Phương hướng và biện pháp chuyển đổi mô hình tổ chức quản lý chợ trên địa bàn quận Cầu Giấy - Hà Nội trong giai đoạn hiện nay
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường nước ta hiện nay, các thành phần kinh tế,các hình thức kinh doanh, các mặt hàng trở nên đa dạng và phong phú Khi đờisống của người dân ngày càng cải thiện thì nhu cầu tiêu dùng hàng hoá ngàycàng tăng Do đó các hoạt động mua bán, các hình thức tổ chức thương mạidiễn ra tấp nập hơn và ngày càng mở rộng
Là một loại hình tổ chức thương mại hỗn hợp, chợ ra đời và phát triểncùng với sự phát triển của nền sản xuất xã hội Tính chất và trình độ xã hội hoánền sản xuất ngày càng cao, sự phân công lao động xã hội ngày càng sâu sắcthì nhu cầu trao đổi hàng hoá ngày càng lớn và chợ với tư cách là nơi trao đổihàng hoá, dịch vụ giữa người sản xuất với người sản xuất, giữa người sản xuấtvới người tiêu dùng ngày càng phát triển Thông qua bộ mặt và tình hình sinhhoạt chợ có thể đánh giá được trình độ phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội vàđời sống dân cư của một vùng, địa phương
Tuy nhiên, trên thực tế hệ thống chợ hiện nay ở nước ta nói chung và ởquận Cầu Giấy - Hà Nội nói riêng còn tồn tại nhiều yếu kém như cơ sở vật chấtnhìn chung còn nghèo nàn, lạc hậu, việc đầu tư xây dựng chợ mới chỉ do Nhànước làm, chưa thực hiện xã hội hoá trong công tác đầu tư xây dựng chợ theophương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm", nhiều chợ chưa đáp ứngđược yêu cầu vệ sinh, an toàn thực phẩm, văn minh thương mại Công tác quản
lý chợ còn nhiều hạn chế và yếu kém, đội ngũ cán bộ quản lý còn nhiều ngườichưa qua đào tạo và hạn chế về năng lực chuyên môn Trên cở sở đó ta thấyđược sự cần thiết phải phát triển mạng lưới chợ theo hướng nâng cao chấtlượng và hiệu quả hoạt động
Một trong những biện pháp nhằm tạo ra sự phát triển đột biến mạng lướichợ là chuyển đổi mô hình tổ chức quản lý chợ, cho phép các tổ chức, cá nhântham gia đầu tư, xây dựng, kinh doanh chợ Uỷ ban nhân dân quận Cầu Giấy
Trang 2triển khai có liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau, mới chỉ dừng lại ở giaiđoạn thí điểm bước đầu Vì thế đòi hỏi chúng ta cần nhanh chóng có nhữngbiện pháp để tạo môi trường pháp lý thuận lợi, khuyến khích các thành phầnkinh tế, các tổ chức, cá nhân đầu tư, kinh doanh chợ, từ đó làm cho việcchuyển đổi được triển khai nhanh chóng trong thực tế
Xuất phát từ thực tiễn đó, em xin chọn đề tài "Phương hướng và biện pháp chuyển đổi mô hình tổ chức quản lý chợ trên địa bàn quận Cầu Giấy -
Hà Nội trong giai đoạn hiện nay" làm đề tài nghiên cứu cho mình.
Mục đích của đề tài: Hệ thống các vấn đề lý luận về chợ và các mô hình
tổ chức quản lý chợ ở nước ta Trên cơ sở phân tích thực trạng về phát triển vàquản lý chợ trên địa bàn quận Cầu Giấy, đưa ra phương hướng, giải pháp vàkiến nghị nhằm nhanh chóng chuyển đổi mô hình tổ chức quản lý chợ trên địabàn quận trong giai đoạn hiện nay
Bố cục của đề tài bao gồm 3 chương:
- Chương I: Một số vấn đề lý luận về chợ và mô hình tổ chức quản lý chợ
- Chương II: Thực trạng phát triển và tổ chức quản lý chợ trên địa bànquận Cầu Giấy hiện nay
- Chương III: Phương hướng và biện pháp nhằm chuyển đổi mô hình tổchức quản lý trên địa bàn quận Cầu Giấy trong giai đoạn hiện nay
Với trình độ còn hạn chế, đề tài hoàn thành có thể còn nhiều thiếu sótnhất định, em rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và toànthể các bạn để đề tài của em được hoàn chỉnh hơn
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Mai Văn Bưu cùng các
cô, chú trong phòng Kinh tế - Kế hoạch quận Cầu Giấy đã tận tình giúp đỡ emhoàn thành đề tài nghiên cứu này
Trang 3CHƯƠNG I MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHỢ
- Theo định nghĩa trong các từ điển tiếng Việt đang được lưu hành:
"Chợ là nơi công cộng để đông người đến mua bán vào những ngày hoặcnhững buổi nhất định"(1); "Chợ là nơi tụ họp giữa người mua và người bán đểtrao đổi hàng hoá, thực phẩm hàng ngày theo từng buổi hoặc từng phiên nhấtđịnh (chợ phiên)"(2)
- Theo Thông tư số 15/TM-CSTTTN ngày 16/10/1996 của Bộ ThươngMại hướng dẫn tổ chức và quản lý chợ "Chợ là mạng lưới thương nghiệp đượchình thành và phát triển cùng với sự phát triển của nền kinh tế xã hội"
- Theo Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14/01/2003 của Chính Phủ
về phát triển và quản lý chợ "Chợ là loại hình kinh doanh thương mại đượchình thành và phát triển mang tính truyền thống, được tổ chức tại một địa điểmtheo quy hoạch, đáp ứng nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hoá và nhu cầu tiêudùng của khu vực dân cư"
(1) Phạm vi chợ: là khu vực được quy hoạch dành cho hoạt động chợ,
bao gồm diện tích để bố trí các điểm kinh doanh, khu vực dịch vụ (như: bãi để
xe, kho hàng, khu ăn uống, vui chơi giải trí và các dịch vụ khác) và đường baoquanh chợ
Trang 4(2) Chợ đầu mối: là chợ có vai trò chủ yếu thu hút, tập trung lượng hàng
hoá lớn từ các nguồn sản xuất, kinh doanh của khu vực kinh tế hoặc của ngànhhàng để tiếp tục phân phối tới các chợ và các kênh lưu thông khác
(3) Điểm kinh doanh tại chợ: bao gồm quầy hàng, sạp hàng, ki-ốt, cửa
hàng được bố trí cố định trong phạm vi chợ theo thiết kế xây dựng chợ, có diệntích quy chuẩn tối thiểu là 3 m2/điểm
Từ những điểm hội tụ chung của nhiều định nghĩa, ta có thể rút ra kết
luận: Chợ là loại hình kinh doanh thương mại được hình thành và phát triển mang tính truyền thống, được tổ chức tại một địa điểm công cộng, tập trung đông người mua bán, trao đổi hàng hoá, dịch vụ với nhau, được hình thành do yêu cầu của sản xuất, lưu thông và đời sống tiêu dùng xã hội và hoạt động theo các chu kỳ thời gian nhất định.
1.2 Đặc trưng của chợ:
Chợ có những đặc trưng sau:
- Chợ là một nơi (địa điểm) công cộng để mua bán, trao đổi hàng hoá,dịch vụ của dân cư, ở đó bất cứ ai có nhu cầu đều có thể đến mua, bán và traođổi hàng hoá, dịch vụ với nhau
- Chợ được hình thành do yêu cầu khách quan của sản xuất và trao đổihàng hoá, dịch vụ của dân cư, chợ có thể được hình thành một cách tự pháthoặc do quá trình nhận thức tự giác của con người Vì vậy trên thực tế có nhiềuchợ đã được hình thành từ việc quy hoạch, xây dựng, tổ chức, quản lý chặt chẽcủa các cấp chính quyền và các ngành quản lý kinh tế kỹ thuật Nhưng cũng córất nhiều chợ được hình thành một cách tự phát do nhu cầu sản xuất và trao đổihàng hoá của dân cư, chưa được quy hoạch, xây dựng, tổ chức, quản lý chặtchẽ
- Các hoạt động mua, bán, trao đổi hàng hoá, dịch vụ tại chợ thườngđược diễn ra theo một quy luật và chu kỳ thời gian (ngày, giờ, phiên) nhất
Trang 5định Chu kỳ họp chợ hình thành do nhu cầu trao đổi hàng hoá, dịch vụ và tậpquán của từng vùng, từng địa phương quy định.
1.3 So sánh chợ với siêu thị:
Theo từ điển Kinh tế thị trường: "Siêu thị là cửa hàng tự phục vụ bàybán nhiều mặt hàng đáp ứng tiêu dùng hàng ngày của người tiêu dùng như thựcphẩm, đồ uống, dụng cụ gia đình và các loại vật dụng cần thiết khác"
Như vậy, những nét đặc trưng cơ bản của siêu thị khác với chợ là:
- Siêu thị là một cửa hàng bán lẻ
- Siêu thị áp dụng phương thức tự phục vụ
- Giá ở siêu thị được niêm yết công khai
- Siêu thị thường chú trọng ở nghệ thuật trưng bày hàng hoá
- Siêu thị áp dụng các hình thức quản lý, bán hàng và thanh toán bằngnhững tiến bộ của khoa học, công nghệ (tin học, điện tử, khoa học xã hội trongbán hàng…)
2 Phân loại chợ trong mạng lưới chợ ở nước ta
Hiện nay ở nước ta tồn tại rất nhiều các loại chợ khác nhau, dựa theonhững tiêu thức khác nhau ta có những cách phân loại sau:
2.1 Theo địa giới hành chính:
Có hai loại chợ tồn tại theo tiêu thức này là chợ đô thị và chợ nông thôn
2.1.1 Chợ đô thị:
Là các loại chợ được tổ chức, tụ họp ở thành phố, thị xã, thị trấn Do ởđây, đời sống và trình độ văn hoá có phần cao hơn ở nông thôn, cho nên cácchợ thành phố có tốc độ hiện đại hoá nhanh hơn, văn minh thương mại trongchợ cũng được chú trọng, cơ sở vật chất ngày càng được tăng cường, bổ sung
và hoàn chỉnh Phương tiện phục vụ mua bán, hệ thống phương tiện truyềnthông và dịch vụ ở các chợ này thường tốt hơn các chợ ở khu vực nông thôn
2.1.2 Chợ nông thôn:
Trang 6Là chợ thường được tổ chức tại trung tâm xã, trung tâm cụm xã Hìnhthức mua bán ở chợ đơn giản, dân dã (có nơi, như ở một số vùng núi, ngườidân tộc thiểu số vẫn còn hoạt động trao đổi bằng hiện vật tại chợ), các quầy,sạp có quy mô nhỏ lẻ, manh mún Nhưng ở các chợ nông thôn thể hiện đậm đàbản sắc truyền thống đặc trưng ở mỗi địa phương, của các vùng lãnh thổ khácnhau.
2.2 Theo tính chất mua bán:
Dựa theo tiêu thức này, ta có thể phân chia thành hai loại là chợ bánbuôn và bán lẻ
2.2.1 Chợ bán buôn:
Là các chợ lớn, chợ trung tâm, chợ có vị trí là cửa ngõ của thành phố, thị
xã, thị trấn, có phạm vi hoạt động rộng, tập trung với khối lượng hàng hoá lớn.Hoạt động mua bán chủ yếu là thu gom và phân luồng hàng hoá đi các nơi.Các chợ này thường là nơi cung cấp hàng hoá cho các trung tâm bán lẻ, cácchợ bán lẻ trong và ngoài khu vực, nhiều chợ còn là nơi thu gom hàng cho xuấtkhẩu Các chợ này có doanh số bán buôn chiếm tỷ trọng cao (trên 60%), đồngthời vẫn có bản lẻ nhưng tỷ trọng nhỏ
2.2.2 Chợ bán lẻ:
Là những chợ thuộc phạm vi xã, phường (liên xã, liên phường), cụm dân
cư, hàng hoá qua chợ chủ yếu để bán lẻ, phục vụ trực tiếp cho người tiêu dùng
2.3 Theo đặc điểm mặt hàng kinh doanh:
Theo tiêu thức này chợ được phân thành 2 loại là chợ tổng hợp và chợchuyên doanh
2.3.1 Chợ tổng hợp:
Là chợ kinh doanh nhiều loại hàng hoá thuộc nhiều ngành hàng khácnhau Trong chợ tồn tại nhiều loại mặt hàng như: hàng tiêu dùng (quần áo, giàydép, các mặt hàng lương thực thực phẩm, hàng gia dụng…), công cụ lao độngnông nghiệp (cuốc, xẻng, liềm búa…), cây trồng, vật nuôi…, chợ đáp ứng toàn
Trang 7bộ các nhu cầu của khách hàng Hình thức chợ tổng hợp này thể hiện khái quátnhững đặc trưng của chợ truyền thống, và ở nước ta hiện nay loại hình này vẫnchiếm ưu thế về số lượng cũng như về thời gian hình thành và phát triển.
2.3.2 Chợ chuyên doanh:
Là loại chợ chuyên kinh doanh một mặt hàng chính yếu, mặt hàng nàythường chiếm doanh số trên 60% đồng thời vẫn có bán một số mặt hàng khác,các loại hàng này có doanh số dưới 40% tổng doanh thu Hình thức chợ nàycũng tồn tại ở nước ta như chợ vải, chợ hoa tươi, chợ vật liệu xây dựng, chợrau quả, chợ giống cây trồng…
2.4 Theo số lượng hộ kinh doanh, vị trí và mặt bằng của chợ:
Dựa theo cách phân loại trong Điều 3 Nghị định số 02/2003/NĐ-CP củaChính phủ về phát triển và quản lý chợ thì chợ được chia thành 3 loại: chợ loại
1, chợ loại 2 và chợ loại 3
2.4.1 Chợ loại 1 là chợ phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau:
- Là chợ có trên 400 điểm kinh doanh, được đầu tư xây dựng kiên cố,hiện đại theo quy hoạch
- Được đặt ở các vị trí trung tâm kinh tế thương mại quan trọng củatỉnh, thành phố hoặc là chợ đầu mối của ngành hàng, của khu vực kinh tế vàđược tổ chức họp thường xuyên
- Có mặt bằng phạm vi chợ phù hợp với quy mô hoạt động của chợ và
tổ chức đầy đủ các dịch vụ tại chợ: trông giữ xe, bốc xếp hàng hoá, kho bảoquản hàng hoá, dịch vụ đo lường, dịch vụ kiểm tra chất lượng hàng hoá, vệsinh an toàn thực phẩm và các dịch vụ khác
2.4.2 Chợ loại 2 là chợ thoả mãn các tiêu chuẩn sau:
- Là chợ có trên 200 điểm kinh doanh, được đầu tư xây dựng kiên cốhoặc là bán kiên cố theo quy hoạch
- Được đặt ở trung tâm giao lưu kinh tế của khu vực và được tổ chứchọp thường xuyên hay không thường xuyên
Trang 8- Có mặt bằng phạm vi chợ phù hợp với quy mô hoạt động của chợ và
tổ chức các dịch vụ tối thiểu tại chợ: trông giữ xe, bốc xếp hàng hoá, kho bảoquản hàng hoá, dịch vụ đo lường
2.4.3 Chợ loại 3 là chợ thoả mãn các tiêu chuẩn sau:
- Là chợ có dưới 200 điểm kinh doanh hoặc các chợ chưa được đầu tưxây dựng kiên cố hoặc bán kiên cố
- Chủ yếu phục vụ nhu cầu mua bán hàng hoá của nhân dân trong xã,phường và địa bàn phụ cận
2.5 Theo tính chất và quy mô xây dựng:
Theo tiêu chí này, chợ được chia thành chợ kiên cố, chợ bán kiên cố vàchợ tạm:
2.5.1 Chợ kiên cố:
Là chợ được xây dựng hoàn chỉnh với đủ các yếu tố của một công trìnhkiến trúc, có độ bền sử dụng cao (thời gian sử dụng trên 10 năm) Chợ kiên cốthường là chợ loại 1 có diện tích đất hơn 10.000 m2 và chợ loại 2 có diện tíchđất từ 6000-9000 m2 Các chợ kiên cố lớn thường nằm ở các tỉnh, thành phốlớn, các huyện lỵ, trị trấn và có thời gian tồn tại lâu đời, trong một thời kỳ dài
và là trung tâm mua bán của cả vùng rộng lớn
2.5.2 Chợ bán kiên cố:
Là chợ chưa được xây dựng hoàn chỉnh Bên cạnh những hạng mục xâydựng kiên cố (tầng lầu, cửa hàng, sạp hàng) còn có những hạng mục xây dựngtạm như lán, mái che, quầy bán hàng…, độ bền sử dụng không cao (dưới 10năm) và thiếu tiện nghi Chợ bán kiên cố thường là chợ loại 3, có diện tích đất3000-50000 m2 Chợ này chủ yếu phân bổ ở các huyện nhỏ, khu vực thị trấn xaxôi, chợ liên xã, liên làng, các khu vực ngoài thành phố lớn
2.5.3 Chợ tạm:
Là chợ mà những quầy, sạp bán hàng là những lều quán được làm cótính chất tạm thời, không ổn định, khi cần thiết có thể dỡ bỏ nhanh chóng và ít
Trang 9tốn kém Loại chợ này thường hay tồn tại ở các vùng quê, các xã, các thôn, cóchợ được dựng lên để phục vụ trong một thời gian nhất định (như tết, lễhội…).
3 Vai trò của chợ trong nền kinh tế - xã hội nước ta hiện nay
Trong những năm qua, mạng lưới chợ ở nước ta đóng vai trò rất quantrọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội đặc biệt là từ thập niên 80 và nhữngnăm đầu của thập niên 90 Đây là giai đoạn mà mạng lưới siêu thị và trung tâmthương mại chưa hình thành và phát triển, chợ vẫn là nơi tiêu thụ hàng hóa chủyếu của các doanh nghiệp sản xuất cũng như là nơi mua sắm chủ yếu củangười dân Tuy nhiên, hiện nay chợ vẫn giữ một vai trò rất quan trọng thể hiệntrên các mặt sau:
3.1 Về mặt kinh tế
Chợ là một bộ phận quan trọng trong cấu thành mạng lưới thươngnghiệp xã hội :
- Đối với vùng nông thôn: Chợ vừa là nơi tiêu thụ nông sản hàng hoá,
tập trung thu gom các sản phẩm, hàng hoá phân tán, nhỏ lẻ để cung ứng chocác thị trường tiêu thụ lớn trong và ngoài nước, vừa là nơi cung ứng hàng côngnghiệp tiêu dùng cho nông dân và một số loại vật tư cho sản xuất nông nghiệp
ở nông thôn
- Ở khu vực thành thị: Chợ cũng là nơi cung cấp hàng hoá tiêu dùng,
lương thực thực phẩm chủ yếu cho các khu vực dân cư Tuy nhiên hiện nay đãxuất hiện khá nhiều hình thức thương mại cạnh tranh trực tiếp với chợ, vì thếbên cạnh việc mở rộng hay tăng thêm số lượng chợ chúng ta phải đầu tư nângcấp chất lượng hoạt động của chợ cũng như chất lượng dịch vụ của chợ
Hoạt động của các chợ làm tăng ý thức về kinh tế hàng hoá của ngườidân, rõ nét nhất là ở miền núi, vùng cao từ đó thúc đẩy sản xuất phát triển, gópphần tích cực vào công cuộc xoá đói giảm nghèo ở nông thôn, miền núi Trongcác phiên chợ, các buổi chợ là cơ hội của người dân giao lưu trao đổi, mua
Trang 10bán, lưu thông hàng hoá của mình, cập nhật thông tin, ý thức xã hội, nó làmtăng khả năng phản ứng của người dân với thị trường, với thời thế và tự mình
có thể ý thức được công việc làm ăn buôn bán của mình trong công cuộc đổimới
Chợ là một nguồn thu quan trọng của Ngân sách Nhà nước (NSNN).Mặc dù Nhà nước chưa có thể nâng cấp đủ hệ thống chợ ở nước ta, chưa đặcbiệt quan tâm đầu tư phát triển, nhưng các chợ trong cả nước đã đem lại choNSNN khoảng 300.000 triệu đồng mỗi năm (chưa kể các nguồn thu từ thuếtrực tiếp)
Sự hình thành chợ kéo theo sự hình thành và phát triển các ngành nghềsản xuất Đây chính là tiền đề hội tụ các dòng người từ mọi miền đất nước tậptrung để làm ăn, buôn bán Chính quá trình này làm xuất hiện các trung tâmthương mại và không ít số đó trở thành những đô thị sầm uất
3.2 Về giải quyết việc làm
Chợ ở nước ta đã giải quyết được một số lượng lớn việc làm cho ngườilao động Hiện nay trên toàn quốc có hơn 2,3 triệu người lao động buôn bántrong các chợ và số người tăng thêm có thể tới 10%/năm
Nếu mỗi người trực tiếp buôn bán có thêm 1 đến 2 người giúp việc (phụviệc bán hàng, tổ chức nguồn hàng để đưa về chợ, đưa hàng tới các mối tiêuthụ theo yêu cầu của khách…) thì số người lao động có việc tại chợ sẽ gấp đôi,gấp ba lần số lượng người chỉ buôn bán ở chợ, và như thế chợ giải quyết đượcmột số lượng lớn công việc cho người lao động khi hoạt động
3.3 Về việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc
Có thể nói, chợ là một bộ mặt kinh tế - xã hội của một địa phương và lànơi phản ánh trình độ phát triển kinh tế - xã hội, phong tục tập quán của mộtvùng dân cư Tính văn hoá ở chợ được thể hiện rõ nhất là ở miền núi, vùngcao, vùng sâu, vùng xa
Trang 11- Đối với người dân: Đồng bào đến chợ ngoài mục tiêu mua bán còn lấychợ làm nơi giao tiếp, gặp gỡ, thăm hỏi người thân, trao đổi công việc, kể cảviệc dựng vợ gả chồng cho con cái Chợ còn là nơi hò hẹn của lứa đôi, vì vậyngười dân miền núi thường gọi là đi "chơi chợ" thay cho từ đi chợ mua sắmnhư là người dưới xuôi thường gọi Các phiên chợ này thường tồn tại từ rất lâuđời, và nó là những bản sắc văn hoá vô cùng đặc trưng của các dân tộc ở nướcta.
- Đối với chính quyền: Ở miền núi, vùng cao, vùng sâu, vùng xa chợ làđịa điểm duy nhất hội tụ đông người Tại chợ có đại diện của các lứa tuổi, tất
cả các thôn bản và các dân tộc Vì thế, đã từ lâu, Chính quyền địa phương đãbiết lấy chợ là nơi phổ biến chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng vàpháp luật của Nhà nước, là nơi tuyên truyền cảnh giác và đấu tranh với nhữngphần tử xuyên tạc đường lối của Đảng Từ phong trào kế hoạch hoá gia đìnhđến kỹ thuật chăm sóc cây trồng vật nuôi, vệ sinh phòng dịch… đều có thểđược phổ biến một cách hiệu quả ở đây Chính vì lý do đó, chợ miền núi haymiền xuôi đều được bố trí ở trung tâm cụm, xã (nhất là miền núi) Trong mỗichợ đều giành vị trí trung tâm làm công tác tuyên truyền
Trên thực tế, một số chợ truyền thống có từ rất lâu đời đang trở thànhmột địa điểm thu hút khách du lịch (như Chợ Tình Sa Pa, chợ Cầu Mây ở NamĐịnh…) Nếu được đầu tư thoả đáng cả về cở sở vật chất cũng như sự quantâm quản lý của Nhà nước, đây sẽ là các địa danh hấp dẫn đối với khách dulịch trong và ngoài nước, và nó sẽ là tiềm năng về kinh tế du lịch quốc gia
Hiện nay, khi mạng lưới siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng bán lẻ
đã hình thành và phát triển mạnh, mặc dù vẫn có tầm quan trọng trong sinhhoạt của người dân, nhưng không vì thế mà chợ mất đi vai trò của mình mà cóthể nói chợ đã hoàn thành vai trò lịch sử của mình và sự phát triển mạng lướichợ chính là sự hỗ trợ cho quá trình hình thành và phát triển của các loại hìnhkinh doanh mới, đó là siêu thị và trung tâm thương mại
Trang 12II MỘT SỐ MÔ HÌNH TỔ CHỨC QUẢN LÝ CHỢ Ở NƯỚC TA
1 Tổ chức, quản lý chợ theo mô hình Ban quản lý
1.1 Khái niệm:
Theo Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14/01/2003 về phát triển và
quản lý chợ: "Ban quản lý (BQL) chợ là đơn vị sự nghiệp có thu, tự trang trải các chi phí hoạt động thường xuyên, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng
và có tài khoản riêng tại Kho bạc Nhà nước, thực hiện chức năng quản lý các hoạt động của chợ và tổ chức kinh doanh các dịch vụ tại chợ theo quy định của pháp luật".
Căn cứ vào tính chất, đặc điểm và quy mô của chợ, Uỷ ban nhân dân(UBND) các cấp có thẩm quyền quyết định lập và giao cho BQL chợ quản lýmột hoặc một số chợ (liên chợ) trên địa bàn theo phân cấp quản lý Trườnghợp lập BQL liên chợ thì ở từng chợ có thể lập Ban hay tổ điều hành chợ
BQL chợ có trách nhiệm quản lý tài sản Nhà nước và các hoạt độngtrong phạm vi chợ của một hoặc một số chợ; thực hiện ký kết hợp đồng vớithương nhân về thuê, sử dụng điểm kinh doanh; kinh doanh các dịch vụ tạichợ; tổ chức bảo đảm công tác phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường, anninh trật tự và an toàn thực phẩm trong phạm vi chợ; xây dựng Nội quy củachợ trình UBND cấp có thẩm quyền phê duyệt theo phân cấp quản lý chợ; tổchức thực hiện Nội quy chợ và xử lý các vi phạm về Nội quy chợ; điều hànhchợ hoạt động và tổ chức phát triển các hoạt động tại chợ; tổng hợp tình hìnhhoạt động kinh doanh của chợ và báo cáo định kỳ cho các cơ quan quản lý Nhànước theo hướng dẫn của Bộ Thương mại
Tổ chức quản lý chợ theo mô hình BQL được thể hiện trong sơ đồ dướiđây:
Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức của BQL chợ
Trang 131.2 Nhiệm vụ và quyền hạn của BQL chợ:
Theo thông tư số 06/2003/TT-BTM ngày 15 tháng 8 năm 2003 hướngdẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của BQL chợ, BQL chợ có cácnhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau:
- Trình UBND cấp có thẩm quyền theo phân cấp quản lý chợ quyếtđịnh:
Phê duyệt Phương án sử dụng địa điểm kinh doanh và bố trí, sắp xếpcác ngành nghề kinh doanh tại chợ
Quy định cụ thể việc sử dụng, thuê, thời hạn với các biện pháp quản
lý điểm kinh doanh tại chợ
Phê duyệt Nội quy chợ
Các
tổ dịchvụ
Tổkiểmtra
Tổ điệnnước
Tổ vệsinhmôitrường
Tổquản lýngànhhàng
Tổ kiểmđịnh sốlượngchấtlượng
Trang 14 Phê duyệt Phương án bảo đảm phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môitrường, an ninh trật tự và an toàn thực phẩm trong phạm vi chợ.
Phê duyệt Kế hoạch sửa chữa lớn, nâng cấp cơ sở vật chất và pháttriển các hoạt động của chợ khi có nhu cầu
- Quyết định việc tổ chức đấu thầu theo quy định của Pháp luật để lựachọn thương nhân sử dụng hoặc thuê địa điểm kinh doanh tại chợ theo Phương
án đã được duyệt Trong trường hợp số thương nhân đăng ký ít hơn số điểmkinh doanh hiện có, BQL chợ được quyền quyết định việc lựa chọn thươngnhân, không phải tổ chức đấu thầu
- Ký hợp đồng với thương nhân sử dụng hoặc thuê điểm kinh doanh tạichợ theo Phương án đã được duyệt
- Tổ chức quản lý, điều hành chợ hoạt động, tổ chức thực hiện Nội quychợ và xử lý các vi phạm Nội quy chợ
- Phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan chuyên môn tổchức đảm bảo phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường, an ninh trật tự và antoàn thực phẩm trong phạm vi chợ
- Tổ chức kinh doanh, phát triển các dịch vụ hỗ trợ như: trông giữphương tiện vận chuyển, bốc xếp hàng hoá, cho thuê kho bảo quản cất giữhàng hoá, cung cấp thông tin thị trường, kiểm định số lượng, chất lượng hànghoá, vệ sinh môi trường ăn uống, vui chơi, giải trí và các hoạt động khác trongphạm vi chợ phù hợp với các quy định của pháp luật và theo hướng ngày càngvăn minh hiện đại
- Tổ chức thu, nộp tiền thuê, sử dụng điểm kinh doanh của thương nhân
và các loại phí, lệ phí về chợ theo quy định của pháp luật
- Phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan, đoàn thể tổchức thông tin kinh tế - xã hội, phổ biến hướng dẫn việc thực hiện các chínhsách, các quy định của pháp luật và nghĩa vụ đối với Nhà nước của thươngnhân kinh doanh tại chợ; tổ chức các hoạt động văn hoá xã hội tại chợ
Trang 15- Chịu trách nhiệm quản lý tài sản và kết quả tài chính của BQL chợtheo quy đinh của pháp luật.
- Tổng hợp tình hình hoạt động kinh doanh của chợ và báo cáo định kỳcho các cơ quan quản lý Nhà nước theo quy định của Bộ Thương mại
1.3 Về tổ chức
BQL chợ có Trưởng ban và có một đến hai Phó trưởng ban Trưởng ban,Phó trưởng ban do Chủ tịch UBND cấp có thẩm quyền quyết định việc bổnhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng và kỷ luật
Trưởng BQL chợ chịu trách nhiệm trước UBND cấp có thẩm quyền vềtoàn bộ hoạt động của chợ và của BQL chợ Phó trưởng ban có trách nhiệmgiúp Trưởng ban và chịu trách nhiệm trước Trưởng ban thực hiện một hoặcmột số nhiệm vụ do Trưởng ban phân công
Căn cứ tính chất, đặc điểm, khối lượng công việc và khả năng tài chính,Trưởng ban quản lý chợ quyết định việc tổ chức các bộ phận chuyên mônnghiệp vụ giúp việc quản lý, điều hành chợ hoạt động và tổ chức các dịch vụtại chợ; ký hợp đồng tuyển dụng lao động, các hợp đồng khác với các cơ quan,doanh nghiệp về đảm bảo vệ sinh môi trường, phòng cháy chữa cháy, an ninhtrật tự… trong phạm vi chợ theo quy định của pháp luật
1.4 Các khoản thu từ hoạt động của chợ
Theo Thông tư số 67/2003/TT-BTC ngày 11/09/2003 của Bộ Tài chính
về hướng dẫn cơ chế tài chính áp dụng cho BQL chợ, doanh nghiệp kinhdoanh khai thác và quản lý chợ, BQL chợ được thu các khoản sau:
1 Thu về cho thuê, sử dụng địa điểm kinh doanh tại chợ; cung cấp dịch
Trang 16- Thu khác: Thu được trích để lại theo hợp đồng uỷ nhiệm thu (thu phí,thu tiền điện, nước và các khoản có liên quan đến hoạt động kinh doanh tạichợ); thu tiền phạt, tiền bồi thường hợp đồng (nếu có) đối với các tổ chức, cánhân tham gia kinh doanh tại chợ do vi phạm các quy định trong hợp đồngkinh tế ký kết với BQL chợ.
2 Các loại phí theo quy định của Pháp lệnh Phí và lệ phí ngày 28 tháng
- Phí phòng cháy, chữa cháy
1.5 Quản lý, sử dụng các khoản thu, chi ở chợ
BQL chợ được sử dụng các khoản thu ở trên để chi cho các nội dung sau:
1.5.1 Đối với chợ loại 1 và loại 2:
- Chi hoàn trả vốn đầu tư xây dựng chợ
- Chi cho người lao động: Chi tiền lương, tiền công, tiền ăn ca, cáckhoản phụ cấp lương, các khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phícông đoàn theo quy định
- Chi quản lý hành chính: Vật tư văn phòng, điện, nước, thông tin liênlạc, họp bàn, hội nghị tổng kết, sửa chữa thường xuyên cơ sở vật chất: nhà cửa,máy móc, thiết bị…
- Chi cho các hoạt động tổ chức thu (kể cả thu theo hợp đồng uỷ nhiệmthu)
- Chi cho các hoạt động cung ứng dịch vụ (kể cả chi nộp thuế, tríchkhấu hao tài sản cố định)
Trang 17- Chi khác.
BQL chợ được thực hiện chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp
có thu
1.5.2 Đối với chợ loại 3:
- Chi trả hoàn vốn đầu tư xây dựng chợ
- Chi tiền công cho người lao động
- Chi quản lý hành chính: Vật tư văn phòng, điện, nước, thông tin liênlạc, sửa chữa thường xuyên cơ sở vật chất: nhà cửa, máy móc, thiết bị…
- Chi cho các hoạt động tổ chức thu (kể cả các hoạt động thu theo hợpđồng uỷ nhiệm thu)
- Chi cho các hoạt động cung ứng dịch vụ (kể cả chi nộp thuế, khấu haotài sản cố định)
- Chi khác
BQL chợ được sử dụng số thu để chi các khoản theo quy định, số thucòn lại nộp NSNN theo quy định phân cấp quản lý ngân sách hiện hành
1.6 Quyết toán các khoản thu, chi hoạt động của BQL chợ
- Hàng năm, BQL chợ xây dựng dự toán, lập báo cáo quyết toán thu,chi kinh phí hoạt động trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo sự phâncấp quản lý chợ
- BQL chợ thực hiện công tác kế toán, thống kê và báo cáo tài chínhtheo quy định của Nhà nước về chế độ kế toán, thống kê áp dụng cho các đơn
Trang 18Doanh nghiệp là đơn vị kinh tế được thành lập nhằm mục đích chủ yếu
là thực hiện các hoạt động kinh doanh Doanh nghiệp là một danh từ chung đểchỉ các đơn vị kinh doanh thuộc các loại hình khác nhau như doanh nghiệpNhà nước, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp HTX, công ty, doanh nghiệpvừa và nhỏ…
Theo Luật doanh nghiệp được Quốc hội khoá X thông qua năm 1999 thì
doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh.
Vậy tổ chức quản lý chợ theo mô hình doanh nghiệp (doanh nghiệp kinhdoanh, khai thác và quản lý chợ) là gì?
Ta coi chợ như một tổ chức hoạt động kinh doanh bình thường, các công
ty, các cá nhân, các tổ chức có mong muốn đều có thể tham gia đầu tư và tiếnhành xây dựng chợ, các cấp chính quyền địa phương thông báo mời thầu Các
tổ chức, các cá nhân có khả năng có thể tham gia đấu thầu Thông qua đấu thầu
có thể chọn ra được một tổ chức, một cá nhân có năng lực nhất để tiến hànhđầu tư, kinh doanh, khai thác, tổ chức và quản lý chợ đó Khi đó, địa phươngtrên cơ sở là chủ sở hữu đất cho thuê, có thể thu phí hàng năm, ngoài ra còn cóthể thu thêm Thuế Doanh nghiệp theo quy định của pháp luật (vì đây là doanhnghiệp đầu tư để kinh doanh chợ)
Doanh nghiệp đầu tư, kinh doanh chợ sẽ có doanh thu từ các khoản phícho thuê địa điểm chợ, các sạp chợ, các dịch vụ ở chợ… và cũng phải hoạtđộng độc lập như các doanh nghiệp kinh doanh khác, vẫn chịu ảnh hưởng điềuchỉnh của Luật doanh nghiệp
Tuy nhiên, các tổ chức, cá nhân khi tiến hành kinh doanh phải thu phívới một mức phí hợp lý, để đảm bảo cho các hộ kinh doanh có thể buôn bánđược tại chợ Ngoài ra còn có thể yêu cầu phía đơn vị kinh doanh lấy lao độngtrực tiếp ở các địa phương nhằm giải quyết việc làm cho lao động địa phương
Trang 19Vậy: Doanh nghiệp kinh doanh khai thác và quản lý chợ là một doanh nghiệp được thành lập nhằm mục đích chủ yếu là thực hiện các hoạt động kinh doanh chợ, đăng ký kinh doanh và hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật
Tổ chức quản lý chợ theo mô hình doanh nghiệp được thể hiện ở sơ đồdưới đây:
Sơ đồ 2: Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp kinh doanh khai thác và quản lý chợ
2.2 Nhiệm vụ, quyền hạn của doanh nghiệp kinh doanh, khai thác và quản
lý chợ
Doanh nghiệp kinh doanh, khai thác và quản lý chợ là đơn vị kinh tếhoạt động theo Luật doanh nghiệp và các văn bản quy định của pháp luật, cótrách nhiệm và quyền hạn tổ chức thực hiện các quy định sau:
Phòng Quản lý chợ
Đội
bốc
xếp
Cáctổdịchvụ
Tổkiểmtra
Tổđiệnnước
Đội
vệ sinhmôitrường
Độibảovệ
Tổ quản lýngànhhàng
Trang 20- Được tổ chức kinh doanh các dịch vụ tại chợ trong phạm vi doanhnghiệp quản lý.
- Đảm bảo công tác phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường, an ninhtrật tự và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong phạm vi chợ
- Xây dựng Nội quy trình UBND cấp có thẩm quyền phê duyệt theophân cấp quản lý chợ, tổ chức điều hành chợ hoạt động theo Nội quy chợ và xử
lý các vi phạm về Nội quy chợ
- Bố trí, sắp xếp khu vực kinh doanh đảm bảo các yêu cầu về trật tự, vệsinh, văn minh thương mại và phù hợp với yêu cầu của thương nhân kinhdoanh tại chợ
- Ký kết hợp đồng với các thương nhân về việc thuê, sử dụng điểm kinhdoanh tại chợ và các dịch vụ khác theo quy định của pháp luật
- Tổ chức thông tin kinh tế, phổ biến chính sách, quy định của pháp luật
và nghĩa vụ đối với Nhà nước của thương nhân kinh doanh tại chợ theo hướngdẫn của cơ quan chức năng
- Tổng hợp tình hình hoạt động kinh doanh của chợ và báo cáo định kỳcho các cơ quan quản lý Nhà nước theo hướng dẫn của Bộ Thương mại
2.3 Các khoản thu từ hoạt động chợ
Doanh nghiệp kinh doanh khai thác và quản lý chợ được thu các khoảngiống như BQL chợ, bao gồm:
1 Thu về cho thuê, sử dụng địa điểm kinh doanh tại chợ; cung cấp dịch
Trang 21chợ); thu tiền phạt, tiền bồi thường hợp đồng (nếu có) đối với các tổ chức, cánhân tham gia kinh doanh tại chợ do vi phạm các quy định trong hợp đồngkinh tế ký kết với Doanh nghiệp kinh doanh khai thác và quản lý chợ
2 Các loại phí theo quy định của Pháp lệnh Phí và lệ phí ngày 28 tháng
- Phí phòng cháy chữa cháy
2.4 Quản lý, sử dụng các khoản thu, chi ở chợ:
- Doanh nghiệp kinh doanh khai thác và quản lý chợ được thu cáckhoản thu nêu trên
- Doanh nghiệp kinh doanh khai thác và quản lý chợ phải xây dựng kếhoạch kinh doanh và phương án tài chính cho hoạt động của mình Việc xâydựng phương án tài chính dựa trên cơ sở các khoản thu để sử dụng chi cho cácmục đích như hoàn trả vốn đầu tư xây dựng chợ, các chi phí cần thiết cho hoạtđộng của doanh nghiệp
- Tuỳ thuộc vào loại hình tổ chức (doanh nghiệp Nhà nước, HTX, công
ty cổ phần…) và quy mô hoạt động của các loại chợ, doanh nghiệp kinh doanhkhai thác và quản lý chợ được áp dụng với quy định hiện hành phù hợp vớimỗi loại hình để tổ chức công tác kế toán, thống kê, quản lý và sử dụng cáckhoản thu, chi liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
- Doanh nghiệp kinh doanh khai thác và quản lý chợ phải thực hiện chế
độ quyết toán và báo cáo tài chính doanh nghiệp theo quy định pháp luật
Trang 22Nhận xét chung: Mô hình tổ chức quản lý chợ chủ yếu hiện nay ở nước
ta là BQL chợ Một số nơi đã mạnh dạn thành lập doanh nghiệp quản lý chợthuộc các thành phần kinh tế như ở Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố CầnThơ, Đồng Nai, Thành phố Hà Nội Đã có cá nhân, các Công ty cổ phần, cácHTX tiến hành đầu tư, kinh doanh khai thác và quản lý chợ, trong đó có một sốchợ gọi là công ty chợ như Công ty cổ phần chợ Đồng Xuân - Hà Nội Nhìnchung, công tác quản lý chợ theo hình thức doanh nghiệp kinh doanh khai thác
và quản lý chợ có hiệu quả hơn, khai thác triệt để các nguồn thu, công tácphòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường, an ninh trật tự… được quan tâm vàđảm bảo hơn
Sự xuất hiện của các loại hình quản lý (cụ thể là hai loại hình trên) có thểthấy rõ rằng, sự quản lý chợ ở nước ta đã dần dần được chuyên nghiệp hoá vàcách bố trí cũng như sử dụng nguồn nhân lực một cách hiệu quả hơn, đó làhiệu quả của công tác quản lý Nó hợp lý hoá cách phân bổ lực lượng lao độngquản lý, phân cấp quản lý tạo nên sự thống nhất, gắn trách nhiệm, quyền hạn
và nghĩa vụ cụ thể cho từng cá nhân, tập thể, để họ hoạt động một cách độclập, thống nhất và hiệu quả
Số lượng chợ hoạt động hiệu quả ngày càng tăng bằng các hình thứcquản lý chuyên nghiệp, tạo nên sự phát triển vững mạnh của mạng lưới chợ ởnước ta Số lao động quản lý trong chợ ngày càng tăng, có tính chuyên môn,nghiệp vụ hơn là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của chợ tại thời điểmhiện tại và cả trong tương lai
Khi công tác quản lý chợ được thực hiện một cách chuyên nghiệp, mọihoạt động của chợ đều được lên kế hoạch một cách hợp lý, hệ thống hạch toánkinh doanh có thể cho biết kết quả của quá trình hoạt động của chợ, từ đó cóthể đưa ra những phương án hiệu quả để xử lý và khắc phục Các hoạt độngcủa chợ sẽ chủ động hơn khi chúng ta nắm bắt được quy trình quản lý chợ một
Trang 23cách hợp lý (như các khâu: lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, lãnh đạo, kiểm tra
và đánh giá tổng kết…)
Nói tóm lại, nhất thiết chúng ta phải xây dựng được một hệ thống quản
lý ở các chợ trong nước, mỗi chợ phải có một hình thức quản lý phù hợp thìnói mới có thể hoạt động hiệu quả và có thể phát triển được trong tương lai
III KINH NGHIỆM TỔ CHỨC QUẢN LÝ CHỢ Ở MỘT SỐ NƠI Ở NƯỚC TA
Trong bối cảnh chợ phải đối đầu cạnh tranh gay gắt với các kênh bán lẻkhác như siêu thị, cửa hàng và các đội quân bán hàng di động, nếu không theokịp nhu cầu, thị hiếu người tiêu dùng, mô hình chợ sẽ bị thu hẹp dần Để vựcdậy hoạt động chợ, chuyển đổi mô hình tổ chức quản lý chợ là biện pháp khảthi mà một số nơi đang tiến hành
1 Kinh nghiệm tổ chức quản lý chợ ở Thành phố Hồ Chí Minh: tư nhân quản lý chợ
Mặc dù chợ là nơi cung cấp lương thực, thực phẩm và hàng tiêu dùngthiết yếu phục vụ cho đời sống hàng ngày của người người dân, nhưng nhắcđến chợ nhiều người tỏ ra rất ngán ngẩm, đó là do chuyện mất vệ sinh môitrường, lối đi thì nhỏ hẹp và lầy lội, thêm nữa là vấn nạn tiểu thương nói thách,cân thiếu và vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm Tình trạng chợ dơ bẩn, nhếchnhác có thể nói là rất nhiều, nhất là các loại chợ tạm, chợ cóc Do vậy, ngườidân thường chọn cách đi siêu thị, dù giá có nhỉnh hơn chút ít nhưng mua sắmthoải mái và sạch sẽ
Theo Báo cáo của Sở Thương mại Thành phố Hồ Chí Minh, hiện thànhphố có khoảng 120 chợ chưa phù hợp với quy hoạch (chưa kể các chợ tự phát)nằm rải rác ở các Quận như quận Gò Vấp, quận Bình Thạnh, quận 8… Nhiềuchợ không có bãi giữ xe hoặc họp chợ gần ngay lòng lề đường, gây kẹt xe, mấttrật tự trên địa bàn Ngoài ra BQL chợ năng lực còn hạn chế nên không tổ chứcquản lý tốt và không đảm bảo được tính văn minh thương mại trong chợ
Trang 24Trong bối cảnh đó thì tại Thành phố Hồ Chí Minh trong vòng 10 nămnay, có tới gần 50 siêu thị, chưa kể các siêu thị thực phẩm nhỏ - minimart đã rađời, thu hút dần lượng khách của các chợ Trước đây, siêu thị được đánh giá lànơi mua sắm dành cho những người có thu nhập cao, nhưng hiện tại theo thăm
dò và thống kê tại các siêu thị, đa phần khách hàng thường xuyên của siêu thị
là những người có thu nhập trung bình và khá
Trước tình hình cạnh tranh găy gắt giữa các kênh bán lẻ truyền thống vàhiện đại, tiểu thương nhiều chợ đã lâm vào cảnh ế ẩm Ở một số Quận, vớinhững chợ do Nhà nước quản lý, ngay cả chợ mới tôn tạo, phía Nhà nước cũngphải luôn bù lỗ huống gì nói tới việc thu nộp ngân sách
Để thúc đẩy hoạt động chợ phát triển, phục vụ tốt nhu cầu tiêu dùngtrong dân thì việc nâng cấp, thay đổi cách quản lý chợ là rất cần thiết Chính vìvậy, Nghị định số 02/2003/NĐ-CP của Chính phủ đã khuyến khích mọi thànhphần kinh tế tham gia đầu tư, xây dựng và khai thác chợ Trước mặt tư nhânmới chỉ đấu thầu kinh doanh chợ (do Nhà nước xây dựng, làm chủ đầu tư), chứchưa bỏ tiền để xây dựng toàn bộ chợ
Tại Thành phố Hồ Chí Minh, từ năm 1992, Sở Thương Mại thành phố
đã thí điểm cho tư nhân đấu thầu kinh doanh chợ, nhưng ban đầu mới chỉ đấuthầu từng phần (bãi giữ xe, thu lệ phí…) cho tới cuối năm 2004 thì đã có 18chợ được đấu thầu toàn phần
Trước khi cho tư nhân quản lý, tổng doanh thu tại các chợ thuộc một sốquận chỉ đủ bù đắp cho chi phí quản lý chợ, còn chi phí đầu tư sửa chữa đều doNSNN bỏ ra Nhưng sau khi tổ chức đấu thầu, tổng số thu nộp ngân sách tănglên, thậm chí tăng lên 10 lần so với trước
Chợ Tân Phú (thuộc quận Tân Bình) là chợ loại 2 (quy mô 310 sạp),được tổ chức đấu thầu vào cuối năm 2001 Người trúng thầu là một cá nhân.Trước khi đấu thầu, chợ này nộp ngân sách chỉ khoảng 4,5 triệu đồng/tháng,nhưng hiện nay đã tăng lên gần 30 triệu đồng/tháng Ngoài ra, các chi phí sửa
Trang 25chữa, tân trang chợ, thuê nhân viên đều do chợ tự lo, không phải ngân sáchcấp.
Còn đối với chợ Tân Hương (quận Tân Bình) đơn vị trúng thầu là HTXTân Tiến Khi chợ còn thuộc sự quản lý của phường, việc thu chi cũng khôngcân đối đủ, huống gì chuyện sửa chữa chợ, dẫn đến tình trạng chợ xuống cấp,tiểu thương và dân cư kêu ca Đến nay, ngoài việc nộp NSNN mỗi năm chợ bỏ
ra từ 50 đến 60 triệu đồng để duy tu, sửa chữa quầy sạp
Tư nhân trực tiếp đứng ra quản lý được chủ động hoàn toàn vấn đề tàichính nhưng vẫn theo chủ trương của Nhà nước, được Nhà nước theo dõi và hỗtrợ nên hiệu quả sẽ cao hơn quản lý theo kiểu bao cấp Một khi tư nhân tự bỏvốn và đứng ra quản lý thì họ sẽ tìm ra phương án kinh doanh tốt nhất để thuđược lợi nhuận cho mình, nếu không họ sẽ bị phá sản
Ngoài vấn đề tài chính, vấn đề vệ sinh môi trường, phòng cháy chữacháy, an ninh trật tự… cũng được quản lý sâu sát hơn Theo Sở Thương mạiThành phố Hồ Chí Minh, trước kia (khi chưa tư nhân hoá) các vấn đề trên dophường, quận thực hiện, phải có sự phối hợp giữa nhiều cơ quan chức năngkhác nhau và phải chi cho ngân sách địa phương nên chỉ được thực hiện mộtcách lỏng lẻo Tại các chợ đã giao thầu, vấn đề trên được cải thiện hơn so vớichợ do Nhà nước trực tiếp trực tiếp quản lý Ngoài ra các quầy sạp cũng được
bố trí ngăn nắp, gọn gàng hơn nên số tiểu thương tăng đáng kể
Sau thời gian thí điểm đạt hiệu quả, UBND thành phố Hồ Chí Minh đãban hành quy chế đấu thầu chợ (có hiệu lực từ ngày 30/09/2004) Trên cơ sở
đó, Sở Thương mại sẽ tiếp tục tổ chức đấu thầu nhiều chợ tiếp theo trong thờigian tới
Việc cho tư nhân đầu thấu chợ là cơ chế quản lý tiến bộ, tăng NSNN,giảm chi phí quản lý và nâng cao trách nhiệm, hiệu quả quản lý chợ Tuynhiên, từ nay, các cá nhân không còn được tham gia đấu thầu mà phải là các tổchức kinh tế (doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp Nhà nước, HTX…, trừ
Trang 26những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) Một tổ chức hay doanh nghiệp
sẽ có kinh nghiệm quản lý tốt hơn cá nhân, hơn nữa, để trúng thầu còn phải cótiềm lực tài chính mạnh và uy tín trong kinh doanh Sở Thương mại sẽ chọnlọc những đối tượng dự thầu đầy đủ năng lực quản lý và tổ chức đấu thầu minhbạch, công khai
Khi tư nhân kinh doanh chợ, trước hết họ phải tìm cách thu hút các tiểuthương (bằng chính sách, cơ sở vật chất và an ninh tốt) Nếu hoạt động của chợvăn minh lịch sự thì người tiêu dùng chắc chắn sẽ gắn bó với chợ, vì chợ vốn
là nét văn hoá độc đáo của dân tộc
2 Kinh nghiệm tổ chức quản lý chợ ở một số tỉnh khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long: HTX quản lý chợ
Theo Thống kê thì Thành phố Cần Thơ có 88 chợ, khoảng trên 50% làchợ loại 3 Nhiều chợ xã, phường, thị trấn tương đối kiên cố nhưng không ítnơi còn nhếch nhác do thiếu quan tâm tổ chức, quản lý, sắp xếp ngành Nguồnphí chợ thu được ít địa phương trích lại một phần cho tái đầu tư phát triển chợ.Bên cạnh đó, các BQL chợ còn yếu kém, ít kinh nghiệm, chủ yếu lo tập trungvào thu lệ phí… chứ không mấy bận tâm đến công tác thăm dò thị trường, định
kế hoạch phát triển khai thác chợ sao cho người bán thì mong muốn có mộtchỗ trong chợ để buôn bán thuận lợi, còn người mua thì khi có nhu cầu cũngnghĩ ngay đến chợ "sạch sẽ ngăn nắp, giá cả phải chăng, cân đo trung thực".Đây là hiện trạng khá phổ biến ở Thành phố Cần Thơ Do đó để thúc đẩy hoạtđộng chợ phát triển, phục vụ tốt nhu cầu tiêu dùng của dân cư, việc thay đổihình thức tổ chức quản lý đã được tiến hành UBND Thành phố Cần Thơ đãgiao 17 chợ cho các doanh nghiệp đầu tư xây dựng, khai thác kinh doanh Mặc
dù đến nay mới chỉ có một số chợ do Công ty Thương mại Tổng hợp thànhphố Cần Thơ khai thác được, số còn lại bị vướng mắc ở khâu giải phóng mặtbằng nhưng các chợ khai thác được đều kinh doanh rất tốt, nộp NSNN tăngnhanh
Trang 27Đến nay, Liên minh HTX thành phố Cần Thơ đã phối hợp với SởThương mại khảo sát mạng lưới chợ, chủ yếu là các chợ loại 3 trên toàn thànhphố, tiến hành các bước vận động tổ chức thí điểm HTX quản lý chợ ở một sốchợ thuộc quận Ninh Kiều.
Bên cạnh đó ở huyện Gò Công Tây (tỉnh Tiền Giang) có HTX Bình Tây
từ một HTX Nông nghiệp chuyển sang kinh doanh "đa ngành nghề" đã thựchiện mô hình khai thác chợ khá hiệu quả, đem lại việc làm thu nhập ổn địnhcho các xã viên, hàng hoá đổ về chợ ngày càng phong phú HTX Bình Tâykhông chỉ quan tâm tạo ra một cái chợ sầm uất mà còn làm đầu mối giaothương với các vùng lân cận Hàng năm ngoài việc nộp NSNN, HTX còn đầu
tư 30 đến 40 triệu đồng cho việc nâng cấp, sửa chữa, duy tu các quầy sạp trongchợ
HTX chợ - nếu được tổ chức thực hiện tốt sẽ là bước cải tiến mang tínhđột phá về công tác quản lý, hiệu quả đầu tư, thu hút mạnh vốn trong dân, đẩymạnh giao thương, kích cầu tiêu dùng và tăng nguồn thu cho NSNN
CHƯƠNG II THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ CHỢ
Trang 28I ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA MẠNG LƯỚI CHỢ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN CẦU GIẤY
1 Vị trí địa lý
Quận Cầu Giấy có vị trí hết sức thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hộinói chung và thương mại - dịch vụ nói riêng Quận Cầu Giấy được thành lập và
đi vào hoạt động ngày 01/09/1997, trên cơ sở của 4 thị trấn Nghĩa Tân, Nghĩa
Đô, Mai Dịch, Cầu Giấy và 3 xã Yên Hoà, Trung Hoà, Dịch Vọng của huyện
Từ Liêm cũ, với tổng diện tích đất tự nhiên là 1.204,5 ha trong đó có 78 ha làđất nông nghiệp (năm 2005)
Cầu Giấy nằm ở cửa ngõ phía Tây, một trong những khu phát triển chínhcủa Thành phố Hà Nội, cách trung tâm Thành phố khoảng 6 km, phía Bắc giápQuận Tây Hồ, phía Nam giáp Quận Đống Đa, phía Đông giáp Quận Ba Đình,phía tây giáp thị trấn Cầu Diễn, huyện Từ Liêm
Nằm trên trục đường giao thông vành đai nối thủ đô Hà Nội với sân bayQuốc tế Nội Bài và trục đường chính nối trung tâm Hà Nội với chuỗi đô thị vệtinh Hoà Lạc - Sơn Tây, bên cạnh đó sự phát triển của hệ thống giao thông và
sự phân bổ không gian công nghiệp tạo điều kiện thuận lợi cho Quận Cầu Giấytrong việc giao lưu kinh tế, lưu thông hàng hoá với các tỉnh lân cận
Những yếu tố trên đóng vai trò rất quan trọng cho sự hình thành và pháttriển của mạng lưới chợ trên địa bàn quận Cầu Giấy
2 Về xã hội
2.1 Dân số và sự gia tăng dân số trên địa bàn quận Cầu Giấy
Dân số trên địa bàn quận trong những năm qua có tỉ lệ tăng bình quân rấtcao (4,4% giai đoạn 2000-2005), bình quân mỗi năm dân số tăng khoảng gần 7nghìn người Cụ thể từng năm được thể hiện trong bảng số liệu sau:
Bảng 1: Biến động dân số của quận Cầu Giấy (giai đoạn 2000-2005)
Trang 29Nguồn: Phòng Lao động Thương binh Xã hội quận Cầu Giấy
Ta thấy tỷ lệ dân số bình quân của quận tăng rất nhanh bao gồm cả tăng
tự nhiên và tăng cơ học, trong đó chủ yếu là tăng cơ học, nguyên nhân là do sự
di chuyển của dân cư ở các vùng khác đến các khu đô thị mới của quận Điều
đó làm cho mật độ dân số bình quân tăng nhanh Khi mật độ dân cư càng caothì nhu cầu tiêu dùng càng lớn, nó đòi hỏi sự phát triển của mạng lưới chợ.Như vậy, dân số đóng vai trò rất trong việc phát triển mạng lưới chợ trên địabàn quận Cầu Giấy, nó vừa có ảnh hưởng tiêu cực, vừa có ảnh hưởng tích cực
Sự gia tăng dân số, mật độ dân số đã góp phần thúc đẩy tiêu thụ hànghoá, phát triển sản xuất, tạo công ăn việc làm cho người lao động Tổng mứchàng hoá bán lẻ trong những năm qua đạt mức tăng trưởng khá và chiếm tỷtrọng ngày càng cao trong cơ cấu tổng mức hàng hoá bán ra đã cho thấy dân sốđóng một vai trò nhất định
Bảng 2: Biến động doanh thu bán lẻ của quận Cầu Giấy (giai đoạn 2000-2005)
Trang 302005 6.812.982 1.088.496 19,01
Nguồn: Phòng Thống kê quận Cầu Giấy
Tuy nhiên, việc gia tăng dân số, nhất là dân nhập cư đã ảnh hưởng tiêucực đến sự phát triển và hoạt động của chợ trên địa bàn quận Cầu Giấy Sốlượng chợ phát triển không tương xứng với việc gia tăng dân số, nhất là cáckhu dân cư mới hình thành, khu đô thị mới… đã dẫn đến việc hình thành cácchợ tự phát Mặt khác, một bộ phận dân cư chủ yếu là dân nhập cư không cócông ăn việc làm thường tụ tập vào các chợ, các khu vực đông dân cư để buônbán kiếm sống qua ngày dẫn đến hình thành các chợ tự phát ở nhiều khu vực,
kể cả những khu vực ở xung quanh chợ chính thức Các chính quyền địaphương cần kiên quyết giải quyết các chợ tự phát, lấn chiếm lòng lề đường,thực hiện nếp sống văn minh, trật tự đô thị và an toàn giao thông
Nguồn: Phòng Kinh tế - Kế hoạch quận Cầu Giấy
Về cơ cấu chi tiêu, một người một tháng chi cho ăn uống cao nhấtkhoảng 45-48% tổng chi, kế đến là chi cho nhà ở, điện nước, thiết bị, đồ dùngkhoảng 30-33%, chi cho học hành, y tế, vui chơi giải trí từ 22-24%
Trang 31Mức sống của người dân trong quận trong những năm qua đã ảnh hưởnglớn đến hoạt động kinh doanh khu vực thương mại - dịch vụ nói cung và chợnói riêng Mức sống dân cư mặc dù tăng lên rất nhanh nhưng nhìn chung vẫncòn thấp, nhất là khu vực nông thôn, công nhân làm việc ở các khu côngnghiệp, khu chế xuất… chi tiêu chủ yếu là cho hoạt động ăn uống hàng ngàyvới chất lượng hàng hoá ở mức trung bình Các kết quả khảo sát về nhu cầumua sắm trong thời gian qua cho thấy, hàng lương thực, thực phẩm vẫn cònchiếm tỷ trọng lớn Điều này cho thấy chợ vẫn đóng vai trò quan trọng đối vớiđời sống của người dân trong quận.
Tuy nhiên, trong những năm qua cũng đã diễn ra sự phân hoá về mứcsống dân cư trên địa bàn Một bộ phận dân cư có mức sống cao đã được hìnhthành và quy mô ngày càng lớn, tầng lớp này có những nhu cầu về những loạihàng hoá chất lượng cao từ hàng tiêu dùng đến hàng lương thực, thực phẩm,các loại thực phẩm an toàn… Thói quen mua sắm ở các siêu thị, trung tâmthương mại đã xuất hiện ở tầng lớp dân cư có mức thu nhập từ trung bình trởlên Một xu hướng mua sắm mới đã hình thành và từng bước phát triển trên địabàn quận Đó là mua sắm ở các siêu thị, trung tâm thương mại của bộ phận dân
cư có thu nhập cao, lan toả đến bộ phận dân cư có thu nhập khá và trung bình
3 Về kinh tế
Mặc dù quận mới được thành lập, có xuất phát điểm thấp so với cácquận khác trong Thành phố nhưng trong những năm qua quận đã đạt được tăngtrưởng khá về kinh tế, thể hiện ở bảng số liệu sau:
Bảng 4: Biến động GDP của quận Cầu Giấy giai đoạn 2000-2005
Nông nghiêp
Khu vực II Công nghiệp -Xây dựng
Khu vực IIIThương mại -Dịch vụ
Trang 32Sự tăng trưởng kinh tế dẫn đến việc gia tăng khối lượng hàng hoá sảnxuất ra, từ đó gia tăng tổng mực hàng hoá bán ra trên thị trường; hàng hoángày càng phong phú, đa dạng về chủng loại, lượng hàng hoá về các chợ cũngnhiều hơn, người tiêu dùng có nhiều cơ hội để lựa chọn.
Như vậy, tình hình phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian qua có ảnhhưởng rất lớn đến sự hình thành và phát triển mạng lưới chợ trên địa bàn quận
II THỰC TRẠNG CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI CHỢ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN CẦU GIẤY
1 Thực trạng về số lượng và phân bổ mạng lưới chợ
Những năm qua, quá trình phát triển kinh tế - xã hội cùng với sự thamgia của các thành phần kinh tế đã làm có nhu cầu ngày càng tăng về việc tổchức địa điểm trao đổi, mua bán hàng hoá phục vụ sản xuất, kinh doanh và tiêudùng của dân cư Ngoài ra, từ ngày thành lập quận cho đến nay, công tác pháttriển mạng lưới chợ trên địa bàn cũng được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo sátsao của các cấp, các ngành Vì thế, số lượng chợ tăng lên rất nhanh Tính đếnhết năm 2005, trên địa bàn quận có tất cả 10 chợ đang hoạt động, tăng thêm 7chợ so với năm 1997 Bảy chợ xây mới sau khi quận thành lập là: chợ Quan
Trang 33Hoa, chợ Xe máy - đồ cũ Dịch Vọng, chợ đêm Nông sản Dịch Vọng, chợĐồng Xa, chợ Trần Duy Hưng, chợ Hợp Nhất và chợ 337 Dịch Vọng.
Bảng 5: Số lượng và phân bổ mạng lưới chợ trên địa bàn
quận Cầu Giấy (tính đến hết tháng 12/2005)
-Nguồn: Phòng Kinh tế - Kế hoạch quận Cầu Giấy
Tuy nhiên, sự phân bổ mạng lưới chợ trên địa bàn quận Cầu Giấy hiệnnay vẫn chưa đồng đều giữa các phường, các khu vực Có phường có đến 3chợ như phường Quan Hoa, phường Dịch Vọng, do đó mật độ dân số bìnhquân của một chợ ở các phường này thấp hơn hẳn các phường khác Trong đó
có những phường chưa có chợ nào (phường Dịch Vọng Hậu, phường nghĩaĐô) Bên cạnh đó sự quy hoạch mạng lưới chợ không theo kịp với sự quyhoạch đô thị nên không đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của dân cư ở đây Từ đódẫn đến việc hình thành các tụ điểm chợ xanh, chợ tạm, chợ cóc như chợ hoatươi trước cổng Khu Tổng cục chính trị (phường Mai Dịch); chợ Bái Ân, chợK800 (phường Nghĩa Đô); chợ đầu cầu Yên Hoà, chợ Xóm chùa (phường YênHoà), chợ Sân vận động Nghĩa Tân (phường Nghĩa Tân)…
Trang 34quận Cầu Giấy (tính đến hết tháng 12/2005)
Tiêu chí
phân loại
Tên chợ
Theo tính chất mua bán
Theo đặc điểm mặt hàng
Theo tính chất
và quy mô xây dựng
Theo số lượng hộ kinh doanh, vị trí và mặt bằng của chợ Bán
buôn Bánlẻ Tổnghợp Chuyêndoanh Kiêncố
Bán kiên cố
Loại 1 Loại 2 Loại 3
Có hai chợ chuyên doanh là chợ xe máy cũ Dịch Vọng và chợ Nông sản DịchVọng, các chợ còn lại đều là chợ tổng hợp Không có chợ nào được xây dựngkiên cố hoàn toàn, mà đa số các chợ đều được xây dựng bán kiên cố là chủ yếuhoặc kiên cố lẫn bán kiên cố
3 Thực trạng về quy mô các loại chợ
Ta phân tích thực trạng quy mô các loại chợ theo 2 tiêu thức diện tíchchợ và số người bán Ta có bảng số liệu sau:
Bảng 7: Quy mô các loại chợ theo hai tiêu thức diện tích chợ
Diện tích xây dựng
Tổng số người bán
Số người bán cố định
Trang 35Nguồn: Phòng Kinh tế - Kế hoạch quận Cầu Giấy
3.1 Quy mô theo tiêu thức diện tích chợ
Với 9 chợ trên địa bàn toàn quận (không kể chợ 337 Dịch Vọng xâydựng năm 2005) có tổng diện tích là 35.166 m2, bình quân mỗi chợ có diện tích
là 3907 m2; bình quân diện tích cho mỗi người bán là 12,9 m2/người, trong đódiệc tích xây dựng là 5,9 m2/người
Ta thấy đa số các chợ mặc dù có tổng diện tích không nhỏ nhưng diệntích được xây dựng còn ít (chiếm chưa đến 50% tổng diện tích), do đó cần thiếtphải đầu tư để mở rộng quy mô diện tích chợ được xây dựng, đặc biệt là xâydựng kiên cố, nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho hoạt động kinh doanh buôn bán
ở chợ được thoải mái và đầy đủ
3.2 Quy mô theo tiêu thức người bán
Hiện có 2730 người bán hàng tại các chợ trên địa bàn quận, trong đó sốngười bán cố định là 1830 người (chiếm 67%) và số người bán không cố địnhtrong đó bao gồm cả những người sản xuất trực tiếp bán sản phẩm tự sản xuất
là khoảng 900 người (chiếm 33%)
Tuy nhiên, tỷ lệ số người bán cố định và không cố định này giữa các chợ
là không giống nhau, có chợ tỷ lệ này là 100% (chợ Cầu Giấy, chợ Đồng Xa,chợ Xe máy cũ Dịch Vọng), số chợ còn lại tỷ lệ này khoảng 70-90%, riêng chợ
Trang 36hoàn toàn phù hợp với chức năng của chợ là chợ đầu mối, tập trung lượnghàng nông sản từ các nguồn, các hộ trực tiếp sản xuất để tiếp tục phân phối tớicác chợ và các kênh lưu thông khác.
Từ đó ta có thể thấy, hoạt động buôn bán trong chợ chưa có tính chuyênsâu, tức là trong chợ, hình thức tự sản xuất và tự bán thành phẩm vẫn xảy ratương đối, nó hạn chế sự phát triển của hoạt động thương mại trong chợ, cáchoạt động chợ sẽ dẫn tới sự thất thường do phụ thuộc một phần vào lực lượngngười bán không cố định này Mặt khác, số lượng người bán trung bình trongmỗi chợ chỉ khoảng 203 người, như thế quy mô đa số các chợ hiện nay trên địabàn quận vẫn còn nhỏ Vì vậy, cần thiết phải phát triển hệ thống chợ trên địabàn quận, mở rộng hơn nữa cả về diện tích lẫn số người bán
4 Thực trạng về cơ sở vật chất kỹ thuật
Thực trạng về cơ sở vật chất của mạng lưới chợ trên địa bàn quận thểhiện rằng có bao nhiêu diện tích chợ được xây dựng kiên cố, bán kiên cố haycòn lều lán tạm, được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 8: Thực trạng cơ sở vật chất kỹ thuật của mạng lưới chợ
(tính đến hết tháng 12/2005)
Đơn vị: m2
Chợ
Diện tích kiên cố(tầng, kiểu cáchxây dựng…)
Diện tích bán kiên cố (khungthép, mái tôn…)
Trang 37Ta thấy, hiện tại trung bình chỉ có khoảng 301 m2 (chiếm 2,3%) diện tíchcác chợ trong toàn quận được xây dựng kiên cố, có tới 85% diện tích xây dựngbán kiên cố; 12,7% số diện tích các chợ vẫn trong tình trạng lều, lán tạm thời.
Một số chợ tuy đã được xây dựng kiên cố, sau một thời gian sử dụng, dokhông được tu bổ kịp thời, cải tạo chắp vá và thiếu vốn để đầu tư sửa chữa,nâng cấp nên đã xuống cấp, không đáp ứng được yêu cầu kinh doanh, khôngphát huy hết tiềm năng của chợ và không đảm bảo được yêu cầu văn minhthương nghiệp Bên cạnh đó, các hạng mục như đường đi lại trong chợ, hệthống cấp nước, công trình vệ sinh, xử lý nước thải, rác thải… chưa được quantâm đúng mức nên điều kiện vệ sinh nói chung và vệ sinh an toàn thực phẩmnói riêng không được đảm bảo
Như vậy, có thể thấy, cơ sở vật chất mạng lưới chợ trên địa bàn toànquận hiện nay vẫn chưa tương xứng với vị trí, vai trò của chợ, chưa đáp ứngđược yêu cầu trao đổi hàng hoá của nhân dân Do đó cần có sự đầu tư thoảđáng để phát triển hơn nữa mạng lưới chợ cả về số lượng và chất lượng
5 Thực trạng hoạt động kinh doanh của các chợ
5.1 Về hàng hoá kinh doanh tại chợ
Ngoài chợ Nông sản Dịch Vọng, chợ Xe máy cũ Dịch vọng là chợchuyên doanh, số chợ còn lại đều là chợ kinh doanh tổng hợp, nhưng chủ yếuvẫn là hàng nông sản thực phẩm tươi sống và hàng tiêu dùng hàng ngày, baogồm các loại hàng hoá cụ thể sau:
- Cây con giống;
- Hàng tiểu thủ công nghiệp;
Trang 38- Hàng công nghiệp, điện tử.
Trong đó sự phân bổ hàng hoá như sau:
Hàng tiểu thủ công nghiệp 14Hàng công nghiệp, điện tử 10
Nguồn: Phòng Thống kê quận Cầu Giấy
Biểu đồ 1: Phân bổ cơ cấu hàng hoá tại chợ
N«ng s¶n L©m s¶n C©y con gièng TiÓu thñ CN CN- §iÖn tö
Ta thấy, các mặt hàng chủ yếu được bán trong chợ là hàng tiêu dùng(lương thực, thực phẩm, hoa quả…), các mặt hàng trong chợ tỏ ra có lợi thế vềchủng loại, đa dạng và phong phú về hình thức, nhãn hiệu… Và vì thế, rất tiệnlợi cho công việc nội trợ, mua sắm, các hoạt động sinh hoạt cũng như sản xuấtnhỏ Như thế nó đáp ứng tất cả các nhu cầu của khách hàng
Tuy nhiên, ta thấy được sự hạn chế rất lớn của các loại hàng hoá bán tại
Trang 39- Hàng hoá kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ hiện đang cònrất nhiều trên thị trường, và đặc biệt là trong chợ.
- Giá cả hàng hoá trong chợ không theo một quy định nào, gây lên rấtnhiều phiền toái cho người tiêu dùng, giá cả giao bán tăng lên nhiều so với giáthực tế cần bán làm cho nhiều người tiêu dùng hoang mang, thiệt thòi
- Việc đo lường các đơn vị hàng hoá ở chợ còn nhiều bất cập, tình trạnggian lận còn khá phổ biến, chưa có đầy đủ các dịch vụ đo lường chính xác ởchợ Hiện tượng này đang làm ảnh hưởng tới uy tín của các chợ
- Hàng hoá trong chợ chưa được kiểm tra độ an toàn vệ sinh thực phẩmmột cách nghiêm chỉnh, trình độ của đội ngũ kiểm tra an toàn thực phẩm cònhạn chế
5.2 Hiệu quả sử dụng mặt bằng kinh doanh ở các chợ
5.2.1 Thực trạng khai thác mặt bằng kinh doanh ở các chợ
Về khai thác mặt bằng kinh doanh ở các chợ, có thể chia làm 3 loại: loạichợ không khai thác hết mặt bằng kinh doanh; loại chợ khai thác hết mặt bằngkinh doanh; loại chợ khai thác quá mức mặt bằng kinh doanh
Theo kết quả khảo sát, đến hết năm 2005 đối với toàn bộ mạng lưới chợtrong quận có 23% số chợ không sử dụng hết công suất; 49,3% số chợ sử dụnghết 100% công suất thiết kế và 27,7% số chợ sử dụng quá công suất thiết kếban đầu Số liệu trên cho thấy, đa số các chợ khai thác hết công suất hoặc vượtquá công suất thiết kế ban đầu Một số chợ như chợ Nghĩa Tân, Cầu Giấy, NhàXanh…, các khoảng trống xung quanh chợ được bố trí các quầy sạp kinhdoanh, gây lên tình trạng quá tải, mất an ninh trật tự, ô nhiễm môi trường Việccác chợ kinh doanh quá công suất thiết kế thường gắn liền với việc giải toả cácchợ tự phát lấn chiếm lòng, lề đường, đồng thời đưa các hộ tiểu thương vàokinh doanh ở các chợ
Như vậy, vẫn còn nhiều chợ khai thác không hiệu quả mặt bằng kinhdoanh Một số chợ không sử dụng hết mặt bằng kinh doanh trong khi đó một