Đánh giá về mô hình BQL chợ trên địa bàn quận Cầu Giấy trong thời gian

Một phần của tài liệu Phương hướng và biện pháp chuyển đổi mô hình tổ chức quản lý chợ trên địa bàn quận Cầu Giấy - Hà Nội trong giai đoạn hiện nay.docx (Trang 51 - 60)

II. Thực trạng chung về phát triển mạng lưới chợ

2.Đánh giá về mô hình BQL chợ trên địa bàn quận Cầu Giấy trong thời gian

thời gian qua

1. Những kết quả đã đạt được:

Trong những năm qua sự tồn tại và phát triển của các chợ do QBL thuộc đơn vị sự nghiệp có thu tổ chức, quản lý đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của quận. Các BQL đã duy trì hoạt động của các chợ tương đối ổn định và mang lại những kết quả đáng kể như: tạo công ăn việc

làm cho người lao động, nâng cao thu nhập cho người lao động, tăng nguồn thu cho NSNN… từ đó góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế trên địa bàn quận. Những kết quả quan trọng nhất là:

1. Về việc giải quyết việc làm

Hiện có trên 2286 lao động làm việc trong các chợ là đơn vị sự nghiệp có thu trực thuộc quận do các BQL quản lý, bao gồm cả số người bán hàng tại chợ và số lao động quản lý. Số lao động làm việc cụ thể tại mỗi chợ được thể hiện trong bảng số liệu sau:

Bảng 11: Số lao động làm việc trong các chợ là đơn vị sự nghiệp có thu (tính đến hết tháng 12/2005) Đơn vị: người Tên chợ Số người bán hàng tại chợ Số người lao động quản lý tại chợ Tổng số Toàn Quận 2180 106 2286 Cầu Giấy 157 15 172 Quan Hoa 89 07 96 Nhà Xanh 220 11 169 Nghĩa Tân 558 26 584 Đồng Xa 456 29 485 Nông sản DV 700 18 718

Nguồn: Phòng Kinh tế - Kế hoạch quận Cầu Giấy

Số lao động trên bao gồm cả những người lao động trên địa bàn quận và cả những người vãng lai từ các nơi khác đến. Theo thống kê, có 65% số người bán hàng tại các chợ là người dân trên địa bàn quận và 35% là những người vãng lai từ các tỉnh khác đến, chủ yếu là từ các tỉnh lân cận đến bán nông sản thực phẩm tươi sống. Riêng chợ đầu mối Nông sản thực phẩm 100% số người bán hàng tại đây là những người vãng lai từ các tỉnh lân cận.

Bên cạnh đó, cũng phải thấy rằng quận Cầu Giấy được thành lập từ các xã ven nội với đặc trưng sản xuất nông nghiệp là chủ yếu. Nhưng những năm gần đây do tốc độ đô thị hoá diễn ra mạnh mẽ nên diện tích đất đai giành cho

thất nghiệp tăng lên mạnh mẽ. Theo thống kê, có khoảng 2052 nông nghiệp cần giải quyết việc làm do mất đất. Những người này do trình độ học thức thấp, lại đa số ở tuổi 35-40 nên rất khó khăn khi chuyển việc làm. Và nhiều người đã chuyển sang kinh doanh buôn bán tại các chợ. Hiện có khoảng 500 lao động nông nghiệp đang kinh doanh buôn bán tại các chợ này (chiếm khoảng 25% số lao động nông nghiệp cần giải quyết việc làm). Đây là một con số đáng kể.

Như vậy, có thể nói chợ đã giải quyết việc làm một cách rất hiệu quả cho lao động nói chung và đặc biệt cho lao động nông nghiệp trên địa bàn nói riêng.

2. Tăng nguồn thu cho NSNN

Hàng năm các chợ đã nộp cho NSNN ổn định khoảng 3 tỷ đồng, trong số đó tiền thu thuế của các hộ kinh doanh trong chợ là trên 500 triệu đồng.

Bảng 12: Nộp NSNN của các chợ thuộc đơn vị sự nghiệp có thu do UBND quận quản lý

Đơn vị: triệu đồng Ban quản lý 2003 2004 2005 Toàn Quận 2.833 2993 3.021 BQL chợ Cầu Giấy 678 689 737 BQL chợ Nghĩa Tân 1.192 1.304 1.295 BQL chợ Đồng Xa 963 993 989

Nguồn: Phòng Kinh tế - Kế hoạch quận Cầu Giấy

Những đóng góp trên là tác nhân quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn quận trong thời gian qua.

2. Những hạn chế trong mô hình tổ chức quản lý chợ trên địa bàn quận Cầu Giấy hiện nay

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, BQL chợ vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề bất cập cần phải giải quyết trong thời gian tới. Điều này thể hiện ở một số khía cạnh sau:

Thứ nhất, mô hình tổ chức quản lý không thống nhất, nhiều đầu mối, cùng một loại chợ như nhau, có chợ thì lại do quận quản lý, có chợ lại do phường quản lý, có chợ lại giao cho các HTX quản lý. Các QBL các chợ trực thuộc quận quản lý thì đều quản lý 2 chợ. Với thực trạng hiện nay của bộ máy BQL vừa ít về số lượng, vừa yếu kém về năng lực thì việc mỗi BQL quản lý 2 chợ sẽ dẫn đến việc kinh doanh khai thác và quản lý các chợ sẽ không hiệu quả, thể hiện như:

- Việc quản lý các tài sản Nhà nước trong phạm vi chợ còn lỏng lẻo, trách nhiệm chưa cao.

- Công tác thu thuế, các loại phí, lệ phí trong chợ còn chậm chạp.

- Chưa kiên quyết trong việc xử lý các vi phạm về Nội quy chợ. Trong cùng một chợ hiện tượng "vừa thừa vừa thiếu" diễn ra phổ biến. Một số quầy sạp trong chợ bị bỏ trống, trong khi đó diện tích xung quanh chợ, các tuyến đường lối đi vào chợ thì bị lấn chiếm kinh doanh.

- Việc tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn thực hiện các chính sách, các quy định của pháp luật và nghĩa vụ đối với Nhà nước cho các thương nhân kinh doanh tại chợ của BQL còn chưa đầy đủ.

Thứ hai, mô hình quản lý chợ như hiện nay chưa huy động được các thành phần kinh tế tham gia đầu tư, xây dựng, kinh doanh khai thác chợ. Nguồn vốn cho đầu tư, xây dựng các chợ mới đều lấy từ NSNN là chủ yếu. Ngoài ra chỉ huy động được một tỷ lệ rất nhỏ của các hộ kinh doanh trong chợ hay của một số cá nhân, cơ quan, đơn vị có dự án trên địa bàn quận.

Hiện chỉ có 3 chợ mà vốn xây dựng là do huy động được, còn lại các chợ xây dựng là do NSNN cấp. Có chợ Trần Duy Hưng và chợ Hợp Nhất là do vốn của tự có của các HTX Dịch vụ nông nghiệp, chợ Nghĩa Tân là do huy động của các thành phần kinh tế khác.

Bảng 13: Vốn đầu tư xây dựng ban đầu của các chợ trên địa bàn

Đơn vị: triệu đồng

Tên chợ Tổng vốn đầu ta xây dựng chợ ban đầu Trong đó NSNN cấp Huy động Nghĩa Tân 2.299 2.299 Đồng Xa 8.397 8.329 Cầu Giấy 2.300 2.300 Nhà Xanh 1.070 1.070 Quan Hoa 1.129,7 1.129,7 Nông sản Dịch vọng 2.231 2.231 Xe máy Dịch Vọng 4.000 4.000 Hợp Nhất 1.600 1.600 Trần Duy Hưng 1.327 1.327 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguồn: Phòng Kinh tế - Kế hoạch quận Cầu Giấy

Điều đó đặt ra vấn đề là có nên tiếp tục Nhà nước phải chi cho xây dựng các chợ, sau đó thu hồi thuế dần không hay có thể chuyển đổi cho các tổ chức kinh tế, các cá nhân khác tham gia đầu tư, xây dựng và kinh doanh khai thác chợ. Nhà nước chỉ là chủ thể thực hiện chức năng quản lý Nhà nước trên lĩnh vực chợ đối với tổ chức đó.

Thứ ba, hàng năm quận vẫn phải chi một khoản ngân sách lớn vào đầu tư, xây dựng, cải tạo, nâng cấp, chỉnh trang chợ. Chẳng hạn, năm 2003 quận đã chi 841,1 triệu đồng NSNN cho các dự án cải tạo chợ Cầu Giấy và chợ Nghĩa Tân; năm 2004 quận đã chi 853,5 triệu đồng để cải tạo chợ Cầu Giấy và chợ Quan Hoa. Đến năm 2005 thì quận đã chi khoảng 3,6 tỷ đồng cho các hạng mục chỉnh trang, sửa chữa cải tạo các chợ dưới đây:

Bảng 14: Kinh phí sửa chữa, cải tạo chợ năm 2005 do quận cấp

Đơn vị: triệu đồng

Các hạng mục sửa chữa, cải tạo, chỉnh trang chợ

Kinh phí sửa chữa, cải tạo

Tổng số Trong đó Vốn ngân sách Hộ kinh doanh đóng góp Toàn Quận 3.737,9 3.571,5 166,4

Cải tạo hệ thống điện; nhà A,

B và mái che chợ Đồng Xa 2.984,4 2.818 166,4

Cải tạo bể PCCC, nhà vệ sinh chợ Quan Hoa; cầu thang

chợ Cầu Giấy

653,5 653,5 -

Chống thấm dột nhà

chợ chính chợ Nghĩa Tân 100 100 -

Nguồn: Phòng kinh tế - Kế hoạch quận Cầu Giấy Chú thích: "PCCC": "phòng cháy chữa cháy"

Như vậy, số tiền chi cho việc chỉnh trang, cải tạo chợ năm 2005 là 3.737,9 triệu đồng thì đóng góp của các hộ kinh doanh mới chỉ là 166,4 triệu đồng (chiếm 4,5%), còn lại là do NSNN cấp (95,5%).

Như vậy, cần phải có cơ chế, chính sách khuyến khích huy động mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển chợ, kết hợp Nhà nước và nhân dân cùng làm, xã hội hoá trong việc phát triển chợ.

Thứ tư, vai trò của BQL chợ còn nhiều hạn chế thể hiện:

- Không chủ động trong việc sử dụng kinh phí tái đầu tư cho chợ. Các chợ có những đóng góp quan trọng cho việc tạo nguồn thu cho NSNN, tuy nhiên nguồn thu này không được trích lại để đầu tư, nâng cấp, sửa chữa chợ. Do đó khi chợ bị xuống cấp, hư hỏng cần có những kế hoạch sửa chữa lớn thì BQL chợ phải trình lên UBND cấp có thẩm quyền theo phân cấp quản lý phê duyệt và quyết định, rồi sau đó mới cấp kinh phí xuống. Việc làm thu tục giấy

tờ để xin kinh phí, chờ phê duyệt có khi phải mất cả tháng mới xong, gây ảnh hưởng đến hoạt động của chợ.

- Không chủ động trong việc bố trí, sắp xếp các ngành hàng, các điểm kinh doanh tại chợ mà phải do UBND cấp có thẩm quyền quyết định.

Thứ năm, chính sách của Nhà nước đối với BQL chợ không khuyến khích BQL phát huy tính năng động của mình. BQL là đơn vị sự nghiệp có thu, kinh phí hoạt động của BQL do ngân sách cấp và không có chế độ đãi ngộ cho các BQL hoạt động. Hiện nay, mức lương trung bình của cán bộ công nhân viên trong BQL còn rất thấp, cao nhất mới chỉ 650.000 đồng/người/tháng, cụ thể từng chợ như sau:

Bảng 15: Bảng lương bình quân hiện nay của nhân viên trong BQL chợ

Tên chợ Lương bình quân

(triệu đồng/tháng) Cầu Giấy 0,65 Quan Hoa 0,65 Nhà Xanh 0,65 Nghĩa Tân 0,521 Đồng Xa 0,42 Nông sản Dịch Vọng 0,65 Xe máy Dịch Vọng 0,5 Hợp Nhất 0,25 Trần Duy Hưng 0,4

Nguồn: Phòng Kinh tế - Kế hoạch quận Cầu Giấy

Ngoài mức lương trên, BQL chợ còn thu theo quy định 400 đồng/hộ kinh doanh/ngày gọi là lệ phí trật tự kinh doanh để chi cho công việc quản lý hàng ngày trong chợ. Có thể nói, mức lương quy định như hiện nay đối với BQL chợ là khá thấp, do đó không tạo động lực cho BQL phát huy hết khả năng của mình. Đồng thời, với mức lương đó không đảm bảo cuộc sống hàng ngày của BQL, điều này rất dễ nảy sinh tiêu cực.

Thứ sáu, do dân số cơ học trên địa bàn tăng nhanh và di chuyển đến không đồng đều (dân cư ở nơi khác đến chủ yếu tập trung vào các khu đô thị

mới). Trong khi đó, các khu đô thị này khi phê duyệt quy hoạch đều có quy hoạch bố trí các chợ và siêu thị nhưng đến khi xây dựng lại thiếu đồng bộ, quy hoạch chợ không phù hợp với quy hoạch đô thị. Do đó không đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của nhân dân, từ đó phát sinh ra nhiều chợ tạm, chợ cóc. Hiện tại trên địa bàn quận còn 11 tụ điểm chợ xanh, chợ tạm, chợ cóc nằm rải rác trong các ngõ xóm, khu dân cư của 8 phường. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 16: Các tụ điểm chợ tự phát trên địa bàn quận

Phường Tên tụ điểm Hình thức hoạt động Số người bán (người)

Quan Hoa

Chợ ngõ 68 Từ 5 giờ đến 12 giờ

trong ngõ khu dân cư 70 Chợ khu văn công Từ 5 giờ đến 12 giờ

trong ngõ khu dân cư 60 Chợ Nhà Xanh Cả ngày trên lòng đường 136

Dịch Vọng Chợ trước cổng Công ty xây dựng số 2 Cả ngày trên lòng đường, ngõ xóm 52

Chợ xóm Hậu Cả ngày trong

đường ngõ xóm 48

Yên Hoà Chợ đầu cầu Yên Hoà Cả ngày trên lòng đườngChợ xóm Chùa Cả ngày trên lòng đường 3746 Nghĩa Đô Chợ Bái ÂnChợ K800 Cả ngày trên vỉa hèCả ngày trên vỉa hè 113111

Mai Dịch Chợ hoa trước khu Tổng cục chính trị Từ 4 giờ đến 6 giờ sáng trên lòng đường 60 Nghĩa Tân Chợ ở sân vận động Nghĩa Tân Từ 5 giờ đến 12 giờ

trên vỉa hè, lòng đường 141

Nguồn: Phòng Kinh tế - Kế hoạch quận Cầu Giấy

Đến khi các chợ tự phát hình thành rồi thì lại thiếu sự phối hợp giữa BQL chợ với các cơ quan chức năng của phường, quận trong việc giải toả các chợ tự phát đó. Sự hiện diện của các tụ điểm chợ cóc, chợ tạm khiến cho các chợ đã quy hoạch chịu không ít ảnh hưởng.

Thực trạng đó đòi hỏi trong thời gian tới cần phải có sự phối hợp kiên quyết giữa các cơ quan chức năng để giải toả các chợ tạm, chợ cóc, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội và văn minh đô thị trên địa bàn.

Thứ bảy, vấn đề an ninh trật tự, an toàn phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường chưa thật sự được đảm bảo. Tình trạng chợ dơ bẩn, nhếch nhác vẫn còn, nhiều quầy sạp được bố trí không ngăn nắp, gọn gàng. Một nguyên nhân khá quan trọng là trình độ của bộ máy BQL còn yếu kém, thiếu năng lực, nhất là đối với các chợ mới đi vào hoạt động thì bộ máy BQL còn ít, chưa hoàn chỉnh, thiếu kinh nghiệm dẫn đến lúng túng khi triển khai thực hiện các công tác trên. Do đó không đảm bảo được tính văn minh thương mại trong chợ. Một nguyên nhân nữa là do kinh phí hoạt động của BQL do NSNN cấp còn thấp, chưa nâng cao tinh thần trách nhiệm của BQL chợ.

Thứ tám, sự hạn chế của các dịch vụ trong chợ. Hiện nay, việc tổ chức, kinh doanh, phát triển các dịch vụ hỗ trợ trong các chợ mới chỉ đảm bảo ở mức tối thiểu như trông giữ xe, vệ sinh, bảo vệ đêm. Hầu hết các chợ còn chưa có các dịch vụ về kho bảo quản hàng hoá, bốc xếp hàng hoá, dịch vụ đo lường, kiểm tra chất lượng hàng hoá… Thậm chí nhiều chợ còn chưa có cả dịch vụ trông giữ xe (chợ Quan Hoa, chợ Nhà Xanh), làm cho người mua mang cả xe vào chợ, từ đó càng tạo điều kiện cho sự phát sinh các hộ kinh doanh lấn chiếm cả xuống đường, các lối đi vào chợ, gây ách tắc, mất an ninh trật tự.

CHƯƠNG III

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ BIỆN PHÁP NHẰM CHUYỂN ĐỔI MÔ HÌNH TỔ CHỨC QUẢN LÝ CHỢ TRÊN ĐỊA BÀN

QUẬN CẦU GIẤY GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

Một phần của tài liệu Phương hướng và biện pháp chuyển đổi mô hình tổ chức quản lý chợ trên địa bàn quận Cầu Giấy - Hà Nội trong giai đoạn hiện nay.docx (Trang 51 - 60)