Phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp chuyển đổi mô hình tổ chức quản lý chợ trên địa bàn quận Cầu Giấy giai đoạn hiện nay

MỤC LỤC

KINH NGHIỆM TỔ CHỨC QUẢN LÝ CHỢ Ở MỘT SỐ NƠI Ở NƯỚC TA

Kinh nghiệm tổ chức quản lý chợ ở Thành phố Hồ Chí Minh: tư nhân quản lý chợ

Tại Thành phố Hồ Chí Minh, từ năm 1992, Sở Thương Mại thành phố đã thí điểm cho tư nhân đấu thầu kinh doanh chợ, nhưng ban đầu mới chỉ đấu thầu từng phần (bãi giữ xe, thu lệ phí…) cho tới cuối năm 2004 thì đã có 18 chợ được đấu thầu toàn phần. Theo Sở Thương mại Thành phố Hồ Chí Minh, trước kia (khi chưa tư nhân hoá) các vấn đề trên do phường, quận thực hiện, phải có sự phối hợp giữa nhiều cơ quan chức năng khác nhau và phải chi cho ngân sách địa phương nên chỉ được thực hiện một cách lỏng lẻo.

Kinh nghiệm tổ chức quản lý chợ ở một số tỉnh khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long: HTX quản lý chợ

Khi tư nhân kinh doanh chợ, trước hết họ phải tìm cách thu hút các tiểu thương (bằng chính sách, cơ sở vật chất và an ninh tốt). Nếu hoạt động của chợ văn minh lịch sự thì người tiêu dùng chắc chắn sẽ gắn bó với chợ, vì chợ vốn là nét văn hoá độc đáo của dân tộc. Bên cạnh đó ở huyện Gò Công Tây (tỉnh Tiền Giang) có HTX Bình Tây từ một HTX Nông nghiệp chuyển sang kinh doanh "đa ngành nghề" đã thực hiện mô hình khai thác chợ khá hiệu quả, đem lại việc làm thu nhập ổn định cho các xã viên, hàng hoá đổ về chợ ngày càng phong phú.

Hàng năm ngoài việc nộp NSNN, HTX còn đầu tư 30 đến 40 triệu đồng cho việc nâng cấp, sửa chữa, duy tu các quầy sạp trong chợ. HTX chợ - nếu được tổ chức thực hiện tốt sẽ là bước cải tiến mang tính đột phá về công tác quản lý, hiệu quả đầu tư, thu hút mạnh vốn trong dân, đẩy mạnh giao thương, kích cầu tiêu dùng và tăng nguồn thu cho NSNN.

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ CHỢ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN CẦU GIẤY HIỆN NAY

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA MẠNG LƯỚI CHỢ TRÊN ĐỊA

    Cầu Giấy nằm ở cửa ngừ phớa Tõy, một trong những khu phỏt triển chớnh của Thành phố Hà Nội, cách trung tâm Thành phố khoảng 6 km, phía Bắc giáp Quận Tây Hồ, phía Nam giáp Quận Đống Đa, phía Đông giáp Quận Ba Đình, phía tây giáp thị trấn Cầu Diễn, huyện Từ Liêm. Nằm trên trục đường giao thông vành đai nối thủ đô Hà Nội với sân bay Quốc tế Nội Bài và trục đường chính nối trung tâm Hà Nội với chuỗi đô thị vệ tinh Hoà Lạc - Sơn Tây, bên cạnh đó sự phát triển của hệ thống giao thông và sự phân bổ không gian công nghiệp tạo điều kiện thuận lợi cho Quận Cầu Giấy trong việc giao lưu kinh tế, lưu thông hàng hoá với các tỉnh lân cận. Một bộ phận dân cư có mức sống cao đã được hình thành và quy mô ngày càng lớn, tầng lớp này có những nhu cầu về những loại hàng hoá chất lượng cao từ hàng tiêu dùng đến hàng lương thực, thực phẩm, các loại thực phẩm an toàn… Thói quen mua sắm ở các siêu thị, trung tâm thương mại đã xuất hiện ở tầng lớp dân cư có mức thu nhập từ trung bình trở lên.

    Ta thấy giá trị GDP của Quận tăng lên rất nhanh, chỉ trong vòng 5 năm (từ năm 2000 đến năm 2005) đã tăng lên gấp 3 lần, trong đó GDP của khu vực Nông nghiệp giảm nhanh chóng và đến nay thì chiếm tỷ trọng rất nhỏ, còn khu vực Công nghiệp - Xây dựng tăng gấp khoảng 3 lần, đáng kể nhất là khu vực Thương mại - Dịch vụ tăng gấp khoảng 4 lần. Sự tăng trưởng kinh tế dẫn đến việc gia tăng khối lượng hàng hoá sản xuất ra, từ đó gia tăng tổng mực hàng hoá bán ra trên thị trường; hàng hoá ngày càng phong phú, đa dạng về chủng loại, lượng hàng hoá về các chợ cũng nhiều hơn, người tiêu dùng có nhiều cơ hội để lựa chọn.

    Bảng 2: Biến động doanh thu bán lẻ của  quận Cầu Giấy (giai đoạn 2000-2005)
    Bảng 2: Biến động doanh thu bán lẻ của quận Cầu Giấy (giai đoạn 2000-2005)

    THỰC TRẠNG MÔ HÌNH TỔ CHỨC QUẢN LÝ CHỢ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN CẦU GIẤY HIỆN NAY

      Tổ chức kinh doanh, phát triển các dịch vụ hỗ trợ như: trông giữ phương tiện vận chuyển, bốc xếp hàng hoá, cho thuê kho bảo quản cất giữ, kiểm định số lượng, chất lượng hàng hoá, vệ sinh môi trường… và các hoạt động khác trong phạm vi chợ phù hợp với các quy định của pháp luật. Phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan, đoàn thể tổ chức thông tin kinh tế - xã hội, phổ biến hướng dẫn thực hiện các chính sách, các quy định của pháp luật và nghĩa vụ đối với Nhà nước của thương nhân kinh doanh tại chợ. - Các Trưởng BQL chợ quyết định việc tổ chức các bộ phận chuyên môn nghiệp vụ giúp việc quản lý, điều hành hoạt động chợ và tổ chức các dịch vụ tại chợ; Ký hợp đồng tuyển dụng lao động, các hợp đồng khác với các cơ quan, doanh nghiệp về đảm bảo vệ sinh môi trường, phòng cháy chữa cháy, an ninh trật tự… trong phạm vi chợ.

      - Thu khác: Thu phí, thu tiền điện, nước và các khoản có liên quan đến hoạt động kinh doanh tại chợ; thu tiền phạt, tiền bồi thường hợp đồng (nếu có) đối với các tổ chức, cá nhân tham gia kinh doanh tại chợ do vi phạm các quy định trong hợp đồng kinh tế ký kết. - Đối với 6 chợ do quận đầu tư xây dựng hoặc hỗ trợ vốn đầu tư xây dựng, giao cho 3 BQL quản lý thì các khoản phí nêu trên là khoản thu của NSNN, các BQL chợ được trích lại một phần từ số tiền phí thu được để trang trải chi phí cho việc thu phí. Một nguyên nhân khá quan trọng là trình độ của bộ máy BQL còn yếu kém, thiếu năng lực, nhất là đối với các chợ mới đi vào hoạt động thì bộ máy BQL còn ít, chưa hoàn chỉnh, thiếu kinh nghiệm dẫn đến lúng túng khi triển khai thực hiện các công tác trên.

      Hầu hết các chợ còn chưa có các dịch vụ về kho bảo quản hàng hoá, bốc xếp hàng hoá, dịch vụ đo lường, kiểm tra chất lượng hàng hoá… Thậm chí nhiều chợ còn chưa có cả dịch vụ trông giữ xe (chợ Quan Hoa, chợ Nhà Xanh), làm cho người mua mang cả xe vào chợ, từ đó càng tạo điều kiện cho sự phát sinh các hộ kinh doanh lấn chiếm cả xuống đường, các lối đi vào chợ, gây ách tắc, mất an ninh trật tự.

      QUẬN CẦU GIẤY GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

      MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU TRONG CHUYỂN ĐỔI 1. Mục đích

        • Chuyển giao phần vốn của Nhà nước (giá trị sử dụng đất và giá trị tài sản do Nhà nước đầu tư xây dựng chợ) cho doanh nghiệp Nhà nước dưới hình thức bổ sung vốn cho doanh nghiệp để doanh nghiệp tham gia cổ phần. - Đối với những chợ được xây dựng do vốn của các thành phần kinh tế, cá nhân đầu tư xây dựng, nếu đủ điều kiện thì cho phép chuyển đổi thành lập HTX kinh doanh khai thác và quản lý chợ. - Để thực hiện các phương thức chuyển đổi trên: Khuyến khích, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế, cá nhân đầu tư xây dựng và kinh doanh chợ (ưu tiên các thành phần kinh tế, cá nhân đang góp vốn hoặc kinh doanh tại chợ), quận xây dựng đề án, báo cáo UBND Thành phố xem xét và quyết định.

        - Trong quá trình triển khai phải thực hiện theo quy định của Nhà nước và Thành phố như: Luật doanh nghiệp, Luật HTX và vận dụng quyết định số 2063/QĐ-UB ngày 08/04/2004 của UBND thành phố Hà Nội về việc ban hành quy trình sắp xếp chuyển đổi doanh nghiệp Nhà nước. - Phương thức chuyển đổi: Thông qua vốn góp của các thành phần kinh tế, cá nhân chuyển đổi thành vốn cổ phần tham gia HTX và kết nạp xã viên theo hình thức huy động vốn nếu có nhu cầu.

        MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM CHUYỂN ĐỔI MÔ HÌNH TỔ CHỨC QUẢN LÝ CHỢ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN CẦU GIẤY GIAI ĐOẠN HIỆN

          - Hoạt động kinh doanh chợ phải được hưởng một ưu đãi nhất định, ngoài những ưu đãi theo quy định của Luật khuyến khích đầu tư trong nước (đã sửa đổi), tức là các tổ chức, cá nhân đầu tư, xây dựng chợ thì Nhà nước, địa phương nên hỗ trợ bằng nhiều hình thức như: hỗ trợ về đất đai, các thủ tục sẽ được làm thuận tiện, nhanh chóng, khuyến khích các ngân hàng cho họ vay vốn, cho vay vốn ưu đãi từ các nguồn giải ngân, viện trợ…. Vì vậy, để cho các quận, huyện nhanh chóng triển khai việc chuyển đổi mô hình này Nhà nước cần nhanh chóng ban hành quy chế đấu thầu chợ, trong đó sẽ có những quy định đối tượng nào có thể tham gia dự thầu, phương thức đấu thầu ra sao, quy trình thủ tục đấu thầu như thế nào… Việc ban hành quy chế đấu thầu sẽ tạo một khung pháp lý cho các đối tưọng tham gia đấu thầu chợ. Do vậy, cần mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về công tác quản lý chợ cho số cán bộ hiện có và đào tạo thêm những cán bộ chuyên ngành về công tác quản lý chợ lâu dài cho các địa phương, có thể phối hợp với các trường thuộc Bộ Thương mại tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên quản lý chợ.

          Ngoài ra các cán bộ quản lý cấp cao như cấp tỉnh, thành phố, cán bộ các Sở, Bộ, Ngành liên quan cần thiết có thêm những lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ, những chuyến tập huấn, phải đi thực tế ở các chợ tiêu biểu, như thế mới đảm bảo sự kết hợp giữa lý thuyết và thực tế, mới giúp cho họ ban hành những chính sách một cách chính xác, sát thực và hiệu quả. - Hướng dẫn chuyển giao vốn Nhà nước cho doanh nghiệp, tham gia công ty cổ phần hoặc hướng dẫn việc cử cán bộ Nhà nước tham gia hội đồng quản trị tại công ty cổ phần (nếu chuyển giao vốn Nhà nước cho UBND quận tham gia cổ phần) để quản lý phần vốn của Nhà nước và cổ tức hàng năm.