Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp có một đặcđiểm quan trọng là chúng là những chi phí gián tiếp đối với quá trình sản xuấtnhưng lại là chỉ tiêu trực tiếp để xác định thu n
Trang 1- -BÀI TIỂU LUẬN
MÔN HỌC: KIỂM TOÁN PHẦN 3
ĐỀ TÀI: KIỂM TOÁN CHI PHÍ BÁN HÀNG VÀ CHI PHÍ
QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP
Trang 2DANH SÁCH SINH VIÊN NHÓM 01
Trang 3NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
Thanh Hoá, ngày … tháng … năm 2015
Giảng viên
Trang 4MỤC LỤC
A: LỜI NÓI ĐẦU 1
B: NỘI DUNG 3
CHƯƠNG I : LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KIỂM TOÁN CHI PHÍ BÁN HÀNG VÀ CHI PHÍ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP 3
1.1 Lý luận cơ bản về kiểm toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp 3
1.1.1 Sự cần thiết kiểm toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong kiểm toán Báo cáo tài chính 3
1.1.2 Mục tiêu và căn cứ kiểm toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp 4
1.1.2.1 Mục tiêu kiểm toán đối với chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp: 4
1.1.2.2 Căn cứ kiểm toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp: 5
.1.1.3 Quy trình kiểm toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong kiểm toán báo cáo tài chính 5
1.1.3.1 Lập kế hoạch kiểm toán 5
1.1.3.2 Thực hiện kiểm toán 9
1.1.3.2.1 khảo sát về kiểm soát nội bộ đối với CPBH, CPQLDN 9
1.1.3.2.2 Thực hiện thủ tục phân tích đối với CPBH, CPQLDN 10
1.1.3.2.3 Kiểm tra chi tiết 11
1.1.4.3 Kết thúc kiểm toán 12
CHƯƠNG 2: 13
THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN CHI PHÍ BÁN HÀNG VÀ CHI PHÍ QUẢN LÍ DOANH NGHIỆP TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN (A&C) THỰC HIỆN 13
2.1 Tổng quát chung về công ty tnhh kiểm toán và tư vấn (A&C) 13
2.1.1 Đặc điểm quy trình kiểm toán báo cáo tài chính 13
Trang 52.2.Thực trạng kiểm toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH kiểm toán và tư vấn A&C thực
hiện 14
2.2.1.Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán 14
2.2.2.Giai đoạn thực hiện kiểm toán 15
2.2.2.1.Lập Biểu tổng hợp, đối chiếu số liệu 15
2.2.2.2 Xem xét các chính sách kế toán 16
2.2.2.3.Kiểm tra hệ thống kiểm soát nội bộ 16
2.2.2.4.Thực hiện thủ tục phân tích 17
2.2.2.5.Thực hiện kiểm tra chi tiết 17
2.2.2.6.Tổng hợp kết quả 25
2.2.3.Kết thúc kiểm toán 26
2.2.3.1 Các thủ tục kiểm tra bổ sung 26
2.2.3.2.Tổng hợp kết quả toàn bộ cuộc kiểm toán 26
2.2.3.3.Họp thống nhất số liệu kiểm toán với khách hàng 26
2.3 Đánh giá thực trạng về qui trình kiểm toán 26
2.3.1 Đánh giá khái quát về quy trình kiểm toán BCTC do A&C thực hiện 26
2.3.2 Đánh giá quy trình kiểm toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong kiểm toán báo cáo tài chính do A&C thực hiện 28
CHƯƠNG 3: 32
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN KIỂM TOÁN CHI PHÍ BÁN HÀNG VÀ CHI PHÍ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH A&C THỰC HIỆN 32
3.1 Một số đề xuất nhằm hoàn thiện qui trình kiểm toán khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong kiểm toán BCTC 32
3.2 Một số kiến nghị chung hoàn thiện qui trình kiểm toán bctc do A&C thực hiện 36
C: KẾT LUẬN 38
Trang 6A: LỜI NÓI ĐẦU
Trong nền kinh tế mở ngày nay thì cạnh tranh là nguyên tắc cơ bản bắtbuộc và là xu thế tất yếu muốn thúc đẩy sự phát triển doanh nghiệp, hơn nữa
là doanh nghiệp thương mại thì vai trò của người quản lý quyết định trongviệc điểu hành hoạt động của doanh nghiệp mình bên cạnh đó là việ cungcấpcác thông tin nhanh chóng , kịp thời của kế tóan trong việc hoạch toán kếtóan
Bán hàng là khâu sau của mua hàng nhưng lại có vai trò quyết địnhtrong thương mại vì bán hàng là tổng kết của các yếu tố liên quan như tiềnmua hàng và các chi phí khác
Kiểm toán CPBH, CPQLDN là một phần hành quan trọng trong kiểmtoán BCTC Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp có một đặcđiểm quan trọng là chúng là những chi phí gián tiếp đối với quá trình sản xuấtnhưng lại là chỉ tiêu trực tiếp để xác định thu nhập chịu thuế
Từ lý luận và thực tế đặt ra cho công tác kiểm toán CPBH và CPQLDN
ở nước ta Sau khi học xong môn “kiểm toán P3” nhóm 1 chúng em xin chọn
đề tài “Kiểm toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong kiểm toán BCTC do công ty TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN (A&C) THỰC HIỆN”
Nội dung chính:
Chương 1: Lý luận cơ bản về kiểm toán CPBH và CPQLDN
Chương 2: Thực trạng kiểm toán chi phí bán hàng và chi phí quản lýdoanh nghiệp trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH kiểm toán
Trang 7mong nhận được ý kiến nhận xét và đóng góp của quý thầy cô cùng toàn thểcác bạn để bài tiểu luận của chúng em được hoàn thiện hơn !
Cuối cùng ,chúng em xin trân thành cảm ơn cô “Lê Thị Hồng Hà”giảng viên môn Kiểm toán phần 3 đã tạo điều kiện hướng dẫm và giúp chúng
em hoàn thành bài tiểu luận này!
Trang 8B: NỘI DUNG CHƯƠNG I : LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KIỂM TOÁN CHI PHÍ BÁN HÀNG VÀ CHI PHÍ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP1.1 Lý luận cơ bản về kiểm toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
1.1.1 Sự cần thiết kiểm toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong kiểm toán Báo cáo tài chính.
Kiểm toán CPBH, CPQLDN là một phần hành quan trọng trong kiểmtoán BCTC Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp có một đặcđiểm quan trọng là chúng là những chi phí gián tiếp đối với quá trình sản xuấtnhưng lại là chỉ tiêu trực tiếp để xác định thu nhập chịu thuế Cụ thể:
- Khoản mục chi phí này tham gia trực tiếp vào việc xác định kết quảkinh doanh trong doanh nghiệp nên những sai sót về CPBH và CPQLDNthường dẫn đến những sai sót trọng yếu về kết quả kinh doanh của doanhnghiệp
- CPBH và CPQLDN cũng ảnh hưởng tới các khoản mục trên bảng cânđối kế toán Một sự thay đổi lớn về CPBH và CPQLDN sẽ làm thay đổi số dưcủa tài khoản lợi nhuận, thuế phải nộp nhà nước, …
- CPBH và CPQLDN phát sinh thường xuyên liên quan đến các khoảnphải trả ngắn hạn hay các khoản phải trả ngay Đây là những yếu tố có khảnăng tồn tại gian lận cao
- CPBH và CPQLDN là cơ sở để xác định thu nhập chịu thuế do đóđòi hỏi doanh nghiệp phải hạch toán theo đúng quy định, điều này đòi hỏi cácKTV phải thận trọng khi kiểm toán khoản mục này
Đặc điểm CPBH và CPQLDN làm nảy sinh nhiều vấn đề trong công tác
kế toán cũng như kiểm toán đối với khoản mục này CPBH và CPQLDN cónhững ảnh hưởng nhất định đến một cuộc kiểm toán BCTC:
Trang 9- Thông qua việc đối chiếu và thực hiện các thủ tục kiểm toán chi tiết,đối với các khoản mục liên quan trên Bảng cân đối kế toán KTV có thể pháthiện ra những sai sót, gian lận về CPBH, CPQLDN và ngược lại, thông quaviệc kiểm tra chi tiết CPBH, CPQLDN có thể phát hiện ra những gian lận vàsai sót trong việc hạch toán các khoản mục có liên quan khác trên BCTC.
- CPBH, CPQLDN liên quan mật thiết tới khâu tiêu thụ trong mộtdoanh nghiệp, nó bao gồm cả những chi phí rất nhạy cảm, tuỳ thuộc vào đặcđiểm sản xuất kinh doanh và đặc điểm về quản lý của mỗi doanh nghiệp.Kiểm tra tính đúng đắn trong việc tập hợp, phân loại và ghi nhận CPBH,CPQLDN không chỉ giúp KTV đưa ra ý kiến nhận xét về việc tiêu thụ vàquản lý trong doanh nghiệp góp phần tư vấn cho doanh nghiệp để nâng caohiệu quả quản lý kinh doanh của doanh nghiệp, mà còn là cơ sở để KTV đánhgiá mức độ tin cậy đối với BCTC của doanh nghiệp
1.1.2 Mục tiêu và căn cứ kiểm toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
1.1.2.1 Mục tiêu kiểm toán đối với chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp:
Phù hợp với mục tiêu chung của kiểm toán BCTC là xác nhận về mức độtin cậy của BCTC được kiểm toán, mục tiêu nói chung của kiểm toán CPBH,CPQLDN là thu thập đầy đủ các bằng chứng thích hợp từ đó đưa ra lời xácnhận về tính trung thực hay mức độ tin cậy của các khoản mục chi phí và việctrình bày các khoản chi phí trên BCTC đảm bảo tính đầy đủ đúng đắn hợp lítheo quy định của chuẩn mực kiểm toán Đồng thời cung cấp những thông tintài liệu có liên quan làm cơ sở tham chiếu khi kiểm toán các khoản mục khác
Để đạt được mục tiêu nói chung này, tromg quá trình kiểm toán, KTV phảikhảo sát và đánh giá lại hiệu lực trên thực tế của hoạt động kiểm soát nội bộđối với các khoản chi phí để làm cơ sở thiết kế và thực hiện các khảo sát cơbản nhằm đạt được các mục tiêu cụ thể sau:
Trang 10- Kiểm tra xem các khoản chi phí được hạch toán vào CPBH, CPQLDNđảm bảo có căn cứ hợp lí (CSDL “phát sinh”), tính toán đánh giá đúng(CSDL “tính toán, đánh giá”) và ghi sổ kế toán kịp thời, đầy đủ đúng khoảnmục hay không (CSDL “phân loại và hạch toán đầy đủ, đúng đắn, đúng kỳ”).
- Kiểm tra việc tính và phân bổ CPBH, CPQLDN cho các đối tượng chịuchi phí có đúng đắn hợp lí và nhất quán hay không (CSDL “tính toán, đánhgiá” và “phân loại và hạch toán đúng đắn”)
- Kiểm tra việc trình bày vá công bố CPBH, CPQLDN trên BCTC cóđúng đắn hay không (CSDL “cộng dồn và công bố”)
1.1.2.2 Căn cứ kiểm toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp:
- Quy định và việc thực hiện quy định về các thủ tục kiểm soát nội bộđối với CPBH, CPQLDN
- Các chứng từ gốc (bảng phân bổ tiền lương, bảng phân bổ vật liệu,phiếu chi,…), các sổ kế toán tổng hợp, các sổ kế toán chi tiết có liên quan (sổ
TK 641, TK 642, TK 334…), bảng tổng hợp phân bổ CPBH, CPQLDN
- Báo cáo tài chính: báo cáo kết quả kinh doanh
- Tài liệu về định mức, kế hoạch, dự toán CPBH, CPQLDN
- Tài liệu, thông tin có liên quan khác (kế hoạch bán hàng, chiến lượckinh doanh,…)
.1.1.3 Quy trình kiểm toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong kiểm toán báo cáo tài chính.
Kiểm toán CPBH, CPQLDN là một phần của kiểm toán BCTC do đótuân theo quy trình BCTC, gồm ba bước : lập kế hoạch kiểm toán, thực hiệnkiểm toán và kết thúc kiểm toán
1.1.3.1 Lập kế hoạch kiểm toán
Kế hoạch kiểm toán CPBH, CPQLDN nằm trong kế hoạch kiểm toánchung cả BCTC nên khi lập kế hoạch kiểm toán CPBH, CPQLDN, có những
Trang 11bước được KTV lập chung cho cả cuộc kiểm toán BCTC, có những bướcđược KTV lập riêng cho phần kiểm toán CPBH, CPQLDN
Tìm hiểu các thông tin cơ bản của khách hàng
Bước này được thực hiện cho toàn bộ kiểm toán BCTC, trong đó cónhững thông tin liên quan tới từng khoản mục, đối với CPBH và CPQLDN cóthể tìm hiểu một số thông tin :
- Ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp; nhữngđặc thù về bộ máy quản lý (cơ cấu, việc phân quyền, phân cấp trong quản lý),tìm hiểu về hoạt động tiêu thụ hàng hoá của doanh nghiệp trên thị trường(cách thức bán hàng, các hoạt động về quảng cáo, khuyến mại, … phục vụcho tiêu thụ sản phẩm); những hoạt động này sẽ làm phát sinh chi phí bánhàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
- Những văn bản, quy định của Nhà nước về CPBH, CPQLDN màdoanh nghiệp đang áp dụng
- Những thông tin ghi trong điều lệ công ty liên quan đến hoạt động bánhàng và bộ máy quản lý của doanh nghiệp
- Tìm hiểu kết quả kiểm toán CPBH, CPQLDN lần trước
Những thông tin này có liên quan trực tiếp tới các chi phí về bán hàng
và quản lý doanh nghiệp, KTV có thể có nhận định xem CPBH và CPQLDN
sẽ phát sinh ở những khâu nào và mức độ hợp lý của số tiền chi phí phát sinh
so với hiệu quả của hoạt động bán hàng và quản lý của doanh nghiệp
Những hiểu biết về các tài liệu này sẽ giúp KTV giải thích bằng chứngkiểm toán về CPBH, CPQLDN có liên quan trong suốt cuộc kiểm toán.Việctìm hiểu này còn nhằm mục đích khái quát toàn bộ mối quan hệ kinh tế củađơn vị được kiểm toán trong niên độ hạch toán để có thể phát hiện các nghiệp
vụ có sai phạm về CPBH, CPQLDN tập trung ở các CSDL nào
Thực hiện các thủ tục phân tích sơ bộ
Trang 12Quy trình phân tích áp dụng trong lập kế hoạch kiểm toán CPBH,CPQLDN được dựa trên các thông tin tài chính và thông tin phi tài chínhnhằm đánh giá hoạt động tiêu thụ và bộ máy quản lý, chỉ ra những khả năngsai sót có thể qua đó giảm được khối lượng công việc khảo sát chi tiết Tuỳđặc điểm riêng từng doanh nghiệp mà KTV sẽ lựa chọn sử dụng một hoặcmột số những tính toán sau để phân tích:
- Thực hiện so sánh CPBH, CPQLDN kỳ này với các kỳ trước để xemxét biến động qua đó có được cái nhìn tổng quát về hoạt động bán hàng vàquản lý của doanh nghiệp
- So sánh CPBH, CPQLDN giữa thực tế với kế hoạch để đánh giá tìnhhình thực hiện kế hoạch về hoạt động bán hàng và quản lý
- So sánh CPBH, CPQLDN thực tế của đơn vị với ước tính của KTV
- So sánh CPBH, CPQLDN thực tế của đơn vị với các đơn vị trongcùng ngành có cùng quy mô hoạt động hoặc với số liệu thống kê định mứccùng ngành, từ đó đánh giá khả năng quản lý chi phí của đơn vị
- Xem xét mối quan hệ giữa CPBH, CPQLDN với các chỉ tiêu kháctrên BCTC như: Doanh thu, giá vốn, tổng tài sản, tổng chi phí hoặc mối quan
hệ giữa CPBH, CPQLDN với thông tin phi tài chính (như mối quan hệ giữachi phí nhân công với số lượng nhân viên)
Xác định mức trọng yếu, đánh giá rủi ro.
Quá trình xác định tính trọng yếu đối với kiểm toán BCTC trải qua 5bước:
- Ước lượng sơ bộ về tính trọng yếu, bước này thường được thực hiệnchung cho cả cuộc kiểm toán BCTC
- Phân bổ ước lượng ban đầu về tính trọng yếu cho từng bộ phận, từngkhoản mục
- Ước tính sai sót trong từng bộ phận
- Ước tính sai sót kết hợp của các bộ phận
Trang 13- So sánh ước tính sai sót kết hợp ước tính với ước lượng ban đầu (hoặc
đã điều chỉnh) về tính trọng yếu
Ngoài ra trọng yếu và rủi ro là hai khái niệm gắn bó chặt chẽ với nhau,
do đó đồng thời với việc thực hiện đánh giá và phân bổ trọng yếu, KTV cầnthực hiện xác định những rủi ro đối với từng khoản mục trong đó có CPBH,CPQLDN
Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng và đánh giá rủi ro kiểm soát đối với CPBH, CPQLDN.
Đối với kiểm toán CPBH và CPQLDN, cần tìm hiểu một số thông tinsau về hệ thống kiểm soát nội bộ:
- Môi trường kiểm soát và thủ tục kiểm soát:
+ Tìm hiểu triết lý kinh doanh, phong cách điều hành của ban quản lý:quan điểm, đường lối trong chiến lược lâu dài về hoạt động kinh doanh củađơn vị được kiểm toán cách thức điều hành quan liêu hay tỉ mỉ, chủ quan hayduy ý chí, cơ cấu tổ chức quyền lực,…
+ Cơ chế kiểm soát, kiểm tra hệ thống kiểm soát nội bộ Cơ chế uỷ bankiểm tra hay kiểm toán nội bộ, kiểm toán nội bộ được tổ chức như thế nào:kiểm toán nội bộ có tổ chức kiểm tra độc lập sẽ tạo môi trường kiểm soát nội
+ Những quy định của doanh nghiệp về hạch toán CPBH, CPQLDN: + Quy định về phê duyệt chứng từ, luân chuyển chứng từ Việc hạchtoán CPBH, CPQLDN đi từ chứng từ gốc vào các sổ nào,…
Trang 14Thiết kế chương trình kiểm toán
Thiết kế chương trình kiểm toán là bước quan trọng cuối cùng tronggiai đoạn lập kế hoạch Chương trình kiểm toán thường được thiết kế theo 3phần:
+ Thử nghiệm kiểm soát
+ Thủ tục phân tích
+ Thủ tục kiểm tra chi tiết
1.1.3.2 Thực hiện kiểm toán
1.1.3.2.1 khảo sát về kiểm soát nội bộ đối với CPBH, CPQLDN
Thử nghiệm kiểm soát chỉ được thực hiện khi tìm hiểu về hệ thốngkiểm soát nội bộ với đánh giá ban đầu là có hiệu lực Khi đó, thủ tục kiểmsoát được triển khai nhằm thu thập các bằng chứng kiểm toán về thiết kế vàhoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ để có kết luận về mức độ rủi ro kiểmsoát phù hợp, làm cơ sở cho việc kiểm tra chi tiết CPBH, CPQLDN Khi khảosát CPBH, CPQLDN, KTV thường kết hợp cùng với các khảo sát về chi phíkhấu hao TSCĐ, khảo sát chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương,khảo sát chi phí nguyên vật liệu, khảo sát tiền…
Đối với CPBH, CPQLDN có thể thực hiện các thủ tục kiểm toán sau:
- kiểm tra tài liệu
- Quan sát thực tế và xác minh tính hiệu quả của các thủ tục về bánhàng, quản lý doanh nghiệp trên các chứng từ và báo cáo kế toán
- Đối với các khoản chi như chi phí hoa hồng cho đại lý, chi phí quảngcáo, chi phí tiếp khách, chi phí mua ngoài,… cần kiểm tra dấu hiệu sự phêduyệt, đó là: có đầy đủ chứng từ gốc, hoá đơn, các chứng từ đầy đủ dấu, chữ
ký, hợp lý hợp lệ
- Kiểm tra xem những TSCĐ đang được trích khấu hao có thật sự đượcdùng cho bộ phận bán hàng và quản lý doanh nghiệp không, phương pháptrích khấu hao có nhất quán và đã đăng ký với cơ quan thuế hay chưa
Trang 15- Kiểm tra trình tự xuất vật liệu, công cụ dụng cụ phục vụ cho bán hàng
và quản lý doanh nghiệp
- Kiểm tra dấu hiệu kiểm soát đối với việc tập hợp, phân loại, ghi nhận,cộng sổ và chuyển sổ CPBH, CPQLDN Kiểm tra xem có sự đối chiếu giữa
sổ chi tiết và sổ tổng hợp hay không
- Kiểm tra từ đầu đến cuối diễn biến qua từng bước của một số nghiệp
vụ trọng yếu cụ thể đã được ghi lại trong sổ cái để xem xét, đánh giá các bướckiểm soát áp dụng trong quá trình hạch toán một nghiệp vụ đến khi vào sổ cái
1.1.3.2.2 Thực hiện thủ tục phân tích đối với CPBH, CPQLDN
KTV thực hiện thủ tục phân tích đối với CPBH, CPQLDN nhằm:
- Giúp KTV đánh giá khái quát về CPBH, CPQLDN của đơn vị trongmối quan hệ với các khoản mục khác trên BCTC
- Hiểu biết chi tiết hơn về việc hạch toán và sự biến động của CPBH,CPQLDN
- Tìm ra nguyên nhân của những dấu hiệu bất thường phát sinh trong
kỳ đối với CPBH, CPQLDN
- Qua phân tích KTV xác định trọng yếu trong kiểm toán CPBH,CPQLDN từ đó định hướng nội dung và cách thức tiến hành thủ tục kiểm tratiếp theo sau phân tích
- Cần xem xét mức độ tin cậy, nguồn gốc các thông tin, mức độ chi tiết
và khả năng so sánh của công ty
Tuỳ đặc điểm từng doanh nghiệp, mức chi phí kiểm toán và thời giankiểm toán mà KTV có thể lựa chọn thực hiện một hoặc một số nội kỹ thuậtphân tích sau:
- So sánh CPBH, QLDN kì này với kỳ trước hoặc số kế hoạch, số dựtoán đã điều chỉnh theo sản lượng tiêu thụ, doanh thu… mọi sự biến động cầnđược tìm hiểu nguyên nhân cụ thể để xem xét tính hợp lý hay những nghi ngờ
về khả năng sai phạm
Trang 16- So sánh tỷ trọng CPBH trên doanh thu, CPQLDN trên doanh thu vàthu nhập khác giữa kì này với kì trước hoặc với số kế hoạch, số dự toán (cóthể là số bình quân ngành) để xem xét có khả năng biến động bất thường haykhông
- Xem xét sự biến động của từng khoản mục chi phí trong CPBH,CPQLDN giữa các tháng trong năm hoặc giữa kì này với kì trước để phát hiệnbiến động bất thường; nếu có, cần tìm hiểu nguyên nhân cụ thể để kết luận
- So sánh CPBH, CPQLDN trên BCTC kì này với số ước tính của KTV
về CPBH, CPQLDN kì này (ước tính dựa trên CPBH, CPQLDN kỳ trước và
tỷ lệ tiêu thụ, doanh thu bán hàng của kì này so với kì trước) nhằm phát hiệnbiến động bất hợp lý nếu có
1.1.3.2.3 Kiểm tra chi tiết
Trước tiên là việc kiểm tra tổng hợp CPBH, CPQLDN bằng cách ràsoát việc hạch toán các nghiệp vụ phát sinh trong kỳ Nếu số lượng nghiệp vụnhiều KTV có thể tập trung vào những khoản chi lớn, những khoản chi khôngbình thường, những khoản chi chứa đựng nhiều sai sót, gian lận như : CPBHbằng tiền, chi phí QLDN bằng tiền, chi phí văn phòng, chi phí quảng cáo, tiếpthị… Cần rà soát xem nghiệp vụ đã được ghi nhận đúng tài khoản, khoản mụcchi phí quy định hay chưa
Tiếp theo là việc kiểm tra chi tiết đối với từng bộ phận chi phí cấuthành nên CPBH, CPQLDN:
+ Kiểm tra chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương
+ Kiểm tra chi tiết chi phí khấu hao TSCĐ
+ Kiểm tra chi tiết các bộ phận chi phí khác trong CPBH, CPQLDN:
* Sau khi kiểm tra chi tiết, KTV sẽ tiến hành lập “trang tổng hợp” hay
“biên bản kiểm toán” để tổng hợp kết quả kiểm toán CPBH, CPQLDN theo các nội dung sau:
Trang 17+ sai phạm đã tìm ra khi kiểm toán chi tiết CPBH, CPQLDN, kết luận vềmức độ sai phạm, các bút toán điều chỉnh sai phạm.
+ nguyên nhân của sai lệch (nếu có)
+ kết luận về mục tiêu kiểm toán đã đạt được hay chưa
+ ý kiến của KTV về sai phạm và hạn chế của kiểm soát nội bộ đối vớiCPBH, CPQLDN
+ vấn đề cần theo dõi trong đợt kiểm toán sau (nếu có)
Tổng hợp kết quả kiểm toán CPBH, CPQLDN là một căn cứ quan trọngcho KTV tổng hợp lập báo cáo kiểm toán
1.1.4.3 Kết thúc kiểm toán
Đây là giai đoạn cuối cùng và được thực hiện cho toàn bộ cuộc kiểm
toán BCTC Ở giai đoạn kết thúc kiểm toán, KTV cần tiến hành tổng hợp kết
quả kiểm toán của tất cả các khoản mục đã được kiểm toán và đưa ra ý kiếnnhận xét, trong đó có khoản mục CPBH, CPQLDN thể hiện qua một số thủtục sau đây:
- Rà soát lại toàn bộ hồ sơ kiểm toán : các thông tin thu được từ khi lập
kế hoạch kiểm toán, kết quả thực hiện kiểm toán từng khoản mục, các bằngchứng thu thập được,…Trong đó đối với CPBH, CPQLDN cần rà soát lạixem kết quả kiểm toán đưa ra đã hợp lý chưa, đã lưu đầy đủ bằng chứng đểchứng minh cho kết quả đó chưa
- Yêu cầu khách hàng cung cấp thư giải trình
- Xem xét các thông tin liên quan trong BCTC
- Xem xét các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc niên độ kế toán
- Xem xét vấn đề hoạt động liên tục của khách hàng
Trang 18CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN CHI PHÍ BÁN HÀNG VÀ CHI PHÍ QUẢN LÍ DOANH NGHIỆP TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ
VẤN (A&C) THỰC HIỆN2.1 Tổng quát chung về công ty tnhh kiểm toán và tư vấn (A&C)
2.1.1 Đặc điểm quy trình kiểm toán báo cáo tài chính
Để tổ chức thực hịên một cuộc kỉêm toán, Công ty kiểm toán và tư vấn
đã thiết kế một quy trình kiểm toán chung bao gồm các bước được thực hiệntheo thứ tự (sơ đồ 2.3):
Sơ đồ 2.1: Quy trình kiểm toán tại chi nhánh Hà Nội
Quan hệ chuyển tiếp
Bước 1: Khảo sát, tìm hiểuvà chấp nhận khách hàng
Bước 2: Lập kế hoạch kiểm toán
Bước 3: Thực hiện kiểm toán tại khách hàng
Bước 4 :Tổng hợp, lập Báo cáo kiểm toán
Giai đoạn trước kiểm toán
Lập kế hoạch kiểm toán
Thực hiện kiểm toán tại khách hàng
Hoàn tất soát xét Phát hành Báo cáo kiểm toán
Trang 19Kiểm soát chất lượng cuộc kiểm toán
Tại chi nhánh Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn (A&C) tại Hà Nội,việc kiểm soát chất lượng một cuộc kiểm toán được tiến hành từ lúc lên kếhoạch kiểm toán Tại chi nhánh công ty có Bộ phận kiểm soát chất lượng, tuynhiên bộ phận này không theo sát cuộc kiểm toán mà công việc kiểm soátchất lượng trực tiếp do chính nhóm trưởng và kiểm toán viên điều hành thựchiện
Quy trình kiểm soát chất lượng tại chi nhánh công ty tại Hà Nội có thểkhái quát:
Sơ đồ 2.5: Kiểm soát chất lượng một cuộc kiểm toán
Kiểm soát trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán
Kiểm soát trong giai đoạn thực hiện kiểm toán
Kiểm soát trong giai đoạn kết thúc kiểm toán
2.2.Thực trạng kiểm toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH kiểm toán và
tư vấn A&C thực hiện
2.2.1.Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán
Toàn bộ các bước lập kế hoạch kiểm toán đã được A&C soạn mẫu sẵn.KTV sẽ thực hiện các công việc cụ thể và ghi chép thông tin thu thập đượcvào phần lập kế hoạch kiểm toán được lưu trong file Trong từng bước côngviệc ngoài các công việc thực hiện chung cho tất cả các khoản mục sẽ cónhững công việc riêng liên quan đến từng khoản mục trong đó có CPBH,CPQLDN Cụ thể nó bao gồm các bước sau:
Tìm hiểu các thông tin cơ bản của khách hàng
Nhóm trưởng KTV điều hành Bộ phận Kiểm
soát chất lượng
Partner (GĐ, PGĐ)
Trang 20Phân tích sơ bộ báo cáo tài chính
Xác định mức trọng yếu
Đánh giá rủi ro và phương pháp đối với rủi ro được đánh giá
Phương pháp kiểm toán đối với rủi ro được đánh giá
Đánh giá rủi ro về gian lận
Tổng hợp lập kế hoạch kiểm toán tổng thể
Thiết kế Chương trình kiểm toán
2.2.2.Giai đoạn thực hiện kiểm toán
Thực hiện kiểm toán là giai đoạn chiếm nhiều thời gian nhất trong toàn
bộ quá trình kiểm toán tại mỗi khách hàng Việc kiểm toán CPBH, CPQLDN
là một phần trong chương trình kiểm toán tongor thể BCTC A&C đã xâydựng riêng một chương trình kiểm toán mẫu cho CPBH, CPQLDN.Trongchương trình kiểm toán của từng phần hành sẽ có nội dung khác nhau về từngloại tài liệu yêu cầu khách hàng chuẩn bị, các thủ tục kiểm toán, kiểm tra hệthống kiểm soát, thủ tục phân tích, kiểm tra chi tiết riêng
2.2.2.1.Lập Biểu tổng hợp, đối chiếu số liệu
- Trước tiên KTV tiến hành tập hợp các tài liệu : Báo cáo kết quả hoạtđộng kinh doanh, Bảng cân đối số phát sinh, Sổ cái, sổ chi tiết TK641, TK642
và các tài liệu có liên quan, trong qua trình kiểm toán nếu cần có thể yêu cầu
kế toán cung cấp thêm
Cụ thể tại công ty ABC, các tài liệu : Báo cáo kết quả hoạt động kinhdoanh và Bảng cân đối số phát sinh
KTV căn cứ vào Bảng cân đối số phát sinh, báo cáo kết quả hoạt độngkinh doanh, lập Biểu tổng hợp trình bày các khoản CPBH, CPQLDN phátsinh trong kỳ kiểm toán Trong đó có chi tiết theo khoản mục chi phí rồi thựchiện kiểm tra theo trình tự sau:
Trang 21KTV sẽ tiến hành đối chiếu số năm trước/kỳ trước trên biểu tổng hợp,Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, sổ cái, sổ chi tiết với số năm nay/kỳnày trên hồ sơ kiểm toán năm trước
* Đối chiếu số năm nay/kỳ này trên biểu tổng hợp với sổ chi tiếtTK641
Khi kiểm tra đối chiếu, nếu có chênh lệch giữa các số liệu trên các tàiliệu thì KTV sẽ tìm hiểu nguyên nhân
2.2.2.2 Xem xét các chính sách kế toán
Xem xét xem chính sánh kế toán áp dụng cho chi phí bán hàng và chi phíquản lý doanh nghiệp có phù hợp với các chuẩn mực kế toán, các thông tưhướng dẫn thực hiện chuẩn mực của Bộ Tài chính, chế độ kế toán và các vănbản khác của Nhà nước liên quan đến doanh nghiệp không Cụ thể:
- Có tuân thủ nguyên tắc trích trước không
- Có đảm bảo nguyên tắc chi phí phù hợp với doanh thu không
- Chi phí liên quan đến các lợi ích kinh tế dự kiến thu được trong nhiều
kỳ kế toán có được phân bổ hợp lý vào kết quả hoạt động kinh doanh không
- Xem xét xem chính sách kế toán áp dụng cho chi phí bán hàng và chiphí quản lý doanh nghiệp có nhất quán với các năm trước không
2.2.2.3.Kiểm tra hệ thống kiểm soát nội bộ
- Kiểm tra tài liệu
- Quan sát thực tế và xác minh tính hiệu quả của các thủ tục về bánhàng, quản lý doanh nghiệp trên các chứng từ và báo cáo kế toán
- Đối với các khoản chi như chi phí hoa hồng cho đại lý, chi phí quảngcáo, chi phí tiếp khách, chi phí mua ngoài,… KTV tiến hành kiểm tra dấuhiệu sự phê duyệt
- Kiểm tra xem những TSCĐ đang được trích khấu hao có thật sự đượcdùng cho bộ phận bán hàng và quản lý doanh nghiệp không, phương pháptrích khấu hao có nhất quán và đã đăng ký với cơ quan thuế hay chưa