1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TIỂU LUẬN CAO HỌC: MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Hiện trạng tài nguyên đất và hướng sử dụng đất bền vững

38 1,5K 15

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 38
Dung lượng 1,2 MB

Nội dung

Tiểu luận: Môi trường và phát triển bền vững với đề tài Hiện trạng tài nguyên đất và hướng sử dụng đất bền vững là tài liệu tham khảo hay cho học viên cao học quản lý đất đai và các chuyên ngành khác về môi trường.

Trang 1

PHẦN I PHẦN MỞ ĐẦU 1.1.Tính cấp thiết của đề tài

Đất đai là thành phần quan trọng của môi trường, là tài nguyên vô giá mà thiênnhiên đã ban tặng cho con người Đất là tư liệu sản xuất để phát triển nông lâmnghiệp, là đối tượng lao động rất đặc thù bởi tính chất độc đóa mà không vật thể tựnhiên nào có thể thay thế được, đó là độ phì nhiêu Chính nhờ tính chất này mà các

hệ sinh thái đã và đang tồn tại, phát triển và ngay cả cuộc sống của loài người cũnghoàn toàn phụ thuộc vào đất

Đất cùng với con người đã đồng hành từ buổi bình minh của nông nghiệp thô

sơ đến nền nông nghiệp tiên tiến và khoa học và công nghệ ngày nay Đất quý giá làvậy, nhưng con người đôi khi lại có thái độ thờ ơ đối với đất Trên phạm vi toàn cầu

và ở nước ta, diện tích đất nông nghiệp đang ngày dần bị thu hẹp do các mục đích sửdụng khác nhau Vì vậy, việc khai thác, sử dụng, bảo vệ và quản lý quỹ đất nôngnghiệp như thế nào đem lại hiệu quả kinh tế cao và bền vững đã trở thành một vấn đềhết sức quan trọng

Việt nam có khoảng ¾ diện tích đất tự nhiên thuộc miền núi và trung du, nơiđây có địa hình phức tạp nền tài nguyên đất rất đa dạng Chỉ tính riêng khu vực miềnnúi có tới 8 nhóm đất và 13 loại đất chính Với số dân hiện nay khoảng trên 80 triệungười đã đưa nước ta trở thành một trong những quốc gia có tỷ lệ diện tích bình quânđất/người vào loại thấp nhất thế giới Đặc biệt trong nhiều thập kỷ qua chúng ta đãlạm dụng khai thác không hợp lý tiềm năng đất đai, điều này đã dẫn đến nhiều diệntích đất bị thoái hóa, giảm khả năng sản xuất Nhiều vùng đất vốn rất màu mỡ lúcban đầu, nhưng sau một thời gian canh tác không hợp lý đã trở thành những loại đất

có vấn đề mà muốn sử dụng chúng như trước đây cần phải đầu tư để cải tạo rất tốnkém và trong nhiều trường hợp việc đầu tư chưa chứa dẫn đến thành công

Vấn đề đặt ra là phải nhanh chóng nghiên cứu, tìm hiểu, lựa chọn một số loạihình sử dụng đất nông nghiệp phù hợp với điều kiện canh tác miền núi nhằm giúpcho đồng bào các dân tộc từng bước giảm bớt khó khăn, cải thiện đời sống, địnhcanh định cư, thực hiện tốt các chương trình xóa đói giảm nghèo là việc làm hếtsức quan trọng và cấp thiết Cần có những công trình nghiên cứu khoa học, đánh giánhững tiềm năng đất đai làm cơ sở cho việc định hướng phát triển sản xuất nôngnghiệp bền vững, thiết lập các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất

Tây Giang là huyện miền núi của tỉnh Quảng Nam, chia cắt bởi nhiều hệ thốngsông suối, có nền sản xuất nông nghiệp còn mang nặng tính sản xuất nhỏ lẻ, phân tánkhông tập trung, lâm nghiệp chủ yếu quản lý, bảo vệ rừng, việc trồng rừng mang tính

tự phát, không theo quy hoạch Với nguồn tài nguyên đất có khả năng canh tác khánghèo nàn, cơ sở hạ tầng kỹ thuật thiếu thốn, trình độ dân trí chưa đáp ứng được yêu

Trang 2

cầu của quá trình sản xuất; tình trạng chặt rừng, đốt nương làm rẫy, tính tự phát trongsản xuất còn diễn ra phổ biến; các mô hình sản xuất và những tiến bộ khoa học kỹthuật đã và đang được triển khai trên diện rộng nhưng còn gặp nhiều rủi ro về thờitiết hoặc hạn chế do tập quán canh tác của đồng bào dân tộc thiểu số… nên phần lớndiện tích đất đai của huyện vẫn chưa được sử dụng và bảo vệ một cách hợp lý, tínhhiệu quả kinh tế mang lại không cao, nguy cơ đất đai bị thoái hoá xảy ra với tốc độcao trên địa bàn huyện.

Với thực trạng đó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc phát triển kinh tế - xã hội toànhuyện Vấn đề hiện nay cần đặt ra là đánh giá tiềm năng đất đai dựa trên cơ sở lýluận và thực tiễn theo FAO nhằm phục vụ việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, trong đó

cơ cấu sản xuất nông – lâm nghiệp theo hướng đa dạng hóa, trên cơ sở phương án sửdụng đất nông, lâm nghiệp hợp lý, lâu bền, hiệu quả, và đây được xem như là cáchtiếp cận nhanh nhất trong việc Tây Giang thoát ra khỏi tình trạng đói nghèo, gópphần đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước nói chung cũngnhư của huyện nhà nói riêng

Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, căn cứ vào điều kiện thực tế tại địa

phương, tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Hiện trạng tài nguyên đất và hướng

sử dụng đất bền vững trên địa bàn huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam.”

1.2 Mục đích, yêu cầu của đề tài

1.2.1 Mục đích đề tài

- Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của khu vực nghiên cứu

- Nghiên cứu thực trạng, đặc điểm một số loại hình sử dụng đất chính trên địabàn huyện

- Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của các loại hình sử dụng đất

- Đề xuất định hướng phát triển sản xuất nông nghiệp và một số giải pháp đikèm nhằm nâng cao khả năng áp dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn

1.2.2 Yêu cầu đề tài

- Nắm vững các đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của khu vựcnghiên cứu

- Tìm hiểu các tài liệu, văn bản, bản đồ có liên quan đến đề tài nghiên cứu

- Tìm hiểu chính xác yêu cầu sinh lý của từng loại hình sử dụng đất cụ thể

Trang 3

PHẦN II ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng nghiên cứu

- Những vấn đề có tính lý luận và thực tiễn về đánh giá tiềm năng đất đai

- Đối tượng nghiên cứu là các loại hình sử dụng đất hiện có trên địa bàn huyệnTây Giang

2.2 Nội dung nghiên cứu

- Nghiên cứu, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội có liên quan để sửdụng đất nông nghiệp

- Nghiên cứu hiện trạng sử dụng đất, xác định các loại hình sử dụng đất nôngnghiệp trên địa bàn huyện

- Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường của các loại hình sử dụng đất

- Định hướng sử dụng đất nông nghiệp

+ Lựa chọn loại hình sử dụng đất thích hợp

+ Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất và bảo vệ đất đai

2.3 Phương pháp nghiên cứu

2.3.1 Phương pháp điều tra, thu nhập số liệu

* Phương pháp điều tra, thu nhập số liệu thứ cấp

- Thu nhập dữ liệu, số liệu thông tin có sẵn từ các cơ quan, phòng ban chứcnăng và chuyên môn của Trung ương và địa phương (Phòng Tài nguyên và Môitrường, Phòng nông nghiệp, Phòng thống kê của Huyện)

- Kế thừa chọn lọc tài liệu điều tra cơ bản, tài liệu thổ nhưỡng, phân hạng đấtđai, phúc tra và kiểm tra thực địa trên bản đồ thực địa, chỉnh lý và xử lý tỷ lệ cácloại bản đồ, thống nhất về tỷ lệ 1:50.000 cho phép đối với các huyện miền núi

* Phương pháp điều tra thu thập số liệu sơ cấp

- Phương đánh giá nhanh nông thôn bằng “Phiếu điều tra nông hộ”

2.3.2 Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu

Các số liệu điều tra về sử dụng đất sau thu thập được tổng hợp, xử lý trênphần mềm EXCEL

2.3.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng đất

* Hiệu quả kinh tế: Đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng đất thông qua các

chỉ tiêu:

- Giá trị sản xuất (GTSX): là toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ

được tạo ra trong một chu kỳ sản xuất trên một đơn vị diện tích

GTSX = Sản lượng sản phẩm x Giá bán sản phẩm

Trang 4

- Chi phí trung gian (CPTG): toàn bộ các khoản chi phí vật chất thường

xuyên bằng tiền mà chủ thể bỏ ra để thuê và mua các yếu tố đầu vào và dịch vụ sửdụng trong quá trình sản xuất

- Giá trị gia tăng (GTGT): Là hiệu số của giá trị sản xuất với chi phí trung gian

GTGT = GTSX - CPTG

* Hiệu quả xã hội: Hiệu quả xã hội được đánh giá thông qua các chỉ tiêu:

- Mức độ giải quyết công ăn việc làm thu hút lao động (công/ha)

- Giá trị sản xuất trên công lao động(GTSX/LĐ) và giá trị gia tăng trên cônglao động (GTGT/LĐ)

- Đảm bảo an toàn lương thực, gia tăng lợi ích người dân

- Được người dân chấp nhận

* Hiệu quả môi trường

- Mức độ che phủ của loại hình sử dụng đất (LUT)

- Khả năng ngăn cản dòng chảy tràn

- Khả năng thấm nước của LUT

2.3.4 Phương pháp minh hoạ bản đồ

Xây dựng 3 bản đồ, số hoá bằng phần mềm Mapinfo

- Bản đồ thổ nhưỡng

- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất

- Bản đồ định hướng sử dụng đất

Trang 5

PHẦN III KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1 Khái quát chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Tây Giang

3.1.1 Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1 Vị trí địa lý

Tây Giang là huyện miền núi nằm về phía Tây Bắc của tỉnh Quảng Nam,được chia tách từ huyện Hiên (cũ) theo Nghị định số 72/2003/NĐ-CP ngày20/6/2003 của Thủ tướng Chính phủ, bao gồm 10 đơn vị hành chính cấp xã với 70thôn, với tổng diện tích tự nhiên là 90.296,56 ha

Hình 3.1 Sơ đồ hành chính huyện Tây Giang

Nguồn: UBND huyện Tây Giang, 2013

Huyện Tây Giang cách trung tâm tỉnh lỵ thành phố Tam Kỳ 190 km và cáchtrung tâm thành phố Đà Nẵng 125 km về phía Tây; toạ độ địa lý từ 15045’ đến

16005’ vĩ độ Bắc và 107005’ đến 107035’ kinh độ Đông Ranh giới hành chính củahuyện được xác định như sau: Phía Đông giáp huyện Đông Giang, tỉnh QuảngNam; phía Tây giáp tỉnh Sêkông, nước CHDCND Lào; phía Nam giáp huyện NamGiang, tỉnh Quảng Nam; phía Bắc giáp huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế

Trên địa bàn huyện có tuyến đường Hồ Chí Minh chạy qua dài 25 km, là tuyếnđường quan trọng nối liền Bắc - Nam, cùng với nguồn nông, lâm sản phong phú, nênTây Giang có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế, giao lưu hàng hoá vớihuyện Đông Giang (tỉnh Quảng Nam), huyện Alưới (tỉnh Thừa Thiên Huế) và cácvùng phụ cận khác, nâng cao khả năng tiếp cận với các tiến bộ khoa học, kỹ thuật

Trang 6

3.1.1.2 Địa hình, địa mạo, địa chất

1) Địa hình, địa mạo

Tây Giang có trên 95% đất có độ dốc từ 20o trở lên, phức tạp, đồi núi liêntiếp cùng với hệ thống sông suối dày đặc tạo nên sự chia cắt mạnh, có xu hướngthấp dần từ tây sang đông và từ bắc sang nam Diện tích nằm ở độ dốc <200 có khảnăng sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ lệ rất nhỏ khoảng 5% tổng diện tích tự nhiêntoàn huyện, chủ yếu phân bố rải rác dọc theo các sông suối, tập trung ở các xãAtiêng, Bhalêê, Anông, Lăng Diện tích này tuy không lớn nhưng lại có ý nghĩaquan trọng trong sản xuất nông nghiệp, là khu vực trồng lúa nước 01 hoặc 02 vụcho năng suất khá

2) Địa chất

Huyện Tây Giang được cấu thành bởi những thành tạo địa chất có thànhphần phức tạp, đa dạng có tuổi địa chất khác nhau từ Paleozoi đệ tứ bao gồm cácphân vị địa tầng của đá trầm tích, trầm tích phun trào, trầm tích biến chất và phức

hệ Macma xâm nhập

3.1.1.3 Thời tiết - khí hậu, thủy văn

- Nhiệt độ: Tây Giang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa Nhiệt

độ trung bình hàng năm: 220C, nhiệt độ cao nhất 380C, nhiệt độ thấp nhất 80C, biên

độ nhiệt hàng năm khoảng: 5 - 70C Lượng mưa trung bình hàng năm phổ biến từ2.000 - 2.500mm, có khi lên đến 4.000mm, thậm chí cá biệt ghi nhận được 5.000mm,phân bố không đều theo thời gian Lượng mưa tập trung vào các tháng mùa mưa 10,

11, 12 chiếm tới 70 - 75% tổng lượng mưa cả năm Các tháng còn lại trong nămlượng mưa chỉ chiếm 25 - 35%

Nhìn chung, với điều kiện khí hậu khá đặc thù như trên, Tây Giang có nhiềuđiều kiện để phát triển một nền nông nghiệp đa dạng Yếu tố hạn chế lớn nhất vềđiều kiện khí hậu đối với quá trình sử dụng đất trên địa bàn huyện là mưa lớn tậptrung theo mùa cùng với địa hình đồi núi cao gây khó khăn cho việc tăng vụ, mởrộng diện tích

* Thuỷ văn

Với địa hình đồi núi dốc, phân cách mạnh, lượng mưa lớn và tập trung đã tạocho Tây Giang một hệ thống sông suối khá dày đặc, tốc độ dòng chảy lớn, lưulượng thay đổi theo mùa, gồm các con sông chính sau: Sông Avương, sông Lăng

Ngoài ra trên địa bàn huyện còn có khoảng trên 100 con suối, khe nhỏ vớilưu lượng nước ít, có tác dụng điều tiết chế độ thuỷ văn

Trang 7

Hình 3.2 Sơ đồ mạng lưới thủy văn huyện Tây Giang

Nguồn: UBND huyện Tây Giang, 2013

3.1.1.4 Tài nguyên đất

Theo kết quả điều tra, khảo sát thổ nhưỡng, đất đai của huyện chia thành 3nhóm với 5 loại đất chính và được thể hiện qua bảng 1 và biểu đồ 1

Bảng 1: Diện tích, cơ cấu các nhóm đất huyện Tây Giang.

FlurFlurdy I.1 Umbric fluvisols Đất phù sa ngòi suối 1.401,65 1,55

I.1.1 Dystris umbric Fluvisols Đất phù sa ngòi suối, chua 1.401,65 1,55Flurdy 1 Areni Dytric Umbric Fluvisols giới nhẹĐất phù sa ngòi suối, chua, cơ 1.337,63 1,48 Flurdysl 2 Silti Dystric Umbric Fluvisols giới trung bìnhĐất phù sa ngòi suối, chua, cơ 64,02 0,07

FR xa I.1 Xan thic Ferrasols Đất vàng đỏ 57.483,58 63,66 Frxavt II.1.1 Veti Xan thic Ferrasols Đất vàng đỏ, nghèo bazơ 57.483,58 63,66 Frxavth 3 Heper dystri Veti Đất vàng đỏ, nghèo bazơ, rất 57.483,58 63,66

Trang 8

xan thic Ferrasols chua Fru II.2 Humic Ferrasols Đất mùn vàng đỏ trên núi 30.096,35 33,33 Fruvt II.2.1 Veti Humic Ferrasols bazơĐất mùn vàng đỏ trên núi nghèo 30.096,35 33,33 Fruvth 4 Heperdy stri veti Humic Ferrasols nghèo bazơ rất chuaĐất mùn vàng đỏ trên núi 30.096,35 33,33

RGdy III.1 Dytric Gegosols Đất dốc tụ chua 280,68 0,31 RGdysl 5 Silti Dystric Regosols bìnhĐất dốc tụ chua, cơ giới trung 280,68 0,31

Biểu đồ 1: Cơ cấu các nhóm đất chính huyện Tây Giang

3.1.1.4.1 Nhóm đất phù sa ngòi suối (Umbric Fluvisols)

Nhóm đất phù sa ngòi suối có diện tích 1.401,65 ha chiếm tỷ lệ 1,55% tổngdiện tích tự nhiên; hình thành nên những giải đất hẹp độ dốc từ 3-150 dọc các consuối lớn trong vùng

Đây là nhóm đất được hình thành trong quá trình bồi lắng phù sa của các consông, suối trong khu vực như: sông Avương (chảy qua các xã Bhalêê, Avương,Atiêng, xã Lăng), suối Mr’rong, Yavour (Avương), sông Vh’lang, suối Mrxêê(Bhalêê), suối Brêêng (Anông), suối Trlêê, Mloóc, Mrteh (Atiêng), suối Pứt(Ch’ơm), suối Xắt, T’rul, Ralúp, Kool, Kêên (Axan), suối Kool (Tr’hy), suối Cắt,Nal (Lăng), suối Chring, Rxâu (Dang) và suối Pút, Rmang (Gari)

Tuỳ theo thành phần mẫu chất của từng khu vực mà tính chất lý, hoá học ởtừng nơi có khác nhau nhưng hình thái phẫu diện vẫn đặc trưng kiểu AC, thànhphần cơ giới thường thô nhẹ, có lẫn nhiều khoáng vật nguyên sinh bền Nhóm đấtnày có quá trình thổ nhưỡng xảy ra chủ yếu, đất còn thể hiện rõ tính xếp lớp thoãmãn các yêu cầu của vật liệu phù sa Hàm lượng chất hữu cơ giảm theo yêu cầuquy luật chiều sâu của lớp đất

96,99%

1,55%

0,31%

Nhóm đất phù sa Nhóm đất đỏ Nhóm đất dốc tụ

Trang 9

Nhóm đất này với một đơn vị đất phụ được chia thành 2 đơn vị dưới phụ,trình bày ở bảng 2.

Bảng 2: Đơn vị đất phụ và dưới phụ của nhóm đất phù sa

Tên đất

I.1.1 Dystris umbric Fluvisols Đất phù sa ngòi suối, chua

1 Areni Dytric Umbric

2 Silti Dystric Umbric

(Nguồn: Phân loại đất huyện Tây Giang)

* Đất phù sa ngòi suối, chua, cơ giới nhẹ (Flurdyar)

Diện tích 1.337,62 ha chiếm 1,48% tổng diện tích tự nhiên, được phân bổ ởhầu hết các xã trong huyện, tập trung nhiều nhất ở các xã Atiêng, Bhalêê, Axan,Avương và xã Lăng

Đây là loại đất có thành phần cơ giới nhẹ, phần lớn là thịt nhẹ, cát pha thịt pha cát, tỷ lệ cấp hạt thay đổi theo vùng; chủ yếu là hạt cát từ 40 - 50%, thậmchí có nơi >60%, lymon từ 38-45% có nơi 28-35%, sét từ 10 - 15% có nơi tỷ lệ sétpha cát cao (>20%) Đất có dung trọng từ 0,80-1,0g/cm3 Tỷ trọng nằm trongkhoảng 2,45 - 2,60

sét-Đất có phản ứng chua, pHH2O từ 4,5 - 5,5, pHKCL < 4,5 độ chua trao đổi trongkhoảng 1,6 - 2,37mg/100g Dung tích hấp thụ (CEC) ở mức thấp từ 10-15lđl/100gđất; độ no bazơ tương đối thấp từ 20 - 40%

Hàm lượng chất hữu cơ trong đất trung bình từ 2,2 - 4,3% (N tổng số thấp từ0,04 - 0,10%, lân và kali tổng số rất thấp (nghèo), lân và kali dễ tiêu hầu hết ở

<8,0mg/100g đất tức là nghèo

Đây là loại đất có ý nghĩa quan trọng trong sản xuất nông nghiệp trên địabàn, thích hợp trồng các loại rau màu, lương thực: lúa, khoai và các cây côngnghiệp ngắn ngày như: lạc, ngô…

* Đất phù sa ngòi suối, chua, cơ giới trung bình (Flurdysl)

Diện tích 64,025,6 ha, chiếm 0,07% tổng diện tích tự nhiên, được phân bốtập trung ở các xã Gari, Axan và xã Dang Đây là loại đất có thành phần cơ giớitrung bình, tỷ lệ hạt cát từ 50 - 60%, limon từ 20 - 25%, sét từ 15 - 25%; đất códung trọng từ 0,8 - 1,0 tỷ trọng từ 2,5 - 2,75

Trang 10

Đất có phản ứng chua, pHH2O từ 5,5 - 5,5; pHKCl<4,5 Độ chua trao đổikhoảng 1,6 - 2,5meq/100g đất Dung tích hấp thu (CEC) từ 10 - 15lđl/100g đất Độ

no bazơ tương đối thấp >=40%

Hàm lượng chất hữu cơ (OM) trong đất thấp từ 1,0 - 2,2% Đạm tổng số thấp

từ 0,08 - 1,2 Lân và kali ở mức nghèo <10%

Loại đất này phù hợp với nhiều loại cây trồng khác nhau nếu được đầu tư hợp lý

3.1.1.4.2 Nhóm đất đỏ (Ferrasols)

Nhóm đất đỏ có diện tích 87.579,93 ha, chiếm 96,99% tổng diện tích tự nhiên,được hình thành tại chỗ, trên các mảnh Điabaz phun trào xen giữa các vùng Macmaaxit rộng lớn Quá trình phong hoá đá và biến đổi khoáng sét xảy ra nhanh và dườngnhư không còn các khoáng sét có khả năng phong hoá, các khoáng thứ sinh tồn tạitrong đất chủ yếu là Kaolinit và các khoáng Sesquioxide, quá trình rửa trôi kiềm vàtích tụ sắt nhôm tương đối xảy ra mạnh mẽ Bao gồm 2 đơn vị đất và 2 đơn vị dướiphụ, được trình bày qua bảng 3

Bảng 3: Đơn vị phụ và dưới phụ của nhóm đất đỏ

Tên đất

II.1.1 Veti Xan thic Ferrasols Đất vàng đỏ, nghèo bazơ

3 Heper dystri Veti xan thic

II.2.1 Veti Humic Ferrasols Đất mùn vàng đỏ trên núi nghèo bazơ

4 Heperdy stri veti Humic

Diện tích 57.483,58 ha, chiếm 63,66% tổng diện tích tự nhiên, được phân bố

ở các xã: Avương, Anông, Atiêng, Bhalêê, Dang, Lăng và Tr’hy

Đất có thành phần cơ giới từ thịt trung bình đến nặng, phần lớn có tầng dày

>100cm, cấp hạt sét trung bình chiếm tỷ lệ từ 18-35%; lymon trung bình từ 18 -35%,còn lại là cát Đất có cấu trúc dạng viên, tơi xốp thường đạt trên 50% dung trọng củađất vào khoảng 1,00 đến 1,30g/cm3 Tỷ trọng đạt từ 2,5 - 2,77g/cm3

Đất thường từ chua đến rất chua, pHH2O từ 4,55 - 5,0; pHKCl từ 3,9 - 4,0.Dung tích hấp thu thấp (CEC) từ 9,5 - 13meq/100g đất Độ no bazơ ở mức thấp daođộng trong khoảng từ 20 - 40%

Trang 11

Hàm lượng chất hữu cơ ở mức trung bình thấp từ 2,2 - 4,0% Đạm tổng số ởmức trung bình từ 0,08 - 0,16%; lân tổng số ở mức nghèo từ 0,03 - 0,065% P2O5,lân dễ tiêu cũng ở mức nghèo dưới 10mg/100g đất Kali tổng số thấp, thường daođộng trong khoảng từ 0,2 - 0,5%K2O Kali dễ tiêu ở mức nghèo đến rất nghèo, từ4,8 – 7,0mg K2O/100g đất.

Loại đất này thích hợp với nhiều loại cây công nghiệp, ăn quả Tuy nhiên,trong quá trình sử dụng cần chú ý giữ ẩm cho đất và có biện pháp chống xói mònđất Bên cạnh đó, cần thường xuyên bón vôi bột, bón cân đối N, P, K… nhằm hạnchế độ chua của đất

* Nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi

Diện tích 30.096,35 ha, chiếm 33,33% tổng diện tích tự nhiên, được phân bố

ở độ cao trên 1.000m so với mực nước biển, thuộc các xã Avương, Axan, Anông,Atiêng, Ch’ơm, Dang, Gari, Lăng và Tr’hy

Nhìn chung, đất có thành phần cơ giới từ thịt trung bình đến nặng, hầu hết đất cótầng dày trên 100cm, cấp hạt sét chiếm từ 20 - 27%, hạt lymon từ 18 - 32% còn lại là cátchiếm tỷ lệ từ 41 - 62% Đất có cấu trúc viên, hạt tơi xốp, độ xốp từ 55 - 60% Dungtrọng của đất khoảng 0,90 đến 1,3g/cm3 Tỷ trọng đạt từ 2,5-2,80g/cm3, đất thường chuađến rất chua, pHH2O từ 4,2-5.8, pHKCl từ 3,8 - 4,9 Dung tích hấp thu CEC từ 8,3 -13,6meq/100g đất, độ no bazơ ở mức thấp từ 24 - 36%

Hàm lượng chất hữu cơ ở mức trung bình từ 2,2 - 4,3% dung tích hấp thu ởmức thấp, từ 8 - 13 lđt/100g đất Lân tổng số ở mức nghèo từ 0,03 - 0,05% Lân dễtiêu ở mức trung bình thấp từ 8 - 12mg/100g đất Kali tổng số ở mức rất thấp dưới0,25% Kali dễ tiêu rất thấp, dao động trong khoảng 4 - 6,5mg/100g đất

Loại đất này chủ yếu để trồng rừng, các cây thuốc sâm

3.1.1.4.3 Nhóm đất dốc tụ (RGDY)

Nhóm đất này có diện tích 280,68 ha, chiếm 0,31% tổng diện tích tự nhiên,được phân bố tập trung tại các xã Lăng, Avương, Gari và Atiêng, được hình thànhtại các nơi có địa hình thấp, dưới chân các sườn dốc hoặc hình thành ngay tại cácsườn dốc thoải, do những sản phẩm xói mòn từ đồi núi đổ xuống theo dòng chảy,được tích tụ lại tạo ra loại đất có tầng lớp xắp xếp lộn xộn thường không theo quyluật Bao gồm một đơn vị đất đai và một đơn vị phụ

Bảng 4: Đơn vị phụ và dưới phụ của nhóm đất dốc tụ

Tên đất

(Nguồn: Phân loại đất huyện Tây Giang)

Trang 12

Đất có thành phần cơ giới trung bình, tỷ lệ các hạt sét dao động trong khoảng

15 - 25%, lymon chiếm 17 - 40%, còn lại là cát Đất có kết cấu rời rạc, tăng dầntheo chiều sâu, có đá lẫn dưới sâu từ 5 - 10%, tầng đất dày >100cm, dung trọngtrung bình 1,0 - 1,3g/cm3; độ xốp tầng mặt thường từ 10 - 50%

Đất có phản ứng từ chua đến rất chua, pHH2O dao động từ 4,4 - 4,7; pHKCl từ4,18 - 4,3; dung tích hấp thu ở mức thấp từ 9,4 - 12meq/100g đất Độ no bazơ ởmức thấp từ 25 - 35%

Hàm lượng hữu cơ trong đất trung bình từ 2 - 3,5 tầng đất mặt khá hơn Đất

có hàm lượng ở mức trung bình từ 0,07 - 0,13% Lân tổng số chỉ đạt ở mức nghèodao động trong khoảng từ 0,03 - 0,04% Lân dễ tiêu cũng ở mức nghèo từ 5 -10mg/100g đất Kali tổng số cũng ở mức rất nghèo dưới 0,2%, Kali dễ tiêu cũng ởmức thấp <4,5mg/100 g đất

Loại đất này thích hợp trong cải tạo đồng ruộng trồng lúa nước đối với nơichưa có đủ điều kiện tưới tiêu chủ động

Từ những phân tích trên, tài nguyên đất của huyện có những lợi thế và hạnchế sau:

+ Số diện tích phù sa ven suối ít lại rất dễ bị ngập úng, lụt vào mùa mưa, gâycản trở sản xuất, ảnh hưởng đến năng suất cây trồng

+ Hiện tượng xói mòn, rửa trôi đất còn xảy ra ở một số nơi làm suy giảm chấtlượng đất, trở ngại cho giao thông đi lại

Hình 3.3 Bản đồ Tài nguyên đất huyện Tây Giang

(Nguồn: Phòng TN&MT huyện Tây Giang)

Trang 13

3.1.1.5 Tài nguyên nước

1) Nguồn nước mặt

Tài nguyên nước mặt của huyện hết sức phong phú với 3 con sông chính là:Avương, Lăng, Mơroong và hàng trăm con suối, khe nhỏ như Koól, Nal, Ranoon,H’xoo, Brêêng, Bốc, Vir, Ch’lang, Tr’lêê…

2) Nguồn nước ngầm

Ở những nơi có địa hình cao, mực nước ngầm ở độ sâu từ 8 - 15 m, nhữngnơi địa hình thấp chỉ đạt từ 4 - 8 m Chất lượng nguồn nước chưa đảm bảo, khảnăng khai thác phục vụ nhu cầu sản xuất và sinh hoạt còn hạn chế, chỉ mới đáp ứngđược một phần nhỏ nhưng với chất lượng nước không cao, cần được xử lý

Như vậy, với nguồn nước mặt khá dồi dào cùng với hệ thống sông ngòi, khesuối dày đặc; nguồn nước ngầm tương đối lớn, đây chính nguồn nước ngọt quanhnăm phục vụ sinh hoạt, sản xuất và cải tạo đất, nhất là ở các mặt bằng mới khaihoang, góp phần phát triển nền nông nghiệp thâm canh, đa dạng hóa cây trồng

3.1.1.6 Tài nguyên rừng

Với phương châm “Rừng còn Tây Giang phát triển, rừng mất Tây Giang suyvong”, thời gian qua, huyện đã triển khai nhiều biện pháp quyết liệt, đột phá trongcông tá quản lý, bảo vệ rừng; đồng thời, thông qua việc thực hiện các chính sáchcủa Nhà nước trong việc liên kết trồng rừng, các chương trình phủ xanh đất trốngđồi núi trọc… nên rừng Tây Giang hiện đang được phục hồi, diện tích tăng lên kháđáng kể

Có thể điểm qua một số nét chính sau:

- Một là, nền kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa ngày càng đa dạng, phát

triển khá ổn định, năm sau cao hơn năm trước cả về quy mô, tốc độ tăng trưởng,được thể hiện ở bảng 2 và biểu đồ 2

Trang 14

Bảng 2 Tốc độ tăng giá trị sản xuất huyện Tây Giang

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Năm

Tăng bình quân 2009/2013

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Tây Giang)

Biểu đồ 2 Tốc độ tăng giá trị sản xuất

Tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện được thể hiện qua bảng 3 vàbiểu đồ 3

Bảng 3 Cơ cấu kinh tế huyện Tây Giang giai đoạn 2009 - 2013

Đơn vị tính: %

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Tây Giang)

0 50 100 150 200 250 300

Trang 15

Biểu đồ 3 Cơ cấu kinh tế huyện Tây Giang giai đoạn 2009 - 2013

- Ba là, các thành phần kinh tế phát triển tương đối đồng đều, khu vực kinh

tế nhà nước đóng vai trò quan trọng, chủ chốt trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh,đóng góp đáng kể vào nền kinh tế huyện nhà

3.1.2.1 Thực trạng các ngành kinh tế chủ yếu

1) Trồng trọt

Cơ cấu cây trồng từng bước chuyển đổi theo hướng giảm dần các cây trồnghiệu quả kinh tế thấp, không bền vững, quy mô diện tích gieo trồng nhỏ lẻ, chú ýphát triển các cây trồng đặc biệt là các cây trồng bản địa có giá trị kinh tế cao vớiquy mô ngày càng được đầu tư phát triển, gắn liền với thị trường tiêu thụ

Tình hình trồng trọt của huyện được thể hiện qua bảng 4

Bảng 4 Diện tích gieo trồng, năng suất một số loại cây trồng chính

huyện Tây Giang

Cây trồng

PT 2013/2009 (%)

Diện tích (ha)

Năng suất (tạ/ha)

Diện tích (ha)

Năng suất (tạ/ha)

* Tổng diện tích gieo trồng 3.270,3 3.611,2 110,42Cây lương thực có hạt 2.150,0 19,94 2.327,5 21,52 108,22

Nông lâm nghiệp, thủy sản 34.28 46.62 39.31 38.28

Trang 16

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Tây Giang)

Tổng diện tích gieo trồng tăng đều, từ 3.270,3 ha năm 2009 3.611,2 ha năm

2013 Bên cạnh việc hạn chế phát rừng làm lúa rẫy với năng suất bấp bênh thìphong trào khai hoang, phục hóa ruộng nước được nhân rộng trong nhân dân nêndiện tích lúa nước tăng hàng năm Tuy nhiên, năng suất các loại cây trồng có xuhướng tăng nhưng chậm và không đều Năng suất ngô tăng từ 17,28 tạ/ha năm

2009 lên 18,76 tạ/ha năm 2013; năng suất lúa năm 2009 là 22,6 tạ/ha thì đến năm

2013 đạt 24,29 tạ/ha

2) Chăn nuôi

Tình hình chăn nuôi trên địa bàn được trình bày ở bảng 5

Bảng 5 Số lượng đàn gia súc, gia cầm huyện giai đoạn 2009-2013

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Tây Giang)

Tổng số đàn gia súc năm 2013 của huyện là 10.087 con, giảm 2.922 con sovới năm 2009 Đàn trâu có 1.133 con, đàn bò có 3.483 con, đàn lợn có 8.700 con.Tổng đàn gia cầm toàn huyện năm 2013 đạt 17.391 con Giá trị sản xuất ngànhchăn nuôi (theo giá hiện hành) đạt 29.970,4 triệu đồng, chiếm khoảng 26,9% giá trịsản xuất ngành nông nghiệp

3) Lâm nghiệp

Công tác giao khoán chăm sóc bảo vệ rừng, quản lý tài nguyên rừng chocộng đồng dân cư và hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện ngày càng được quantâm Đến nay, toàn huyện đã giao cho 56 cộng đồng dân cư/10 xã với tổng diện tích41.923,15 ha, chiếm khoảng 66,87% tổng diện tích đất lâm nghiệp toàn huyện, đãhạn chế đáng kể tình trạng khai thác rừng bừa bãi

4) Nuôi trồng thủy sản

Thời gian qua, huyện đã quan tâm đầu tư đẩy mạnh phát triển các ao nuôi,kết hợp với các chương trình phát triển kinh tế vườn - kinh tế trang trại, hỗ trợgiống cùng với việc vận động nhân dân đào ao nuôi cá nước ngọt, nuôi ếch… nênđến cuối năm 2013, tổng diện tích ao là 17,62 ha, giá trị ngành thủy sản đạt11.754,45 triệu đồng với các hoạt động: Nuôi trồng, đánh bắt, dịch vụ thủy sản.Ngoài ra, trên địa bàn huyện, hiện đang triển khai mô hình nuôi cá tầm Nga xứ

Trang 17

lạnh, tiến tới nhân rộng phổ biến trong nhân dân, góp phần phát triển sản xuất, cảithiện thu nhập.

5) Ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng

Ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng cơ bản thời gian qua từkhi chia tách huyện đã có bước phát triển mạnh, nhất là tại khu Trung tâm hànhchính huyện, thu hút ngày càng nhiều các thành phần kinh tế (tập thể, tư nhân, cáthể…) tham gia lĩnh vực này, kết hợp với việc thực hiện Nghị quyết số 30a/NQ-CPngày 27/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ đã và đang tạo hiệu ứng tích cực đểphát triển, với tổng giá trị sản xuất đạt 24.319,77 triệu đồng (theo giá hiện hành).Hiện nay, trên địa bàn huyện có 84 cơ sở sản xuất công nghiệp, TTCN, thu hút 234lao động tham gia Các ngành sản xuất chủ yếu là khai thác đá, cát, sỏi, vàng sakhoáng, dệt thổ cẩm, mộc dân dụng…

6) Ngành thương mại, dịch vụ

Tình hình hoạt động của ngành thương mại, dịch vụ được trình bày ở bảng 6

Bảng 6 Tình hình hoạt động thương mại và dịch vụ huyện,

(Nguồn: Niên giám Thống kê huyện Tây Giang)

Số lượng cơ sở và lao động hoạt động trong khu vực dịch vụ tăng mạnh.Năm 2013 có 256 cơ sở, tăng gấp 1,59 lần so với năm 2009; lực lượng lao độngtăng gấp 1,55 lần với tốc độ tăng bình quân là 38,75%/năm Tổng mức bán lẻ hànghóa và dịch vụ đạt 98.600 triệu đồng năm 2013, tăng gấp 2,76 lần so với năm 2009,với mức tăng bình quân là 69,0%/năm

3.1.2.2 Văn hóa - xã hội

1) Dân số, lao động, việc làm

- Tổng dân số toàn huyện năm 2013 là 17.014 người, trong đó nam chiếm50,13%; nữ chiếm 49,87%; tổng số hộ 3.796 hộ Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên còn ởmức cao 21,78%0; mật độ dân số trên địa bàn khá thưa thớt, bình quân 17người/km2, phân bố không đồng đều, chủ yếu tập trung đông dọc 2 bên tuyếnđường Hồ Chí Minh, tại các tuyến đường liên xã, tại các khu trung tâm hành chínhhuyện và ở các xã Các cụm dân cư hình thành với quy mô nhỏ lẻ, phân bố theotừng nóc nhà Tây Giang có thành phần dân tộc đa dạng, gồm 13 dân tộc anh em

Trang 18

cùng sinh sống là: C’tu, Kinh, Mường, Tà ôi, Tày, Hre… với những phong tục, tậpquán canh tác phong phú, trong đó dân tộc C’tu chiếm đa số với 96%.

2) Giáo dục

- Bậc mầm non huy động 666 cháu với 39 lớp tại 2 cơ sở Về giáo dục phổthông, bậc tiểu học có 48 điểm trường (10 điểm trường chính và 38 điểm trườngthôn), cùng với các bậc học THCS, THPT đã tạo điều kiện thuận lợi cho họcsinh đến trường Đào tạo tuyển sinh vào các trường Đại học, Cao đẳng, THCN(chế độ cử tuyển) được 111 em Tháng 6/2007, liên kết với trường Đại học Nônglâm Huế mở lớp Đại học Nông học tại huyện, hệ vừa học vừa làm với số lượng

90 học viên

3) Y tế

Đây là sự nghiệp luôn được chú trọng, đầu tư cả về cơ sở vật chất, trang thiết

bị và con người nhằm nâng cao năng lực chăm sóc sức khỏe cho nhân dân Hiệnnay, toàn huyện có 01 Bệnh viện đa khoa cấp huyện, 10 trạm y tế xã, với 97 cán bộ

y tế, trong đó có 15 bác sĩ, chiếm 15,46% tổng số cán bộ, còn lại 82 cán bộ là y sĩ,

y tá, hộ sinh, dược sĩ và đội ngũ khác, chiếm 84,54%

4) Văn hóa thông tin, thể dục thể thao

Toàn huyện có 4/10 xã có điểm bưu điện văn hóa; 100% số xã có điện thoạiliên lạc cố định (04 xã vùng cao: Tr’hy, Axan, Gari, Ch’ơm sử dụng hệ thốngVisat); 10/10 xã được phủ sóng truyền hình; 04/10 xã chưa có trạm truyền thanh.Tổng số máy điện thoại là 486, tăng gấp 10,8 lần năm 2009 (45 máy)

3.1.2.3 Cơ sở hạ tầng

1) Đường giao thông

Từ khi chia tách huyện đến nay, hệ thống đường giao thông luôn được quantâm đầu tư phát triển tương đối mạnh với đa dạng các tuyến

- Đường Hồ Chí Minh: Đi qua địa phận huyện dài 25 km, chiều rộng trungbình 9 m, rải nhựa, là tuyến đường quan trọng thuận lợi giúp cho Tây Giang cóđiều kiện giao thông và trao đổi hàng hóa với các vùng phụ cận

- Đường hành lang, đường nối biên giới: Dài 76 km, đường đất

Ngoài ra trên địa bàn huyện còn có 452 km đường giao thông thôn, xóm, nộiđồng, rộng từ 1 - 2 m, đường mòn, nhiều đoạn ghềnh, dốc, giao thông đi lại khókhăn đặc biệt là vào mùa mưa lũ

2) Thủy lợi

Hệ thống các công trình thủy lợi bao gồm: Kênh mương, đê, đập… đượcquan tâm đầu tư nhằm khai thác nguồn nước cung cấp chủ động cho sản xuất nôngnghiệp, sinh hoạt dân sinh Tây Giang có nhiều tiềm năng để xây dựng các côngtrình thủy điện, đập, hồ chứa nhưng chưa được đầu tư thõa đáng Toàn huyện hiện

Trang 19

Theo kết quả thống kê đất đai năm 2013, tổng diện tích tự nhiên toàn huyện

là 90.296,56 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ lớn nhất với69.473,37 ha, chiếm 76,94% tổng diện tích tự nhiên; đất chưa sử dụng còn khá lớnvới 19.186,63 ha, chiếm 21,25%

Diện tích và cơ cấu các loại đất chính được thể hiện qua bảng 9 và biểu đồ 4

Bảng 9 Diện tích, cơ cấu các loại đất chính huyện Tây Giang năm 2013 TT

Mục đích sử dụng đất Diện tích

(ha)

Cơ cấu (%)

(Nguồn: Báo cáo thống kê đất đai huyện Tây Giang năm 2013)

Biểu đồ 4 Cơ cấu các loại đất chính huyện Tây Giang năm 2013

Ngày đăng: 29/11/2015, 14:45

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w