấp: thị trường thứ cấp là thị trường giao dịch các công cụ

tài chính sau khi chúng được phát hành trên thị trường sơ cấp Thị trường thứ cấpcòn được gọi là thị trường cấp hai

Hoạt động trên thị trường thứ cấp diễn ra trong phạm vi rộng hơn với tổngmức lưu chuyển vốn lớn hơn nhiều so với thị trường sơ cấp Tuy nhiên việc muabán chứng khoán trên thị trường này không làm thay đổi nguồn vốn của tổ chứcphát hành mà thực chất chỉ là quá trình chuyển vốn từ chủ thể này sang chủ thể

Trang 12

khác hay nói cách khác trên thị trường thứ cấp diễn ra việc trao đổi, mua bán các

“quyền sở hữu công cụ tài chính”

Thị trường thứ cấp làm cho các công cụ tài chính có tính lỏng và tính sinhlợi cao hơn và do đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát hành trên thị trường sơcấp Vì vậy, có thể nói thị trường thứ cấp là động lực thúc đẩy sự phát triển củathị trường sơ cấp

Mối quan hệ giữa thị trường sơ cấp và thứ cấp là mối quan hệ nội tại, hữư

cơ và biện chứng Thị trường sơ cấp đóng vai trò là cơ sở, tiền đề cho thị trườngthứ cấp và ngược lại thị trường thứ cấp đóng vai trò là động lực thúc đẩy thịtrường sơ cấp phát triển

2 VAI TRÒ CỦA THỊ TRƯỜNG MUA BÁN NỢ.

Là một bộ phận nằm trong thị trường tài chính, thị trường mua bán nợcũng mang đầy đủ vai trò của thị trường tài chính nói chung Bên cạnh đó, thịtrường mua bán nợ cũng có vai trò nổi bật, cụ thể là:

Thị trường mua bán nợ giúp tình hình tài chính các doanh nghiệp trở nênlành mạnh hơn

Trước hết là đối với các Ngân hàng Thương mại Như ta đã biết hiện naycác khoản nợ xấu ở các Ngân hàng Thương mại là một con số không nhỏ Theobáo cáo thực hiện phân loại nợ của các Ngân hàng Thương mại đến 31/12/2005,

tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của khối Ngân hàng Thương mại cổ phần dưới 2%,của khối Ngân hàng Thương mại quốc doanh bình quân là 5,4% Ít ai tin vào sốliệu này Theo ước tính của IMF, tỷ lệ nợ xấu là 15%, nợ xấu trong và ngoàibảng của khối ngân hàng quốc doanh khoảng 6,2 tỷ USD, tức hơn 13%GDP cảnước.Nó đã và đang ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động kinh doanh tại hệthống các Ngân hàng Một khi các khoản nợ xấu, nợ khó đòi được xử lý thì hệ

Trang 13

thống tài chính trong các Ngân hàng trở nên liền mạch, từ đó tạo uy tín cũng nhưsức mạnh trong kinh doanh.

Còn đối với một doanh nghiệp nói chung, thông qua thị trường mua bán

nợ, các doanh nghiệp có thể mua, bán các khoản nợ để từ đó tiến hành tái cơ cấu,

tổ chức lại công ty để thu lợi nhuận, hoặc tiến hành cổ phần hoá doanh nghiệphoà nhập với xu thế phát triển chung hiện nay

3 SỰ PHÁT TRIỂN CỦA THỊ TRƯỜNG MUA BÁN NỢ Ở VIỆT NAM

Trong vài năm trở lại đây, thị trường tài chính phát triển mạnh mẽ , cónhiều đóng góp to lớn cho sự tăng trưởng của nền kinh tế của nước ta Tuy vậytrong sự đóng góp đó thì thị trường mua bán nợ lại không chiếm tỷ lệ cao Nhiềungười đã nhận định rằng thị trường mua bán nợ ở Việt Nam vẫn là “thị trường bị

bỏ ngỏ”

Các công ty quản lý nợ và khai thác tài sản ra đời năm 2001, nhằm mụcđích xử lý, mua bán nợ quá hạn ngân hàng Nhưng nó đã bị “quên” cho một cơchế hoạt động mà vẫn chỉ chịu điều chỉnh theo Luật Doanh nghiệp, nên không đủ

để hoạt động

Hiện bốn ngân hàng quốc doanh và vài ngân hàng thương mại cổ phần đãthành lập công ty quản lý nợ và khai thác tài sản Vì chưa có một hành lang pháp

lý cho hoạt động mua bán nợ, hoạt động của các công ty quản lý nợ còn đơn giản

và nội bộ Có nhiều biện pháp để xử lý nợ, như bán tài sản bảo đảm, tái cơ cấucông ty, chứng khoán hoá, phá sản công ty Nhưng hiện nay phần lớn công tyquản lý nợ vẫn chỉ cách làm truyền thống là xử lý tài sản đảm bảo; không thu hồiđược thì khởi kiện

Môi trường pháp lý của Việt Nam chưa hỗ trợ đầy đủ cho ngân hàng chủđộng xử lý tài sản đảm bảo mà không có sự can thiệp của toà án Từ lúc khởi

Trang 14

kiện đến cưỡng chế, một vụ ít nhất mất hai năm, trung bình mất tám đến chinnăm

Thêm vào đó, thị trường mua bán nợ chưa có người mua lại nợ Theo ôngDominic Scriven, giám đốc công ty quản lý quỹ Dragon Capital, quỹ của ôngvẫn đang đứng ngoài quan sát Vì hệ thống pháp lý chưa hỗ trợ đầy đủ cho thịtrường nợ “Nợ của ngân hàng mà ngân hàng còn không đòi được, làm sao ngườikhác dám mua?”

Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, thì thị trường mua bán nợ đang dần cónhững bước phát triển mới Thị trường nợ đựợc nhận định là thu hút các quỹnước ngoài Việt Nam được đánh giá là một trong những thị trường nổi bật nhấtChâu Á đang thu hút các quỹ trái phiếu toàn cầu vì tỷ lệ tăng trưởng ngày mộttăng cũng như mức định giá tín nhiệm ngày một cao hơn ( hiện nay hạn mức tínnhiệm nợ vay dài hạn của Việt Nam theo đánh giá của Moody’s là Ba2 )

Trong xu thế hội nhập kinh tế hiện nay, đặc biệt là trong năm nay nước ta

đã chính thức gia nhập tổ chức kinh tế thế giới WTO, thì đây sẽ là một điều kiện

có tính chất đòn bẩy để thị trường mua bán nợ bước sang một giai đoạn pháttriển mới đầy triển vọng

4 CÔNG TY QUẢN LÝ TÀI SẢN QUỐC GIA

4.1.Khái quát về công ty quản lý tài sản quốc gia

4.1.1 Sự cần thiết thành lập công ty quản lý tài sản Quốc gia

Trong quá trình hoạt động sản xuất – kinh doanh, các doanh nghiệp khôngthể tránh khỏi việc phát sinh các khoản nợ Doanh nghiệp có thể là chủ thể vay

nợ hoặc cũng có thể là chủ thể cho vay (chủ nợ) các đối tượng như Chính phủ,các tổ chức tín dụng, các doanh nghiệp khác, người lao động…Việc thanh toáncác khoản nợ đúng thời hạn là một yêu cầu rất cần thiết.Tuy nhiên trên thực tế,

Trang 15

do cả những yếu tố chu quan và khách quan, có những khoản nợ không đượcthanh toán đúng thời điểm Điều đó làm phát sinh những khoản nợ đọng và nó sẽảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của nền kinh tế Nợ tồn đọng sẽ gây mấtkhả năng thanh toán của các doanh nghiệp Ngoài ra nợ tồn đọng kéo dài cònlàm giảm khả năng cạnh tranh, khả năng hội nhập khu vực và quốc tế của cácdoanh nghiệp Khi có một sự đổ vỡ của một doanh nghiệp, nhất là đối với một tổchức tín dụng, sẽ kéo theo sự đổ vỡ có tính dây chuyền Do đó việc tìm ra nhữnggiải pháp làm giảm những khoản nợ tồn đọng trong nền kinh tế là rất quan trọng.

Một trong những giải pháp mà các nhà quản lý áp dụng là việc thành lập Công

ty Quản lý Tài sản Quốc gia.

Công ty Quản lý Tài sản Quốc gia xét một cách tổng thể cũng là mộtdoanh nghiệp Do đó để hiểu rõ hơn về Công ty Quản lý Tài sản Quốc gia, trướctiên cần hiểu rõ khái niệm và đặc điểm của doanh nghiệp

Doanh nghiệp là chủ thể kinh tế độc lập, có tư cách pháp nhân, hoạt độngkinh doanh trên thị trường nhằm làm tăng giá trị của chủ sở hữu Doanh nghiệp

có ý nghĩa rất quan trọng đối với nền kinh tế - đó chính là các tế bào tạo nên nềnkinh tế của một quốc gia Ở Việt Nam, theo Luật Doanh nghiệp: “Doanh nghiệp

là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng

ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạtđộng kinh doanh”

Trên thực tế,các doanh nghiệp tồn tại rất đa dạng, chúng có thể được phân loại theo nhiều cách khác nhau tuỳ vào tiêu chí dùng để phân loại Sau đây làmột số tiêu chí phân loại chủ yếu:

Phân loại theo hình thức sở hữu doanh nghiệp: Nếu lấy tiêu chí hình thức

sở hữu doanh nghiệp để phân loại thì có một số loại doanh nghiệp chính như sau:

Doanh nghiệp thuộc sở hữu Nhà nước

Trang 16

 Doanh nghiệp thuộc sở hữu của các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội

 Doanh nghiệp thuộc sở hữu tập thể

 Doanh nghiệp thuộc sở hữu tư nhân

 Doanh nghiệp thuộc sở hữu hỗn hợp

Phân loại theo tính chịu trách nhiệm: Việc phân loại theo tiêu chí này để

nhận biết xem giới hạn chịu trách nhiệm của doanh nghiệp đến đâu đối với cáckhoản nợ của doanh nghiệp Theo tiêu chí này, doanh nghiệp được chia làm hailoại:

 Doanh nghiệp chịu trách nhiệm vô hạn

 Doanh nghiệp chịu trách nhiệm hữu hạn

Phân loại theo tư cách pháp lý của doanh nghiệp:

 Doanh nghiệp có tư cách pháp nhân

 Doanh nghiệp không có tư cách pháp nhân

Ở Việt Nam, các doanh nghiệp thường được phân loại một cách cụ thểtheo sở hữu và mô hình hoạt động, bao gồm:

 Doanh nghiệp Nhà nước

 Công ty cổ phần

 Công ty trách nhiệm hữu hạn

 Công ty hợp danh

 Công ty liên doanh và 100% vốn nước ngoài

 Doanh nghiệp tư nhân

Công ty Quản lý Tài sản Quốc gia là một doanh nghiệp đặc biệt chuyên

hoạt động trong lĩnh vực mua bán, xử lý nợ và tài sản tồn đọng trong nền kinh tế

Trang 17

Công ty Quản lý Tài sản Quốc gia là doanh nghiệp chịu trách nhiệm hữu hạn, có

tư cách pháp nhân và thuộc sở hữu của Nhà nước Công ty Quản lý Tài sản Quốcgia cũng có đặc điểm của một doanh nghiệp:

Thứ nhất, Công ty là một tổ chức kinh tế Trong đời sống xã hội, có rất nhiều

tổ chức khác nhau, chúng được hình thành dựa trên cơ sở có sự liên kết của cácthành viên trong tổ chức.Tổ chức được hình thành bao giờ cũng vì những mụcđích nhất định Đối với tổ chức kinh tế, mục đích chính của nó là tiến hành kinhdoanh để có lợi nhuận

Thứ hai, Công ty có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định Đặcđiểm này thể hiện tư cách chủ thể của doanh nghiệp khi tham gia vào các quan

hệ pháp luật một cách độc lập

Thứ ba, Công ty được đăng ký kinh doanh theo quy định của Pháp luật Đây

là dấu hiệu quan trọng thể hiện việc tham gia của doanh nghiệp trên thươngtrường là hợp pháp và được Nhà nước bảo hộ

Thứ tư, Công ty được thành lập với mục đích để tiến hành các hoạt động kinhdoanh Đây là đặc điểm để có thể phân biệt Công ty Quản lý Tài sản Quốc giavới các doanh nghiệp khác Ngoài mục tiêu lợi nhuận, Công ty Quản lý Tài sảnQuốc gia còn có một mục tiêu rất quan trọng là xử lý các khoản nợ và tài sản tồnđọng trong nền kinh tế Do đó các Công ty Quản lý Tài sản Quốc gia phải làDoanh nghiệp Nhà nước, do Chính phủ hoặc Bộ Tài chính lập ra

Một số mô hình Công ty Quản lý Tài sản Quốc gia trong khu vực Châu Á

* Hàn Quốc: Hàn Quốc là quốc gia Châu Á đi đầu trong việc thành lập công

ty chuyên về xử lý nợ và tài sản tồn đọng Công ty Quản lý Tài sản Hàn Quốc(KAMCO) được thành lập theo luật “Bán hiệu quả các tài sản tồn đọng của các

tổ chức tài chính và thành lập Công ty Quản lý Tài sản Hàn Quốc” năm1997.KAMCO được thành lập nhằm thúc đẩy việc xử lý tài sản tồn đọng do các tổ

Trang 18

chức tài chính nắm giữ , và hỗ trợ có hiệu quả quá trình bình thường hoá quản lýcủa các doanh nghiệp có dấu hiệu khó khăn về thanh toán KAMCO hoạt độngdưới sự điều hành của Ban quản trị và quản lý của Ban Giám đốc Vốn điều lệcủa KAMCO là 1 nghìn tỷ won.

Hoạt động của KAMCO có một số đặc điểm là:

Thứ nhất, KAMCO đóng vai trò như một “bệnh viện” của các doanhnghiệp gặp khó khăn về tài chính, lựa chọn hợp lý các doanh nghiệp để khôiphục bằng việc nỗ lực liên tục triển khai các nhiệm vụ, phát huy chuyên môn,phát triển nguồn nhân lực và giám sát chặt chẽ việc quản lý kết quả thực hiệnnhằm ngăn chặn không cho các doanh nghiệp đã được khôi phục rơi vào tìnhtrạng khó khăn một lần nữa

Thứ hai, KAMCO hợp tác với một số tổ chức hữu quan để tích cực khôiphục và thúc đẩy thực hiện những vấn đề các bên cùng quan tâm như nhữngngoại lệ trong đấu giá toà án hoặc phát hành chứng khoán có tài sản đảm bảo chocác doanh nghiệp có khả năng phục hồi

Thứ ba, các doanh nghiệp được khôi phục được xoá tên trong danh sáchcác giao dịch xấu để có thể hoạt động bình đẳng cới các tổ chức tài chính.KAMCO đã lập kế hoạch xoá tên họ trong các giao dịch xấu thông qua hợp tácvới các tổ chức hữu quan khi các doanh nghiệp được không phục thanh toán trên20% số nợ

*Trung Quốc: Sự tác động của các nguyên nhân: chính sách tín dụng của

Chính phủ Trung Quốc dẫn đến các khoản vay không hiệu quả đối với doanhnghiệp Nhà nước; các doanh nghiệp Nhà nước mất khả năng cạnh tranh ngàycàng thua lỗ; sự kém hiệu quả của các Ngân hàng thương mại…đã làm cho khốilượng nợ tồn đọng của Trung Quốc tăng đột biến Theo số liệu của Thống đốcNgân hàng Nhân dân Trung Hoa công bố tháng 3/1998, tổng khối lượng nợ tồn

Trang 19

đọng trong nền kinh tế của Trung Quốc đã là 1.873 nghìn tỷ Nhân dân tệ (228 tỷUSD), bằng 25% tổng khối lượng nợ Trước tình hình đó năm 1999 Trung Quốc

đã thành lập 4 Công ty Quản lý Tài sản Quốc gia (AMC), hoạt động dưới sựgiám sát của Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhân dân Trung Hoa Bốn AMC củaTrung Quốc sẽ hoạt động trong vòng 10 năm, có số vốn đăng ký là 10 tỷ nhândân tệ trên một Công ty Phương pháp xử lý nợ của các AMC của Trung Quốc làthu nợ trực tiếp, chuyển nợ thành vốn cổ phần, phát hành chứng khoán, mua vàtiếp nhận, cơ cấu lại thời hạn nợ,… Tính đến tháng 6/2001, tổng khối lượng nợtồn đọng mà bốn AMC đã mua là 168,6 tỷ USD , đã chuyển nợ thành cổ phần41,12 tỷ USD Nguồn tài chính của bốn AMC này là từ phát hành trái phiếu thờihạn 10 năm do Bộ Tài chính bảo lãnh

Ngân hàngTrung Hoa

Ngân hàngXây dựngKhối lượng

Chuyển nợ

Bảng 1.1: Khối lượng Nợ tồn đọng đã mua và chuyển thành cổ phần của bốn

AMC Trung Quốc

(Nguồn: Báo cáo hàng năm của bốn AMC Trung Quốc)

*Thái Lan: Sau cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1997, nợ tồn đọng đã bùng

nổ tại Thái Lan Theo thống kê tại thời điểm tháng 5/2000, khối lượng nợ tồnđọng của Thái Lan là 48,63 triệu USD Để xử lý khối lượng nợ tồn đọng này, Bộ

Trang 20

hoạt động là 10 tỷ bath Hoạt động chính của AMC là mua, quản lý, bán nợ vàtài sản tồn đọng AMC của Thái Lan sử dụng phương pháp xử lý nợ tồn đọngchủ yếu là cơ cấu thời hạn nợ, xoá, chuyển nợ thành cổ phần, bán nợ Ở TháiLan, AMC còn được giúp đỡ bởi Cơ quan Tái cơ cấu Tài chính ( có vốn là 500triệu bath) Mục đích hoạt động của Cơ quan Tái cơ cấu Tài chính là sáp nhập,tăng vốn, bảo lãnh nợ cho các tổ chức tài chính gặp khó khăn về trả nợ.

4.1.2.Vai trò và đặc điểm của Công ty Quản lý Tài sản Quốc gia

Nhìn chung, Công ty Quản lý Tài sản Quốc gia có một số vai trò chungnhư sau:

 Tạo công cụ thích hợp giúp doanh nghiệp xử lí các khoản nợ và tài sản tồnđọng

 Góp phần giải quyết những tồn tại về tài chính nhằm thúc đẩy nhanh quátrình sắp xếp, cổ phần hoá, giao, bán, khoán, và cho thuê doanh nghiệp

 Góp phần thúc đẩy tiến trình hình thành, phát triển của thị trường chứngkhoán, thị trường tài sản, thị trường vốn

 Tạo mô hình mẫu và định hướng cho việc hình thành, phát triển một sốhoạt động tài chính trung gian

4.1.3.Hoạt động của Công ty Quản lý Tài sản Quốc gia

Hoạt động chủ yếu của Công ty Quản lý Tài sản Quốc gia là mua, tiếpnhận các khoản nợ và tài sản tồn đọng; xử lý các khoản nợ và tài sản tồn đọng

Cụ thể là:

Thứ nhất, mua các khoản nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp (baogồm cả tài sản và quyền sử dụng đất được sử dụng để bảo đảm cho các khoảnvay nợ) bằng các hình thức: thoả thuận trực tiếp, đấu thầu, đấu giá hoặc theo chỉ

Trang 21

định Tiếp nhận để xử lý các khoản nợ và tài sản đã loại trừ không tính vào giátrị doanh nghiệp khi thực hiện chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp.

Thứ hai, xử lý các khoản nợ và tài sản đã mua, tiếp nhận thông qua cáchình thức như: Tổ chức đòi nợ; Bán các khoản nợ và tài sản bằng các hình thức:thoả thuận trực tiếp, đấu thầu, đấu giá; Sử dụng các khoản nợ, tài sản để đầu tưdưới các hình thức: góp vốn cổ phần, góp vốn liên doanh, hợp tác kinh doanhtheo quy định của Pháp luật; Bảo quản, sửa chữa, nâng cấp tài sản để bán, chothuê, đầu tư, tổ chức sản xuất kinh doanh, liên doanh khai thác tài sản

Ngoài ra, Công ty còn có thể thực hiện một số hoạt động khác như: Huyđộng vốn bằng hình thức phát hành trái phiếu để mua những khoản nợ có giá trịlớn, có tài sản đảm bảo; Sử dụng vốn để đầu tư bằng các hình thức mua cổ phiếu,trái phiếu, góp vốn liên doanh và các hình thức khác; Tư vấn, môi giới xử lý nợ

và tài sản tồn đọng; Kinh doanh các ngành nghề khác theo quy định của Phápluật

4.2.Hoạt động mua bán nợ của Công ty Quản lý Tài sản Quốc gia

4.2.1.Khái niệm và phân loại nợ

i Khái niệm về nợ

Trong quá trình hoạt động kinh doanh, các khoản nợ của doanh nghiệpthường phát sinh do quan hệ tín dụng ngân hàng, tín dụng thương mại và pháthành trái phiếu Trong hoạt động mua bán nợ, nợ được hiểu là một khoản tiền màkhách nợ phải có nghĩa vụ thanh toán với chủ nợ vào một thời điểm nhất định.Trong đó, khách nợ là các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức có nợ phải trả; còn chủ

nợ là các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức có nợ phải thu Một khoản nợ thườngđược xác định bởi các yếu tố: chủ nợ, khách nợ, giá trị khoản nợ, thời hạn thanhtoán( thời gian của khoản nợ), lãi suất, tài sản thế chấp…

Trang 22

Đối với Công ty Quản lý Tài sản Quốc gia, việc phân tích và phân loại cáckhoản nợ là rất quan trọng vì nó giúp Công ty có thể xác định được giá trị vàmức độ rủi ro của khoản nợ - những yếu tố liên quan trực tiếp đến doanh thu vàchi phí của Công ty.

ii Phân loại nợ

a Phân loại theo thời gian

Nợ ngắn hạn: Thời gian của khoản nợ được hiểu là khoảng thời gian từthời điểm phát sinh nghĩa vụ thanh toán đến thời điểm thanh toán khoản nợ đó.Thông thường những khoản nợ có thời gian dưới 12 tháng được coi là nợ ngắnhạn Nợ ngắn hạn thường phát sinh trong quan hệ thương mại và tín dụng

Nợ trung và dài hạn: là những khoản nợ có thời gian lớn hơn hoặc bằng 12tháng Nợ trung và dài hạn thường do phát hành trái phiếu hoặc tín dụng trung vàdài hạn

b Phân loại theo nguồn gốc phát sinh

Nợ các tổ chức tín dụng: là loại nợ phổ biến nhất trong nền kinh tế Trongquá trình hoạt động, các doanh nghiệp thường vay ngân hàng để bảo đảm nguồntài chính cho các hoạt động sản xuất – kinh doanh, đặc biệt là đảm bảo có đủ vốncho các dự án mở rộng hoặc đầu tư chiều sâu của doanh nghiệp

Nợ Chính phủ: thường bao gồm các khoản nợ như thuế, phí, lệ phí… củadoanh nghiệp đối với Chính phủ Những khoản nợ này thường không chiếm tỷtrọng lớn, không thuờng xuyên và thường là nợ ngắn hạn

Nợ các tổ chức khác: có thể bao gồm nợ doanh nghiệp khác, nợ người laođộng, các tổ chức nắm giữ trái phiếu của doanh nghiệp,… Phổ biến và chiếm tỷtrọng lớn nhất trong Nợ các tổ chức khác là nợ các doanh nghiệp khác hay còn

Trang 23

gọi là tín dụng thuơng mại Loại nợ này hình thành một cách tự nhiên trong quan

hệ mua bán chịu, mua bán trả chậm hay trả góp

c Phân loại theo tài sản đảm bảo

Nợ có tài sản đảm bảo: đa số các khoản nợ hiện nay trong kinh tế là nợ cótài sản đảm bảo Trong kinh doanh luôn luôn tiềm ẩn những rủi ro, do đó chủ thểcho vay thường yêu cầu chủ thể đi vay phải có tài sản đảm bảo Tài sản đảm bảo

có rất nhiều hình thức: Đảm bảo bằng hàng hoá trong kho, đảm bảo bằng tài sản

cố định, đảm bảo bằng chứng khoán,…

Nợ không có tài sản đảm bảo : Nợ không có tài sản đảm bảo thường rủi rohơn trong trường hợp chủ thể đi vay gặp rủi ro trong kinh doanh, mất khả năngthanh toán Do đó nợ không có tài sản đảm bảo thường chỉ trong trường hợp chủthể đi vay là khách hàng có uy tín, có quan hệ lâu năm hoặc có sự bảo lãnh củabên thứ ba

d Phân loại theo mức độ rủi ro của nợ

Căn cứ mức độ rủi ro của các khoản tín dụng cho vay đối với các kháchhàng là tổ chức kinh tế và cá nhân, Tổ chức Tín dụng thực hiện phân loại nợ theocác nhóm nợ phù hợp với các quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước vềphân loại nợ Theo Quyết định số 493/2004/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 củaThống đốc Ngân hàng Nhà nước, nợ bao gồm:

Trang 24

- Một phần các khoản nợ đã được cơ cấu lại thời hạn trả nợ trong hạn (theo quyđịnh tại khoản 2, Điều 6 Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN).

 Theo phương pháp phân loại tại Điều 7 Quyết định số NHNN, bao gồm: Các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là có khảnăng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn

493/2005/QĐ-d.2 Nợ nhóm 2: Nợ cần chú ý

Theo phương pháp phân loại tại Điều 6 Quyết định số NHNN, bao gồm:

493/2005/QĐ Các khoản nợ chưa được cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn dưới 90 ngày

- Các khoản nợ đã được cơ cấu lại thời hạn trả nợ trong hạn được phân loại vàonhóm 2 (theo Khoản 2, Điều 6 Quyết định 493/2005/QĐ -NHNN)

- Các khoản nợ được phân vào nhóm 2 do khách hàng có bất kỳ khoản nợ bịchuyển sang nhóm nợ có rủi ro cao hơn (theo quy định tại Khoản 3, Điều 6Quyết định 493/2005/QĐ -NHNN)

- Các khoản nợ được phân vào nhóm 2 do chất lượng của khoản nợ đó có dấuhiệu suy giảm (theo quy định tại khoản 4 Điều 6 Quyết định 493/2005/QĐ -NHNN)

Theo phương pháp phân loại tại Điều 7 Quyết định số NHNN, bao gồm:

493/2005/QĐ-Các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả

nợ gốc và lãi nhưng có dấu hiệu khách hàng suy giảm khả năng trả nợ

d.3 Nợ nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn

Theo phương pháp phân loại tại Điều 6 Quyết định số NHNN, bao gồm:

Trang 25

493/2005/QĐ Các khoản nợ chưa được cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn từ 90 ngày đếndưới 180 ngày.

- Các khoản nợ đã được cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn dưới 90 ngày theo thờihạn đã cơ cấu lại

- Các khoản nợ được phân vào nhóm 3 do khách hàng có bất kỳ khoản nợ bịchuyển sang nhóm nợ có rủi ro cao hơn (theo quy định tại Khoản 3, Điều 6Quyết định 493/2005/QĐ -NHNN)

- Các khoản nợ được phân vào nhóm 3 do chất lượng của khoản nợ đó có dấuhiệu suy giảm (theo quy định tại Khoản 4, Điều 6 Quyết định 493/2005/QĐ -NHNN)

Theo phương pháp phân loại tại Điều 7 Quyết định số NHNN, bao gồm:

493/2005/QĐ-Các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là không có khả năng thu hồi

nợ gốc và lãi khi đến hạn Các khoản nợ này được tổ chức tín dụng đánh giá là

có khả năng tổn thất một phần nợ gốc và lãi (đối với TCTD phân loại nợ theophương pháp quy định tại Điều 7 Quyết định 493/2005/QĐ -NHNN )

Trang 26

chuyển sang nhóm nợ có rủi ro cao hơn (theo quy định tại khoản 3 Điều 6 Quyếtđịnh 493/2005/QĐ -NHNN).

- Các khoản nợ được phân vào nhóm 4 do chất lượng của khoản nợ đó có dấuhiệu suy giảm (theo quy định tại khoản 4 Điều 6 Quyết định 493/2005/QĐ -NHNN)

Theo phương pháp phân loại tại Điều 7 Quyết định số NHNN, bao gồm:

493/2005/QĐ-Các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là khả năng tổn thất cao

d.5 Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn

Theo phương pháp phân loại tại Điều 6 Quyết định số NHNN, bao gồm:

493/2005/QĐ Các khoản nợ chưa được cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn trên 360 ngày

- Các khoản nợ đã được cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn trên 180 ngày theothời hạn đã được cơ cấu lại

- Các khoản nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý

- Các khoản nợ được phân vào nhóm 5 do khách hàng có bất kỳ khoản nợ bịchuyển sang nhóm nợ có rủi ro cao hơn (theo quy định tại khoản 3 Điều 6 Quyếtđịnh 493/2005/QĐ -NHNN)

- Các khoản nợ được phân vào nhóm 5 do chất lượng của khoản nợ đó có dấuhiệu suy giảm (theo quy định tại khoản 4 Điều 6 Quyết định 493/2005/QĐ -NHNN)

Theo phương pháp phân loại tại Điều 7 Quyết định số NHNN, bao gồm:

493/2005/QĐ-Các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là không còn khả năng thu hồi,mất vốn

Trang 27

4.2.2.Hoạt động mua bán nợ của Công ty Quản lý Tài sản Quốc gia

Trong số các hoạt động củ Công ty Quản lý Tài sản Quốc gia mua bán nợ

là một trong những hoạt động quan trọng và chủ yếu nhất

Mua nợ

Mua nợ và bán nợ là những hoạt động quan trọng và chủ yếu nhất của Công

ty Quản lý Tài sản Quốc gia.Nó ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu và chi phícủa Công ty

Hoạt động của Công ty Quản lý Tài sản Quốc gia được hiểu là việc Công tymua khoản nợ phải thu của chủ nợ Công ty Quản lý Tài sản Quốc gia sau khimua khoản nợ trở thành chủ nợ mới của khách nợ Hoạt động mua nợ ảnh hưởngtới chi phí của Công ty vì vịêc xác định khoản nợ mà Công ty mua có giá trị caohay thấp sẽ quyết định đến số tiền mà Công ty phải bỏ ra Do đó, đối với hoạtđộng mua nợ, việc thẩm định khoản nợ là vô cùng quan trọng

Việc định giá khoản nợ sẽ mua liên quan đến hai chủ thể trực tiếp của khoản

nợ là chủ nợ và khách nợ Thứ nhất là đối với chủ nợ, Công ty Quản lý Tài sảnQuốc gia cần phải xác định được tính chất pháp lý, nhu cầu bán nợ của chủ nợ,tìm hiểu thông tin về khách nợ thông qua chủ nợ, xem xét giá bán mà chủ nợ đềnghị Thứ hai là đối với khách nợ, Công ty Quản lý Tài sản Quốc gia thườngxem xét đến tình hình hoạt động sản xuất của doanh nghiệp, tình hình tài chính,khả năng trả nợ của doanh nghiệp Dựa trên những thông tin thu thập được và giá

mà chủ nợ đưa ra, sau khi phân tích và đánh giá, Công ty sẽ tiến hành thoả thuậngiá mua khoản nợ với chủ nợ Nếu Công ty và chủ nợ thống nhất được ý kiến,việc mua bán nợ sẽ được tiến hành

Bán nợ

Sau khi mua các khoản nợ và trở thành chủ nợ mới của khoản nợ, Công ty

Trang 28

đòi nợ, sử dụng các khoản nợ để đầu tư dưới nhiều hình thức: góp vốn cổ phần,góp vốn liên doanh, hợp tác kinh doanh theo quy định của pháp luật Nhưngphương pháp xử lý nợ phổ biến nhất là bán nợ.Hoạt động bán nợ của Công tyQuản lý Tài sản Quốc gia là việc Công ty bán khoản nợ cho các doanh nghiệp, tổchức , cá nhân khác Việc bán nợ có thể bằng các hình thức: thoả thuận trực tiếp,đấu thầu, đấu giá Hoạt động bán nợ quyết định doanh thu của Công ty Quản lýTài sản Quốc gia.

Giá bán khoản nợ của Công ty Quản lý Tài sản Quốc gia dựa trên giá mua vàchi phí của Công ty Giá bán các khoản nợ của Công ty đưa ra thường theo côngthức:

Giá bán = giá mua +chi phí + lợi nhuận dự kiến

4.2.3.Các hình thức mua bán nợ của Công ty Quản lý Tài sản Quốc gia

Mua bán nợ theo thoả thuận

Hoạt động mua bán nợ theo thoả thuận là việc các doanh nghiệp có các khoản

nợ cần mua, bán và Công ty Quản lý Tài sản Quốc gia chủ động thực hiện hoạtđộng Mua bán nợ với nhau dựa trên cơ sở thống nhất ý kiến của cả hai bên Đốivới hoạt động mua bán nợ theo thoả thuận, việc thẩm định và định giá khoản nợ

là vô cùng quan trọng vì nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu và chi phí củaCông ty Trong hoạt động Mua nợ, nếu Công ty Quản lý Tài sản Quốc gia địnhgiá khoản nợ cao hơn giá trị thực, việc mua khoản nợ đó sẽ dẫn đến một khoảnthua lỗ cho Công ty Ngược lại, nếu Công ty định giá khoản nợ thấp hơn giá trịthực, hoạt động Mua bán nợ sẽ khó được thực hiện vì khi đó không thể có sựchấp nhận của doanh nghiệp đối tác

Thông thường, hoạt động mua nợ của công ty Quản lý Tài sản Quốc gia đượctiến hành theo các bước sau:

Trang 29

Sơ đồ 1.2: Quy trình thực hiện mua bán nợ theo thoả thuận.

Bước 1: Công ty Quản lý Tài sản Quốc gia và các chủ nợ có nợ cần xử lý chủ động

tiếp cận để tìm hiểu nhu cầu mua, bán nợ

Bước 2: Khi có nhu cầu bán nợ, chủ nợ cung cấp cho Công ty Quản lý Tài sản

Quốc gia tài liệu liên quan đến khoản nợ

Bước 3: Chủ nợ dự kiến bán khoản nợ

Bước 4: Công ty quản lý Tài sản Quốc gia kiểm tra thẩm định hồ sơ khoản nợ để

yêu cầu chủ nợ cung cấp, bổ sung

Bước 5: Công ty Quản lý Tài sản Quốc gia phân loại khoản nợ (đối tượng khách hàng, nguồn gốc phát sinh, thời gian quá hạn, tài sản đảm bảo,…) để từ đó tiến hành

thẩm định khoản nợ, khả năng thanh toán của khách nợ

Bước 6: Công ty Quản lý Tài sản Quốc gia đưa ra giá mua dự kiến, hai bên thương

lượng, thoả thuận giá mua, bán khoản nợ

Bước 7: Chủ nợ chuyển giao hồ sơ gốc cho Công ty Quản lý Tài sản Quốc gia, đồng thời thông báo cho khách nợ biết về việc chuyển đổi chủ nợ

Bước 8:Công ty Quản lý Tài sản Quốc gia và khách nợ ký cam kết xác nhận công nợ

mới

Trang 30

Mua bán nợ theo chỉ định

Việc mua bán nợ theo chỉ định thường là theo chỉ định của cơ quan chủquản của Công ty Quản lý Tài sản Quốc gia Ở Việt Nam, Mua bán nợ theo chỉđịnh là việc mua bán các khoản nợ theo chỉ định của Thủ tướng Chính phủ.Trong hoạt động mua bán nợ theo chỉ định, Công ty Quản lý Tài sản Quốc giachịu ít rủi ro hơn so với hoạt động mua bán nợ theo thoả thuận Khi thực hiệnMua bán nợ theo chỉ định, Công ty Quản lý Tài sản Quốc gia sẽ được hưởng mộtkhoản phí, ngoài ra sẽ không phải chịu bất cứ rủi ro gì do khoản nợ mang lại

Sơ đồ 1.3: Quy trình thực hiện mua bán nợ theo chỉ định

Bước 1: Các doanh nghiệp có nợ cần xử lý đối chiếu với quy định xem doanhnghiệp có thuộc đối tượng được thực hiện mua bán nợ theo chỉ định

Bước 2: Các doanh nghiệp có khoản nợ thuộc đối tượng theo quy định lập hồ sơliên quan đến khoản nợ và gửi lên Bộ Tài chính

Bước 3: Đại diện chủ sở hữu doanh nghiệp có khoản nợ cần bán chủ trì cùng các

cơ quan có liên quan định giá bán khoản nợ và gửi Bộ Tài chính để trình Thủtướng Chính phủ quyết định

Bước 4: Căn cứ vào quyết định Mua bán nợ theo chỉ định của Thủ tướng Chínhphủ, Công ty quản lý Tài sản Quốc gia thông báo cho doanh nghiệp có nợ cầnbán cung cấp, bàn giao hồ sơ, tài liệu liên quan đến khoản nợ, ký hợp đồng muabán nợ và tài sản theo quy định

Trang 31

Bước 5: Công ty Quản lý Tài sản Quốc gia có trách nhiệm tổ chức xử lý cáckhoản nợ đã mua theo chỉ định theo quy định

CHƯƠNG 2: SỰ RA ĐỜI CỦA CÔNG TY MUA BÁN NỢ

VÀ TÀI SẢN TỒN ĐỌNG CỦA DOANH NGHIỆP (DATC) VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CHO DATC

1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH CÔNG TY MUA BÁN NỢ VÀ TÀI SẢN TỒN ĐỌNG CỦA DOANH NGHIỆP

Việt Nam đang tích cực thực hiện chương trình cải cách Doanh nghiệpNhà nước Tuy nhiên, việc cải cách Doanh nghiệp Nhà nước đang gặp phải một

số vấn đề khó khăn, trong đó có vấn đề tài sản và nợ tồn đọng Còn có rất nhiềutài sản và khoản nợ tồn đọng của Doanh nghiệp Nhà nước cần được giải quyếtcàng sớm càng tốt để thúc đẩy cải cách Doanh nghiệp Nhà nước, Ngân hàngThương mại Nhà nước, nâng cao năng lực tài chính cho các doanh nghiệp trướcthềm hội nhập

Đa phần các khoản nợ của Doanh nghiệp Nhà nước được vay từ các Ngânhàng Thương mại và các tổ chức tín dụng, số còn lại là nợ Ngân sách Nhà nước,người lao động và các doanh nghiệp khác Bên cạnh vấn đề nợ tồn đọng của cácNgân hàng Thương mại , nợ tồn đọng của các doanh nghiệp bị chiếm dụng vốntrong quan hệ thanh toán cũng đang là một vấn đề nóng bỏng của xã hội Tại thờiđiểm 01/01/2000, theo thống kê của Bộ Tài chính, tổng số nợ tồn đọng trong cácDoanh nghiệp Nhà nước và Ngân hàng Thương mại Nhà nước là 31,935 tỉ đồng,trong đó nợ phải thu tồn đọng là 21,218 tỉ đồng, nợ phải trả tồn đọng là 10,717 tỉđồng Năm 2002, nợ tồn đọng phải thu của các Doanh nghiệp Nhà nước là28,785 tỉ đồng Nợ tồn đọng của các Ngân hàng Thương mại cũng đang ở mức

Trang 32

cao, hiện khoảng 15% trên tổng dư nợ cho vay nền kinh tế, tương đương với 8%của GDP Tuy nhiên hiện không có số liệu chính thức cập nhật về nợ tồn đọngcủa Doanh nghiệp Nhà nước.

Chính phủ Việt Nam đã và đang thực hiện nhiều biện pháp xử lý nợ tồnđọng khác nhau Các cơ quan Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản pháp quyhướng dẫn phân loại nợ tồn đọng thành các nhóm khác nhau tương ứng với các

cơ chế xử lý khác nhau.Ví dụ như Quyết định số 149/2001/QĐ-TTg của Thủtướng Chính phủ, Chỉ thị số 01/2002/CT-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhànước về xử lý nợ tồn đọng của các Ngân hàng Thương mại, Quyết định493/2005/QĐ –NHNN…

Một trong các biện pháp được Chính phủ đưa ra nhằm giải quyết vấn đề

nợ tồn đọng của các Doanh nghiệp Nhà nước là thành lập Công ty Mua bán nợ

và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp thuộc Bộ Tài chính.

Công ty Mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp (gọi tắt là

Công ty Mua bán nợ) có tên tiếng Anh là Depts and Assets Trading Company(DATC) được thành lập theo Quyết định số 109/2003/QĐ-TTg ngày 05/06/2003của Chính phủ và hoạt động theo Quyết định số 199/2003/QĐ-BTC ngày05/12/2003 của Bộ Tài chính ban hành Điều lệ tạm thời về tổ chức và hoạt độngcủa Công ty Mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp

Công ty Mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp là Doanhnghiệp Nhà nước hạng đặc biệt, hạch toán kinh tế độc lập, chịu sự điều tiết củaLuật Doanh nghiệp Nhà nước và sự quản lý của Bộ Tài chính Vốn điều lệ củaCông ty là 2000 tỉ đồng Công ty Mua bán nợ Việt Nam có trụ sở chính tại địachỉ 51 phố Quang Trung – Hà Nội và các chi nhánh, văn phòng đại diện tại một

số tỉnh, thành phố

Loại hình của Công ty

Trang 33

Công ty Mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp (DATC) hoạtđộng dưới hình thức một Công ty Quản lý Tài sản (AMC) độc lập, với các đặcđiểm:

 Thuộc sở hữu của Nhà nước

 Mua hay nhận xử lý nợ từ nhiều tổ chức tín dụng khác nhau

Tồn tại với tư cách là một AMC độc lập, DATC hiện đã và đang phát huynhững ưu điểm của mô hình AMC độc lập:

 Tạo ra lợi thế kinh tế do quy mô lớn (tập trung các kỹ năng tái cơ cấu tàichính và nguồn lực khan hiếm và một tổ chức)

 Dễ dàng chứng khoán hoá các khoản nợ do AMC độc lập có danh mục tàisản lớn và đa dạng hơn

 Tránh được mối quan hệ không lành mạnh giữa ngân hàng với doanhnghiệp vay nợ

 Cho phép ngân hàng tập trung vào hoạt động kinh doanh nòng cốt củamình

 Có thể áp dụng các thông lệ thống nhất để xử lý nợ cho các doanh nghiệptương tự nhau (ví dụ như cùng một ngành )

Bên cạnh những thuận lợi nêu trên thì DATC cũng không tránh khỏi một sốnhược điểm của AMC độc lập Những nhược điểm đó là:

 AMC có thể làm mất đi kỷ cương trả nợ và làm cho giá trị tài sản giảmnhiều hơn nữa nếu hoạt động không hiệu quả

 AMC cho dù độc lập cũng khó tránh khỏi áp lực chính trị, nhất là nếu cơquan đó quản lý một tỷ lệ lớn tài sản của hệ thống ngân hàng

 Chức năng của Công ty

Trang 34

Theo điều lệ của Công ty, Công ty Mua bán nợ Việt Nam có một số chứcnăng chính sau:

 Mua lại các khoản nợ và tài sản tồn đọng của các doanh nghiệp ( bao gồm

cả tài sản và quyền sử dụng đất dùng để bảo đảm cho các khoản nợ)

 Tiếp nhận các khoản nợ và tài sản tồn đọng đã được loại trừ không tínhvào giá trị của doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi sở hữu DNNN

 Xử lý các khoản nợ và tài sản tồn đọng mà Công ty đã mua hoặc tiếp nhận

 Huy động vốn dưới hình thức phát hành trái phiếu để mua các khoản nợnhất định có giá trị lớn, có tài sản đảm bảo

 Tư vấn, môi giới, giải quyết các khoản nợ và tài sản tồn đọng

 Cơ cấu tổ chức của Công ty Mua bán nợ Việt Nam

Công ty Mua bán nợ Việt Nam được quản lý bởi Hội đồng quản trị vàđược điều hành bởi Tổng giám đốc và giám sát bởi Ban kiểm soát

Bộ máy tổ chức của Công ty Mua bán nợ Việt Nam bao gồm Hội đồngquản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc, các phó Tổng giám đốc, các phòng chứcnăng giúp việc, các chi nhánh, văn phòng đại diện tại một số tỉnh và thành phố

2 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG MUA BÁN NỢ TẠI CÔNG TY

Hoạt động mua, bán nợ và tài sản tồn đọng là một hoạt động mới và thựctiễn hiện nay là rất khó, phải vừa làm, vừa học, vừa rút kinh nghiệm và hoànthiện Quy trình Hoạt động này được Công ty xác định là nhiệm vụ trọng tâm, cơbản, lâu dài gắn liền với sự phát triển của Công ty, do vậy Lãnh đạo Công ty đặcbiệt quan tâm và trực tiếp chỉ đạo

i Mua bán nợ theo thoả thuận

Trang 35

Từ tháng 6 đến tháng 11/2004, Công ty đã tiếp nhận 64 hồ sơ bán nợ củachủ nợ gửi đến Để xử lý hồ sơ trên, Công ty đã chủ động tiếp xúc, làm việc vớichủ nợ, khách nợ; tìm hiểu, nắm bắt thêm một số nguồn thông tin có liên quanđến công nợ của các chủ nợ, khách nợ nhằm xác định nguyên nhân, đánh giá tìnhhình tài chính của đối tượng… và khả năng thu hồi để quyết định phương ánmua, bán, xử lý nợ.

Tuy hoạt động mua bán nợ và tài sản tồn đọng của Công ty chưa nhiều,nhưng đây là hoạt động mới, vừa làm, vừa rút kinh nghiệm để hoàn thiện Công

ty đã thực hiện mua một khoản nợ và đã có lãi Một số khoản mua thoả thuậnkhác đang được Công ty tính toán ký tiếp hợp đồng

Sang đến năm 2005, Công ty đã làm việc với hàng loạt khách hàng có nhucầu mua bán nợ và xây dựng một số phương án mua nợ thoả thuận Đã tiếp nhận

và xử lý trên 160 hồ sơ, thu thập thông tin và làm việc với các bên liên quan,đánh giá tình hình tài chính chủ nợ, khách nợ và đánh giá khả năng thu hồi nợ đểxây dựng phương án mua bán Kết quả năm 2005 như sau:

 Ký hợp đồng mua khoản nợ của Công ty gốm Xuân Hoà giá trị 31 tỷ đồngvới giá mua 85% khoản nợ Khách nợ là công ty gốm xây dựng Hạ Long

đã cam kết trả nợ trong ba năm và chịu lãi suất 1%/tháng

 Đã ký hợp đồng mua khoản nợ của Ngân hàng Công thương Việt Nam vớigiá trị trên 34 tỷ đồng, trong đó giá trị nợ gốc trên 10 tỷ đồng, mua với giá95% giá trị nợ gốc Khách nợ là công ty XNK Nông thổ sản II, thu hồi nợtrong hai năm, khách nợ chịu lãi suất 1%/tháng

 Đã ký hợp đồng mua khoản nợ của Công ty Xây dựng cầu 12, giá trị trên 1

tỷ đồng với giá 75% khoản nợ, khách nợ là Công ty cổ phần Xây dựngPhương Bắc Khách nợ đã trả nợ 200 triệu đồng, số còn lại thanh toántrong năm 2006

Trang 36

 Công ty đã chuẩn bị đầy đủ các yếu tố cần thiết và sẽ ký hợp đồng muabán nợ thoả thuận đối với một số khoản nợ của các khách nợ khác nhaunhư: Công ty dịch vụ khoan và chế phẩm dầu khí trị giá khoản nợ trên 3 tỷđồng; Công ty Sản xuất và kinh doanh dụng cụ thể thao trị giá khoản nợ2,6 tỷ đồng…

ii Hoạt động mua bán nợ theo chỉ định

Trong năm 2004, Chính phủ có quyết định giao cho một số cơ quan chỉđạo, hướng dẫn Công ty Mua bán nợ Việt Nam thực hiện nhiệm vụ mua, bán nợ

và tài sản đối với Ngân hàng Việt Hoa, Công ty XNK Ngũ Cốc và Ngân hàngThương mại cổ phần XNK Việt Nam (Eximbank)

Tại văn bản số 454/VPCP-KTTH ngày 08/06/2004, Chính phủ giao choCông ty trước mắt xem xét các khoản nợ và tài sản tồn đọng của Ngân hàngTMCP Việt Hoa, để thực hiện việc mua, bán nợ theo hình thức chỉ định; văn bản

số 151 7/VPCP-KTTH ngày 09/07/2004 giao cho Công ty thực hiện các thủ tục

để mua các khoản nợ và tài sản của Công ty XNK Ngũ Cốc; văn bản số483/VPCP-KTTH ngày 14/09/2004 cho phép Công ty thực hiện mua bán nợ theohình thức chỉ định khoản nợ phải thu của Ngân hàng Thương mại cổ phần XNKViệt Nam

Công ty đã tổ chức triển khai ngay các công việc: Kiểm tra, xem xét cáctài liệu có liên quan đến hồ sơ công nợ, tài sản; phối hợp cùng với chủ nợ phânloại nợ, tài sản; đôn đốc chủ nợ về định giá tài sản; xem xét tình trạng thực tế củatài sản, tiếp xúc với khách nợ có liên quan, làm việc với các cơ quan có liên quannhư Ban chỉ đạo củng cố, xử lý Ngân hàng TMCP Việt Hoa; Ban chỉ đạo chấnchỉnh, củng cố Eximbank; UBND thành phố Hồ Chí Minh, toà án, cơ quan thihành án.v.v… Để lập phương án mua nợ, tài sản tồn đọng theo hình thức chỉđịnh

Trang 37

Hoạt động mua nợ tồn đọng theo chỉ định được Bộ Tài chính cấp tiền chủyếu từ nguồn chi phí cải cách Doanh nghiệp Nhà nước, nhưng Công ty luôn quántriệt nguyên tắc: Không để mất vốn của Nhà nước Do vậy khi xây dựng phương

án mua nợ chỉ định, Công ty cũng đồng thời phải xây dựng phương án xử lý nợmua chỉ định, xây dựng, đề xuất biện pháp xử lý nhanh và hiệu quả nhằm sớmthu hồi vốn cho Nhà nước

Sau khi có quyết định của Thủ tướng Chính phủ về mua bán nợ theo hìnhthức chỉ định đối với Công ty XNK Ngũ Cốc và Ngân hàng TMCP Việt Hoa,Công ty Mua bán nợ Việt Nam đã tiến hành ngay các công việc có liên quan để

ký kết hợp đồng Dự kiến trong hợp đồng với Ngân hàng Việt Hoa và Công tyXNK Ngũ Cốc sẽ đạt doanh thu trên 150 tỷ đồng

Đến năm 2005, hoạt động mua bán nợ theo chỉ định vẫn tiếp tục phát triển

và đạt được nhiều kết quả khả quan:

 Công ty ký hợp đồng mua 03 tài sản đảm bảo nợ theo chỉ định với Ngânhàng Eximbank có giá trị là 131,455 tỷ đồng, bao gồm:

 Khu đất xây dựng đô thị 68,232 m2 tại phường Bình Trưng Tây, Quận IIthành phố Hồ Chí Minh trị giá 111,355 tỷ đồng

 Căn nhà 63 trần Kế Xương, Quận Phú Nhuận, trị giá là 4.739 tỷ đồng

 Quý 2/2005, Công ty đã xong thủ tục pháp lý và tiếp nhận 03 tài sản trên

 Tháng 9/2005, công ty đã ký hợp đồng mua 03 tài sản của Công ty XNKNgũ Cốc, tổng giá trị là 133,051 tỷ đồng Công ty đã hoàn thành thủ tụcbàn giao hồ sơ nợ 03 tài sản theo hợp đồng Đã triển khai các bước bánđấu giá nhà số 21 Ngô Thời Nhiệm, Quận 3 với giá khởi điểm 122 tỷ đồngnhưng chưa thành công, Công ty đang tích cực tìm kiếm khách hàng để tổchức đấu giá lần hai trong thời gian trước mắt

Trang 38

Năm 2005, Công ty đã làm việc hầu hết với 20 doanh nghiệp Nhà nước thíđiểm xử lý nợ, hướng dẫn các doanh nghiệp lập danh sách và phân loại cáckhoản nợ để xây dựng phương án mua bán nợ theo quyết định 3308/2004/QĐ-BTC ngày 13/10/2004 của Bộ trưởng Bộ Tài chính Kết quả thực hiện như sau:

 Có 02 doanh nghiệp là Công ty Xi măng Hải Vân và Công ty Phát triển vàkinh doanh nhà Cửu Long (đều thuộc Bộ Xây dựng) có phương án muabán nợ theo chỉ định Tổng khoản nợ theo phương án là 71 tỷ đồng

 Có 01 doanh nghiệp ( Công ty Nông thổ sản II - Bộ Thương mại) đã đượcCông ty xử lý nợ phải trả 34 tỷ đồng theo phương thức thoả thuận vớiNgân hàng Công thương

 Có 03 doanh nghiệp không có nhu cầu bán nợ (Công ty XNK Tổng hợp II

- Bộ Thương mại, Công ty Hachimex Hải Phòng, Công ty Điện tử GiảngVõ)

 Có 03 doanh nghiệp không đủ điều kiện mua bán nợ ( Công ty Dịch vụnuôi trồng thuỷ sản TW, Công ty Dịch vụ đầu tư XNK Đồng Tháp, Công

ty XNK Chế biến thuỷ sản 3 - Bộ Thuỷ sản)

 Có 03 doanh nghiệp không còn nợ tồn đọng phải thu cần xử lý ( Công tyDệt Huế, Công ty Đầu tư thương mại và dịch vụ thuộc Tổng công ty Than,Công ty Giày Thăng Long)

 Đối với 08 doanh nghiệp còn lại Công ty đã có phương án gửi chủ sở hữu

và cơ quan chủ quản có ý kiến thẩm định gửi Bộ Tài chính

3 THÀNH TỰU ĐẠT ĐƯỢC VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CHO DATC

3.1 Thành tựu đạt được

Mới chính thức hoạt động chưa được ba năm nhưng Công ty Mua bán nợ

và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp đã đạt được những thành tựu nhất định

Trang 39

trong hoạt động mua bán nợ - hoạt động chính của Công ty Lợi nhuận trước thuếcủa Công ty tăng từ 7 tỷ đồng lên hơn 17 tỷ đồng Một số hợp đồng mua bán nợ

đã được ký kết với giá trị lên đến hàng trăm tỷ đồng Đây là kết quả thể hiện sự

cố gắng và nỗ lực của tất cả các cán bộ nhân viên của Công ty

Ngoài ra, Công ty còn đạt được một số thành tựu trong việc đưa ra cáckhái niệm cơ bản về nợ và thu thập thông tin về tình hình nợ tồn đọng trong nềnkinh tế nhằm phục vụ tốt nhất cho hoạt động mua bán nợ đang và sẽ tiến hành

Cụ thể là:

 Thứ nhất, lĩnh vực mua bán nợ là một lĩnh vực khá mới mẻ ở Việt Nam,

do đó ngay khi mới hoạt động, Công ty đã hợp tác cùng một số Công tychuyên về lĩnh vực mua bán nợ của nước ngoài đưa ra định nghĩa tốt nhất

về nợ tồn đọng dựa trên thông lệ quốc tế và điều kiện Việt Nam Đây làmột công việc rất quan trọng vì hàng hoá chủ yếu của Công ty Mua bán nợ

và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp là nợ tồn đọng Việc có một địnhnghĩa về nợ tồn đọng phù hợp với điều kiện của Việt Nam sẽ giúp chohoạt động mua bán nợ của Công ty được chính xác và hiệu quả hơn

 Thứ hai, nhiệm vụ chủ yếu của Công ty trong thời gian tới là xử lý nợ tồnđọng của các Doanh nghiệp Nhà nước, đặc biệt là các Tổng công ty Nhànước và các Ngân hàng Thương mại Nhà nước Trong thời gian qua Công

ty đã và đang xúc tiến chiến lược xử lý nợ tồn đọng của các Tổng công tyNhà nước với các công việc cụ thể là: thu thập thông tin về nợ tồn đọngcủa các Tổng công ty, phân loại và phân tích thông tin về tài chính của cácTổng công ty Nhà nước nhằm đưa ra bức tranh toàn cảnh về nợ tồn đọnghiện nay và dự đoán xu hướng của thị trường nợ tồn đọng trong tương lai

 Thứ ba, trong tháng 3/2006, Công ty đã thành lập Trung tâm thông tinmua bán nợ và tài sản tồn đọng Đây chính là một yếu tố giúp quảng bá

Trang 40

hình ảnh của Công ty cũng như từng bước hình thành thị trường mua bán

nợ tại Việt Nam

 Ngoài ra, Công ty Mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp cònđạt được một số thành tựu trong việc đào tạo nhằm nâng cao kiến thức và

kỹ năng cho nhân viên trong lĩnh vực mua bán nợ, định giá nợ và một số

kỹ năng cần thiết khác Công ty cũng đã tăng cường việc quảng bá chínhsách xử lý nợ tồn đọng đối với công chúng nói chung và các Doanh nghiệpNhà nước nói riêng

Thứ hai, chưa đa dạng hoá khách hàng: các khách hàng của Công ty Muabán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp trong thời gian qua đều là cácDoanh nghiệp Nhà nước Điều đó chứng tỏ rằng Công ty vẫn chưa hấp dẫn đượctất cả các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế Tuy nhiên hiện nay, cácDoanh nghiệp Nhà nước vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong các thành phần kinh tếnhưng với xu hướng cổ phần hoá diễn ra mạnh mẽ, việc đa dạng hoá khách hàngcủa Công ty là một điều kiện tiên quyết

Thứ ba, việc tiến hành tiếp nhận hồ sơ, xử lý và thẩm định hồ sơ chưachuyên nghiệp và mất nhiều thời gian Việc xác định giá trị khoản nợ vẫn còn

Ngày đăng: 10/12/2015, 11:32

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w