Cải cách thủ tục hành chính là một nội dung quan trọng trong công tác cải cách hành chính, “Tìm hiểu công tác cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa” tại Ủy ban nhân dân xã Điện An năm 20122013” là một vấn đề hết sức quan trọng và cấp thiết.
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Hoạt động quản lý hành chính nhà nước được thể hiện trên hầu khắp các lĩnhvực của đời sống từ kinh tế, văn hoá, xã hội, y tế, giáo dục, dân tộc, tôn giáo cho đến
an ninh - quốc phòng, đối ngoại Chức năng quản lý nhà nước không chỉ nhằm bảo
vệ pháp luật, chế độ chính trị, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, các quyền hợppháp chính đáng của mọi tổ chức và công dân mà còn tạo điều kiện, môi trường pháp
lý, môi trường xã hội thuận lợi cho các tổ chức và cá nhân làm ăn, sinh sống Cácquyền, nghĩa vụ của công dân được quy định trong Hiến pháp hay ở các văn bản phápluật khác có được thực hiện hay không, thực hiện như thế nào, về cơ bản đều phảithông qua thủ tục hành chính do các cơ quan, các cấp chính quyền nhà nước quy định
và trực tiếp giải quyết Việc tạo điều kiện, môi trường pháp lý thuận lợi cho các tổchức và cá nhân sinh sống, phát triển kinh tế thường được xác định như là một chínhsách; còn trên thực tế, sự thuận lợi hay khó khăn trong làm ăn, sinh sống của ngườidân cũng như niềm tin của họ đối với Nhà nước như thế nào lại được thẩm định thôngqua các quy định thủ tục hành chính và cách thức giải quyết các thủ tục ấy
Hiện nay, việc giải quyết các thủ tục hành chính còn tồn tại một số hiện tượngkhá phổ biến như: rườm rà, trùng chéo, cứng nhắc (hợp pháp nhưng chưa hợp lý, chưaphù hợp thực tế); thủ tục cũ, mới lẫn lộn Bên cạnh đó, việc ban hành thủ tục hànhchính có lúc, có nơi còn tuỳ tiện; việc tiếp nhận và giải quyết hồ sơ còn thiếu khoahọc; thu lệ phí, phí ở nhiều nơi còn chưa đúng quy định; cách thức giải quyết thủ tụcvẫn còn hiện tượng cửa quyền, sách nhiễu, chậm trễ theo lối “dân cần, quan khôngvội” và vẫn còn qua nhiều khâu trung gian lòng vòng; thẩm quyền, trách nhiệm giảiquyết thủ tục nhiều khi không rõ và vẫn còn hiện tượng công dân đi lại nhiều lần, cathán hoặc lo lót để được việc Với tình hình giải quyết công việc như vậy chẳng nhữnglàm tốn thời gian, tiền bạc, công sức của cá nhân, tổ chức, nhà nước mà còn là môitrường phát sinh tệ quan liêu, tham nhũng, làm mất lòng tin đối với nhân dân
Bước vào thời kỳ hội nhập phát triển kinh tế, để tạo điều kiện thuận lợi cho sựphát triển của các thành phần kinh tế và thu hút nguồn đầu tư nước ngoài thì cải cáchthủ tục hành chính, đơn giản hóa các khâu trong quá trình giải quyết công việc của cánhân, tổ chức có một vai trò và ý nghĩa vô cùng quan trọng
Trang 2Trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, Đảng ta đã chỉ rõ sự cần thiếtphải tiến hành cải cách hành chính, coi đây là một giải pháp quan trọng góp phần đạtđược các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, trong đó cải cách thủ tục hành chính làmột khâu quan trọng và được đặt ra ngay từ giai đoạn đầu của tiến trình cải cách Cơchế “một cửa”, “một cửa liên thông” là giải pháp đổi mới về phương thức làm việc của
cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương các cấp, nhằm tạo chuyển biến cơ bảntrong quan hệ giữa cơ quan hành chính nhà nước với các tổ chức và công dân
Nhận rõ mục đích, ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác cải cách thủ tục hànhchính, ngày 4/5/1994 Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 38/CP về cải cách mộtbước thủ tục hành chính mà mục tiêu quan trọng là hướng đến việc giải quyết tốt hơncác công việc của công dân, tổ chức, đặc biệt là cộng đồng doanh nghiệp Cùng vớiyêu cầu phát triển và hội nhập, cải cách thủ tục hành chính ở nước ta từng bước đượcđịnh hình về nội dung, phương hướng triển khai với những bước đi, cách làm nhằmbảo đảm bộ máy hành chính phục vụ tốt hơn nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội Trên
lộ trình thực hiện Nghị quyết số 38/CP, cơ chế “một cửa” đã được thí điểm tại Thànhphố Hồ Chí Minh và sau đó là tại nhiều địa phương khác
Trong Chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2001
-2010, Chính phủ đã ban hành Quy chế thực hiện cơ chế một cửa tại cơ quan hànhchính Nhà nước ở địa phương (kèm theo Quyết định 181/2003/QĐ-TTg ngày04/9/2003 của Thủ tướng Chính phủ) Tiếp đó, Chính phủ ban hành Quyết định số93/2007/QĐ-TTg ban hành Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liênthông tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương Căn cứ Quyết định này, Ủy bannhân dân tỉnh Quảng Nam đã ban hành Quyết định số 3129/QĐ-UBND ngày24/9/2008 ban hành danh mục và thời gian giải quyết các thủ tục hành chính thực hiệntheo cơ chế một cửa tại ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và ủy ban nhân dân các
xã, phường, thị trấn và hiện nay đã được thay thế bằng Quyết định số 3960/QĐ-UBNDngày 05/12/2011; ngày 09 tháng 5 năm 2012, Ủy ban nhân dân tỉnh cũng đã ra Quyếtđịnh số 1481/QĐ-UBND về việc ban hành Quy định về việc tiếp nhận, giải quyết hồ
sơ, thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tại ủy ban nhân dân các xã, phường, thịtrấn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
Ủy ban nhân dân xã Điện An là một cơ quan nằm trong hệ thống bộ máy hànhchính nhà nước, do vậy cũng không nằm ngoài yêu cầu khách quan này Trong quátrình xây dựng và phát triển các lĩnh vực trên địa bàn xã, Ủy ban nhân dân xã Điện An
đã không ngừng cải cách hành chính theo chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng
Trang 3và Nhà nước cấp trên để phù hợp với điều kiện thực tế, đã thúc đẩy nền kinh tế xã pháttriển, nâng cao đời sống nhân dân cả về vật chất lẫn tinh thần Nằm trong sự vận động,phát triển chung của bộ máy hành chính Nhà nước, cải cách thủ tục hành chính tại Ủyban nhân dân xã Điện An là một vấn đề cần thiết, cấp bách, mang tính liên tục.
Là học viên khóa 3 Đề án 500 của tỉnh Quảng Nam, trải qua một thời gian họctập và rèn tại trường Chính trị tỉnh, được quý thầy cô truyền đạt nhiều kiến thức bổích, trong đó có nội dung về cải cách thủ tục hành chính nhà nước theo cơ chế “mộtcửa”, bản thân tôi đã nhận thức được đây là một vấn đề hết sức quan trọng và cấpthiết Qua quá trình học tập và được bồi dưỡng kiến thức về quản lý nhà nước ngạch
chuyên viên nay tôi xin chọn đề tài “Tìm hiểu công tác cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa” tại Ủy ban nhân dân xã Điện An năm 2012-2013” để làm bài
thu hoạch sau khi đã hoàn thành khóa học của mình
2 Mục đích, yêu cầu
Nâng cao nhận thức giữa lý luận và thực tiễn, thực hiện học đi đôi với hành; nắmđược mục tiêu, nhiệm vụ cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tại, phântích đánh giá được thực trạng công tác cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế mộtcửa của Ủy ban nhân dân xã Điện An trong năm 2012 và 2013, từ đó xác định ưu,khuyết điểm và nguyên nhân trong quá trình triển khai thực hiện, tìm ra bài học kinhnghiệm và đề ra các phương hướng, giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả công táccải cách thủ hành chính theo cơ chế một cửa tại Ủy ban nhân dân xã Điện An trongthời gian đến
3 Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu về công tác cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa”
4 Phạm vi nghiên cứu
* Phạm vi không gian: nghiên cứu tại Ủy ban nhân dân xã Điện An, huyện ĐiệnBàn, tỉnh Quảng Nam
* Phạm vi thời gian:
- Nghiên cứu, thu thập số liệu từ năm 2012 đến tháng 8 năm 2013
- Thời gian thực hiện đề tài này: tháng 12 năm 2014
5 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập, phân tích, tổng hợp tài liệu, số liệu: thu thập tài liệu, sốliệu liên quan đến đề tài đang nghiên cứu từ văn phòng Ủy ban xã Điện An; tài liệu từsách, vở; tài liệu qua nguồn internet… sau đó tổng hợp, phân tích và xử lý
Trang 4- Phương pháp hỏi ý kiến những người hiểu biết: hỏi một số cán bộ đang làmviệc tại văn phòng Ủy ban xã Điện An về thực trạng triển khai công tác cải cách thủtục hành chính theo cơ chế “một cửa” tại xã.
6 Kết cấu bài thu hoạch
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận và danh mục các tài liệu tham khảo thì nộidung của đề tài được chia làm 3 chương:
Chương 1 Cơ sở lý luận chung về cải cách thủ tục hành chính và cơ chế “mộtcửa”
Chương 2 Thực trạng công tác cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “mộtcửa” tại Ủy ban nhân dân xã Điện An
Chương 3 Phương hướng, các giải pháp và một số đề xuất nhằm nâng cao hiệuquả công tác cải cách thủ tục hành chính theo mô hình “một cửa” tại Ủy ban nhân dân
xã Điện An
Trang 5NỘI DUNG CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CẢI CÁCH THỦ TỤC
HÀNH CHÍNH VÀ CƠ CHẾ “MỘT CỬA”
1 Cải cách thủ tục hành chính và sự cần thiết phải đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính
1.1 Khái niệm thủ tục hành chính
Hoạt động quản lý Nhà nước cần phải tuân theo những quy tắc pháp lý, quy định
và trình tự, cách thức khi sử dụng thẩm quyền của từng cơ quan để giải quyết côngviệc Thủ tục hành chính là một loại thủ tục gắn với hoạt động của cơ quan hành chínhNhà nước Có rất nhiều quan niệm khác nhau về thủ tục hành chính dựa trên những
góc nhìn khác nhau, nhưng có thể hiểu một cách chung nhất: “Thủ tục hành chính là một loại quy phạm pháp luật quy định trình tự về thời gian, về không gian khi thực hiện một thẩm quyền nhất định của bộ máy nhà nước, là cách thức giải quyết công việc của các cơ quan hành chính nhà nước trong mối quan hệ với các cơ quan, tổ chức và cá nhân công dân”.
Thủ tục hành chính là bộ phận cơ bản của thể chế hành chính Nhà nước, là công
cụ của cơ quan hành chính Nhà nước được sử dụng để giải quyết công việc cho côngdân, tổ chức, là cơ sở để xác định tính hợp pháp của nền công vụ Do vậy, thủ tục hànhchính đơn giản, thuận tiện, công khai và dân chủ sẽ góp phần tăng cường hiệu lực,hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính Nhà nước, rút ngắn khoảng cách giữa Nhànước và nhân dân, củng cố sức mạnh Nhà nước, lòng tin của nhân dân và góp phầnphát triển kinh tế - xã hội
1.2 Cải cách thủ tục hành chính
Cải cách thủ tục hành chính là một bộ phận của cải cách thể chế hành chính Nhànước, nhằm xây dựng và thực thi thủ tục hành chính theo những chuẩn mực nhất định.Đơn giản, gọn nhẹ, vận hành nhịp nhàng; hoạt động theo đúng quy trình, quy phạmthích ứng với từng loại đối tượng, từng loại công việc, phù hợp với điều kiện thực tế
và đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Cải cáchthủ tục hành chính thực chất là cải cách trình tự thực hiện thẩm quyền hành chínhtrong mối liên hệ tới quyền và nghĩa vụ của công dân, tổ chức và trong nội bộ cơ quanhành chính Nhà nước
Mục tiêu và yêu cầu của cải cách thủ tục hành chính là phải đạt được sự chuyểnbiến căn bản trong quan hệ và thủ tục giải quyết công việc của công dân, tổ chức Cụ
Trang 6thể là phải phát hiện và xóa bỏ những thủ tục hành chính thiếu tính đồng bộ, chồngchéo, rườm rà, phức tạp đã và đang gây trở ngại trong việc tiếp nhận và xử lý côngviệc giữa cơ quan nhà nước với nhau và giữa cơ quan nhà nước với tổ chức, công dân;xây dựng và thực hiện các thủ tục hành chính giải quyết công việc đơn giản, rõ ràng,thống nhất, đúng pháp luật và công khai; vừa tạo thuận tiện cho cá nhân, tổ chức cóyêu cầu giải quyết công việc; vừa có tác dụng ngăn chặn tệ cửa quyền, sách nhiễu,tham những của một bộ phận cán bộ công chức nhà nước; đồng thời đảm bảo đượctrách nhiệm quản lý Nhà nước, giữ vững được kỷ cương, pháp luật Chúng ta đangtrong thời kỳ hội nhập, muốn thành công phải xây dựng được một hệ thống thủ tụchành chính thực sự thông thoáng, dễ thực hiện, tạo môi trường pháp lý để thu hút nướcngoài Vấn đề này đã được nghị quyết của Đại hội Đảng khóa VI đề cập và khẳngđịnh tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam,trọng tâm là cải cách một bước nền hành chính Đó cũng chính là một trong nhữngmục tiêu quan trọng, là nấc thang trong cải cách hành chính để hoàn thành chươngtrình cải cải tổng thể nền hành chính Nhà nước giai đoạn 2000 - 2010 và giai đoạn
2011 - 2020 được Đảng và Nhà nước ta ưu tiên giải quyết cùng với cải cách tổ chức bộmáy, tài chính công và cải cách về đội ngũ cán bộ, công chức
- Khi thực hiện thủ tục hành chính phải đảm bảo chính xác, khách quan, công minh
- Thủ tục hành chính được thực hiện công khai
- Các bên tham gia thủ tục hành chính bình đẳng trước pháp luật
- Thủ tục hành chính được thực hiện đơn giản, tiết kiệm
Những nguyên tắc trên đây có liên quan chặt chẽ với nhau trong một thể thốngnhất để đảm bảo tính hữu hiệu, hiệu quả trong mối quan hệ giữa cơ quan nhà nước vớinhau và giữa cơ quan nhà nước với tổ chức công dân trong việc phối kết hợp giảiquyết công việc của tổ chức, cá nhân Như vậy, để cải cách thủ tục hành chính đạt hiệuquả cao là khâu đột phá của cải cách nền hành chính quốc gia thì thủ tục hành chínhđảm bảo phải được xây dựng và thực hiện theo các nguyên tắc trên
Trang 71.4 Sự cần thiết phải đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính
Hiện nay, thủ tục hành chính là một bộ phận của thể chế hành chính Thủ tụchành chính là công cụ để cơ quan hành chính nhà nước thực hiện chức năng, thẩmquyền, trách nhiệm Tùy vào sự phát triển kinh tế xã hội của từng thời kỳ mà thủ tụchành chính phải thích ứng kịp thời phục vụ hoạt động quản lý Điều này có ý nghĩa đốivới lý luận cải cách thủ tục hành chính trong thời kỳ hội nhập Nhưng trên thực tếcông tác cải cách thủ tục hành chính trong những năm qua đã đạt được những kết quảđáng kể song vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển, thể hiện ở một số điểm sau:
- Cải cách thủ tục hành chính trong thời gian qua vẫn mang nặng giải pháp tìnhthế, thiếu tính tổng thể Thủ tục hành chính là biểu hiện tập trung nhất của hoạt độngNhà nước can thiệp vào nền kinh tế xã hội Tuy nhiên hiện nay bài toán về mức độ vàphương pháp can thiệp phù hợp của Nhà nước trong từng lĩnh vực quản lý cụ thể hầunhư chưa được giải đáp một cách thỏa đáng như lĩnh vực: đầu tư trực tiếp nước ngoài,đất đai… Tầm tư duy, tổng kết thực tiễn xây dựng chính sách vĩ mô vẫn nằm trongtình trạng bất cập, nặng nề về đề phòng, trói buộc, thiếu sự chủ động, thông thoáng Vìvậy, thủ tục hành chính nhìn chung chưa ổn định, chưa đủ sức hấp dẫn với các nhà đầu
tư Các biện pháp cải cách thủ tục hành chính vẫn mang nặng tính thử nghiệm, phươngchâm cải cách là vừa làm vừa rút kinh nghiệm, vừa học hỏi, quá trình cải cách gặpnhiều lúng túng, bị động trước những thay đổi của tình hình trong nước và quốc tế
- Chất lượng dịch vụ hành chính công mà Nhà nước cải cách cho nhân dân cònthấp, chưa đáp ứng được sự mong mỏi của nhân dân Hiện tượng tham nhũng, hối lộ,lãng phí trở thành quốc nạn Người dân đến cơ quan nhà nước thực hiện quyền vànghĩa vụ của mình nhưng bị đối xử như người đi xin, đi nhờ vả
- Cải cách thủ tục hành chính vẫn chưa tương xứng trong tất cả các lĩnh vực.Hiện tại không phải mọi lĩnh vực đều đạt được những thành tựu trong cải cách thủ tụchành chính mà còn nhiều lĩnh vực khác như: khiếu nại tố cáo, hộ khẩu, hộ tịch, đầu tưnước ngoài… mức độ cải cách vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của xã hội.Những yếu kém trong phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn của cán bộ công chứctrở thành lực cản làm cho thủ tục hành chính khó đi vào đời sống
Do đó, tiếp tục cải cách thủ tục hành chính trên tất cả các lĩnh vực là nhiệm vụquan trọng của Đảng và Nhà nước cũng như tất cả các ngành, các cấp cải cách thủ tụchành chính giữ một vị trí quan trọng trong công tác cải cách hành chính và có một ýnghĩa lớn trong sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước Nó được coi là khâu đột phátrong cải cách nền hành chính quốc gia, đáp ứng yêu cầu nguyện vọng của nhân dân
Cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông” là một trong những giải pháp để cải cách
Trang 8hành chính mà Nhà nước ta hướng tới, từ khi ra đời lần đầu tiên trong lĩnh vực đầu tưđầu tư trực tiếp nước ngoài tại Nghị quyết số 366/HĐBT ngày 7/11/1991, của Hộiđồng Bộ trưởng ban hành chế độ thẩm định các dự án có vốn đầu tư trực tiếp nướcngoài và được cụ thể hóa trong nhiều văn bản pháp lý như Nghị quyết số 38/CP ngày4/5/1994; Quyết định 181/2003/QĐ-TTg ngày 4/9/2003, ban hành thực hiện cơ chế
“một cửa” tại cơ quan hành chính Nhà nước tại địa phương, cho đến nay nó đã đượcnhân rộng khắp các lĩnh vực ở mọi cấp, mọi ngành vì những ưu điểm của cơ chế nàymang lại
2 Cơ chế một cửa
2.1 Khái niệm
Cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông” là một giải pháp đổi mới phương thức làmviệc của cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương các cấp, nhằm tạo chuyển biến cơbản trong quan hệ giữa cơ quan hành chính nhà nước với các tổ chức, công dân
Việc cải cách theo hướng đơn giản hóa thủ tục hành chính gắn với việc thực hiện
cơ chế “một cửa”, được triển khai mạnh trong quá trình thực hiện Chương trình tổngthể cải cách hành chính nhà nước trong hai giai đoạn 2001 - 2010 và 2011 - 2020
Cơ chế “một cửa” là cơ chế giải quyết công việc của tổ chức, cá nhân bao gồm cả
tổ chức, cá nhân nước ngoài thuộc trách nhiệm, thẩm quyền của một cơ quan hànhchính nhà nước, từ hướng dẫn, tiếp nhận giấy tờ, hồ sơ, giải quyết đến trả kết quả đượcthực hiện tại một đầu mối duy nhất là Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của cơ quanhành chính nhà nước đó
2.2 Nguyên tắc thực hiện
Việc tuân thủ các nguyên tắc này khi thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo
cơ chế “một cửa” là rất cần thiết và không thể thiếu nhằm đảm bảo thực hiện thốngnhất, chính xác, có hiệu quả cơ chế “một cửa” tại tất cả các cơ quan hành chính nhànước Các nguyên tắc đó là:
Thứ nhất, thủ tục hành chính đơn giản, rõ ràng, đúng pháp luật.
Thứ hai, công khai các thủ tục hành chính, mức thu phí, lệ phí, giấy tờ, hồ sơ và
thời gian giải quyết công việc của tổ chức, cá nhân
Thứ ba, nhận yêu cầu và trả kết quả tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.
Thứ tư, bảo đảm giải quyết công việc nhanh chóng, thuận tiện cho tổ chức, cá nhân Thứ năm, đảm bảo sự phối hợp giải quyết công việc giữa các bộ phận, cơ quan
hành chính nhà nước để giải quyết công việc của tổ chức, cá nhân
Trang 92.3 Phạm vi và quy trình thực hiện cơ chế “một cửa”
2.3.1 Phạm vi thực hiện
Cơ chế “một cửa” được áp dụng đối với các cơ quan quy định tại khoản 1 Điều 3Quy chế ban hành kèm theo Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg, ngày 22/6/2007 của Thủtướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ các quy định của phápluật và tình hình thực tế của địa phương quyết định những loại công việc thực hiệntheo cơ chế “một cửa” để giải quyết một số lĩnh vực công việc liên quan trực tiếp tới
tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật cùng thuộc trách nhiệm, thẩm quyền củanhiều cơ quan hành chính nhà nước Bao gồm các cơ quan sau:
- Văn phòng UBND, các sở và cơ quan tương đương (sau đây gọi là cơ quanchuyên môn cấp tỉnh) thuộc UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sauđây gọi là UBND cấp tỉnh);
- UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là UBND cấp huyện);
- Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là UBND cấp xã);
- Các cơ quan được tổ chức và quản lý theo hệ thống dọc đặt tại địa phương củacác Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
2.3.2 Quy trình giải quyết hồ sơ hành chính theo cơ chế một cửa
- Tổ chức, cá nhân có yêu cầu giải quyết công việc được quy định áp dụng cơchế “một cửa”, “một cửa liên thông” liên hệ, nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả kếtquả của một cơ quan hành chính nhà nước theo quy định
- Cán bộ, công chức làm việc tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả có trách nhiệmxem xét hồ sơ của tổ chức, cá nhân:
+ Trường hợp yêu cầu của tổ chức, cá nhân không thuộc thẩm quyền giải quyếtthì hướng dẫn để tổ chức, cá nhân đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết;
+ Trường hợp hồ sơ chưa đúng, chưa đủ theo quy định thì hướng dẫn cụ thể mộtlần, đầy đủ để tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn chỉnh
- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả căn cứ vào tính chất công việc có trách nhiệmxem xét, xử lý theo quy trình sau:
+ Trình lãnh đạo trực tiếp để giải quyết theo trách nhiệm thẩm quyền;
+ Trực tiếp liên hệ với các cơ quan liên quan để giải quyết hồ sơ Các cơ quanliên quan có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ, giải quyết theo thẩm quyền, đúng thời gianquy định;
- Nhận kết quả, trả lại cho tổ chức, cá nhân, thu phí, lệ phí theo quy định củapháp luật
Trang 102.4 Ưu điểm của mô hình “một cửa”
- Mô hình “một cửa” thực sự đáp ứng được yêu cầu cải cách thủ tục hành chính,phù hợp với tình hình thực tế, hợp với lòng dân được nhân dân đồng tình ủng hộ Cácthủ tục hành chính được rà soát đơn giản, dễ hiểu, quy trình giải quyết được điều chỉnhthực sự hợp lý, khoa học, công khai Những giấy tờ có tính chồng chéo không theoquy định của Nhà nước được loại bỏ Đối với lãnh đạo UBND các cấp và lãnh đạo các
sở, ban ngành, các phòng chức năng bớt đi những công việc sự vụ, dành nhiều thờigian cho những nhiệm vụ quan trọng hơn, phát huy được lực hiệu quản lý nhà nước
- Mô hình này khắc phục được tình trạng đùn đẩy công việc, không rõ tráchnhiệm như trước đây Trước đây khi công dân có hồ sơ hành chính đến giải quyết phảitìm gặp nhiều phòng ban khác nhau, hồ sơ có khi phải làm đi làm lại nhiều lần, mấtnhiều thời gian, thời gian giải quyết công việc không được quy định cụ thể, thủ tụchành chính không thống nhất, không được niêm yết công khai, còn có biểu hiện phiền
hà đối với công dân
- Giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa” góp phần đẩy mạnh côngtác dân chủ cơ quan và các xã, phường, tinh thần trách nhiệm của cán bộ công chức đãđược nâng lên, tinh thần đoàn kết nội bộ tốt hơn, chất lượng công tác có chuyển biến
rõ nét; các chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ của từng cơ quanliên quan đến các lĩnh vực giải quyết được công khai quán triệt, bàn bạc, kiểm tra và tổchức thực hiện; mặt khác việc tiếp dân, giải quyết đơn thư kiến nghị của công dânđược quan tâm; những vướng mắc, tranh chấp nẩy sinh ở các khu dân cư đã được giảiquyết kịp thời từ cơ sở
- Mặc dù số lượng công dân đến làm việc đông đúc nhưng với hệ thống quy trìnhgiải quyết hồ sơ hành chính khoa học, cùng với việc từng bước nâng cao chất lượngđội ngũ cán bộ, công chức có nghiệp vụ trách nhiệm với công việc, có ý thức phục vụnhân dân Do đó nhận được sự đồng thuận, ủng hộ cao của nhân dân Nhu cầu củangười dân được thỏa mãn, góp phần củng cố niềm tin của nhân dân với bộ máy chính quyền Qua thực tế cho thấy, thực hiện cơ chế “một cửa” đã thật sự cải cách thủ tục hànhchính theo tinh thần đơn giản hoá các thủ tục, rút ngắn thời gian chờ đợi và giảm chiphí, phiền hà cho tổ chức, công dân nhưng vẫn bảo đảm công khai minh bạch, đúngpháp luật; tạo thuận lợi tối đa cho nhân dân, và góp phần tích cực chống quan liêu,phòng và chống tham nhũng, lãng phí
Trang 11CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THEO CƠ CHẾ “MỘT CỬA” TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ ĐIỆN AN
1 Đặc điểm, tình hình chung của xã Điện An
1.1 Vị trí địa lý
Điện An là một xã nằm ở vùng trung tâm của huyện Điện Bàn và cách tỉnh lỵthành phố Tam Kỳ 50 km, cách thành phố Đà Nẵng 20 km
- Phía Đông giáp: xã Điện Nam Bắc, xã Điện Nam Trung;
- Phía Tây giáp : xã Điện Phước, xã Điện Hòa;
- Phía Nam giáp : thị trấn Vĩnh Điện, xã Điện Minh, xã Điện Phong;
- Phía Bắc giáp : xã Điện Thắng Nam
Địa hình bằng phẳng, đất đai màu mỡ, nằm trong vùng hạ lưu sông Thu Bồn, cóđường quốc lộ 1A, tỉnh lộ ĐT 609, 3 tuyến ĐH, bến xe bắc Quảng Nam, giáp thị trấnVĩnh Điện và nhiều xã phát triển khác… tạo cho xã Điện An những điều kiện thuận lợi
để phát triển toàn diện các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ
1.2 Điều kiện kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, y tế, an ninh tại xã Điện An
Xã có tổng diện tích tự nhiên 1014,85 ha, dân số tại xã tính đến năm 2013 là
15529 người thuộc 3534 hộ, sinh sống trong 12 thôn, thu nhập bình quân đầu ngườinăm 2013 đạt 19,276 triệu/người
Tổng giá trị nền kinh tế tại xã năm 2013 là 175,54 tỷ đồng (tính theo giá cố địnhnăm 1994), trong đó giá trị sản xuất ngành nông nghiệp đạt 27,30 tỷ đồng, chiếm15,55%; công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp đạt 47,76 tỷ đồng, chiếm 27,21% và caonhất là ngành thương mại, dịch vụ chiếm 57,24% với 100,48 tỷ đồng Thông qua đâythấy được Điện An là một xã có nền thương mại, dịch vụ phát triển mạnh, đặc biệt làdịch vụ chăm sóc con người, vui chơi giải trí; dọc tuyến đường quốc lộ qua xã tậptrung nhiều phòng khám bệnh tư nhân, nhiều quán xá buôn bán, nhà hàng, nhà nghỉ, càphê, karaoke… tạo thành một khu vực phát triển sầm uất
Về chương trình xây dựng nông thôn mới: đến cuối năm 2013 xã đạt được 13/19tiêu chí
Về giáo dục: luôn chú trọng nâng cao chất lượng dạy và học ở các cấp học, tiếptục giữ vững phổ cập các bậc học và trường đạt chuẩn quốc gia cấp độ 1-2 ở 4 trường,
Trang 12riêng 2 trường tiểu học Phan Bôi và Phan Thành Tài được Sở Giáo dục và đào tạo tỉnhQuảng Nam công nhận đạt chuẩn mức độ 3.
Công tác y tế được chú trọng, tăng cường và nâng cao chất lượng khám, điều trịbệnh và chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân với 38514 lượt người, thực hiện tíchcực các chương trình quốc gia về y tế, công tác phòng chống dịch bệnh, vệ sinh môitrường, vệ sinh an toàn thực phẩm; tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng 8,22% (giảm 0,79% sovới năm 2012); tỷ lệ 4 công trình vệ sinh: nhà tắm và hố xí hợp vệ sinh đạt 95,82%,nước hợp vệ sinh đạt 100%, xử lý rác thải đạt 83% Qua kiểm tra năm 2013, xã đạtchuẩn quốc gia về y tế
Về văn hóa: phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với
cuộc vận động xây dựng thôn văn hóa, gia đình văn hóa, tộc họ văn hóa luôn được xãquan tâm chỉ đạo và thực hiện, năm 2013 toàn xã có 6/12 thôn được nhận danh hiệuthôn văn hóa cấp huyện, 58 tộc đăng ký tộc văn hóa, có 2952/3345 gia đình văn hóa(tỷ lệ 89,16%)
Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tuy diễn biến ngày càng giatăng, phức tạp, nhưng nhìn chung trên địa bàn cơ bản ổn định, phong trào quần chúngbảo vệ an ninh tổ quốc luôn được phát động công tác tuyên truyền pháp luật ngàyđược tăng cường
2 Kết quả thực hiện công tác cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa” tại Ủy ban nhân dân xã Điện An
2.1 Những căn cứ và công tác triển khai thực hiện cơ chế “một cửa” tại Ủy ban nhân dân xã Điện An
Thực hiện Quyết định 181/2003/QĐ-TTg ngày 04 tháng 9 năm 2003 của Thủtướng Chính phủ về ban hành Quy chế thực hiện cơ chế “một cửa” tại cơ quan hànhchính nhà nước ở địa phương, UBND xã Điện An đã xây dựng đề án cải cách thủ tụchành chính theo cơ chế một cửa và ban hành Quyết định thành lập Tổ “một cửa” vàquy chế tổ chức hoạt động
Thực hiện Quyết định 93/2007/QĐ-TTg ngày 22/6/2007 của Thủ tướng Chínhphủ về ban hành quy chế thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơquan hành chính Nhà nước ở địa phương (thay thế Quyết định 181/2003/QĐ-TTg), Tổ
“một cửa” của UBND xã bổ sung vào Quy chế tổ chức hoạt động và thực hiện thêmnhiệm vụ “một cửa”
Trang 13Thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011
-2020 của Chính phủ, ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh Quảng Nam, Kế hoạch cải cáchhành chính năm 2012, giai đoạn 2012 - 2015 của UBND tỉnh Quảng Nam và UBNDhuyện Điện Bàn
Thực hiện Quyết định số 1481/QĐ-UBND ngày 09/5/2012 của UBND tỉnhQuảng Nam về ban hành Quy định về việc tiếp nhận, giải quyết hồ sơ, thủ tục hànhchính theo cơ chế một cửa tại UBND các xã, phường, xã trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.Thực hiện Chỉ thị số 07/CT-UBND ngày 14/5/2013 về việc tăng cường triển khaithực hiện cơ chế “một cửa”, một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước trênđịa bàn tỉnh Quảng Nam
Trên cơ sở thực hiện các văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnhQuảng Nam, chỉ đạo và hướng dẫn của UBND huyện Điện Bàn, UBND xã Điện Ancũng đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, thực hiện nhiệm vụ và nghiêm túc chấn chỉnhlại hoạt động tiếp nhận và trả kết quả các thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một
`cửa liên thông cụ thể như sau:
- Quyết định 108/QĐ-UBND ngày 27/05/2012 của UBND xã về việc thành lập tổtiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa;
- Quyết định 109/QĐ-UBND ngày 27/5/2012 của UBND xã về việc Ban hànhquy chế hoạt động của Tổ tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa;
- Quyết định 110/QĐ-UBND ngày 27/5/2012 của UBND xã về việc quy địnhquy trình tiếp nhận, chuyển hồ sơ, xử lý, trình ký, trả lại bộ phận và trả kết quả
2.2 Quy trình giải quyết hồ sơ, thủ tục hành chính
Quy trình giải quyết hồ sơ, thủ tục hành chính tại UBND xã Điện An được thựchiện theo Quyết định số 1481/QĐ-UBND ngày 09/5/2012 của UBND tỉnh Quảng Nam
về ban hành Quy định về việc tiếp nhận, giải quyết hồ sơ, thủ tục hành chính theo cơchế một cửa tại UBND các xã, phường, xã trên địa bàn tỉnh Quảng Nam Gồm babước:
Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ
Công dân có yêu cầu giải quyết công việc liên hệ, nộp hồ sơ tại phòng một cửa
xã Khi tiếp nhận hồ sơ, cán bộ, công chức làm việc tại phòng một cửa có trách nhiệmxem xét yêu cầu, hồ sơ của người nộp hồ sơ, kiểm tra thành phần hồ sơ theo quy định
Trang 14Công dân
(Tổ chức, cá nhân)
Tổ tiếp nhận và trả kết quả theo
cơ chế một cửa
Chủ tịch, Phó chủ tịch UBND xã Điện An
Trường hợp hồ sơ của công dân không thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND
xã thì hướng dẫn để tổ chức, công dân đến đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết.Trường hợp hồ sơ chưa đúng, chưa đầy đủ theo quy định thì hướng dẫn bằng phiếuhướng dẫn để công dân bổ sung, hoàn chỉnh Việc hướng dẫn này được thực hiện theonguyên tắc một lần, cụ thể, đầy đủ, theo đúng quy định đã được niêm yết công khai.Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy biên nhận hồ sơ, ghi rõ ngày nhận, thờigian giải quyết và ngày hẹn trả kết quả đối với loại hồ sơ có hẹn thời gian, cập nhậtthông tin hồ sơ vào Sổ theo dõi hồ sơ
Đối với các loại công việc theo quy định giải quyết trong ngày làm việc thìkhông được ghi giấy hẹn mà phải tiếp nhận và giải quyết ngay
Bước 2: Xử lý, giải quyết hồ sơ
Công chức chuyên môn thẩm định, xử lý hồ sơ, trình lãnh đạo UBND xã ký vàchuyển trả kết quả giải quyết hồ sơ đúng thời gian quy định Đối với hồ sơ cần xácminh, kiểm tra thực tế trước khi xử lý thì công chức chuyên môn báo cáo lãnh đạoUBND xã đề nghị tiến hành xác minh, kiểm tra Quá trình xác minh, kiểm tra phảiđược lập biên bản, ghi rõ thành phần tham gia, thời gian, nội dung và kết quả xácminh, kiểm tra Biên bản được lưu trữ theo quy định
Do đặc thù là cấp xã, số lượng cán bộ chuyên môn ít, mỗi cán bộ lại phải kiêmnhiệm nhiều việc nên tại UBND xã Điện An thì hồ sơ liên quan đến ngành nào thìcông chức chuyên môn của ngành đó trực tiếp tiếp nhận và giải quyết
Thẩm quyền ký giải quyết hồ sơ thuộc về thẩm quyền của Chủ tịch và 2 Phó chủtịch UBND xã
Bước 3: Trả kết quả giải quyết hồ sơ
Sau khi giải quyết hồ sơ thì công chức chuyên môn chuyển đến Văn thư để đóngdấu, trực tiếp trả kết quả hồ sơ, thủ tục cho công dân theo đúng thời gian đã hẹn; thuphí, lệ phí (nếu có) và cập nhật vào Sổ theo dõi hồ sơ Khi trả kết quả giải quyết hồ sơ,hướng dẫn tổ chức, công dân ghi ngày nhận kết quả và ký nhận vào Sổ theo dõi hồ sơ
* Sơ đồ quy trình giải quyết hồ sơ, thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tại Ủy ban nhân dân xã Điện An
Trang 15- Công chức xử lý hồ sơ xong, trình Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND xã ký,sau đó trả lại cho tổ chức, công dân theo giấy hẹn, thu phí, lệ phí theo quy định.
2.3 Việc thiết lập sổ sách, phiếu, biểu mẫu, mẫu áp dụng trong giải quyết công việc theo cơ chế “một cửa”
- Phiếu biên nhận hồ sơ;
- Biên lai thu phí, lệ phí;
- Phiếu hẹn trả kết quả hồ sơ;
- Mẫu kết quả giải quyết thủ tục hành chính;
- Sổ theo dõi giải quyết hồ sơ;
- Các biểu mẫu khác có liên quan
2.4 Các lĩnh vực được áp dụng giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa” tại Ủy ban nhân dân xã Điện An
Căn cứ theo Quyết định số 3960/QĐ-UBND ngày 05 tháng 12 năm 2011 của Chủtịch UBND tỉnh Quảng Nam, các lĩnh vực được áp dụng giải quyết thủ tục hành chínhtheo cơ chế “một cửa” tại Ủy ban nhân dân xã Điện An bao gồm:
Trang 16Thủ tục hành chính chưa thực hiện ở địa phương đó là lĩnh vực tôn giáo.
2.5 Kết quả thực hiện công tác cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa” tại Ủy ban nhân dân xã Điện An
2.5.1 Số lượng hồ sơ hành chính được giải quyết
Việc giải quyết thủ tục hành chính thực hiện cơ chế một cửa tại UBND xã Điện
An năm 2012 và 8 tháng đầu năm 2013 đạt được kết quả như sau:
* Tổng số: 15.055 trường hợp thủ tục hành chính được thực hiện; kết quả cụ thể
theo từng lĩnh vực và từng năm được cụ thể qua bảng sau:
Bảng 1 Số lượng hồ sơ hành chính trong từng lĩnh vực được giải quyết theo cơ
chế một cửa tại UBND xã Điện An năm 2012 và 8 tháng đầu năm 2013
2.5.2 Chất lượng hồ sơ hành chính được giải quyết
Hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính được Bộ phận tiếp nhận kiểm tra trước khigiải quyết, thực hiện đúng theo quy trình đã ban hành nên chất lượng giải quyết hồ sơngày càng được nâng cao, giảm hồ sơ trễ hẹn, tồn đọng
Chất lượng giải quyết hồ sơ hành chính trong năm 2012 và 8 tháng năm 2013:
- Số hồ sơ được giải quyết theo cơ chế một cửa đúng hạn là: 15.046 trường hợpđạt: 100 %;
- Số hồ sơ chậm giải quyết là: 0 trường hợp; bằng 0 %
Trang 17UBND xã Điện An đã có nhiều cố gắng trong việc rà soát, chấn chỉnh lại hoạtđộng tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế “một cửa” từ đầu năm 2012 đến nay Lãnhđạo UBND xã đã quán triệt đến đội ngũ cán bộ, công chức về các nội dung chỉ đạo củaĐảng uỷ, chính quyền về thực hiện theo cơ chế “một cửa”, tổ chức cuộc họp công bốcác quyết định liên quan, bố trí địa điểm tiếp nhận và trả kết quả, phân công nhiệm vụcho các thành viên Tổ “một cửa”, trao đổi kinh nghiệm, giải quyết những khó khănvướng mắc và chính thức triển khai quy chế thực hiện.
Cơ chế “một cửa” trên lĩnh vực Tư pháp - Hộ tịch, công chứng tiếp tục thực hiện
và phát huy hiệu quả tích cực, tính ưu việt, tính phục vụ của cơ chế được nhân dânđồng tình, ủng hộ và đánh giá cao; giảm thiểu thời gian giải quyết thủ tục hành chínhtrong lĩnh vực này
Cơ chế “một cửa” trên lĩnh vực Địa chính - xây dựng tiếp tục thực hiện; đặc biệtthực hiện có hiệu quả trên lĩnh vực đất đai và cấp giấy phép xây dựng nhà ở của nhân dân
Cơ chế “một cửa” trên lĩnh vực lao động, thương binh và xã hội ngày được nângcao chất lượng, góp phần thúc đẩy việc giải quyết chế độ, chính sách cho đối tượngngười có công, hộ nghèo, cận nghèo và đối tượng xã hội kịp thời đúng theo chủ trươngcủa Đảng và Nhà nước
Theo thực tế cho thấy, khi giải quyết các thủ tục hành chính theo cơ chế “mộtcửa” thì các thủ tục hành chính, quy trình, thời gian, mẫu đơn, mẫu tờ khai và phí lệphí được niêm yết công khai, rõ ràng tại phòng một cửa; giúp công dân hiểu rõ các thủtục cần thiết và hồ sơ phải thực hiện, giảm phiền hà, chi phí và thời gian cá nhân, tổchức đi lại nhiều lần
Việc công khai, minh bạch các thủ tục hành chính, mức thu phí, lệ phí tại công sởtạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân thực hiện và tăng cường khả năng giám sát thựcthi công vụ, thực hiện được quyền lợi, nghĩa vụ của mình và đồng thời cơ quan hànhchính nhà nước cũng thực hiện chức năng quản lý nhà nước
Phòng tiếp dân đảm bảo, trang thiết bị cơ bản đủ để thực thi công việc Nhân sựtại Tổ tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa đã được bổ sung đủ để hoạt độngđảm bảo quy định, thực hiện bố trí công chức trực tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quảbao gồm công chức Văn phòng - Thống kê, Tư pháp - Hộ tịch, Địa chính - Xây dựng,Văn hóa xã hội, Văn thư tất cả các công chức tiếp nhận hồ sơ thủ tục hành chính đều
có trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên; tinh thần, thái độ, ý thức phục vụ của cán
bộ, công chức có nhiều chuyển biến, tạo được niềm tin từ nhân dân đối với cơ quanhành chính nhà nước