1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện công tác kế toán thành phẩm , tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại công ty cổ phần Xuất Nhập Khẩu Rau quả I - Hà Nội.docx

48 617 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 48
Dung lượng 179,85 KB

Nội dung

Hoàn thiện công tác kế toán thành phẩm , tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại công ty cổ phần Xuất Nhập Khẩu Rau quả I - Hà Nội.

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ

Giáo viên hướng dẫn : GS –TS LƯƠNG TRỌNG YÊM

Sinh viên :NGUYỄN THỊ THUẬN

Mã sinh viên : 03A-01444Lớp : 8A-02

HÀ NỘI, THÁNG 3 NĂM 2007

CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

Trang 2

STT Viết tắt Diễn giải

1 DNSX Doanh nghiệp sản xuất

2 SXKD Sản xuất kinh doanh

3 QLDN Quản lý doanh nghiệp

4 KQKD Kết quả kinh doanh

5 BCTC Báo cáo tài chính

13 TNDN Thu nhập doanh nghiệp

14 KKTX Kê khai thường xuyên

15 KKĐK Kiểm kê định kỳ

16 CKTM Chiết khấu thương mại

17 GGHB Giảm giá hàng bán

18 HBBTL Hàng bán bị trả lại

19 BHYT Bảo hiểm y tế

20 BHXH Bảo hiểm xã hội

21 KPCĐ Kinh phí công đoàn

Trang 3

TIÊU ĐỀ TRANG

LỜI MỞ ĐẦU CHƯƠNG I:

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC KẾ

TOÁN THÀNH PHẨM, TIÊU THỤ THÀNH PHẨM VÀ XÁC

ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP

SX

1

I – SỰ CẦN THIẾT CỦA THÀNH PHẨM, TIÊU THỤ THÀNH

PHẨM VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ TRONG DOANH

2 Vai trò của thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết

quả tiêu thụ thành phẩm trong công tác quản lý thành phẩm và

2.2 Xác định trị giá vốn của hàng xuất kho để bán 7

3 Nội dung kế toán tiêu thụ thành phẩm 7

5 Nội dung kế toán xác định kết quả tiêu thụ 11

III - TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN THÀNH PHẨM, TIÊU THỤ

1 Kế toán thành phẩm 12

1.2.1 Kế toán tổng hợp thành phẩm theo phương pháp KKTX 12

1.2.2 Kế toán tổng hợp thành phẩm theo phương pháp KKĐK 13

2 Kế toán giá vốn hàng bán 13

Trang 4

2.1 Kế toán giá vốn hàng bán theo phương pháp KKTX 13

2.2 Kế toán giá vốn bán hàng theo phương pháp KKĐK 13

3 Kế toán tiêu thụ thành phẩm 14

3.1 Kế toán tiêu thụ thành phẩm theo phương pháp KKTX,

tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ

14

3.2 Kế toán tiêu thụ thành phẩm theo phương pháp KKĐK 14

4 Kế toán chi phí bán hàng và chi phí QLDN 15

2 Ngành nghề, sản phẩm và thị trường kinh doanh: 19

III – THỰC TRẠNG VỀ KẾ TOÁN THÀNH PHẨM, TIÊU THỤ

THÀNH PHẨM VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ TẠI CÔNG

TY CỔ PHẦN XNK RAU QUẢ I

25

1 Đặc điểm về công tác kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm

và xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty cổ phần XNK Rau quả I

Trang 5

RAU QUẢ I

1 Sự cần thiết của việc hoàn thiện công tác kế toán thành phẩm,

tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty cổ

phần XNK Rau quả I

33

2 Đánh giá khái quát tình hình hạch toán thành phẩm, tiêu thụ

thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty cổ phần XNK

Rau quả I

34

3 Một số ý kiến góp ý nhằm hoàn thiện công tác kế toán thành

phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại Công

ty cổ phần XNK Rau quả I

37

3.2 Ý kiến về việc lập “Sổ chi tiết thanh toán với người mua”: 37

3.4 Ý kiến về việc trích lập dự phòng phải thu khó đòi 37

3.6 Ý kiến về hạch toán doanh thu tiêu thụ nội bộ: 39

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 6

1 Giáo trình kế toán doanh nghiệp - ĐH Kinh doanh và Công nghệ HN –

Chủ biên: PGS TS Nguyễn Đình Đỗ; TS Nguyễn Thế Khải

2 Hệ thống tài khoản kế toán – Chế độ kế toán doanh nghiệp – Bộ Tài

chính – NXB Tài chính - 2006

3 Lý thuyết và thực hành kế toán tài chính – Chủ biên: PGS TS Nguyễn

Văn Công – NXB Tài chính – 2004

4 Phân tích hoạt động kinh tế của doanh nghiệp – Chủ biên TS Nguyễn

Thế Khải – NXB Tài chính – 2004

5 Kế toán trong doanh nghiệp thương mại và dịch vụ – Chủ biên: Th.S

Nguyễn Phú Giang – NXB Tài chính – 2004

6 Tài liệu tham khảo của Công ty cổ phần XNK Rau quả I HN

7 Một số báo, tạp chí chuyên ngành cùng một số luận văn khoá trước của Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ HN

LỜI MỞ ĐẦU

Trang 7

Hiện nay, trong nền kinh tế thị trường, sự duy trì, tồn tại và phát triển củamột doanh nghiệp là một vấn đề cực kỳ quan trọng Nó có kết quả tổng hợp từkhâu quyết định đầu tư vào sản phẩm có phù hợp với thị trường hay không Trongcác doanh nghiệp, đặt biệt là doanh nghiệp sản xuất thì mục tiêu đầu tiên và cuốicùng mà doanh nghiệp quan tâm là lợi nhuận Có được lợi nhuận thì mới duy trì

và phát triển sản xuất, nhưng muốn tăng doanh lợi thì có hai con đường: một làtăng số lượng hàng bán ra, hai là hạ giá thành – hạ giá bán ra, thêm vào đó là chấtlượng, mẫu mã, kiểu cách sản phẩm phải không ngừng cải thiện và nâng cao Đồngthời tìm cách mở rộng thị trường, áp dụng linh hoạt các phương thức bán hàng đẩynhanh quá trình tiêu thụ đang là mối quan tâm hàng đầu của hoạt động sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp Có như vậy quá trình tái sản xuất mới diễn ra liêntục Tăng nhanh vòng vốn và thực hiện quá trình sản xuất tiếp theo

Để quản lý có hiệu quả, mọi hoạt động SXKD nhất là khâu bán hàng, doanhnghiệp cũng phải sử dụng đồng thời hàng loạt các công cụ quản lý khác nhau.Trong đó, kế toán với chức năng phản ánh và giám đốc, là một công cụ hữu hiệugiúp các nhà quản lý kinh tế nắm bắt, xử lý thông tin nhanh nhạy, chính xác, đầy

đủ nhất về tài sản và sự vận động của tài sản để nhà quản trị đưa ra các quyết địnhphù hợp nhất Kế toán nói chung và kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm vàxác định kết quả tiêu thụ với mong muốn mang lại lợi nhuận cao nhất cho doanhnghiệp

Nhận thức rõ được vai trò, vị trí và ý nghĩa thực tế quan trọng của kế toánnói trên mà công tác kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quảtiêu thụ luôn được Công ty cổ phần XNK Rau quả I Hà Nội coi trọng và đặc biệtquan tâm Xuất phát từ lý do trên, sau 6 tuần thực tập tại công ty cùng với vốn kiếnthức mới mẻ được trang bị trong thời gian học tập tại trường, với sự giúp đỡ của

cán bộ phòng kế toán công ty, đăt biệt là sự hưỡng dẫn chỉ bảo tận tình của GS.TS

Lương Trọng Yêm, cùng nỗ lực cao nhất của bản thân, em đã đi sâu tìm hiểu,

nghiên cứu công tác kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quảtiêu thụ tại Công ty cổ phần XNK Rau quả I để làm đề tài cho luận văn tốt nghiệpcủa mình

Trang 8

Luận văn này gồm 3 chương:

- Chương I: Những vấn đề lý luận chung về công tác kế toán thành phẩm,tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ trong các doanh nghiệpsản xuất

- Chương II: Thực trạng tổ chức công tác kế toán thành phẩm, tiêu thụthành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty cổ phần XNK Rauquả I Hà Nội

- Chương III: Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toánthành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty

cổ phần XNK Rau quả I Hà Nội

Song do thời gian thực tập tại công ty có hạn, vốn kiến thức còn hạn hẹp,chưa có kinh nghiệm thực tế nên mặc dù cố gắng song vẫn không tránh khỏi nhữngkhiếm khuyết sai sót về nội dung và hình thức trong bản luận văn này Do vậy emmong nhận được sự chỉ bảo, góp ý của thầy cô giáo và các bạn sinh viên để bàiluận văn này được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo – GS.TS Lương Trọng Yêm và các

thầy cô trong khoa Kế toán trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội cùngcác cán bộ phòng Tài chính – Kế toán của công ty đã tận tình giúp đỡ em hoànthành luận văn này!

Hà Nội, ngày 26 tháng 3 năm 2007

Sinh viên Nguyễn Thị Thuận

Chương I:

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN THÀNH PHẨM, TIÊU THỤ THÀNH PHẨM VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT

I – SỰ CẦN THIẾT CỦA THÀNH PHẨM, TIÊU THỤ THÀNH PHẨM VÀXÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT

1 Ý nghĩa của thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ

Trang 9

Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp tiến hành hoạt động sản xuấtkinh doanh, tạo ra các sản phẩm và cung cấp dịch vụ nhằm thoả mãn nhu cầu củathị trường (nhu cầu sản xuất và nhu cầu tiêu dùng) thông qua quá trình bán hàngvới mục tiêu là lợi nhuận.

Bán hàng là chuyển giao quyền sở hữu sản phẩm, hàng hoá gắn với phần lớnlợi ích hoặc rủi ro cho khách hàng, đồng thời được khách hàng thanh toán hoặcchấp nhận thanh toán Quá trình bán hàng là giai đoạn cuối cùng của quá trình sảnxuất kinh doanh bởi vì quá trình này chuyển hoá vốn từ hình thái hiện vật sanghình thái giá trị tiền tệ giúp cho các doanh nghiệp thu hồi vốn để tiếp tục quá trìnhSXKD tiếp theo Việc sản xuất và tiêu thụ thành phẩm được xem là hai nhiệm vụquan trọng đối với toàn bộ nền kinh tế nói chung và trong phạm vi doanh nghiệpnói riêng Sản xuất có tiến hành tốt thì mới tạo ra những sản phẩm có giá trị tốt vàgiá thành thấp nhất Đó là tiền đề để tổ chức tốt công tác tiêu thụ thành phẩm củadoanh nghiệp đạt hiệu quả cao Mặt khác bên cạnh việc tìm ra các biện pháp để sảnxuất ra những sản phẩm nhù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, các doanh nghiệpcòn phải tìm ra thị trường tiêu thụ cho các sản phẩm đó Nhờ thực hiện tốt việc tiêuthụ thành phẩm mà thành phẩm của doanh nghiệp sản xuất ra có thể đến tay ngườitiêu dùng với thời gian ngắn nhất đồng thời cũng xuất phát từ công tác tiêu thụthành phẩm mà doanh nghiệp có thể nắm bắt được nhu cầu, thị hiếu của người tiêudùng, tình hình cạnh tranh giữa các doanh nghiệp Từ đó giúp doanh nghiệp có thểđưa ra các quyết định phát triển SXKD phù hợp nhất cho mình

2 Vai trò của kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm trong công tác quản lý thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm:

Đối với các doanh nghiệp, tổ chức tốt kế toán thành phẩm, tiêu thụ thànhphẩm và xác định kết quả tiêu thụ sẽ tạo điều kiện từng bước đưa công tác hạchtoán kế toán vào nề nếp, hạn chế sự thất thoát của thành phẩm, phát hiện ra nhữngthành phẩm chậm luân chuyển để từ đó đề ra những biện pháp thúc đẩy quá trìnhtiêu thụ Thông tin do kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quảtiêu thụ cung cấp còn giúp doanh nghiệp tìm ra những biện pháp tối ưu để đảm bảoduy trì sự cân đối thường xuyên giữa các yếu tố đầu vào - đầu ra và nâng cao lợinhuận cho doanh nghiệp

Trang 10

Từ thông tin của các BCTC do kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm vàxác định kết quả tiêu thụ cung cấp, Nhà nước có thể nắm bắt được tình hình sảnxuất của doanh nghiệp và kiểm tra được việc chấp hành pháp luật về kế toán nóichung và thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đối với NSNN, nghĩa vụ tài chính với cácbên có quan hệ kinh tế Ngoài ra các thông tin này còn là phương tiện để nhữngđơn vị và cá nhân có quan hệ với doanh nghiệp biết được khả năng sản xuất và tiêuthụ các mặt hàng của doanh nghiệp trên thị trường và hiệu quả kinh doanh để từ đó

có thể đưa đến quyết định có đầu tư, cho vay có quan hệ làm ăn với doanh nghiệphay không

3 Nhiệm vụ của công tác kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ.

Để đáp ứng các yêu cầu quản lý về thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xácđịnh kết quả tiêu thụ; hạch toán kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xácđịnh kết quả tiêu thụ có nhiệm vụ chủ yếu sau:

+ Phản ánh và ghi chép kịp thời, chính xác, đầy đủ tình hình nhập, xuất, tồnkho thành phẩm theo từng loại cả về số lượng, chất lượng, chủng loại, giá trị và giácả

+ Tính đúng giá thành sản phẩm xuất bán, phản ánh và ghi chép đầy đủ, kịpthời, chính xác các khoản doanh thu, các khoản giảm trừ doanh thu và các khoảnchi phí bỏ ra trong quá trình tiêu thụ thành phẩm

+ Xác định kịp thời, hợp lý giá vốn tiêu thụ để làm cơ sở cho việc tính chỉtiêu lợi nhuận gộp và lợi nhuận thuần về tiêu thụ một cách chính xác

+ Tính đúng, đủ, kịp thời các khoản thuế phải nộp về lượng hàng tiêu thụtrong kỳ cho Nhà nước

+ Vận dụng phương thức bán hàng, phương thức thanh toán cho phù hợp,khoa học với thị trường, với khách hàng và cơ chế quản lý

+ Cung cấp thông tin về thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kếtquả tiêu thụ cho quản lý để ra các quyết định phù hợp về tiêu thụ thành phẩm

II - NỘI DUNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN THÀNH PHẨM, TIÊU THỤ THÀNHPHẨM VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ

1 Nội dung kế toán thành phẩm.

Trang 11

vụ cho việc hạch toán kịp thời, chính xác giá trị của thành phẩm xuất kho Vì vậy

mà thành phẩm được đánh giá theo giá thực tế và giá hạch toán

1.2.1 Đối với thành phẩm nhập kho.

Giá vốn thực tế của thành phẩm nhập kho được xác định tuỳ theo từngnguồn nhập

- Thành phẩm do DNSX hoàn thành nhập kho: được phản ánh theo giá thànhsản xuất thực tế ( giá thành công xưởng thực tế) bao gồm chi phí nguyên vật liệutrực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung

- Thành phẩm do thuê ngoài gia công hoàn thành nhập kho: được tính theogiá thực tế gia công chế biến bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phíthuê gia công và các chi phí liên quan trực tiếp khác ( chi phí vận chuyển, bốc dỡ,hao hụt trong gia công…)

- Thành phẩm do mua ngoài (nếu có): được đánh giá theo trị giá vốn thực tếcủa thành phẩm nhập kho, bao gồm giá mua cộng với chi phí thu mua, vận chuyểnbốc dỡ…

1.2.2 Đối với thành phẩm xuất kho

Thành phẩm xuất kho cũng phải được phản ánh theo giá thành sản xuất thực

tế xuất kho

Trang 12

+ Đánh giá thành phẩm xuất kho theo giá hạch toán: giá hạch toán của thànhphẩm do doanh nghiệp quy định và được sử dụng không thay đổi trong một kỳ,việc hạch toán chi tiết hàng ngày được thực hiện theo giá hạch toán:

Bước 1: Xác định hệ số chênh lệch (hệ số giá)

Giá trị thực tế thành

Giá trị thực tế thành phẩm nhập trong kỳ Giá trị hạch toán thành

Giá trị hạch toán thành phẩm nhập trong kỳ

Bước 2: Xác định giá thành thực tế thành phẩm xuất kho

Giá thành thực tế

thành phẩm xuất kho =

Giá thành hạch toán thành phẩm xuất kho x Hệ số giá

+ Đánh giá thành phẩm xuất kho, việc tính giá trị hàng tồn kho (hoặc xuấtkho ) được áp dụng một trong bốn phương pháp:

- Phương pháp thực tế đích danh: theo phương pháp này khi xuất kho

thành phẩm căn cứ vào số lượng xuất kho thuộc lô nào và đơn giá thực tế của lô đó

để tính trị giá vốn thực tế của thành phẩm xuất kho:

x

Số lượng thành phẩm xuất kho thuộc lần nhập kho đó

- Phương pháp bính quân gia quyền: theo phương pháp này, trị giá vốn

thực tế của thành phẩm xuất kho được tính căn cứ vào số lượng thành phẩm xuấtkho trong kỳ và đơn giá bình quân gia quyền để tính theo công thức:

Trị giá vốn thực tế của

thành phẩm xuất kho =

Số lượng thành phẩm xuất kho x

Đơn giá bình quân gia quyền thực tế sản xuất

Trị giá thực tế thành phẩm nhập kho trong kỳ

Số lượng sản phẩm tồn

Số lượng sản phẩm xuất

kho trong kỳ

- Phương pháp nhập trước xuất trước (FIFO): theo phương pháp này,

trước hết phải xác định được đơn giá thực tế nhập kho của từng lần nhập với giả

Trang 13

thiết thành phẩm nào nhập kho trước thì sẽ xuất trước Sau đó, căn cứ vào số lượngxuất kho để tính ra giá thành thực tế xuất kho thuộc lần nhập trước Trị giá hàngtồn kho cuối kỳ được tính theo đơn giá của những lần nhập sau cùng.

Trị giá vốn thực tế của

thành phẩm xuất kho =

Số lượng xuất kho từng lần nhập kho

x Đơn giá tính theo từng lần nhập kho

- Phương pháp nhập sau xuất trước (LIFO): theo phương pháp này, trước

hết cũng phải xác định được đơn giá thực tế nhập kho của từng lần nhập với giảthiết rằng thành phẩm nào nhập kho sau được xuất trước tiên Sau đó căn cứ vào sốlượng xuất kho theo nguyên tắc: tính theo đơn giá thực tế của lần nhập kho saucùng đối với số lượng xuất kho đầu tiên Trị giá hàng tồn kho cuối kỳ được tínhtheo đơn giá của những lần nhập kho đầu tiên

2 Nội dung kế toán giá vốn hàng bán

2.1 Phương pháp xác định giá vốn hàng bán

Trị giá vốn hàng bán là toàn bộ các chi phí liên quan đến quá trình bán hàng,gồm: Trị giá vốn của hàng xuất kho để bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lýdoanh nghiệp phân bổ cho hàng bán ra trong kỳ là cơ sở để tính kết quả hoạt độngkinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp

Trị giá vốn

của hàng bán =

Trị giá vốn của hàng xuất kho để bán x

Chi phí bán hàng, chi phí QLDN phân bổ cho hàng đã bán

bổ cho hàng còn lại đầu kỳ

+

CPBH, CPQLDN phát sinh trong kỳ

-CPBH, CPQLDN phân bổ cho hàng còn lại cuối

kỳ 2.2 Xác định trị giá vốn của hàng xuất kho để bán

Được xác định bằng một trong bốn phương pháp tính trị giá vốn của hàngtồn kho trong chuẩn mực hàng tồn kho (như đã nói ở trên), đồng thời phụ thuộcvào từng loại hình doanh nghiệp cụ thể Đối với DNSX: trị giá vốn của hàng xuấtkho để bán hoặc thành phẩm hoàn thành không nhập kho đưa ra bán ngay chính là

Trang 14

giá thành sản xuất thực tế của thành phẩm xuất kho hoặc giá thành sản xuất thực tếcủa thành phẩm hoàn thành.

3 Nội dung kế toán tiêu thụ thành phẩm

3.1 Một số vấn đề về tiêu thụ thành phẩm

Theo chuẩn mực số 14 về “Doanh thu và thu nhập khác” doanh thu tiêu

thụ thành phẩm được ghi nhận khi đồng thời thoả mãn 5 điều kiện sau:

+ Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền

sở hữu sản phẩm hoặc hàng hoá của người mua

+ Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hoá như người sởhữu hàng hoá hoặc quyền kiểm soát hàng hoá

+ Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn

+ Doanh nghiệp đã thu được hoặc chắc chắn sẽ thu được lợi ích kinh tế từgiao dịch bán hàng

+ Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng

Như vậy quá trình tiêu thụ thành phẩm là quá trình vận động của tiền vàhàng Quá trình vận động này không phải bao giờ cũng đồng thời và phù hợp vớinhau Do đó, việc xác định chính xác thời điểm tiêu thụ thành phẩm là rất cần thiết

và nó ảnh hưởng đến việc xác định doanh thu lợi nhuận của doanh nghiệp

Các phương thức tiêu thụ thành phẩm:

- Bán hàng thu tiền ngay

- Bán hàng chưa thanh toán

- Bán đại lý, ký gửi

- Bán trả góp

- Bán hàng đổi hàng

- Bán lẻ, bán buôn

Các phương thức thanh toán:

- Thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt

- Thanh toán qua ngân hàng

- Thanh toán hàng đổi hàng

- Thanh toán bù trừ

3.2 Một số khái niệm về doanh thu và các khoản giảm trừ doanh thu

3.2.1 Khái niệm về doanh thu

Trang 15

Doanh thu là tổng các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ hạchtoán, phát sinh từ các hoạt động SXKD thông thường của doanh nghiệp góp phầnlàm tăng vốn chủ sở hữu.

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là giá trị của hàng bán thực tế trong

kỳ là toàn bộ số tiền thu được hoặc có khả năng thu được từ các giao dịch vànghiệp vụ phát sinh doanh thu như bán sản phẩm, hàng hoá cung cấp dịch vụ chokhách hàng gồm cả các khoản phụ thu và phí thu thêm ngoài giá bán (nếu có)

Tổng doanh thu bán hàng sau khi trừ đi các khoản làm giảm trừ doanh thu:

GGHB, CKTM, HBBTL, thuế TTĐB, thuế XNK được gọi là doanh thu thuần:

Doanh thu thuần

-Các khoản làm giảm trừ doanh thu

-Thuế TTĐB, thuế XNK (nếu có)

Khi hạch toán doanh thu và thu nhập khác, kế toán cần lưu ý các quy địnhsau:

+ Doanh thu chỉ được ghi nhận khi thoả mãn các điều kiện ghi nhận cho

doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ theo Chuẩn mực số 14 về “doanh thu và

thu nhập khác” đã nêu ở trên, nếu không thoả mãn các điều kiện đó thì không

hạch toán vào doanh thu

+ Doanh thu và chi phí liên quan đến cùng một giao dịch phải được ghi nhậnđồng thời theo nguyên tắc phù hợp và theo năm tài chính

+ Trường hợp hàng hoá hoặc dịch vụ trao đổi lấy hàng hoá hoặc dịch vụtương tự về bản chất thì không được ghi nhận là doanh thu

+ Phải theo dõi chi tiết từng loại doanh thu, doanh thu từng mặt hàng, ngànhhàng, từng sản phẩm…Theo dõi chi tiết từng khoản giảm trừ doanh thu, để xácđịnh doanh thu thuần của từng loại doanh thu, chi tiết từng mặt hàng, từng sảnphẩm…để phục vụ cho cung cấp thông tin kế toán để quản trị doanh nghiệp và lậpbáo cáo tài chính

3.2.2 Các khoản giảm trừ doanh thu

Các khoản giảm trừ doanh thu bao gồm: CKTM, GGHB, HBBTL, thuếGTGT nộp theo phương pháp trực tiếp, và thuế XNK, thuế TTĐB được tính vàdoanh thu ghi nhận ban đầu, để xác định doanh thu thuần, làm cơ sở để kết quả

Trang 16

kinh doanh trong kỳ kế toán Các khoản giảm trừ doanh thu nói trên được phảnánh, theo dõi chi tiết riêng biệt trên những tài khoản kế toán phù hợp nhằm cungcấp các thông tin kế toán để lập BCTC.

CKTM: là số tiền giảm trừ cho khách hàng theo một tỷ lệ nào đó khi kháchhàng mua với số lượng lớn

GGHB: là số tiền giảm trừ cho khách hàng vì lý do hàng bán bị kém phẩmchất, không đúng quy cách hoặc do giao hàng không đúng thời hạn trong hợp đồng

đã ký kết

HBBTL: là số hàng đã bán cho khách hàng (đã chuyển giao quyền sở hữu)

đã thu tiền hoặc được khách hàng chấp nhận thanh toán nhưng bị khách hàng trảlại do người bán không tôn trọng hợp đồng kinh tế đã ký kết như không phù hợpvới tiêu chuẩn kỹ thuật, hàng kém phẩm chất, sai quy cách, chủng loại

Thuế GTGT, thuế TTĐB, thuế XNK là khoản thuế gián thu, tính trên doanhthu bán hàng Các khoản thuế này tính cho các đối tượng tiêu dùng hàng hoá, dịch

vụ phải chịu, các cơ sở sản xuất, kinh doanh chỉ là đơn vị thu nộp thuế thay chongười tiêu dùng hàng hoá dịch vụ đó

4 Nội dung kế toán chi phí bán hàng và chi phí QLDN

Trang 17

- Chi phí khấu hao TSCĐ

- Chi phí dự phòng: khoản trích dự phòng phải thu khó đòi

5 Nội dung kế toán xác định kết quả tiêu thụ

Kết quả tiêu thụ thành phẩm là kết quả cuối cùng của quá trình tiêu thụthành phẩm của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định Đó chính là số chênhlệch giữa doanh thu thuần và giá trị vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phíQLDN và được xác định theo công thức:

-Giá vốn của hàng bán

-Chi phí bán hàng, chi phí QLDN tính cho hàng tiêu thụ

Ngoài ra kết quả hoạt động kinh doanh, lợi nhuận của doanh nghiệp còn baogồm cả kết quả từ hoạt động khác là kết quả từ các hoạt động bất thường kháckhông tạo ra doanh thu của doanh nghiệp, được xác định theo công thức:

Lãi (lỗ) từ hoạt động khác = Thu nhập khác - Chi phí khác

Trang 18

III TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN THÀNH PHẨM, TIÊU THỤ THÀNHPHẨM VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ

1 Kế toán thành phẩm

1.1 Kế toán chi tiết thành phẩm

Thành phẩm cũng giống như vật tư, hàng hoá thuộc nhóm hàng tồn kho Do

đó, để có thể quản lý chặt chẽ tình hình hiện có cũng như sự biến động của các loạithành phẩm tồn kho cả về số lượng và giá trị, doanh nghiệp cần phải hạch toán chitiết thành phẩm Kế toán chi tiết thành phẩm phải thực hiện theo từng loại thànhphẩm, từng kho thành phẩm và tiến hành đồng thời ở kho và phòng kế toán giốngnhư kế toán chi tiết vật tư hàng hoá

Tuỳ theo đặc điểm hoạt động SXKD, trình độ quản lý mà doanh nghiệp lựachọn phương pháp hạch toán chi tiết cho những thành phẩm, có thể áp dụng mộttrong các phương pháp sau

- Phương pháp ghi thẻ song song

- Phương pháp ghi sổ đối chiếu luân chuyển

- Bên Nợ: + phản ánh giá trị thực tế của thành phẩm nhập kho

+ phản ánh giá trị thực tế của thành phẩm thừa khi kiểm kê

- Bên Có: + phản ánh giá trị thực tế của thành phẩm xuất kho

+ phản ánh giá trị thực tế của thành phẩm thiếu khi kiểm kê

- Số dư bên Nợ: giá trị thực tế thành phẩm tồn kho

TK 632 “Giá vốn hàng bán”

+ Nội dung: phản ánh trị giá vốn của thành phẩm, hàng hoá, lao vụ, dịch vụ xuấtbán trong kỳ

Trang 19

+ Kết cấu:

- Bên Nợ: trị giá vốn của thành phẩm, hàng hoá, lao vụ, dịch vụ đã bán

- Bên Có: kết chuyển trị giá vốn của thành phẩm, hàng hoá, lao vụ, dịch vụ

đã tiêu thụ sang TK kết quả

- TK 632 không có số dư cuối kỳ

* Phương pháp hạch toán: được thể hiện qua Sơ đồ 1 (Xem phần Phụ lục)

1.2.2 Kế toán tổng hợp thành phẩm theo phương pháp KKĐK

* Tài khoản sử dụng: TK 155, TK 157, TK 632…

* Phương pháp hạch toán:

Việc hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp KKĐK chỉ khác với việchạch toán theo phương pháp KKTX trong việc xác định giá vốn của thành phẩm.dịch vụ hoàn thành nhập, xuất kho và tiêu thụ sản phẩm, còn lại giống phương

pháp KKTX và được thể hiện qua sơ đồ 2 , (xem phần Phụ lục)

+

Trị giá vốn của thành phẩm sản xuất trong kỳ

-Trị giá vốn của thành phẩm chưa tiêu thụ cuối kỳ

* Trong cả hai trường hợp hạch toán theo phương pháp KKTX và KKĐK, cuối kỳ

kế toán xác định và kết chuyển trị giá vốn của thành phẩm xuất kho đã được xácđịnh là tiêu thụ để xác định kết quả tiêu thụ, kế toán ghi:

Nợ TK911: xác định kết quả kinh doanh

Có TK 632: giá vốn hàng bán

2 Kế toán giá vốn hàng bán

2.1 Kế toán giá vốn hàng bán theo phương pháp KKTX

* Tài khoản kế toán sử dụng:

- TK 632: Nội dung, kết cấu như đã nêu ở trên

- Các tài khoản liên quan khác

*Phương pháp hạch toán: được thể hiện qua Sơ đồ 3 (xem phần Phụ lục)

2.2 Kế toán giá vốn bán hàng theo phương pháp KKĐK

* Tài khoản sử dụng : TK 155, 157, 632

Nội dung, kết cấu các TK như đã nêu ở trên

* Phương pháp hạch toán: được thể hiện qua Sơ đồ 4 (xem phần Phụ lục)

Trang 20

Cuối kỳ, kế toán xác định và kết chuyển trị giá vốn của thành phẩm xuất kho

đã được tiêu thụ để xác định kết quả tiêu thụ theo công thức:

+

Trị giá vốn của thành phẩm sản xuất trong kỳ

-Trị giá vốn của hàng chưa tiêu thụ cuối kỳ

TK 511 “ Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”

+ Nội dung: Phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ thực tế của doanhnghiệp trong kỳ kế toán

+Kết cấu:

-Bên Nợ: + Các khoản giảm trừ doanh thu: CKTM, GGHB, HBBTL

+ Thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, thuế TTĐB, thuếXNK phải nộp tính trên doanh thu bán hàng thực tế (nếu có)+ kết chuyển doanh thu thuần sang TK 911 để xác định KQKD

- Bên Có: Tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ thực tế phát sinhtrong kỳ

- TK 511: không có số dư cuối kỳ

+ TK 511 mở chi tiết 4 TK cấp II:

- TK 511(1): Doanh thu bán hàng hoá

- TK 511(2): Doanh thu bán thành phẩm

- TK 511(3): Doanh thu cung cấp dịch vụ

- TK 511(4): Doanh thu trợ cấp, trợ giá

3.2 Kế toán tiêu thụ thành phẩm theo phương pháp KKĐK

Trang 21

Đối với các doanh nghiệp hạch toán theo phương pháp KKĐK chỉ khác sovới các doanh nghiệp hạch toán theo phương pháp KKTX trong việc xác định giávốn của thành phẩm, dịch vụ hoàn thành nhập – xuất kho và tiêu thụ thành phẩm.Còn việc phản ánh về giá bán, doanh thu, các khoản giảm trừ doanh thu thì đượchạch toán tương tự phương pháp KKTX như đã nêu ở trên

(1)- Đầu kỳ kinh doanh kết chuyển trị giá vốn của thành phẩm chưa tiêu thụ:

Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán

Có TK 155: Thành phẩm

Có TK 157: Hàng gửi bán(2)- Trong kỳ kinh doanh, phát sinh:

+ Giá thành sản phẩm hoàn thành nhập kho, gửi bán hoặc tiêu thụ trực tiếp:

Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán

Có TK 631: Giá thành sản phẩm + Các trường hợp phát sinh hàng bán bị trả lại, hàng thiếu…

Nợ TK 138(1): Hàng thiếu

Nợ TK 334,111,112: Số bắt bồi thường

Có TK 632: Giá vốn hàng bán(3)- Cuối kỳ kinh doanh, kết chuyển trị giá vốn của thành phẩm chưa tiêu thụ:

Nợ TK 155: Thành phẩm

Nợ TK 157: Hàng gửi bán

Có TK: 632: Giá vốn hàng bánĐồng thời xác định trị giá vốn của hàng tiêu thụ trong kỳ theo công thức:

+

Trị giá thực tế sản phẩm hoàn thành trong kỳ

-Trị giá vốn của hàng chưa tiêu thụ cuối kỳ

Sau đó, kết chuyển trị giá vốn hàng bán để xác định KQKD

4 Kế toán chi phí bán hàng và chi phí QLDN

4.1 Kế toán chi phí bán hàng

* Tài khoản kế toán sử dụng:

Để phản ánh chi phí bán hàng phát sinh trong kỳ và kết chuyển chi phí bánhàng, kế toán sử dụng TK 641 – “Chi phí bán hàng” để tập hợp và kết chuyển chiphí bán hàng thực tế phát sinh trong kỳ để xác định KQKD

Trang 22

TK này cuối kỳ không có số dư

+ TK 641 được mở chi tiết cho 7 TK cấp II:

- TK 641(1): Chi phí nhân viên

* Tài khoản kế toán sử dụng: Để phản ánh tính hình tập hợp và phân bổ chi phí

QLDN, quản lý kinh doanh, quản lý hành chính và các chi phí khác liên quan đếnhoạt động chung của cả doanh nghiệp TK này cuối kỳ không có số dư

+ TK 642 mở chi tiết cho 8 TK cấp II

- TK 642(1): Chi phí nhân viên quản lý

- TK 642(2): Chi phí vật liệu quản lý

* Trình tự hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu: Sơ đồ 6 (xem phần Phụ lục)

5 Kế toán xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm

* Tài khoản kế toán sử dụng:

- TK911: Xác định QKKD

- TK 421: Lợi nhuận chưa phân phối

TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh ”

+ Nội dung: Dùng để xác định KQKD của doanh nghiệp trong 1 thời kỳ nhất định+ Kết cấu:

- Bên Nợ: + Trị giá vốn của thành phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã tiêu thụ

+ Chi phí bán hàng, chi phí QLDN tính cho hàng tiêu thụ trong kỳ

Trang 23

+ Chi phí tài chính và chi phí khác trong kỳ + Kết chuyển số lãi từ hoạt động kinh doanh trong kỳ

- Bên Có: + Kết chuyển doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ

+ Kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính trong kỳ + Kết chuyển thu nhập khác trong kỳ

+ Kết chuyển số lỗ từ hoạt động kinh doanh trong kỳ+ TK 911: không có số dư cuối kỳ

TK 421 “Lợi nhuận chưa phân phối”

+ Nội dụng: Phản ánh KQKD và tình hình phân phối KQKD của doanh nghiệp + Kết cấu:

- Bên Nợ: + Số lỗ từ hoạt động kinh doanh trong kỳ

+ Phân phối tiền lãi

- Bên Có: + Số lãi từ hoạt động kinh doanh trong kỳ

+ Số lãi được cấp dưới nộp, số lỗ được cấp trên bù + Xử lý các khoản lỗ từ hoạt động kinh doanh + Số dư bên Có: Số lãi từ hoạt động kinh doanh chưa phân phối

+ Số dư bên Nợ: Số lỗ chưa xử lý hoặc phân phối quá số lãi

* Phương pháp kế toán: được thể hiện qua Sơ đồ 7 (xem phần Phụ lục)

IV - TỔ CHỨC SỔ SÁCH KẾ TOÁN THÀNH PHẨM, TIÊU THỤ THÀNHPHẨM VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ

Hệ thống sổ sách kế toán là tài liệu để ghi chép tổng hợp, hệ thống hoá sốliệu từ chứng từ gốc theo một trình tự và phương pháp ghi sổ nhất định Hệ thống

sổ sách kế toán bao gồm: số lượng các loại sổ kế toán, sổ chi tiết, sổ kế toán tổnghợp, kết cấu mã sổ, mối quan hệ kiểm tra, đối chiếu giữa các sổ kế toán, trình tự vàphương pháp ghi chép các loại sổ và tổng hợp số liệu để lập báo cáo

Các sổ tổng hợp theo hình thức kế toán mà doanh nghiệp vận dụng phải tuânthủ mọi nguyên tắc cơ bản về loại sổ, kết cấu các loại sổ, mối quan hệ và sự kếthợp giữa các loại sổ, trình tự và kỹ thuật ghi chép các loại sổ kế toán Các sổ chitiết mang tính chất hướng dẫn, doanh nghiệp có thể cụ thể hoá để phản ánh thôngtin chi tiết theo yêu cầu quản lý của doanh nghiệp

Hiện nay trong doanh nghiệp sản xuất áp dụng các hình thức sổ kế toán sau:

- Hình thức sổ kế toán “Nhật ký chung”, sơ đồ 8

- Hình thức sổ kế toán “Nhật ký - sổ cái”, sơ đồ 9

Trang 24

- Hình thức sổ kế toán “Chứng từ ghi sổ”, sơ đồ 10

- Hình thức sổ kế toán “Nhật ký chứng từ”, sơ đồ 11

CHƯƠNG II:

THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN THÀNH PHẨM, TIÊU THỤ THÀNH PHẨM VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ TẠI CÔNG TY

CỔ PHẦN XNK RAU QUẢ I HÀ NỘI

I – Quá trình hình thành và phát triển công ty

1 Lược sử phát triển

Công ty cổ phần XNK Rau quả I là một doanh nghiệp hình thành từ việc cổphần hoá một doanh nghiệp Nhà nước là Công ty xuất nhập khẩu Rau quả I HàNội Việc cổ phần hoá bắt đầu từ năm 2000 theo quyết định số 31/2000 QĐ/BNN-TCCB, ngày 24-3-2000 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Công ty xuất khẩu Rau quả I được thành lập theo quyết định số 49/CNTP/TCCB ngày 12-6-1985 của Bộ Công nghiệp thực phẩm ( nay là Bộ NN&PTNN).Mục đích của việc thành lập công ty này là để phục vụ chương trình hợp tác về rauquả với Liên Xô cũ, khi Liên Xô tan rã, công ty rơi vào tình trạng hết sức khókhăn, số lượng lao động đông (năm 1999 còn tới 1.006 người), thị trường Nga thậpniên 90 bất ổn định, nhiều hàng tồn kho không bán được, sản xuất bị đình trệ, mỗinăm chỉ sản xuất 600 tấn phục vụ xuất khẩu và tiêu thụ nội địa

Có thể nói việc cổ phần hoá Công ty XNK Rau quả I thành Công ty cổ phầnXNK Rau quả I về bản chất là sự thay đổi sở hữu của doanh nghiệp từ sở hữu hoàntoàn của Nhà nước chuyển sang sở hữu của các cổ đông, trong đó sở hữu của Nhànước chỉ còn 21% vốn điều lệ Khi bắt đầu cổ phần hoá, công ty đã thực hiện hainhiệm vụ chiến lược: phục hồi sản xuất, phục hồi thị trường cũ, phát triển thịtrường mới; Cải cách công tác tổ chức trong doanh nghiệp

Hiện nay công ty hoạt động dưới tên gọi:

- Tên tiếng Anh: Vegetable and Fruit Export – Import Joint – Stock Company No I

- Tên giao dịch: VEGETEXCO I HANOI

- Trụ sở chính: 389 Đường Trương Định, Quận Hoàng Mai, Hà Nội

Ngày đăng: 28/09/2012, 11:47

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w