Về cơ chế, chính sách

Một phần của tài liệu Phương hướng và biện pháp chuyển đổi mô hình tổ chức quản lý chợ trên địa bàn quận Cầu Giấy - Hà Nội trong giai đoạn hiện nay.docx (Trang 64 - 65)

III. Một số biện pháp nhằm chuyển đổi mô hình tổ chức quản lý chợ trên

1. Về cơ chế, chính sách

Nhà nước cần sớm ban hành những cơ chế chính sách ưu đãi để huy động các thành phần kinh tế tham gia đầu tư, xây dựng và kinh doanh chợ.

1.1. Về đầu tư:

- Hoạt động kinh doanh chợ phải được hưởng một ưu đãi nhất định, ngoài những ưu đãi theo quy định của Luật khuyến khích đầu tư trong nước (đã sửa đổi), tức là các tổ chức, cá nhân đầu tư, xây dựng chợ thì Nhà nước, địa phương nên hỗ trợ bằng nhiều hình thức như: hỗ trợ về đất đai, các thủ tục sẽ được làm thuận tiện, nhanh chóng, khuyến khích các ngân hàng cho họ vay vốn, cho vay vốn ưu đãi từ các nguồn giải ngân, viện trợ…

- Hiện tại, dành một tỷ lệ thích đáng từ các nguồn thu ở chợ (ngoài thuế) để thực hiện tái đầu tư, trước hết là sửa chữa, nâng cấp đối với các chợ đã hư hỏng nghiêm trọng, các chợ không đảm bảo hoạt động kinh doanh.

1.2. Về tài chính, tín dụng:

- Việc đầu tư kinh doanh khai thác chợ không đơn thuần là vấn đề kinh tế mà còn là vấn đề xã hội, liên quan tới an ninh trật tự, an toàn giao thông, vệ sinh thực phẩm, vệ sinh môi trường và an toàn phòng cháy chữa cháy. Do đó, để khuyến khích các doanh nghiệp bỏ vốn đầu tư xây dựng chợ, Nhà nước cần có những chính sách hỗ trợ lãi suất hoặc áp dụng chính sách cho vay kích cầu đối với các dự án đầu tư xây dựng chợ mới.

- Kinh doanh khai thác chợ cũng như kinh doanh bất kỳ một loại hình nào, các tổ chức, cá nhân cũng đều phải có nghĩa vụ nộp thuế thu nhập doanh nghiệp. Tuy nhiên, đối với các hoạt động kinh doanh chợ Nhà nước nên có những áp dụng ưu đãi riêng như quy định mức thuế thấp hơn so với các loại hình kinh doanh khác hoặc miễn thuế cho doanh nghiệp trong một vài năm đầu hoạt động.

- Giao quyền tự chủ về tài chính cho các đơn vị tự cân đối, tự hạch toán thu, chi, tự chịu trách nhiệm về tài chính, gắn kết quả hoạt động và quản lý theo pháp luật. Khi đó doanh nghiệp kinh doanh khai thác và quản lý chợ sẽ tự tìm ra phương án kinh doanh tốt nhất để vừa thu được lợi nhuận tối đa vừa duy trì được hoạt động kinh doanh của chợ, bởi vì vẫn có các kênh lưu thông khác cạnh tranh với chợ như các cửa hàng bán lẻ, siêu thị. Đồng thời, ngay cả các chợ trên cùng một địa bàn cũng sẽ cạnh tranh với nhau.

- Tăng cường quản lý thu thuế đối với các hộ kinh doanh ngoài chợ đảm bảo chống thất thu và công bằng giữa các hộ kinh doanh trong và ngoài chợ. Việc thu thuế không chặt chẽ đối với các hộ kinh doanh ngoài chợ làm cho giá của cùng một mặt hàng trong chợ sẽ cao hơn ngoài chợ, do đó hoạt động kinh doanh chợ sẽ không hiệu quả. Những bất lợi trước mắt này sẽ không khuyến khích các tổ chức, cá nhân tiến hành đầu tư, xây dựng chợ.

Một phần của tài liệu Phương hướng và biện pháp chuyển đổi mô hình tổ chức quản lý chợ trên địa bàn quận Cầu Giấy - Hà Nội trong giai đoạn hiện nay.docx (Trang 64 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(79 trang)
w