Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ảnh hưởng đến sự hình thành và

Một phần của tài liệu Phương hướng và biện pháp chuyển đổi mô hình tổ chức quản lý chợ trên địa bàn quận Cầu Giấy - Hà Nội trong giai đoạn hiện nay.docx (Trang 28 - 32)

HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA MẠNG LƯỚI CHỢ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN CẦU GIẤY

1. Vị trí địa lý

Quận Cầu Giấy có vị trí hết sức thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội nói chung và thương mại - dịch vụ nói riêng. Quận Cầu Giấy được thành lập và đi vào hoạt động ngày 01/09/1997, trên cơ sở của 4 thị trấn Nghĩa Tân, Nghĩa Đô, Mai Dịch, Cầu Giấy và 3 xã Yên Hoà, Trung Hoà, Dịch Vọng của huyện Từ Liêm cũ, với tổng diện tích đất tự nhiên là 1.204,5 ha trong đó có 78 ha là đất nông nghiệp (năm 2005).

Cầu Giấy nằm ở cửa ngõ phía Tây, một trong những khu phát triển chính của Thành phố Hà Nội, cách trung tâm Thành phố khoảng 6 km, phía Bắc giáp Quận Tây Hồ, phía Nam giáp Quận Đống Đa, phía Đông giáp Quận Ba Đình, phía tây giáp thị trấn Cầu Diễn, huyện Từ Liêm.

Nằm trên trục đường giao thông vành đai nối thủ đô Hà Nội với sân bay Quốc tế Nội Bài và trục đường chính nối trung tâm Hà Nội với chuỗi đô thị vệ tinh Hoà Lạc - Sơn Tây, bên cạnh đó sự phát triển của hệ thống giao thông và sự phân bổ không gian công nghiệp tạo điều kiện thuận lợi cho Quận Cầu Giấy trong việc giao lưu kinh tế, lưu thông hàng hoá với các tỉnh lân cận.

Những yếu tố trên đóng vai trò rất quan trọng cho sự hình thành và phát triển của mạng lưới chợ trên địa bàn quận Cầu Giấy.

2. Về xã hội

2.1. Dân số và sự gia tăng dân số trên địa bàn quận Cầu Giấy

Dân số trên địa bàn quận trong những năm qua có tỉ lệ tăng bình quân rất cao (4,4% giai đoạn 2000-2005), bình quân mỗi năm dân số tăng khoảng gần 7 nghìn người. Cụ thể từng năm được thể hiện trong bảng số liệu sau:

Bảng 1: Biến động dân số của quận Cầu Giấy (giai đoạn 2000-2005)

Năm bình (người) (người) dân số (%) (người/km2) 2000 136.029 7332 5,70 11.285 2001 142.529 6500 4,78 11.824 2002 150.029 7500 5,26 12.446 2003 158.831 8802 5,87 13.177 2004 162.834 4003 2,52 13.509 2005 168.834 6000 3,68 14.006

Nguồn: Phòng Lao động Thương binh Xã hội quận Cầu Giấy

Ta thấy tỷ lệ dân số bình quân của quận tăng rất nhanh bao gồm cả tăng tự nhiên và tăng cơ học, trong đó chủ yếu là tăng cơ học, nguyên nhân là do sự di chuyển của dân cư ở các vùng khác đến các khu đô thị mới của quận. Điều đó làm cho mật độ dân số bình quân tăng nhanh. Khi mật độ dân cư càng cao thì nhu cầu tiêu dùng càng lớn, nó đòi hỏi sự phát triển của mạng lưới chợ. Như vậy, dân số đóng vai trò rất trong việc phát triển mạng lưới chợ trên địa bàn quận Cầu Giấy, nó vừa có ảnh hưởng tiêu cực, vừa có ảnh hưởng tích cực.

Sự gia tăng dân số, mật độ dân số đã góp phần thúc đẩy tiêu thụ hàng hoá, phát triển sản xuất, tạo công ăn việc làm cho người lao động. Tổng mức hàng hoá bán lẻ trong những năm qua đạt mức tăng trưởng khá và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu tổng mức hàng hoá bán ra đã cho thấy dân số đóng một vai trò nhất định.

Bảng 2: Biến động doanh thu bán lẻ của quận Cầu Giấy (giai đoạn 2000-2005)

Chỉ tiêu Năm Tổng doanh thu bán lẻ (triệu đồng) Mức tăng (triệu đồng) Tỉ lệ tăng (%) 2000 1.651.995 - - 2001 2.432.874 780.879 47,27 2002 3.357.435 924.561 38,00 2003 4.728.198 1.370.763 40,83 2004 5.724.486 996.288 21,07 2005 6.812.982 1.088.496 19,01

Nguồn: Phòng Thống kê quận Cầu Giấy

Tuy nhiên, việc gia tăng dân số, nhất là dân nhập cư đã ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển và hoạt động của chợ trên địa bàn quận Cầu Giấy. Số lượng chợ phát triển không tương xứng với việc gia tăng dân số, nhất là các khu dân cư mới hình thành, khu đô thị mới… đã dẫn đến việc hình thành các chợ tự phát. Mặt khác, một bộ phận dân cư chủ yếu là dân nhập cư không có công ăn việc làm thường tụ tập vào các chợ, các khu vực đông dân cư để buôn bán kiếm sống qua ngày dẫn đến hình thành các chợ tự phát ở nhiều khu vực, kể cả những khu vực ở xung quanh chợ chính thức. Các chính quyền địa phương cần kiên quyết giải quyết các chợ tự phát, lấn chiếm lòng lề đường, thực hiện nếp sống văn minh, trật tự đô thị và an toàn giao thông.

2.2. Mức sống dân cư

Nhìn chung, đời sống của người dân trên địa bàn quận ngày càng được cải thiện, thu nhập bình quân tăng lên rất nhanh, thể hiện ở bảng sau:

Bảng 3: Biến động thu nhập bình quân một người

Đơn vị: nghìn đồng

Năm 1998 2000 2002 2004

Thu nhập bình

quân/người/tháng 469 601 774 994

Nguồn: Phòng Kinh tế - Kế hoạch quận Cầu Giấy

Về cơ cấu chi tiêu, một người một tháng chi cho ăn uống cao nhất khoảng 45-48% tổng chi, kế đến là chi cho nhà ở, điện nước, thiết bị, đồ dùng khoảng 30-33%, chi cho học hành, y tế, vui chơi giải trí từ 22-24%.

Mức sống của người dân trong quận trong những năm qua đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh khu vực thương mại - dịch vụ nói cung và chợ

nói riêng. Mức sống dân cư mặc dù tăng lên rất nhanh nhưng nhìn chung vẫn còn thấp, nhất là khu vực nông thôn, công nhân làm việc ở các khu công nghiệp, khu chế xuất… chi tiêu chủ yếu là cho hoạt động ăn uống hàng ngày với chất lượng hàng hoá ở mức trung bình. Các kết quả khảo sát về nhu cầu mua sắm trong thời gian qua cho thấy, hàng lương thực, thực phẩm vẫn còn chiếm tỷ trọng lớn. Điều này cho thấy chợ vẫn đóng vai trò quan trọng đối với đời sống của người dân trong quận.

Tuy nhiên, trong những năm qua cũng đã diễn ra sự phân hoá về mức sống dân cư trên địa bàn. Một bộ phận dân cư có mức sống cao đã được hình thành và quy mô ngày càng lớn, tầng lớp này có những nhu cầu về những loại hàng hoá chất lượng cao từ hàng tiêu dùng đến hàng lương thực, thực phẩm, các loại thực phẩm an toàn… Thói quen mua sắm ở các siêu thị, trung tâm thương mại đã xuất hiện ở tầng lớp dân cư có mức thu nhập từ trung bình trở lên. Một xu hướng mua sắm mới đã hình thành và từng bước phát triển trên địa bàn quận. Đó là mua sắm ở các siêu thị, trung tâm thương mại của bộ phận dân cư có thu nhập cao, lan toả đến bộ phận dân cư có thu nhập khá và trung bình.

3. Về kinh tế

Mặc dù quận mới được thành lập, có xuất phát điểm thấp so với các quận khác trong Thành phố nhưng trong những năm qua quận đã đạt được tăng trưởng khá về kinh tế, thể hiện ở bảng số liệu sau:

Bảng 4: Biến động GDP của quận Cầu Giấy giai đoạn 2000-2005

Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm Tổng Trong đó Khu vực I Nông nghiêp Khu vực II Công nghiệp - Xây dựng Khu vực III Thương mại - Dịch vụ 2000 1.010.851 13.377 755.268 242.206 2001 1.564.642 8.661 1.262.313 293.668 2002 1.923.656 8.633 1.545.425 369.598 2003 2.589.960 6.858 1.858.961 724.141

2004 2.900.199 1.741 2.037.355 861.023

2005 3.347.601 1.020 2.325.688 1.021.893

Nguồn: Phòng Kinh tế - Kế hoạch quận Cầu Giấy Chú thích: GDP tính theo giá hiện hành

Ta thấy giá trị GDP của Quận tăng lên rất nhanh, chỉ trong vòng 5 năm (từ năm 2000 đến năm 2005) đã tăng lên gấp 3 lần, trong đó GDP của khu vực Nông nghiệp giảm nhanh chóng và đến nay thì chiếm tỷ trọng rất nhỏ, còn khu vực Công nghiệp - Xây dựng tăng gấp khoảng 3 lần, đáng kể nhất là khu vực Thương mại - Dịch vụ tăng gấp khoảng 4 lần.

Sự tăng trưởng kinh tế dẫn đến việc gia tăng khối lượng hàng hoá sản xuất ra, từ đó gia tăng tổng mực hàng hoá bán ra trên thị trường; hàng hoá ngày càng phong phú, đa dạng về chủng loại, lượng hàng hoá về các chợ cũng nhiều hơn, người tiêu dùng có nhiều cơ hội để lựa chọn.

Như vậy, tình hình phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian qua có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và phát triển mạng lưới chợ trên địa bàn quận.

Một phần của tài liệu Phương hướng và biện pháp chuyển đổi mô hình tổ chức quản lý chợ trên địa bàn quận Cầu Giấy - Hà Nội trong giai đoạn hiện nay.docx (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(79 trang)
w