VIỆN NGHIIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC VÀ CHÍNH SÁCH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NGUYÊN THỊ ANH THU chủ biên ĐỔI MỚI CHÍNH SÁCH SỬ DỤNG - NHÂNLỤCKHOAHỌGVÀCÔNGNGHỆ TRONG CƠ QUAN NGHIÊN CỨU - PHÁT TRIỂN..
Trang 1VIỆN NGHIIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC VÀ CHÍNH SÁCH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
NGUYÊN THỊ ANH THU (chủ biên)
ĐỔI MỚI CHÍNH SÁCH SỬ DỤNG
- NHÂNLỤCKHOAHỌGVÀCÔNGNGHỆ TRONG CƠ QUAN NGHIÊN CỨU - PHÁT TRIỂN
Trang 2ĐỔI MỚI CHÍNH SÁCH
SỬ DỰNG NHÂN LỰC KHOA HỌC UẢ CÔNG NGHỆ
TRONG CO QUAN NGHIEN COU - PHAT TRIEN
h&
_
Trang 3VIỆN NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC VÀ CHÍNH SÁCH KHOA HỌC YÀ CÔNG NGHỆ
Trang 4MỤC LỤC
Trang Lời nói đầu
Chương một: NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN ĐỐI
MỚI CHÍNH SÁCH SỬ DỤNG NHÂN LỰC KH&CN TRONG
CƠ QUAN NGHIÊN CỨU - PHÁT TRIỂN
1 Đổi mới cơ chế quản lú khoa học uà công nghệ
1 Xu thế đổi mới hệ thống các cơ quan nghiên cứu - phát triển
2 Xu thế đổi mới cơ chế kế hoạch hoá và thương mại hoá hoạt động KH&CN
3 Xu hướng hình thành và phát triển thị trường lao
4 Xu thé tang cường hợp tác trực tiếp giữa các cơ quan nghiên cứu - phát triển với các doanh nghiệp
H Xu thế phát triển của KH&CN
HH Xu hướng tăng cường hợp tác quốc tế của cơ quan nghién cứu - phát triển
Chương hai: HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG NHÂN LỰC KH&CN TRONG CƠ QUAN NGHIÊN CỨU - PHÁT TRIEN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI CHÍNH SÁCH SỬ DỰNG
Trang 5I Vến đề tuyển dụng nhân lực KH&CN trong cơ quan nghiên cứu -phát triển
1 Quy định hiện hành về tuyển dụng nhân lực KH&CN trong cơ quan nghiên cứu - phát triển
2 Hiện trạng tuyển dụng nhân lực KH&CN trong cơ quan nghiên cứu - phát triển
3 Những bước tiến và những bất cập trong chính sách tuyển dung hién nay
Ill Bế trí nhân lực KH&CN trong cơ quan nghiên cứu - phát triển
1 Quy định hiện hành về bố trí nhân lực KH&CN
2 Hiện trạng luân chuyển nhân lực KH&CN
3 Những vấn đề đặt ra trong luân chuyển nhân lực KH&CN
V Đào tạo nhân lực KH&CN trong cơ quan nghiên cứu - phát triển
1 Các quy định về đào tạo nhân lực KH&CN trong
cơ quan nghiên cứu - phát triển
Trang 62 Hiện trạng đào tạo, bồi dưỡng nhân lực KH&CN của cơ quan nghiên cứu — phát triển
3 Những bất cập trong công tác đào tạo
VỊ Đãi ngộ uật chất đối uới nhân lực KH&CN
1 Quy định hiện hành về đãi ngộ vật chất
2 Hiện trạng đối ngộ vật chất đối với nhân lực KH&CN
3 Những bất cập trong đãi ngộ vật chất
VIT Khen thưởng dối uới nhấn lực KIi&CN
1 Quy định hiện hành về khen thưởng
2 Hiện trạng khen thưởng đối với nhân lực KH&CN
3 Những bất cập trong khen thưởng
Trang 7L Cơ sở lý luận của đổi mới chính sách sử dụng nhân lực khoa học uà công nghệ trong cơ quan nghiên cứu -phát triển
1 Tính đặc thù của lao động trong cơ quan nghiên cứu - phát triển
2 Lao động của nhà khoa học và động cơ thúc đấu |
3 Những quan điểm trong đổi mới chính sách sử dụng nhân lực KH&CN
II Một số đề xuất khuyến nghị đổi mới chính sách
sử dụng nhân lực KH&CN trong cơ quan nghiên cứu - phát triển
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 8LỜI NÓI ĐẦU
uốn sách "Đổi mới chính sách sử dụng nhân lực khoa học uà công nghệ (KH&CN) trong co quan nghiên cứu - phát triển" là bết quả nghiên cứu của chuyên dé “Nhân lực nghiên cứu trong cơ quan nghiên
cứu - triển khai" thuộc Dự án "Nghiên cứu uè đào tạo
sau đại học ở Việt Nam - RAPOGEF) uà để tài cấp bộ năm 1999 “Luận cứ khoa học cho uiệc đổi mới chính sách sử dụng nhân lực KH&CN trong co quan nghiên cứu — triển kha”" của tập thể các tác giả cùng uới sự cộng tác của các chuyên gia ở một số uiện, bộ 0ò cơ quan quản lý
Nhân lực KH&CN ngày cang thé hién vai trd quan trọng trong phát triển khoa học uà công nghệ nói riêng, hình tế - xã hội nói chung Các quốc gia đêu đã nghiên cứu điêu ra những chính sách sử dụng nhằm phát huy trí tuệ va khuyến khích đóng góp của nhân lực KH&CN Tuy nhiên sự thành công của các chính sách rất khác nhau Điều này phụ thuộc uòo nhiêu yếu tố,
trong đó tính khoa học, tính khả thi, tính phù hợp oới
điều kiện thực tiên của bản thân các chính sách có ý nghia quan trọng
Trang 9Ở nước tơ, chính sâch sử dụng nhđn lực KH&CN
trong cơ quan nghiín cứu - phât triển (NC-PT)` (được
bùnh thănh trong nhiều thời điểm khâc nhau Có những chính sâch được định ra từ nhiíu năm trước đđy, qua nhiều lđn điều chỉnh, nhưng uí cơ bằn chưa chuyển nhiều, có chăng “bình mới mă rượu cũ” Bín cạnh đó, có chính sâch tuy đê có đối, song qua uận dụng bộc lộ những khiếm khuyết
Từ thực tế đó đòi hôi cần thiết phải nghiín cứu cơ sở
tý luận uằ thực tiễn cho uiệc ban hănh chính sâch mới hay thay đổi chính sâch hiện hănh nhằm tạo động lực cho đội ngũ năy hoạt động có hiệu quả oă từ đó tạo
đột phâ cho phât triểu KH&CN
Mục tiíu nghiín cứu nhằm:
Ö Phđn tích những hợp lý uò bất hợp lý trong chính sâch sử dụng nhđn lực KH&CN hiện hănh;
+ Nhận định bối cảnh tâc động đến yíu cđu đốt mới chính sâch sử dụng nhđn lực KH&CN trong cơ quan NC-PT;
+ÖỔ Phât hiện những mặt được uă chưa được của uiệc
sử dụng nhđn lực KH&CN trong cơ quan NC-PT
uă nguyín nhđn của chúng;
* Trước đđy gọi lă cơ quan nghiín cứu - triển khai (NC-TK) nhưng từ sau khi Luật Khoa học vă Công nghệ ban hănh tín gọi năy được chuyển thănh cơ quan nghiín cứu - phât triển NC-PT)
Trang 10» Trình bùy căn cứ lý luận của oiệc đổi mới chính sách sử dụng nhân lực KH&CN;
ốỔ Đưa ra đề xuốt khuyến nghị có tính chất nguyên tắc trong đổi mới chính sách sử dụng nhôn lực KH&CN trong cơ quan NC-PT
Kết cấu sách gôm 4 chương:
- Chương ]: Những yếu tố tác động đến đổi mới chính sách sử dụng nhân lực KH&CN trong cơ quan NC-TK (do TS Hoàng Xuân Long soạn thảo);
- Chương ÏlÏ: Hiện trựng sử dụng nhân lực KH&CN trong cơ quan NC-TK oà những ấn đề đặt ra đối oới chính sách sử dụng nhân lực KH&CN (do TS Nguyễn Thị Anh Thu, TS Trần Xuôn Định, TS Hoàng Xuân Long soạn thảo);
~ Chương II: Kinh nghiệm xây dựng chính sách
sử đụng nhân lực KH&CN trong cơ quan NC-PT
ở một số nước trơng khu cực (do TS Trên Xuân Định soạn thảo);
- Chương IV: Căn cứ lý luận oà để xuất đổi mới chính sách sử dụng nhân lực KH&CN trong cơ quan NC-PT (do TS Nguyén Thi Anh Thu va CN Trần Chí Đức soạn thảo)
Chúng tôi xin chân thành cắm ơn sự cộng tác tích cực uà hiệu quả của các cộng tác uiên thuộc Bộ
Trang 11KH,CN&MT, Ban Tổ chức CBCP, Lãnh đạo uà một số cán bộ Viện Khoa học Vật liệu (Trung tam KHTN va
CN Quốc gia), Viện Xã hội học (Trung tâm KHXHENV), Viện Kinh tế học (Trung tâm KHXH&NV), Viện Di truyền Nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp oà phát triển Nông thôn), Viện Công nghệ sau thu boạch (Bộ Nông
nghiệp uà Phát triển Nông thôn), Viện Nghiên cứu va
Phát triển Giáo dục (Bộ Giáo duc vd Dao tạo), Viện Vệ sinh Dich té TW (Bộ Y 1Ø, Viện Máy oà Dung cụ Công nghiệp (Bộ Công nghiệp), Công ty Thiết kế Công nghiệp Hoá chất uà các cộng tác uiên khác
Xin chân thành cám dn Viện Nghiên cứu Chiến lược
uà Chính sách KH&CN, Bộ Khoa hoc, Công nghé va Môi trường, Dự án RAPOGE, Nhà xuất bản Khoa học
xổ hội đã giúp đỡ tạo điêu kiện cho chúng tôi thực hiện cuốn sách này
Do thời gian, pham vi nghién cứu hạn hẹp uà khả năng hạn chế của nhóm tác giả, cuốn sách không tránh khỏi những thiếu sót Chúng tôi trong nhận được sự đóng góp xây dựng quý báu của bạn đọc
Tập thể tác giả
Trang 12Chương một NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN ĐỔI MỚI CHÍNH SÁCH SỬ DỤNG NHÂN LỰC KH&CN TRONG CƠ QUAN NGHIÊN CỨU - PHÁT TRIẾN
Chính sách nhà nước đối với sử dụng nhân lực KH&CN là thể hiện thái độ của chính phủ đối với việc thu hút và sử dụng tiềm năng chất xám của họ nhằm mục tiêu phát triển khoa học và công nghệ phục vụ phát triển đất nước và con người Cũng như mọi chính sách khác, chính sách sử dụng nhân lực KH&CN được định ra trong một hoàn cảnh nhất định và được thay đổi khi hoàn cảnh thay đổi hay thái độ của chính phủ thay đổi đối với đội ngũ này Chính sách không phải là một thứ cố định mà được điều chỉnh khi nó tổ ra không thích hợp
Thực tế luôn tên tại mối quan hệ tác động qua lại giữa sử dụng nhân lực và các yếu tế bên ngoài thuộc cơ chế quản lý kinh tế và quản lý KH&CN Nhận thức đúng mối quan bệ chỉ phối này sẽ giúp cho việc điều chỉnh chính sách kịp thời và nâng hiệu quả của hoạt động KH&CN
Các chính sách sử dụng nhân lực KH&CN của nước
ta phần nhiều còn mang tính bình quân chủ nghĩa,
Trang 13quan liêu bao cấp, chưa tính đến yếu tế chuyển đổi của
cơ chế quản lý kinh tế Sự chuyển đổi nền kinh tế từ tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường đang tác động rất mạnh đến các chính sách kinh tế-xã hội trong
đó cố chính sách nhân lực Ngoài ra, những biến đổi dự báo trong tương lai liên quan đến đổi mới cơ chế quản lý KH&CN cũng sẽ cuốn theo sự đổi mới về chính sách nhân lực KH&CN như: đổi mới hệ thống các cơ quan NC-PT; đổi mới cơ chế kế hoạch hoá, chuyển từ tập trung sang hoạt động trên cơ chế thị trường Bản thân
sự phát triển của KH&CN cũng đồi hỏi phải có cách ứng xử mới đối với nhân lực KH&CN
Các yếu tố tác động trực tiếp đến chính sách sử dụng nhân lực KH&CN trong cơ quan NC-PT được phản ánh trong các nhóm sau:
- Đổi mới cơ chế quản lý KH&CN;
~ Xu thế phát triển của KH&CN;
~ Tác động của xu thế hợp tác quốc tế
L ĐỔI MỚI CƠ CHẾ QUẦN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
1 Xu thế đổi mới hệ thống các cơ quan nghiên cứu - phát triển
Thu gọn và sắp xếp lại là xu hướng chung tất yếu của đổi mới hệ thống cơ quan NC-PT thuộc Nhà nước ở
Trang 14Việt Nam hiện nay Trong xu hướng chung đó, có một
số khía cạnh sẽ ảnh hưởng tới vấn đề sử dụng nhân lực NC-PT như:
* Bàng lọc và giảm bớt các cơ quan NC-PT thuộc Nhà nước
* Gấn kết viện nghiên cứu và các doanh nghiệp và trường đại học
* Mở rộng và đa dạng hoá hoạt động của viện nghiên cứu
1.1 Sắp xếp lại các cơ quan NC-PT Nhà nước Trước kia, thời kỳ tập trung quan liêu, bao cấp, số lượng các viện nghiên cứu khoa học đường như được coi
là chỉ số hàng đâu biểu thị tiểm lực KH&CN của đất nước Không chỉ cấp chính phủ mà cả cấp bộ, ngành cũng liên tiếp đứng ra thành lập các viện nghiên cứu Tại thời điểm đầu năm 2000 có khoảng 389 cơ quan NC-PT nhà nước (do Chính phủ quyết định thành lập)'
"Trên thực tế, sự hiện diện của số lượng viện nghiên cứu này lượng không hẳn phản ánh chất lượng của sự phát triển hệ thống các cơ quan nghiên cứu — phát triển Điều này thể hiện qua các mặt sau:
1 Nguyễn Văn Học #iiện trạng hệ thống cơ quan nghiên cứu và triển khai
ở Việt Nam Báo cáo tại Hội thảo khoa học “Nghiên cứu và đào tạo sau
đại học ở Việt Nam”, Hà Nội 27-28 tháng 4 năm 2000
Trang 15- Sự chồng chéo đáng kể về lĩnh vực nghiên cứu của các cơ quan NC-PT Một bộ, một ngành thường có nhiều viện nghiên cứu
~ Kinh phí cấp cho nhân viên nghiên cứu rất ít ỏi
~ Lực lượng nghiên cứu thực sự của viện khá mỗng Xu thế sàng lọc và giảm tỷ lệ cơ quan NC-PT nhà nước là tất yếu khách quan Đã có các chủ trương như sát nhập, giải thể một số viện nghiên cứu (Quyết định
số 789/TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 24/10/96), chủ trương xây dựng phòng thí điểm trọng điểm quốc gia và chắc chắn sẽ còn có nhiều chủ trương khác nữa nhằm góp phần triển khai xu thế này
Quá trình sàng lọc và giảm bớt các cơ quan NC-PT
sẽ không phải là phép cộng đơn giản một số viện nghiên cứu với nhau, mà gắn liền với việc xáo trộn biên chế trong cơ quan NC-PT và vấn để đổi mới chính sách sử dựng nhân lực KH&CN trong cơ quan NC-PT sẽ dẫn đến: Thứ nhất, phải tăng thêm quyền lựa chọn lao động KH&CN cho các đơn vị cơ sở Việc giữ lại ai và bớt ai phải do đơn vị quyết định là chính, bởi chính đơn vị trực tiếp sử dụng lao động KH&CN là người hiểu rổ nhất về đối tượng sử dụng và nhu cầu sử dụng, là người đánh giá xác đáng nhất phẩm chất chuyên môn và đạo đức của từng thành viên đã từng có quá trình hoạt động trong đơn vị đó
Trang 16Thứ hơi, khắc phục tình trạng bí mật trong công tác biên chế cần bộ, xem đây là công việc nội bộ của một bộ phận tế chức, hoặc lãnh đạo Trái lại, cần tiến hành công khai hoá công tác tổ chức để tranh thủ tối đa ý kiến của tập thể
Thứ ba, đối với những lao động KH&CN trong cơ quan NC-PT thuộc diện chuyển đổi hình thức hoạt: động (không thuộc thành phần nhà nước nữa) cần có
chính sách để tạo điều kiện cho họ tự vận động thích
nghỉ với bối cảnh mới Đó là các chính sách về: hỗ trợ quỹ lương trong một thời gian nhất định, bảo hiểm xã hội, bôi dưỡng nâng cao trình độ
1.9 Gắn kết uiện nghiên cứu uới doanh nghiệp
uà trường dai hoc
Tách biệt về mặt tổ chức giữa cơ quan NƠ-PT và doanh nghiệp là một biểu hiện cơ bản và là một nguyên nhân của tình trạng tách rời giữa hoạt động KH&CN và hoạt động kinh tế ở Việt Nam hiện nay Hậu quả của sự tách rời này là rất lớn Do thiếu tác động tích cực của hoạt động KH&CN mà trình độ công nghệ của sản xuất nước ta, về cơ bản, được đánh giá là lạc hậu, thậm chí có lĩnh vực quá lạc hậu Về phía KH&CN, cũng do thiếu gắn bó với sản xuất, mà quy mô và chất lượng của hoạt động đều bị hạn chế đáng kể
Trang 17Xu thế gắn kết viện NC-PT với doanh nghiệp đã được thể hiện trước hết ở chủ trương sắp xếp một số viện nghiên cứu về tổng công ty nhà nước theo tinh thần của Quyết định số 782/TTg ngày 24/10/1996 của Thủ tướng Chính phủ Cách làm này còn có nhiều tranh luận về hiệu quả, nhưng xu thế gắn kết với doanh nghiệp là hướng đi tất yếu trong tương lai của các viện nghiên cứu, đặc biệt là những viện không phải nghiên cứu cơ bản, hàn lâm Điều này chắc chắn sẽ làm thay đổi sự thu hút cán bộ từ khu vực nọ sang khu vực kia theo nhiều đạng khác nhau Như vậy, chính sách sử dụng nhân lực KH&CN trong cơ quan NC-PT không thể đóng kín và cứng như trước đây Chính sách thu nhập, tiển lương và đào tạo cũng phải có thay đổi theo hướng gắn với cơ chế tiền lương trong doanh nghiệp và đào tạo theo yêu cầu hoạt động của doanh nghiệp; thay đổi phương thức quản lý lao động nghiên cứu theo kiểu hành chính hoá, coi trọng chấm “công”, “điểm” sang cách quản lý tính đến việc sử dụng “cơ cấu mềm” trọng
tổ chức nhân sự, nghĩa là sử dụng các “tổ công tác”, tổ
“đặc nhiệm” hay nhóm thực hiện để tài, chương trình Cùng với sự tách biệt giữa viện nghiên cứu và doanh nghiệp, sự tách biệt hoạt động giữa viện nghiên cứu và trường đại học cũng là một bất hợp lý gây nên các ảnh hưởng tiêu cực đối với cả phía nghiên cứu khoa học và phía giảng dạy Do đó, gắn kết hoạt động của viện nghiên cứu và trường đại học là một xu hướng tất
Trang 18yếu Xu thế sắp xếp lại cơ quan nghiên cứu - phát triển
chắc chốn sẽ đòi hồi phải đổi mới chính sách sử dụng
lao động như lựa chọn, bố trí lại nhân lực; chính sách đãi ngộ trong điêu biện mới; chính sách đào tạo, bồi dưỡng để thích nghỉ uôi công uiệc 0.u
` 1.3 Xã hội hoá hoạt động KH&CN uà đa dang hoá các hoạt động nghiên cứu của các uiện nghiên cứu - phát triển
Xã hội hoá hoạt động KH&CN đã được Nhà nước ta ghi nhận và đang có chính sách khuyến khích xu thế này Xã hội hoá phát triển cho phép các tổ chức KH&CN khấp cả nước được bình đẳng trong hoạt động KH&CN; các tổ chức phi chính phủ sẽ được lớn mạnh nhờ khả năng thu hút vốn (tiển tệ và chất xám) trong
xã hội Trong bối cảnh này tất yếu sẽ diễn ra cạnh tranh giữa các tổ chức, để khẳng định sự tên tại và phát triển của chính mình Cơ quan NC-PT nhà nước không còn được thiên vị nhiều và chắc chấn phải có phương sách trong xác định hướng nghiên cứu và sử dụng cán
bộ để nâng cao hiệu quả, uy tín
Đa dạng hoá các loại hình và hoạt động của các tổ chức KH&CN đang là một xu hướng phát triển mạnh ở nước ta Bên cạnh các cơ quan nghiền cứu- phát triển nhà nước, các đơn vị NC-PT khác đã và đang tăng lên
về mặt số lượng cũng như số lao động Theo số liệu của
Trang 19Văn phòng Đăng ký hoạt động khoa học (Bộ KH,CN
&MT), tại thời điểm tháng 2-1999, bên cạnh 472 tổ chức KH&CN nhà nước còn có 29 tổ chức KH&CN thuộc doanh nghiệp nhà nước; 259 tổ chức KH&CN tập thé và 2 tổ chức KH&CN tư nhân Hoạt động của các
tổ chức đa dạng trên các mặt sau:
- Đa dạng hoá các sản phẩm nghiên cứu KH&CN:
mở rộng các đối tượng và phạm vi nghiên cứu, nâng cấp hàm lượng khoa học của các đề tài;
- Đa dạng hoá các phương thức tổ chức đề tài;
- Đa dạng hoá các phương thức ứng dụng kết quả nghiên cứu vào sản xuất;
— Đa dạng hoá các hoạt động dịch vụ khoa học: dịch
vụ tư vấn, dịch vụ thông tin, dịch vụ đào tạo, dịch
vụ cung cấp, sửa chữa và bảo dưỡng thiết bị, dịch
Trang 20Đổi mới chính sách về sắp xếp lao động trong cơ quan NC-PT sé mang lại lợi ích cho cả cá nhân và tập thể Hoạt động KH&CN vốn gắn liển với tính sáng tạo, tính sáng tạo này chỉ được phát huy trong bầu không khí chủ động, tự nguyện và dân chủ Nhà khoa học phải được làm công việc phù hợp với năng lực và
sở trường, nhưng đồng thời cũng đòi hỏi họ phải có tâm huyết va say mê Đó chính là một cd sở để nâng cao năng suất lao động của lao động nghiên cứu — phát triển
Đổi mới các cơ quan NC-PT đã đặt ra các yêu cầu đối mới chính sách sử dụng nhân lực KH&CN trên một
số khía cạnh uê tuyển chon va sang lọc lao động, giảm bớt hàng rào thuyên chuyển lao động KH&CN giữa uiện
- doanh nghiệp - trường đại học Nội dung cụ thể của đòi hỗi này là: nếu hông có sự sửa đổi chính sách sử dụng lao động trong các cơ quan NC-PT của Nhà nước thì sẽ không thể diễn ra đổi mới vé hệ thống cắc co quan NC-PT Thậm chí, có những khía cạnh đổi mới chính sách lao động phải đi trước, mở đường cho đổi mới hệ thống cơ quan NC-PT
2 Xu thế đổi mới cơ chế kế hoạch hoá và
thương mại hoá hoạt động KH&CN
Cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp luôn cân đối mọi hoạt động theo một ý chí chủ quan
Trang 21Kinh phí cấp cho hoạt động KH&CN, lực lượng lao động phân bổ cho KH&CN, địa chỉ ứng dụng KH&CN đều phải thực hiện theo một sơ đồ định sẵn, phản ánh ý đồ quan liêu nào đó Do đó, đổi mới cơ chế kế hoạch hoá là một tất yếu khách quan
Đổi mới cơ chế kế boạch hoá KH&CN theo hướng
Nhà nước chỉ xây dựng kế hoạch định hướng kết hợp với việc mở rộng tối đa quyền tham gia của cộng đồng khoa học, doanh nghiệp và các thành phần xã hội khác nhằm gắn các chương trình, để tài, dự án nghiên cứu với nhu cầu sản xuất và xã hội; từng bước xoá bỏ phân
bố kế hoạch thực hiện biện pháp quản lý hạng mục theo chế độ đấu thầu, chế độ hợp đông và chế độ trách nhiệm; giao quyển tự chủ cho cơ sở trong xây dựng kế hoạch theo nhu cầu thị trường và phương hướng phát triển trong tương lai
Cùng với cơ chế đổi mới kế hoạch là quá trình đẩy mạnh thương mại hóa hoạt động KH&CN Dựa trên cơ chế thị trường, hoạt động KH&CN sẽ tạo nền sự gắn kết khá hợp lý với hoạt động sản xuất:
- Thông qua quy luật cung cầu, cơ chế thị trường tạo điều kiện cho hoạt động của các đơn vị khoa học và đơn
vị sản xuất gặp nhau, hoạt động cung cấp các sản phẩm
KH&CN và nhu cầu về KH&CN luôn vận động theo xu
hướng tiến tới cân đối với nhau
Trang 22~ Thông qua quy luật cạnh tranh, cơ chế thị trường đồi hỏi các đơn vị khoa học phải nỗ lực, năng động hướng hoạt động của mình vào phục vụ hoạt động sản xuất, và ngược lại, các đơn vị sản xuất phải nhậy bén và tích cực nắm bắt những kết quả mới của hoạt động KH&CN Quy luật cạnh tranh đảm bảo cho mọi lực lượng sản xuất có cơ hội tham gia vào mối quan hệ giữa KH&CN và sản xuất
Thương mại hoá hoạt động KH&CN và tạo lập thị trường KH&CN là chủ trương đặt ra từ Hội nghị lần thứ bay BCH Trung ương Đảng (Khoá VI) và được khẳng định lại trong Nghị quyết Đại hội Đảng VI và Nghị quyết Hội Nghị lần thứ 2 (Khoá VITD Trong phát biểu tại Hội nghị Hội déng Trung ương Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam lần thứ 6; Thủ tướng Phan Văn Khải đã khẳng định: “Chính phủ quyết tâm làm hết sức mình để tạo ra thị trường KH&CN Trên thị trường ấy, mợi sản phẩm nghiên cứu, ứng dụng công nghệ mới như dịch vụ tư vấn khoa học
và công nghệ đều phải được coi là hàng hoá đặc biệt cần phải được trả giá tương xứng với hiệu quả kinh tế
nó mang lại ”
Xu hướng đổi mới cơ chế kế hoạch hoá và thương mại hoá hoạt động khoa học và công nghệ đồi hỏi phải điều chỉnh chính sách sử dụng nhân lực KH&CN trong các cơ quan NC-PT trên các khía cạnh sau:
Trang 23Thứ nhất, xoã bỏ phương thức hoạt động theo cơ chế
kế hoạch hoá tập trung và đẩy mạnh thương mại hoá hoạt động KH&CN Trong bối cảnh này, việc bao cấp về lương và biên chế suốt đời sẽ thay đổi Số lượng và cơ cấu nhân lực KH&CN của những cơ quan nghiên cứu — phát triển gắn với thị trường sẽ do khả năng mở rộng quy mô về công việc và khả năng tài chính của chính
họ Tiển công và thu nhập của họ sẽ phụ thuộc vào những công việc và kết quả hoàn thành Công việc càng nhiều cơ hội tăng thu nhập càng lớn Cơ quan NC-PT nhận việc phải trên cơ sở đơn đặt hàng của các đơn vị kinh tế, của nhà quản lý, của Nhà nước và phải thực hiện lựa chọn khách quan và khoa học
Thứ hai, trong bối cảnh cạnh tranh (cạnh tranh trong đấu thầu và cạnh tranh trong thị trường KH&CN), vấn đề nhân tài có ý nghĩa quyết định đối với các đơn vị NC-PT Trên thực tế, uy tín của một tổ chức nghiên cứu chủ yếu do uy tín của một số lao động khoa học chủ chốt của viện đó quy định; hiệu quả công việc của một tập thể nghiên cứu là do hiệu quả làm việc của
số cán bộ khoa học có khả năng làm chủ và chủ trì công trình chi phối Cạnh tranh giữa các đơn vị NC-PT, về thực chất, là cạnh tranh giữa những nhà khoa học chủ chốt của các viện đó Như vậy, phải có một chế độ ưu đãi và trọng dụng đặc biệt đối với những cán bộ nghiên cứu giỏi trong các cơ quan NC-PT: đặt họ ở vị trí khoa
Trang 24>„—_
học xứng đáng, coi trọng chức danh khoa học và trao quyền quyết định trong nghiên cứu cho họ thay vì sự can thiệp của nhà lãnh đạo; đãi ngộ xứng đáng thông qua thu nhập từ nghiên cứu; sử dụng họ khi ở tuổi về hưu nhưng còn tài năng cống hiến
Thứ ba, thực hiện công khai hoá các thông tin về đấu thầu và các đơn đặt hàng, nhu câu thị trường KH&CN đến tới từng cán bộ nghiên cứu Đồng thời thực hiện việc đân chủ hoá trong việc đăng ký tham dự đấu thầu, trong việc góp ý vào kế hoạch hành động của đơn vị
Thứ tư, cũng như cán bộ khoa học đầu ngành, đội ngũ cán bộ lãnh đạo trong các cơ quan nghiên cứu có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với số phận của tập thể cơ quan đó Họ phải là người có năng lực quyết định trong lựa chọn hướng hoạt động của cơ quan và sử dụng con người theo phương sách “đúng người, đúng việc”, không
sợ sử dụng người tài hơn mình và đặc biệt là lợi ích và trách nhiệm của họ phải gắn với kết quả hoạt động của
cơ quan NC-PT Chừng nào chưa có sự ràng buộc này thì mọi cố gắng trong thay đổi cơ chế quản lý đều chưa thể biến thành hiện thực
Thứ năm, với việc biến động về lao động KH&CN của cơ quan NC-PT đòi hỏi phải có chế độ bảo hiểm thất nghiệp cho các nhà khoa học
Trang 25Trong bối cảnh đổi mới cơ chế kế hoạch hoá uò thương mại hoá hoạt động KH&CN đòi hỏi chứnh sách lao động phải tạo điều kiện uà bắt buộc lao động KH&CN phải thực sự năng động, tăng cường tự chủ, tăng cường uai trò cá nhân của những nhà khoa học hòng đâu, tăng cường khỏủ năng tiếp xúc của các cá
nhân nhà khoa học uới cơ chế thị trường Những đổi
mới chính sách nói trên đêu là sự cần thiết nhằm giúp các cơ quan NC-PT thích nghỉ uới môi trường hoạt động mới
3 Xu hướng bình thành và phát triển thị trường lao động KH&CN
Cùng với quá trình chuyển sang cơ chế thị trường, tất yếu sẽ hình thành thị trường lao động KH&CN ở một khía cạnh nào đó, thị trường này đã bước đầu hoạt động ở nước ta Đã xuất hiện các trung tâm giao dịch, đầu mốt của cung và cầu về lao động trong đó có cả lao động KH&CN Người sử dụng lao động và người lao động đang tạo ra các hình thức thoả thuận giá cả sức lao động dựa trên quy định của Nhà nước về lương tối thiểu Người lao động có cơ hội lựa chọn nơi làm việc và mức thu nhập tương ứng Người sử dụng lao động có quyển lựa chọn người lao động theo yêu cầu tiêu chuẩn
họ cần Như vậy ở mức độ nào đó đã tạo ra cạnh tranh giữa những người sử dụng lao động KH&CN, giữa khu vực nhà nước và phi chính phủ; giữa cơ quan nghiên
Trang 26„7m
cứu — phát triển và doanh nghiệp hay các tổ chức quốc
tế Hiện tượng “chảy máu chất xám” trong khu vực cơ quan NC-PT nhà nước sang khu vực khác đã và đang điễn ra, do nhiều nguyên nhân, trong đó lương là một ngủyên nhân quan trọng Nếu như tình trạng tiền lương không thay đổi, biên chế không có đảo biến, thì tình trạng người cần đi thì không đi, người cần về thì
họ không về và sẽ lâm vào tình trạng hụt bằng nhân lực và suy giảm năng lực nội sinh trong cơ quan NC-PT nhà nước Cơ chế dân chủ trong cơ quan NC-PT cũng là một yếu tố để giảm bớt sự cạnh tranh giữa các tổ chức
về lao động giỏi
Tạo lập và phát triển thị trường lao động KH&CN
sẽ đặt nhân lực KH&CN trong cơ quan NC-PT nhà nước vào tình huống phải cạnh tranh, cơ quan NC-PT nhà nước muốn thu hút được cán bộ giỏi phải tự hoàn thiện và đổi mới Lao động khoa học và công nghệ hiện nay không chỉ quan tâm đến chỗ làm ổn định, hợp với chuyên môn mà còn cần cố thu nhập cao, môi trường làm việc tốt, nâng cao trình độ Lương, tiền công và thu nhập sẽ chịu chỉ phối khá lớn của yếu tố thị trường
Xu thế hình thành thị trường lao động KH&CN đặt các cơ quan NC-PT của Nhà nước trước sức ép cạnh tranh to lớn trong uiệc thu hút nhôn tài KH&CN Sức
ị quan NC-PT của Nhà nước phải thay đổi trên nhiêu
Trang 27mặt nhằm tạo ra sự hấp dẫn so uới các tổ chức khác cũng cần thu hút lao động KH&CN
4 Xu thế tăng cường hợp tác trực tiếp giữa các cơ quan nghiên cứu ~ phát triển với các doanh nghiệp Bên cạnh xu hướng thương mại boá hoạt động KH&CN, trên thực tế, còn tổn tại một xu hướng nữa là gắn kết chặt chế giữa khoa học-sản xuất-chính quyền Trên thế giới kinh nghiệm về “chùm/nhóm liên kết ” (regional and local Industrial clustering) dang rat dudc phổ biến Đặc điểm của “chùm/nhóm liên kết? là mối liên hệ chặt chế bao gồm nhiều thành phần: các ngành công nghệ, các tổ chức thương mại, các tổ chức khoa học
và công nghệ, chính quyền địa phương Ở đây KH&CN
Mô hình “chùm/nhóm liên kết” đối với chúng ta là vừa mới mẻ nhưng cũng không hoàn toàn xa lạ Với sự năng động, thành phố Hồ Chí Minh đã chủ trương thực thi một phương thức liên kết giữa cơ sở KH&CN, các sở ban ngành, các đơn vị sản xuất-dđịch vụ, các trường đại học nhằm phát huy cao nhất sức mạnh tổng hợp trên
địa bàn thành phố Nói chung, có thể khẳng định xu
hướng hình thành “chùn/nhóm liên kết” sẽ ngày càng
rõ nét ở nước ta `
Trang 28„—
Ngoài khía cạnh đồi hỏi tăng quyền chủ động với
cơ quan NC-PT (trong việc lựa chọn bên đối tác ), thì xu hướng tăng cường hợp tác trực tiếp giữa cơ quan và doanh nghiệp (theo kiểu “chùm/nhóm liên kết”) còn đặt ra vấn để phát triển mạnh các hợp đồng nghiên cứu khoa học do cá nhân chủ trì và chịu trách nhiệm trong các cơ quan nghiên cứu -phát triển Việc này tạo cơ hội cho các nhà khoa học tự do đến với các doanh nghiệp, không phải bằng mệnh lệnh hành chính mà bằng chính uy tín, năng lực và kết quả hoạt động nghiên cứu của mình Ngược lại, doanh nghiệp chọn được đúng người để giao nhiệm vụ và xắc định trách nhiệm, không còn là trách nhiệm tập thể hay của cơ quan chung chung mà là cá nhân có tên họ, địa chỉ và chức danh
IL XU THẾ PHÁT TRIỂN CỦA KH&CN
Cách mạng KH&CN bắt đầu từ thập kỷ 80 của thế
ky XX sẽ còn tiếp tục diễn ra trong những thập ky dau của của thế kỷ XXI Hơn nữa, trong giai đoạn mới đây
sự phát triển của KH&CN sẽ đạt tới trình độ cao hơn:
- Khoa học và công nghệ ngày càng gắn kết chặt chẽ với nhau Tri thức khoa học là nền tảng của sáng tạo công nghệ Trong giá trị gia tăng của sản phẩm công nghệ cao, hàm lượng trí tuệ ngày càng đóng vai trò quyết định
Trang 29- Tốc độ phát triển của KH&CN sẽ càng nhanh chóng Sự sản sinh tri thức KH&CN phát triển theo cấp
số nhân Nhờ tiến bộ của kỹ thuật tin học, thông tin, các tri thức sẽ được phổ biến với tốc đệ nhanh chưa từng thấy
~ Trong thế kỷ tới, sự phân hoá của bản thân các ngành khoa học và sự đi sâu vào vi mô vẫn sẽ là một hướng phát triển quan trọng của KH&CN Đồng thời
xu thế tiến vào vĩ mô, đan xen nhau giữa các ngành khoa học cũng điễn ra mạnh mẽ Các mối khoa học liên ngành sẽ giữ vai trồ to lồn trong việc giải quyết những vấn để nẩy sinh trong giai đoạn mới của xã hội loài người
Trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ đó, việc đào tạo, bổi dưỡng, nâng cao trình độ của lao động KH&CN trong cơ quan NC-TK là rất cân thiết và theo các hướng sau đây:
Thứ nhất, có chính sách khuyến khích đội ngũ KH&CN thường xuyên bổi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn theo hướng sâu một chuyên môn, rộng về kiến thức tổng hợp
Thứ hai, tạo điều kiện để người lao động tham gia các lớp học nâng cao trình độ chuyên môn Coi đầu tư đào tạo cho lao động trong cơ quan NC-~PT là đầu tư cho hiệu quả hoạt động của cơ quan trong tương lai
Trang 30-—
Thứ bơ, ngoài đào tạo ở các trường học, cần tạo điều kiện cho lao động KH&CN được đào tạo thông qua việc hợp tác nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước, đào tạo qua công việc và khuyến khích đào tạo suốt đời
Xu thế phát triển mạnh mẽ của cách mạng KH&CN vừa mổ ra cơ hội, vừa đặt ra thách thức đối với các nhà khoa học Yêu cầu đối với đổi mới chính sách sử dụng nhân lực KH&CN là tạo điểu kiện cho lao động KH&CN trong các cơ quan NC-PT của Nhà nước khai thác mọi cơ hội và vượt qua các thách thức của cách mạng KH&CN
II XU HƯỚNG TĂNG CƯỜNG HỢP TÁC QUỐC TẾ
CỦA CƠ QUAN NGHIÊN CỨU - PHÁT TRIỂN
Hợp tác quốc tế về KH&CN đang là xu hướng phát triển mạnh mẽ trên toàn thế giới Nghiên cứu và triển khai các thế hệ công nghệ mới ngày càng phức tạp, đồi hỏi những năng lực trí tuệ cũng như chỉ phí rất lớn mà một nước riêng biệt thường không thể tự mình làm
"được Hơn nữa, cũng đang xuất hiện những vấn để mang tính chất toàn cầu liên quan tới lợi ích của cả thế giới hoặc một nhóm lồn các nước trên thế giới Việc mở rộng hợp tác quốc tế không chỉ diễn ra trong phạm vi quốc gia, ngành mà kể cả các tổ chức Ngày càng nhiều đối tác và đa đạng hoá các hình thức cũng như nội dung hợp tác: hợp tác song phương, đa phương; hợp tác trong
Trang 31đào tạo cán bộ khoa học, trong nghiên cứu; hợp tấc trong sử dụng thông tin
Để tăng cường hợp tác quốc tế, doi hỏi phải có chính sách thích hợp trong tình hình hiện tại đối với nhân lực KH&CN trong các cơ quan NC-PT Các mối quan hệ phải cổi mổ và đơn giản hoá thủ tục đi lại trong và ngoài nước; nâng tầm của cán bộ KH&CN, mà trước hết
là khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ quốc tế; tạo cấc điểu kiện thuận lợi để thu hút chuyên gia nước ngoài đóng góp chất xám dưới nhiều đạng khác nhau: tư vấn, đào tạo, hỗ trợ hướng dẫn kỹ thuật và thậm chí cả đồng góp tài chính và cơ sở vật chất cho nghiên cứu Trong lúc khả năng đầu tư của chúng ta có hạn thì sự giúp đỗ quốc tế có ý nghĩa không nhỏ Cái cần thiết hơn cả vẫn
về đào tạo cán bộ có trình độ
Tóm lợi, có thể khẳng định xu thế đổi mới hệ thống của cac cd quan NC-PT, đổi mới cơ chế kế
tăng cường hợp tác trực tiếp giữa cơ quan NC-PT với các doanh nghiệp, sự hình thành thị trường lao động KH&CN, tăng cường hợp tác quốc tế, phát triển mạnh mẽ cuộc cách mạng KH&CN là những nhân tố khách quan, trực tiếp tác động và đòi bỏi sự đổi mới chính sách sử dụng nhân lực KH&CN trong cơ quan NC-PT Trong mối quan hệ chỉ phối này, chính sách
Trang 32sử dụng nhân lực KH&CN trong co quan NC-PT trong tương lai phải:
« Đổi mới diễn ra khá toàn diện trên nhiều mặt
và sâu sắc Tính chất toàn diện của đổi mới chỉnh sách sử dụng nhân lực KH&CN trong cơ quan NC-PT
là do tính chất toàn diện của đổi mới hệ thống KH&CN nói chung qui định ở đây, thay vì khẩu hiệu
- “đổi mới? chung chung, các nội dung của đổi mới chính sách sử dụng lao động của cán bộ KH& CN trong cơ quan NC-PT có các định hướng rất cụ thể là đáp ứng yêu cầu đòi hỏi có xu hướng sàng lọc và giảm bớt các cơ quan NC-PT, hợp nhất các viện nghiên cứu vào doanh nghiệp
«e Đổi mới chính sách sử dụng nhân lực KH&CN trong cơ quan NC-PT là quá trình đa dạng qui định bởi tính chất đa đạng của đổi mới hệ thống KH&CN nói chung Chẳng hạn, nếu như bên cạnh các viện nghiên cứu ứng dụng có thể thương mại hoá kết quả nghiên cứu vẫn còn tên tại nhiều viện không dễ hoạt động theo
cơ chế thị trường (phần lớn các viện nghiên cứu cơ bản) thì chính sách sử dụng nhân lực KH&CN trong 2 lơại viện đó cũng phải khác nhau Q
-e Đổi mới chính sách sử dụng nhân lực KH&CN phải tương ứng đồng bộ với các bước đi của đổi mới hệ thống KH&CN nói chung
Trang 33« Đổi mới chính sách sử dụng nhân lực KH&CN trong cơ quan NC-PT là việc làm vừa khó khăn, vừa thuận lợi Khó khăn là do vấp phải sức ỳ của cơ chế cũ cùng với những lợi ích cũ Thuận lợi là có sự tác động
hỗ trợ của các quan hệ đang trên đà đổi mới của hệ thống KH&CN nói chung, hơn nữa, đổi mới ở đây có xu hướng phù hợp với những đặc trưng tự nhiên của lao động KH&CN
Trang 34Chương hai HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG NHÂN LỰC KH&CN TRONG CƠ QUAN NGHIÊN CỨU-PHÁT TRIEN
VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI CHÍNH SÁCH SỬ DỤNG NHÂN LỰC KH&CN
I CO CAU DOI NGU KHOA HOC VA CONG NGHỆ TRONG CO QUAN NGHIEN CUU - PHAT TRIEN
Cuối năm 1995, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường cùng với Tổng cục Thống kê tiến hành điều tra tiềm lực KH&CN tại 233 đơn vị KH&CN (trong đồ 85,1% là đơn vị hoạt động nghiên cứu khoa học và phat triển công nghệ) Kết quả điểu tra cho thấy, trong số
233 đơn vị KH&CN tại thời điểm 1/7/1995 có 22313 lao động, trong đó có 123 giáo sư và 390 phó giáo sư, chiếm 2,2% tổng số lao động, 186 tiến sĩ khoa học, 1977 tiến
sĩ, chiếm 9,7%; 346 thạc sĩ, chiếm 1,B% Nếu tính toàn
bộ lao động có trình độ trên đại học, con số là 2B09 người, chiếm 11,2% Số có trình độ đại học, cao đẳng là
11447 người, chiếm 51,3% Số có trình độ trung cấp là
3108, chiếm 13,9% và trình độ khác là 5249 người, chiếm 23,6%
Trang 35Về qui mô lao động, bình quân mỗi đơn vị có 95,8 người Số đơn vị có dưới 50 lao động chiếm 45,1%; số có
từ B1-100 lao động chiếm 99 23%; con lại số đơn vị có trên 100 lao động trở lên, chiếm 32,6%
Tói thời điểm tháng 4/1999, Viện Nghiên cứu Chiến lược và Chính sách KH&CN đã tiến hành điều tra về nhân lực, tài chính, kết quả hoạt động KH&CN của 74 viện nghiên cứu — phát triển trong khuôn khổ của Dự
án “Nghiên cứu và đào tạo sau đại học ở Việt Nam” Theo kết quả điều tra này, tổng số lao động của 74 viện tại thời điểm 31/12/1998 là 13 388 người, bình quân
các viện đã có xu hướng tăng lên đáng kể
Về mặt trình độ, trong số 13388 lao động của 74 viện có 3ð8 giáo sư và phó giáo sư, chiếm 2,67%; 1299 tiến sĩ khoa học và tiến sĩ, chiếm 9, 7%; 459 thac si, chiém 3,43%; 6573 người có trình độ đại học và cao đẳng, chiếm 49 ,1%; 1399 người có trình độ trung cấp chiếm 10,45%; loại khác là 2888 người, chiếm 21,B7%., 8o với giữa năm 1995, tỉ lệ giáo sư, phó giáo sư ở cuối năm 1998 đã tăng lên chút ít (từ 2,2% lên 2 ,67%) va ti
lệ thạc sĩ tăng lên đáng kể (từ 1,B% lên 3 ,43%) Trong khi đó tỉ lệ lao động có trình độ trung cấp giảm từ 13,9% xuống còn 10,45%,
Cơ cấu lao động theo trình độ khác nhau trong các ngành, lĩnh vực khoa học Tỉ lệ tiến sĩ khoa học và tiến
Trang 36—_
sĩ:so với tổng số lao động cao nhất trong lĩnh vực khoa học tự nhiên (25,66%), sau đó là khoa học xã hội và nhân văn (21,19%), khoa học y dược (7,03%), khoa học
kỹ thuật (6,35%) và thấp nhất là khoa học nông, lâm, ngư (4,43%) TỈ lệ giáo sư và phó giáo sư cao nhất trong lĩnh vực khoa học tự nhiên (9,24%), khoa học xã hội và nhân văn: 4,61%, khoa học y dược: 3,06%, khoa học kỹ thuật: 1,28%, khoa học nông, lâm, ngư: 1,06% Đối với lao động có trình độ đại học cao đẳng thì tỉ lệ cao nhất lại thuộc lĩnh vực khoa học kỹ thuật (B7,05%) sau đồ là khoa học xã hội và nhân văn (66,84%), khoa học tự nhiên (46,6%), khoa học y dược (42,71%) và cuối cùng
là khoa học nông, lâm, ngư (38,32%) Lãnh vực có tỉ lệ lao động với trình độ trung cấp cao nhất là y dược (18,25%), lĩnh vực khoa học kỹ thuật: 12,92%, khoa học nông, lâm, ngư: 10%, khoa học xã hội và nhân văn: 4,22%, khoa học tự nhiên: 3,71%
Có thể so sánh cơ cấu lao động khoa học và công nghệ trong các viện NC-PT thuộc các lĩnh vực khoa học công nghệ qua sơ đê 1
Về độ tuổi, đa phân nhân lực trong các viện thuộc
độ tuổi từ 35 đến B0 (46,86%) Có 30,64% nhân lực thuộc độ tuổi dưới 35, 15,35% thuộc đổ tuổi từ 51-60 và
trên 60 tuổi là 2,19%
Trong tổng số lao động của các viện NC-PT có 78,75% thuộc điện biên chế nhà nước, 16,89% thuộc
Trang 37diện hợp đồng với thời hạn trên một năm, 4,17% thuộc diện hợp đồng đưới một năm, và 0,18% lao động chưa được phân loại So với năm 1995, tỉ lệ lao động hợp đông tăng từ 12,9% so với tổng số lên 21,06%
Sơ đổ 1: Cơ cấu nhân lực KH&CN của các lĩnh vực KH&CN
CƠ CẤU NHÂN LỰC KH&CN LĨNH VỰC KHTN
12.92%
Trang 38CG CAU NHAN LUC KH&CN LINH VUC
KHOA HOC Y DƯỢC
Trang 39Xét trên tổng thể các cơ quan NC-PT được điều tra,
tý lệ lao động nghiên cứu chiếm vào khoảng B5,B8%, trong đó, các viện nghiên cứu thuộc lĩnh vực nghiên cứu khoa học tự nhiên chiếm vào khoảng 67, 49%, còn các viện nghiên cứu thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn có tỷ lệ là 66,76%, còn trong các viện nghiên cứu thuộc các lĩnh vực nghiên cứu khác, tỷ lệ cán bộ nghiên cứu chỉ chiếm vào khoảng 50%
II VẤN ĐỀ TUYỂN DỤNG NHÂN LỰC KH&CN TRONG
CO QUAN NGHIÊN CỨU - PHÁT TRIỂN
1 Quy định hiện hành về tuyển dụng nhân lực KH&CN trong cơ quan nghiên cứu - phát triển Việc tuyển dụng nhân lực KH&CN vào cơ quan nghiên cứu — phát triển thực hiện theo Pháp lệnh Cán
bộ, công chức (đối với những người thuộc biên chế nhà nước) và Bộ luật Lao động được công bố ngày 5/7/1998 (đối với những người tuyển theo hợp đồng)
Tuyển người oào biên chế nhà nước theo Pháp lệnh Cán bộ, công chức được cụ thể hoá trong Nghị định 95/1998 — CP của Chính phủ ngày 17/11/1998; Thông
tư số 04/1999/TT-TCCP ngày 20/3/1999 của Ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ hướng dẫn thực hiện Nghị định 95/1998/NĐ-CP; Quyết định số 466/1998/ QĐ-TCCP- BCTL ngày 5/9/1998 của Bộ trưởng, Trưởng ban Tổ
Trang 40mm
chức — Cán bộ Chính phủ ban hành quy chế về việc tổ chức thi tuyển công chức Các quy định cơ bản về tuyển dụng công chức là:
'“a Việc tuyển dụng phải căn cứ vào nhu cầu công việc,
cố vị trí công tác và theo chỉ tiêu biên chế được giao;
« Người được tuyển dụng phải có phẩm chất đạo đức tốt, đáp ứng được tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ của ngạch tuyển vào;
e Việc tuyển dụng công chức phải thông qua kỳ thi theo quy chế thi tuyển: trước 30 ngày thi tuyển, các cơ quan phải thông báo công khai về điểu kiện, tiêu chuẩn, số lượng cần tuyển trên các phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương để mợi người biết và đăng
ky du thi
« Nội dung thi tuyển do các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ quản lý ngành chuyên môn xây dựng và ban hành, sau khi có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ;
« Các cơ quan có thẩm quyền quản lý và tổ chức thi tuyển là: các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
«ồ Hội đồng thi ở cơ quan Trung ương bao gồm: Chủ tịch hội đồng (là đại diện lãnh đạo bộ, cơ quan ngang