1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nghiên cứu đa dạng cây thuốc ở khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn cần giờ

124 663 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 124
Dung lượng 12,53 MB

Nội dung

Không chỉ với vai trò là lá phổi xanh khổng lồ điều hòa khí hậu, là khâu quan trọng trong chu trình tuần hoàn vật chất của tự nhiên, thảm thực vật rừng Cần Giờ còn là nguồn tài nguyên vô

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS: PHẠM VĂN NGỌT

Thành phố Hồ Chí Minh – 2013

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố Nếu có khiếu nại, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm

Tác giả

Phạm Xuân Bằng

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài luận văn thạc sĩ chuyên ngành Sinh thái học, Trường Đại học Sư phạm Tp Hồ Chí Minh, tôi đã nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ của các thầy, côgiáo, bạn bè và gia đình

Lời đầu tiên, tôi xin chân thành tỏ lòng biết ơn đến TS.Phạm Văn Ngọt- Trưởng khoa Sinh học trường Đại học Sư phạm Tp Hồ Chí Minh, người đã hết lòng chỉ dẫn tận tình, động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu để hoàn thành luận văn này Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong phòng thí nghiệm Di truyền – Thực vật

và phòng thí nghiệm Vi sinh - Sinh hóa đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành luận văn này Tôi xin gửi lời cảm ơn cô Trần Thị Minh Định - phòng thí nghiệm Vi sinh - Sinh hóa, cùng các anh /chị lớp cao học cùng làm đề tài trong phòng đã hết lòng giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành luận văn Cảm ơn bạn Võ Đạo Hiền, người bạn đồng hành, luôn sát cánh

và động viên tôi trong suốt quãng đường học tập và hoàn thành luận văn này

Tôi xin cảm ơn tới tất cả những người dân, đặc biệt là các lương y tại khu vực nghiên cứu đã cung cấp cho tôi những thông tin quý giá, tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận văn này

Cuối cùng, con xin tỏ lòng biết ơn tới bố mẹ và gia đình luôn là hậu phương vững chắc cho con trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu

Tp Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2013

Tác giả

Phạm Xuân Bằng

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN 1

LỜI CẢM ƠN 2

MỤC LỤC 3

CÁC CHỮ VIẾT TẮT 5

MỞ ĐẦU 6

1 Đặt vấn đề 6

2 Mục tiêu nghiên cứu 7

3 Phạm vi nghiên cứu 7

4 Nội dung nghiên cứu của đề tài 7

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 9

1.1 Điều kiện tự nhiên vàkinh tế - xã hội vùng nghiên cứu 9

1.1.1 Điều kiện tự nhiên 9

1.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 11

1.2 Những nghiên cứu về khu hệ thực vật ở KDTSQ RNM Cần Giờ 13

1.3 Những nghiên cứu về cây thuốcở rừng ngập mặn 17

1.3.1 Trên thế giới 17

1.3.2 ỞViệt Nam 20

CHƯƠNG 2: ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23

2.1 Thời gian nghiên cứu và địa điểm thu mẫu 23

2.1.1 Thời gian nghiên cứu 23

2.1.2 Địa điểm thu mẫu 23

2.2 Phương pháp nghiên cứu 25

2.2.1 Phương pháp tổng quan tài liệu 25

2.2.2 Phương pháp thu mẫu 25

2.2.3 Phương pháp xử lí mẫu và làm tiêu bản 25

2.2.4 Xác định tên khoa học của các mẫu thực vật 26

2.2.5 Phương pháp điều tra phỏng vấn nhanh 26

2.2.6 Phương pháp nghiên cứu hoạt tính kháng khuẩn 28

2.2.7 Phương pháp xử lí số liệu 33

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 35

3.1 Đa dạng về cây thuốc ở KDTSQ RNM Cần Giờ 35

3.1.1 Thành phần loài loài cây thuốc 35

Trang 6

3.1.2 Dạng sống của cây thuốc 50

3.1.3 Thống kê các bộ phận của cây và phương thức sử dụng cây thuốc 52

3.1.4 Thống kê theo các bệnh và triệu chứng 55

3.1.5 Những cây thuốc được người dân sử dụng phổ biến 56

3.1.6 Những cây thuốc cần được bảo tồn 57

3.1.7 Bộ sưu tập một số loài cây thuốc ở KDTSQ RNM Cần Giờ 59

3.1.8 Một số cây thuốc và công dụng 59

3.1.9 Một số bài thuốc chữa bệnh được sưu tập 75

3.2 Kết quả thử hoạt tính kháng khuẩn của một số loài cây thuốc 76

3.2.1 So sánh khả năng kháng Staphylococcus aureus của các cao chiếtthử nghiệm 77

3.2.2 So sánh khả năng kháng Bacillus subtilis của các cao chiết thử nghiệm 79

3.2.3 So sánh khả năng kháng Escherichia coli của các cao chiết thử nghiệm 80

3.2.4 So sánh khả năng kháng Pseudomonas aeruginosa của các cao chiếtthử nghiệm82 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 85

1 Kết luận 85

2 Đề nghị 85

TÀI LIỆU THAM KHẢO 87

PHỤ LỤC 93

Trang 7

CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CFU Colony Forming Unit (Đơn vị hình thành khuẩn

lạc)

IUCN The International Union for Conservation of

Nature (Hiệp hội quốc tế về bảo tồn thiên nhiên) KDTSQ Khu dự trữ sinh quyển

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Đặt vấn đề

Đất nước Việt Nam, thiên nhiên Việt Nam quả là một kho tàng dượcliệu nhiệt đới vô cùng phong phú Với điều kiện khí hậu và địa hình đa dạngđặc thù, là nơi gặp gỡ của hai trung tâm giàu loài nhất thế giới: Trung Quốcvà Inđônêxia, hệ thực vật nước ta có thành phần loài mang cả yếu tố thực vậtnhiệt đới ẩm Inđônêxia - Malayxia, đó là yếu tố thực vật nhiệt đới gió mùa,thực vật ôn đới nam Trung Hoa Nước ta hiện có tới 10.386 loài thuộc 2.257chi và 305 họ thực vật bậc cao có mạch, chiếm 4% tổng số loài, 15% tổng sốchi và 57% tổng số họ của toàn thế giới [19]

Khu Dự trữ Sinh quyển (KDTSQ) rừng ngập mặn (RNM) Cần Giờ có điều kiện môi trường rất đặc biệt, là hệ sinh thái trung gian giữa hệ sinh thái thủy vực với hệ sinh thái trên cạn, hệ sinh thái nước ngọt và hệ sinh thái nước mặn, có ý nghĩa to lớn về bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế xã hội Hệ động, thực vật ở Cần Giờ được xem là khá đa dạng

và phong phú Không chỉ với vai trò là lá phổi xanh khổng lồ điều hòa khí hậu, là khâu quan trọng trong chu trình tuần hoàn vật chất của tự nhiên, thảm thực vật rừng Cần Giờ còn là nguồn tài nguyên vô giá là bức tường chắn sóng, gió; là nơi ở, thức ăn cho động vật; đặc biệt còn là nguồn dược liệu quý giá đối với việc bảo vệ sức khỏe cho con người mà đến nay vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu và thống kê một cách đầy đủ

Việc sử dụng cây cỏ để chữa bệnh đã có từ rất lâu đời Qua quá trình đấu tranh với thiên nhiên để sinh tồn, kinh nghiệm tích lũy được không những giúp cho con người biết lợi dụng tính chất của cây cỏ để làm thức ăn mà còn biết dùng làm thuốc để chữa bệnh Các phương thuốc dân gian này cứ thế được truyền từ đời này sang đời khác mà ít có cơ sở khoa học

Ngày nay, thế giới hiện đại đang có xu hướng quay về với các hợp chất thiên nhiên có trong cây cỏ nhằm khai thác kinh nghiệm y học cổ truyền và hạn chế tối đa việc đưa các hóa chất tổng hợp vào cơ thể Xu thế này cùng với những thành công bước đầu đã đạt được và những tiềm năng to lớn của nước ta về mặt tài nguyên thiên nhiên là những cơ sở quan trọng

để chúng ta đẩy mạnh nghiên cứu về hợp chất thiên nhiên - một lĩnh vực nhiều triển vọng Ngày qua ngày,nhiều bệnhnguy hiểmmớiphát sinh Sự gia tăng củavi sinh vậtkháng thuốc kháng sinhlà một trong nhữngvấn đề nghiêm trọngđặt ra đối vớihệ thốngchăm sóc sức khỏecủa toàn thế giới.Các bệnh truyền nhiễmlà nguyên nhân đứngthứ haitrong các nguyên

Trang 9

nhânquan trọng nhất khiến con người tử vong[38] Do đó,các loại thuốc mới cần phảiđược tìm ravà muốn như vậy cần phải tìm được các hợp chấtmớicóđặc tính kháng khuẩn, đặc biệt

là những hợp chất thiên nhiên có trong các loài thực vật

Đã có một số công trình nghiên cứu về khả năng kháng khuẩn, kháng nấm và kháng virus của một số loài cây ngập mặn ở một vài nơi trên thế giới Hệ thực vật rừng ngập mặn Cần Giờ được đánh giá khá đa dạng và phong phú [15], chắc chắn trong số đó sẽ có những loài cây có chứa những hợp chất có khả năng kháng khuẩn

Từ những vấn đề trên, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu đa dạng cây thuốc ở

2 Mục tiêu nghiên cứu

- Xác định các loài cây thuốc có ở KDTSQ RNM Cần Giờ và các bài thuốc được người dân sử dụng để chữa bệnh

- Định tính khả năng kháng khuẩn của một số loài cây thuốc tại KDTSQ RNM Cần Giờ

4 Nội dung nghiên cứu của đề tài

- Điều tra các loài thực vật của KDTSQ RNM Cần Giờ được người dân ở đây sử dụng làm thuốc và sưu tầm một số bài thuốc của các lương y có thành phần là cây ngập mặn chủ yếu hoặc cây ngập mặn tham gia

- Nghiên cứu hoạt tínhkháng một số loài vi khuẩn của 10 loài cây thuốc ở KDTSQ

RNM Cần Giờ: Bần trắng (SonneratiaalbaSm.), Cóc kèn (Derris trifoliata Lour.), Cóc trắng (Lumnitzera racemosa Willd.), Đước đôi (Rhizophora apiculata Blume), Đước xanh (Rhizophora mucronataLam.), Lức Ấn (Pluchea indica (L.) Lees.), Quao nước (Dolichandrone spathacea (L.f.) Seem.), Rau mui (Melanthera biflora (L.)

Wild), Vẹt dù (Bruguieragymnorhiza (L.) Lam.), Xu ổi (Xylocarpus granatumJ

Koenig)

Trang 10

- Thu thập và xây dựng bộ tiêu bản một số cây thuốc ở KDTSQ RNM Cần Giờ

Trang 11

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Điều kiện tự nhiên vàkinh tế - xã hội vùng nghiên cứu

1.1.1 Điều kiện tự nhiên

1.1.1.1 Vị trí địa lý

Cần Giờ là một trong 5 huyện ngoại thành của thành phố Hồ Chí Minh, nằm về hướng ĐôngNam, cách trung tâm thành phố khoảng 50 km theo đường chim bay, có hơn 20 km bờ biển chạy dài theo hướng Tây Nam – Đông Bắc, có các cửa sông lớn của các con sông Lòng Tàu, Cái Mép, Gò Gia, Thị Vải, Soài Rạp, Đồng Tranh

Vị trí của huyện Cần Giờ ở từ 106o 46’12” đến 107o 00’50” Kinh độ Đông và từ

10o22’14” đến 10o40’00” vĩ độ Bắc

Cần Giờ có tổng diện tích tự nhiên 70.421 hécta, chiếm khoảng 1/3 diện tích toàn thành phố, trong đó đất lâm nghiệp là 32.109 hécta, bằng 46,45% diện tích toàn huyện, đất sông rạch là 22.850 hécta, bằng 32% diện đất toàn huyện [59]

1.1.1.2 Đặc điểm địa hình

Huyện Cần Giờ có hình lòng chảo ở khu vực trung tâm, nếu xét từng khu vực nhỏ thì địa hình cũng có nhiều thay đổi nhưng độ chênh lệch không lớn lắm, đa số có địa hình cao trung bình 0,0-1,5m, trừ núi Giống Chùa là điểm cao nhất huyện có độ cao 10,1m ở tiểu khu

14 [18]

Rừng ngập mặn Cần Giờ được hình thành do đất đai phù sa của sông Sài Gòn và sông Đồng Nai mang đến, lâu ngày các hạt phù sa lắng đọng tạo thành nền đất Chính nhờ nguồn nước ngọt và phù sa của hai con sông này chảy ra biển đã góp phần hình thành rừng sác [18]

1.1.1.3 Đất đai

Huyện Cần Giờ phát triển trên một đầm mặn mới, do phù sa của hệ thống sông Sài Gòn – Đồng Nai mang đến và lắng đọng tạo thành nền đất Sự phát triển của một khu rừng ngập mặn như thế tùy thuộc vào lượng mưa nhiều và mật độ sông rạch dày đặc, đan xen nhau trong khu vực, cung cấp một lượng lớn và phong phú phù sa vào vùng cửa sông ven biển Đất hình thành tại Cần Giờ được tạo ra bởi tổng hợp các quá trình lắng tụ trầm tích sét, quá trình phèn hóa và quá trình nhiễm mặn [18]

Trang 12

Ta có thể chia đất đai ở Cần Giờ thành 5 dạng: đất ngập triều 2 lần trong ngày, một lần trong ngày, vài lần trong tháng; ngập vào cuối năm, dạng đất cao rất ít ngập.Từ các thế đất khác nhau, nên độ ngập triều, độ mặn, phèn, tính chất lý-hóa cũng khác nhau,do đó việc phân bố các loại cây trồng cũng theo những quy luật sinh thái chặt chẽ.Đất phèn mặn ở Cần Giờ được chia thành hai loại: đất phèn mặn theo mùa và đất phèn mặn thường xuyên

+ Đất phèn mặn theo mùa phân bố phía bắc huyện Cần Giờ Thời gian bị mặn kéo dài

từ tháng 12 đến tháng 6 hoặc tháng 7 năm sau.Đất thịt, giàu mùn, chứa nhiều xác hữu cơ dưới môi trường yếm khí, chất dinh dưỡng khá; phản ứng đất từ chua đến rất chua

+ Đất mặn dưới rừng ngập mặn (hay còn gọi là đất phèn mặn thường xuyên) chiếm phần lớn diện tích huyện Cần Giờ, rộng 35.000ha, đất thịt trung bình, màu xám đen, nhiều bùn nhão lẫn xác hữu cơ bán phân giải, bị ngập triều thường ngày, nói chung còn ở dạng bùn lỏng chưa cố định, giàu chất dinh dưỡng, độ pH của tầng đất trên khoảng 5,8 – 6,5 [2]

1.1.1.4 Đặc điểm khí hậu, khí tượng

Khí hậu Cần Giờ có hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau Nhiệt độ tương đối cao và ổn định, trung bình khoảng 250C đến 290C, cao tuyệt đối là 38,20C, thấp tuyệt đối là 14,40C Độ ẩm trung bình từ 73% đến 85%, độ bốc hơi từ 3,5 đến 6 mm/ngày, trung bình 5 mm/ngày, cao nhất 8 mm/ngày Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1000 – 1402 mm, trong mùa mưa lượng mưa tháng thấp nhất khoảng 100 mm, tháng nhiều nhất 240mm Mùa mưa hướng gió chính là Tây – Tây Nam, mùa khô hướng gió Bắc – Đông Bắc [59]

1.1.1.5 Thủy văn

Sông rạch

Cần Giờ có mạng lưới sông rạch chằng chịt, đan xen nhau Nguồn nước ngọt từ sông

đổ ra là nơi hợp lưu của sông Sài Gòn và Đồng Nai,đổ ra biển bằng hai tuyến chính là Lòng Tàu và Soài Rạp, bên cạnh đó còn có sông Thị Vải, Gò Gia và các phụ lưu của nó Có sự hòa trộn đáng kể giữa nước mặn và nước ngọt tại cửa sông chính hình phễu là vịnh Đồng Tranh và vịnh Gành Rái [18]

Chế độ thủy triều

Hệ thống sông rạch huyện Cần Giờ nằm trong vùng có chế độ bán nhật triều không đều (hai lần nước lớn và hai lần nước ròng trong ngày).Biên độ triều khoảng 2,5m khi triều kém và 4,2m khi triều cường Theo quan sát, hai đỉnh triều thường bằng nhau nhưng hai

Trang 13

chân triều thường lệch nhau Theo âm lịch, vào các ngày 29, 30, 1, 2, 3 và các ngày 14, 15,

16, 17, 18, mỗi ngày có 2 con nước lớn ngập toàn bộ rừng ngập mặn Cần Giờ khi triều cường Các ngày có thủy triều thấp nhất trong tháng là 6, 7, 8, 9 và ngày 23, 24, 25, 26 âm lịch [18]

1.1.1.6 Độ mặn

Qua các số liệu đo độ mặn từ năm 1977 đến năm 2000, cho thấy độ mặn lớn nhất khi triều cường và nhỏ nhất khi triều kém Diễn biến ngập mặn phụ thuộc vào sự kết hợp giữa thủy triều biển Đông và lưu lượng nước ở thượng nguồn sông Sài Gòn và sông Đồng Nai.Vào khoảng tháng 4, nước biển chiếm ưu thế trong mối tương tác sông – biển, nước mặn xâm nhập sâu hơn vào trong đất liền, độ mặn của nước trong rừng được nâng cao lên Ngược lại, vào thời gian từ tháng 9 đến tháng 10, khi các sông giữ vai trò ưu thế trong lực tương tác sông – biển, lúc đó nước ngọt từ sông đẩy lùi nước mặn ra biển làm hạ bớt độ mặn của nước trong khu vực [18]

Theo Phan Nguyên Hồng và cộng sự (1999), cây rừng ngập mặn sinh trưởng và phát triển tốt nơi có nồng độ muối trong nước từ 10 – 25 ‰ Mỗi loài cây của rừng ngập mặn có biên độ chịu mặn khác nhau, nếu trong điều kiện độ mặn thích hợp với một loài nào đó thì loài đó sẽ sinh trưởng và phát triển mạnh, nếu độ mặn quá cao sẽ làm cây sinh trưởng chậm lại và có khi chết Vì thế, một khi có thay đổi về độ mặn nghĩa là có thay đổi về cấu trúc quần xã rừng ngập mặn[9]

1.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội

1.1.2.1 Dân số, và phân bố dân cư

Huyện Cần Giờ có 6 xã và một thị trấn (thị trấn Cần Thạnh) với dân số hơn 68.000 người, mật độ khoảng 75 người/km2 (thấp nhất so với các quận, huyện khác của thành phố)

Số người trong độ tuổi lao động 34.860 người, trong đó lao động ngành nông nghiệp nhiều nhất, chiếm khoảng 41%; lao động ngành thủy sản chiếm 31% và ngành thương mại – dịch

Trang 14

tháng 8/2013 ước đạt 356 tỷ đồng, bằng 100% so với cùng kỳ Nâng tổng giá trị sản xuất 8 tháng ước đạt 2.792 tỷ đồng, tăng 2,8% so với cùng kỳ và đạt 51,8% kế hoạch Hầu hết các ngành lĩnh vực trong nền kinh tế đều có bước phát triển, góp phần đảm bảo tăng trưởng tổng giá trị sản xuất toàn huyện trong 8 tháng đầu năm gần 3% Nếu không tính giá trị sản xuất xây dựng thì kinh tế của huyện đạt mức tăng trưởng 16,9% Chỉ số phát triển ngành thương mại dịch vụ, sản xuất công nghiệp và sản xuất nông nghiệp tăng trưởng ổn định với mức tăng từ 30,6% - 71,4% cao so với mức tăng cùng kỳ và mức tăng trưởng bình quân theo kế hoạch năm Sản xuất thủy sản tăng trưởng 3,3% (giá cố định) nhưng tăng trưởng tổng giá trị tăng thêm gấp hơn 2 lần (so với mức tăng giá trị sản xuất tính theo giá cố định) thể hiện hiệu quả sản xuất được nâng lên, nhờ giá thành tiêu thụ sản phẩm sản xuất (thủy hải sản) tăng cao so với cùng kỳ [60]

Về Giáo dục – Đào tạo:

Đã hoàn tất công tác chuẩn bị tổng kết năm học 2012 - 2013, chuẩn bị tổ chức khai giảng năm học 2013 - 2014 Trong tháng, đã khánh thành 03 trường: Tiểu học Vàm sát, Tiểu học Bình Thạnh, Mẫu giáo Lý Nhơn và đón nhận bằng công nhận 02 trường đạt chuẩn quốc gia (mức độ 1): Trường Tiểu học An Nghĩa và Trường Tiểu học Long Thạnh Có 02

xã đạt tiêu chí trường học theo chuẩn quốc gia về xây dựng nông thôn mới là xã Bình Khánh và xã Lý Nhơn Bước vào năm học 2013 - 2014, toàn huyện đã huy động 12.797 học sinh các cấp học ra lớp Hiện các cấp học đã sắp xếp, ổn định lớp học và tổ chức giảng dạy cho học sinh theo chương trình trước khi tiến hành khai giảng[60]

Về y tế - khám chữa bệnh:

Do địa bàn huyện Cần Giờ rộng, dân cư không tập trung nên người dân khi mắc bệnh đến bệnh viện huyện hay bệnh viện thành phố đều xa.Chính vì thế, với sự quyết tâm cao của lãnh đạo huyện, sự nỗ lực của Trung tâm Y tế Dự phòng đã quan tâm đầu tư cho công tác khám chữa bệnh tại Trạm Y tế (TYT) là biện pháp để người dân được tiếp cận với các dịch

vụ tiện lợi nhất Tuy nhiên, việc tổ chức khám chữa bệnh tại các TYT cũng còn nhiều hạn chế nhưng với sự ân cần, gần gũi của bác sĩ và cán bộ y tế tại trạm đã thu hút được nhiều bệnh nhân đến khám chữa bệnh, bệnh nhân bày tỏ sự an tâm, tin tưởng khi được điều trị bệnh tại các TYT

Bác sĩ Nguyễn Đình Hiệp - Trưởng TYT Cần Thạnh cho biết: “Công tác khám chữa

bệnh cho người dân tại TYT Cần Thạnh có nhiều chuyển biến, số lượng bệnh nhân đến khám ngày càng đông, trung bình mỗi ngày có trên 120 lượt người đến khám; trong đó, TYT

Trang 15

khám và điều trị kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền được bệnh nhân tin tưởng và đón nhận” [60]

Chăm lo đời sống xã hội, chăm sóc sức khỏe nhân dân luôn được quan tâm đúng mức, giải quyết kịp thời các chính sách, chất lượng khám chữa bệnh từng bước được nânglên, thực hiện quyết liệt công tác phòng chống dịch bệnh, những khó khăn phát sinh do ảnh hưởng của thiên tai được xử lý kịp thời, ổn định đời sống nhân dân

1.2 Những nghiên cứu về khu hệ thực vật ở KDTSQ RNM Cần Giờ

RNM Cần Giờ là một hệ sinh thái rừng phục hồi sau chiến tranh hoá học của Mỹ Từ năm 1965 đến năm 1970, nơi đây đã nhận khoảng 4 triệu lít chất diệt cỏ (khoảng 4,6% của tổng lượng các chất diệt cỏ bị Mỹ rải trên khắp Việt Nam) đã biến nơi đây trở thành “vùng đất chết” Năm 1978, Nhà nước ta đã khởi xướng chương trình trồng và khôi phục rừng, với

sự hợp tác của tình nguyện viên trẻ và dân địa phương, đã phục hồi thành công hệ sinh thái ngập mặn nơi đây[27]

Năm 2000, RNM Cần Giờ đã được Chương trình Con người và Sinh Quyển - MAB của UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển đầu tiên của Việt Nam nằm trong mạng lưới các khu dự trữ sinh quyển của thế giới [61]

Trong hệ thực vật ở Cần Giờ có thể phân thành hai hệ nhỏ là hệ thực vật rừng trồng và

hệ thực vật rừng tự nhiên Sau 30 năm trồng rừng, quản lý và bảo vệ đến nay hệ sinh thái rừng ngập mặn tại Cần Giờ đã được phục hồi và tiếp tục sinh trưởng, phát triển tốt, đem lại nhiều lợi ích cho cộng đồng dân cư trong và ngoài Thành phố Hồ Chí Minh [59]

Năm 1993, Viên Ngọc Nam và Nguyễn Sơn Thụy đã công bố thảm thực vật và tàinguyên rừng huyện Nhà Bè và Cần Giờ Các tác giả đã ghi nhận ở Cần Giờ có 105loài thực vật bậc cao có mạch, trong đó có 29 loài cây ngập mặn chính thức [13]

Nguyễn Bội Quỳnh (1997) đã xác định ở Cần Giờ có 188 loài thực vật đượcchia thành

3 nhóm: nhóm loài cây ngập mặn chủ yếu có 31 loài, nhóm loài tham giaRNM có 36 loài và nhóm loài nhập cư có 121 loài gặp ở nơi đất cao, ven đường, trồng ở các nhà dân [17] Theo Phạm Văn Ngọt và cộng sự (2006) đã công bố, ở RNM Cần Giờ có 182 loài thực vật bậc cao có mạch với 128 chi, thuộc 57 họ Chúng được xếp vào 2 ngành:

+ Ngành Dương xỉ (Polypodiophyta): 6 loài

+ Ngành Mộc lan (Magnoliophyta): 176 loài

Trong thành phần loài thực vật có 36 loài cây ngập mặn chủ yếu, 46 loài cây tham gia

Trang 16

trọng tạo thành các quần xã RNM, có giá trị về môi trường, giá trị kinh tế, giá trị cảnh quan

là những họ: họ Đước (Rhizophoraceae), họ Mấm (Avicenniaceae), họ Bần (Sonneratiaceae), họ Bàng (Combretaceae), họ Cau (Arecaceae) [15]

Trong số 57 họ thực vật của RNM Cần Giờ, có các họ nhiều loài là:

- Họ Cúc (Asteraceae) có 8 loài

- Họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) có 8 loài

- Họ Đước (Rhizophoraceae) có 13 loài

- Họ Hoà thảo (Poaceae) có 18 loài

- Họ Đậu (Fabaceae) có 18 loài

- Họ Cói (Cyperaceae) có 20 loài

Các loài cây ngập mặn chủ yếu là những loài đặc trưng, đóng vai trò chủ đạo,cùng với những loài cây ngập mặn tham gia cấu trúc nên thảm thực vật RNM Cần Giờ[15] Vì vậy chúng tôi giới hạn điều tra, khảo sát trong nhân dân về công dụng làm thuốc của những loài cây ngập mặn chủ yếu và những cây ngập mặn tham gia

Bảng 1.1 Danh lục các loài cây ngập mặn chủ yếu Stt

(1)

Tên khoa học (2)

Tên Việt Nam (3) Phylum 1 Polypodiophyta Ngành Dương xỉ

Phylum 2 Magnoliophyta Ngành Mộc lan

5 Sesuvium portulacastrum (L.) L Rau sam biển

7 Avicennia marina (Forssk.) Vierh Mấm biển

9 Dolichandrone spathacea (L.f.) Seem Quao nước

Trang 17

12 Excoecaria agallocha L Giá

14 X moluccensis (Lam.) M Roem Xu sung

15 Aegiceras floridum Roem & Schult Sú (thẳng)

Fam 10 Rhizophoraceae Họ Đước

17 Bruguiera cylindrica (L.) Blume Vẹt trụ

19 B parviflora (Roxb.) Wight & Arn ex Griff Vẹt tách

21 Ceriops tagal (Perr.) C.B.Rob Dà vôi

24 K obovata Sheue, H.Y Liu & J Yong Trang

29 Scyphiphora hydrophylacea C.F.Gaertn Côi

Fam 12 Sonneratiaceae Họ Bần

Fam 13 Sterculiaceae Họ Trôm

34 Cryptocoryne ciliata (Roxb.) Fisch ex Wydler Mái dầm

Tên Việt Nam (3)

1 Annona glabra L Bình bát

Trang 18

2 Cerbera odollam Gaertn Mướp xác

4 Gymnanthera oblonga (Burm.f.) P.S.Green Dây mũ

5 Sarcolobus globosus Wall Dây cám

6 Pluchea indica (L.) Lees Lức Ấn

7 Tridax procumbens(L.) L Cúc mui

8 Melanthera biflora (L.) Wild Sơn cúc 2 hoa

9 Cordia cochinchinensis Gagnep Tâm mộc nam

10 Combretum quadrangulare Kurz Trâm bầu

11 Ipomoea pes-caprae Roth Rau muống biển

12 Calophyllum inophyllum L Mù u

13 Glochidion littorale Blume Trâm bột, Bọt ếch

Subfam 1 Caesalpinioideae Phân họ Muồng

14 Intsia bijuga (Colebr.) Kuntze Gõ biển

15 Canavalia cathartica Thouars Đậu biển

16 Derris trifoliataLour Cóc kèn

17 Cassytha filiformis L Tơ xanh

18 Barringtonia acutangula (L.) Gaertn Chiếc

19 B asiatica (L.) Kurz Chiếc vàng

20 B racemosa (L) Spreng Tim lang

21 Dendrophthoe pentandra (L.) Miq Chùm gởi

22 Viscum ovalifolium DC Chùm gởi lá

23 Hibiscus tiliaceus L Bụp tra

24 Thespesia populnea (L.) Sol ex Corrêa Tra lâm vồ

25 Aglaia spectabilis(Miq.) S.S.Jain & S.Bennet Dái ngựa nước

26 Psychotria serpens L Lìm kìm

Trang 19

Fam 17 Salvadoraceae Họ Chùm lé

27 Azima sarmentosa (Blume) Benth & Hook.f Chùm lé

28 Clerodendrum inerme (L) Gaertn Ngọc nữ biển

29 Premna serratifolia L Vọng cách

30 Cayratia trifolia (L.) Domin Dây vác

31 Crinum asiaticum L Náng, Chuối nước

32 Lasia spinosa (L.) Thwaites Chóc gai

33 Fimbristylis quinquangularis (Vahl) Kunth Cỏ chác

34 F littoralis Gaudich Cỏ lông tượng

35 F ferruginea (L.) Vahl Mao thư sét

36 Cyperus elatus L U du

37 C castaneus Willd Cú rơm

38 C malaccensis Lam Cói

39 C tegetiformis Roxb Lác chiếu

40 C stoloniferus Retz Cỏ gấu biển

41 Flagellaria indica L Mây nước

42 Pandanus tectorius Parkinson ex Du Roi Dứa gai

43 Cynodon dactylon (L) Pers Cỏ chỉ

44 Paspalum vaginatum Sw Cỏ san sát

45 Phragmites australis (Cav.) Trin ex Steud Sậy

46 Sporoblus virginicus (L.) Kunth Cỏ cáy

(Nguồn: Phạm Văn Ngọt và cộng sự, 2006)[15]

1.3 Những nghiên cứu về cây thuốcở rừng ngập mặn

1.3.1 T rên thế giới

Lịch sử nghiên cứu cây thuốc và vị thuốc đã xuất hiện cách đây hàng nghìn năm Nước

ta cũng như nhiều nước trên thế giới (Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Ấn Độ…) đã chú

ý sử dụng cây thuốc trong phòng và chữa bệnh, đặc biệt phát triển rộng rãi ở các nước phương Đông Bên cạnh những cây thuốc ở trong nội địa thì cũng đã có nhiều công trình

Trang 20

nghiên cứu về thành phần hóa học và công dụng làm thuốc của những loài cây ngập mặn, trong đó có:

Công trình nghiên cứu của Crévost và Pételot (1928 - 1935), đã nghiên cứu và công

bố kết quả điều tra về tài nguyên thực vật ở Việt Nam và Đông Dương, trong đó có mô tả thành phần hóa học của một số loài cây ở rừng ngập mặn [53]

Năm 1996 nhóm tác giả Premanathan M , Nakashima H , Kathiresan K , Rajendran N., Yamamoto N thuộc Khoa Vi sinh vật, Trường Đại học Y Yamanashi, Nhật Bản đã công

bố khả năng chống lại HIV trên dòng tế bào MT-4 của các loài thực vật ngập mặn thuộc họ Đước Rhizophoraceae trong công trình “In vitro anti human immunodeficiency virus activity of mangrove plants” [40]

Nhóm tác giả Premanathan, Kathiresan, Yamamoto, Nakashima (1999)cũng đã nghiên

cứu chiết xuất polysaccharide với natri cacbonat 1% từ vỏ cây Đước xanh Rhizophora

mucronata, kết quả cho thấy hợp chất này có khả năng chống lại HIV trong bước đầu tiên của quá trình hấp phụ vào tế bào MT-4 [41]

Bunyapraphatsara và các cộng sự (2003) đã có công trình nghiên cứu về khả năng chống ôxy hóa của 32 loài thực vật ngập mặn Trong đó chiết xuất từ lá đài cây Bần chua

Sonneratia caseolaris có hoạt tính chống oxy hóa mạnh nhất, theo sau đó là chiết xuất từ đài

hoa cây Bần trắngS alba, hạt của Cynometra ramiflora, vỏ quả và cành của Xylocarpus

rumphii , trụ mầm của Bruguiera parviflora, Ceriops decandra, C tagal, Rhizophora

mucronata[35]

Năm 2010, Nabeel và cộng sự trong công trình “Antidiabetic activity of the mangrove

species Ceriops decandra in alloxan-induced diabetic rats”, đã công bố khả năng trị đái tháo

đường của Ceriops decandra -một loài cây ngập mặn [37]

Ở Ấn Độ, Abeysinghe (2010) đã nghiên cứu khả năng kháng Staphylococcus aureus

và Proteus sp từ dịch chiết từ lá và vỏ cây của các loài Avicennia marina, A officinalis,

Bruguiera sexangula, Exoecaria agallocha, Lumnitzera racemosa, Rhizophora apiculata

trong các dung môi petroleum ether, ethyl acetate, ethanol vànước Kết quả cho thấy phần lớn các dịch chiết đều cho khả năng kháng lại cả hai chủng vi khuẩn này Nghiên cứu này

cũng cho thấy dịch chiết từ các loài cây ngập mặn có khả năng kháng Staphylococcus

aureus mạnh hơn Proteus sp.[24]

Thử nghiệm hoạt tính từ dịch chiết vỏ và lá của cây Dà vôi (Ceriops tagal) của

Arivuselvan và các cộng sự (2011), kết quả cho thấy dịch chiết trong methanol có hoạt tính

Trang 21

mạnh, kháng lại chủng vi khuẩn Vibrioalginolyticusgây bệnh trên tôm, cá, ngang với hoạt

tính của Streptomycin [28]

Năm 2011, Ravikumarvà cộng sựđã nghiên cứu khả năng chống trùng sốt rét

Plasmodium falciparum của dịch chiết ethanol vỏ cây từ năm loài thực vật ngập mặn là

Bruguiera cylindrica, Ceriops decandra, Lumnitzera racemosa, Rhizophora apiculata,và Rhizophora mucronata, trong đó hoạt tính ức chế của R mucronatalà cao nhất (IC (50) =

62,18 μg/ml) [42]

Theo Sumithravà cộng sự (2011) chiết xuất từ lá cây Mấm đen Avicennia officinaliscó

khả năng kháng viêm, nhóm tác giả cũng đã chứng minh khả năng kháng viêm của

Avicennia officinalis là do có sự hiện diện của betulinicacid trong thành phần của dịch chiết [47]

Nghiên cứu về khả năng kháng khuẩn của loài Ráng đại Acrostichum aureumcủa tác

giả Thomas (2011) cho thấy dịch chiết từ lá khô trong methanol và aceton của loài này có

khả năng kháng lại chủng vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa đề kháng với Amoxicilin và

Chloramphenicol Theo tác giả sự có mặt của flavonoid và phenol trong cây ở nồng độ cao

là tác nhân kháng lại chủng vi khuẩn trên [48]

Ở Thái Lan, Neamsuvan và các cộng sự (2011) đã tiến hành điều tra, khảo sát các cây thuốc của RNM ở tỉnh Songkhla Kết quả đã ghi nhận được 110 loài thuộc 100 chi, 51 họ có công dụng làm thuốc Trong đó có 69 loài chỉ mọc ở các rừng sát biển, 35 loài chỉ mọc ở vùng rừng ngập mặnvà 6 loài gặp ở cả hai khu vực [39]

Shilpivà các cộng sự (2012) trong công trình “Antinociceptive, anti-inflammatory, and

antipyretic activity of mangrove plants: a mini review” đã thống kê từ các công trình nghiên cứu trước đó trên thế giới, có 17 loài thực vật rừng ngập mặn có khả năng giảm đau, hạ sốt, chống viêm [45]

Trong giai đoạn hiện nay, cùng với việc sử dụng Tây y để chữa bệnh đang ngày càng phổ biến thì những cây thuốc, bài thuốc dân gian đang ngày càng bị mai một, bên cạnh đó vấn đề suy giảm đa dạng sinh học đang là một vấn đề nóng bỏng RNM có vai trò cực kì to lớn đối với sự sinh tồn của hàng triệu người Do đó chính phủ các nước, nơi có rừng ngập mặn, đang rất quan tâm khôi phục, bảo tồn loại rừng này Việc nghiên cứu về các thành phần dược chất và công dụng làm thuốc của các loài cây ngập mặn là một việc làm rất có ý nghĩa, làm nâng cao giá trị của RNM, nâng cao ý thức bảo vệ tài sản quý giá này của người dân

Trang 22

1.3.2 ỞViệt Nam

Ở Việt Nam, cho đến nay cũng đã có một số công trình nghiên cứu về các loài cây thuốc ở rừng ngập mặn, có thể kể đến như:

Trong công trình “Rừng ngập mặn Việt Nam”, Phan Nguyên Hồng và cộng sự (1999)

cho biết trong số các loài cây ngập mặn đã được thống kê ở Việt Nam thì có 21 loài cây dùng làm thuốc Trong nhóm công dụng chữa bệnh của các loại cây ngập mặn mà tác giả đã sưu tầm đượcthì chữa bỏng nhờ tanin là công dụng phổ biến nhất.Theo các tác giả, các loại cây ngập mặn là nguồn cung cấp tanin có chất lượng cao, dùng trong công nghệ dược phẩm.Lượng tanin có nhiều trong vỏ của các loại cây như Đước, Vẹt, Trang và Dà [9]

Trong tài liệu “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” (2004), Đỗ Tất Lợi đã trình

bày khá cụ thể 13 loài câyrừng ngập mặn có tác dụng làm thuốc Trong đó có loàiÔ rô

(Acanthus ilicifolius L.) chữa mụn nhọt, tê thấp; Mắm biển (Avicennia marina), Mắm đen

(A officinalis ) dùng đuổi muỗi, trị vết loét, Cóc kèn (Derris trifoliata Lour.) dùng làm thuốc

cầm máu và chữa lành vết thương[11]

Trong báo cáo tại Hội nghị Sinh thái và Tài nguyên sinh vật lần thứ 3 (2009), Phạm Khánh Linh và Đỗ Thị Xuyến đã thống kê có 7 loài cây ngập mặn chủ yếu tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long, tỉnh Quảng Ninh, trong số đó có nhiều cây được sử dụng để làm thuốc

như: Quao nước (Dolichandrone spathacea(L.f.) Seem.), Cóc trắng (Lumnitzea racemosa

Willd.), Xu ổi (Xylocarpus granantumJ Koening) [10]

Nguyễn Thị Hoài Thu và cộng sự (2011) đã cô lập được từ lá cây Bần trắng

Sonneratia alba trong eter dầu hỏa 6 hợp chất hóa học bao gồm acid oleanolic, betulin, acid betulinic, acid alphitolic, methyl gallat và 5-hydroxymethylfurfural Trong đó, acid oleanolic hiện diện với hàm lượng cao, khoảng 0.15% so với bột lá khô Cấu trúc hóa học của các hợp chất được xác định dựa trên các phương pháp phổ nghiệm kết hợp so sánh với

số liệu trong các nguồn tài liệu Kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả cũng cho thấy acid oleanolic có hoạt tính mạnh kháng HIV và kháng ung thư [21].

Trang 23

A B

Hình 1.1 Công thức cấu tạo của acid oleanolic (A) và acid betulinic (B)

(Nguồn Nguyễn Thị Hoài Thu và cộng sự, 2011)[21]

Lê Thanh Phước và Từ Minh Tỏ (2012), trường Đại học Cần Thơ, đã có công trình nghiên cứu thành phần hóa học trong dịch chiết của vỏ rễ cây Bần chua

Sonneratiacaseolaris Qua đó, tác giả đã cô lập được hai hợp chất là: lupeol (C30H50O) và betulinaldehide (C30H50O2) [16]

0

Hình 1.2 Công th ức cấu tạo của

betulinaldehyde

1

Hình 1.3 Công th ức cấu tạo lupeol

(N guồn Lê Thanh Phước, Từ Minh Tỏ, 2012) [16]

Betulinaldehyde là một triterpen được tìm thấy trong các loài thực vật, có khả năng

kháng một số loại vi khuẩn như: Basillus subtilis, Escherichia coli, Pseudomonas

aeruginosa (Shoeb và cộng sự, 2005)[46], gây độc đối với tế bào trên màng bụng của chuột (Bacab và cộng sự, 2001)[29] Ngoài ra nó còn là hợp chất quan trọng để tổng hợpbetulinic

acid và các dẫn xuất của betulin, một trong những hợp chất có thể dùng đểđiều trị các bệnh khó chữa trị như: ung thư và HIV (Yogeeswari và cộng sự, 2005)[51]

Trang 24

Nghiên cứu in vitro và cận lâm sàng đối với động vật chothấy lupeol có khả năng kháng viêm, kháng vi trùng, ức chế sinh trưởng của tế bàoung thư đầu và cổ, làm hạ cholesterol Lupeol cũng được thử nghiệm trên cơ thểsống, như một phương thuốc điều trị cho thấy có thể chữa lành vết thương, tiểuđường, tim mạch, thận, viêm khớp Đáng chú ý là lupeol có khả năng trị bệnh chọnlọc ít gây ảnh hưởng đối với tế bào lành bệnh (Trích dẫn từ

Lê Thanh Phước, Từ Minh Tỏ, 2012) [16]

Võ Văn Chi trong bộ “Từ điển cây thuốc Việt Nam” (2012) đã mô tả công dụng làm thuốc của nhiều loài cây ngập mặn như Bần chua (Sonneratiacaseolaris (L.)Engl.), Đước đôi (Rhizophora apiculataBlume), Vẹt dù (Bruguiera gymnorhiza(L.) Lam.), Quao nước (Dolichandrone spathacea(L.f.) Seem.).Đây được xem là công trình mô tả về hình thái, sinh thái, phân bố và công dụng làm thuốc của các câyrừng ngập mặn với số lượng lớn nhất ở Việt Nam [6]

Nhìn chung đến nay, việc nghiên cứu về cây thuốc ở rừng ngập mặn trên thế giới và Việt Nam đang ngày càng được quan tâm, nhiều nghiên cứu trên các dịch chiết từ các loài thực vật này có khả năng chống lại một số virus và vi khuẩn gây bệnh Tuy nhiên những công trình thống kê về kinh nghiệm sử dụng cây thuốc từ người dân thì lại khá hạn chế Đặc biệt đến nay, vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu về cây thuốc và kinh nghiệm sử dụng các loài cây thuốc ở KDTSQ RNM Cần Giờ.Đây cũng là cơ sở để chúng tôi tiến hành đề tài này

Trang 25

C HƯƠNG 2: ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Thời gian nghiên cứu và địa điểm thu mẫu

2.1.1 Thời gian nghiên cứu

Việc thu mẫu được tiến hành qua 3 đợt khảo sát thực địa:

- Đợt 1: từ ngày 18 đến ngày 19 tháng 1 năm 2013

- Đợt 2: từ ngày 9 đến ngày 10 tháng 3 năm 2013

- Đợt 3: từ ngày 16 đến ngày 17 tháng 3 năm 2013

Việc phỏng vấn người dân được tiến hành trong 3 đợt:

- Đợt 1: từ ngày 23 đến ngày 24 tháng 03 năm 2013

- Đợt 2: từ ngày 13 đến ngày 14 tháng 04 năm 2013

- Đợt 3: từ ngày 18 đến ngày 19 tháng 05 năm 2013

Các mẫu thực vật được thu thập theo các tuyến điều tra, sau đó tiến hành thử hoạt tính kháng khuẩn trong tháng 5, 6, 7 năm 2013

2.1.2 Địa điểm thu mẫu

Mẫu được thu hái theo các tuyến điều tra ở KDTSQ RNM Cần Giờ:

Bảng 2.1 Tọa độ các tuyến điều tra

Tuyến 1 10°36'32.62"N -

106°49'54.40"E

10°36'58.27"N 106°50'35.51"E

8 km

Tuyến 4 10°29'54.12"N -

106°52'11.36"E

10°29'31.46"N - 106°56'51.63"E

15 km

Tuyến 5 10°29'10.30"N -

106°52'24.58"E

10°25'57.94"N - 106°53'17.87"E

6,5 km

Trang 26

Hình 2 1 Bản đồ khu vực nghiên cứu và tuyến thu mẫu- KDTSQ RNM Cần Giờ

Trang 27

2.2 Phương pháp nghiên cứu

2.2.1 Phương pháp tổng quan tài liệu

Tổng hợp, phân tích các tài liệu khoa học, chọn lọc những dẫn liệu khoa học có liên quan đến đề tài Kế thừa các công trình khoa học, các kết quả khảo sát, các tư liệu khoa học

đã có để tổng hợp thông tin, định hướng cho nội dung khảo sát và nghiên cứu.Tra cứu các tài liệu chuyên khảo về cây thuốc trong và ngoài nước để bước đầu xác định các loài cây ngập mặn được sử dụng làm thuốc Sau khi nghiên cứu tài liệu, chúng tôi tổng hợp được danh lục các loài cây ở rừng ngập mặn có thể làm thuốc, sau đó tiến hành đi thu mẫu để định danh

Để xác định thông tin về giá trị làm thuốc của các loài cây ngập mặn, dạng sống và

tình trạng bảo tồn, chúng tôi sử dụng các tài liệu: Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt

Nam của Đỗ Huy Bích (2004) [4], Sách đỏ Việt Nam phần thực vật (2007) [5], Từ điển cây

thuốc Việt Nam của Võ Văn Chi (2012)[6],Rừng Ngập Mặn Việt Nam của Phan Nguyên

Hồng và cộng sự (1999) [9], Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của Đỗ Tất Lợi (2004)

[11]và Sách đỏ của IUCN (ver 2013.1)[54]

2.2.2 Phương pháp thu mẫu

Xác định tuyến điều tra:

Mẫu được thu theo các tuyến điều tra (Bảng 2.1 và hình 2.1)

Phương pháp thu mẫu:

Dùng kéo cắt cây cắt một cành dài 30 cm:

- Đối với cây gỗ, cây bụi: có hoa, quả;

- Đối với cây leo: chọn 1 đoạn thân leo có hoa, quả;

- Đối với cây thân cỏ: lấy cả cây có rễ và hoa Khi cây dài thì gập lại hình chữ Z;

- Đối với dương xỉ lá lớn thì lấy lá có túi bào tử

Chụp hình các mẫu thực vật thu được

2.2 3 Phương pháp xử lí mẫu và làm tiêu bản

Mẫu thu được ép vào giấy báo cho phẳng Cắt tỉa bớt các lá sâu nhưng chừa lại cuống

lá và lật mặt dưới của một lá lên để khi mẫu khô có thể thấy được cả mặt trên và mặt dưới của lá.Đối với lá hay hoa của mẫu mọng nước nên ép thêm giấy thấm để mẫu không bị dập

Trang 28

Đặt khoảng 10 – 15 mẫu vào cặp giá gỗ, dùng dây buộc chặt rồi đem vào tủ sấy với nhiệt độ khoảng 700C.Lưu ý, sau vài giờ lấy mẫu ra, đảo mẫu trong ra ngoài và ngược

lại.Đem mẫu vào tiếp tục sấy khoảng 3- 4 ngày thì mẫu khô

Sau khi mẫu khô được tẩm độc bằng cách ngâm mẫu vào dung dịch CuSO4: 20g và cồn 700: 1.000 ml trong 10 phút Sau đó vớt mẫu ra và ép vào giấy báo rồi đem sấy lại cho khô

Mẫu sau khi sấy khô và tẩm độc sẽ được khâu bằng chỉ vào giấy bìa cứng khổ 30cm x 40cm có dán nhãn(Hình 2.2)

Hình 2.2 Nhãn ghi tên mẫu thực vật trong bộ sưu tập tiêu bản khô 2.2 4 Xác định tên khoa học của các mẫu thực vật

- Dựa vào các tài liệu định loại thực vật để xác định tên khoa học của các mẫu thu được:

+ Cây cỏ Việt Nam (2003) của Phạm Hoàng Hộ [8];

+ Cẩm nang tra cứu và nhận biết các họ thực vật hạt kín ở Việt Nam(1997) của

Nguyễn Tiến Bân [3];

+ Botany of mangrove(1986) của Tomlinson [49]

- Đối chiếu, so mẫu với bộ tiêu bản chuẩn Việt Nam được lưu trữ ở Bảo tàng thực vật thuộc Viện Sinh học Nhiệt đới, thành phố Hồ Chí Minh

- Sắp xếp các loài thực vật theo Brummitt (1992) [34]

- Đối chiếu danh pháp khoa học trên trang web http://www.theplantlist.org/[57]

2.2.5 Phương pháp điều tra phỏng vấn nhanh

Dựa trên phương pháp nghiên cứu thực vật học dân tộc (Nguyễn Nghĩa Thìn, 2007) [20],nghiên cứu vai trò sử dụng làm thuốc của thực vật bằng phương pháp phỏng vấn có cấu trúc còn gọi là phương pháp điều tra mở [7], [20].Tiến hành phỏng vấn trực tiếp người dân tại khu vực nghiên cứu với bộ câu hỏi đã soạn thảo được ghi thành phiếu điều tra (Phụ

Trang 29

lục 1).Phương pháp này là phương pháp quan trọng nhất để xác định cây ngập mặn được sử dụng làm thuốc ở vùng nghiên cứu

Chuẩn bị:

- Tìm hiểu sơ bộ về mặt hành chính, các đặc điểm về địa hình, thảm thực vật, sự phân bố dân cư, phong tục tập quán, xã hội Trong đó việc xác định về địa hình, đường đi và sự phân bố dấn cư rất quan trọng, bước đầu xác định được những nơi nên đi để điều tra, khảo sát

- Các dụng cụ, phương tiện vận chuyển, đi lại cần thiết cho chuyến đi, , máy ghi

- Những người lớn tuổivà hiện đang sinh sống ở RNM Cần Giờ: các bậc ông, bà, cha, mẹ là thành viên lớn tổi nhất trong gia đình Mặc dù có thể họ không biết dùng nhiều cây thuốc, song cũng có thể họ biết một vài cây thuốc hoặc bài thuốc, phương thuốc cổ truyền độc đáo

- Số lượng người được phỏng vấn là 70

Tiến hành phỏng vấn

Để bắt đầu cuộc phỏng vấn chúng tôi giới thiệu tên, tuổi, địa chỉ cùng với tên đề tài nghiên cứu và mục tiêu của đề tài để tạo lòng tin cho người được phỏng vấn, đồng thời xin phép họ được quay phim, chụp hình hoặc ghi âm lại Chúng tôi sử dụng kết hợp hai cách là hỏi trực tiếp người được phỏng vấn và sử dụng Phiếu điều tra Sử dụng cùng một câu hỏi đã ghi trên Phiếu điều tra trong trường hợp hỏi trực tiếp, sau đó ghi lại câu trả lời của người được phỏng vấn vào sổ tay và máy ghi âm

Trang 30

Đối với các lương y, thầy thuốc, người bốc thuốc, chúng tôi hỏi thêm về các bài thuốc

có chứa vị thuốc là các loài cây ngập mặn

Thứ tự câu hỏi có thể thay đổi cho phù hợp phụ thuộc vào quá trình phỏng vấn mỗi người cụ thể

- Công dụng: ghi lần lượt các công dụng đã sưu tầm được; công dụng chủ yếu ghi trước, sau đến công dụng khác

- Bộ phận dùng: ghi bộ phận của cây dùng làm thuốc (lá, cành, rễ, hoa, quả, hạt, vỏ thân – cành, vỏ rễ hay toàn bộ cây)

- Cách dùng: ghi cách chế biến dùng làm thuốc (băm nhỏ phơi khô, sao vàng, hạ thổ, sắc uống, uống tươi, ngâm rượu uống, tán bột uống,…) và liều lượng Ghi thêm cách sử dụng là độc vị hay kết hợp với các loại cây thuốc khác thành bài thuốc

Thống kê về các bộ phận của cây được người dân, lương y sử dụng làm thuốc, các loại bệnh được người dân và lương y dùng cây thuốc để chữa bệnh

2.2.6 Phương pháp nghiên cứu hoạt tính kháng khuẩn

2.2.6 1 Phương pháp điều chế mẫu thử hoạt tính

Các mẫu thực vật tươi được rửa sạch, cắt nhỏ thành đoạn dài 2 – 3 cm, sao trên bếp lửa cho đến khi vàng, khô, hạ thổ và gói lại trong giấy báo khô Ứng với mỗi loài, lấy 30g mẫu khô cho vào nồi đất, đổ 500 ml nước cất và đun cho sôi nhỏ trong 90 phút Sau đó, đổ nước sắc ra các khay thủy tinh, ghi kí hiệu và bỏ vào tủ sấy khô ở 60oC cho đến khi khối lượng không đổi

Cao khô được cho vào các lọ thủy tinh, có ghi nhãn, đậy kín và bảo quản trong tủ lạnh

ở 5o

C

Trang 31

Hình 2.3 Sao vàng mẫu thực vật trên bếp lửa

2

Hình 2.4 Sắc mẫu thử trong nồi đất 3Hình 2.5 Cao khô được cho vào lọ thủy tinh

bảo quản

Ghi ký hiệu từng mẫu cao thử như sau:

Bảng 2 Ký hiệu các mẫu cao thử từ các loài cây ngập mặn

QN

4 Đước đôi - Rhizophora

apiculata Blume ĐĐ 9 Vẹt dù - Bruguiera

gymnorhiza(L.) Lam VD

5 Đước xanh - Rhizophora

mucronataLam ĐX 10 Xu ổigranatumJ Koenig - Xylocarpus XO

Để thử hoạt tính kháng khuẩn, cân 0,05g cao khô cho vào ống nghiệm có 10ml nước cất, sau đó hấp vô trùng ở 110o

C trong 5 phút

Trang 32

2.2.6.2 Phương pháp thử hoạt tính kháng khuẩn

Dụng cụ, thiết bị:

Nồi hấp vô trùng (ALP, Nhật Bản)

Tủ cấy vô trùng (Việt Nam)

Tủ sấy (Memmert, Đức)

Tủ lạnh (Hitachi, Nhật Bản)

Cân phân tích điện tử (Sartorius, Nhật Bản)

Dụng cụ thí nghiệm: đĩa petri, bình tam giác, ống nghiệm, que cấy, que trang thủy tinh, đèn cồn, bông,…

Chuẩn bị môi trường:

Môi trường thử nghiệm hoạt tính kháng khuẩn: MHA - Mueller Hinton Agar dạng bột mua từ công ty Merck, được pha vào nước cất theo tỉ lệ của nhà sản xuất, hấp vô trùng ở

121oC, 1 atm trong 15 phút tại phòng thí nghiệm Vi sinh – Sinh hóa trường Đại Học Sư Phạm Tp HCM

Các đĩa pêtri được rửa sạch và sấy vô trùng ở 180oC trong 30 phút

Đổ môi trường MHA (khoảng 12 - 15ml) sau khi đã hấp vô trùng vào đĩa pêtri trong tủ cấy vô trùng, để yên cho môi trường nguội, yêu cầu mặt thạch phải phẳng và có độ dày khoảng 2 mm, sau đó bao gói và để ở nhiệt độ phòng 2 ngày để kiểm tra, đảm bảo môi trường không bị nhiễm khuẩn, nấm

Chuẩn bị chủng vi khuẩn thử nghiệm:

Chúng tôi lựa chọn các chủng vi khuẩn thử nghiệm đại diện cho cả hai nhóm Gram (-)

và Gram (+), đồng thời căn cứ vào khả năng trị bệnh của các loài thực vật theo kinh nghiêm dân gian

Các chủng vi khuẩn kiểm định đại diện cho vi khuẩn Gram dương:

- Bacillus subtilis

- Staphylococcus aureus

Trang 33

Các chủng vi khuẩn kiểm định đại diện cho vi khuẩn Gram âm:

- Pseudomonas aeruginosa

- Escherichia coli

Các chủng vi khuẩn thử nghiệm bao gồm cả Bacillus subtilis, Pseudomonas

aeruginosa, Staphylococcus aureus và Escherichia coli từ Viện Pasteur Tp Hồ Chí Minh, được cấy truyền bằng phương pháp thạch nghiêng [22] trên môi trường MHA và được thử nghiệm sau 24h nuôi cấy

Định lượng chủng vi khuẩn thử nghiệm:

Đây là phương pháp giúp kiểm soát được số lượng tế bào vi khuẩn cấy vào mỗi đĩa petri môi trường, đảm bảo số lượng vi khuẩn là tương đương nhau khi thử hoạt tính của các cao khác nhau, qua đó có thể so sánh độ mạnh yếu về hoạt tính giữa các cao thử nghiệm Chúng tôi sử dụng kết hợp phương pháp đo độ đục và phương pháp đếm khuẩn lạc [23] để thiết lập mối tương quan hồi quy tuyến tính (còn gọi là đường chuẩn) giữa độ đục và nồng độ tế bào vi khuẩn:

- Đổ 5ml nước cất vô trùng vào ống nghiệm chứa vi khuẩn thử nghiệm, dùng que cấy vô trùng gạt khẽ vào bề mặt thạch để hòa vi khuẩn vào nước tạo thành dịch huyền phù Hút dịch huyền phù vi khuẩn sang ống nghiệm vô trùng khác, sau đó lấy một nửa dịch huyền phù để đo các giá trị độ đục bằng máy đo OD, nửa còn lại

để pha loãng và cấy lên đĩa môi trường

- Dùng nước cất vô trùng pha loãng dịch huyền phù vi khuẩn và giá trị OD ở bước sóng 610 nm sao cho đạt được 1 dãy các giá trị OD lân cận: 0,1; 0,2; 0,3; 0,4; 0,5; 0,6 Ghi chép lại tỷ lệ dịch huyền phù và nước cất cần pha loãng để đạt được các giá trị OD trên

- Pha loãng nửa dịch huyền phù còn lại tương ứng với các giá trị OD từ 0,1 0,6

theo tỷ lệ dịch chứa vi khuẩn/nước cất vô trùng trong ống Eppendorf vô trùng

- Tiếp tục pha loãng dịch huyền phù tương ứng từng giá trị OD đến nồng độ 10-4,

10-5

Trang 34

Hình 2.6 Cách pha loãng dịch vi khuẩn

- Hút 20µl dịch vi khuẩn ứng với từng giá trị OD sau khi đã pha loãng đến nồng độ

10-4, 10-5 nhỏ lên đĩa môi trường, dùng que cấy tam giác vô trùng trang đều dịch vi khuẩn ra khắp bề mặt thạch, ghi lại giá trị OD cùng nồng độ pha loãng lên đĩa, lặp lại 3 lần cho mỗi giá trị OD Bao gói lại và để ở nhiệt độ phòng, nơi khô ráo trong

24 giờ, sau đó lấy ra đếm số khuẩn lạc trên đĩa:

+ Đếm tất cả khuẩn lạc đơn lẻ mọc trên môi trường

+ Thường chọn những đĩa có số khuẩn lạc khoảng 30 – 300

+ Dùng bút để đánh dấu các khuẩn lạc đã đếm

+ Tính toán kết quả bằng công thức:

N=X � ∗ 𝟓𝟎𝒂

Trong đó:

N: Số lượng đơn vị hình thành khuẩn lạc trong 1 ml (CFU/ml)

X : Số khuẩn lạc trung bình (3 đĩa petri)

a: Nồng độ pha loãng mẫu (10-4

, 10-5, …)

- Xây dựng đường hồi quy tuyến tính giữa N (nồng độ CFU/ml) và độ đục OD của dịch huyền phù của chủng vi khuẩn thử nghiệm

Thử nghiệm hoạt tính kháng khuẩn của các cao chiết:

Xác định hoạt tính kháng khuẩn các cao BT, CK, CT, ĐĐ, ĐX, LA, RM, QN, VD, XO bằng phương pháp đục lỗ thạch(hay khuếch tán trên thạch) của Bauer và cộng sự [22], [33]

Trang 35

+ Hút 20µl dịch huyền phù chủng vi khuẩn thử nghiệm có số lượng tế bào vi khuẩn khoảng 105 (∼ 5*106 CFU/ml) nhỏ vào đĩa môi trường và trang đều mặt thạch cho đến khi khô bằng que trang thủy tinh vô trùng

+ Dùng khoan nút chai vô trùng đường kính 9 mmđục một lỗ thạch giữa đĩa + Nhỏ vào lỗ thạch 100 µl dung dịch cao chiết từ các thực vật ngập mặn Lặp lại

3 lần với mỗi loại cao thử nghiệm

+ Bao gói và để vào tủ lạnh ở nhiệt độ 50C trong 3 giờ cho thuốc thử khuếch tán vào môi trường Sau đó, lấy ra và để ở nhiệt độ phòng 8 giờ rồi kiểm tra, đo đường kính vòng vô khuẩn, chụp hình và ghi lại kết quả

Khả năng kháng các chủng vi khuẩn thử nghiệm được xác định thông qua sự hình thành vòng vô khuẩn xung quanh vị trí nhỏ cao thử trên môi trường nuôi cấy Đánh giá độ mạnh của hoạt tính căn cứ vào:(D-d) mm, với D là đường kính vòng vô khuẩn, d = 9 mm là đường kính lỗ thạch Khi vòng vô khuẩn xuất hiện có đường kính ≥ 7 mm, chúng tôi kết luận cao thử nghiệm có hoạt tính kháng khuẩn, đường kính vòng vô khuẩn càng lớn thì hoạt tính của cao đó càng mạnh

Quy ước:

(D-d) ≥ 25 mm: Hoạt tính kháng khuẩn rất mạnh

(D-d) ≥ 20 mm: Hoạt tính kháng khuẩn mạnh

(D-d) ≥ 15 mm: Hoạt tính kháng khuẩn trung bình

(D-d) < 15 mm: Hoạt tính kháng khuẩn yếu

2.2.7 Phương pháp xử lí số liệu

Dùng toán thống kê,phần mềm Excel 2010 và Statgraphics plus 5.1 để xử lí số liệu thu được

Xây dựng đường chuẩn:

Sau khi đã có số liệu về số lượng CFU/ ml của từng giá trị OD, dùng phần mềm Excel hoặc Statgraphic để xây dựng đường hồi quy y= ax+b, với y là số lượng CFU/ml, x là giá trị

OD, ở độ tin cậy 95% Chỉ sử dụng đường chuẩn nếu nó có trị số P_value< 0,05 và hệ số tương quan R2>90% Từ đó ta suy ra giá trị OD mà tại đó số luợng tế bào vi khuẩn đạt được 5*106 CFU/ml

So sánh độ mạnh của hoạt tính giữa các cao thử:

Dùng phần mềm Statgraphic phân tích, so sánh sự sai khác về đường kính vòng vô

Trang 37

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Đa dạng về cây thuốc ở KDTSQ RNM Cần Giờ

3.1.1 Thành phần loài loài cây thuốc

3.1.1.1 Thống kê từ các nguồn tài liệu

Qua thống kê từ các nguồn tài liệu:Võ Văn Chi (2012)[6], Phan Nguyên Hồng và cộng

sự (1999) [9], Đỗ Tất Lợi (2006)[11], Bandaranayake (1998)[31],Govindasamy và cộng sự (2012) [36], Neamsuvan và cộng sự (2011) [39], Ravindran và cộng sự (2005) [43], chúng tôi ghi nhận được có 67 loài cây thuốc hiện diện ở khu vực nghiên cứu thuộc 51 chi, 34 họ,

23 bộ của 2 ngành là ngành Dương xỉ (Polypodiophyta) và ngành Mộc lan(Magnoliophyta)

Trong đó, ngành Dương xỉ chỉ có 1 loài thuộc chi Acrostichum của họ Pteridaceae Còn lại

ngành Mộc lan có 33 họ với 26 họ thuộc lớp Hai lá mầm, 7 họ thuộc lớp Một lá mầm

Bảng 3.1 Sự phân bố của các taxon chứa loài cây thuốc trong khu vực nghiên cứu

bố về các Họ, Chi, Loài trong các Bộ được thể hiện qua bảng 3.2 dưới đây:

Bảng 3.2 Sự phân bố của các taxon trong các Bộ có cây thuốc ở RNM Cần Giờ

STT

(1)

Bộ (2)

Số lượng (3)

Tỷ lệ % (4)

Số lượng (5)

Tỷ lệ % (6)

Số lượng (7)

Tỷ lệ % (8)

Trang 38

Các họ có nhiều cây thuốc phải kể đến là họ Đước Rhizophoraceae có 10 loài chiếm

14,93% tổng số loài cây ngập mặn có giá trị làm thuốc tại khu vực nghiên cứu (hình 3.1) Các họ Chiếc (Lecythidaceae), họ Cói (Cyperaceae), Cúc (Asteraceae), họ Hòa thảo (Poaceae), họ Mấm (Avicenniaceae), họ Bần (Sonneratiaceae), họ Bàng (Combretaceae), họ

Trang 39

Đậu (Fabaceae) đều có 3 loài chiếm 4,48% (hình 3.1) Trong đó họ Đước, họ Mấm, họ Bần

là những họ có toàn bộ là cây ngập mặn chủ yếu tại RNM Cần Giờ

Hình 3.1 Tỷ lệ phần trăm của mỗi họ thực vật trong tồng số loàicó giá trị làm thuốc ở khu

vực nghiên cứu

Có 51 chi chứa các loài có có công dụng làm thuốc ở khu vực nghiên cứu Các chi có

nhiều loài cây thuốc phải kể đến đó là chi Vẹt (Bruguiera) có 4 loài (chiếm 5,97% tổng số

loài), các chi Mấm (Avicennia), Đước (Rhizophora), Chiếc (Barringtonia), Bần (Sonneratia) đều có 3 loài (chiếm 4,48%)

Bảng 3.3 Các chi có nhiều loài cây thuốc ở RNM Cần Giờ

Trang 40

người, đây đồng thời là những loài đặc trưng, đóng vai trò chủ đạo,cấu trúc nên thảm thực vật RNM Cần Giờ

Bảng 3.4 Danh lục các loài cây thuốc ở KDTSQ RNM Cần Giờ STT Tên khoa học Tên Việt Nam Dạng sống Loại cây

Phylum 1 Polypodiophyta Ngành Dương xỉ

Fam 1 Pteridaceae Họ Ráng

Phylum 2 Magnoliophyta Ngành Mộc lan

Class Magnoliopsida Lớp Mộc lan

Fam 1 Acanthaceae Họ Ô rô

2 Acanthus ebracteatus Vahl Ô rô (hoa trắng) Cây thảo *

Fam 3 Aizoaceae Họ Rau đắng

4 Sesuvium portulacastrum (L.) L Rau sam biển Cây thảo *

Fam 2 Annonaceae Họ Mãng cầu

Fam 3 Apocynaceae Họ Trúc đào

Fam 4 Asclepiadaceae Họ Thiên lý

Fam 5 Asteraceae Họ Cúc

9 Tridax procumbens (L.) L Cúc mui Cây thảo

10 Melanthera biflora (L.) Wild Sơn cúc 2 hoa Cây thảo

Fam 6 Avicenniaceae Họ Mấm

Fam 7 Bignoniaceae Họ Đinh

14 Dolichandrone spathacea (L.f.)

Seem

Fam 9 Combretaceae Họ Bàng

15 Combretum quadrangulare Kurz Trâm bầu Cây gỗ

16 Lumnitzera littorea (Jack) Voigt Cóc đỏ Cây gỗ *

Fam 10 Convolvulaceae Họ Khoai lang

18 Ipomoea pes-caprae Roth Rau muống biển Cây thảo

Fam 11 Clusiaceae Họ Măng cụt

Fam 12 Euphorbiaceae Họ Thầu dầu

21 Glochidion littorale Blume Trâm bột, Bọt ếch Cây bụi

Fam 13 Fabaceae Họ Đậu

Ngày đăng: 02/12/2015, 08:37

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. Nguyễn Tiến Bân (1997), Cẩm nang tra cứu và nhận biết các họ thực vật hạt kín ở Việt Nam, Nxb Nông nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cẩm nang tra cứu và nhận biết các họ thực vật hạt kín ở Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Tiến Bân
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 1997
4. Đỗ Huy Bích, Đặng Quang Chung, Nguyễn Thượng Dông, Đỗ Trung Đàm, Trần Toàn ( 2004), Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam - Tập 1, 2, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam - Tập 1, 2
Nhà XB: Nxb Khoa học và kỹ thuật
5. Bộ khoa học Công nghệ và Môi trường (2007), Sách đỏ Việt Nam, phần thực vật , Nxb Khoa học tự nhiên và Công nghệ Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sách đỏ Việt Nam, phần thực vật
Tác giả: Bộ khoa học Công nghệ và Môi trường
Nhà XB: Nxb Khoa học tự nhiên và Công nghệ Hà Nội
Năm: 2007
7. Nguyễn Thượng Dong và cộng sự (2006), Nghiên cứu thuốc từ thảo dược (Giáo trình sau đại học), Nxb Khoa học và Kĩ thuật Hà Nội, tr 33-60 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu thuốc từ thảo dược
Tác giả: Nguyễn Thượng Dong và cộng sự
Nhà XB: Nxb Khoa học và Kĩ thuật Hà Nội
Năm: 2006
9. Phan Nguyên Hồng, Trần Văn Ba, Viên Ngọc Nam, Hoàng Thị Sản, Vũ Trung Tạng, Lê Thị Trễ, Nguyễn Hoàng Trí, Mai Sỹ Tuấn, Lê Xuân Tuấn (1999), Rừng ngập mặn Việt Nam , Trung tâm nghiên cứu Tài Nguyên và Môi trường, Đai học Quốc gia Hà Nội, Nxb Nông Nghiệp, tr 124 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Rừng ngập mặn Việt Nam
Tác giả: Phan Nguyên Hồng, Trần Văn Ba, Viên Ngọc Nam, Hoàng Thị Sản, Vũ Trung Tạng, Lê Thị Trễ, Nguyễn Hoàng Trí, Mai Sỹ Tuấn, Lê Xuân Tuấn
Nhà XB: Nxb Nông Nghiệp
Năm: 1999
10. Phạm Khánh Linh, Đỗ Thị Xuyến (2009), “Các loài cây ngập mặn tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long, tỉnh Quảng Ninh”, Tuyển tập báo cáo Hội nghị Sinh thái và Tài nguyên sinh vật lần thứ 3, 22/10/2009 – Viện ST&amp;TNSV - Viện KH&amp;CN Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các loài cây ngập mặn tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long, tỉnh Quảng Ninh”, "Tuyển tập báo cáo Hội nghị Sinh thái và Tài nguyên sinh vật lần thứ 3, 22/10/2009
Tác giả: Phạm Khánh Linh, Đỗ Thị Xuyến
Năm: 2009
12. Nguyễn Văn Luận (2012), Điều tra thành phần loài cây thuốc ở Vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát, Tỉnh Tây Ninh, Luận văn Thạc sĩ Sinh học, trường Đại học Sư phạm Tp Hồ Chí Minh, tr 21-23 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều tra thành phần loài cây thuốc ở Vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát, Tỉnh Tây Ninh
Tác giả: Nguyễn Văn Luận
Năm: 2012
13. Viên Ngọc Nam, Nguyễn Sơn Thụy (1993), “Báo cáo Thảm thực vật và tài nguyên rừng huyện Nhà Bè và Cần Giờ”, Chương trình điều tra cơ bản tổng hợp có định hướng hai huyện Nhà Bè – Cần Giờ, Sở Nông nghiệp TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo Thảm thực vật và tài nguyên rừng huyện Nhà Bè và Cần Giờ”, "Chương trình điều tra cơ bản tổng hợp có định hướng hai huyện Nhà Bè – Cần Giờ
Tác giả: Viên Ngọc Nam, Nguyễn Sơn Thụy
Năm: 1993
14. Lữ Thị Ngân, Nguyễn Nghĩa Thìn (2009), “Nghiên cứu cây thuốc truyền thống của đồng bào dân tộc Thái xã Thạch Giám, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An”, Tuyển tập báo Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu cây thuốc truyền thống của đồng bào dân tộc Thái xã Thạch Giám, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An”
Tác giả: Lữ Thị Ngân, Nguyễn Nghĩa Thìn
Năm: 2009
16. Lê Thanh Phước, Từ Minh Tỏ (2012), “Góp phần khảo sát thành phần hóa học của vỏ rễ Bần ( Sonneratia caseolaris (L.) Engl.)”, Tạp chí Khoa học trường Đại học Cần Thơ , số 21a, tr. 129-133 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Góp phần khảo sát thành phần hóa học của vỏ rễ Bần ("Sonneratia caseolaris "(L.) Engl.)”, "Tạp chí Khoa học trường Đại học Cần Thơ
Tác giả: Lê Thanh Phước, Từ Minh Tỏ
Năm: 2012
17. Nguyễn Bội Quỳnh (1997), Thực vật và thảm thực vật khu Bảo tồn thiên nhiên Cần Giờ , TP. Hồ Chí Minh, Trung tâm Dịch vụ Khoa học Kỹ thuật Lâm nghiệp TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực vật và thảm thực vật khu Bảo tồn thiên nhiên Cần Giờ
Tác giả: Nguyễn Bội Quỳnh
Năm: 1997
18. Lê Đức Tuấn, Trần Thị Kiều Oanh, Cát Văn Thành, Nguyễn Đình Quý (2002), Khu dự trữ s inh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ, Nxb Nông nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ
Tác giả: Lê Đức Tuấn, Trần Thị Kiều Oanh, Cát Văn Thành, Nguyễn Đình Quý
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 2002
19. Nguyễn Nghĩa Thìn (2005), Đa dạng sinh học và tài nguyên di truyền thực vật, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đa dạng sinh học và tài nguyên di truyền thực vật
Tác giả: Nguyễn Nghĩa Thìn
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia
Năm: 2005
20. Nguyễn Nghĩa Thìn (2007), Các phương pháp nghiên cứu thực vật, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các phương pháp nghiên cứu thực vật
Tác giả: Nguyễn Nghĩa Thìn
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia
Năm: 2007
21. Nguyễn Thị Hoài Thu, Lâm Phục Khánh, Nguyễn Thế Duy, Nguyễn Thị Kim Chánh, Nguyễn Kim Phi Phụng, Poul Erik Hansen (2011), “Thành phần hóa học của lá cây Bần trắng Sonneratia alba Sm., họ Bần (Sonneratiaceae)”, Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ Đại học Quốc gia Tp HCM , 14(6), tr 263-272 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thành phần hóa học của lá cây Bần trắng "Sonneratia alba "Sm., họ Bần (Sonneratiaceae)”, "Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ Đại học Quốc gia Tp HCM
Tác giả: Nguyễn Thị Hoài Thu, Lâm Phục Khánh, Nguyễn Thế Duy, Nguyễn Thị Kim Chánh, Nguyễn Kim Phi Phụng, Poul Erik Hansen
Năm: 2011
22. Trần Thanh Thủy (1999), Hướng dẫn thực hành Vi sinh vật học, Nxb Giáo dục, tr. 34-35, 50-52, 168-170 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn thực hành Vi sinh vật học
Tác giả: Trần Thanh Thủy
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1999
23. Trần Linh Thước (2007), Phương pháp phân tích vi sinh vật trong nước, thực phẩm và mỹ phẩm, Nxb Giáo dục, tr 65-67, 69-71.Tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp phân tích vi sinh vật trong nước, thực phẩm và mỹ phẩm
Tác giả: Trần Linh Thước
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2007
24. Abeysinghe PD. (2010), “Antibacterial activity of some medicinal mangroves against antibiotic resistant pathogenic bacteria”, The Indian Journal of Medical Research, 72 (2), pp. 167–172 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Antibacterial activity of some medicinal mangroves against antibiotic resistant pathogenic bacteria”, "The Indian Journal of Medical Research
Tác giả: Abeysinghe PD
Năm: 2010
25. Agoramoorthy G., Chandrasekarau V., Vemkatesalu V. and Hsu M.J. (2007), “Antibacterial and antifungal activity of fatty acid methyl esters of blind-your-eye mangrove from India”, Brazilian Journal of Microbiology,38, pp. 739-742 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Antibacterial and antifungal activity of fatty acid methyl esters of blind-your-eye mangrove from India”, "Brazilian Journal of Microbiology
Tác giả: Agoramoorthy G., Chandrasekarau V., Vemkatesalu V. and Hsu M.J
Năm: 2007
26. Ai Nguyen Xuan Minh (2011), The study of ethnomedicine of Chu ru and Raglai ethnic groups in Phước Bình national park, Ninh Thuận province , A thesis for the degree of master of biology, Ho Chi Minh city University of Science, pp.45 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The study of ethnomedicine of Chu ru and Raglai ethnic groups in Phước Bình national park, Ninh Thuận province
Tác giả: Ai Nguyen Xuan Minh
Năm: 2011

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w