0
Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

Đối với loại hình sử dụng đất trồng cây lâm nghiệp

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN CAO HỌC: MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN ĐẤT VÀ HƯỚNG SỬ DỤNG ĐẤT BỀN VỮNG (Trang 25 -25 )

4 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 980.89 59,

3.3.4. Đối với loại hình sử dụng đất trồng cây lâm nghiệp

* Hiệu quả kinh tế

Hiện nay với sự giúp đỡ của các chương trình, dự án trong và ngoài nước: chương trình 327; dự án 661… chính sách giao đất lâm nghiệp cho cộng dân cư quản lý và bảo vệ; chương trình định canh định cư đã có một tỷ lệ lớn nông hộ tham gia vào hoạt động trồng rừng mới, khoanh nuôi tái sinh và khoanh nuôi bảo vệ rừng.

Trong phạm vi đề tài, chúng tôi chỉ đề cập đến hiệu quả kinh tế của cây keo lai là chính. Theo kết quả điều tra, phỏng vấn nông hộ, mức đầu tư bình quân cho 1 ha đất rừng trồng keo lai là 7 – 8 triệu đồng, tổng giá trị sản xuất khoảng 3 – 3,5 triệu đồng, giá trị ngày công 20 – 24 nghìn đồng.

* Hiệu quả xã hội

Đối với huyện miền núi còn nhiều khó khăn như Tây Giang, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm trên 90%, rừng là nguồn sống chủ yếu của một bộ phận dân cư. Hiện nay, với việc đầu tư trồng rừng ngày càng nhiều trên địa bàn huyện đã giải quyết được công ăn việc làm cho người lao động, giá trị sản xuất/công lao động được cải thiện, góp phần nâng cao mức sống nhân dân.

* Hiệu quả môi trường

Mặc dù hiệu quả kinh tế của loại hình sử dụng đất này thấp nhưng nó lại có hiệu quả về môi trường rất cao. Ý nghĩa rõ ràng trong bảo vệ môi trường sinh thái của loại hình này đã được chứng minh qua thực tiễn và các công trình nghiên cứu. Đây được xem là loại hình sử dụng đất không thể thay thế trên đất trống đồi núi trọc có độ dốc lớn như Tây Giang. Rừng phòng hộ ở các đai rừng và vị trí xung yếu được giao cho cộng đồng dân cư quản lý, bảo vệ, chăm sóc vừa tạo cảnh quan thiên nhiên, sinh thái đặc trưng của vùng núi, đồng thời điều hòa khí hậu, điều tiết nguồn nước cho vùng hạ lưu.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN CAO HỌC: MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN ĐẤT VÀ HƯỚNG SỬ DỤNG ĐẤT BỀN VỮNG (Trang 25 -25 )

×