Kiểm toán là một quá trình do kiểm toán viên tiến hành nhằm thu thập và đánh giá các bằng chứng về những thông tin được kiểm tra của một tổ chức để xác định và báo cáo về mức độ phù hợp
Trang 1CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KIỂM TOÁN
1 Kiểm toán là một quá trình do kiểm toán viên tiến hành nhằm thu thập và
đánh giá các bằng chứng về những thông tin được kiểm tra của một tổ chức
để xác định và báo cáo về mức độ phù hợp giữa những thông tin đó và các
chuẩn mực đã được thiết lập Quá trình này được thực hiện bởi các kiểm
toán viên đủ năng lực và độc lập
Thông tin được kiểm tra : báo cáo tài chính, tờ khai nộp thuế, quyết toán ngân
sách của các cơ quan nhà nước
Các chuẩn mực đã được thiết lập : là cơ sở để đánh giá các thông tin được
kiểm tra, chúng thay đổi tùy theo thông tin được kiểm tra
Đối với báo cáo tài chính, kiểm toán viên dựa vào các chuẩn mực và kếtoán hiện hành
Đối với tờ khai nộp thuế thì chuẩn mực đánh giá là Luật thuế
Báo cáo kiểm toán : văn bản trình bày ý kiến chính thức của kiểm toán viên về
sự phù hợp giữa thông tin được kiểm tra và chuẩn mực đã được thiết lập
Kiểm toán viên phải có đủ năng lực và độc lập để có thể thực hiện cuộc kiểm toán đảm bảo chất lượng
Năng lực của KTV là trình độ nghiệp vụ được hình thành qua đào tạo vàkinh nghiệm tích lũy, giúp cho kiểm toán viên có khả năng xét đoán côngviệc trong từng trường hợp cụ thể Học suốt đời ( Long life learning )được xem là 1 yếu tố quan trọng của nghề nghiệp kiểm toán
Sự độc lập với đơn vị được kiểm toán là yêu cầu tối cần thiết để duy trì sựkhách quan của kiểm toán viên và tạo được niềm tin ở người sử dụng kếtquả kiểm toán
Trang 2 Như vậy kiểm toán là 1 quá trình, bắt đầu từ việc thu thập bằng chứng (proof /evidence) đánh giá độ tin cậy và sự đầy đủ của bằng chứng đối chiếugiữa bằng chứng thu thập được và các chuẩn mực đã được thiết lập đầu ra
là ý kiến có chất lượng về BCTC Kiểm toán Kiểm tra kế toán
2 Theo Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 200 áp dụng cho KIỂM TOÁNBÁO CÁO TÀI CHÍNH, mục tiêu của kiểm toán báo cáo tài chính là giúp chokiểm toán viên và công ty kiểm toán đưa ra ý kiến xác nhận rằng báo cáo tàichính có được lập trên cơ sở chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành ( hoặc
được chấp nhận ), có tuân thủ pháp luật liên quan và có phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu hay không?
Kiểm toán viên phải cho được ý kiến có chất lượng về BCTC :
Kiểm tra tính trung thực và hợp lý của BCTC trên cơ sở chuẩn mực và chế độ
kế toán hiện hành ( hoặc được chấp nhận ) và pháp luật liên quan
Xem xét BCTC trên các khía cạnh trọng yếu
Kể cả khi kiểm toán viên không thể cho được ý kiến thì đó cũng là 1 loại ý kiến
3 Câu hỏi “ Mục tiêu của một cuộc kiểm toán nhằm tìm ra những sai sót, gian lậntrên báo cáo tài chính ”, đúng hay sai ?
Sai, vì con đường mà các kiểm toán viên hướng đến chính là đi tìm bằngchứng chứng minh báo cáo tài chính là đúng
4 Kiểm toán là 1 dịch vụ đảm bảo ( Assurance Service )
Xét ví dụ sau đây :
Finance Provider ( let’s say a bank ) lend money to enterprise.
Trang 3Ngân hàng sẽ đánh giá khả năng trả nợ và thiện chí trả nợ của DN Dĩ nhiên là ngânhàng tin là khách hàng của mình sẽ trả được nợ Tuy nhiên niềm tin nhưng phải có cơ
sở Vậy ngân hàng căn cứ vào đâu để biết khách hàng sẽ trả được nợ ?
Kiểm tra hồ sơ, thông tin tài chính của doanh nghiệp có thể doanh nghiệplập hồ sơ giả, khai khống số liệu
Căn cứ vào agreement giữa ông giám đốc doanh nghiệp và ngân hàng không đảm bảo chắc chắn
Nếu như có 1 đối tượng thứ ba xác nhận ( verify ) những thông tin mà doanhnghiệp cung cấp là trung thực, hợp lý và đảm bảo cho những gì mà mình nói( guaranteed ) thì kiểm toán là 1 dịch vụ đảm bảo
Tuy nhiên, kiểm toán chỉ có thể đảm bảo hợp lý rằng BCTC đã được kiểm toán,
không còn ( hoặc không có ) sai sót trọng yếu Kiểm toán không đảm bảo chắc
chắn ( có thể còn tồn tại những sai sót không trọng yếu )
Đoạn 12 Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 200 : “ Ý kiến của kiểm toán viênlàm tăng thêm sự tin cậy của báo cáo tài chính, nhưng người sử dụng báo cáo tài
chính không thể cho rằng ý kiến của kiểm toán viên là sự đảm bảo về khả năng tồn tại của doanh nghiệp trong tương lai cũng như hiệu quả và hiệu lực điều hành của bộ máy quản lý ”
5 Các nguyên tắc cơ bản chi phối kiểm toán báo cáo tài chính :
- Tuân thủ pháp luật của Nhà nước;
- Tuân thủ nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp;
- Tuân thủ chuẩn mực kiểm toán;
- Kiểm toán viên phải có thái độ hoài nghi mang tính nghề nghiệp
Đoạn 24 Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 200 : “ Kiểm toán viên phải có thái độhoài nghi mang tính nghề nghiệp trong quá trình lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán
Trang 4và phải luôn ý thức rằng có thể tồn tại những tình huống dẫn đến những sai sót trọngyếu trong các báo cáo tài chính”
Ví dụ:
Khi nhận được bản giải trình của Giám đốc đơn vị, kiểm toán viên không đượcthừa nhận ngay các giải trình đó đã là đúng, mà phải tìm được những bằngchứng cần thiết chứng minh cho giải trình đó
Khi không thể đánh giá tính rủi ro cao, trung bình hay thấp thì kiểm toán viênphải giả định ( assume ) mức rủi ro cao nhất để tiến hành cuộc kiểm toán trên
cơ sở thận trọng cao nhất
6.1 Phân loại kiểm toán theo chức năng
Kiểm toán hoạt động quả của một hoạt động để đề xuất phương án cải tiến.Là tiến trình kiểm tra và đánh giá tính hiệu lực và hiệu
Kiểm toán tuân thủ văn bản, hay một quy định nào đó của đơn vị.Là việc kiểm tra mức độ chấp hành luật pháp, hay một
Kiểm toán
báo cáo tài chính
Là sự kiểm tra và trình bày ý kiến nhận xét về báo cáotài chính của một đơn vị
So sánh Kiểm toán hoạt động, Kiểm toán tuân thủ, Kiểm toán BCTC
Tiêu thức KT hoạt động KT tuân thủ Kiểm toán BCTC
Trang 5Đối tượng
kiểm toán
Một hoạt động, một
tổ chức ( một dự án,phương án SXKD,quy trình công nghệ,
cơ cấu tổ chức,…)
Đơn vị SXKD, đơn vị hànhchính sự nghiệp,đơn vị phụ thuộc
Báo cáo tài chính
Chuẩn mực
Tuỳ đối tượng cụ thể
( tiêu chuẩn kĩ thuật, định mức kinh tế kĩ thuật, tiêu chuẩn ngành,…)
Các văn bản có
liên quan ( hợp đồng, quy chế, luật, văn bản pháp quy khác )
Chuẩn mực kế toánhoặc chế độ kếtoán hiện hành
Mục đích
kiểm toán
Kiểm tra và đánhgiá tính hữu hiệucủa một hoạtđộng
Đề xuất phương
án cải tiến
Kiểm tra đánh giámức độ chấp hànhcác quy định
( luật pháp, quy định ) của đơn vị
Kiểm tra và trìnhbày ý kiến về báocáo tài chính
So sánh Kiểm toán hoạt động, Kiểm toán tuân thủ
* Kiểm toán hoạt động là việc kiểm tra và đánh giá về sự hữu hiệu (mức độhoàn thành % nhiệm vụ hay mục tiêu) và tính hiệu quả của một bộ phận hay toàn bộ
tổ chức (bằng cách so sánh giữa kết quả đạt được và các nguồn lực đã sử dụng) Từ
đó phát hiện sai sót ở đâu và nguyên nhân là gì để đề xuất những biện pháp cải thiệnnhằm nâng cao sự hữu hiệu và hiệu quả hoạt động
* Kiểm toán tuân thủ chỉ đánh giá mức độ tuân thủ, không đánh giá tính hiệuquả, những tồn tại, sai sót cũng như không đề xuất biện pháp khắc phục Kiểm toántuân thủ chủ yếu do các cấp thẩm quyền có liên quan tiến hành nhằm đánh giá sự tuân
Trang 6thủ của cấp dưới hoặc do kiểm toán nhà nước thực hiện đối với các tổ chức hànhchính - sự nghiệp về việc thực hiện 1 chế độ, quy định nào đó.
Ngoài những loại hình kiểm toán như trên, trong thực tế còn có kiểm toán tích hợp
là sự kết hợp giữa kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán tuân thủ và kiểm toán hoạtđộng, loại này thường được Kiểm toán Nhà nước sử dụng
6.2 Phân loại kiểm toán theo chủ thể kiểm toán
Kiểm toán
nội bộ
Nhân viên của đơn vị thực hiện kết quả kiểm toán chỉ có giá trị đốivới DN và không đạt được sự tincậy của những người bên ngoài
Có thể thực hiện cả KT hoạtđộng, KT tuân thủ, Kiểm toánBCTC thế mạnh là KT hoạtđộng
Trang 7 Chỉ các công ty lớn, công ty đa quốc gia, công ty đa quốc gia, ngân hàng mới
có Kiểm toán nội bộ ( các doanh nghiệp nhỏ không có ) Muốn làm quản lýgiỏi thì nên kinh qua vị trí Kiểm toán viên nội bộ
7 Lịch sử kiểm toán
* Thời phong kiến, địa chủ cho nông dân thuê đất gieo trồng, chăm sóc, thu hoạchlúa, sau đó nộp địa tô cho địa chủ Để ngăn ngừa nông dân gian lận hoặc thông đồngvới người thu lúa, địa chủ cử người đến giám sát quá trình giao nhận lúa
* Công ty cổ phần xuất hiện đầu tiên trên thế giới là công ty Đông Ấn ( East IndiaCompany ) của Anh ( 1600-1874 ) đã đánh 1 dấu mốc quan trọng Nếu như trước đócác chủ sở hữu tự bỏ tiền và run business thì với sự ra đời của joint-stock company,lần đầu tiên các chủ sở hữu tự tước đi quyền quản lý của mình Họ bỏ tiền nhưngkhông trực tiếp điều hành công ty Điều này có thể dẫn đến bộ máy làm thuê ( BanGiám đốc ) làm bậy, không mang lại lợi ích tối đa cho chủ sở hữu nên họ dùng kiểmtoán như 1 công cụ để ngăn ngừa sai sót, gian lận
2 loại hình giám sát này là tiền thân của Kiểm toán nội bộ ngày nay
* Khi thị trường chứng khoán phát triển, mục đích của kiểm toán thay đổi Khi cácnhà đầu tư không biết nên lựa chọn doanh nghiệp nào để đầu tư, họ nảy sinh nhu cầukiểm tra các thông tin mà doanh nghiệp cung cấp Đây chính là kiểm toán hiện đạivới mục tiêu chính là kiểm toán BCTC Có thể nói rằng thị trường vốn ( thị trườngChứng khoán ) phát triển đến đâu thì thị trường Kiểm toán phát triển tới đó
8 Hình thức tổ chức của doanh nghiệp kiểm toán
Trang 8Theo quy định các nước:
Doanh nghiệp tư nhân
Công ty hợp danh
Công ty cổ phần đặc biệt ( phải có
người chủ sở hữu chịu trách nhiệm
vô hạn )
….( Tùy luật pháp từng quốc gia )
Quy định của Việt Nam ( NĐ 30/2009/NĐ-CP )
Doanh nghiệp tư nhân
Công ty hợp danh
Công ty trách nhiệm hữu hạn 2thành viên trở lên ( không cóvốn nhà nước )
Hình thức phổ biến nhất của các tổ chức kiểm toán trên thế giới là công ty hợpdanh và khi đó thường phải chịu trách nhiệm vô hạn
Ở Việt Nam, cơ cấu tổ chức của các công ty hợp danh như sau:
Chủ phần hùn: các kiểm toán viên cao cấp và có phần hùn trong công ty.
Chủ nhiệm: những kiểm toán viên nhiều kinh nghiệm, thường được chủ
phần hùn giao nhiệm vụ giám sát một số hợp đồng kiểm toán
Kiểm toán viên chính: người được giao trách nhiệm lập kế hoạch kiểm toán,
trực tiếp điều hành cuộc kiểm toán và soạn thảo báo cáo kiểm toán trình chocấp trên duyệt
Kiểm toán viên phụ: trợ lý của kiểm toán viên chính.
9 Các đối tượng bắt buộc kiểm toán độc lập ( Theo thông tư 64/2004 )
a Doanh nghiệp, tổ chức có vốn đầu tư nước ngoài, kể cả chi nhánh doanhnghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam;
b Tổ chức có hoạt động tín dụng, ngân hàng và Quỹ hỗ trợ phát triển;
c Tổ chức tài chính và doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, doanh nghiệp môigiới bảo hiểm;
d Đối với các doanh nghiệp, tổ chức thực hiện vay vốn ngân hàng thì được kiểmtoán theo quy định của pháp luật về tín dụng
e Đối với công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn có tham gia niêm yết vàkinh doanh trên thị trường chứng khoán thì thực hiện kiểm toán theo quy địnhcủa pháp luật về kinh doanh chứng khoán;
f Doanh nghiệp nhà nước ( công ty nhà nước, công ty cổ phần nhà nước, công tyTNHH nhà nước và doanh nghiệp khác có vốn nhà nước trên 50% )
Trang 9 Các doanh nghiệp nhà nước rơi vào tình trạng “ 1 cổ 2 tròng ”, đó là Thanh traNhà nước và Kiểm toán Nhà nước/ Kiểm toán độc lập.
• Nếu năm nay đã được Kiểm toán Nhà nước rồi thì không cần phải KT độc lập
• Nếu năm nay không có Kiểm toán Nhà nước thì bắt buộc phải KT độc lập
10 Vai trò, ý nghĩa của kiểm toán
Kiểm toán BCTC làm giảm rủi ro thông tin ( tăng độ tin cậy của thông tin ),giúp người sử dụng có được những thông tin đáng tin cậy nhằm giúp họ đánhgiá về thực trạng tài chính của doanh nghiệp để ra các quyết định kinh tế
ý nghĩa quan trọng nhất
Kiểm toán hoạt động giúp đơn vị tăng cường khả năng và chất lượng quản trị( xem xét những yếu kém của hệ thống kế toán, hệ thống kiểm soát nội bộ )
CHƯƠNG 2: MÔI TRƯỜNG KIỂM TOÁN
Môi trường kiểm toán là các nhân tố khách quan và chủ quan tác động đến KTV
1 Đặc điểm của nghề kiểm toán
Trang 10Kiểm toán viên là người đứng giữa doanh nghiệp và bên thứ 3 ( nhà đầu tư, cácchủ nợ và những người muốn dựa vào ý kiến khách quan, trung thực của kiểm toánviên để tiến hành các giao dịch kinh tế) Trong khi nhiều ngành nghề khác lấykhách hàng làm đối tượng phục vụ chủ yếu, Kiểm toán viên độc lập tuy nhận lợiích từ phía doanh nghiệp, nhưng lại lấy những người sử dụng BCTC bên ngoài đơn
vị làm đối tượng phục vụ chủ yếu Có thể khẳng định rằng:
Nghề Kiểm toán phục vụ cho lợi ích của xã hội
Khách hàng thực sự của Kiểm toán chính là bên thứ 3, mặc dù khách hàng( các doanh nghiệp ) là người trả phí kiểm toán
Sản phẩm thực sự của Kiểm toán không phải là Báo cáo Kiểm toán mà làniềm tin ( bên thứ 3 tin vào các thông tin do công ty cung cấp )
Theo lịch sử kiểm toán, chính vì DN & bên thứ 3 không tin tưởng lẫn nhau nênmới có kiểm toán Mâu thuẫn lợi ích giữa người cung cấp thông tin ( bópméo thông tin để có lợi cho mình ) và người sử dụng thông tin ( muốn có thôngtin tin cậy để ra quyết định ) làm nảy sinh nhu cầu cần có kiểm toán viên xácnhận thông tin để cung cấp cho người sử dụng
Tục ngữ có câu “ Ăn cây nào, rào cây ấy ”, nhưng trong nghề Kiểm toán, Kiểmtoán viên ăn của doanh nghiệp nhưng lại rào cho bên thứ 3 Kiểm toán viênluôn đứng trước sự lựa chọn nên ngả về doanh nghiệp ( bên mà nó hưởng thụlợi ích ) hay người sử dụng thông tin BCTC
Trang 11Tiêu chuẩn của Kiểm toán viên rất cao ( Theo Nghị định 105/2004 )
Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết, có ý thức chấphành pháp luật
Có bằng cử nhân chuyên ngành Kinh tế - Tài chính – Ngân hàng hoặc chuyênngành Kế toán - Kiểm toán và thời gian công tác thực tế về tài chính, kế toán
từ 5 năm trở lên hoặc thời gian thực tế làm trợ lý kiểm toán ở doanh nghiệpkiểm toán từ 4 năm trở lên
Có khả năng sử dụng tiếng nước ngoài thông dụng và sử dụng thành thạomáy vi tính
Có chứng chỉ kiểm toán viên do Bộ trưởng Bộ Tài chính cấp
Sản phẩm của Kiểm toán chính là Báo cáo Kiểm toán Báo cáo Kiểm toánkhông giới hạn số người sử dụng, không bị tiêu hao trong quá trình sử dụng
càng nhiều người sử dụng thì giá trị của nó càng cao
Trong các ngành sản xuất, khi có đủ nguồn lực, công nghệ tốt, nguyên vậtliệu tốt thì sẽ sản xuất những sản phẩm loại 1 ( chất lượng tốt nhất ) còn nếukhông đủ nguồn lực thì sản xuất ra những sản phẩm chất lượng thấp, bán vớigiá thấp hơn Nhưng nghề Kiểm toán cho dù có gặp khó khăn về nhân sự, chiphí thì bằng mọi giá phải tạo ra 1 Báo cáo Kiểm toán có chất lượng tốtnhất, phục vụ vì lợi ích của người sử dụng thông tin trên Báo cáo Kiểm toán
Trong các ngành sản xuất, khi cung cấp sản phẩm cho khách hàng, nếu thấy
có hư hỏng, sai sót thì có thể thu hồi và khắc phục sai lầm Còn 1 Báo cáoKiểm toán bị hỏng, không có chất lượng sẽ ảnh hưởng đến rất nhiều người( vì số người sử dụng không có giới hạn ) cũng như không thể khắc phụcđược các sai sót trên Báo cáo Kiểm toán hỏng ( nếu có sửa thì cũng không có
ý nghĩa gì cả vì hậu quả đã xảy ra rồi )
Trang 12 Một điểm lưu ý nữa: trong những lĩnh vực khác, khách hàng khi trả tiền cho
sản phẩm, dịch vụ đều mong muốn mình sẽ nhận sản phẩm cĩ chất lượng tốtnhất ( chất lượng sản phẩm càng cao thì lợi ích của họ càng gia tăng ) Nhưngtrong ngành kiểm tốn, DN được kiểm tốn khơng muốn chất lượng Báo cáoKiểm tốn cao chút nào, mà ngược lại chất lượng càng kém càng tốt
2 Các yếu tố tác động đến môi trường kiểm toán
Từ yêu cầu của xã hội đối với chức năng kiểm toán Yêu cầu này luônthúc đẩy hoạt động kiểm toán phải ngày càng hoàn thiện hơn để cung cấpmột mức độ bảo đảm cao hơn cho các thông tin được kiểm toán
Từ yêu cầu của Nhà nước Nhà nước đưa ra các định chế để giám sáthoạt động kiểm toán phù hợp với đặc điểm và yêu cầu của xã hội
Từ chính những người hành nghề kiểm toán, thông qua tổ chức nghề nghiệpcủa mình Sự ý thức cao về trách nhiệm xã hội đã thúc đẩy các tổ chứcnghề nghiệp không ngừng giám sát các thành viên của mình để nâng caochất lượng công việc và qua đó nâng cao uy tín đối với xã hội
3 Chuẩn mực kiểm tốn
Chuẩn mực kiểm tốn: là quy định và hướng dẫn về các nguyên tắc và thủ tục
kiểm tốn làm cơ sở để kiểm tốn viên và doanh nghiệp kiểm tốn thực hiện kiểmtốn và làm cơ sở kiểm sốt chất lượng hoạt động kiểm tốn Nĩi cách khác, chuẩnmực kiểm tốn chỉ là những nguyên tắc cơ bản, những yêu cầu tối thiểu về nghiệpvụ và về việc xử lý các mối quan hệ phát sinh trong quá trình kiểm toán Kiểmtốn viên phải dựa vào trình độ và khả năng của mình để ứng xử với những tìnhhuống cụ thể, chứ chuẩn mực khơng thể quy định tất cả được
Ý nghĩa của Chuẩn mực Kiểm tốn
Giúp cho Kiểm tốn viên cĩ cơ sở để thực hiện cơng việc của mình
Giúp cho cơng ty kiểm tốn xây dựng chương trình kiểm tốn và kiểm sốt
Trang 13 Giúp cho các cơ quan chức năng có cơ sở để kiểm soát chất lượng dịch vụkiểm toán và có cơ sở để quy trách nhiệm pháp lý cho Kiểm toán viên/ Công
ty kiểm toán nếu có những sai phạm trái chuẩn mực
Chú ý : Nếu chuẩn mực Kiểm toán có nhiều lỏng lẻo, sơ hở thì không thể tin cậy
vào kết quả kiểm toán được, nên tìm kiếm những kênh thông tin khác
Việc gì sẽ xảy ra nếu Bộ Tài chính hủy bỏ bộ Chuẩn mực Kiểm toán và cho phépcác công ty kiểm toán tự xây dựng những chuẩn mực của riêng mình ?
Việc hủy bỏ bộ Chuẩn mực Kiểm toán :
Chuẩn mực Kiểm toán hướng dẫn cách hành nghề từ giai đoạn đầu đến khikết thúc Trong những tình huống mà kinh nghiệm không thể giải quyết đượchoặc kinh nghiệm không đúng, nếu không có chuẩn mực Kiểm toán thì KTV
sẽ mất đi 1 tài liệu hướng dẫn về mặt chuyên môn của mình
Ví dụ: Trên BCTC phần tài sản trình bày 1 viên kim cương trị giá 1 triệu đôla Mỹ.
Khi kiểm toán BCTC, do KTV không có đủ kiến thức chuyên môn để định giá giá trịviên kim cương này, nên mời chuyên gia thẩm định giá trị viên đá quý Chuyên giathông báo giá trị viên kim cương này đúng là 1 triệu đôla Mỹ, do đó KTV đã pháthành Báo cáo Kiểm toán khẳng định tính trung thực và hợp lý của BCTC
3 tháng sau, giá trị viên kim cương chỉ còn 1 triệu đồng Vậy ai là người chịu tráchnhiệm trong trường hợp này?
Theo nguyên tắc “ Con ai thì người đó chịu trách nhiệm ”
Báo cáo Kiểm toán sai thì KTV là người chịu trách nhiệm
Báo cáo thẩm định sai thì chuyên gia thẩm định là người chịu trách nhiệm
Báo cáo tài chính sai thì giám đốc ( người đứng đầu ) doanh nghiệp là ngườichịu trách nhiệm ( dù có hay không có kiểm toán )
Trang 14==> Như vậy, trong những tình huống khơng chắc chắn, chưa từng cĩ kinh nghiệm (
ví dụ: làm thế nào để giảm rủi ro kiểm tốn khi sử dụng ý kiến của chuyên gia ) thì
chuẩn mực Kiểm tốn giúp KTV xử sự hợp lý để bảo vệ lợi ích của bên thứ 3
Khơng cĩ cơ sở để đánh giá chất lượng kiểm tốn ảnh hưởng lợi ích củangười sử dụng thơng tin
Khơng cĩ cơ sở để quy trách nhiệm pháp lý cho KTV/ Cơng ty kiểm tốn
Thiếu thước đo thống nhất, “ vàng thau lẫn lộn ”, khơng thể phân biệt cơng tynào là tốt hoặc xấu các cơng ty kiểm tốn khĩ cạnh tranh với nhau
Các cơng ty kiểm tốn tự xây dựng những chuẩn mực của riêng mình : Người
sử dụng thơng tin khơng cĩ nhiều kiến thức chuyên mơn để so sánh các chuẩnmực kiểm tốn của các cơng ty, cái nào là tốt nhất, cái nào đáng tin cậy nhất điều này sẽ ảnh hưởng lợi ích của người sử dụng thơng tin
4 Đạo đức nghề nghiệp ( Professional ethics / conducts )
Đạo đức nghề nghiệp là những qui tắc để hướng dẫn cho các thành viên ứng xửvà hoạt động một cách trung thực, phục vụ cho lợi ích chung của nghề nghiệpvà xã hội Đạo đức nghề nghiệp yêu cầu mỗi kiểm tốn viên phải là người cĩ đạođức và mỗi tổ chức kiểm tốn phải là cộng đồng của những người cĩ đạo đức
Đạo đức nghề nghiệp khác gì với Đạo đức xã hội ?
Đạo đức nghề nghiệp là những quy tắc ứng xử giữa người với người trongnghề nghiệp, để thúc đẩy nghề nghiệp phát triển
Đạo đức xã hội là những quy tắc ứng xử giữa người với người trong xã hội,khơng phân biệt ngành nghề, để thúc đẩy xã hội phát triển
1 KTV khơng chung thủy với vợ nhưng vẫn cĩ thể là 1 KTV tốt
Đạo đức nghề nghiệp Kiểm tốn khác gì với Đạo đức nghề nghiệp khác ?
Người nơng dân cũng cĩ đạo đức nghề nghiệp, đĩ là khơng bơm xịt thuốc trừsâu quá nhiều, sau khi xịt thuốc từ 7 – 14 ngày mới thu hoạch đem bán
Trang 15* Người nông dân và nhân viên bán hàng không cần phải học hết đại học, không cầnphải có trình độ chuyên môn cao mới hoàn thành tốt công việc của mình Kiểm toán
là nghề có tính chuyên môn cao, KTV chỉ cần lười cập nhật kiến thức là thiếu đạođức nghề nghiệp Các ngành nghề khác thì học và nâng cao chuyên môn là tự nguyện,còn nghề Kiểm toán thì việc này là bao gồm cả tự nguyện và bắt buộc Vì KTV phảibảo vệ lợi ích của những đối tượng sử dụng thông tin, nếu anh không có đủ kiến thứcthì anh sẽ nhận xét sai về BCTC, gây thiệt hại cho bên thứ 3
* KTV không được quá tin người, phải có sự thận trọng đúng mức và thái độ hoàinghi mang tính nghề nghiệp KTV không được buổi sáng làm kiểm toán, buổi chiều
đi bán rau, bán cổ phiếu, bán xe hơi ảnh hưởng đến uy tín, hình ảnh của KTV,
dễ dẫn đến xung đột về đạo đức ( đoạn 51, 254, 255, 256 quyết định 87 )
* Đạo đức nghề nghiệp còn là cơ sở để các cơ quan chức năng quản lý và giám sát
chặt chẽ mọi kiểm toán viên và tổ chức kiểm toán ( quy trách nhiệm pháp lý nếu cần ) Giúp công chúng đánh giá về các hành vi đạo đức của KTV, từ đó nâng cao
sự tín nhiệm của xã hội đối với KTV và chất lượng dịch vụ kiểm toán
Trang 16Đoạn 15 VSA 200 – Các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp của Kiểm tốn viên
a Độc lập
b Chính trực trung thực, thẳng thắn, bất vụ lợi.
c Khách quan KTV phải cơng bằng, tơn trọng sự thật và khơng được thành
kiến, thiên vị, không được phép phán quyết một cách vội vàng, hoặc áp đặt,hay gây áp lực đối với người khác
d Năng lực chuyên mơn & tính thận trọng : KTV phải duy trì trình độ nghiệp
vụ của mình trong suốt quá trình hành nghề, KTV chỉ được phép nhận làmnhững công việc khi đã có đủ trình độ nghiệp vụ để hoàn thành nhiệm vụ
e Tính bảo mật KTV phải giữ bí mật của những thông tin đã thu thập
được trong thời gian thực hiện các dịch vụ chuyên môn, và không được sửdụng hoặc tiết lộ bất cứ thông tin nào của khách hàng ( kể cả với gia đình ).KTV chỉ được cung cấp thơng tin khi :
Khách hàng cho phép KTV cung cấp thơng tin ra ngồi
Khi cĩ yêu cầu của Tịa án ( Thuế và các cơ quan ngang Bộ khơng cĩthẩm quyền yêu cầu cung cấp thơng tin )
Những tình huống thuộc về phạm vi, trách nhiệm nghề nghiệp yêu cầuphải công bố thơng tin để kiểm sốt chất lượng kiểm tốn
f Tư cách nghề nghiệp KTV phải tự điều chỉnh những hành vi của mình
cho phù hợp với uy tín của ngành nghề, và phải tự kiềm chế những hànhđộng có thể phá hoại uy tín nghề nghiệp
g Tuân thủ các chuẩn mực chuyên mơn
Trang 17a. Độc lập về tư tưởng - 1 cá nhân hành động một cách chính trực, khách quan
và có sự thận trọng nghề nghiệp mà không chịu ảnh hưởng của những tác độngtrái với những đánh giá chuyên nghiệp
b. Độc lập về hình thức - Là không có các quan hệ thực tế và hoàn cảnh có ảnh
hưởng đáng kể làm cho bên thứ ba hiểu là KTV không độc lập hay không duytrì được tính chính trực, khách quan và thận trọng nghề nghiệp của mình
Đoạn 36 Quyết định 87/2005 quy định “ Độc lập là nguyên tắc hành nghề cơ bảncủa kiểm toán viên hành nghề ”
Trong quá trình kiểm toán, KTV hành nghề không bị chi phối hoặc tác động bởi bất kỳ lợi ích vật chất hoặc tinh thần nào làm ảnh hưởng đến sự trung thực, khách quan và độc lập nghề nghiệp của mình.
KTV hành nghề không được nhận làm kiểm toán cho các đơn vị mà mình cóquan hệ kinh tế hoặc quyền lợi kinh tế như góp vốn, cho vay hoặc vay vốn từ
khách hàng, hoặc là cổ đông chi phối của khách hàng, hoặc có ký kết hợp
đồng gia công, dịch vụ, đại lý tiêu thụ hàng hóa
KTV hành nghề không được nhận làm kiểm toán ở những đơn vị khách hàng
mà bố, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột của KTV là người trong bộ máy
quản lý điều hành ( Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc, kế toán trưởng, các
trưởng, phó phòng và các cấp tương đương )
KTV hành nghề không được vừa làm dịch vụ kế toán, như ghi sổ kế toán, lậpbáo cáo tài chính, kiểm toán nội bộ, định giá tài sản, tư vấn quản lý, tư vấn tàichính, vừa làm dịch vụ kiểm toán cho cùng một khách hàng
Trong quá trình kiểm toán, nếu có sự hạn chế về tính độc lập thì KTV hànhnghề phải tìm mọi cách loại bỏ sự hạn chế này Nếu không thể loại bỏ được thìphải nêu rõ điều này trong Báo cáo kiểm toán
Điều 18 Nghị định 105/2004 quy định:
KTV hành nghề không được thực hiện kiểm toán trong các trường hợp:
Trang 181 Không có trong thông báo danh sách kiểm toán viên hành nghề kiểm toán
2 Đang thực hiện công việc ghi sổ kế toán, lập báo cáo tài chính, thực hiện kiểmtoán nội bộ hoặc cung cấp dịch vụ định giá tài sản, tư vấn quản lý, tư vấn tài chính chođơn vị được kiểm toán hoặc đã thực hiện các công việc trên trong năm trước
3 Có quan hệ kinh tế - tài chính với đơn vị được kiểm toán như góp vốn, mua cổphần, đi vay, cho vay
4 Có bố, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột là thành viên trong Ban lãnh đạohoặc kế toán trưởng của đơn vị được kiểm toán;
5 Đơn vị được kiểm toán có những yêu cầu trái với đạo đức nghề nghiệp hoặc tráivới yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ kiểm toán hoặc trái với quy định của phápluật
Điều 19 Nghị định 105/2004 quy định:
Những hành vi nghiêm cấm đối với kiểm toán viên hành nghề
1 Mua bất kỳ loại cổ phiếu nào, không phân biệt số lượng là bao nhiêu của đơn vịđược kiểm toán
2 Mua trái phiếu hoặc các tài sản khác của đơn vị được kiểm toán
3 Nhận bất kỳ một khoản tiền hoặc lợi ích vật chất nào từ đơn vị được kiểm toánngoài phí dịch vụ và chi phí đã thỏa thuận trong hợp đồng, hoặc lợi dụng vị trí kiểm toán viên của mình để thu các lợi ích khác từ đơn vị được kiểm toán.
4 Cho thuê, cho mượn hoặc cho các bên khác sử dụng tên và chứng chỉ kiểm toánviên của mình để thực hiện các hoạt động nghề nghiệp
5 Làm việc cho từ hai doanh nghiệp kiểm toán trở lên trong cùng một thời gian
6 Tiết lộ thông tin về đơn vị được kiểm toán mà mình biết được trong khi hành
Trang 19Ví dụ 1: Trong các tình huống sau, KTV có vi phạm nguyên tắc độc lập không ?
1 Kiểm toán viên Bình đang kiểm toán cho công ty cổ phần Huy Lộc Công tytặng cho Bình một số cổ phiếu của công ty
2 Kiểm toán viên Hiếu được mời kiểm toán BCTC cho công ty trách nhiệm hữuhạn Hà Vi Chị Liên, vợ KTV Nam là giám đốc công ty này
3 Kiểm toán viên Vinh được mời lập BCTC và kiểm toán BCTC cho công tyDanh Nhi để công ty này vay vốn ngân hàng
4 Kiểm toán viên Nhơn được mời kiểm toán cho siêu thị Chansu Mẹ kiểm toánviên Nhơn thường mua hàng tại đơn vị này
5 Ngay sau khi kết thúc hợp đồng tư vấn cho công ty Thúy Liễu, kiểm toán viênHạnh được mời kiểm toán BCTC cho công ty
6 Con của một kiểm toán viên độc lập có lợi ích tài chính với công ty khách hàng
mà anh ta đang kiểm toán
7 Chồng ( vợ ) của kiểm toán viên độc lập có lợi ích tài chính đáng kể với công
ty khách hàng mà anh ta đang kiểm toán
8 Anh trai của kiểm toán viên độc lập là người quản lý công ty khách hàng nơianh ta thực hiện kiểm toán
9 Cha của kiểm toán viên độc lập là một thương gia làm ăn với khách hàng
10 Mẹ của kiểm toán viên độc lập đang vay vốn ( gửi tiền, sử dụng dịch vụ thanhtoán ) tại ngân hàng mà anh ta đang kiểm toán
Bài giải:
1 Kiểm toán viên có quyền lợi kinh tế với công ty khách hàng ( có vốn góp trongcông ty ) vi phạm nguyên tắc độc lập
Trang 202 KTV có quan hệ thân thuộc với người trong bộ máy quản lý điều hành viphạm nguyên tắc độc lập Nếu KTV có quan hệ thân thuộc với nhân viên bìnhthường trong công ty khách hàng ( bảo vệ, thu ngân ) không vi phạmnguyên tắc độc lập.
3 KTV vừa làm dịch vụ kế toán vừa làm dịch vụ kiểm toán cho cùng một kháchhàng vi phạm nguyên tắc độc lập
4 Không vi phạm nguyên tắc độc lập
5 Vi phạm nguyên tắc độc lập ( theo khoản 2 Điều 18 Nghị định 105/2004 )
6 Bản thân KTV không có lợi ích kinh tế - tài chính với công ty khách hàng không vi phạm nguyên tắc độc lập
7 Theo nguyên tắc, vợ - chồng có tài sản chung, nên trường hợp này, KTV có lợiích kinh tế trong công ty khách hàng vi phạm nguyên tắc độc lập
8 Vi phạm nguyên tắc độc lập
9 & 10 Không vi phạm nguyên tắc độc lập
Ví dụ 2: Trong các tình huống sau, KTV có vi phạm đạo đức nghề nghiệp không ?
1 Công ty kiểm toán Hiệp Thịnh kiểm toán BCTC của công ty Hiền Lan năm
2009 Đến năm 2010, BCTC của công ty Hiền Lan do công ty kiểm toán ThếChí thực hiện Các KTV của Thế Chí yêu cầu công ty kiểm toán Hiệp Thịnhcung cấp hồ sơ kiểm toán năm 2009 để phục vụ cho công tác kiểm toán năm
2010 Hiệp Thịnh đã chuyển giao toàn bộ hồ sơ kiểm toán cho Thế Chí
2 Kiểm toán viên Thế Âm kiểm toán BCTC của công ty Tây Phương, nhận thấytiềm năng phát triển của công ty nên Thế Âm đã tư vấn cho bạn mình mua cổphiếu của Tây Phương
3 Kiểm toán viên Lượng Quang chưa có kinh nghiệm kiểm toán ngân hàng đượcphân công làm trưởng nhóm kiểm toán tại 1 ngân hàng thương mại
Trang 214 KTV Phổ Hiền được mời kiểm tốn BCTC cho cơng ty trách nhiệm hữu hạnThập Nguyện Văn Thù, bạn rất thân của Phổ Hiền là giám đốc cơng ty này.
Bài giải:
1 KTV chỉ được cung cấp thơng tin ra bên ngồi khi :
Khách hàng cho phép KTV cung cấp thơng tin ra ngồi
Khi cĩ yêu cầu của pháp luật
Những tình huống thuộc về phạm vi, trách nhiệm nghề nghiệp yêu cầu phảicông bố thơng tin để kiểm sốt chất lượng kiểm tốn
* Nếu cơng ty Hiệp Thịnh rơi vào 1 trong 3 điều nêu trên thì việc Hiệp Thịnh cungcấp hồ sơ kiểm tốn cho Thế Chí khơng vi phạm đạo đức nghề nghiệp
2 Theo khoản 3 Điều 19 Nghị định 105/2004, Thế Âm đã vi phạm nguyên tắcbảo mật ( sử dụng thơng tin kế tốn để thu lợi cho cá nhân hoặc bên thứ 3 )
3 Vi phạm nguyên tắc “ Năng lực chuyên mơn & tính thận trọng ”
4 Khơng vi phạm đạo đức nghề nghiệp ( khơng cĩ quan hệ thân thuộc )
Ví dụ 3: Hãy cho biết trong các tình huống dưới đây kiểm tốn viên đã làm theo
hoặc vi phạm tiêu chuẩn nghề nghiệp nào?
a Giám đốc cơng ty khách hàng yêu cầu kiểm tốn viên thay đổi ý kiến nhận xéttrên báo cáo kiểm tốn Kiểm tốn viên đã đồng ý mà khơng cĩ bất kỳ một sựtranh luận nào dù rằng cơ sở của ý kiến đĩ là khơng thích hợp
b Nghi ngờ cĩ sai phạm chế độ kế tốn dẫn đến sai lệch số liệu khoản phải thukiểm tốn viên đã tiến hành kiểm tra tịan bộ số liệu, chứng từ cĩ liên quanthay vì thực hiện kiểm tra chọn mẫu
Trang 22c Do mâu thuẫn với một người quen cũ đang làm kế toán tại công ty khách hàngđược kiểm toán, kiểm toán viên đã đưa ra nhận xét không đúng về phần việc
mà người quen anh ta phụ trách trên báo cáo kiểm toán
Bài giải:
a Vi phạm nguyên tắc chính trực (không đưa ra lý lẽ để bảo vệ ý kiến của mình)
b KTV đã thực hiện đúng nguyên tắc “Năng lực chuyên môn & tính thận trọng ”
c KTV đã vi phạm nguyên tắc khách quan
Nhận xét: Độc lập là 1 tiêu chuẩn đạo đức rất cao của KTV 1 KTV có đạo đức
nghề nghiệp thì phải ứng xử như thế nào để không tổn hại lợi ích của bên thứ 3
1 KTV độc lập với khách hàng chưa chắc đã có đạo đức nghề nghiệp
Ví dụ: 1 doanh nghiệp nhà nước X trong giai đoạn cổ phần hóa Để tái cơ cấu thành
công, doanh nghiệp cần 1 khoản vay lớn từ ngân hàng 1 KTV độc lập với X, khikiểm toán BCTC thấy phát hiện những sai sót trọng yếu, nhưng do nghĩ tới việc hàngchục ngàn công nhân sẽ bị mất việc làm nếu BCTC của X không được thông qua nênKTV đã bỏ qua những sai sót đó và phát hành Báo cáo Kiểm toán chấp nhận toànphần trường hợp này, tuy KTV có quan hệ độc lập về hình thức với công ty kháchhàng, nhưng ý kiến kiểm toán đã bị chi phối bởi lợi ích tinh thần nên KTV đã viphạm đạo đức nghề nghiệp
Nếu KTV có quan hệ ruột thịt với người trong bộ máy quản lý của công ty khách hàng, nhưng nếu công việc và ý kiến của KTV không bị chi phối hoặc tác động bởi bất kỳ lợi ích vật chất hoặc tinh thần nào làm tổn hại bên thứ 3 thì KTV vẫn tuân thủ đạo đức nghề nghiệp.
Tính độc lập của KTV phải được thể hiện trên 2 mặt : hình thức & bản chất
Trang 23* Nếu KTV chỉ cố giữ cho mình độc lập ( đáp ứng đủ các điều kiện về tính độc lậptheo Nghị định 105/2004 ), nhưng không duy trì được đạo đức nghề nghiệp, bị chiphối bởi các lợi ích vật chất và tinh thần KTV làm tổn hại lợi ích của bên thứ 3
* Nếu KTV rơi vào tình huống mà bên thứ 3 nghi ngờ về tính độc lập của KTV, dùKTV hoàn toàn trong sáng, không bị chi phối bởi các bởi các lợi ích vật chất và tinh
thần thì bên thứ 3 vẫn không tin vào kết quả kiểm toán
==> KTV có nghĩa vụ tạo niềm tin cho bên thứ 3 bằng hành động độc lập thực sự
( độc lập về tư tưởng ) và tỏ ra độc lập ( độc lập về hình thức ), cần tránh các nguy cơ
có thể ảnh hưởng đến cả 2 đặc tính này
Theo đoạn 85 Quyết định 87/2005
“ Tính độc lập không đòi hỏi người đưa ra ý kiến đánh giá nghề nghiệp phải hoàn
toàn độc lập về các quan hệ kinh tế, tài chính và các mối quan hệ khác vì các thành viên trong xã hội đều có mối quan hệ với nhau Các mối quan hệ về kinh
tế, tài chính và các quan hệ khác cần được đánh giá thỏa đáng xem có ảnh hưởngđến tính độc lập hay không Khi thông tin nhận được xét thấy có ảnh hưởng đếntính độc lập thì các mối quan hệ đó không chấp nhận được ”
Trang 24Sự khác biệt giữa Nghị định 105/2004 và Quyết định 87/2005
* Nghị định 105/2004 là văn bản pháp luật được ban hành dưới dạng những điềucấm và những điều mà KTV phải tuân thủ để thể hiện tính độc lập của mình NếuKTV làm trái những những quy định này có nghĩa là họ đã vi phạm pháp luật vàphải chịu xử lý về mặt pháp luật
* Quyết định 87/2005 đề cập đến các đạo đức nghề nghiệp để phục vụ lợi ích xãhội Đạo đức là 1 phạm trù rất rộng, đạo đức thì không thể như 1 + 1 = 2 được
1 người vi phạm đạo đức chưa chắc đã vi phạm pháp luật ( ví dụ: nói xấu đồng
nghiệp ) 1 người vi phạm pháp luật chắc chắn là vi phạm đạo đức
==> Vì vậy các quy định của Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp không dùng chữ
“ cấm ”, mà được ban hành dưới dạng nguy cơ và các các biện pháp bảo vệ ( Đoạn
45 Quyết định 85/2005 ) Những trường hợp mà nguy cơ quá cao không có biện
pháp bảo vệ hữu hiệu tính độc lập ( ví dụ : KTV có bố, mẹ, vợ, chồng, con, anh,
chị, em ruột là thành viên trong Ban lãnh đạo hoặc kế toán trưởng của đơn vị đượckiểm toán ) thì mới cấm KTV hành nghề thực hiện kiểm toán
Trang 25 Như vậy Nghị định 105 và Quyết định 87 là 2 cách tiếp cận khác nhau đối với lĩnh vực đạo đức nghề nghiệp Điều này xuất phát từ nguyên nhân:
Đối với cơ quan quản lý xã hội, kiểm tốn khơng chỉ là phương tiện để đảmbảo độ tin cậy của thơng tin mà cịn là cơng cụ giám sát thơng tin của xãhội
Đối với nghề nghiệp, đạo đức nghề nghiệp là những hướng dẫn giúp cácthành viên ứng xử một cách trung thực nhằm đạt được sự tin cậy của xã hội
Từ các vấn đề trên cho thấy, khuynh hướng phổ biến hiện nay là luật pháp phải can thiệp vào một số phương diện của nghề nghiệp kiểm tốn nhằm tạo sự ổn định xã hội, đặc biệt là ổn định thị trường chứng khốn Trong khi đĩ, Chuẩn mực đạo đức nhằm xây dựng hình ảnh lý tưởng của nghề nghiệp để nâng cao sự tín nhiệm của cơng chúng đối với nghề nghiệp Việc tồn tại song song 2 quy định trên là điều tất yếu khách quan
Tuy nhiên, Chuẩn mực đạo đức và Nghị định 105 cĩ những điểm khác biệt
• Đoạn 190 Quyết định 87 nêu rõ nếu khách hàng kiểm tốn khơng phải làcơng ty niêm yết trên thị trường chứng khốn, DN kiểm tốn cĩ thể cungcấp các dịch vụ kế tốn và ghi sổ kế tốn theo thủ tục thỏa thuận trước vớiđiều kiện các nguy cơ tự kiểm tra cĩ thể được giảm xuống mức cĩ thể chấpnhận được Điều 27 Nghị định 105 cho rằng : DN kiểm tốn khơng đượcthực hiện kiểm tốn trong trường hợp “ đang cung cấp dịch vụ ghi sổ kếtốn, lập BCTC, dịch vụ kiểm tốn nội bộ, định giá tài sản, tư vấn quản lý,
tư vấn tài chính hoặc đã thực hiện các dịch vụ trên trong năm trước chokhách hàng ” khơng phân biệt là khách hàng cĩ niêm yết hay khơng
• Nghị định 105 khơng cấm các cơng ty kiểm tốn chấp nhận khách hàng cĩxung đột lợi ích ( chẳng hạn như hai khách hàng là 2 đối thủ cạnh tranh chủyếu trong một ngành nghề ), nhưng chuẩn mực đạo đức khơng cho phép
Về nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức được ban hành bằng Quyết định của
Bộ tài chính, tức là cĩ giá trị pháp lý thấp hơn Nghị định 105
5 Trách nhiệm của KTV trong việc phát hiện những sai phạm của đơn vị.
Trang 26a Các dạng sai phạm của đơn vị.
Để xem xét trách nhiệm của kiểm toán viên đối với các sai phạm diễn ra tại đơn
vị, các chuẩn mực kiểm toán thường đề cập đến ba nhóm hành vi sai phạm bao gồm sai sót, gian lận và không tuân thủ luật định
Sai sót là " những nhầm lẫn không cố ý trong báo cáo tài chính, chẳng hạnnhư : nhầm lẫn về số học, hoặc về ghi chép trong các dữ liệu kế toán, hoặc sổsách, bỏ sót, hoặc hiểu sai các sự kiện hoặc áp dụng sai các phương pháp kếtoán "
Gian lận là những hành động cố ý do một hay nhiều người trong Ban Giámđốc, do các nhân viên, hoặc do các bên thứ ba thực hiện dẫn đến sai lệch trênbáo cáo tài chính Gian lận có thể là :
Sửa đổi, ngụy tạo, hay tráo đổi sổ sách, chứng từ
Tham ô tài sản
Che giấu, hoặc bỏ sót ảnh hưởng của các nghiệp vụ trên sổ sách, chứngtừ
Ghi chép các nghiệp vụ không có thật
Áp dụng sai các phương pháp kế toán
Không tuân thủ “ là những hành vi thực hiện sai, bỏ sót, thực hiện không đầyđủ, không kịp thời hoặc không thực hiện pháp luật và các quy định dù là vô tìnhhay cố ý của đơn vị Những hành vi này bao gồm hành vi của tập thể, cá nhândưới danh nghĩa đơn vị hoặc của những người đại diện cho đơn vị gây ra ”
b Trách nhiệm của người quản lý đơn vị đối với các sai phạm.
Trang 27 Đối với gian lận và sai sót, đoạn 6 VSA 240 nêu rõ “ Trách nhiệm ngănchặn và phát hiện các gian lận và sai sót là thuộc về người quản lý, thôngqua việc áp dụng và duy trì hoạt động của một hệ thống kế toán và kiểmsoát nội bộ hữu hiệu.”
Đối với hành vi không tuân thủ, đoạn 8 VSA 250 “ Giám đốc ( người đứngđầu ) đơn vị được kiểm toán có trách nhiệm đảm bảo cho đơn vị tuân thủđúng pháp luật và các quy định hiện hành ; ngăn ngừa, phát hiện và xử lýnhững hành vi không tuân thủ pháp luật và các quy định trong đơn vị "
Đoạn 29 VSA 200:
Giám đốc ( người đứng đầu ) đơn vị được kiểm tốn chịu trách nhiệm lập,trình bày trung thực, hợp lý BCTC theo đúng chuẩn mực và chế độ kế tốnhiện hành ( hoặc được chấp thuận ) và các quy định cĩ liên quan
Kiểm tốn viên và cơng ty kiểm tốn chịu trách nhiệm kiểm tra, chuẩn bị vàtrình bày ý kiến của mình về BCTC
Việc kiểm tốn báo cáo tài chính khơng làm giảm nhẹ trách nhiệm của Giámđốc (hoặc người đứng đầu) đơn vị được kiểm tốn đối với BCTC
Như vậy, KTV không chịu trách nhiệm về việc phát hiện và ngăn chặn cácsai phạm ở đơn vị Trách nhiệm của KTV chủ yếu liên quan đến việc diễnđạt ý kiến của mình trên báo cáo kiểm toán và để đưa ra ý kiến đó, kiểmtoán viên cần thiết kế và thực hiện một cuộc kiểm toán để bảo đảm hợp lýrằng báo cáo tài chính không có sai lệch trọng yếu
6 Trách nhiệm pháp lý của kiểm toán viên.
6.1 Trách nhiệm dân sự
Trang 28Nguyên nhân chủ yếu của những sai phạm có thể dẫn đến trách nhiệm dân sựthường là do KTV thiếu thận trọng đúng mức, hoặc do không tôn trọng các
chuẩn mực nghề nghiệp Khi đĩ, KTV phải chịu trách nhiệm dân sự trước khách
hàng, bên thứ ba có lợi ích trực tiếp đến BCTC liên quan hoặc chịu trách nhiệm đốivới những người sở hữu chứng khoán của các công ty cổ phần yết giá ở thị trườngchứng khoán
TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ Trách nhiệm dân sự trong hợp đồng Trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng
Trách nhiệm dân sự trong hợp đồng được
hình thành do quan hệ hợp đồng giữa
kiểm toán viên và khách hàng, kể cả các
bên được ràng buộc trong hợp đồng
Ví dụ:
Phát hành báo cáo kiểm toán không
đúng thời hạn theo hợp đồng
Không bảo mật những thông tin của
khách hàng
Nhận xét không xác đáng về BCTC,
nên gây thiệt hại cho khách hàng
Trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồnglà loại trách nhiệm phát sinh không
do quan hệ hợp đồng.· Hiện nay,quan niệm phổ biến về trách nhiệmngoài hợp đồng là chỉ áp dụng đốivới các cổ đông và các chủ nợ, đó lànhững người sử dụng có thể thấytrước trong hiện tại và tương lai
6.2 Trách nhiệm hình sự
Trang 29Ngoài trách nhiệm dân sự, nếu do gian lận, KTV còn phải chịu trách nhiệm hìnhsự về những sai phạm của mình Tại nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam, KTVsẽ bị truy tố và Tòa Hình sự sẽ xét xử theo Luật Hình sự
6.3 Các biện pháp để hạn chế trách nhiệm pháp lý ( giảm thiểu các hậu quả do kiện tụng )
Ký hợp đồng trong tất cả các dịch vụ nghề nghiệp, và có các ràng buộc rõràng về nghĩa vụ của từng bên để tránh mọi sự hiểu lầm có thể xảy ra, đặcbiệt là trong việc khám phá những sai phạm
Vì các tranh chấp thường sẽ xảy ra sau khi khách hàng bị phá sản, nên phảithận trọng khi tiếp nhận khách hàng ( không tiếp nhận các khách hàng cótình hình tài chính không lành mạnh, hay được lãnh đạo bởi ban giám đốcđang có vấn đề về năng lực, hay đạo đức )
Thực hiện đầy đủ các yêu cầu và hướng dẫn của nghề nghiệp, nhất là phảituân thủ nghiêm ngặt các chuẩn mực kiểm toán
Mua đầy đủ các khoản bảo hiểm nghề nghiệp
Tôn trọng các chuẩn mực về kiểm tra chất lượng nghề nghiệp
Nếu KTV khơng thận trọng dẫn đến những sai sĩt thơng thường hoặc sai sĩt nghiêm trọng, hoặc khi KTV cố tình gian lận thì KTV phải chịu trách nhiệm pháp lý về kết quả kiểm tốn, các nhận xét trên Báo cáo Kiểm tốn.
Nếu KTV đã thận trọng, tuân thủ đúng các chuẩn mực chuyên mơn thì KTV khơng phải chịu trách nhiệm pháp lý.
BÀI TẬP TÌNH HUỐNG
Trang 30Chương, Huy và Nam là ba người bạn thân đều tốt nghiệp từ trường ĐH Ngânhàng TP.HCM Chương làm kiểm toán viên hành nghề tại công ty kiểm toán KPMGđược 3 năm, còn Huy ra trường được 4 năm và công tác tại Ngân hàng TMCP ÁChâu với vị trí trưởng phòng tín dụng Nam ra trường sau Huy một năm, đang làm
kế toán cho công ty TNHH Tân Hiệp Phát
Cả ba đều mong muốn trở thành các ông chủ hơn là những nhân viên làm thuê.Huy muốn thành lập một quỹ đầu tư trong khi Nam cho rằng kinh doanh hàng tiêudùng sẽ giúp họ dễ dàng gia nhập thị trường Tuy nhiên, sau khi nghe Chương bàn về
sự phát triển của dịch vụ kiểm toán trong thời gian gần đây, họ đi đến quyết địnhthành lập một công ty kiểm toán, lấy tên là công ty kiểm toán và dịch vụ tư vấnCHUHUNA Chương cũng giải thích một cách cặn kẽ về đặc điểm của nghề nghiệpcũng như môi trường kiểm toán để cả ba cùng có những kiến thức trước khi chínhthức bước vào thị trường
HÃY CHO BIẾT
1 Chương đã thuyết phục Huy và Nam như thế nào, và giải thích về nghề nghiệptương lai của họ ra sao?
Trang 31công ty trước thách thức là làm thế nào để giữ và phát triển khách hàng Để đạt đượcmục tiêu về doanh số, CHUHUNA khuyến khích các KTV tăng cường việc “vậnđộng hành lang” trong mọi mối quan hệ gia đình và bạn bè Khi cần thiết, tiền phíkiểm toán sẽ được trích lại một phần cho các cá nhân quan trọng ( tại đơn vị kháchhàng ) có vai trò trong việc quyết định hợp đồng Còn đối với bản thân KTV, với mỗihợp đồng kiểm toán mang về cho công ty, KTV sẽ được công ty “ ban thưởng ” sốtiền tương đương với 10% giá trị hợp đồng.
Tình hình thực sự căng thẳng khi LULU một khách hàng lớn của công ty đang có ý muốn chấm dứt hợp tác với CHUHUNA sau 3 năm sử dụng dịch vụ kiểmtoán và tư vấn thuế Huy đề nghị tiếp tục gia hạn khoản nợ phí kiểm toán của LULUtrong năm trước đồng thời giảm giá phí kiểm toán cho LULU xuống còn một nửa sovới trước đây Ngoài ra, CHUHUNA cam kết sẽ hỗ trợ thêm một số dịch vụ miễn phí,chẳng hạn như LULU sẽ được cung cấp thêm dịch vụ tư vấn về ghi chép sổ sách vàlập các báo cáo tài chính, kể các các báo cáo quyết toán thuế
-Sau những nỗ lực, cuối cùng, CHUHUNA cũng đã duy trì được mối quan hệvới LULU Hợp đồng kiểm toán BCTC lại được ký kết với mức phí kiểm toán giảmxuống đáng kể cùng với các dịch vụ hỗ trợ miễn phí khác như đã cam kết
HÃY CHO BIẾT
3 Cách duy trì và phát triển khách hàng của CHUHUNA tiềm ẩn rủi ro nào?
4 Các chính sách của CHUHUNA với LULU như vậy có vi phạm các chuẩn mựchay quy định về nghề nghiệp hay không? Vì sao?
Hòa – một KTV đang làm việc tại CHUHUNA – tiếp tục được phân công làmKTV chính trong hợp đồng kiểm toán BCTC với LULU vì anh được xem là có
kinh nghiệm và hiểu biết sâu sắc về các BCTC của LULU sau 3 năm thực hiện kiểmtoán Anh cũng là người có các mối quan hệ rất thân thiết với cô kế toán trưởng của
Trang 32LULU ( bạn thân ) Việc con gái anh hiện đang công tác tại LULU cũng sẽ giúp íchrất nhiều cho anh trong việc kiểm toán.
Do giá phí kiểm toán giảm xuống đáng kể nên CHUHUNA đành giảm thờigian kiểm toán xuống một nửa so với kế hoạch ban đầu Một số thử nghiệm cần
thiết đôi lúc phải bỏ qua một phần do không đủ thời gian và nhân sự để thực hiện,một phần do Hòa tin tưởng vào các lý giải về mặt chuyên môn của cô bạn thân
Hòa còn yêu cầu các KTV mang một số việc đơn giản như đánh máy, hoàn chỉnh
hồ sơ,…về nhà để nhờ người thân hoàn thành giúp
Cuối đợt kiểm toán, một báo cáo kiểm toán với ý kiến chấp nhận hoàn toàn đãđược phát hành trong sự hân hoan và hài lòng của cả hai phía LULU tặng mỗi
KTV một chiếc cặp do chính công ty sản xuất cùng với một bữa cơm tối thịnh soạnvào ngày báo cáo kiểm toán được ký
HÃY CHO BIẾT
5 Hãy phân tích các khía cạnh về đạo đức nghề nghiệp của các KTV trong cuộckiểm toán nói trên? KTV trong quá trình hành nghề cần tuân thủ các tiêu chuẩnđạo đức nghề nghiệp nào?
6 Ba tháng sau khi báo cáo kiểm toán được phát hành, BCTC của LULU bị cổđông phát hiện là có sai lệch trọng yếu Hãy phân tích các tình huống có thể có đểxét đến trách nhiệm pháp lý của KTV cũng như công ty kiểm toán CHUHUNA?
Câu 1 : Chương thuyết phục Huy và Nam thành lập công ty kiểm toán
Chương giải thích cho Huy & Nam cơ hội kinh doanh trong lĩnh vực kiểm toán.
1 Về thị trường kinh doanh
Trang 33 Tục ngữ có câu “ Trăm người bán, vạn người mua ” , tức là :
Thị trường mới có 99 người bán, vạn người mua ==> nhảy vô
Nếu thị trường đã có 100 người bán, vạn người mua rồi thì không thể gianhập vào thị trường này
Quan trọng là phải xác định cho được thị trường mục tiêu ( target market )
Tính đến thời điểm 2011
Thị trường các công ty niêm yết đã có 160 người bán ( công ty cung ứngdịch vụ kiểm toán ) Ngoài ra số lượng công ty kiểm toán đủ điều kiệnđang đợi sự cho phép hoạt động của SSC (Ủy ban Chứng khoán Nhà nước)rất nhiều ==> CHUHUNA không thể chen chân vào thị trường niêm yết
Ngân hàng vẫn cần người bán, thế nhưng số lượng ngân hàng trong nềnkinh tế chưa đủ “ một vạn ” ( gần 200 ngân hàng )
Thị trường doanh nghiệp nhà nước thì đã đủ trăm người bán Đặc thù củadoanh nghiệp nhà nước là có sự kiểm tra của Thanh tra Nhà nước, hơn nữađiều kiện để kiểm toán doanh nghiệp nhà nước cũng không dễ
Thị trường doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ( các công ty con, chinhánh, văn phòng đại diện của công ty mẹ ) Thông thường công ty kiểmtoán công ty mẹ thì sẽ kiểm luôn các công ty con, chi nhánh vì phải kiểmtoán BCTC hợp nhất
Các công ty kiểm toán lớn như Big Four đang chiếm lĩnh thị trường Việt Nam Lẽ dĩnhiên là Big Four có những lợi thế của công ty lớn, nhưng công ty nhỏ nhưCHUHUNA cũng có thuận lợi của riêng mình Chương phải nói với Huy & Nam “Đừng nhìn Big Four mà nhìn những công ty có quy mô như mình ” để khai thác phânkhúc thị trường mà Big Four không hướng đến được
Trang 34 Phân khúc thị trường phù hợp với CHUHUNA là khúc thị trường có phí kiểm toán thấp ( các công ty nhỏ, hợp tác xã, doanh nghiệp tư nhân ), vì :
Những công ty lớn như Big Four không tìm kiếm khách hàng ở thị trường nhỏ.
Những khách hàng nhỏ cũng ngại những công ty lớn, mà họ thích những công ty kiểm toán nhỏ thôi.
Công ty cung ứng dịch vụ kế toán thì không cần phải đáp ứng nhiều điều kiện.Trong quá trình hoạt động kinh doanh, nếu công ty đáp ứng đủ các điều kiện đểhoạt động kiểm toán thì sẽ xin phép cung cấp thêm dịch vụ kiểm toán
3 Cơ hội
Trong thời gian sắp tới, các ngân hàng nước ngoài vào Việt Nam rất nhiều Các DN
mà Báo cáo tài chính được kiểm toán sẽ được ngân hàng đánh giá cao hơn
Câu 2 : Điều kiện thành lập doanh nghiệp kiểm toán
Theo thông tư 60/2006 hướng dẫn thành lập công ty kiểm toán.
Trang 35Điều 23 nghị định 105 Điểm 1 : Doanh nghiệp kiểm toán chỉ được thành lập khi có ít nhất 3 kiểm toán viên
có Chứng chỉ hành nghề kiểm toán, trong đó ít nhất có một trong những ngườiquản lý doanh nghiệp kiểm toán phải là KTV có Chứng chỉ hành nghề
Điểm 3 : Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp kiểm toán phải thường xuyên đảm
bảo có ít nhất 3 kiểm toán viên hành nghề Sau 6 tháng liên tục DN kiểm toán khôngđảm bảo điều kiện này thì phải ngừng cung cấp dịch vụ kiểm toán
Cty TNHH kiểm toán Cty hợp danh kiểm toán DNTN kiểm toán
Thành viên của công ty
ít nhất là hai người Thànhviên hợp danh phải là cánhân Thành viên góp vốn
là tổ chức hoặc cá nhân
Chủ doanh nghiệp tưnhân kiểm toán phảilàm Giám đốc ( hoặcTổng Giám đốc )
Khi thành lập và trong quá
ít nhất một thành viên hợpdanh khác
Khi thành lập và trongquá trình hoạt động,DNTN kiểm toán phải
có ít nhất 3 người cóChứng chỉ kiểm toánviên, trong đó có Giámđốc ( hoặc TGĐ )
Trang 36 Chứng chỉ KTV
Có thời gian công tác thực
tế về kiểm toán từ 3 nămtrở lên kể từ khi được cấpChứng chỉ KTV
Phải góp ít nhất là 10%
vốn điều lệ
Không được cùng lúctham gia quản lý, điềuhành hoặc ký hợp đồng laođộng với tổ chức, cơ quankhác
Chủ DNTN kiểm toánphải có :
Chứng chỉ KTV
Có thời gian công tácthực tế về kiểm toán
từ 3 năm trở lên kể từkhi được cấp Chứngchỉ KTV
Chủ DNTN khôngđược cùng lúc thamgia quản lý, điều hànhhoặc ký hợp đồng laođộng với tổ chức, cơquan khác
Trang 37 Trường hợp công tyhợp danh kiểm toán
có đăng ký kinhdoanh các dịch vụkhác theo quy địnhcủa pháp luật phải cóchứng chỉ hành nghề( như dịch vụ kếtoán, dịch vụ địnhgiá tài sản ) thìthành viên hợp danhtrực tiếp phụ tráchcác dịch vụ đó phải
có chứng chỉ hànhnghề phù hợp theoquy định của phápluật
Đối với doanhnghiệp tư nhânkiểm toán cóđăng ký kinhdoanh các dịch
vụ khác theoquy định củapháp luật phải
có chứng chỉ
( như dịch vụ kếtoán, dịch vụđịnh giá tàisản ) thì thànhviên Ban Giámđốc trực tiếpphụ trách cácdịch vụ đó phải
có chứng chỉhành nghề phùhợp theo quyđịnh của phápluật
Trang 39vụ đóphảicóchứngchỉhànhnghềphùhợptheoquyđịnhphápluật
Tại sao pháp luật lại đưa ra quy định Giám đốc ( hoặc TGĐ ) công ty phải góp ít nhất là 10% vốn điều lệ ?
Trang 40 Vì “ bỏ của ra thì mới xót ”, khi Giám đốc ( hoặc TGĐ ) bỏ vốn vào công tythì họ sẽ phải điều hành thận trọng hơn Nhưng luật cũng không đòi hỏi tỷ lệnày là quá cao, vì KTV có chứng chỉ nhưng lại không có nhiều tiền, nếu cho
tỷ lệ đóng góp cao thì sẽ có rất ít công ty kiểm toán ra đời
Chương, Huy và Nam có thể cùng làm quản lý tại CHUHUNA hay không ?
Chương làm Giám đốc ( hoặc TGĐ ) vì Chương đã lấy được Chứng chỉ Kiểmtoán viên ==> đăng ký hành nghề ==> hành nghề được 3 năm
Nếu Huy & Nam làm phó giám đốc, trưởng phòng phụ trách dịch vụ kiểmtoán thì bắt buộc phải có Chứng chỉ hành nghề Kiểm toán ==> Huy & Nammuốn làm quản lý thì phải có Chứng chỉ kiểm toán viên
Nếu Huy & Nam không phụ trách dịch vụ kiểm toán và những dịch khác theoquy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề, mà làm phó giám đốc,trưởng phòng nhân sự, marketing thì không cần phải có Chứng chỉ hành nghề
==> Huy & Nam có thể làm quản lý của công ty CHUHUNA
Điều 22 Nghị định 105
1 Doanh nghiệp kiểm toán được đăng ký thực hiện các dịch vụ kiểm toán sau:
Kiểm toán BCTC Kiểm toán hoạt động Kiểm toán thông tin tài chính
Kiểm toán tuân thủ Kiểm toán nội bộ Kiểm toán báo cáo quyết toán dự án
Kiểm toán báo cáo tài chính vì mục đích thuế và dịch vụ quyết toán thuế
Kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư hoàn thành ( kể cả BCTC hàng năm )
Kiểm tra thông tin tài chính trên cơ sở các thủ tục thỏa thuận trước
2 Doanh nghiệp kiểm toán được đăng ký thực hiện các dịch vụ khác sau
Tư vấn tài chính Tư vấn nguồn nhân lực Tư vấn quản lý