Phân công rõ chức năng, nhiệm vụ của các phòng, ban trong quá trình

Một phần của tài liệu Phương hướng và biện pháp chuyển đổi mô hình tổ chức quản lý chợ trên địa bàn quận Cầu Giấy - Hà Nội trong giai đoạn hiện nay.docx (Trang 68)

III. Một số biện pháp nhằm chuyển đổi mô hình tổ chức quản lý chợ trên

5. Phân công rõ chức năng, nhiệm vụ của các phòng, ban trong quá trình

trình thực hiện

Việc chuyển đổi mô hình tổ chức BQL chợ thành lập Công ty cổ phần, HTX hoặc Công ty tư nhân kinh doanh khai thác và quản lý chợ phải được tiến hành khẩn trương nhưng thận trong, từng bước vững chắc, phải tổ chức thí điểm, rút kinh nghiệm rồi mới nhân rộng ra. Trong qua trình tổ chức thực hiện phải xác định rõ trách nhiệm của các phòng, ban chức năng.

5.1. Phòng Kinh tế - Kế hoạch:

- Tham mưu trình UBND quận xây dựng đề án, kế hoạch chuyển đổi mô hình tổ chức quản lý chợ trên địa bàn, báo cáo Sở Thương mại, Sở Nội vụ, Sở Tài chính thẩm định trình UBND thành phố phê duyệt.

- Theo dõi, tổng hợp báo cáo UBND quận, UBND thành phố tiến độ, kết quả thực hiện kế hoạch.

5.2. Phòng Tổ chức chính quyền:

- Lựa chọn chuyển đổi mô hình tổ chức quản lý chợ.

- Hướng dẫn tổ chức bộ máy, biên chế, chế độ chính sách đối với cán bộ, công nhân viên làm việc tại các BQL chợ, công ty cổ phần, HTX.

5.3. Phòng tài chính:

- Hướng dẫn nội dung, trình tự thực hiện cổ phần hóa chợ và định giá quyền sử dụng đất, tài sản của Nhà nước tham gia cổ phần hoá, bảo toàn và phát triển vốn Nhà nước tham gia cổ phần hoá.

- Hướng dẫn chuyển giao vốn Nhà nước cho doanh nghiệp, tham gia công ty cổ phần hoặc hướng dẫn việc cử cán bộ Nhà nước tham gia hội đồng quản trị tại công ty cổ phần (nếu chuyển giao vốn Nhà nước cho UBND quận tham gia cổ phần) để quản lý phần vốn của Nhà nước và cổ tức hàng năm.

- Hướng dẫn hình thức quản lý vốn của Nhà nước tại công ty cổ phần và phân phối lợi tức của Nhà nước.

- Hướng dẫn chế độ tài chính thu - chi - vốn góp của doanh nghiệp Nhà nước tham gia cổ phần chợ và chế độ đặc thù của các hộ hiện đang kinh doanh tại chợ thực hiện chuyển đổi mô hình.

- Hướng dẫn việc thu - chi - nộp ngân sách đối với BQL chợ theo quy định (đối với những nơi còn tồn tại BQL).

5.4. Phòng Tài nguyên môi trường:

Hướng dẫn thủ tục thuê đất đối với các thành phần kinh tế tham gia quản lý chợ.

5.5. Phòng Văn hoá thông tin:

Phối hợp với UBND các phường tổ chức tuyên truyền chủ trương của Thành phố đến nhân dân về chủ trương xã hội hoá công tác kinh doanh khai thác và quản lý chợ.

- Phổ biến tuyên truyền chủ trương của Thành phố đến nhân dân địa phương về chủ trương xã hội hoá công tác kinh doanh khai thác và quản lý chợ; vận động các thành phần kinh tế tham gia.

- Xây dựng đề án chuyển đổi mô hình quản lý chợ do phường quản lý báo cáo UBND quận quyết định.

6. Quy định rõ mối quan hệ và phân cấp quản lý chợ

6.1. Về mối quan hệ:

- Quan hệ giữa UBND quận với các tổ chức kinh doanh khai thác và quản lý chợ trên địa bàn là quan hệ giữa Nhà nước (thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về lĩnh vực chợ) với đơn vị kinh tế (tổ chức kinh doanh khai thác và quản lý chợ). Các bên đều có nghĩa vụ thực hiện theo pháp luật và bình đẳng trước pháp luật.

- Tổ chức kinh doanh khai thác và có quản lý chợ theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được cơ quan có thẩm quyền quy định, chịu sự quản lý Nhà nước của chính quyền địa phương và thực hiện các quy định của Nhà nước.

- Tất cả các chợ hoạt động trên địa bàn chịu sự hướng dẫn về nghiệp vụ trong lĩnh vực kinh doanh thương mại của Sở Thương mại và các Sở, Ngành Thành phố theo quy định của pháp luật.

6.2. Về phân cấp quản lý:

- Quận quản lý các chợ loại 1, loại 2 và chợ đầu mối trên địa bàn quận. - Phường quản lý chợ loại 3 trên địa bàn phường.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Chợ là một loại hình thương mại có từ rất lâu đời của nước ta, nó đang nắm thị phần chủ yếu trong kênh phân phối hàng hoá của toàn xã hội, nó vẫn là nơi giao lưu buôn bán duy nhất của một số địa phương trong nước ta. Trên địa bàn quận Cầu Giấy hiện nay hàng hoá đến với người tiêu dùng thông qua hệ thống chợ vẫn chiếm tới 50%, còn lại là qua các kênh phân phối khác. Do đó, việc phát triển mạng lưới chợ ở nước ta nói chung và trên địa bàn quận Cầu Giấy nói riêng là một việc làm rất cần thiết, tiến tới từng bước xã hội hoá trong hoạt động chợ.

Để thực hiện được mục tiêu đó việc chuyển đổi mô hình tổ chức quản lý chợ rất quan trọng, tạo tiền đề cho các thành phần kinh tế tham gia vào đầu tư, xây dựng, kinh doanh và quản lý chợ. Tuy nhiên, chúng ta cũng không nên quá vội vàng trong khi triển khai thực hiện, mà phải làm một cách tuần tự, phù hợp, thí điểm một số, tổng kết rút kinh nghiệm sau đó nhân rộng triển khai trên toàn quận. Tuỳ thuộc vào đặc điểm, tính chất và quy mô của mỗi loại chợ mà lựa chọn một mô hình tổ chức quản lý thích hợp, chứ không nên chỉ rập khuôn một cách máy móc. Nếu không chúng ta sẽ không tránh khỏi những thất bại.

Căn cứ vào tình hình thực tế về phát triển mạng lưới chợ ở quận Cầu Giấy hiện nay, em xin có một số kiến nghị sau:

1. Kiến nghị với Nhà nước

Một là, việc đầu tư, xây dựng, kinh doanh, khai thác chợ không đơn thuần là vấn đề kinh tế mà nó còn mang tính chất xã hội, nó còn rất mới mẻ ở nước ta. Do đó, Nhà nước nên có những chính sách ưu đãi cho các tổ chức, cá nhân kinh doanh chợ như:

- Nhà nước cho doanh nghiệp vay vốn với lãi suất ưu đãi để đầu tư, xây dựng chợ.

- Áp dụng mức thuế Thu nhập doanh nghiệp thấp hơn so với mức hiện hành áp dụng cho các loại hình kinh doanh khác hay miễn thuế trong một thời gian nhất định cho doanh nghiệp khi mới bắt đầu kinh doanh chợ

Hai là, Nhà nước cần có những chính sách đãi ngộ, chế độ lương đối với cán bộ quản lý chợ như chính sách lương, chính sách thi đua khen thưởng… để tạo động lực đối với cán bộ quản lý chợ bởi vì mức lương hiện nay của cán bộ quản lý chợ là quá thấp, đồng thời không có chế độ đãi ngộ nào.

2. Kiến nghị trên địa bàn quận

Kiến nghị này đưa ra nhằm điều chỉnh các hoạt động xảy ra trực tiếp hàng ngày của các chợ. Từ những hạn chế trong quá trình hoạt động của các chợ hiện nay, các chợ không thể ngồi đợi hướng giải quyết từ cấp trên ban hành, như thế thì quá lâu, thiếu chủ động và có thể có những hạn chế nhất định, không phù hợp với tình hình thực tế của mỗi loại chợ khác nhau:

- Mỗi chợ nên thành lập một tổ kiểm tra các hoạt động cũng như vi phạm của các hộ kinh doanh, cho phép tổ kiểm tra này có quyền xử phạt hành chính, tạm dừng hoạt động kinh doanh của các sạp hàng vi phạm (ví dụ, vi phạm về phòng cháy chữa cháy, vi phạm về hành vi thương mại…).

- Mỗi chợ cần thiết phải có một dịch vụ cân đo, kiểm tra chất lượng..., và trực tiếp ở mỗi địa điểm này, phải có một cán bộ quản lý chợ đứng ra để thực hiện các công việc này nếu khách hàng có yêu cầu. Dựa trên kết quả thực tế, nếu có phát hiện sai sót đáng kể của ngưòi bán hàng, họ có thể ngay lập tức yêu cầu người mua đưa đến chỗ người bán vi phạm, người quản lý sẽ lập tức lập biên bản, xử lý ngay hành vi gian lận bằng những hình thức theo Nội quy, quy định của chợ. Công việc này tạo nên sự liên tưởng của khách hàng khi đến với chợ, tạo ra người bán sự tuân thủ và nghiêm chỉnh chấp hành nội quy thương mại tại chợ.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo Tổng kết số 09/BC-KTKH ngày 01/02/2005 của Phòng Kinh tế - Kế hoạch UBND quận Cầu Giấy về phong trào quản lý chợ an toàn - văn minh - hiệu quả.

2. Biểu tổng hợp về đầu tư và quản lý sau đầu tư xây dựng chợ, cải tạo, chỉnh trang các chợ trên địa bàn quận Cầu Giấy năm của UBND quận Cầu Giấy.

3. Biểu tổng hợp xây dựng, cải tạo các chợ năm 2003, 2004, 2005 của UBND quận Cầu Giấy.

4. Đề án số 1718/UB-SNV ngày 04/05/2005 của UBND thành phố Hà Nội về chuyển đổi mô hình tổ chức quản lý chợ trên địa bàn thành phố Hà Nội.

5. Khoa học Quản lý - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân - Giáo trình Chính sách Kinh tế xã hội - Đoàn thị Thu Hà, Nguyễn Thị Ngọc Huyền (CB) - NXB Khoa học Kỹ thuật - Hà Nội 2000.

6. Khoa Khoa học Quản lý - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân - Giáo trình Khoa học quản lý (tập 1) - Đoàn Thị Thu Hà, Nguyễn Thị Ngọc Huyền (CB) - NXB Khoa học Kỹ thuật - Hà Nội 2002.

7. Kế hoạch Thực hiện chương trình phát triển mạng lưới chợ trên địa bàn quận Cầu Giấy đến năm 2010.

8. Khoa Khoa học quản lý - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân - Giáo trình Hiệu quả và quản lý dự án Nhà nước - Mai văn Bưu (CB) - NXB Khoa học Kỹ thuật - Hà Nội 2001.

9. Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14/01/2003 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ.

10. Tạp chí Thương mại số 23 (tháng 8/2001): "Siêu thị và cửa hàng tự chọn ở Việt Nam" - Phạm Hữu Thìn.

11. Phụ lục Kinh tế - Xã hội quận Cầu Giấy (nhiệm kỳ 2002-2005) của UBND quận Cầu Giấy.

12. Quyết định số 1181/QĐ-UB ngày 07/03/2006 của UBND thành phố Hà Nội về việc ban hành quy định về cơ chế đầu tư và quản lý sau đầu tư, xây dựng, cải tạo nâng cấp chợ trên địa bàn thành phố Hà Nội.

13. Quyết định số 144A/2003/QĐ-UB của UBND thành phố Hồ Chí Minh về duyệt quy hoạch phát triển hệ thống mạng lưới Chợ - Siêu thị - Trung tâm thương mại trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2010. 14. Quyết định số 216/2004/QĐ-UB ngày 15/09/2004 của UBND thành phố Hồ Chí Minh về việc ban hành quy chế đấu thầu kinh doanh khai thác và quản lý chợ loại 2 và 3 trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

15. Quyết định số 34/2005/QĐ-UB ngày 10/05/2005 của UBND tỉnh Quảng Nam về việc ban hành Quy chế quản lý và phát triển chợ trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.

16. Quyết định số 559/QĐ-TTg ngày 31/05/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chương trình phát triển chợ đến năm 2010.

17. Quyết định số 63/2005/QĐ-UB ngày 29/04/2005 của UBND thành phố Hà Nội về việc ban hành Kế hoạch chuyển đổi mô hình tổ chức quản lý chợ trên địa bàn thành phố Hà Nội.

18. Tổng cục Thống kê - Kết quả điều tra mạng lưới và lưu lượng hàng hoá chợ năm 1999 - NXB Thống kê - Hà Nội 2000.

19. Thông tư số 06/TT-BLĐTBXH ngày 15/08/2003 hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, và tổ chức của Ban quản lý chợ.

20. Thông tư số 07/2003/TT-BKH ngày 11/09/2003 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về hướng dẫn lập các dự án quy hoạch phát triển và đầu tư xây dựng chợ.

21. Thông tư số 15/TT-BTM ngày 16/10/1996 của Bộ Thương mại hướng dẫn tổ chức và quản lý chợ.

22. Thông tư số 67/2003/TT-BTC ngày 11/09/2003 của Bộ Tài chính về hướng dẫn cơ chế tài chính áp dụng cho Ban quản lý chợ, doanh nghiệp kinh doanh khai thác và quản lý chợ.

- www.luatvietnam (trang web các văn bản luật Việt Nam). - www.vneconomy.com.vn (thời báo kinh tế Việt Nam). - www.baothuongmai.com.vn (báo thương mại)…

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU...1

CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHỢ VÀ MÔ HÌNH TỔ CHỨC QUẢN LÝ CHỢ...3

I. Chợ và vai trò của chợ trong nền kinh tế - xã hội ở nước ta hiện nay...3

1. Khái niệm, đặc trưng của chợ...3

2. Phân loại chợ trong mạng lưới chợ ở nước ta...5

3. Vai trò của chợ trong nền kinh tế - xã hội nước ta hiện nay...9

II. Một số mô hình tổ chức quản lý chợ ở nước ta...12

1. Tổ chức, quản lý chợ theo mô hình Ban quản lý...12

2. Tổ chức quản lý chợ theo mô hình doanh nghiệp...17

III. Kinh nghiệm tổ chức quản lý chợ ở một số nơi ở nước ta...23

1. Kinh nghiệm tổ chức quản lý chợ ở Thành phố Hồ Chí Minh: tư nhân quản lý chợ...23

2. Kinh nghiệm tổ chức quản lý chợ ở một số tỉnh khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long...26

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ CHỢ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN CẦU GIẤY HIỆN NAY...28

I. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của mạng lưới chợ trên địa bàn quận Cầu Giấy...28

1. Vị trí địa lý...28

2. Về xã hội...28

3. Về kinh tế...31

II. Thực trạng chung về phát triển mạng lưới chợ...33

1. Thực trạng về số lượng và phân bổ mạng lưới chợ...33

2. Thực trạng phân loại chợ...34

3. Thực trạng về quy mô các loại chợ...35

4. Thực trạng về cơ sở vật chất kỹ thuật...37

5. Thực trạng hoạt động kinh doanh của các chợ...38 6. Thực trạng về sinh môi trường, đảm bảo an toàn chợ và văn minh thương

III. Thực trạng mô hình tổ chức quản lý chợ trên địa bàn quận Cầu Giấy

hiện nay...46

1. Các mô hình tổ chức quản lý chợ...46

2. Đánh giá về mô hình BQL chợ trên địa bàn quận Cầu Giấy trong thời gian qua...53

CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ BIỆN PHÁP NHẰM CHUYỂN ĐỔI MÔ HÌNH TỔ CHỨC QUẢN LÝ CHỢ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN CẦU GIẤY GIAI ĐOẠN HIỆN NAY...62

I. Mục đích, yêu cầu trong chuyển đổi...62

1. Mục đích...62

2. Yêu cầu...62

II. Phương hướng chuyển đổi mô hình...62

1. Đối với chợ thuộc Quận quản lý...62

2. Đối với các chợ thuộc phường quản lý...64

3. Đối với các chợ thành lập mới...65

III. Một số biện pháp nhằm chuyển đổi mô hình tổ chức quản lý chợ trên địa bàn quận Cầu Giấy giai đoạn hiện nay...65

1. Về cơ chế, chính sách...66

2. Ban hành quy chế đấu thầu...67

3. Cải tổ bộ máy BQL chợ...68

4. Giải toả các chợ tự phát...69

5. Phân công rõ chức năng, nhiệm vụ của các phòng, ban trong quá trình thực hiện...70

6. Quy định mối quan hệ và phân cấp quản lý...72

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...73

1. Kiến nghị với Nhà nước...73

2. Kiến nghị trên địa bàn Quận...74

Danh mục tài liệu tham khảo...75

Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức của BQL chợ...13

Sơ đồ 2: Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp kinh doanh khai thác và quản lý chợ..19

Bảng 1: Biến động dân số của quận Cầu Giấy (giai đoạn 2000-2005)...29

Bảng 2: Biến động doanh thu bán lẻ quận Cầu Giấy...30

Bảng 3: Biến động thu nhập bình quân một người ...31

Bảng 4: Biến động GDP của quận Cầu Giấy giai đoạn 2000 - 2005...32

Bảng 5: Số lượng và phân bổ mạng lưới chợ trên địa bàn quận Cầu Giấy...33

Bảng 6: Phân loại mạng lưới chợ trên địa bàn quận Cầu Giấy...34

Bảng 7: Quy mô các loại chợ theo hai tiêu thức diện tích chợ và số người bán ...35

Bảng 8: Thực trạng cơ sở vật chất kỹ thuật mạng lưới chợ...37

Biểu đồ 1: Phân bổ cơ cấu hàng hoá tại chợ...39

Bảng 9: Các dịch vụ tại chợ trên địa bàn quận...43

Bảng 10: Số lao động trong các chợ...44

Sơ đồ 3. Sơ đồ BQL chợ trên địa bàn quận Cầu Giấy...47

Một phần của tài liệu Phương hướng và biện pháp chuyển đổi mô hình tổ chức quản lý chợ trên địa bàn quận Cầu Giấy - Hà Nội trong giai đoạn hiện nay.docx (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(79 trang)
w