4 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 980.89 59,
3.4.3.2. Đất lâm nghiệp, nông lâm kết hợp
- Xác định sản xuất lâm nghiệp phải trở thành ngành kinh tế quan trọng của huyện góp phần giải quyết các vấn đề xã hội, xoá đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống nhân dân, đặc biệt là các xã vùng cao, vùng sâu. Hướng chính là phát triển lâm nghiệp xã hội, khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia, trong đó lấy kinh tế hộ gia đình làmg lực phát triển, xây dựng các mô hình trang trại hộ gia đình. Trong những năm tới tập trung khoanh nuôi tái sinh có trồng hoặc
không trồng bổ sung khoảng 4.000 - 4.500 ha rừng; đồng thời, trồng mới khoảng 2.000 ha rừng trên đất trống đồi núi trọc, với sự hỗ trợ giống, kỹ thuật của các dự án: Khuyến khích bảo tồn và sử dụng bền vững tài nguyên rừng huyện Tây Giang do tổ chức Malteser tài trợ; dự án: Dự trữ các bon và bảo tồn đa dạng sinh học do tổ chức WWF Việt Nam tài trợ; dự án BCC: Hành lang đa dạng sinh học Tiểu vùng Mê Công mở rộng, giai đoạn 2 do tổ chức ADB và Bộ Tài nguyên và Môi trường tài trợ.
- Giữ diện tích đất rừng theo quy hoạch được Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua tại Nghị quyết số 87/2013/NQ-HĐND ngày 04/7/2013 về quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2011-2020 là 77.493,81 ha; bảo vệ nghiêm ngặt rừng phòng hộ: 46.813,34 ha; duy trì đất rừng đặc dụng: 8.454,81 ha; quản lý, sử dụng hiệu quả đất rừng sản xuất: 22.225,66 ha, phấn đấu tỷ lệ che phủ rừng, cây lâm nghiệp, cây công nghiệp đạt 90% vào năm 2020.
- Khuyến khích, đẩy mạnh trồng cây cao su đại điền trên địa bàn 06 xã vùng thấp của huyện, từng bước giúp nhân dân có việc làm, cải thiện đời sống, tăng thu nhập, tiến tới giảm nghèo bền vững; đồng thời, nâng cao tỷ lệ che phủ rừng, bảo vệ rừng đầu nguồn, bảo vệ nguồn nước.
- Đảm bảo cân bằng sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học gắn kết với các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội theo hướng hiện đại, bền vững. Triển khai các dự án về đa dạng sinh học được triển khai trên địa bàn huyện. Bảo vệ nghiêm ngặt các loại cây dược liệu có giá trị như: Ba kích, đảng sâm, sâm Ngọc Linh.
Rừng Tây Giang chiếm gần 70% tổng diện tích đất lâm nghiệp của toàn huyện, được phân bổ tại 10 xã, là địa bàn sinh sống của đồng bào dân tộc thiểu số miền biên giới, đa dạng, phong phú về chủng loại, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc bảo vệ môi trường sống. Vì vậy, Tây Giang luôn xác định hướng sử dụng đất, bảo vệ - phát triển rừng là một trong những nhiệm vụ quan trọng của chính quyền và nhân dân trên địa bàn, với phương châm: “Rừng còn Tây Giang phát triển, rừng mất Tây Giang suy vong”.
* Đất nuôi trồng thuỷ sản:
Duy trì, bảo vệ diện tích hiện có là 15,47 ha, khai thác thêm đất trũng đang canh tác chuyên màu (đậu tương, ngô) thường bị ảnh hưởng năng suất cây trồng do ngập úng hiện nay. Diện tích định hướng khoảng 19,24 ha, tăng 3.77 ha. Đây là hướng chuyển đổi hợp lý về kinh tế, đồng thời giúp điều hoà nguồn nước, khí hậu.