ae Chuong ba
KINH NGHIỆM SỬ DỤNG NHÂN LỰC
KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRONG CƠ QUAN NGHIÊN CỨU - PHÁT TRIEN Ở MỘT SỐ NƯỚC
TRONG KHU VỰC
Nghiên cứu kinh nghiệm của các nước trên thế giới, nhất là các nước trong khu vực châu Á về vấn đề sử
dụng nhân lực KH&CN trong cơ quan nghiên cứu -
phát triển có vai trò quan trọng và là vấn để rất
cần thiết đối với người sử dụng lao động nói chung,
các nhà hoạch định chính sách KH&CN nói riêng
„ "Thực tế rất phong phú, đa dạng Có thể nói, có
những kinh nghiệm hay của quốc gia này nhưng không
thể lặp lại nguyên dạng cho một quốc gia khác, vì điểu
kiện kinh tế - xã hội, văn hoá khác nhau Tuy nhiên bài
học thành công hay thất bại cũng như cách giải quyết vấn đề lại rất bổ ích cho chúng ta về phương pháp luận
cũng như cách tư duy trong việc nghiên cứu và đề xuất
chính sách Trong khn khổ một quyển sách chuyên khảo, nhóm tác giả trình bày những nghiên cứu về
Trang 2¬ các nước Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan, Philippines
và Singapore; đây là những kinh nghiệm có thể tham
khảo trong việc hoạch định và thực thi một số chính
sách sử dụng nhân lực KH&CN trong cơ quan nghiên
cứu - phát triển ở nước ta
1 TRƯNG QUỐC
1 Thiết lập hệ thống thi tuyển vị trí làm việc Vị trí làm việc của cán bộ KH & CN được xác định bởi cấu trúc hợp lí và tỷ lệ thích hợp của đội ngũ cán bộ
trong nhiệm sở với các loại hình cán bộ có trình độ cao
cấp, trung cấp và sơ cấp Số vị trí làm việc cũng như
những yêu cầu về trách nhiệm, trình độ, nhiệm kỳ v.v được xác định trước Mỗi cán bộ KH & CN muốn chiếm được một chỗ cần phải là người chiến thắng trong ky thi tuyển Để cho khách quan, lãnh đạo hành chính quyết
định một hội déng tuyển chọn, công bố trước các yêu
cầu, chức trách, trình độ đòi hỏi, nhiệm kỳ và mức
lương thích hợp :
Hình thức thi tuyển hoặc thử thách cũng được ấp
dụng trong đánh giá cán bộ KH & CN Kết quả của nó
liên quan trực tiếp đến việc tăng lương, thưởng, phạt,
kết thúc hoặc kéo dài hợp đồng v.v Hệ thống quản lý
mới này được áp dụng ở Trung Quốc từ năm 1984 dưới
dạng thử nghiệm Với kết quả và kinh nghiệm thu
Trang 3yết nhiều lĩnh vực, trong đó có hệ thống nghiên cứu
khoa học Hình thức quản lý mới đang phát huy cao độ vai trò, trách nhiệm và khả năng của đội ngũ cần
bệ, KH & CN, khuyến khích họ đóng góp ngày một
nhiều hơn cho sự nghiệp phát triển của KH & CN,
quá trình tăng trưởng kinh tế và cơng cuộc hiện đại hố đất nước
„9 Chính sách tiển lương
Chính phủ Trung Quốc quy định hệ số chênh lệch giữa lương khởi điểm của cử nhân trong cơ quan NC- TK và lương tối thiểu trong nền kinh tế là 2,7 Hệ số
này không cao, ở mức trung bình khá so với các nước đang phát triển Tuy nhiên, trong thực tế có sự khuyến
khích đáng lưu ý:
- Khuyến khích lương cho nhân lực KH&CN chuyển
về làm việc tại nông thôn, vùng xa, biên giới Khi đi làm việc (lâu dài cũng như tạm thời) tại các vùng xa xôi, đặc biệt là các vùng biên giới, nhân lực khoa học được
hưởng lương thêm với hệ số trung bình cõ 1,5 Chính
sách này đóng vai trị quan trọng trong việc ổn định và
tăng cường đội quân KH&CN ở vùng nông thôn cũng
như nơi xa Xôi
- Khuyến khích tăng thu nhập, tiền thưởng bằng
hoạt động KH&CN Cho phép các nhà khoa học và kỹ
Trang 4để tham gia các hoạt động khác có liên quan đến phát triển KH&CN Các cơ quan kinh tế (Nhà nước, không
của Nhà nước) được quyển ký kết hợp đổng lao động với mức lương không hạn chế Đối với người giỏi, mức lương
có thể gấp 10 lần so với khi làm việc cho Nhà nước
3 Chính sách đào tạo
Trung Quốc đặc biệt nhấn mạnh vai trò của phát
triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực KH&CN Triết lý của Trung Quốc là: thiết bị là phần “cứng”, cơng
nghệ là phần “mềm” cịn nguén nhân lực trình độ cao là phần “sống” Thiếu phần “sống” thì cả phần “cứng”, phần
“mềm” đều không vận hành có hiệu quả Vì vậy chính
sách đào tạo của Trung Quốc là tăng số lượng và nâng
cao chất lượng đào tạo trong nước đồng thỏi với việc gửi
sinh viên đi đào tạo ở nước ngoài Chỉ từ năm 1979 đến
1887 hơn 4 vạn sinh viên Trung Quốc đã được gửi ra nước ngoài học tập và cũng chính trong thời gian này
18.000 sinh viên du học đã tốt nghiệp về nước phục vụ
Trong các cơ quan nghiên cứu-phát triển, hầu hết
nhân lực KH&CN đều đã có trình độ cử nhân Vì vậy,
chính sách đào tạo tiếp tục tập trung theo các hướng sau đây:
« Bồi dưỡng sau đại học;
Trang 5«+ Đào tạo và bồi dưỡng sau đại học được tiến hành ở
trong nước (các trường đại học và các viện nghiên cứu
khoa hoc) va gửi đi đào tạo ở nước ngoài Ngày nay, các cán bộ nghiên cứu của Trung Quốc chủ yếu gửi đi đào
tạo tại các nước công nghiệp phát triển, nhiều nhất là
Mỹ, Đức, Nhật Bản, Pháp Khi về nước, họ được bố trí
làm việc tại các Labo được trang bị không thua kém ở
nước ngồi, vì vậy công việc nghiên cứu của họ xem như
là liên tục
_4 Chính sách khuyến khích các nnà khoa học
về nông thôn, vùng biên giới và các vùng dân tộc
thiểu số
°" Từ năm 1983, Hội đồng Nhà nước và chính quyền
các tỉnh, các khu tự trị và các vùng dân tộc thiểu số đã để xuất một số chính sách đặc biệt đối với các cán bộ KH & CN đang làm việc ở nông thôn, các vùng xa xôi, biên giới Đó là các chính sách liên quan đến thời hạn
phục vụ, bảng lương, hưu trí v.v Các chính sách này đóng vai trị quan trọng trong việc ổn định và tăng
cường đội quân KH & CN ở các vùng xa xôi cũng như ở nơng thơn ví dụ như ở Nội Mông, Tây Tạng v.v Hiện nay, Nhà nước Trung Quốc đang thực hiện chính sách “hướng về phía Tây”, trong đó các nhà khoa học giữ
Trang 6ð Chinh sách khuyến khích việc kết hợp giữa trao đổi nhân lực KH&CN với chuyển giao công nghệ
Hiển nhiên là nhân lực KH & CN có khả năng cống hiến trong mọi lĩnh vực nhưng hiện nay người Trung Quếc xác định rằng đóng góp quan trọng nhất của nhân
lực KH & CN là thúc đẩy tiến bộ công nghệ trong sản
xuất và nâng cao hiệu quả kinh tế
Việc trao đổi nhân lực KH & CN thực hiện nhờ các trung tâm trao đổi nhân lực KH & CN Năm 1985 toàn Trung Quốc đã có tới 1.203 trung tâm như vậy Kết quả
đã tạo ra được “dòng chảy” cán bộ KH & CN từ miền
này sang miền khác, đặc biệt từ các thành phố lớn về các thành phố trung bình, nhỏ và về nơng thơn Kèm
theo dịng chảy này là quá trình thực hiện chuyển giao
công nghệ Một cách tổng quát, dòng chảy nhân lực KH
& CN mang lại một số kết quả đáng khích lệ sau :
- Trong hầu hết các trường hợp, dòng chảy định
hướng từ các trung tâm thành thị về các vùng nông thôn, hoặc từ các Viện nghiên cứu khoa học hay trường đại học
về khu cơng nghiệp
- Dịng chảy nhân lực kéo theo dòng chảy công nghệ
và thiết bị
- Một bộ phận của “dịng chảy” nhân lực có công
Trang 7pm
:,8, Chính sách cấp các giải thưởng cho các nhà khoa học có cống hiến
Những thành tựu KH&CN là sự phần ánh tài năng,
sự hiểu biết và sáng tạo của đội ngũ cán bộ KH & CN Vì lẽ đó, Trung Quốc đã xây dựng điều lệ khen thưởng
cho các hoạt động sáng chế, phát minh, tiến bộ KH&CN, hợp lý hoá sản xuất và cải tiến công nghệ
Khoảng từ năm 1984 đến 1987, Nhà nước đã có sự
chăm lo thích đáng đến điểu kiện làm việc, điều kiện
sống và các điều kiện khác của hơn 1.000 nhà khoa học
là những người đã có cống hiến to lớn Đồng thời, vài
nghìn nhà khoa học và công nghệ đã được lựa chọn từ
các tỉnh, các khu tự trị v.v về những đóng góp đáng kể
ˆ của họ trong phát triển KH&CN cũng như tăng trưởng kinh tế địa phương Chính sách này của Nhà nước đã có
tác dụng rõ rệt, tạo nên một tỉnh thần và sức sống mới, một cuộc thi đua mới trong hoạt động sáng tạo của các
nhà khoa học và các nhà công nghệ
7, Chính sách cho phép các nhà khoa học được
dùng một phần thời gian làm việc chỉnh ngạch để tham gia các hoạt động khác có liên quan đến phát triển KH&CN và được nhận tiện công và tiền
thưởng hợp lý
Chính sách này tạo nên một bức tranh sinh động và
Trang 8khai thác hiệu quả và triệt để tiểm năng chất xám vi mục tiêu phát triển
8 Chính sách kiều dân đối với các nhà khoa học Nhà nước Trung Quốc áp dụng nhiều biện pháp thu hút kiểu dân là các nhà khoa học và các nhà công nghệ (trình độ càng cao càng tốt) là kiểu dân gốc Hoa trở về
đóng góp cho sự nghiệp phát triển đất nước Tuy nhiên,
Trung Quốc không chủ trương cho họ trở về định cư ở
trong nước
9 Tuổi nghỉ hưu và vấn đề đề bạt
Tuổi nghỉ hưu tỉnh thần chung theo Luật lao động
Cán bộ lãnh đạo ở các Viện nghiên cứu khoa học của
Nhà nước đa phân nằm trong dải 36 đến B5 tuổi Các giáo sư lớn tuổi thường giữ vai trò cố vấn hoặc hướng
dẫn khoa học (supervisor) I HAN QUOC
1 Chính sách tiền lương
- Để tạo điểu kiện cho khoa học và công nghệ phát
triển, Nhà nước đặc biệt quan tâm đến chính sách tiền
lương cho các nhà khoa học làm việc trong các cơ quan
nghiên cứu - phát triển Bội số tiền lương giữa lương cử
Trang 9sự chuyển đổi về trình độ hoặc được phong học hàm
giáo sư, phó giáo sư
9 Chính sách đào tạo
Cuối những năm 80, Chính phủ cùng với khu vực
tư nhân tăng cường nhiệm vụ đào tạo nhân lực KH&CN có trình độ cao trong các lĩnh vực KH&CN
Chính phủ tăng rất mạnh ngân sách cho khu vực nghiên cứu - phát triển Tổng chi cho các hoạt động
nghiên cứu - phát triển từ ð77 triệu USD năm 1981
(chiếm 0,9% GNP) lên tới 1,8 tỷ USD vào năm 1986
(chiếm 2% GNP), dự kiến vượt quá ð% GNP vào
năm 2001 Với nguồn kinh phí lớn như vậy, Hàn
Quốc đủ sức tăng cường công tác đào tạo nhân lực khoa học và kỹ nghệ cao, mở rộng chương trình gửi đi
đào tạo ở nước ngoài các ngành khoa học tiên tiến, có
đủ khả năng tạo được đội ngũ các nhà khoa học đầu
đàn, đóng vai trị lãnh đạo trong các lĩnh vực nghiên
cứu - phát triển - đào tạo Con số đó dự kiến lên tới
15.000 người vào năm 2001, chiếm 10% trong tổng số
những người làm việc trong khu vực nghiên cứu -
phát triển
Trang 10cơng nghiệp hố và biện đại hoá của Hàn Quốc Có thé tóm tắt các chính sách đó như sau:
- Gửi nhiều lưu học sinh đi học, chủ yếu ở Nhật
Bản (trước đây) và Hoa Kỳ (hiện nay) Tuỳ theo từng
thời kỳ có thể cho phép họ ở lại nước sở tại làm việc để tích luỹ kinh nghiệm Chính vì vậy đến năm 1980 các
nhà khoa học và công nghệ Hàn Quốc đã cơ bản hoàn
thành thời kỳ tiếp thu công nghệ, để từ đó chuyển sang
thời kỳ sáng tạo công nghệ
- Có chính sách rõ ràng (ương cao, nhà ở, điểu kiện sống cho bản thân và gia đình, điều kiện làm việc, giải thưởng .) nhằm thu hút kiểu dân gốc Triều Tiên trổ về
làm việc ở Hàn Quốc Họ trở về mang theo công nghệ Khi trở về, họ cũng là những người đi tiên phong trong
quá trình sắng tạo công nghệ
- Thu hút nhân lực KH&CN từ các nước đang phát
triển bằng cách trả lương khá (khoảng 15-40 lần so với lương khi làm việc ở nước họ)
¬ Đặt cơ quan liên lạc ở hải ngoại hoặc cử các đoàn ra
nước ngồi “lơi kéo” nhân tài ở các nước ngoài (kiểu dân
gốc Triểu Tiên) về làm việc ở Tổ quốc Thí dụ, Chính phủ Hàn Quốc thành lập “Hiệp hội các nhà khoa học, cơng trình sư” tại Mỹ, Nhật Bản và Tây Âu Từ năm 1968 Hàn
Quốc bất đầu thi hành chính sách “kế hoạch hoá đưa
Trang 11phí đi về, sắp xếp nơi ăn, ở cho họ, sắp xếp việc làm thích hợp ban đầu theo trình độ và ngành nghề v.v
II THÁI LAN
1 Chính sách thi tuyển vào các vị trí làm việc
trong các cơ quan nghiên cứu - phát triển
- Thái Lan áp dụng chính sách thi tuyển đối với các nhà khoa học làm việc trong các cơ quan nghiên cứu -
phát triển Số lượng tuyển, tiêu chuẩn được công khai
trên các phương tiện thông tin đại chúng
- Trường hop đặc biệt: Bộ KHƠN&MT cấp học bổng
để tuyển chọn sinh viên ra nước ngoài học tập theo những chuyên ngành Nhà nước yêu cầu Những người nhận các học bổng này phải ký kết sẽ làm việc tại các Viện R&D quốc gia hoặc các phịng thí nghiệm đặc biệt
sau khi họ tốt nghiệp
= 9®, Chính sách tiền lương
Tiền lương ở mức khổi điểm của nhân lực KH&CN
trong các cơd quan nghiên cứu - phát triển ở Thái Lan ở mức gấp 3 lần lương tối thiểu Tuy nhiên, tốc độ tăng lương của họ nhanh, nhất là khi chuyển đổi trình độ và đặc biệt là sau khi được xét phong PGS hoac GS
Về cơ cấu tiển lương và thưởng, nhân lực KH&CN
trong các cơ quan nghiên cứu - phát triển được hưởng
Trang 12thường cao hon cd 20% (hình thức thu hút thông qua cách trả lương cao hơn)
3 Chính sách đào tạo
Những năm gần đây, Thái Lan tích cực chuẩn bị và
thực thi chính sách đào tạo nhân lực KH & CN có trình độ cao (cấp đại học, thạc sỹ và tiến sỹ) ở những ngành
mũi nhọn, đặc biệt trong ba lĩnh vực: công nghệ sinh học, công nghệ kim loại và luyện thép, điện tử và công nghệ máy tính Những người này được chuẩn bị và đào tạo theo các học bổng của Chính phủ, chủ yếu để họ giảng dạy ở các trường đại học và các viện nghiên cứu
khoa học
Dé minh hoạ, xin trích dẫn một dự án quan trọng
của Chính phủ trong kế hoạch phát triển nguồn nhân
lực KH&CN Kế hoạch này bao gồm 3 nội dung chính
sau đây:
a) Các học bổng cho các lĩnh Uuực công nghệ
đặc biệt
Dự án này cung cấp các suất học bổng cho sinh viên
đi học ở nước ngoài cho tới trình độ Ph.D Ba lĩnh vực mục tiêu là công nghệ sinh học, điện tử và máy vi tính, các khoa học vật liệu Trong 10 năm có cả thảy 789 học
bổng Ví dụ trong năm 1989 Bộ Khoa học, Công nghệ và
Trang 13-
Những người nhận các học bổng này ký kết sẽ làm
việc:ổ các viện NC-PT quốc gia hoặc các phịng thí
nghiệm đặc biệt sau khi họ tốt nghiệp
„ Một loại hình hoạt động tương tự được Bộ các
trường đại học (Ministry of University Affairs) thực
hiện, với tổng số 400 học bổng Những người tốt
nghiệp sẽ làm việc với tư cách cán bộ giảng dạy ở các trường đại học hoặc trong các phịng thí nghiệm NC-PT
của trường
_b) Dự án hỗ trợ các tài năng vé KH & CN
Dự án bất đầu từ năm 1984 với mục tiêu hỗ trợ
những người có tiểm năng đặc biệt về KH & CN với các bước đào tạo rõ ràng : trước đại học tồi trình độ cử nhân Tên thạc sỹ và thạc sỹ lên tiến sỹ
"Dự án nhằm mục tiêu đào tạo 420 người để trở
thành các nhà khoa học và công nghệ có trình độ cao
vào cuối năm 1990 Những người tốt nghiệp sẽ làm việc
tại các viện R & D quốc gia
©) Dự án uề hưu muộn
Bộ các trường đại học đã bắt đầu một dự án mới, gọi là dự án về hưu muộn đối với các giáo sư và cán bộ
Trang 14Mục dich cia dự án là tận lượng để làm sâu sắc
thêm nguồn nhân lực, để họ hỗ trợ cho sự phát triển
của đất nước
4 Chính sách khuyến khích các nhà khoa học
có cống hiến
Chính sách khuyến khích các nhà khoa học trong
các cơ quan nghiên cứu - phát triển ở Thái Lan được thực hiện thông qua các biện pháp sau đây:
~ Cải thiện môi trường làm việc của các nhà khoa học, tạo điểu kiện để họ thăng tiến về nghề nghiệp ở trong hệ thống của Nhà nước;
- Nhà nước cải tiến chế độ tiển lương và thưởng, có cơ chế mềm đẻo để thu hút người tài, tạo điều
kiện để họ làm việc ổn định và có nhiều cống hiến;
- Xét tặng các giải thưởng Nhà nước cho các nhà khoa
học có nhiều cống hiến
ð Chính sách kiều đân đối với các nhà khoa học
Chính sách Nhà nước đối với các kiều đân Thái Lan
đang sinh sống ở nước ngoài đuực thực hiện như sau:
- Khảo sát và có kế hoạch động viên các nhà khoa học
và các nhà công nghệ hàng đầu người Thái ở nước ngồi,
khuyến khích họ đáp ứng các nhu cầu ở trong nước dưới
Trang 15pm
thông tin về KH&CN ở các nước phát triển, xác định phương pháp chuyển giao cơng nghệ thích hợp nhất, tìm kiếm các cơ hội hợp tác về công nghệ với các đối tác ở nước
ngoài, về nước làm việc;
T7 thính e# dnnơ các chuyên øia nƯỚc ngoài
Sự khuyên khích thế hiện QƯƠI CaC Gạng g1 váuc sáu
nhập cá nhân, tăng tiền thưởng, tạo lập môi trường làm
việc tốt
WN PHILIPPINES
1 Chính sách tiền lương
Chính sách tiển lương của nhân lực KH&CN làm
việc trong các cơ quan nghiên cứu - phát triển của
Philippines tương tự ở Thái Lan Những người làm việc
trong khu vực Nhà nước hưởng theo thang bảng lương
của Chính phủ Khu vực phi Chính phủ có mức cao hơn một chút Nói chung, lương của nhân lực KH&CN trong
các cơ quan nghiên cứu - phát trién cia Philippines
khơng cao, thiếu tính hấp dẫn đối với các nhà khoa học 9 Chính sách đào tạo
Ở Philippines tổn tại hệ thống giáo dục kỹ thuật,
đào tạo nghề, đào tạo đại học và sau đại học (thạc sĩ, tiến sĩ Nhà nước xúc tiến việc chuẩn hoá các chương
Trang 16nhân lực KH&CN nói chung Ủy ban KH&CN Nhà nước (National Science and Technology Authority) tap
trung mọi nỗ lực nhằm đạt được chất lượng và các tiêu
chuẩn của nhân lực KH&CN thông qua các hoạt động như: Phát triển chương trình đào tạo, cập nhật kiến thức mới, tiến hành việc chuẩn hoá, cơng nhận các
chương trình và các khoá đào tạo ở các cấp trình độ
KH&CN khác nhau Một loạt văn bản luật và dưới luật về đào tạo được ban hành, như Luật về chế độ học bổng và đào tạo cán bộ KH&CN, đạo luật về chế độ chức
nghiệp cho cán bộ KH&CN, nhằm tạo môi trường thuận lợi cho phát triển chức nghiệp KH&CN, thiết lập một chương trình phát triển nguồn nhân lực KH&CN
3 Chính sách khuyến khích đối với các nhà
khoa học
Những khuyến khích nhằm mục tiêu thu hút, kích
thích nâng cao trình độ và hiểu biết về KH&CN là su tổng hợp của các yếu tố sau đây:
- Các học bổng;
_— Các giải thưởng;
- Các khuyến khích tài chính;
- Các nhu cầu cơ bản (ví dụ đặc ân về nhà ở)
Hiến pháp năm 1987 đã nêu rõ trách nhiệm Nhà
nước Philippines đối với khuyến khích phát triển
Trang 17-
động nghiên cứu và triển khai Điều 10 của Hiến pháp
đã khẳng định KH&CN rất quan trọng đối với sự phát triển và tiến bộ quốc gia Nhà nước sẽ ưu tiên cho nghiên cứu và phát triển, phát minh và sáng chế, đổi mới công nghệ, ưu tiên cho giáo dục KH&CN
Philippines đã ban hành “Luật 1993 về phát triển các nguồn nhân lực KH&CN” trong đó đưa ra các thiết
chế nhằm tạo ra và tăng cường tiểm lực về nhân lực,
thiết bị và cơ sở hạ tầng cho các tổ chức quản lý nghiên
cứu và đào tạo khoa học, trong đồ co quy định các ưu
đãi đối với các nhà KH&CN, khuyến khích sáng tạo khoa học, coi trọng chất xám và trả công xứng đáng cho
lao động trong lĩnh vực này
Ngành công nghiệp của đất nước cũng đặt ra những khuyến khích đốt với các nhà khoa học, ví dụ khuyến khích vật chất đối với những đóng góp tư vấn trong sản xuất công nghiệp
4 Chính sách cho phép các nhà khoa học nước
ngoài vào làm việc tại Philippines
CAc co quan nghiên cứu - phat triển được mời các
nhà khoa học nước ngoài vào làm việc để hỗ trợ cho
các chương trình, dự án khi khả năng trong nước
Trang 18là
chuyên gia không được quá ð năm, trong thời gian không quá 6 tháng chuyên gia phải tiến hành công tác
đào tạo và phải gửi báo cáo hàng năm về Cục đầu tự ð Chính sách kiểu dân đối với các nhà khoa
học là kiều dân
Những nghiên cứu và khảo sát của Nhà nước cho thấy rằng có khoảng 7% người Philippines sau khi tốt nghiệp các trường đại học đã bỏ đi sống lâu đài ở nước ngoài Nhiều lưu học sinh Philippines du học ở Mỹ,
Canada, Nhật Bản cũng không trở về Một số nhà
khoa hoc Philippines chiém vị trí nhất nhì trong số những người di cư sang Mỹ Trước tình hình đó, Chính
phủ đã đề xuất thực hiện hai chính sách:
- Đề xuất một hệ thống chính sách khuyến khích và cải cách nhằm nâng cao hiệu quả, năng suất trong nghiền
cứu KH&CN,
- Động viên các nhà khoa học Philippines ở nước
ngoài trở về tổ quốc và đóng góp trí tuệ của họ cho các
chương trình phát triển của đất nước
V SINGAPORE
1 Chính sách thu hút lao động KH&CN
Singapore cho rang nguén tai nguyên giầu có
Trang 19pm
người có trình độ cao Chính phủ Singapore thực sự
quan tâm đến đội ngũ các nhà khoa học, kỹ sư làm việc trong khu vực nghiên cứu — phát triển, kể cả
những người làm nhiệm vụ hỗ trợ kỹ thuật cho họ
Hàng năm có khoảng 10% số người tốt nghiệp các ngành khoa học, kỹ thuật được bổ sung vào các cơ
quan NC-PT Nhà nước lập ra các don vi NC-PT trong các trường đại học
Đối với hoạt động NC-PT ở khu vực doanh nghiệp,
Chính phủ hỗ trợ thơng qua chương trình bổ sung các ñhà nghiên cứu nước ngồi Chương trình này được hình thành đầu năm 1990 nhằm tuyển dụng chuyên
gia người nước ngoài hỗ trợ cho nghiên cứu — phát triển
_gửủa các công ty Chỉ trong năm 1993, chương trình đã
giúp 13 công ty tuyển được 52 chuyên gia nước ngồi
Họ có nhiều đóng góp cho các hoạt động NC-PT, uừa
chuyển giao kính nghiệm từ nước ngoài, vita tham gia
dao tao cho người bản xứ 9 Chính sách tiền lương
Chính sách tiền lương nói chung ở Singapore là rất
cao, thứ hai ở châu Á, chỉ sau Nhật Bận Bội số lương
khởi điểm cõ hơn 3 lần lương tối thiểu, song chỉ sau
khoảng 10 năm công tác (cõ nghiên cứu viên chính),
Trang 20Hội đồng lương quốc gia, từ năm 1981, đã để xuất những quy định mới về mức tăng lương Theo đó, mức
tăng lương bình quân là 20% cho từng giai đoạn, ba
năm một lần (trước đó chỉ có 11%) Mục đích của việc làm này là nhằm thay đổi giá trị công lao động, kích thích các cơ quan tuyển chọn, thu hút người có trình độ
cao, chun gia giỏi
3 Chính sách đào tạo
Singapore là quốc đảo đa dân tộc, có trình độ học -
vấn rất cao Riêng về ngoại ngữ, Chính phủ coi trọng tiếng Anh và tiếng mẹ để, ngoài ra cịn khuyến khích
học thêm ngoại ngữ thứ ba
Chính phủ Singapore thực sự quan tâm tới việc đào tạo đội ngũ các nhà khoa học và các kĩ sư làm việc trong khu vực nghiên cứu - triển khai Ngân sách được sử dụng cho việc trang bị các thiết bị nghiên cứu hiện đại ở các cơ quan nghiên cứu-triển khai nói chung, trong đó có các cơ quan nghiên cứu-triển khai của các trường đại học
Nhiều học bổng (rong, ngoài nước) được cấp cho các cán
bộ nghiên cứu khoa học, bao gồm cả tham quan, khảo sát,
tham dự các hội nghị khoa học ở các quốc gia và quốc tế 4 Chính sách cấp các giải thưởng cho các nhà khoa học có cống hiến
Trang 21-
khu vực các cơ quan nghiên cứu-triển khai nói riêng để
ghỉ cơng những người có những cống hiến lớn lao với 3
hình thức:
- Giải thưởng khoa học quốc gia (NSA) dành cho
những cá nhân và tập thể có đóng góp trong nghiên cứu cơ
bản thuộc các lĩnh vực của khoa học và kỹ thuật,
- Giải thưởng công nghệ quốc gia (NTA) để ghi nhận các hoạt động nổi tiếng trong lĩnh vực NC-PT ứng dụng,
- Huy chương KH&CN quốc gia ghi nhận những đóng' góp to lớn của những người có cơng đối với sự tăng trưởng và phát triển của đất nước Singapore thông qua các hoạt
động quản lý và thúc đẩy phát triển các boạt động nghiên
cứu — phát triển
=; § Chinh sách cho phép các nhà khoa học được
làm việc theo chế độ kiêm nhiệm
:x Ghính sách này khơng phải là đặc thù ở Singapore
Tuy nhiên, việc các nhà khoa học trong các cơ quan
nghiên cứu - phát triển và các nhà công nghệ nổi tiếng
tham gia giảng dạy ở các trường đại học là công việc hết
sức thường tình Ngược lại, hầu như 100% các thầy giáo
Trang 22Chương bốn
CĂN CỨ LÝ LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ĐỔI MỚI CHÍNH SÁCH SỬ DỤNG NHÂN LỰC KHOA
HOC VA CÔNG NGHỆ TRƠNG CƠ QUAN NGHIÊN CỨU - PHÁT TRIÊN
L CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỔI MỚI CHÍNH SÁCH SỬ DỤNG NHÂN LỰC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRONG CƠ QUAN NGHIÊN CỨU - PHÁT TRIỂN
1 Tính đặc thù của lao động trong cơ quan nghiên cứu ~ phát triển
Xây dựng và đổi mới chính sách sử dụng nhân lực
KH&CN trong cơ quan NC-PT phải tính đến đặc thù của lao động khoa học trong lĩnh vực này, đó là tính sáng tạo, tính cá nhân, rủi ro cao, đòi hỏi sự tích luỹ
lớn về kiến thức và môi trường thật sự dân chủ, tự do
sáng tạo
Trang 23pm
nhất là nghiên cứu cơ bản Trong khi đó đồi hồi phải có tính sáng tạo, tìm tồi ra cái mới Khác với người làm
trong lĩnh vực sản xuất, đựa vào thiết kế có sẵn và nắm bắt quy trình để thực hiện, người làm cơng tác nghiên
cứu có: cách làm riêng, cách suy nghĩ sáng tạo riêng
Cũng như nhà văn, nhạc sĩ, tác phẩm là cơng trình của lao động, nhưng không phải chỉ là của lao động cẩn mẫn mà là lao động đây trí tuệ và đơi khi cả cảm hứng, ˆ
trăn trở
Lao động sáng tạo không phải là một quá trình tuỳ tiện mà được tiến hành trên cơ sở một hệ thống các quy
tắc, nguyên lý và phương pháp nhất định Các quy tắc
nguyên lý và phương pháp đó đóng vai trị là phương
tiện và công cụ để xử lý và giải thích các hiện tượng xã hội và quy luật vận động của đối tượng nghiên cứu Sáng tạo khoa học là một q trình gian khổ, địi hỏi kiến thức hệ thống và thế giới quan biện chứng để xử lý hệ thống kiến thức
Như vậy, đối với người hoạt động lao động sáng tạo phải có hệ thống tri thức khoa học (kể cả tri thức thường ngày và tri thức kinh nghiệm), phương phấp
nghiên cứu và lao động khoa học và thế giới quan
biện chứng
Trang 24™
pháp mới Sự sáng tạo không phải ai cũng có, và khơng
phải xuất hiện bất kỳ lúc nào Sự sáng tạo khoa học thường có mần mống và tích luỹ dần qua giáo dục, đào tạo và nảy sinh trong quá trình nghiên cứu tìm tịi Việc trang bị kiến thức, môi trường hoạt động, điểu kiện
sống cũng như các quan hệ xã hội, tuổi tác vv là những yếu tố tác động mạnh mẽ đến lao động sáng tạo
của đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học Chính sách
quan trọng đối với đội ngũ này là tạo điểu kiện vật chất
và tỉnh thần, môi trường dân chủ để phát huy sáng tạo
của bọ
“Cân tạo ra bầu khơng khí dân chủ trong nghiên
cứu khoa học, tạo điêu biện để các nhà khoa học phát
huy sáng tạo khoa học, cống hiến cho dân tộc, cho đất nước Đi liên uới bầu hông bhí dân chủ trong nghiên cứu khoa hoc là đời sống uật chất của nhà khoa học phải được đảm bảo Có chế độ thưởng, phu cap va trợ
cấp cho các cơng trình KH&CN có giá trị Có cơ chế để
cán bộ KH&CN bảo đảm thu nhập thích đáng thơng
qua uiệc tham gia các hợp đồng nghiên cứu triển khai”,
Cũng chính từ yêu câu về tính sáng tạo, vai trị cá
nhân, phẩm chất cá nhân của mỗi nhà khoa học nổi lên
rất rõ rệt Trong hoạt động nghiên cứu, không thể lấy
1 Trích bài phát biểu của Đ/c Tổng bí thư Lê Khả Phiêu tại Trung tâm
Trang 25pm
số lượng để bù đắp sự yếu kém về chất lượng cán bộ; để có hiệu suất cao trong hoạt động nghiên cứu, cần có sự chọn lọc khắt khe để có được những người thực sự có tài
năng và sáng tạo mạnh mẽ Một viện nghiên cứu cho dù có đơng đảo đến mấy, nhưng thiếu những con người có những suy nghĩ độc đáo, thơng mình và sáng tạo thì cũng khơng thể thành công trong hoạt động của mình
Vì uậy, yêu cầu tuyển chọn nhân lực nghiên cứu cần được tiến hành khá chặt chẽ, cần thường xun có q
trình đào thải những cán bộ nghiên cứu khơng cịn đáp
ứng u cầu, đã trở nên bảo thủ va thiếu sáng tạo 0ị
Nha nude phải có những chính sách đặc biệt để thu hút những tài năng sáng tạo cho khoa học
› "Tfnh "cá nhân”:
_ Dù là một cơng trình nghiên cứu khoa học do một tập thể thực hiện thì vai trò cá nhan trong sang tao cũng mang yếu tố quyết định "Tính cá nhân" là sự thể hiện trong tư duy cá nhân và chủ kiến riêng của cá nhân Tư duy và chủ kiến cá nhân thường gắn chặt với tính cách sáng tạo đơn nhất thể hiện qua các mặt
sau đây:
~ Suy nghĩ độc lập Tính cách này sẽ càng phát triển
cùng với sự nâng cao trình độ học vấn Đây là cơ sở của các nghi vấn khoa học và là nguồn gốc của các phát minh,
Trang 26- Su tim tdi, ham hiéu biét va dam mé nghệ nghiệp
Đó là khát vọng hiểu biết và phát triển những khả năng trí tuệ để đạt tới kiến thức và phương pháp nghiên cứu,
lao động khoa học một cách hệ thống nhằm khám phá và
sáng tạo không ngừng
~ Tinh cách thực nghiệm và duy lý phê phán nhằm để kbẳng định những sáng tạo của cá nhân nhà khoa học
~ Không sợ ưy quyển, dù là uy quyền chính tri hay
khoa học để bảo vệ và phát hiện chân lý!
"Tính cá nhân" trong lao động sáng tạo khơng có
nghĩa là vị kỷ cá nhân, mà là khả năng độc lập và tự
chủ trong khám phá, sắng tạo mang đậm nét cá tính và năng lực của cá nhân nhà khoa học Tuy theo trình độ
học vấn, tư chất di truyền, thể lực và môi trường xã hội mà cá tính và năng lực cá nhân hình thành và phát huy khác nhau Chính nhờ "tính cá nhân" hay mà các trường phái khoa học hình thành và phát triển Các nhà bác học lỗi lạc trên thế giới ở nhiều thời đại khác
nhau mà tên tuổi của họ gắn liền với những phát minh,
sáng chế hoặc những trường phái khoa học mới đã
chứng mỉnh cho vai trò cá nhân trong nghiên cứu và
phát triển KH&CN
1 Nguyễn Thanh Tuấn Một số vấn để trí thức Việt Nam Nxb Chính trị
Quốc gia, H, 1998, tr 28, 29
Trang 27Việc tôn trọng ý kiến để xuất khoa học của một cá
nhân, nghệ thuật sử dụng cá nhân các nhà khoa học
thuộc các cá tính khác nhau sẽ là một yếu tố quan trọng
tạo nên sức mạnh cho nên khoa học “Bản lĩnh quan trọng của nhà lãnh đạo là biết đánh giá đúng và mạnh dạn sử dụng người tài, kể cả người tài hơn mình Chỉ có
ở đâu, ngành nào mà tài năng chân chính được ưu ai thì ở đó, ngành đó mới quy tụ được nhân tài, và tài năng mới có điểu kiện thuận lợi để nảy nở và phát
triển Còn ở đâu mà tài năng chân chính bị lãng quên, ở đâu mà người giỏi không được sử dụng, thậm chí còn bị thành kiến hay mặc cảm, ở đâu mà tiển bạc và chức
quyển được trọng hơn tài năng và đức độ, thì ở đó
khơng có chỗ cho nhân tài phất triển đã đành mà cũng khơng có đất cho những mầm tài năng trẻ nảy nở”
, _ Tính rủi ro:
“Lao động của trí thức là lao động mang tính sáng tạo, đi tìm kiếm cái chưa biết, do đó mà cũng có thể
thãnh cơng và cũng có thể thất bại Sự thất bại thường
đủ 'nhiều trong nghiên cứu khoa học Sự thất bại này
đư 'đhHiểu ngun nhân khác nhau:
REF
ae Do thiếu thông tin cân thiết và đũ tin cậy để xử lý
những vấn dé dat ra trong aghiên cứu;
ve! _Hichog Tuy Quy tụ và sử dụng nhân tài: bản lĩnh của người lãnh đạo:
mới Bảo Nhân dân cuối tuần 4/7/1999
Trang 28- Do trình độ kỹ thuật của thiết bị phục vụ nghiên cứu chưa đạt tối trình độ để kiểm chứng lý thuyết, giả thuyết đặt ra;
- Do khả năng thực hiện của người nghiên cứu chưa đủ tâm để xử lý vấn để;
~ Do môi trường xã hội (thiếu dân chủ để khích lệ
người nghiên cứu sáng tạo; do yếu tố văn hoá cẩn trở
v.V );
- Do những nguyên nhân bất khả kháng khác
Tuy nhiên trong lao động sáng tạo, thất bại ở một
khía cạnh khác cũng được xem là một kết quả, nó là bài
học và kinh nghiệm cho người nghiên cứu tiếp tục về
sau Trong nghiên cứu khoa học và công nghệ, theo
công bố của UNESCO, thì tỷ suất thành công và thất bại đối với nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng, - nghiên cứu triển khai và những nghiên cứu cải tiến kỹ thuật cơng trình rất khác nhau (xem bảng 3)
'Tính rủi ro này đặt ra cho Chính phủ phải có chính
sách đầu tư và hỗ trợ đối với những hoạt động có tính
rủi ro cao và quan tâm đến các nhà khoa học làm việc trong lĩnh vực này Bởi lẽ kết quả lao động sáng tạo của họ khơng dễ gì đã biến thành thành quả mà xã hội có
Trang 29-
mang tính rủi ro cao, thì Chính phủ sẽ là người chủ yếu
đầu tư hoặc thông qua vốn hoặc thông qua chính sách,
cơ chế hỗ trợ khác nhau
Bang 3: Thống kê tỷ suất thành công, that bại
của hoạt động KH&CN
Hoạt động khoa học Tỷ suất thành công “Tỷ suất thất bại
công nghệ
Nghiên cứu cơ bản 0,25 | 0,80 Nghiên cứu ứng dụng, 0,40 0,60
Nghiên cứu triển khai thử 0,60 0,40
| nghiệm Lee asenantrte
Cải tiến và cải tạo kỹ thuật 0,90 0,10
cổng trình
Nguồn: Quản lý khoa học uờ công nghệ Trường Nghiệp 0ụ
Quan ly NXB KH&KT H., 1997, tr 67
Tinh ké thita va tich luy:
Lao động sáng tạo của trí thức thường là xuất phát từ sự kế thừa của lao động sáng tạo của những người đi trước Những tri thức mới mà thế hệ đương thời tạo ra cũng sẽ được người khác hoặc thể hệ sau thừa kế Thông thường cái sau là sự kế thừa của cái trước, đó cũng là sự kế thừa của lao động Mặt khác, lao động sáng tạo phải trải qua một thời ký thai nghén, thu thập và tích luỹ một lượng thơng tin có liên quan đến
Trang 30sáng tạo tiến hành Không chỉ vậy, mà những ý tưởng
mới để có thể đưa vào cuộc sống cần thời gian kiểm
nghiệm thực tế Cho nên những người làm công việc
sáng tạo, để đạt được kết quả nhất định đều phải trải qua những lao động cần cù, gian khổ, thu hút nhiều trí
lực, tâm lực, thể lực Việc đánh giá lao động của nhà
khoa học không đơn thuần là 8 tiếng làm việc, cách
quản lý cũng không nên theo kiểu giờ hành chính Mặt khác, hiệu quả hoạt động của nhà khoa học phụ
thuộc một cách đáng kể vào thông tin và các cơng cụ thí nghiệm và công cụ nghiên cứu khác
Trong điểu kiện phát triển mạnh mẽ của khoa học
và công nghệ hiện nay, đo việc tăng nhanh các thành tựu của khoa học và công nghệ và các nhu cầu kinh tế,
xã hội, một phân kiến thức con người tiếp thu được sẽ
thường xuyên bị mất giá trị Các chuyên gia cho rằng nhịp độ tiến bộ trung bình hàng năm của kiến thức
nhân loại đao động trong khoảng 4% đến 6%; như vậy
trên ð0% toàn bộ kiến thức chuyên môn của con người
sẽ phải được bổ sung thông qua con đường học tập
thường xuyên Thời gian đành cho việc này ở cán bộ
trung học chuyên nghiệp là 24%, ở cán bộ đại học là
28% toàn bộ thời gian có khả năng lao động! Như uậy,
1 Deep S Human Relation in Management, Publising Co Inc.’ Encino California Collier Mac Millan Publishers London, 1978 Bản địch tóm
tất trong “Những vấn đẻ phát triển khoa học và kỹ thuật” 3-1985, Viện
Trang 31viée tuo cdc diéu kiện học tập, trao đổi thông tin trong
tập thể khoa học là uô cùng quan trọng đổi uới nhà nghiên cứu, nó chiếm một lượng thời gian khá lớn Mặt
khác, từ đặc điểm này có thể thấy được rằng lao động khoa học cần được tiến hành liên tục, nhiệt tình uà say mê thì mới có thể có hiệu quả khả quan; nhà khoa học cân phải say mê nghệ nghiệp uò phải được giao uiệc theo đúng chuyên môn trình độ nếu khơng muốn có
sự hao mịn chất xám uù giằm sút hiệu quả lao động
2 Lao động của nhà khoa học và động cơ
thúc đẩy
Động cơ chiếm một trong những vị trí trung tâm
trong các đặc điểm tâm lý — xã hội của cá nhân và là miột thành té năng động nhất trong cơ cấu nhân cách của con người, là động lực hành vi của họ, cho phép giải
thích tại sao người này lại làm việc tích cực, nhiệt tình
hơn người khác, tại sao một người năng lực yếu hơn lại có thể đạt những thành tích rực rõ hơn những người có
tài năng xuất sắc hơn
Một trong các thuyết về động cơ là thuyết thang bậc
nhu cầu của Abraham Maslow Ông cho rằng trong mỗi con người tồn tại một thang ð bậc nhu cầu Các nhu cầu
này là!:
1 Stephen P Robbins Organization Behavior: Concepts, Controversies and
Trang 32
(a) Nhu cau sinh ly (physiological) — bao gém ăn,
mặc, ở, tình dục và những nhu cầu khác về cơ thể
để con người tôn tại
(b) Nhu cầu an toan (safety) — bao gồm sự an toàn,
bảo vệ khỏi những tác hại đến thể xác và tỉnh thần () Tinh yêu (love) — bao gồm cảm tính, sự kết đồn,
sự cơng nhận của cộng đồng và tình bạn
(d) Sự kính trọng (esteem) ~ bao gồm những nhân tế
đánh giá bên trong như sự tự trọng, tính tự chủ, sự thành đạt và những yếu tố đánh giá bên ngồi
như địa vị, sự cơng nhận và sự quan tâm chú ý (e) Tự thể hiện (self-actualization) — được hiểu là
khuynh hướng (drive) muốn trổ thành người như
ý muốn; bao gồm sự trưởng thành, đạt tới tiểm
năng của mình và sự tự hoàn thiện
Khi mỗi nhu cầu được thoả mãn thực sự, nhu cầu kế tiếp sẽ nổi lên, mỗi cá nhân đều tiến lên theo các bậc thang này Theo quan điểm về động cơ, lý thuyết này
nói rằng khơng có nhu cầu nào đã từng được thoả mãn
hoàn toàn, một nhu câu được thoả mãn về cơ bản sẽ
khơng cịn tác dụng kích động nữa
Maslow chia các nhu cầu trên thành các bậc thấp và
bậc cao Các nhu cầu sinh lý và an toàn được coi như
những nhu cầu bậc thấp, cịn tình u, sự kính trọng và
Trang 33-
tự thể hiện là những nhu cầu bậc cao Sự phân tách
giữa hai thứ bậc nhu cầu dựa trên lý giải rằng các nhu
câu bậc cao được thoả mãn về bên trong của mỗi người,
trong khi nhu cầu bậc thấp chủ yếu được thoả mãn từ
phía bên ngoài
Riêng đối oới các nhà khoa học, Masiou đặc biệt
nhấn mạnh rằng họ có thêm hàng loạt nhu cầu riêng:
nhu câu hiểu biết đây đủ (lòng ham học hỏi, như cầu
nhận thức (triết học, mục đích luận), nhu cầu thẩm mỹ (cái đẹp, sự cân đối, sự đơn giản, trật tự) Nghĩa là cá
nhân nhà khoa học cũng có những nhu cầu như những người khác, nhưng bổ sung vào đó là những nhu cầu về
tính hợp lý và thẩm mỹ có liên quan tới đặc thù nghề
nghiệp của họ
-Một lý thuyết động cơ khác là thuyết hai nhân tố
(Motivation-Hygiene Theory) cha nha tam ly hoc Frederick Herzberg Ong thay rang những nhân tố nội
tại như: sự thành công, được công nhận, bản thân cơng việc, tính trách nhiệm, sự thăng cấp và trưởng thành có về liên quan tới sự thoả mãn trong công việc Với các số
liệu ông đã khẳng định rằng ngược với sự thoả mãn
không phải là sự bất mãn như người ta thường quan
niệm Việc xoá bỏ những nhân tố làm bất mãn khổi công việc không nhất thiết làm cho công việc trổ nên
Trang 34trong công việc Do đó, những nhà quản lý tìm cách giảm các nhân tố bất mãn có thể đem lại sự yên bình
nhưng không nhất thiết tạo ra được động cơ Họ sẽ giảm nhẹ gánh nặng công việc nhiều hơn thúc đẩy nó
Nếu chúng ta muốn động viên mọi người làm việc, Herzberg khuyén nghị, phải nhấn mạnh sự thành công,
sự công nhận, bản thân công việc, trách nhiệm và sự
trưởng thành Đây là những đặc trưng mà mọi người
tìm thấy sự khen thưởng từ bên trong, chúng tạo ra những thôi thúc dẫn cá nhân tới những hoạt động tích cực, trong khi những nhận tố khác chỉ có tính chất duy
trì, giảm bớt sự bất mãn
Theo phương pháp của Herzberg, nhà xã hội học Mỹ ,
Myers đã tiến hành cuộc trưng cầu ý kiến trong các
nhóm người khác nhau: nhà khoa học, kỹ sư, chỉ đạo
sản xuất, kỹ thuật viên Đối với các nhà khoa học, nhân tố độc lập công tác gắn uới oiệc hoàn thành nhiệm 0ụ, diệc công nhận thành tựu của bọ có ý nghĩa to lớn,
còn đối uới các kỹ sư, yếu tố thăng cdp lai cé vai trd to
lớn hơn"
Gắn các kết quả thực nghiệm của mình với những quan điểm lý luận của Maslow, Myers đi đến kết luận
là những động cơ hùng đầu đối uới các nhà khoa học uà
Trang 35—
ky su (déc lap céng tdc, thanh tự, sự thừa nhận, sự
thăng cấp tính thân trách nhiém) gan lién vdi nhiing nhu cầu được kính trọng uà tự thể hiện, những nhân tố
bêm tác động hơn trong động cơ của lớp người này gắn
vdi cde nhu cầu xố hội, như cầu an toàn ouờ như cầu
sinh ly,
: Thực tế trên thế giới cho thấy rằng các nhà khoa học
thường có cuộc sống vật chất không sung túc như những doanh nhân hay các quan chức Trong danh mục các nhà tỷ phú cho đến nay cũng chưa thấy hiện diện
tên tuổi các nhà khoa học Tuy nhiên về mặt danh tiếng
và cống hiến họ đã được ghỉ nhận trong đanh bạ văn mình nhân loại
Ở nước ta, những nhà khoa học thực thụ cũng rất coi trọng sự thành công, sự công nhận, bản thân công
việc, trách nhiệm và sự trưởng thành Khơng ít nhà
khoa học nổi tiếng đều có cuộc sống bình dị nhưng rất
bận rộn Tuy nhiên, theo thang bậc nhu cầu của thuyết
Maslow, nhu cầu sinh lý, an toàn xếp ở thứ hạng bậc thấp, nhưng bậc thấp của xã hội mà ông nghiên cứu là
xã hội phát triển Trong điều kiện kinh tế của nước ta
hiện nay, nước có thu nhập quốc dân thuộc điện những
nước thấp nhất thế giới thì nhu cầu sinh lý (ăn, ở,
mặc ) và nhu cầu an toàn không thể coi thường và xếp
thứ bậc như nhiều nước kinh tế phát triển khác với mức
Trang 36sản xuất mổ rộng sức lao động của ho ở mức cao Ở
những nơi nhu cầu bậc cao không được thoả mãn thì
mọi người thường được cố định ở những nhu câù duy trì
(nhu cầu vật chất, điều kiện sống và lao động)”
Mới đây (tháng 3/1999), theo để tài “Khảo sát thị
trường công nghệ và chất xám ở Tp Hồ Chí Minh” cũng khẳng định rằng động cơ có thu nhập cao hơn là động cơ mạnh nhất để lực lượng KH&CN của Tp Hồ Chí Minh di chuyển” Đảm bảo điêu kiện sống va lam uiệc
là nỗt lo thường nhật của mỗi ngudi va vi vay, mudn cd hiệu quả lao động sáng tạo cao, trước hết phải có những biện pháp chính sách cải thiện điêu biện sống uà làm uiệc, tổ chức lại bộ máy chỉ đạo hoạt động KH&CN
trong mỗi tập thể KH&CN, sau đó mới có thể bàn tới các biện pháp dé hinh thành động cơ thúc đẩy lao động sáng tạo trong các tập thể nghiên cứu khoa học 0uà công nghệ
Để không ngừng thúc đẩy động cơ lao động trong
hoạt động KH&CN, nâng cao hiệu quả sáng tạo của các
nhà khoa học trong cơ quan NC-PT nói chung và trong từng tập thể khoa học nói riêng, trong chế độ sử dụng
1 Viện Nghiên cứu Xã hội học, Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô Những
vấn đề lý luận và thực tiễn quản lý và tổ chức khoa học Bản dịch tiếng
Việt của Nxb Khoa học xã hội - Hà Nội, 1980
Trang 37.và đãi ngộ đối với nhân lực KH&CN cần lưu ý những
điểm sau:
a) Cần có biện pháp tích cực nhằm thoả mãn những
nhân tố vật chất đối với nhân lực KH&CN Cụ thể là về
chế độ lương bổng, đãi ngộ, điều hiện làm uiệc, trang
thiết bị nghiên cứu, sự trao đổi tiếp xúc thông tin uê
chuyên môn cho cán bộ KH&CN trong các cơ quan
NC-PT cần có những cải thiện tích cực Trong hồn cảnh nước ta, với điểu kiện kinh phí nghiên cứu hạn
hẹp, việc chọn lọc cán bộ khoa học để thu hẹp về số
lượng và đảm bảo đầu tư tới ngưỡng cho đội ngũ này
làm việc tốt là rất cần thiết Tình trạng biện nay: nhiều người mà chất lượng không dam bảo, đầu tư
dưới ngưỡng là rất bất lợi cho hoạt động sáng tạo và
làm hao mòn, lãng phí chất xám của đất nước Mức
đâu tư từ NSNN bình quân trên một lao động trong
viện nghiên cứu — phát triển là 19,51 triệu Mức này khác nhau giữa các lĩnh vực khoa học cơng nghệ: lính vực khoa học tự nhiên là 21,76 triệu; khoa học kỹ thuật: 23,05 triệu; khoa học nông, lâm, ngư: 11,33 triệu; khoa học y, được: 22,87 triệu; khoa học xã hội và nhân văn: 23,77 triệu"
1 Nguyễn Thị Anh Thu Tài chính của nghiên cứu khoa học và công nghệ trong khu vực viện nghiên cứu và trường đại học Báo cáo khoa học tại
Hội thảo “Nghiên cứu và đào tạo sau đại học ở Việt Nam”, Hà Nội 28-29
Trang 38b) Cần có những biện pháp tạo thành động cơ thúc
đẩy mạnh mẽ trong hoạt động nghiên cứu sáng tạo
trong các tập thể khoa học mà những nhân tố chủ yếu hình thành nó là: (a) sự thành đạt, (b) sự công nhận, (€) bản thân công việc (sự say mê tìm kiếm cái mới, sự chủ
động trong công việc, v.v.), (d) trách nhiệm, (đ) sự thăng
chức, (e) sự trưởng thành Các biện pháp chính sách cụ thể có thể vận dụng ở đây là:
- Chế độ đánh giá khoa học nghiêm túc cả về thủ tục hành chính lẫn về thực chất của các cống hiến khoa học
- Phát huy dân chủ và chống độc quyển trong hoạt
34-2 WTTO AAT TÌỊ Z2 1 ¿2°_.3 + È 1” aa
VIRCKLA VÀ VI UL LUG LOU XIALCK TU CC KEỰM,, LILY WLU UAL AC
pháp là thực hiện một cách nghiêm túc các văn bản chế độ
về quyền sở hữu trí tuệ và sở hữu công nghiệp, mạnh đạn
lên án và đấu tranh với những sai lệch trong đạo đức và chuẩn mực khoa học
- Sự tôn vinh những thành tựu KH&CN và theo đó là sự tơn vinh những người làm ra nó với những khen
thưởng công khai, khách quan và công bằng;
c) Thúc đẩy kiến tạo bầu khơng khí tâm lý, xã hội thuận lợi trong các tập thể khoa học Cụ thể là:
Trang 39-
- Dan chủ hố, cơng khai, bình đẳng về cơ hội trong
tuyển chọn cán bộ cho các tập thể khoa học trong cơ quan
NC-PT
- Dân chủ hoá trong hoạt động KH&CN của cơ quan NC-PT, cu thé 14 đấm bảo các chế độ dân chủ, cơng khai,
bình đẳng về cơ hội để có thể tuyển chọn được một cách
đúng đắn cần bộ nghiên cứu, người lãnh đạo tập thể khoa
học, chủ nhiệm các đề tài, chương trình, để án
- Xây dựng văn hoá nghiên cứu trong tranh luận
khoa học và tỉnh thần cộng tác trong các tập thể khoa học, đồng thời có các biện pháp và chủ trương đánh giá và tôn
vinh đúng đắn các thành tựu và cá nhân các nhà khoa học trong tập thể khoa học
3 Những quan điểm trong đổi mới chính sách
sử dụng nhân lực KH&CN
3.1 Đổi mới cách nhận thúc uề uị trí uà chức
năng của người làm công tác nghiên cứu phát triển
trong xã hột, không đồng nhất họ tới công chức,
người thị hành công uụ mang tính hành chính
Như đã trình bày ở phần trên, lao động nghiên cứu,
phát triển có tính đặc thù, lao động khoa học không
giống như lao động hành chính, quản lý, cách thức lao
động cũng có những nét khác biệt Đối với người làm
cơng việc hành chính, các tiêu chí quan trọng là thái độ
Trang 40vững nghiệp vụ Trong khi đó đối với nhà khoa học, sự
sáng tạo, tính độc đáo, sự say mê lại có ý nghĩa quan trọng Họ có thể tư duy cơng việc trong hoặc ngoài giờ
làm việc quy định của Nhà nước Sự có mặt của họ tại
phịng thí nghiệm, tại phòng đọc sách, tra cứu mạng, tại
địa bàn thực tế có khi cịn quan trọng hơn là hàng ngày có mặt tại cơng sở Chính vì vậy, việc tuyển chọn người,
cách thức quản lý họ theo cách thức khác với đối tượng
là người lao động hành chính nhà nước
3.39 Đổi mới chính sách sử dụng nhân lực
KH&CN trong cơ quan nghiên cứu — phút triển
tiếu hành cùng uới uiệc đổi mới các chính sách
khoa học uà cơng nghệ có liên quan chặt chế uà
chỉ phối sử dụng nhân lực
Sẽ không có hiệu quả và hiệu lực nếu chính sách sử
dụng nhân lực độc lập với các quan hệ khác trong hệ
thống chính sách Sự thơi thúc đổi mới chính sách sử
dựng nhân lực KH&CN trong cơ quan nghiên cứu —
phát triển không chỉ xuất phát từ những bất cập trong bản thân việc sử dụng nhân lực mà còn từ những nhân tố của hệ thống quản lý KH&CN cũng như từ hệ thống
quản lý kinh tế trong thời kỳ đổi mới nói chung Trong
chuỗi quan hệ này, các mặt sử dụng nhân lực KH&CN
cần được đặt trong ma trận với các mặt ràng buộc khác,