1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận “Ảnh hưởng của đô thị hoá đến tình hình quản lý, sử dụng đất, phát triển xã hội nông thôn và đời sống người nông dân trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế”.

19 1,6K 9
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 389,71 KB

Nội dung

Tiểu luận “Ảnh hưởng của đô thị hoá đến tình hình quản lý, sử dụng đất, phát triển xã hội nông thôn và đời sống người nông dân trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế” là tài liệu tham khảo hay cho sinh viên và học viên cao học về vấn đề ảnh hưởng của đô thị hóa đến các vấn đề xã hội, trong đó có vấn đề quản lý và sử dụng đất.

Trang 1

1 Đặt vấn đề

Đô thị hoá là một xu thế tất yếu, đó là một quá trình phát triển của

xã hội mang tính chất toàn cầu và diễn ra ngày càng mạnh mẽ ở tất cả các quốc gia trên toàn thế giới

Quá trình đô thị hoá đã làm biến đổi sâu sắc mọi mặt của cuộc sống, đem đến nhiều thành tựu quan trọng trong quá trình phát triển của các đô thị nói riêng và cả xã hội nói chung Bên cạnh những thành tựu đạt được,

đô thị hoá cũng đã làm nảy sinh hàng loạt vấn đề có liên quan đến tính bền vững cho cuộc sống nhân loại Đối với các nước đang phát triển, quá trình

đô thị hoá diễn ra theo chiều rộng, chủ yếu chạy theo việc mở rộng quy mô

và gia tăng số lượng các đô thị…mà ít quan tâm đến chất lượng đô thị cũng như chất lượng môi trường sống trong các đô thị, gây ra những hậu quả không mong muốn, làm ảnh hưởng đến tất cả các mặt của đời sống xã hội

Vì vậy, cần phải tiến hành nghiên cứu và giải quyết nhiều vấn đề trong quá trình đô thị hóa, trong đó có vấn đề quản lý và sử dụng đất đai

Đô thị hoá là một quy luật khách quan diễn ra ở tất cả các quốc gia trên toàn thế giới, Việt Nam nói chung và tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng cũng không nằm ngoài quy luật đó Phấn đấu trở thành thành phố trực thuộc trung ương nên quá trình đô thị hoá tại tỉnh diễn ra khá nhanh Đặc biệt ở vùng ven đô quá trình đô thị hóa diễn ra sôi động hơn bao giờ hết, điều này đã tạo ra những diện mạo mới cho bộ mặt nông thôn cũng như gây nhiều áp lực đối với người dân ở đây, làm cho cơ cấu sử dụng đất trên địa bàn tỉnh cũng có những biến động mạnh, nhất là quá trình chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp và đất chưa sử dụng sang đất phi nông nghiệp cũng như nhiều biến động khác trong quá trình trình sử dụng đất Điều này đòi hỏi phải có sự quản lý chặt chẽ của nhà nước để nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng đất, đồng thời đảm bảo sự ổn định về mọi mặt của đời sống kinh tế, chính trị và xã hội Vì vậy, trong bài tiểu luận của mình, em xin chọn đề tài “Ảnh hưởng của đô thị hoá đến tình hình quản lý, sử dụng đất, phát triển xã hội nông thôn và đời sống người nông dân trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế”

Trang 2

2 Nội dung

2.1 Quá trình đô thị hóa và xu hướng phát triển đô thị trong tương lai ở các đô thị lớn hiện nay

2.1.1 Đô thị hóa và đặc điểm của đô thị hóa

Đô thị hoá là sự mở rộng của đô thị và sự hình thành các điểm dân

cư đô thị do yêu cầu công nghiệp hóa Trong quá trình này có sự biến đổi

về cơ cấu sản xuất, cơ cấu nghề nghiệp, cơ cấu tổ chức xã hội, cơ cấu không gian và hình thái xây dựng từ dạng nông thôn sang dạng thành thị

Có 5 yếu tố cơ bản để tạo thành đô thị là:

+ Chức năng của đô thị

+ Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp

+ Cơ sở hạ tầng

+ Quy mô dân số

+ Mật độ dân cư

Đô thị hoá có các đặc điểm là gắn liền với công nghiệp hóa Quá trình đô thị hóa là người bạn đồng hành của quá trình công nghiệp Có người cho rằng quá trình đô thị hóa chính là quá trình công nghiệp hóa Quá trình đô thị hóa đã làm nhiều biến đổi sâu sắc và đưa đến nhiều thành tựu quan trọng trong quá trình phát triển của các đô thị nói riêng và của cả

xã hội nói chung Bên cạnh đó, đô thị hóa cũng kéo theo nhiều mặt tiêu cực đòi hỏi sự quan tâm giải quyết của của toàn xã hội nhằm đảm bảo cho

xã hội phát triển bền vững

Ảnh hưởng của quá trình đô thị hoá đến đời sống con người:

+ Mặt tích cực: quá trình đô thị hóa kéo theo quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn làm chuyển dịch cơ cấu kinh

tế theo hướng công nghiệp – xây dựng và dịch vụ - du lịch Về cơ cấu sản xuất, các thành phần kinh tế hoạt động đa dạng hơn, phát triển sản xuất theo hướng sản xuất hàng hóa, phát triển kinh tế thị trường từ đó đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế xã hội, nâng cao thu nhập cho người dân ở khu vực nông thôn, góp phần tạo nên sự cân bằng hơn về kinh tế - xã hội giữa các vùng

Trang 3

+ Mặt tiêu cực: đô thị hóa sẽ kéo theo quá trình tập trung dân cư, đặc biệt là sự di dân từ nông thôn ra thành thị, tạo ra sự chênh lệch rất lớn

về mật độ dân cư giữa đô thị với nông thôn, kéo theo nhiều vấn đề về nhà

ở, việc làm, sinh hoạt, nghỉ ngơi,…những vấn đề này nếu không được giải quyết một cách kịp thời thì sẽ nảy sinh rất nhiều khó khăn cho hoạt động sản xuất cũng như sinh hoạt của con người, đặc biệt là vấn đề về môi trường đang có xu hướng mất cân bằng sinh thái Đô thị hóa sẽ thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa diễn ra một cách ồ ạt, nhiều chất thải độc hại được thải ra môi trường, kéo theo những vấn đề cực kỳ nóng bỏng đòi hỏi sự hợp tác giải quyết toàn cầu, nhất là vấn đề về môi trường Đô thị hóa cũng làm cho cơ cấu sử dụng đất thay đổi, xu thế chung là giảm tỷ trọng đất nông nghiệp và tăng tỷ trọng đất phi nông nghiệp Tại thời điểm này, việc chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp đang diễn ra một cách ồ ạt trên

cả nước Hàng năm có khoảng 10.000 ha đất nông nghiệp phải chuyển sang các mục đích sử dụng khác Nếu cứ tiếp tục theo xu thế này thì vấn đề an ninh lương thực trong thời gian sắp tới là vấn đề rất đáng lo ngại

2.1.2 Khái quát quá trình đô thị hoá ở Việt Nam

Quá trình đô thị hoá ở Việt Nam tuy diễn ra khá sớm, ngay từ thời trung đại với sự hình thành một số đô thị phong kiến, song do nhiều nguyên nhân, quá trình đó diễn ra chậm chạp, mức độ phát triển dân cư thành thị thấp

Thập kỷ cuối thế kỷ XX mở ra bước phát triển mới đô thị hóa ở Việt Nam Đặc biệt, sau khi Quốc hội Việt Nam ban hành Luật Doanh nghiệp (năm 2000), Luật Đất đai (năm 2003), Luật Đầu tư (năm 2005); Chính phủ ban hành Nghị định về Quy chế khu công nghiệp, khu chế xuất (năm 1997)… nguồn vốn đầu tư trong nước và nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng vọt, gắn theo đó là sự hình thành trên diện rộng, tốc độ nhanh, số lượng lớn các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu

đô thị mới và sự cải thiện đáng kể kết cấu hạ tầng ở cả thành thị cũng như nông thôn Làn sóng đô thị hoá đã lan toả, lôi cuốn và tác động trực tiếp đến nông nghiệp, nông thôn, nông dân

Với sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, kết cấu hạ tầng ở nông thôn -xưa nay vốn yếu kém, đã có sự cải thiện đáng kể Các làng nghề được chấn hưng, mở mang góp phần làm sôi động thêm quá trình đô thị hoá ở nông thôn

Trang 4

Làn sóng đô thị hóa cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI đã thổi luồng sinh khí mới vào nông nghiệp, nông thôn, nông dân Việt Nam Đô thị hoá gắn với công nghiệp hoá, hiện đại hoá đã trực tiếp góp phần chuyển dịch

cơ cấu kinh tế theo hướng giảm dần tỷ trọng giá trị nông, lâm, thuỷ sản trong tổng thu nhập quốc dân trong nước (GDP) và tăng dần tỷ trọng các ngành công nghiệp, xây dựng, dịch vụ trong GDP

Trong hơn 20 năm tiến hành công cuộc đổi mới, quá trình đô thị hoá diễn ra hết sức nhanh chóng nhất là trong 10 năm trở lại đây, đặc biệt ở các thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh

Từ năm 1990 các đô thị Việt Nam bắt đầu phát triển, lúc đó cả nước mới có khoảng 500 đô thị (tỷ lệ đô thị hoá vào khoảng 17-18%), đến năm

2000 con số này lên 649 và năm 2003 là 656 đô thị

Đến cuối năm 2007, cả nước có trên 700 điểm cư dân đô thị, tăng hơn 40% so với năm 1995 Bên cạnh những đô thị có bề dày lịch sử tiếp tục được mở mang, nâng cấp, đáng chú ý là sự xuất hiện ngày càng nhiều các khu đô thị mới tập trung, trong đó hệ thống các thị trấn, thị tứ ngày càng toả rộng, tạo thành những nét mới ở nông thôn

Tính đến giữa năm 2008, trên phạm vi cả nước đã có gần 200 khu công nghiệp, phân bố trên địa bàn 52 tỉnh, thành phố với trên 6.000 dự án đầu tư trong, ngoài nước, thu hút hơn 1.000.000 lao động Phần lớn diện tích các khu công nghiệp, khu chế xuất là đất nông nghiệp và lực lượng chủ yếu bổ sung vào đội ngũ lao động công nghiệp là nông dân

Ngân hàng Thế giới (WB) đánh giá Việt Nam là nước có tốc độ đô thị hóa cao nhất Đông Nam Á Nếu năm 1986, tỉ lệ dân cư sống tại đô thị Việt Nam mới 19% (khoảng 11,8 triệu người) thì đến năm 2010 đã tăng lên 30,5% (khoảng 26,3 triệu người)

Thống kê đến cuối năm 2012, Việt Nam có 765 đô thị, chiếm tỷ lệ đô thị hóa đạt 32,45% Đô thị hóa đã đóng góp 70% GDP cả nước, tạo động lực cho phát triển đất nước sau 20 năm đổi mới Trong bản báo cáo “Đánh

giá đô thị hóa ở Việt Nam” của WB ngày 5/4/2012 cho biết: Việt Nam

đang đô thị hóa một cách nhanh chóng Quá trình đô thị hóa sẽ là một phần quan trọng trong tương lai của Việt Nam để đảm bảo có thành phố dễ sống

và có khả năng cạnh tranh trong khu vực cũng như trên toàn cầu Đây cũng

sẽ trở thành một phần cần thiết trong chiến lược phát triển kinh tế của Việt

Trang 5

Nam Theo báo cáo này, tốc độ đô thị hóa của Việt Nam đạt 3,4%/năm, đa

số tập trung trong và xung quanh thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội Đô thị hóa đóng vai trò trọng tâm trong tăng trưởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo của Việt Nam Đô thị hóa bước đầu đã hình thành các chuỗi đô thị trung tâm quốc gia: các đô thị trung tâm quốc gia gồm Hà Nội, thành phố

Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Huế Các đô thị trung tâm vùng gồm các thành phố như: Cần Thơ, Biên Hoà, Vũng Tàu, Buôn Ma Thuột, Nha Trang, Nam Định, Thái Nguyên, Việt Trì, Hạ Long, Hoà Bình… Các đô thị trung tâm tỉnh gồm các thành phố, thị xã giữ chức năng trung tâm hành chính-chính trị, kinh tế, văn hoá, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông; và các đô thị trung tâm huyện; đô thị trung tâm cụm các khu dân cư nông thôn, các đô thị mới

Với tốc độ phát triển và dân số đô thị như vậy, Việt Nam sẽ phải đối mặt với ngày càng nhiều vấn đề phức tạp phát sinh từ quá trình đô thị hoá

Đó là vấn đề di dân từ nông thôn ra thành thị, làm cho mật độ dân số ở thành thị tăng cao; vấn đề giải quyết công ăn việc làm, thất nghiệp tại chỗ, nhà ở và tệ nạn xã hội làm cho trật tự xã hội ven đô ngày càng thêm phức tạp; vấn đề nhà ở và quản lý trật tự an toàn xã hội ở đô thị; vấn đề ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước

2.1.3 Xu hướng phát triển đô thị trong tương lai

2.1.3.1 Xu hướng đô thị hóa phân tán

Quá trình đô thị hóa diễn ra theo hai xu hướng chính:

+ Đô thị hóa tập trung: là toàn bộ công nghiệp và dịch vụ công cộng

tập trung vào các thành phố lớn và xung quanh, hình thành các đô thị khổng

lồ, tạo ra sự đối lập giữa thành thị với nông thôn, đồng thời gây ra sự mất cân bằng sinh thái

+ Đô thị hóa phân tán: là hình thái mạng lưới điểm dân cư có tầng bậc, phát triển cân đối công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ công cộng, đảm bảo cân bằng sinh thái, tạo điều kiện làm việc, sinh hoạt và nghỉ ngơi tốt cho dân cư đô thị và nông thôn

Hiện nay, đô thị hóa phân tán là xu hướng chủ đạo nhất trong quá trình đô thị hóa mà đa số các nước đang phát triển lựa chọn vì thực chất của quá trình đô thị hóa cũng là quá trình công nghiệp hóa, xu hướng này giúp phát triển công nghiệp đồng đều giữa các vùng, góp phần giải quyết việc làm

Trang 6

cho lao động tại địa phương, hạn chế luồng di cư vào đô thị của các vùng lân cận

2.1.3.1 Xu thế phát triển đô thị bền vững – đô thị xanh

Đô thị xanh, đô thị thông minh đang là một trong những xu thế phát triển đô thị của thế giới hiện nay

+ Đô thị xanh được hiểu là đô thị đạt 7 tiêu chí: không gian xanh; công trình xanh; giao thông xanh; công nghiệp xanh; chất lượng môi trường xanh; bảo tồn cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh, công trình lịch sử, văn hóa; cộng đồng dân cư sống thân thiện với môi trường và thiên nhiên

+ Đô thị thông minh là sự kết hợp giữa không gian đô thị và công nghệ thông tin Đô thị thông minh sẽ giúp nhà quản lý và người dân vận hành tất cả mọi công việc trên hệ thống công nghệ thông tin, dưới sự điều hành của một trung tâm Đô thị thông minh làm cuộc sống con người trở nên dễ dàng hơn, môi trường sinh hoạt an toàn và thoải mái hơn

Việt Nam đang trong quá trình đô thị hóa diễn ra với tốc độ cao Sự cạnh tranh đô thị với chất lượng cuộc sống ngày càng cao, đòi hỏi phải có tầm nhìn chiến lược về quá trình xây dựng, quản lý và phát triển đô thị…

Sự phát triển đô thị tại Việt Nam tuy diễn ra nhanh chóng nhưng bộc lộ nhiều hạn chế và yếu kém về hạ tầng kỹ thuật và ô nhiễm môi trường; đô thị Việt Nam trong xu thế phát triển và hội nhập quốc tế cũng phải đối mặt với các vấn đề toàn cầu như khủng hoảng kinh tế, biến đổi khí hậu, nước biển dâng… Đặc biệt, đa số các thành phố lớn và khu công nghiệp lớn đều tập trung ở vùng đồng bằng trũng thấp, khu vực ven biển - đây là những khu vực rất dể bị tổn thương do biến đổi khí hậu gây ra Đối mặt với thách thức của tình trạng biến đổi khí hậu trong xu thế đô thị hóa tại Việt Nam hiện nay đặt ra vấn đề chiến lược: phát triển đô thị bền vững hướng tới các

đô thị xanh; quản lý tổng hợp các rủi ro ngập úng đô thị hướng; lồng ghép biến đổi khí hậu trong quy hoạch đô thị

Chiến lược đô thị hóa của Việt Nam hướng tới mục tiêu bền vững giữa tự nhiên, con người và xã hội Đô thị xanh, đô thị thông minh là một trong những tầm nhìn chiến lược cho trong mục tiêu xây dựng và phát triển

đô thị của Việt Nam Vì vậy, Việt Nam cần xem xét và có thêm cách nhìn mới về quy hoạch và phát triển đô thị với ưu tiên cho phát triển mô hình đô

Trang 7

thị xanh, đô thị thông minh và xem đây là mục tiêu xây dựng và phát triển

đô thị của Việt Nam trong tương lai

Ngày 25/9/2012, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh là một mục tiêu quan trọng của phát triển bền vững, đảm bảo kinh tế phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững góp phần quan trọng thực hiện Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu Đồng thời xác định 3 nhiệm vụ cơ bản cùng 17 giải pháp thực hiện Các giải pháp có liên quan đến đô thị hóa bền vững gồm: quy hoạch đô thị và quản lý quy hoạch; xây dựng hạ tầng kỹ thuật; xây dựng đô thị xanh, đô thị sinh thái và công trình xanh…

2.2 Quá trình đô thị hoá ở tỉnh Thừa Thiên Huế

2.2.1 Đô thị hoá thời Pháp thuộc

Trong suốt thời thời kỳ đô hộ nước ta để áp đặt quyền thống trị của mình, Pháp đã thiết lập hệ thống tổ chức, quản lý hành chính theo lối tư bản chủ nghĩa vào nước ta nhằm khai thác tối đa lợi nhuận cho chúng Chính việc tổ chức hành chính theo lối hiên đại của Pháp đã góp phần quan trọng trong quá trình đô thị hóa, dẫn đến sự ra đời của nhiều thành phố, thị xã và thị trấn ở nước ta

Với khát khao mở rộng thị trường để tìm kiếm nguồn nguyên liệu, tiêu thị hàng hóa và tạo môi trường thuận lợi cho công cuộc đầu tư và phát triển kinh doanh, Pháp đã xúc tiến việc thiết lập các khu hành chính ở đô thị Từ đó mà ranh giới hành chính thị xã Huế được xác lập vào ngày 31/12/1901, lúc đó thị xã Huế chủ yếu là các vùng phụ cận xung quanh kinh thành Huế và lối sống đô thị đã ngày càng được phát triển và đổi mới rất mạnh mẽ tại đây

Khi đã đạt được sự thuận lợi nhất định, Pháp tiến hành mở rộng địa giới hành chính của thị xã Huế, qua ba lần điều chỉnh thị xã Huế đã được điều chỉnh thành chín phường

Đến cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, Pháp đã phát triển Huế trong một không gian đô thị khá rộng Những công trình quan trọng để đầu tư phát triển đã được mở rộng ra các vùng xa trung tâm thành phố như: sân bay Phú Bài, cảng biển Thuận An, khu nghỉ mát Cảnh Dương, khu du lịch sinh thái Bạch Mã… cùng với việc mở rộng giao thông nối liền giữa thành phố Huế với các khu vực này đã từng bước

Trang 8

hình thành nên các thị xã, thị trấn mới, thúc đẩy quá trình đô thị hóa ở tỉnh Thừa Thiên Huế và phát triển đến ngày nay

2.2.2 Đô thị hoá tại Thừa Thiên Huế hiện nay

Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, đặc biệt là qua quá trình thực hiện công cuộc đổi mới, cùng với sự phát triển của đất nước, bộ mặt

đô thị ở Thừa Thiên Huế đang có bước chuyển biến tích cực Sau những năm tháng dò dẫm, với không ít những bước đi vấp váp, Thừa Thiên Huế

đã từng bước nhận thức lại về giá trị độc đáo của di sản kiến trúc đô thị Huế để tập trung bảo tồn và phát huy hệ thống di tích cố đô, gắn với chỉnh trang đô thị, tôn tạo cảnh quan thiên nhiên; đồng thời tiếp tục mở hướng phát triển đô thị mới về phía bờ Nam sông Hương, vươn rộng về hướng Phú Bài, Thuận An, Tứ Hạ và tập trung đầu tư cho khu đô thị mới Chân Mây – Lăng Cô, hình thành một chuổi các thị trấn, thị tứ ở Nam Đông, A Lưới, Phong Điền, Phú Đa, Sịa với một hệ thống kết cấu hạ tầng và giao thông đô thị nối các vùng xa về với thành phố Huế và trục quốc lộ IA Cơ cấu kinh tế của tỉnh đang chuyển dịch theo hướng phát triển dịch vụ – công nghiệp và nông nghiệp toàn diện; thế mạnh về văn hoá du lịch, về kinh tế biển đang được đánh thức dậy, đặc biệt, từ ngày 24-8-2005 thành phố Huế

được công nhận là đô thị loại I của quốc gia, đánh dấu một bước phát triển

mới trong quá trình đô thị hóa ở Thừa Thiên Huế.Vóc dáng của một trung tâm văn hoá du lịch, trung tâm giáo dục đào tạo và y tế chuyên sâu ngày càng được khẳng định

Sự phát triển nhanh chóng của Huế đã làm ảnh hưởng rất lớn đến các vùng xung quanh và thúc đẩy quá trình đô thị hóa diễn ra ngày càng mạnh mẽ trên toàn tỉnh Đặc biệt các phường nằm cạnh trung tâm thành phố như: Hương Sơ, An Hòa, Thủy An, Thủy Xuân, An Đông, An Tây…

từ những vùng đất sản xuất nông nghiệp đã mọc lên các khu dân cư, các cụm công nghiệp, làng nghề, kéo theo sự phát triển của thương mại, dịch

vụ tạo nên một sự chuyển biến mạnh mẽ cả về kinh tế xã hội Với sự hỗ trợ của trung ương, Thừa Thiên Huế đang chuyển mình để vươn đến trở thành một tỉnh có vị trí quan trọng trong vùng kinh tế trọng điểm của miền Trung

Ngày 15/11/2010, ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành quyết định 2237/UBND về việc phê duyệt đề án xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ưng Theo đó, tỉnh sẽ xây dựng

Trang 9

Khu vực đô thị trung tâm của đô thị Thừa Thiên Huế đạt tiêu chuẩn đô thị loại I, bao gồm: 27 phường của TP Huế, 5 phường nội thị tại thị xã Hương Thủy, 7 phường nội thị tại thị xã Hương Trà và thị trấn Thuận An, xã Phú Thuận (thuộc thị trấn Thuận An mở rộng) Các đô thị vệ tinh gồm 7 thị trấn

đã và đang phát triển (Phú Lộc, Sịa, Phong Điền, A Lưới, Khe Tre, Phú Đa

và Lăng Cô) được đánh giá theo các tiêu chuẩn đô thị tùy thuộc vào thực trạng phát triển

Năm 2013, Thừa Thiên Huế đặt xây dựng hạ tầng là mục tiêu xuyên suốt Theo đó, xác định tiếp tục huy động tối đa mọi nguồn lực để đầu tư hạ tầng, ưu tiên đầu tư hạ tầng giao thông, đô thị, gắn với xây dựng nếp sống văn minh đô thị, phấn đấu tiến tới đạt cơ bản các tiêu chí đô thị loại I Được

sự hỗ trợ của Trung ương cùng nỗ lực của địa phương, Thừa Thiên Huế đã tập trung nguồn lực để chỉnh trang đô thị và nâng cấp kết cấu hạ tầng giao thông đô thị, xây lại mới hệ thống cầu qua sông An Cựu, cầu Bao Vinh, cầu Long Hồ, cầu Dã Viên một số trục đường chính trong thành phố cùng nhiều tuyến đường đến các điểm di tích, các trung tâm kinh tế, thương mại được nâng cấp Hệ thống đường nội thị tại các đô thị động lực, đô thị

vệ tinh cũng không ngừng được đầu tư xây dựng Hệ thống giao thông nông thôn được đầu tư kiên cố hóa Một số tuyến giao thông quan trọng phá thế chia cắt đã hoàn thành, như hệ thống đường và cầu vượt phá Tam Giang, đường Phong Điền - Điền Lộc; Thủy Phù - Vinh Thanh, nhiều tuyến đường qua các miền núi, vùng biển, đầm phá khác đang được xây dựng

Nằm về phía Đông Bắc Thừa Thiên Huế, thị trấn Sịa được biết đến không chỉ là nơi hội tụ giao thương của huyện Quảng Điền, mà còn của cả các vùng lân cận và đang tiếp tục xây dựng trở thành đô thị động lực của tỉnh Riêng 5 năm trở lại đây, tổng giá trị đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội trên địa bàn thị trấn Sịa đạt trên 210 tỷ đồng, tập trung chủ yếu vào giao thông, mặt bằng đô thị Tuyến Quốc lộ 1A qua TP Huế, nơi kết nối các đô thị Phong Điền, Hương Trà, Huế, Hương Thủy, Phú Lộc, Lăng Cô và nhiều khu đô thị khác cũng đang được mở rộng với quy mô hiện đại hơn

2.2.3 Xu hướng phát triển đô thị của Thừa Thiên Huế

Thừa Thiên Huế là đô thị mang những yếu tố đặc thù của đô thị di

sản, đây là đô thị cố đô còn giữ được khá nguyên vẹn và đô thị di sản văn

hóa thì nó sẽ khác đô thị công nghiệp Nếu như thành phố Hồ Chí Minh là

Trang 10

trung tâm phát triển kinh tế, đô thị công nghiệp, Hà Nội là thủ đô, đô thị hành chính Các đô thị như Đà Nẵng, Hải Phòng cũng phát triển công nghiệp thì Thừa Thiên Huế, tỷ trọng dịch vụ, du lịch đạt trên 50% và có rất nhiều di sản, cảnh quan thiên nhiên đẹp, hấp dẫn…

Hiện nay, Chính phủ đang có chủ trương phát triển kinh tế, theo hướng tăng trưởng xanh, lãnh đạo Thừa Thiên Huế cũng định hướng xây dựng thành phố Huế trở thành thành phố xanh Một vấn đề đáng chú trọng trong phát triển đô thị tại thành phố Huế là phải giữ gìn di sản do đó nếu đô thị hóa theo hướng hiện đại nhà cao tầng mật độ xây dựng cao sẽ phá vỡ cảnh quan Chính đặc thù này đem đến định hướng phát triển đô thị tại đây theo xu hướng hiện đại

2.3 Quá trình biến động đất nông nghiệp và sự chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất trong thời kỳ đô thị hóa tại Thừa Thiên Huế

Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa cùng với quá trình đô thị hóa những năm qua đã làm cho một diện tích lớn đất nông nghiệp được chuyển dịch sang đất phi nông nghiệp do việc trưng dụng đất để xây dựng các công trình sự nghiệp, cơ sở hạ tầng phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội, mà chủ yếu là các công trình đường giao thông, nhà ở

Theo báo cáo thống kê đất đai năm 2010 của tỉnh Thừa Thiên Huế, diện tích đất nông nghiệp năm 2010 (382.814,37 ha) so với năm kiểm kê

2009 (385.248,11 ha) giảm 2.433,74 ha Trong đó, đất trồng lúa giảm 72,99 ha; chủ yếu tập trung ở các huyện Phong Điền giảm 9,29 ha, Phú Vang giảm 16,70 ha, Phú Lộc giảm 23,13 ha, Quảng Điền giảm 6,65 ha, thành phố Huế giảm 7,17 ha do chuyển đất trồng cây hàng năm khác, cây lâu năm, nuôi trồng thuỷ sản, đất ở Đất lâm nghiệp giảm 2624,91 ha; chủ yếu tập trung ở xã Dương Hoà, thị xã Hương Thuỷ do thu hồi đất rừng sản xuất xây dựng hồ Tả Trạch 2.635,76 ha

* Biến động đất nông nghiệp và sự chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất trong thời kỳ đô thị hóa tại phường Kim Long

Phường Kim Long là một phường mới còn non trẻ thuộc phía Tây của Thành phố Huế của thành phố Huế Để bắt kịp với sự phát triển của thành phố, tốc độ chuyển dịch đất nông nghiệp sang phi nông nghiệp của phường diễn ra rất mạnh mẽ

Ngày đăng: 24/11/2015, 20:31

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
4. Khóa luận tốt nghiệp “Đánh giá tác động của quá trình đô thị hoá đến việc quản lý và sử dụng đất trên địa bàn thành phố Huế” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá tác động của quá trình đô thị hoá đến việc quản lý và sử dụng đất trên địa bàn thành phố Huế
7. Thực trạng đô thị hóa ở Việt Namhttp://www.diaoconline.vn/tin-tuc/thi-truong-dia-oc-c18/thuc-trang-do-thi-hoa-o-viet-nam-i9039 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực trạng đô thị hóa ở Việt Nam
2. Nhìn lại quá trình đô thị hoá ở Thừa Thiên Huếhttp://tapchisonghuong.com.vn/tin-tuc/p0/c101/n9717/Nhin-lai-qua-trinh-do-thi-hoa-o-Thua-Thien-Hue.htmlThực trạng đô thị hóa ở Việt Nam Link
3. Kết quả thống kê đất đai năm 2010 Theo Báo cáo số 16/BC-UBND ngày 02/3/2011http://www1.thuathienhue.gov.vn/portal_ge/Views/LevDetail.aspx?OneID=12&TwoID=99 Link
8. Thực trạng và giải pháp công nghệ xử lý chất thải rắn khu vực miền Trung Tây Nguyênhttp://stnmt.hue.gov.vn/?gd=1&cn=190&newsid=14-0-40 Link
9. Thành phố trực thuộc Trung ương không chỉ riêng cho Thừa Thiên Huế http://www.baothuathienhue.vn/?gd=1&cn=1&id=261&newsid=2-16-41038 Link
10. Tốc độ đô thị hóa ở Việt Nam đạt 3,4%/nămhttp://news.zing.vn/Toc-do-do-thi-hoa-o-Viet-Nam-dat-3-4-nam-post243593.html Link
5. Nghiên cứu ảnh hưởng của quá trình chuyển dịch đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp trên địa bàn thành phố Huế, giai đoạn 2006 – 2010, tạp chí khoa học, Đại học Huế, tập 71, số 2, năm 2012 Khác
6. Tác động của đô thị hóa đến kinh tế hộ nông dân tại xã phú thượng, huyện phú vang, tỉnh Thừa Thiên Huế, tạp chí khoa học, Đại học Huế, tập 72B, số 3, năm 2012 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w