1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

NHỮNG BIỆN PHÁP, PHƯƠNG HƯỚNG NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG tác kế TOÁN CHI PHÍ sản XUẤT và TÍNH GIÁ THÀNH sản PHẨM tại CÔNG TY cổ PHẦN nước mắm THANH HƯƠNG

77 1,1K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 77
Dung lượng 439,97 KB

Nội dung

Phân loại chi phí sản xuất theo mục đích, công dụng kinh tế theo khoản mục Theo cách phân loại này chi phí sản xuất được chia thành ba khoản mục chi phí: - Chi phí nguyên vật liệu trực

Trang 1

em thực hiện và hoàn thành bài báo cáo này.

Và trong quá trình thực tập, đặc biệt mang đến thành công là sự đóng góp lớn lao của giáo viên hương dẫn Đó là sự hướng dẫn tận tình của cô Lê Thị Hồng Hà đã giúp nhóm em hoàn thành bải báo cáo thực tập này Tuy nhiên bản báo cáo của nhóm em vẫn còn những sai sót và không thiếu những khiếm khuyết kính mong sự giúp đỡ và góp ý của thầy cô để bài báo cáo được hoàn thiện hơn

Em xin trân thành cảm ơn!

Trang 3

Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam đang phát triển không ngừng, từngbước hội nhập vào nền kinh tế khu vực và nền kinh tế thế giới Dưới sự quản lý của Nhànước, các doanh nghiệp có nhiều cơ hội mới nhưng đồng thời cũng đặt ra những tháchthức lớn đối với doanh nghiệp Để có thể tồn tại và phát triển, có một chỗ đứng vữngchắc trên thị trường thì một yêu cầu quan trọng đặt ra với các nhà quản trị doanh nghiệp

là phải tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả tốt nhất

Để đạt được những mục tiêu trên, doanh nghiệp phải tìm mọi cách để đạt tới đỉnh caocủa tiết kiệm nhưng đồng thời vẫn giữ vững và nâng cao chất lượng sản phẩm phù hợpvới nhu cầu của người tiêu dùng Doanh nghiệp phải lựa chọn phương án có chi phí thấpnhưng đem lại hiệu quả cao nhất Để làm được điều đó, doanh nghiệp phải tổ chức côngtác hạch toán chi phí sản xuất một cách hợp lý, đúng đắn và khoa học để cung cấp nhữngthông tin hữu ích, cần thiết và kịp thời cho nhà quản trị doanh nghiệp

Là sinh viên Đại học Công nghiệp Hồ Chí Minh, sau thời gian thực tập, được đi sâutìm hiểu bộ máy kế toán, công tác kế toán của công ty cổ phần nước mắm Thanh Hương

em đã nhận thức được tầm quan trọng của kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành tại

công ty Chính vì vậy, em đã lựa chọn đề tài “ Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản

xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần nước mắm Thanh Hương” làm

chuyên đề cuối khóa

1.2 Mục đích nghiên cứu

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sảnphẩm tại các công ty

- Đánh giá thực trạng công tác chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty

cổ phần nước mắm Thanh Hương

Trang 4

- Đề xuất các giải pháp nhằm hạch toán công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giáthành sản phẩm tại doanh nghiệp hiệu quả hơn trong thời gian tới.

1.3 Đối tượng nghiên cứu

Công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành tại công ty cổ phần nước mắm Thanh Hương

1.4 Phạm vi nghiên cứu

Không gian: Công tác kế toán chi phí và tính giá thành của công ty cổ phần nước mắm Thanh Hương

Thời gian: Từ ngày 01/01/2012 đến ngày 31/12/2012

1.5 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

- Phương pháp thống kê kinh tế

- Các phương pháp sử dụng trong kế toán

1.6 Kết cấu đề tài

Nội dung của chuyên đề gồm có 4 chương:

Chương 1: Tổng quan về nghiên cứu đề tài

Chương 2: Cơ sở lý luận chung về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành

Chương 3: Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tạicông ty cổphần nước mắm Thanh Hương

Chương 4: Các kết luận và đề xuất hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tínhgiá thành sản phẩm tại công ty cổ phần nước mắm Thanh Hương

Trang 5

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ

TÍNH GIÁ THÀNH 2.1 Khái niệm, bản chất chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm

Trong một doanh nghiệp, để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh phải có đủ bayếu tố cơ bản là: Tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động Quá trình sảnxuất kinh doanh là quá trình tiêu hao các yếu tố đó để tạo ra các loại sản phẩm lao vụ vàdịch vụ Sự tiêu hao các yếu tố này trong quá trình sản xuất kinh doanh tạo ra các chi phítương ứng

Chi phí sản xuất kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về laođộng sống, lao động vật hóa và các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp đã chi ratrong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh trong một kỳ nhất định

Như vậy bản chất của chi phí sản xuất là:

+ Những phí tổn (hao phí) về các yếu tố đầu vào trong quá trình sản xuất gắn liền vớimục đích kinh doanh

+ Lượng chi phí phụ thuộc vào khối lượng các yếu tố sản xuất đã tiêu hao trong kỳ vàgiá cả của một đơn vị yếu tố sản xuất đã hao phí

+ Chi phí sản xuất được đo lường bằng thước đo tiền tệ và được xác định trongmột khoảng thời gian xác định

Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ những hao phí về lao động sống,lao động vật hóa và các chi phí khác được tính trên một khối lượng sản phẩm lao vụ, dịch

vụ hoàn thành nhất định

Như vậy bản chất của giá thành sản phẩm là giá trị của các yếu tố chi phí được chuyểndịch vào những sản phẩm đã hoàn thành

* Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm

Xét về mặt bản chất, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là biểu hiện hai mặt củaquá trình sản xuất kinh doanh, đều là biểu hiện bằng tiền của những hao phí về lao độngsống và lao động vật hóa mà doanh nghiệp đã chi ra

Trang 6

Tuy nhiên, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm khác nhau về mặt phạm vi và vềmặt lượng.

+ Về mặt phạm vi: Nói đến chi phí sản xuất là xét các hao phí trong một thời kỳ nhấtđịnh, không phân biệt cho loại sản phẩm nào, đã hoàn thành hay chưa, còn nói đến giáthành sản phẩm là xác đinh một lượng chi phí sản xuất nhất định, tính cho một đại lượngkết quả hoàn thành nhất định

+ Về mặt lượng: Giá thành sản phẩm hoàn thành trong kỳ bao gồm chi phí sản xuất của

kỳ trước chuyển sang và một phần của chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ:

Giá thành sản phẩm mang tính chủ quan, việc giới hạn chi phí tính vào giá thành sảnphẩm gồm những chi phí nào còn tùy thuộc vào quan điểm tính toán xác định chi phí,doanh thu và kết quả, cũng như quy định của chế độ quản lý kinh tế - tài chính, chế độ kếtoán hiện hành

2.2 Phân loại chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm

2.2.1 Phân loại chi phí sản xuất

2.2.1.1 Phân loại chi phí sản xuất theo mục đích, công dụng kinh tế (theo khoản mục)

Theo cách phân loại này chi phí sản xuất được chia thành ba khoản mục chi phí:

- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Bao gồm toàn bộ chi phí về các loại nguyên vậtliệu chính, nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu… sử dụng trực tiếp cho quá trình sản xuất chếtạo sản phẩm, lao vụ dịch vụ

- Chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm tiền lương và các khoản phải trả, các khoảntrích theo tiền lương (BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ) của công nhân trực tiếp sản xuất

- Chi phí sản xuất chung: Là các khoản chi phí sản xuất liên quan đến việc phục vụ

và quản lý sản xuất trong phạm vi các phân xưởng, đội sản xuất Chi phí sản xuất chungbao gồm: Chi phí nhân viên phân xưởng, Chi phí vật liệu, Chi phí dụng cụ, Chi phí khấuhao TSCĐ, Chi phí dịch vụ mua ngoài, Chi phí khác bằng tiền

Trang 7

2.2.1.2 Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung, tính chất kinh tế (theo yếu tố chi phí)

Theo chế độ kế toán hiện hành tại Việt Nam khi quản lý và hạch toán chi phí sản xuấtcác doanh nghiệp phải theo dõi được chi phí theo năm yếu tố sau:

Chi phí nguyên liệu và vật liệu: Yếu tố chi phí nguyên vật liệu bao gồm giá mua, chi phímua của nguyên vật liệu dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ

Chi phí nhân công: Yếu tố chi phí nhân công là các khoản chi phí về tiền lương phảitrả cho người lao động, các khoản trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ theo tiền lươngcủa người lao động

Chi phí khấu hao máy móc thiết bị: Yếu tố chi phí này bao gồm khấu hao của tất cảTSCĐ dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp

Chi phí dịch vụ mua ngoài: Là số tiền phải trả cho các dịch vụ mua ngoài phục vụ chocác hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

- Chi phí khác bằng tiền: Là các khoản chi phí bằng tiền phát sinh trong quá trình sảnxuất kinh doanh ngoài các yếu tố chi phí nói trên

2.2.1.3 Phân loại chi phí sản xuất theo khả năng quy nạp chi phí vào các đối tượng tập hợp chi phí

Theo cách phân loại này, chi phí sản xuất được chia thành:

- Chi phí trực tiếp: Là những chi phí có liên quan trực tiếp đến một đối tượng tậphợp chi phí

- Chi phí gián tiếp: Là những chi phí có liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chiphí, vì vậy phải tiến hành phân bổ các chi phí cho các đối tượng bằng phương pháp giántiếp thông qua các tiêu chuẩn phân bổ hợp lý

2.2.1.4 Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ với quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm

Theo cách phân loại này, chi phí sản xuất được chia thành:

- Chi phí cơ bản: Là những chi phí có liên quan trực tiếp với quy trình công nghệsản xuất chế tạo sản phẩm như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trựctiếp, chi phí khấu hao TSCĐ dùng trực tiếp vào sản xuất sản phẩm…

Trang 8

- Chi phí chung: Là các chi phí liên quan đến phục vụ và quản lý sản xuất có tínhchất chung như chi phí quản lý ở các phân xưởng sản xuất, chi phí quản lý doanh nghiệp.

2.2.1.5 Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ giữa chi phí với khối lượng hoạt động

Toàn bộ chi phí sản xuất được chia thành:

- Chi phí biến đổi (biến phí): Là những chi phí thay đổi về tổng số khi có sự thayđổi mức độ hoạt động của doanh nghiệp

- Chi phí cố định (định phí): Là những chi phí mà về tổng số không thay đổi khi có

sự thay đổi về mức độ hoạt động của doanh nghiệp

- Chi phí hỗn hợp: Là loại chi phí mà bản thân nó gồm cả các yếu tố của định phí vàbiến phí

2.2.2 Phân loại giá thành sản phẩm

Để đáp ứng yêu cầu quản lý và hạch toán, giá thành sản phẩm được phân chia thànhnhiều loại khác nhau, tùy theo các phương thức sử dụng để phân loại giá thành

2.2.2.1 Phân loại giá thành sản phẩm theo cơ sở số liệu và thời điểm tính giá thành

Theo cách phân loại này giá thành sản phẩm được chia thành 3 loại:

- Giá thành kế hoạch: Là giá thành được tính toán trên cơ sở chi phí kế hoạch và sốlượng sản phẩm sản xuất kế hoạch

- Giá thành định mức: Là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở các định mức chiphí hiện hành và chỉ tính cho một đơn vị sản phẩm

- Giá thành sản phẩm thực tế: Là giá thành sản phẩm được tính toán và xác định trên

cơ sở số liệu chi phí sản xuất thực tế phát sinh và tập hợp được trong kỳ cũng như sốlượng sản phẩm thực tế đã sản xuất và tiêu thụ trong kỳ

2.2.2.2 Phân loại giá thành sản xuất theo phạm vi các chi phí cấu thành

Theo cách phân loại này giá thành sản xuất được chia thành hai loại sau:

- Giá thành sản xuất sản phẩm: Bao gồm các chi phí liên quan đến quá trình sảnxuất, chế tạo sản phẩm như: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp

và chi phí sản xuất chung tính cho sản phẩm đã sản xuất hoàn thành

Trang 9

- Giá thành toàn bộ sản phẩm tiêu thụ: Bao gồm giá thành sản xuất tính cho số sảnphẩm tiêu thụ cộng với chi phí bán hàng , chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh trong

- Giá thành sản xuất theo biến phí: Là loại giá thành mà trong đó chỉ bao gồm biếnphí thuộc chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuấtchung (biến phí sản xuất) tính cho sản phẩm hoàn thành

- Giá thành sản xuất có phân bổ hợp lý định phí sản xuất: Là loại giá thành trong

đó bao gồm toàn bộ biến phí sản xuất tính cho sản phẩm sản xuất hoàn thành và một phầnđịnh phí sản xuất được phân bổ trên cơ sở mức hoạt động thực tế so với mức hoạt độngtheo công suất thiết kế (mức hoạt động chuẩn)

- Giá thành toàn bộ theo biến phí: Là loại giá thành sản phẩm trong đó bao gồmtoàn bộ biến phí (biến phí sản xuất, biến phí bán hàng, biến phí quản lý doanh nghiệp)tính cho sản phẩm tiêu thụ

- Giá thành toàn bộ của sản phẩm tiêu thụ: Bao gồm giá thành sản xuất và chi phíngoài giá thành sản xuất tính cho sản phẩm tiêu thụ

2.3 Tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh

nghiệp sản xuất

2.3.1 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành trong doanh nghiệp sản xuất

2.3.1.1 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất

Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là phạm vi và giới hạn để tập hợp chi phísản xuất theo các phạm vi và giới hạn đó Thực chất của việc xác định đối tượng kế toánchi phí sản xuất là xác định nơi gây ra chi phí (phân xưởng, bộ phận sản xuất, giai đoạncông nghệ, …) hoặc đối tượng chịu chi phí (sản phẩm, đơn đặt hàng…)

Khi xác định đối tượng kế toán chi phí sản xuất phải căn cứ vào:

Trang 10

- Mục đích sử dụng của chi phí

- Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, quản lý sản xuất kinh doanh, quy trìnhcông nghệ sản xuất, loại hình sản xuất sản phẩm

- Khả năng, trình độ và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp

Đối tượng kế toán chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp có thể là: Từng sản phẩm,chi tiết sản phẩm, nhóm sản phẩm, đơn đặt hàng; Từng phân xưởng, giai đoạn công nghệsản xuất; Toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất, toàn doanh nghiệp

2.3.1.2 Đối tượng tính giá thành

Đối tượng tính giá thành là các loại sản phẩm, công viêc, lao vụ mà doanh nghiệp đãsản xuất hoàn thành đòi hỏi phải tính tổng giá thành và giá thành đơn vị

Khi xác định đối tượng tính giá thành phải căn cứ vào các đặc điểm sau:

- Đặc điểm tổ chức sản xuất (loại hình sản xuất): Sản xuất hàng loạt hay đơn chiếc

- Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất: Quy trình công nghệ sản xuất đơn giảnhay phức tạp

- Đặc điểm sử dụng của sản phẩm, nửa thành phẩm

- Yêu cầu quản lý, khả năng và trình độ hạch toán

Đối tượng tính giá thành có thể là từng sản phẩm, từng loại sản phẩm, công việc, đơnđặt hàng hoàn thành, cũng có thể vừa là thành phẩm vừa là bán thành phẩm, có thể làtừng hạng mục công trình…

2.3.1.3 Mối quan hệ giữa đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành

Qua đây ta thấy, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành giốngnhau ở bản chất, đều là những phạm vi, giới hạn nhất định để tập hợp chi phí sản xuấttheo đó và cùng phục vụ cho công tác quản lý, phân tích và kiểm tra chi phí, giá thànhsản phẩm Tuy vậy giữa 2 khái niệm này vẫn có sự khác nhau nhất định

Xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là xác định phạm vi, giới hạn tập hợp chi phísản xuất phát sinh trong kỳ

Xác định đối tượng tính giá thành là xác định phạm vi, giới hạn của chi phí liên quan đếnkết quả sản xuất đã hoàn thành của quy trình sản xuất

Trang 11

Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành có mối liên hệmật thiết với nhau, trên thực tế có trường hợp:

- Một đối tượng tập hợp chi phí sản xuất tương ứng phù hợp với một đối tượng tính giáthành

- Một đối tượng tập hợp chi phí sản xuất tương ứng phù hợp với nhiều đối tượng tínhgiá thành

- Nhiều đối tượng tập hợp chi phí sản xuất nhưng chỉ có một đối tượng tính giá thành

- Nhiều đối tượng tập hợp chi phí sản xuất tương ứng với nhiều đối tượng tính giá thành

2.3.2 Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất

Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất là cách thức mà kế toán sử dụng để tập hợp, phânloại, các khoản chi phí sản xuất phát sinh trong một kỳ theo các đối tượng tập hợp chi phí

đã xác định

Thông thường có hai phương pháp tập hợp chi phí như sau:

Phương pháp tập hợp chi phí trực tiếp:

Phương pháp này áp dụng trong trường hợp chi phí sản xuất phát sinh có liên quan trựctiếp đến từng đối tượng kế toán tập hợp chi phí đã xác định

- Phương pháp phân bổ gián tiếp:

Phương pháp này áp dụng trong trường hợp chi phí sản xuất phát sinh liên quan đếnnhiều đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, không tổ chức ghi chép ban đầu chi phí sản xuấtphát sinh riêng cho từng đối tượng được

Theo phương pháp này, phải tập hợp chi phí sản xuất phát sinh chung cho nhiều đốitượng theo từng nơi phát sinh chi phí Sau đó lựa chon tiêu chuẩn phân bổ thích hợp đểphân bổ khoản chi phí này cho từng đối tượng chịu chi phí Việc phân bổ được tiến hànhtheo trình tự:

+ Xác định hệ số phân bổ theo công thức:

Hệ số phân bổ = Tổng chi phí cần phân bổ

Tổng đại lượng tiêu chuẩn phân bổ + Xác định chi phí cần phân bổ cho từng đối tượng tập hợp cụ thể:

Trang 12

Chi phí phân bổ cho

Đại lượng tiêu chuẩn phân

bổ của đối tượng i X Hệ số phân bổ

2.3.3 Phương pháp kế toán chi phí sản xuất

2.3.3.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm các khoản chi phí về nguyên vật liệu chính,vật liệu phụ, nửa thành phẩm mua ngoài,… sử dụng trực tiếp cho việc sản xuất, chế tạosản phẩm hoặc trực tiếp thực hiện các lao vụ, dịch vụ

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thực tế phát sinh trong kỳ được xác định theo côngthức:

Chi phí NVLTT

thực tế phát sinh

trong kỳ =

Trị giá NVLTT còn lại đầu kỳ

+

Trị giáNVLTTxuất dùngtrong kỳ

- NVLTT cònTrị giálại cuối kỳ -

Trị giá phếliệu thu hồi(nếu có)Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chủ yếu là chi phí trực tiếp nên thường được tập hợptrực tiếp cho từng đối tượng Trong trường hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp liên quanđến nhiều đối tượng tập hợp chi phí mà không thể tập hợp trực tiếp được thì sử dụngphương pháp tập hợp và phân bổ gián tiếp Tiêu chuẩn phân bổ được sử dụng có thể là:Chi phí định mức, chi phí kế hoạch, khối lượng sản phẩm sản xuất…

Chứng từ kế toán sử dụng chủ yếu trong kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là:Hóa đơn mua hàng, phiếu nhập kho, phiếu đề nghị xuất vật tư, phiếu xuất kho, chứng từghi sổ,…

Để kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, theo quyết định 48 áp dụng đối với doanhnghiệp nhỏ và vừa, kế toán sử dụng TK 1541- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

- Kết cấu và nội dung TK 1541 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:

Trang 13

Trị giá thực tế nguyên vật liệu xuất dùng -Kết chuyển trị giá nguyên liệu , vật liệu thực trực tiếp cho hoạt động sản xuất sản phẩm tế sử dụng cho sản xuất, kinh doanh trong hoặc thực hiện dịch vụ trong kỳ hoạch kỳ TK 631 “Giá thành sản xuất”;

và chi tiết cho các đối tượng để tính giá

thành sản phẩm, dịch vụ;

- Kết chuyển chi phí nguyên liệu, vật liệu

trực tiếp vượt trên mức bình thường vào TK 632;

- Trị giá nguyên liệu, vật liệu trực tiếp sử dụng không hết được nhập lại kho;

-Kết chuyển CP NVLTT vào giá thành thành

phẩm nhập kho hoặc bán ngay không qua kho

Trang 15

Tài khoản 1541 không có số dư cuối kỳ.

Sơ đồ 1.1: Sơ đồ các nghiệp vụ kế toán chủ yếu về chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Chú giải sơ đồ:

(1): Xuất kho nguyên vật liệu dùng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm

(2): Mua ngoài vật tư xuất thẳng cho sản xuất sản phẩm

(3a): Cuối kỳ, vật tư dùng không hết nhập lại kho

(3b): Cuối kỳ, vật tư dùng không hết để lại nơi sản xuất và ghi âm (kỳ sau, ghi nhưnghiệp vụ 1)

(4): Phế liệu thu hồi do sử dụng vật tư

(5): Cuối kỳ, kết chuyển chi phí NVLTT đối với kiểm kê định kỳ

(6): Phần chi phí NVLTT vượt trên mức bình thường

(7): Kết chuyển CP NVLTT vào giá thành thành phẩm nhập kho hoặc bán ngay khôngqua kho

Trang 16

2.3.3.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp

Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản tiền phải trả cho công nhân trực tiếp sảnxuất sản phẩm hoặc trực tiếp thực hiện các lao vụ, dịch vụ gồm: Tiền lương chính, tiềnlương phụ, các khoản phụ cấp, tiền trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ theo số tiềnlương của công nhân sản xuất

Chi phí nhân công trực tiếp thường là các khoản chi phí trực tiếp nên nó được tập hợptrực tiếp vào các đối tượng tập hợp chi phí liên quan Trong trường hợp không tập hợptrực tiếp được thì chi phí nhân công trực tiếp được tập hợp chung sau đó kế toán sẽ phân

bổ cho từng đối tượng theo một tiêu chuẩn phân bổ hợp lý Các tiêu chuẩn phân bổthường được sử dụng là: Chi phí tiền lương định mức, giờ công định mức, khối lượng sảnphẩm sản xuất ra,…

Chứng từ kế toán thường sử dụng trong kế toán chi phí nhân công trực tiếp là: Bảngphân bổ tiền lương, bảng thanh toán tiền lương, bảng tổng hợp thanh toán tiền lương,…

Để kế toán chi phí nhân công trực tiếp, kế toán sử dụng TK 1542 – chi phí nhân công

trực tiếp

- Kết cấu và nội dung TK 1542 – Chi phí nhân công trực tiếp

Chi phí nhân công trực tiếp tham gia quá trình - Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp sản xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ bao gồm: vào bên Nợ TK 631 “Giá thành sản xuất”;Trích trên tiền lương theo quy định phát sinh - Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp trong kỳ vượt trên mức bình thường vào TK 632

- Kết chuyển CP NCTT vào giá thành thành phẩm nhập kho hoặc bán ngay

không qua kho

Nợ

Trang 17

Sơ đồ 1.2: Sơ đồ kế toán chi phí nhân công trực tiếp

Chú giải sơ đồ:

(1): Tiền lương, tiền công, phụ cấp, tiền ăn ca phải trả công nhân trực tiếp sản xuất

(2): Trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất

(3): Các khoản trích về BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ

(4): Cuối kỳ, phân bổ và kết chuyển chi phí NCTT theo kiểm kê định kỳ

(5): Phần chi phí nhân công trực tiếp vượt trên mức bình thường

(6): Kết chuyển CP NCTT vào giá thành thành phẩm nhập kho hoặc bán ngay không quakho

Trang 18

2.3.3.3 Kế toán chi phí sản xuất chung

Chi phí sản xuất chung là những khoản chi phí cần thiết khác phục vụ cho quá trình sảnxuất sản phẩm phát sinh ở các phân xưởng, bộ phận sản xuất

Chi phí sản xuất chung được tổ chức tập hợp theo từng phân xưởng, đội sản xuất,quản lý chi tiết theo từng yếu tố chi phí, mặt khác chi phí sản xuất chung còn phải đượctổng hợp theo chi phí cố định và chi phí biến đổi

- Chi phí sản xuất chung cố định được phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sảnphẩm được dựa trên công suất bình thường của máy móc sản xuất

Nếu mức sản phẩm thực tế sản xuất cao hơn công xuất bình thường thì chi phí sản xuấtchung cố định được phân bổ theo chi phí thực tế phát sinh

Nếu mức sản phẩm thực tế sản xuất thấp hơn công suất bình thường thì chi phí sản xuấtchung cố định chỉ được phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo mứccông suất bình thường

Chi phí sản xuất chung biến đổi được phân bổ hết vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vịsản phẩm theo chi phí thực tế phát sinh

Để tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung, kế toán sử dụng TK 1543 - Chi phísản xuất chung

- Kết cấu và nội dung TK 1543 – Chi phí sản xuất chung:

Trang 19

Các chi phí sản xuất chung phát sinh - Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung; trong kỳ - Chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ được ghi nhận vào giá vốn hàng bán trong kỳ

do mức sản phẩm thực tế sản xuất ra thấp hơn công suất bình thường;

- Kết chuyển chi phí sản xuất chung vào bên

Nợ Tài khoản 631 “Giá thành sản xuất”;

- Kết chuyển CP sản xuất chung vào giá thành thành phẩm nhập kho hoặc bán ngay không qua kho

Tài khoản 1543 không có số dư cuối kỳ.

Nợ

Trang 21

(4): Chi phí khấu hao TSCĐ

(5): Chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền

(6): Chi phí sản xuất chung phân bổ vào chi phí chế biến trong kỳ

(7): Chi phí sản xuất chung dưới mức công suất không được tính vào giá thành sản phẩm

mà tính vào giá vốn hàng bán

(8): Kết chuyển CP sản xuất chung vào giá thành thành phẩm nhập kho hoặc bán ngaykhông qua kho

2.3.3.4 Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp

Cuối kỳ kế toán, chi phí sản xuất sau khi tập hợp riêng từng khoản mục chi phínguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung, kế toán sẽtiến hành kết chuyển các loại chi phí này để tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp Tùy thuộc vào việc doanh nghiệp áp dụng phương pháp kế toán hàng tồn kho theophương pháp kê khai thường xuyên hay phương pháp kiểm kê định kỳ mà tài khoản kếtoán sử dụng có sự khác nhau: TK 154 hoặc TK 631

Trang 24

Sơ đồ 1.5: Sơ đồ kế toán tổng hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp theo PP KKĐK 2.3.4 Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ

Sản phẩm dở dang là sản phẩm, công việc còn đang trong quá trình sản xuất, giacông, chế biến trên các giai đoạn của quy trình công nghệ, hoặc đã hoàn thành một vàiquy trình chế biến nhưng vẫn còn phải gia công chế biến mới trở thành sản phẩm hoànthành

Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ là tính toán, xác định phần chi phí sản xuất mà sảnphẩm dở dang cuối kỳ phải chịu

2.3.4.1.Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí nguyên vật liệu chính (hoặc chi phí nguyên vật liệu trực tiếp)

Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí NVL chính hoặc NVL trực tiếp, thực tế phátsinh sử dụng phù hợp với những doanh nghiệp mà chi phí NVL chính hoặc NVL trực tiếpchiếm tỷ trọng lớn trong Zsp, thông thường là >70%

Sản phẩm dở dang chỉ tính phần chi phí NVL chính hoặc NVL trực tiếp, các chi phíkhác được tính hết cho sảm phẩm hoàn thành NVL chính được xuất dùng toàn bộ ngay

từ đầu quá trình sản xuất và mức tiêu hao về NVL chính tính cho sản phẩm hoàn thành vàsản phẩm dở dang là như nhau

Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ được xác định theo công thức:

Qht + Qdck

Trong đó:

Dđk, Dck: Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ, cuối kỳ

Cv: Chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp hoặc chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phátsinh trong kỳ

Qht: Khối lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ

Qdck: Khối lượng sản phẩm dở cuối kỳ

Trang 25

2.3.4.2 Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương

Theo phương pháp này chi phí sản xuất tính cho sản phẩm dở dang cuối kỳ được tínhđầy đủ các khoản mục chi phí Khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ được quy đổi thànhkhối lượng hoàn thành tương đương theo mức độ chế biến hoàn thành của sản phẩm dởdang

Trường hợp 1: Trong chi phí sản xuất dở dang bao gồm đầy đủ các khoản mục chiphí, từng khoản mục được xác định trên cơ sở quy đổi, sản phẩm dở dang thành sản phẩmhoàn thành theo mức độ hoàn thành thực tế

Khối lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ (Qht)

Khối lượng tương đương của sản phẩm dở dang cuối kỳ (Qdck x mc)

(mc: Tỷ lệ hoàn thành của sản phẩm dở dang cuối kỳ)

Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ được xác định theo công thức:

Dck = Dđk + Cv x (Qdck x mc)

Qht + Qdck x mc

Trường hợp 2: Trong chi phí sản xuất dở dang chỉ có nguyên vật liệu trực tiếp/chính

là đầy đủ, do nguyên vât liệu trực tiếp/chính được đưa vào sử dụng ngay trong giai đoạnđầu của quá trình sản xuất và được xác định có mức tiêu hao cho đơn vị sản phẩm dởdang và sản phẩm hoàn thành là như nhau, thì được tính theo phương pháp tính dở dangtheo NVL trực tiếp/chính Các khoản mục chi phí khác ( chi phí vật liệu phụ, chi phí nhâncông trực tiếp, chi phí sản xuất chung, ) được xác định trên cơ sở quy đổi sản phẩm dởdang thành sản phẩm hoàn thành tương đương

Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ, đối với:

Qht + Qdck

Qht + Qdck x mc

Trang 26

Dck = Dcknvl + Dcknvl + Dcksxc

Trong đó:

Dcknvl : Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ đối với chi phí NVL trực tiếp/chính

Dcknctt : Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ đối với chi phí nhân công trực tiếp

Dcksxc : Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ đối với chi phí sản xuất chung

2.3.4.3 Phương pháp đánh giá chi phí sản xuất dở dang theo phương pháp 50% chi phí chế biến

Phương pháp này tương tự phương pháp ước lượng sản phẩm hoàn thành tươngđương, nhưng để đơn giản người ta không tính ước lượng sản phẩm hoàn thành tươngđương với chi phí nguyên liệu trực tiếp/chính, mà chỉ ước lượng sản phẩm hoàn thànhtương đương đối với chi phí chế biến ( chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuấtchung) theo tỷ lệ 50%

Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ, đối với:

Qht + Qdck

Dckcb = (Dđknctt + Dđknctt) + (Cv2 + Cv3) x (Qdck x 50%)

Qht + (Qdck x 50%)

Trang 27

sau đó tổng hợp lại để xác định chi phí sản xuất tính cho sản phẩm dở dang cuối kỳ của

cả quy trình công nghệ

Dckn = Qdcki x mc x Đmi

2.3.5 Các phương pháp tính giá thành sản phẩm

2.3.5.1 Phương pháp tính giá thành theo công việc (đơn đặt hàng)

Theo phương pháp này, mỗi đơn đặt hàng khi mới đưa vào sản xuất, kế toán phải mởmột bảng tính giá thành, cuối mỗi tháng căn cứ vào các chi phí sản xuất đã tập hợp ởtừng phân xường, từng đơn đặt hàng trong sổ kế toán để chuyển sang các bảng tính giáthành Khi đơn đặt hàng hoàn thành kế toán, tổng hợp chi phí và tính giá thành theo đơnđặt hàng Chi phí sản xuất gắn với những đơn đặt hàng chưa hoàn thành đều là chi phísản xuất dở dang

2.3.5.2 Phương pháp tính giá thành theo quy trình sản xuất

a) Tính giá thành đối với những doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất giản đơn

* Phương pháp tính giá thành giản đơn

Công thức tính giá thành giản đơn:

+ Tổng giá thành (Z): Z = Dđk + C - Dck

+ giá thành đơn vị (z):

Qht

Qht: Khối lượng sản phẩm hoàn thành

* Phương pháp tính giá thành theo hệ số

Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất, đốitượng tính giá thành là từng loại sản phẩm do quy trình đó sản xuất hoàn thành

Trình tự tính giá thành được thực hiện như sau:

Giả sử một quy trình sản xuất liên sản phẩm A,B,C, sản lượng sản phẩm hoàn thànhtương ứng là QA, QB, Qc và hệ số giá thành tương ứng: HA, HB, Hc

Bước1: Quy đổi tổng sản phẩm hoàn thành ra tổng sản phẩm chuẩn

QH = QAHA + QBHB+QCHC

Trang 28

Bước 2: Tính tổng giá thành sản xuất liên sản phẩm hoàn thành.

Bước 3: Tính giá thành từng loại sản phẩm:

ZA = Dđk + Ctk - Dck x QAHA

QH

ZA = Dđk + Ctk - Dck x QAHA

QH

* Phương pháp tính giá thành theo tỷ lệ

Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là là toàn bộ quy trình công nghệ, đối tượng tínhgiá thành là từng nhóm sản phẩm hoàn thành

Giả sử quy trình sản xuất nhóm sản phẩm cùng loại: A1, A2,….An Trình tự tính giáthành được thực hiện:

+ Bước 1: Tập hợp chi phí sản xuất toàn quy trình sản xuất, tính giá thành của cả nhómsản phẩm đã hoàn thành:

TAi : Tiêu chuẩn phân bổ cho quy cách sản phẩm i

Q1Ai : Sản lượng thực tế quy cách sản phẩm i

zđi : Giá thành định mức một sản phẩm quy cách sản phẩm i

Trang 29

+ Bước 3 : Xác định tỷ lệ phân bổ giá thành (t%)

%100

%

1

×

−+

đk

T

D C

D

t

+ Bước 4 : Xác định giá thành từng quy cách trong nhóm sản phẩm

ZAi = t% x TAi

* Phương pháp tính giá thành loại trừ chi phí sản xuất phụ

Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất, đối tượngtính giá thành là sản phẩm chính

Để tính được giá thành của sản phẩm chính phải loại trừ chi phí của sản phẩm phụ:

Zc = Dđk + Ctk - Dck - Cp

b) Tính giá thành sản phẩm đối với những doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp kiểu chế biến liên tục

* Phương pháp tính giá thành phân bước có tính giá thành nửa thành phẩm

Căn cứ vào chi phí sản xuất đã tập hợp theo từng giai đoạn sản xuất, lần lượt tính tổnggiá thành và giá thành đơn vị nửa thành phẩm của giai đoạn sản xuất trước và kết chuyểnsang giai đoạn sản xuất sau một cách tuần tự để tính tiếp tổng giá thành và giá thành đơn

vị nửa thành phẩm của giai đoạn sau, cứ thế tiếp tục cho đến khi tính được tổng giá thành

và giá thành đơn vị của thành phẩm ở giai đoạn cuối cùng

Trình tự tính giá thành:

Qc

Trang 30

- Căn cứ vào chi phí sản xuất đã tập hợp được của giai đoạn 1 để tính giá thành và giáthành đơn vị của nửa thành phẩm giai đoạn 1:

ZTp = ZNTP (n-1) + Cn + Dđkn – Dckn

ztp = Ztp / Qtp

Trang 31

Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 Giai đoạn nChi phí nguyên vật liệu chính (bỏ vào 1 lần)Giá thành nửa thành phẩm GĐ 1 chuyểnGiá thành nửa thành phẩm GĐ n-1 chuyển sang sang

Các chi phí sản xuất khác của giai đoạn 2Các chi phí sản xuất khác của giai đoạn n

Giá thành nửa thành phẩm giai đoạn 2

Giá thành thành phẩm

Các chi phí sản xuất khác của giai đoạn 1

Giá thành nửa thành phẩm giai đoạn 1

Sơ đồ 1.6: Sơ đồ kết chuyển tuần tự để tính tổng giá thành

* Phương pháp tính giá thành phân bước không tính giá thành nửa thành phẩm

Căn cứ vào chi phí sản xuất tổng hợp từng giai đoạn, xác định chi phí sản xuất từng

giai đoạn nằm trong giá thành thành phẩm cuối cùng theo từng khoản mục chi phí, sau đó

tổng cộng song song từng khoản mục chi phí sản xuất của từng giai đoạn nằm trong giá

thành thành phẩm sẽ được giá thành của thành phẩm

Trình tự tính toán:

+ Bước 1: Xác định CPSX của từng giai đoạn nằm trong giá thành TP

Citp = Dđki + Ci x Qitp

Qi

Trong đó:

Citp: Chi phí giai đoạn công nghệ i tính trong giá thành thành phẩm

Trang 32

Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 Giai đoạn n CPSX của giai đoạn 1 theo khoản mục

CPSX của giai đoạn 1 trong thành phẩm

CPSX của giai đoạn 2 theo khoản mục

CPSX của giai đoạn 2 trong thành phẩm

CPSX của giai đoạn n theo khoản mục

CPSX của giai đoạn n trong thành phẩm

Giá thành và giá thành đơn vị của thành phẩm (theo khoản mục)

D đki: Chi phí dở dang đầu kỳ của giai đoạn công nghệ i

Ci: Chi phí phát sinh trong kỳ của giai đoạn công nghệ i

Qi: Khối lượng sản phẩm mà giai đoạn i đầu tư chi phí

Qitp: Khối lượng thành phẩm đã quy đổi về nửa thành phẩm giai đoạn i:

Qitp = Qtp x Hi

Sơ đồ 1.7: Sơ đồ kết chuyển song song để tính giá thành

+ Bước 2: Kết chuyển song song từng khoản mục của các giai đoạn để tổng hợp chi phí

Trang 33

2.4 Hệ thống sổ kế toán sử dụng trong kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

- Theo hình thức kế toán nhật ký chung sử dụng các sổ: Sổ nhật ký chung, các sổ nhật kýđặc biệt như sổ nhật ký bán hàng, sổ nhật ký mua hàng, sổ quỹ tiền mặt, sổ cái các tàikhoản theo hình thức nhật ký chung, …

Trang 34

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾT TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NƯỚC MẮM THANH HƯƠNG 3.1 Tổng quan về công ty cổ phần nước mắm Thanh Hương:

3.1.1 Quá trình hình thành và sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần nước mắm Thanh Hương

3.1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty

Công ty cổ phần nước mắm Thanh Hương được xây dựng và đưa vào hoạt động năm

1998 Chức năng của doanh nghiệp là chế biến, bảo quản thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản

o Tên công ty:

- Tên tiếng Việt: Công ty cổ phần nước mắm Thanh Hương

o Quyết định thành lập:Công ty cổ phần nước mắm Thanh Hương được thành lập

theo giấy phép đăng ký kinh doanh số 2800123572 do Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Thanh Hóa cấp ngày 02/10/1998

o Ngành nghề kinh doanh: Chế biến, bảo quản thủy sản và các sản phẩm từ thủy

sản

3.1.1.2 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty

BỘ MÁY TỔ CHỨC CTY CỔ PHẦN NƯỚC MẮM THANH HƯƠNG

Trang 35

GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH

TẠI HẢI CHÂU

TỔ CHẾ BIẾN THỰC PHẨMTỔ TỔNG HỢPTỔ ĐÓNG HÀNGTỔ LÁI XETỔ BẢO VỆKT CHUNGKT BÁN HÀNGTHỦ KHOTỔ HÀNH CHÍNHTHỦ QUỸ

Sơ đồ 3.1 Bộ máy quản lý của CTCP nước mắm Thanh Hương

ĐẠI HỘI CỔ ĐÔNG

BAN KIỂM SOÁTHỘI ĐỒNG QUẢN

TRỊ

PGĐ PHỤ TRÁCHCHUNG CS HẢICHÂU

PHÂN

XƯỞNG

SẢNXUẤT

Trang 36

Đại hội đồng cổ đông: là cơ quan quyền lực quyết định cao nhất Công ty hoạt động

thông qua các cuộc họp Đại hội đồng cổ đông Đại hội đồng cổ đông có quyền bầu, bổ sung, bãi miễn thành viên hội đồng quản trị và ban kiểm soát

Hội đồng quản trị: là cơ quan quản trị cao nhất ở Công ty, có trách nhiệm trước Đại hội

đồng cổ đông cùng kỳ, có toàn quyền nhân danh Công ty trừ các vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông Hội đồng quản trị có quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Tổng giám đốc và các bộ phận quản lý thuộc phạm vi quản lý của Hội đồng quản trị

Ban kiểm soát: là tổ chức thay mặt cổ đông để kiểm soát mọi hoạt động sản xuất kinh

doanh quản trị điều hành Công ty Ban kiểm soát do Đại hội đồng cổ đông bầu ra và chịu trách nhiệm trước cổ đông và pháp luật về những kết quả công việc của Ban giám đốc Công ty

Giám đốc điều hành: do Hội đồng quản trị bầu ra thông qua Đại hội đồng cổ đông Chịu

trách nhiệm điều hành quản lý mọi hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày của Công tytheo mục tiều, định hướng mà Đại hội đồng, Hội đồng quản trị đã thông qua

Phó giám đốc: do Hội đồng quản trị bầu ra, điều hành những cộng việc đã được Hội

đồng quản trị và Giám đốc giao Chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và Giám đốc điều hành về lĩnh vực được phân công

Các phòng ban: có chức năng giúp việc cho ban lãnh đạo, trực tiếp quản lý các đơn vị

trực thuộc

Các XN thành viên: đứng đầu là Giám đốc các xí nghiệp Chịu trách nhiệm tổ chức và

đôn đốc các hoạt động theo kế hoạch từ Ban giám đốc

Phòng bảo vệ: Gồm 4 người phụ trách công tác bảo vệ, đảm bảo sự an toàn cho sản xuất

và an ninh

3.1.1.3 Tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của Công ty

Công ty Cổ phần nước mắm Thanh Hương có vị trí rất quan trọng trong nền kinh

tế của tỉnh Thanh Hóa Hàng năm, Công ty cung cấp khối lượng sản phẩm hàng hoá tương đối lớn, đáp ứng nhu cầu của người dân trong tỉnh và các tỉnh lân cận Công ty luôn luôn thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ với Nhà nước, đóng góp đáng kể vào ngân sách của địa phương và nhà nước góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước

Trang 37

Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty ngày càng được cải thiện thể hiện trên bảng số liệu sau:

Đơn vị: Cty cổ phần nước mắm Thanh

Ngày 14/9/2006 của Bộ trưởng BTC)

BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

Năm: 2012

Đơn vị tính: VND

CHỈ TIÊU

Mã số

Thuyết

Năm trước

2 Các khoản giảm trừ doanh thu 02

3 Doanh thu thuần về bán hàng và cung

Trang 38

8 Chi phí quản lý kinh doanh 24 2.506.040.530 7.435.560.700

9 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh

14 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 51 538.049.807 1.866.610.988

15 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh

nghiệp

(60 = 50 – 51)

Lập, ngày 13 tháng 11 năm 2012

Biểu số 01:Kết quả hoạt động kinh doanh

Qua bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2012 ta nhận thấycác chỉ tiêu trong bảng năm nay đều thấp hơn năm trước điều đó cho thấy kết quả hoạt động sản xuấtkinh doanh của công ty ngày càng được cải thiện.Công ty muốn thực hiện những mục

tiêu phá triển của công ty thì công ty phải đưa ra các biện pháp để quản lý chặt chẽ chi

phí sản xuất tránh tình trạng giảm thiểu chi phí không cần thiết và lãng phí.3.1.1.4 Đặc

điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của Công ty cổ phần nước mắm Thanh Hương

Nước mắm Thanh Hương được sản xuất từ cá biển với quy trình công nghệ cổ

truyền “Phân giải Protit thành Axit amin bằng phương pháp chế biến lên hương tự

nhiên”

Ngày đăng: 06/12/2015, 23:58

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w