Một số đề xuất nhằm hoàn thiện qui trình kiểm toán khoản mục chi phí bán hàng và

Một phần của tài liệu KIỂM TOÁN CHI PHÍ bán HÀNG và CHI PHÍ QUẢN lý DOANH NGHIỆP (Trang 35)

B: NỘI DUNG

3.1. Một số đề xuất nhằm hoàn thiện qui trình kiểm toán khoản mục chi phí bán hàng và

phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong kiểm toán BCTC

Quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính của A&C được xây dựng dựa trên sự giúp đỡ về mặt kỹ thuật của tập đoàn Baker Tilly International, quy trình này nhìn chung khá phù hợp với đặc điểm các doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, quy trình này vẫn còn có những hạn chế cần được hoàn thiện hơn nhằm nâng cao hiệu quả của cuộc kiểm toán mà mục đích cuối cùng là nâng cao uy tín cho Công ty. Qua thời gian Công ty TNHH tìm hiểu thực tế công tác kiểm toán nói chung và kiểm toán khoản mục CPBH, CPQLDN nói riêng tại một số khách hàng của Công ty, nhóm em xin mạnh dạn đưa ra một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện hơn nữa quy trình kiểm toán CPBH, CPQLDN trong kiểm toán báo cáo tài chính của Công ty.

Về công tác lập kế hoạch kiểm toán khoản mục Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp

Trong mọi lĩnh vực hoạt động khi đã có được những định hướng, những dự định trước cho công việc sẽ tiến hành thì khi bắt tay vào công việc đó sẽ có được sự tự tin và công việc đó sẽ được đi theo đúng hướng, đảm bảo trình tự và có hiệu quả. Mục tiêu của việc lập kế hoạch kiểm toán cũng như vậy, lập kế hoạch nhằm mục đích thực hiện cuộc kiểm toán một cách có hiệu quả phù hợp với mức chi phí kiểm toán đặt ra và theo đúng thời gian dự kiến. Nó không chỉ là trách nhiệm của kiểm toán viên và công ty kiểm toán mà nó còn thực sự có ý nghĩa cho mỗi cuộc kiểm toán, lập kế hoạch kiểm toán kết hợp

hài hoà công việc với nhau, đồng thời nó còn là căn cứ để công ty kiểm toán tránh được những bất đồng với khách hàng.

Tại Công ty kiểm toán A&C, việc lập kế hoạch kiểm toán đối với khoản mục CPBH, CPQLDN chưa thực sự được chú trọng. Vì vậy, Công ty nên tập trung nhiều hơn đến công tác lập kế hoạch kiểm toán để đáp ứng yêu cầu của Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 300 “Lập kế hoạch kiểm toán”, đảm bảo chất lượng và hiệu quả hoạt động kiểm toán.

Về áp dụng chương trình kiểm toán chung thiết kế cho mọi cuộc kiểm toán và những thay đổi phù hợp với từng khách hàng.

Như đã thấy, mặc dù chương trình kiểm toán chung tại A&C được đánh giá là khá phù hợp với đặc điểm của các doanh nghiệp Việt Nam, tuy nhiên trong khi áp dụng chương trình này để kiểm toán với các khách hàng khác nhau đặc biệt với các loại hình doanh nghiệp đặc thù,các loại hình sản xuất mới liên tục phát triển thì nó đã bộc lộ một số những hạn chế. Để khắc phục những hạn chế này, Công ty nên xây dựng hệ thống các thủ tục kiểm toán bổ sung cho tất cả các khoản mục nói chung và khoản mục CPBH, CPQLDN nói riêng, từ đó khi KTV có được nhận định sơ bộ của mình liên quan đến hoạt động kinh doanh của đơn vị khách hàng, nắm bắt được đặc thù riêng có của đơn vị thì ngoài các thủ tục bắt buộc sẽ lựa chọn các thủ tục kiểm toán thích hợp. Do đó có thể hạn chế ngay từ đầu những thủ tục kiểm toán không cần thiết và tập trung hơn vào những thủ tục mấu chốt để có thể nhanh chóng đạt được mục tiêu kiểm toán đề ra, xóa tan mọi nghi ngờ của KTV góp phần làm cho cuộc kiểm toán được tiến hành một hiệu quả, tiết kiệm được thời gian và chi phí cho cuộc kiểm toán và giảm được rủi ro kiểm toán.

Đối với quá trình tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ

Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ là công việc hết sức quan trọng trong khâu lập kế hoạch kiểm toán. Dựa vào những hiểu biết sâu sắc và đầy đủ về hệ thống kiểm soát nội bộ, KTV có thể xác định chính xác có thể dựa vào

thành phần nào của hệ thống để từ đó đưa ra các phương pháp tiếp cận kiểm toán hiệu quả nhất. Để đạt được sự hiểu biết về cơ cấu kiểm soát nôi bộ về cả ba yếu tố (môi trường kiểm soát, hệ thống kế toán, các thủ tục kiểm soát) trên cả hai phương diện sự thiết kế phù hợp và vận hành của chúng thực tế tại đơn vị.Kỹ thuật phổ biến thường được các công ty kiểm toán áp dụng là kiểm tra tài liệu nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí, tuy nhiên để KTV có hiểu biết thật đầy đủ về hệ thống kiểm soát nội bộ nhất là đối với các trợ lý kiểm toán viên trẻ ít kinh nghiệm hoặc để đạt được hiểu biết đầy đủ nhất đối với những khách hàng mới thì công ty nên sử dụng đa dạng các thủ tục để đạt được sự hiểu biết về kiểm soát. Một số thủ tục có thể sử dụng là:

- Kinh nghiệm trước đây của KTV với khách hàng,điều này được thể hiện qua việc ghi chép lại các vấn đề cần lưu ý từ các cuộc kiểm toán.Vì các hệ thống và quá trình kiểm soát có tính ồn định nên thông tin có thể được cập nhật hóa và mang sang các cuộc kiểm toán sau. Đây là một thủ tục hiệu quả được hầu hết các công ty kiểm toán sử dụng.

- Đối với công ty cổ phần ABC qua quá trình kiểm toán khoản mục CPBH, CPQLDN nhằm mục đích tăng hiệu quả cho các cuộc kiểm toán sau, thì việc ghi chép lại các vấn đề phát hiện trong cuộc kiểm toán cho năm tài chính năm 2011 có thể ảnh hưởng đến việc kiểm toán và chi phí kiểm toán năm sau.

- Tiếp xúc với nhân viên của đơn vị

- Nghiên cứu những ghi chép,tài liệu của đơn vị về kiểm soát nội bộ

- Kiểm tra các chứng từ sổ sách

Về thực hiện quy trình kiểm toán khoản mục Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp

Về thủ tục khảo sát về kiểm soát

Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, KTV mới chỉ tìm hiểu,đánh giá sơ bộ hệ thống KSNB của đơn vị được kiểm toán. Đối với hệ thống kiểm soát nội bộ của công ty cổ phần ABC bước đầu được đánh giá là có hiệu lực.Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán CPBH, CPQLDN do giới hạn về thời gian kiểm toán cho nên những đánh giá của kiểm toán viên về hệ thống kiểm soát nội bộ càng chính xác,tức là KTV có thể dựa vào các quy chế kiểm soát nội bộ nào đó thì thường ít phải thực hiện phương pháp kiểm toán cơ bản hơn nơi khác.Do vậy thực hiện tốt khảo sát về kiểm soát thì sẽ tăng hiệu quả cuộc kiểm toán

Để thực hiện tốt các khảo sát kiểm soát,cần sử dụng linh hoạt hai kỹ thuật điều tra theo hệ thống và các thử nghiệm chi tiết về kiểm soát.Việc thể hiện kết quả cuộc việc sử dụng hai thủ tục này cần được trình bày trên nhiều loại tài liệu. Một số tài liệu để chứng minh cho hiểu biết của KTV về hệ thống kiểm soát nội bộ có thể sử dụng là:

•Mô tả tường thuật:

•Sơ đồ :là sự trình bày các tài liệu và sự vận động liên tiếp của chúng bằng các ký hiệu và biểu đồ

•Bảng câu hỏi:

* Việc kiểm tra chi tiết cần phải hoàn thiện một số vấn đề sau :

- KTV cần áp dụng một cách linh hoạt hơn các phương pháp chọn mẫu trong kiểm toán bởi hiện nay KTV của A&C chọn mẫu chỉ dựa vào kinh nghiệm của KTV và thường là chọn mẫu có số tiền lớn. Khắc phục hạn chế đó, KTV có thể sử dụng các phương pháp sau :

+ Phương pháp chọn mẫu theo xét đoán: phương pháp này dựa vào kinh nghiệm của KTV, dựa vào phân tích mối quan hệ của các nghiệp vụ để

chọn mẫu, thường thích hợp với các KTV có trình độ chuyên môn cao, có nhiều kinh nghiệm phát hiện sai phạm.

+ Phương pháp chọn mẫu có tính hệ thống + Phương pháp chọn mẫu trên cơ sở phân loại

+ Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiênTrong thực tế tại A&C thông thường để giúp những trợ lý kiểm toán viên mới vào nghề hiểu biết hơn về

Một phần của tài liệu KIỂM TOÁN CHI PHÍ bán HÀNG và CHI PHÍ QUẢN lý DOANH NGHIỆP (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(42 trang)
w