LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ văn học với đề tài “Nghệ thuật xây dựng tiểu thuyết Dịch hạch của Albert Camus và Báo ứng của Philip Roth” là công trình nghiên cứu khoa h
Trang 1B Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH
Tr ần Thiên Nhân
NGH Ệ THUẬT XÂY DỰNG TIỂU THUYẾT
TRONG D ỊCH HẠCH CỦA ALBERT CAMUS
VÀ BÁO ỨNG CỦA PHILIP ROTH
LU ẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC
Thành ph ố Hồ Chí Minh – 2014
Trang 2B Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH
Tr ần Thiên Nhân
NGH Ệ THUẬT XÂY DỰNG TIỂU THUYẾT
TRONG D ỊCH HẠCH CỦA ALBERT CAMUS
VÀ BÁO ỨNG CỦA PHILIP ROTH
Chuyên ngành : Văn học nước ngoài
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ văn học với đề tài “Nghệ thuật xây dựng
tiểu thuyết Dịch hạch của Albert Camus và Báo ứng của Philip Roth” là công
trình nghiên cứu khoa học của riêng cá nhân tôi, được thực hiện dưới sự hướng
dẫn khoa học của PGS.TS Đào Ngọc Chương Nội dung luận văn chủ yếu trình bày những kết quả rút ra được từ quá trình nghiên cứu khoa học của bản thân và không trùng lặp với các đề tài khác Bên cạnh đó, luận văn có tham khảo và sử
dụng các tài liệu, thông tin được đăng tải trên các ấn phẩm sách, báo, tạp chí khoa học, và website theo danh mục tài liệu tham khảo
TP Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 9 năm 2014
Tác giả
Trần Thiên Nhân
Trang 4L ỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, tôi xin kính gửi lời cảm ơn chân thành, sâu sắc đến PGS.TS Đào Ngọc Chương, người đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình làm
luận văn
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến quí thầy cô trong Hội đồng chấm luận văn
đã dành thời gian đọc, chỉnh sửa và đóng góp ý kiến giúp cho luận văn
của tôi được hoàn chỉnh hơn
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến quí thầy cô trong khoa Văn của trường Đại
học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh và những thầy cô đã trực tiếp giảng
dạy, truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm quí báu cho tôi trong suốt quá trình
học tập tại trường
Tôi xin cảm ơn các quí thầy cô phòng Sau đại học của của trường Đại
học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành chương trình học và thực hiện luận văn này
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình và bạn bè đã động viên,
tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận văn này
Tr ần Thiên Nhân
Trang 5MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
M Ở ĐẦU 1
Chương 1 NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG ĐỀ TÀI – BỆNH DỊCH NHƯ MỘT ẨN DỤ 10
1.1 Bệnh dịch - ẩn dụ cho thảm họa chiến tranh 13
1.2 Bệnh dịch - ẩn dụ cho những khiếm khuyết về mặt tinh thần 18
1.3 Bệnh dịch - ẩn dụ cho sự kì thị chủng tộc 21
1.4 Dịch bệnh - ẩn dụ cho những rào cản tự do 26
C hương 2 SỰ CHI PHỐI CỦA QUAN NIỆM PHI LÝ VÀ NHỮNG NỖI ÁM ẢNH ĐỐI VỚI NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG CỐT TRUYỆN DỊCH HẠCH VÀ BÁO ỨNG 29
2.1 Quan niệm của Camus và Roth về cái phi lí và nỗi ám ảnh 35
2.1.1 Cái phi lí 35
2.1.2 Nỗi ám ảnh 39
2.2 Sự chi phối của quan niệm phi lí đối với nghệ thuật xây dựng cốt truyện Dịch hạch và Báo ứng 42
2.3 Sự chi phối của những nỗi ám ảnh đối với nghệ thuật xây dựng cốt truyện Dịch hạch và Báo ứng 60
Tiểu kết chương 2 71
Chương 3 NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT – KIỂU CON NGƯỜI DẤN THÂN VÀ CHỊU ĐỰNG 73
3.1 Kiểu con người dấn thân – dấn thân chống lại cái phi lí 75
3.2 Kiểu con người chịu đựng - chịu đựng cái phi lí 88
Tiểu kết chương 3 100
K ẾT LUẬN 102
TÀI LI ỆU THAM KHẢO 106
Trang 6MỞ ĐẦU
1 Lí do ch ọn đề tài
Albert Camus (1913 – 1960) là nhà văn nổi tiếng của Pháp thế kỉ XX (nhà văn Algieria sống trên đất Pháp) Ông đoạt giải Nobel năm 1957 với nhiều tác
phẩm trong đó có tiểu thuyết Dịch hạch Ông là nhà văn có tầm ảnh hưởng lớn,
rất được quan tâm nghiên cứu ở Pháp và trên thế giới
Philip Roth (1933) (nhà văn Mĩ gốc Do Thái) cũng là nhà văn đoạt nhiều
giải thưởng văn học (hai lần giải thưởng Sách Toàn Quốc, giải thưởng của giới phê bình sách toàn quốc, ba lần giải thưởng Pen/Faulkner, đoạt giải của Hiệp hội
Sử gia Hoa Kì với tác phẩm The Plot Against America, hai giải thưởng cao quý
nhất thuộc hệ thống giải Văn học Pen: Pen/Nabokov và Pen/Bellow, giải Man Booker quốc tế, giải Pulitzer,… là tiểu thuyết gia người Mĩ được phát hành toàn
tập tác phẩm ngay khi còn sống) Ông là nhà văn rất được quan tâm ở Mĩ Tuy nhiên, ở Việt Nam, tình hình nghiên cứu về Philip Roth còn hạn chế Tiểu thuyết
Báo ứng được Philip Roth cho là tiểu thuyết cuối cùng trong sự nghiệp sáng tác
của ông Nghiên cứu Philip Roth ở Việt Nam là một công việc có ý nghĩa và thú vị
Dù là hai nhà văn thuộc hai quốc gia khác nhau, tuy nhiên, giữa Roth và Camus lại có những điểm tương đồng khi dùng bệnh dịch làm ẩn dụ trong tác
phẩm để nói lên nhiều điều trong cuộc sống con người, đặt ra những vấn đề khiến chúng ta phải suy nghĩ Mặc dù một tác phẩm thuộc thế kỉ XX (Dịch
h ạch), một tác phẩm thuộc thế kỉ XXI (Báo ứng), nhưng sự gặp gỡ giữa hai tác
phẩm là một điều không thể phủ nhận Chính điều đó đã thôi thúc chúng tôi nghiên cứu đề tài này Từ việc nghiên cứu, tác giả luận văn hi vọng sẽ rút ra được một cái nhìn hệ thống về nghệ thuật xây dựng tiểu thuyết trong hai tác
phẩm này, thấy được những điểm gặp gỡ thú vị giữa hai nhà văn, sự độc đáo trong bút pháp thể hiện của mỗi tác giả Đồng thời, nghiên cứu Philip Roth và
Trang 7Albert Camus, tác giả luận văn cũng hi vọng sẽ góp được một phần, dù là khiêm nhường, đến việc tiếp nhận ở Việt Nam đối với tác phẩm của hai nhà văn
Vì những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài Nghệ thuật xây dựng tiểu thuyết
nghiên cứu
2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Chúng tôi xác định đối tượng nghiên cứu của đề tài là ở hai tiểu thuyết:
D ịch hạch (Albert Camus) và Báo ứng (Philip Roth)
Về tác phẩm Dịch hạch của Camus, hiện ở Việt Nam có những bản dịch
sau:
D ịch hạch, Hoàng Văn Đức dịch, Nxb Thời Mới, 1966
D ịch hạch, Võ Văn Dung dịch, Nxb Dịch Giả, 1971
Dịch hạch, Nguyễn Trọng Định dịch và giới thiệu, Nxb Văn Học, 1989;
2002
Trong luận văn này, chúng tôi chọn bản dịch của Nguyễn Trọng Định để
khảo sát, bên cạnh đó, chúng tôi cũng chú ý so sánh với nguyên tác La Peste ở
những chỗ cần thiết
Về tiểu thuyết Báo ứng của Philip Roth, chúng tôi dùng bản dịch của Hà
Nguyễn, Sao Mai, Nxb Trẻ, 2013 Trong quá trình thực hiện luận văn, chúng tôi
cũng sẽ lưu ý khảo sát nguyên bản Nemesis bằng tiếng Anh
Chúng tôi xác định phạm vi nghiên cứu của đề tài ở việc tìm hiểu nghệ
thuật xây dựng tiểu thuyết trong hai tác phẩm Dịch hạch (Albert Camus) và Báo
ứng (Philip Roth) Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi cũng sẽ liên hệ, so
sánh với những tác phẩm khác của hai nhà văn, của các tác giả khác để có thể đưa ra những kết luận xác đáng
Trang 83 L ịch sử vấn đề
3.1 Về Albert Camus và tiểu thuyết Dịch hạch
Tác phẩm của Albert Camus từ lâu đã xuất hiện khá nhiều trong văn học
Việt Nam Tác phẩm đầu tiên được dịch ra tiếng Việt của Albert Camus là
Người đàn bà ngoại tình được Nguyễn Văn Trung giới thiệu vào cuối năm 1960
Sau tác phẩm này, suốt giai đoạn từ 1963 – 1973, đã có khoảng 16 bản dịch các tác phẩm của Albert Camus tại Việt Nam
Trong các công trình nghiên cứu về Albert Camus và tiểu thuyết Dịch hạch
,đáng chú ý nhất có thể kể đến công trình Tiểu thuyết A Camus trong bối
cảnh tiểu thuyết Pháp thế kỉ XX của Trần Hinh Ngoài ra, trong một số các
công trình khác, cuộc đời, tư tưởng, đặc điểm sáng tác nổi trội trong một vài tác phẩm của Albert Camus cũng được các tác giả nêu lên một cách khái quát Có
thể kể đến các công trình như: Tiểu thuyết Pháp thế kỷ XX - Truyền thống và
cách tân (Lộc Phương Thủy), Tiểu thuyết Pháp hiện đại - những tìm tòi đổi
mới (Phùng Văn Tửu), Đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết phương Tây hiện đại
(Đặng Anh Đào), Lịch sử văn học Pháp thế kỉ XX (nhiều tác giả), Văn học
phi lí (Nguyễn Văn Dân), Văn học phương Tây (nhiều tác giả)
Ở đây, tác giả luận văn chỉ lưu ý đến những công trình có liên quan trực
tiếp đến nghệ thuật xây dựng tiểu thuyết Dịch hạch của Albert Camus
Trong Tiểu thuyết A Camus trong bối cảnh tiểu thuyết Pháp thế kỉ
XX, Trần Hinh đã nói đến phương thức kể chuyện “nước đôi” trong Dịch hạch
Tác giả chú ý khai thác phương thức kể chuyện “nước đôi” qua bối cảnh, thể loại và nhan đề của tác phẩm Đây là một đóng góp quan trọng của Trần Hinh
cho việc nghiên cứu tiểu thuyết Dịch hạch ở Việt Nam, song công trình chỉ chú
ý đến phương thức kể chuyện “nước đôi” trong nghệ thuật xây dựng tiểu thuyết này, chưa quan tâm đến những yếu tố khác như: chủ đề, cốt truyện, nhân vật
Trang 9Phùng Văn Tửu trong Tiểu thuyết Pháp hiện đại - những tìm tòi đổi
mới cũng đã nhắc đến tiểu thuyết Dịch hạch nhưng nó chỉ được xem xét ở góc
độ “người kể chuyện đóng hai vai”
Luận văn Thạc sĩ Chủ nghĩa hiện sinh trong một số tiểu thuyết và
truyện ngắn của Albert Camus của tác giả Lưu Mai Tâm (Đại học Vinh, 2009)
đã đi sâu tìm hiểu về tiểu thuyết của Albert Camus, trong đó có nói đến tác
phẩm Dịch hạch ở vấn đề phi lí và nổi loạn Tác giả xem phi lí là “đối tượng
trung tâm trong thế giới nghệ thuật của Camus” và chú trọng đến kiểu nhân vật nổi loạn Về việc xem cái phi lí là “đối tượng trung tâm trong thế giới nghệ thuật của Albert Camus”, chúng tôi nhận thấy tác giả Lưu Mai Tâm đã có những đóng góp tích cực cho việc hiểu rõ hơn về nghệ thuật xây dựng tiểu thuyết của Albert
Camus dù chưa thực sự chú trọng nhiều đến tiểu thuyết Dịch hạch (do phạm vi
nghiên cứu của đề tài)
Luận văn thạc sĩ Biểu tượng nghệ thuật trong tiểu thuyết của Albert
Camus của tác giả Đinh Thị Thanh Huyền (Đại học Sư phạm Hà Nội, 2008) đã nói đến ý nghĩa một số biểu tượng trong tiểu thuyết của Albert Camus trong đó
có nói về biểu tượng nhân vật (Rieux - Người phản kháng bằng nỗ lực của con người bình thường, Tarrou- Vị Thánh không Chúa xả thân vì đồng loại) và dịch hạch Tác giả đã nêu được các ý nghĩa của biểu tượng dịch hạch như: dịch hạch
về mặt tinh thần, chiến tranh phát xít, phân biệt chủng tộc
3.2 Về Philip Roth và tiểu thuyết Báo ứng
Philip Roth là nhà văn rất được quan tâm nghiên cứu ở Mĩ Điều đó được thể hiện qua rất nhiều giải thưởng được dành cho ông và các sách, bài báo viết
về ông và tác phẩm của ông, chẳng hạn như: Philip Roth’s Postmodern
American Romance của Elaine B Safer, Mocking the age – The later novels
of Philip Roth của tác giả Elaine B Safer, Philip Roth - New Perspective on
an American Author của tác giả Derek Parker Royal,…
Trang 10Là một tiểu thuyết mới xuất bản của Philip Roth, Báo ứng chưa được
nghiên cứu với tư cách như một công trình chính thức mà chỉ dừng lại ở một vài bình luận hoặc điểm sách trên các báo, tạp chí Dưới đây, chúng tôi chỉ chọn ra những bài điểm sách có liên quan đến vấn đề mà luận văn này nghiên cứu
Trong bài điểm sách Nemesis (in trên Booklist - ấn phẩm của Thư viện
hiệp hội Mĩ), Brad Hooper đã nhận xét: “đây là tiểu thuyết cuối cùng, đã vượt
xa hàng loạt các tiểu thuyết trước đó về cả cảm xúc và trí tuệ” (this latest in the series far exceeds its predeces-sors in both emotion and intellect) Tác giả này
đã khẳng định được vị trí, tầm quan trọng của tiểu thuyết Báo ứng trong sự
nghiệp văn chương của Philip Roth Song, với tính chất chỉ là một bài điểm sách, Brad Hooper vẫn chưa đi vào phân tích kĩ nghệ thuật xây dựng tiểu thuyết này
Victoria Aarons trong bài viết Expelled Once Again : The Failure of the
Fantasized Self in Philip Roth’ Nemesis đã nói đến những thất bại trong sự tưởng tượng tái tạo một cuộc sống mới của nhân vật Bucky Cantor giữa lúc dịch bệnh hoành hành, đồng thời, tác giả cũng nói đến những ý nghĩa thực tế của bệnh bại liệt, được xem như một ẩn dụ trong tác phẩm Dịch bại liệt là ẩn dụ cho
nỗi ám ảnh về chiến tranh, về việc Mỹ bài Do Thái: “Roth's Newark becomes
the metaphorical point of connection of two men-acing historical events: the devastating outbreak of polio running rampant throughout the city and the heightening peril of the Nazi assault on Europe's Jews The language of the one evokes the reality of the other, the war haunting the course of the polio epidemic, an analogy exacerbated by palpably reactive American anti- Semitism” [65, tr.51- 63] Như vậy, bài viết của Victoria Aarons đã nêu lên
được một vài khía cạnh quan trọng của tiểu thuyết Báo ứng, đặc biệt là đã khẳng
định bệnh bại liệt như là một ẩn dụ trong tác phẩm Song, bài viết vẫn chưa phân
Trang 11tích được một cách cụ thể và chi tiết về vấn đề này Nghệ thuật xây dựng cốt truyện và nhân vật cũng chưa được tác giả bài viết làm rõ
Về tình hình nghiên cứu Philip Roth và tiểu thuyết Báo ứng ở Việt Nam,
chúng ta thấy rằng tác phẩm của Philip Roth được dịch sang tiếng Việt chỉ có:
Chia tay thôi, Columbus; Người phàm; Báo ứng Trực tiếp nói về Báo ứng chỉ
có các bài báo mang tính chất giới thiệu tác phẩm như: Khi người ta già của
Hoài Nam đăng trên trang web http://khoavanhoc-ngonngu.edu.vn nói về vấn đề
tuổi già và cái chết trong Báo ứng Tác giả cho rằng “dường như càng về cuối
đời thì Philip Roth lại càng ra sức xóa bỏ ảo tưởng của con người, của chính mình, về những chân giá trị của sự tồn tại người.” [83] Bài viết chỉ nói lên được
hướng đi của ngòi bút Philip Roth trong sáng tác tiểu thuyết Báo ứng, chưa nói
được nghệ thuật xây dựng tiểu thuyết này
Nemesis (Nữ thần Báo ứng) – Philip Roth của tác giả Đào Đạo đăng
trên http://m.voatiengviet.com/a/916767.html giới thiệu sơ lược về sự nghiệp
của Philip Roth, tóm tắt cốt truyện Báo ứng và đưa ra nhận xét về nhân vật trong
tiểu thuyết: “những nhân vật trong bộ truyện này cho thấy con người hầu như bất lực trong việc cưỡng chống lại hoàn cảnh và lịch sử, không có mấy chọn lựa,
dù có chọn lựa chăng nữa thì đó cũng là những chọn lựa ngẫu nhiên mà thôi.” [97] Tác giả chỉ dừng lại ở việc nhận xét chứ chưa đi sâu vào nghệ thuật xây
dựng nhân vật trong Báo ứng
Trần Quốc Tân trong bài Khi người viết là ngôn sứ trên
trang viet-la-ngon-su.htmlđã nói lên được thái độ, tư tưởng của Philip Roth thể hiện qua Báo ứng trong so sánh với Paul Auster và Nguyễn Việt Hà: “Ở tác phẩm thứ
http://tuoitre.vn/tuoi-tre-cuoi-tuan/van-hoa-nghe-thuat/566237/khi-nguoi-31 và cũng là cuối cùng này trong sự nghiệp, Philip Roth trở thành vị ngôn sứ hà khắc, phê phán và loan báo những hình phạt Bản thân sứ điệp này cũng là sự tự vấn: Liệu Chúa có cảm thông cho một cuộc đời đơn lẻ hay ngài phụng sự một sứ
Trang 12mệnh lớn lao hơn?” [85] Nghệ thuật xây dựng tiểu thuyết Báo ứng chưa được
tác giả đề cập tới
Tóm lại, hiện chưa thấy một công trình nào nghiên cứu nghệ thuật xây
dựng tiểu thuyết trong Báo ứng của Philip Roth ở Việt Nam và nước ngoài một cách cụ thể, hệ thống Vì vậy, nghiên cứu nghệ thuật xây dựng tiểu thuyết Báo
ứng của Philip Roth hứa hẹn sẽ mở ra những hướng tiếp cận thú vị đối với tác
phẩm của Philip Roth ở Việt Nam nói chung và Báo ứng nói riêng
Đề tài Nghệ thuật xây dựng tiểu thuyết trong “Dịch hạch” của Albert
của các công trình trước, vừa mong muốn mở ra một cách nhìn mới về nghệ thuật xây dựng tiểu thuyết của Albert Camus và Philip Roth qua hai tác phẩm này trong cái nhìn so sánh
4.2 Đóng góp của luận văn
Luận văn đưa ra một cái nhìn tổng thể, toàn diện và có chiều sâu về nghệ thuật xây dựng tiểu thuyết trong hai tác phẩm Dịch hạch và Báo ứng trong mối
liên hệ về mặt đề tài, cốt truyện, nhân vật Từ đó thấy được nét độc đáo trong nghệ thuật xây dựng tiểu thuyết của hai nhà văn lớn của Pháp và Mĩ với hai thời
kì sáng tác khác nhau Đồng thời chỉ ra những nét tương đồng, dị biệt trong nghệ
Trang 13thuật xây dựng tiểu thuyết của Albert Camus và Philip Roth qua Dịch hạch và
Báo ứng, phần nào chỉ ra nguyên nhân và lí giải chúng
Qua việc nghiên cứu đề tài này, chúng tôi hi vọng sẽ giúp tác phẩm của hai tác giả nổi tiếng trong văn học Pháp và Mĩ đến gần với độc giả Việt Nam hơn, đặc biệt là tác giả Philip Roth (vì ông ít được chú ý ở Việt Nam) Đó cũng là
một ý nghĩa thực tiễn của đề tài này
5 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi chủ yếu sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau:
Phương pháp phân tích – tổng hợp: được sử dụng xuyên suốt trong toàn
luận văn nhằm kết hợp phân tích dẫn chứng với việc đưa ra những nhận định ở các chương, các phần
Phương pháp so sánh – đối chiếu: đây là phương pháp hỗ trợ đắc lực cho
luận văn trong việc chỉ ra những tương đồng, dị biệt, những nét độc đáo, sáng
tạo riêng của Albert Camus và Philip Roth trong nghệ thuật xây dựng hai tiểu thuyết Báo ứng và Dịch hạch, phần nào chỉ ra nguyên nhân và lí giải chúng Bên
cạnh đó, chúng tôi cũng đặt hai tác phẩm này trong hệ thống sáng tác của từng tác giả để có những kết luận chính xác hơn về nghệ thuật xây dựng tiểu thuyết
của hai nhà văn, đồng thời, chúng tôi cũng sẽ đặt hai tác giả này trong mối quan
hệ với các nhà văn cùng thời hoặc trước và sau họ để thấy được nét độc đáo trên cái nền chung của thời đại cũng như trong tiến trình lịch sử văn học
Phương pháp thống kê – phân loại: dùng để thống kê các câu văn, các chi
tiết nghệ thuật, những biện pháp tu từ thể hiện rõ đặc trưng thẩm mĩ trong tiểu thuyết của Albert Camus và Philip Roth, sau đó hệ thống hóa, đặt chúng vào
những nội dung chung phục vụ cho mục đích nghiên cứu
Ngoài ra, luận văn còn sử dụng phương pháp nghiên cứu tiểu sử tác giả và
phương pháp lịch sử để hiểu rõ hơn về tư tưởng, quan niệm sống, sáng tác của
Trang 14nhà văn, hiểu rõ hơn về thời đại họ sống, từ đó có những kết luận xác đáng hơn cho nội dung nghiên cứu
6 C ấu trúc luận văn
6.1 Phần mở đầu
6.2 Chương 1: Nghệ thuật xây dựng đề tài - bệnh dịch như một ẩn dụ
Chương này sẽ trình bày những ẩn dụ của bệnh dịch được nêu trong hai tác
phẩm Dịch hạch và Báo ứng Từ đó, chúng tôi đưa ra nhận định khái quát về ẩn
dụ được hai nhà văn xây dựng ở đây là ẩn dụ cho thảm họa chiến tranh, sự kì thị chủng tộc, những rào cản tự do…trong cuộc sống, tức là những cái có sức ám ảnh lớn đối với con người Chương này có tác dụng tạo tiền đề khái quát về tác phẩm, tư tưởng của nhà văn để từ đó chúng tôi sẽ đi vào chi tiết hơn ở các chương sau
6.3 Chương 2: Sự chi phối của quan niệm phi lí và những nỗi ám ảnh đối với nghệ thuật xây dựng cốt truyện Như vậy, chương 2 sẽ làm rõ nghệ thuật xây
dựng cốt truyện Dịch hạch và Báo ứng nhìn từ góc độ sự chi phối của tư tưởng
vào các chi tiết, hình ảnh, tình huống, cách kết thúc truyện Từ đó, chúng tôi sẽ
có sự so sánh để tìm ra những điểm giống và khác nhau trong nghệ thuật xây
dựng cốt truyện ở hai tác phẩm, phần nào lí giải chúng
6.4 Chương 3: Nghệ thuật xây dựng nhân vật - kiểu con người chịu đựng
và dấn thân: chương này sẽ đi vào cụ thể thêm một mức nữa nghệ thuật xây
dựng tiểu thuyết Dịch hạch và Báo ứng ở phương diện nhân vật Tác giả luận
văn sẽ làm rõ sự chi phối kiểu của quan niệm phi lí vào nghệ thuật xây dựng nhân vật – kiểu con người dấn thân, và sự chi phối của những nỗi ám ảnh vào nghệ thuật xây dựng nhân vật – kiểu con người chịu đựng
6.5 Phần kết luận
Trang 15Chương 1 NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG ĐỀ TÀI – BỆNH DỊCH
NHƯ MỘT ẨN DỤ
Với một tiểu thuyết, chọn được một đề tài hay để viết không phải là khó nhưng để khai thác đề tài một cách thành công, tránh sự trùng lắp là một việc làm đòi hỏi nhà văn phải hết sức sáng tạo mới có thể để lại dấu ấn riêng cho mình
Bệnh dịch là một đề tài không quá mới trong văn học, tuy nhiên, cách dùng
bệnh dịch để nói đến một quan niệm, một tư tưởng sao cho đạt đến sự thành công, khéo léo, tinh tế và trí tuệ không phải ai cũng làm được Có người chỉ
dừng lại ở mức độ thuật lại sự thật hoặc ẩn dụ cho một tư tưởng nhất định Ngược lại, bằng việc xây dựng đề tài bệnh dịch như một ẩn dụ, Camus và Roth
đã tạo nên những cách hiểu đa dạng và sâu sắc cho tác phẩm của mình Do cùng
đề tài nên tiểu thuyết Dịch hạch và Báo ứng đã có những điểm gặp gỡ hết sức
thú vị Trong cả hai tác phẩm, bệnh dịch đều mang ý nghĩa ẩn dụ, được Camus
và Roth khéo léo chuyển tải các vấn đề đáng quan tâm trong cuộc sống, trong
thời đại của mình
Trước hết, chúng ta cần biết qua các khái niệm đề tài là gì, ẩn dụ là gì để có thể hiểu đúng nghệ thuật xây dựng đề tài hai tiểu thuyết này là như thế nào, từ
đó làm cơ sở vững vàng cho việc tìm hiểu những vấn đề chi tiết hơn của chương này Khái niệm đề tài được nêu rất nhiều trong các sách lí luận, ở đây, chúng tôi
lưu ý khái niệm trong Giáo trình lí luận văn học của Lê Tiến Dũng: “đề tài là
ph ạm vi hiện thực được đề cập đến trong tác phẩm nhằm để thể hiện thế giới ngh ệ thuật của tác phẩm” [15, tr.116] Phạm vi hiện thực ở đây có thể là một
phạm vi nhất định nào đó của đời sống, có thể có thật hoặc do nhà văn tưởng tượng ra, đó chính là điều nhà văn quan tâm Từ việc chọn đề tài cho tác phẩm, nhà văn bộc lộ khuynh hướng tư tưởng, thế giới quan của mình Những nhà văn
Trang 16chọn cùng một đề tài thường có khuynh hướng tư tưởng và thế giới quan gần
giống nhau Tuy nhiên, mỗi người đều có một nét riêng nhất định trong cách xử
lí đề tài
Đôi khi đề tài được giới hạn cụ thể ở một phạm vi đời sống cụ thể nào đó, được thể hiện qua cách gọi tên, chẳng hạn: đề tài người lính, đề tài miền núi, đề tài nông dân,… Thật ra, tên gọi đề tài chỉ là cái giới hạn bề ngoài, muốn biết đề tài thực sự là gì thì cần phải xem xét chúng được xây dựng để biểu đạt những
cảm xúc nào, ám chỉ những quan hệ nào, hướng vào bộc lộ tính cách nào Cùng
viết về đề tài miền núi nhưng Nguyên Ngọc lại chú ý khai thác hình ảnh quật cường trong kháng chiến của con người, còn Tô Hoài thì chú ý nhiều hơn về phong tục, đời sống sinh hoạt của người miền núi, Nguyễn Tuân thì lại quan tâm
ở khía cạnh thiên nhiên hùng vĩ, tươi đẹp,…
Tác phẩm văn học thường có cả một hệ đề tài, tức là nhiều đề tài được nói đến, chúng tồn tại trong mối quan hệ tương tác, hỗ trợ, và soi chiếu cho nhau để làm bật lên quan niệm chính yếu của nhà văn trong tác phẩm Đề tài cũng mang tính lịch sử của nó Một đề tài có thể trở đi trở lại trong sáng tác của nhà văn nhiều thế hệ, ví dụ như các đề tài muôn thuở: chiến tranh, tình yêu, thân phận con người,…
Trong sáng tác văn chương, nhà văn luôn tìm cho mình phương pháp tối ưu
nhất để chuyển tải thông điệp từ tác phẩm Và việc sử dụng biện pháp tu từ là điều không thể thiếu Một trong những phép tu từ được xem là phương tiện hỗ
trợ đắc lực cho nhà văn trong việc thể hiện ý tưởng đó là phép ẩn dụ Có rất nhiều quan niệm về ẩn dụ ở Việt Nam Nhìn chung, cách đề xuất của các nhà nghiên cứu ngôn ngữ là cần xem xét ẩn dụ ở hai góc độ: ẩn dụ từ vựng và ẩn dụ
tu từ
Ở đây, chúng tôi chỉ quan tâm đến hình thức ẩn dụ tu từ, vì vậy, ẩn dụ từ
vựng chỉ được điểm qua sơ lược qua một vài ý kiến tiêu biểu Đỗ Hữu Châu và Nguyễn Thiện Giáp có sự gặp gỡ nhau khi cùng cho rằng “ẩn dụ là cách gọi tên
Trang 17s ự vật, hiện tượng này bằng tên của sự vật, hiện tượng khác, giữa chúng có mối tương đồng” [10, tr.54]; “Ẩn dụ là sự chuyển đổi tên gọi dựa vào sự giống nhau
gi ữa các sự vật hoặc hiện tượng được so sánh với nhau” [23, tr.162] Hữu Đạt
và Nguyễn Đức Tồn đã góp phần hoàn chỉnh khái niệm ẩn dụ khi khẳng định cơ
sở của ẩn dụ chính là so sánh ngầm
Ẩn dụ tu từ xuất phát từ cơ sở của ẩn dụ từ vựng nhằm tạo nên những biểu tượng trong nhận thức con người Trong nghiên cứu văn học, ẩn dụ tu từ thường được quan tâm hơn Đó là biện pháp tu từ ngữ nghĩa nhằm xây dựng hình tượng
thẩm mĩ (không chỉ gọi tên mà quan trọng hơn là gợi ra những liên tưởng có liên quan chủ yếu đến đời sống tình cảm của con người)
Theo Đinh Trọng Lạc: “Ẩn dụ là sự định danh thứ hai mang ý nghĩa hình
tượng, dựa trên sự tương đồng hay giống nhau (có tính chất hiện thực hoặc tưởng tượng ra) giữa khách thể (hiện tượng, hoạt động, tính chất) A được định danh v ới khách thể (hiện tượng, hoạt động, tính chất) B có tên gọi được dùng chuy ển sang cho A” [34, tr.52] Tác giả Hữu Đạt nói cụ thể hơn một bước nữa:
“ Ẩn dụ là kiểu so sánh không nói thẳng ra Người tiếp nhận văn bản khi tiếp
c ận với phép ẩn dụ phải dùng năng lực liên tưởng để qui chiếu giữa các yếu tố
hi ện diện trên văn bản với các sự vật hiện tượng tồn tại ngoài văn bản.” [19,
tr.302]
Trong luận văn này, chúng tôi hiểu ẩn dụ là cách gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên gọi của sự vật hiện tượng khác dựa trên một số nét tương đồng Cơ
chế của ẩn dụ chính là so sánh ngầm
Từ một phạm vi đời sống cụ thể, nhà văn đi đến khái quát lên những vấn
đề thuộc ý hướng, tư tưởng của mình, nghĩa là những thứ vượt qua cái cụ thể Ở
đây có thể xuất hiện tính ẩn dụ của đề tài Từ việc “dùng năng lực liên tưởng để
qui chi ếu giữa các yếu tố hiện diện trên văn bản với các sự vật hiện tượng tồn
t ại ngoài văn bản”, và cách hiểu đề tài như trên, chúng tôi nhận thấy đề tài bệnh
dịch trong Dịch hạch và Báo ứng có thể là ẩn dụ cho chiến tranh, nạn kì thị
Trang 18chủng tộc, những khiếm khuyết tinh thần, những rào cản tự do bởi chúng có
những nét tương đồng với biểu hiện, tính chất, hậu quả,…của bệnh dịch Từ việc
ẩn dụ dựa trên cơ sở so sánh ngầm này, đề tài của hai tiểu thuyết trở thành một hình tượng nghệ thuật có sức biểu trưng cao, có ý nghĩa lớn lao trong hoạt động
nhận thức, thẩm mĩ và hành động thực tiễn của con người
Trong D ịch hạch và Báo ứng, đề tài bệnh dịch được xây dựng dựa trên
phương thức ẩn dụ, dùng bệnh dịch để nói đến những cái khác hơn dựa trên một
số nét tương đồng về tính chất, biểu hiện và hậu quả của nó Trong quá trình
khảo sát, chúng tôi nhận thấy bệnh dịch được hai tác giả ẩn dụ để chỉ các vấn đề
về thảm họa chiến tranh, những khiếm khuyết về mặt tinh thần của con người,
sự kì thì chủng tộc, ẩn dụ cho rào cản tự do,… Đây là những điều nằm ngoài tầm
kiểm soát của con người, đặc biệt là những nạn nhân Dịch bệnh, chiến tranh,
nạn kì thị, những rào cản tự do, những khiếm khuyết tinh thần là thứ gây cho
con người biết bao khổ ải, nó đặt chúng ta vào vòng xoáy của cái phi lí Tình
trạng sống của con người hiện tại là tình trạng chịu đựng một thứ dịch bệnh ẩn
dụ - ẩn dụ cho những cái phi lí, mà biểu hiện của nó chính là những điều chúng tôi đã kể ở trên
1.1 Bệnh dịch - ẩn dụ cho thảm họa chiến tranh
Dịch hạch của Camus và Báo ứng của Philip Roth đều là những tác phẩm
khai thác rất thành công đề tài bệnh dịch Hai nhà văn đã dùng cái cụ thể đó là
bệnh dịch để nói đến những vấn đề khái quát, trừu tượng khác như chiến tranh, đau khổ, khủng bố, chém giết,…tất cả những thứ đã và đang diễn ra trong đời
sống hàng ngày mà chúng ta không có dịp suy ngẫm, chiêm nghiệm Đọc Dịch
h ạch và Báo ứng, chúng ta có cảm giác như chính mình vừa trải qua một trận đại
dịch với biết bao cung bậc cảm xúc Có một điều khá rõ ràng đó là hai tác phẩm này dễ gợi chúng ta liên tưởng đến các vấn đề về chiến tranh Hay nói cách khác, dịch bệnh đã được hai nhà văn xây dựng như một ẩn dụ cho chiến tranh, cho những thảm họa đang đe dọa cuộc sống con người
Trang 19Dịch hạch đến trong sự ngỡ ngàng của người dân thành phố Oran, họ
không tin đó là sự thật, và càng không tin hơn nó lại xảy đến với mình: “Trên
th ế giới, dịch hạch cũng nhiều như chiến tranh Thế nhưng đứng trước dịch
h ạch và chiến tranh, người ta vẫn luôn bất ngờ (…) Khi chiến tranh nổ ra, người ta bảo nhau: Không lâu đâu, vì thật là quá ngu dại! Và dĩ nhiên chiến tranh là quá ngu d ại, nhưng không phải vì vậy mà chiến tranh không kéo dài.”
[6, tr.55-56] Ngay ở đầu tiểu thuyết, Camus đã cho chúng ta thấy Dịch hạch
không đơn thuần nói về dịch bệnh mà nó còn mang ý nghĩa ẩn dụ cho chiến tranh Xét cho cùng, không ai biết vì sao dịch bệnh xuất hiện cũng như không ai tìm được lí do cho những cuộc chiến tranh phi nghĩa Trong mọi cuộc chiến tranh, dù cho phe nào thắng thì nhân nhân cũng là kẻ bại trận, là kẻ chịu trên mình những mất mát, thương tích Qua một trận dịch bệnh, kẻ mất, người còn, nhưng chắc chắn những người ở lại cũng phải gánh trên mình nỗi đau li biệt
Một khi dịch bệnh xuất hiện, cánh cửa thành phố đóng lại cũng chính là lúc con người bắt đầu cuộc sống lưu đày với cái chết luôn chực sẵn trên đầu mình
mà không biết nó sẽ đổ ập xuống lúc nào Đó là tình cảnh của người dân thành
phố Oran (Dịch hạch) và thành phố Newark (Báo ứng), nơi dịch bệnh hoành
hành Việc cách li – kiểm dịch là không thể tránh khỏi và điều đó cũng đồng nghĩa với việc một đi không trở lại Cũng như những người lính tham gia chiến tranh ắt hẳn cũng mang tâm trạng đó Mình xa gia đình, xa quê hương để chiến đấu vì điều gì? Mình bỏ mạng là vì ai? Và cảm giác cái chết đang đứng bên bờ
vực, nó sẽ sẵn sàng lôi họ xuống bất cứ lúc nào, nó luôn luôn đeo đẳng họ
Cảm giác lưu đày, cảm giác chia li đau khổ càng trở nên thấm thía hơn khi
những người thương yêu của mình mới hôm qua còn nhìn thấy mặt nhau, hôm nay đã bị cuộc tử - sinh chia biệt đôi đường… Chỉ có cảnh dịch bệnh mới có thể
lột tả được một cách cụ thể và sâu sắc cảm giác của con người trong chiến tranh
Dịch bệnh ban đầu chỉ xảy ra ở một vài trường hợp đơn lẻ, không gây chú ý
mấy cho cơ quan y tế và chính quyền Ban đầu, dịch hạch xuất hiện ngay sau cái
Trang 20chết hàng loạt của những con chuột trong thành phố, nhưng các bác sĩ và tỉnh trưởng thành phố Oran ngần ngại không dám (không muốn) gọi căn bệnh này là
“dịch hạch” vì sợ gây náo loạn trong lòng dân, trường hợp tương tự này đã xảy
ra trong Báo ứng
“Qua m ột đêm mà có tới mười một ca mắc trong khu Weequahic! Một
tr ẻ chết! Tôi muốn biết Ủy ban Y tế đang làm gì để bảo vệ lũ trẻ của chúng ta” [48, tr.37]
“Thành ph ố đang làm gì để ngăn chặn dịch? Không hề làm gì!”
“Ph ải làm gì đó đi chứ - mà họ có làm đâu” [48, tr.38]
Những câu hỏi của họ không được ai hồi đáp ngoài chính họ Con người loay hoay giữa dịch bệnh, không tìm được con đường thoát thân, không tìm ra
sự cứu cánh
Nếu như trong Dịch hạch, người ta tranh cãi và không thừa nhận có sự xuất
hiện của bệnh dịch hạch vào lúc ban đầu thì trong Báo ứng, dù thừa nhận tên gọi
bại liệt nhưng các cơ quan vẫn không biết làm gì, thờ ơ trong cách ứng phó trong khi dịch bệnh đang có nguy cơ lan tràn (và nó đã thực sự lan tràn!) Điều này gợi sự liên tưởng đến chiến tranh thế giới thứ nhất, mà gần đây là chiến tranh thế giới thứ hai Chiến tranh thế giới thứ hai mở đầu bằng các cuộc xâm lược lẻ tẻ: đầu tiên là cuộc tiến quân của phe phát xít, đại diện là Nhật Bản tiến đến Mãn Châu Trung Quốc Lúc này, vì không có những biện pháp phản kháng phù hợp mà Trung Quốc đã lần lượt để rơi từng phần lãnh thổ của mình vào tay
Nhật Điều tương tự xảy ra ở Châu Âu, cụ thể là Pháp – quê hương của tác giả
tiểu thuyết Dịch hạch Chúng ta sẽ thấy rõ điều này trong sự đối chiếu với tác
phẩm Dịch hạch: khi chiến tranh thế giới thứ hai chính thức nổ ra, người Pháp
đã không được trang bị, họ sợ hãi trước sự phá hoại như những cổ máy của Đức
quốc xã Sự sợ hãi cùng với sự thiếu đoàn kết đã làm cho nước Pháp suy yếu nghiêm trọng Bệnh dịch kéo dài gần một năm, chiếm đóng ở Pháp kéo dài bốn năm Trong những năm đó, đa số người Pháp bám theo bản năng sống của mình,
Trang 21tìm kiếm những thú vui nhỏ, cầu nguyện liên tục, nhưng điều đó không giúp họ
chống lại kẻ thù Lực lượng chiến đấu chống lại kẻ thù không phải là nhiều ở Pháp, cũng giống như đội y tế của Rieux, dù không nhiều nhưng luôn dùng hành động của mình chiến đấu quyết liệt chống Dịch hạch, mà dịch hạch thì mạnh mẽ hơn biết bao lần Họ vẫn kiên trì tin tưởng vào những nỗ lực đúng đắn của mình
Có rất nhiều khía cạnh trong Dịch hạch khiến ta liên tưởng đây là câu
chuyện ẩn dụ cho chiến tranh Thị trấn Oran bị ảnh hưởng bởi dịch hạch và cắt đứt với thế giới bên ngoài tương đương với nước Pháp đã bị tấn công bởi Đức
quốc xã Những người dân trong thành phố không tin rằng dịch bệnh sẽ xảy ra
với họ cũng giống như thái độ tự mãn của người Pháp vào đầu cuộc chiến Họ không thể tưởng tượng được rằng người Đức, kẻ thù mà họ đã đánh bại chỉ 20 năm trước đây, có thể đánh bại họ chỉ trong sáu tuần như điều đã xảy ra ở Pháp vào tháng 6/1940
Thái độ của các nhân vật trong Dịch hạch phản ánh thái độ khác nhau của
người dân Pháp ở những nghề nghiệp khác nhau trong chiến tranh Một bộ phận dân số tương đương với suy nghĩ của Panolux: nếu Panolux tin vào vị thế toàn năng của Chúa thì một bộ phận người Pháp tin rằng sự thống trị lâu dài của Đức
ở Châu Âu là một điều tất yếu lịch sử Cách suy nghĩ này dẫn đến thái độ cam
chịu, thủ tiêu việc đấu tranh Một lực lượng nhỏ đại diện cho những người
chống phát xít Đức, tương đương với đội y tế của Rieux Một số khác lại cộng tác với Đức, trong tiểu thuyết được đại diện bởi Cottard, người chào đón bệnh
dịch hạch và lợi dụng sự thiếu thốn kinh tế để bán hàng lậu, thu lợi bất chính về
mình Như vậy, khi viết Dịch hạch, Camus đã sống trong một quê hương bị
chiếm đóng bởi quân xâm lược Đức Đất nước ông bị bỏ tù, nó hoàn toàn giống như một thứ bệnh dịch hạch niêm phong biên giới lãnh thổ nước ông Có hủy
diệt, cái chết và đau khổ Bạo lực tàn nhẫn của việc này giống như là sự bất công (bất công ở chỗ con người sinh ra là để sống nhưng dịch bệnh lại bắt họ phải
chết), sự tàn ác của một bệnh dịch hạch Và ghi chép của Camus như là một sự
Trang 22khẳng định giá trị cá nhân của con người và cuộc sống mặc dù đã phải lưu vong trong vũ trụ, dù bị tàn phá bởi bệnh tật và bạo chúa Đó là một niềm tin vào tiềm năng sống với ý nghĩa trọn vẹn của nó Niềm tin này là đặc biệt đáng chú ý vì Camus nhận ra rằng thế giới đã không tận tâm phản ứng với cái triệu chứng của chiến tranh, đặc biệt là Pháp, đã bị các sử gia chỉ trích vì đã để thua quá dễ dàng, khiến đất nước rơi vào tay Đức quốc xã
Tương tự như trong Dịch hạch, đề tài dịch bệnh trong Báo ứng cũng gợi
cho người đọc liên tưởng nhiều đến chiến tranh Thời gian xảy ra dịch bại liệt ở Newark là vào mùa hè năm 1944, là thời gian Hoa Kì thực hiện các cuộc chiến ở
mặt trận Thái Bình Dương Roth cũng là nhà văn đã từng tham gia chiến tranh trong chiến tranh thế giới thứ hai nên ông thấu hiểu cảm giác của con người trong cuộc chiến: cuộc chiến chống bại liệt cũng không khác gì mấy cuộc chiến
của người lính trong chiến tranh Không biết dịch bệnh khi nào mới kết thúc và không lí giải được mầm mống căn bệnh, để đến khi phát hiện ra chính mình là
kẻ gieo rắc mầm bệnh (Bucky Cantor), con người đã hết sức hốt hoảng và hoàn toàn rơi vào bế tắc Chiến tranh cũng chỉ đem đến cho con người sự bế tắc mà thôi Mầm mống chiến tranh đến từ chính bản chất tham chiến của con người
Sự tấn công của bọn người Ý ở sân chơi tại trường Chancellor Avennue có thể khiến ta liên tưởng tới sự tấn công của chủ nghĩa phát xít Bọn người Ý có thể là
những kẻ mang dịch bại liệt đến cho Cantor để từ đó, anh lây lan cho những đứa
trẻ gần mình cũng tương tự như sự lan tràn của chủ nghĩa phát xít đưa con người
phải ngập ngụa trong một loại vi rút chiến tranh phi nghĩa, phải sống tù đày và cách li với những người xung quanh
Tóm lại, chiến tranh hay dịch bệnh đều là những điều phi lí đã làm mất đi
ý nghĩa cuộc sống của con người Tất cả đều đem đến cái chết đầy bi thương cho con người Xây dựng đề tài dịch bệnh như một ẩn dụ, Camus và Roth muốn
khẳng định cuộc sống thực tại của con người đang tràn ngập những điều phi lí,
chỉ có cái chết là xác thực
Trang 23Không chỉ ẩn dụ cho chiến tranh, dịch hạch còn ám chỉ cho các hình thức
bạo lực đe dọa đời sống con người “Trên trái đất này có những tai họa và
nh ững nạn nhân” [6, tr.330] Dịch hạch cũng giống như các hình thức thảm họa
nói chung (thiên tai, địch họa, tai nạn) đều khiến con người phải đối diện với
một sự thật hết sức kinh hoàng đó là cái chết Thế giới ngày nay không ngừng
biến động, cứ một phút trôi qua là có biết bao người chết vì nhiều lí do khác nhau: thiên tai, tai nạn, tự tử…Đây là một sự xâm nhập đến ghê sợ của nhiều
loại “dịch hạch” khác nhau đối với đời sống con người Con người bị lịch sử vây
kín, không còn đường thoát ra, “…bắt đầu từ khi tôi từ chối việc giết chóc, tôi
đã tự khép mình vào một cảnh lưu đày vĩnh viễn làm lịch sử sẽ là những người khác” [6, tr.330]
1.2 Bệnh dịch - ẩn dụ cho những khiếm khuyết về mặt tinh thần
Dịch bệnh trong hai tiểu thuyết Dịch hạch và Báo ứng không hẳn là một
loại bệnh truyền nhiễm đem lại cái chết cho con người về mặt thể xác mà nó còn
là một thứ dịch bệnh trong tâm hồn – một sự khiếm khuyết nào đó về mặt tinh
thần (của con người)
Trước hết, chúng ta có thể nói đến thói bi quan một “căn bệnh truyền nhiễm” không có vắc xin ngăn ngừa, nó làm tê liệt ý chí, niềm tin nơi con người
Những biểu hiện của bệnh bại liệt cùng thái độ của nhân vật chính – Bucky
Cantor trong Báo ứng có thể minh họa cho điều đó Từ một người tự tin, là thần
tượng của những đứa trẻ ở sân chơi, Bucky đã trở thành một con người thực sự
thảm hại ở cuối tiểu thuyết khi đã để cho tinh thần của mình hoàn toàn trượt dốc
xuống vực thẳm của những nỗi bi quan Anh luôn né tránh gặp người yêu Macia
của mình dù anh còn rất yêu nàng, trong lúc đang chữa bệnh, anh từ chối gặp bất
kì ai ngoại trừ bà của mình Sau khi khỏi bệnh, anh trốn chạy tất cả mọi thứ thuộc về mình của ngày xưa: không gặp gia đình Macia, không xem bất kỳ một
bản tin thể thao nào, dời nhà và bỏ lại những vật dụng trong ngôi nhà cũ,…sống trong nỗi bi quan, dằn vặt với quá khứ vì cho rằng mình chính là kẻ gây ra căn
Trang 24bệnh bại liệt cho những đứa trẻ năm ấy Như vậy, dịch bại liệt không chỉ khiến Bucky ngồi xe lăn mà còn khiến ý chí, niềm tin của anh bị tê liệt hoàn toàn Đó
là sự ẩn dụ cho mọi trạng thái bi quan, tê liệt ý chí, tê liệt niềm tin nơi con người
Sự tê liệt ý chí cũng được thể hiện trong Dịch hạch Khi dịch bệnh hoành
hành dữ dội, một bộ phận người dân thành phố Oran đã tìm sự an ủi trong niềm tin nơi Thượng đế Họ đồng tình với Panolux trong bài thuyết giáo thứ nhất rằng sinh mạng con người là do Chúa quyết định, Chúa gieo rắc dịch bệnh để trừng
phạt con người, vì họ xứng đáng phải chịu đựng như thế Chúng ta có thể nhận
thấy một điều rằng khi con người cầu nguyện Thượng Đế tức là lúc họ đã giao quyền quyết định số phận của mình cho kẻ khác, họ trở nên thụ động, mất ý chí,
dựa dẫm vào một thế lực hư vô nào đó mà ngay cả bản thân cũng không biết rõ
Việc giao đặt niềm tin cho Chúa đó là một việc làm thể hiện sự yếu đuối về tinh
thần Và sự yếu đuối này không phải của riêng một vài người mà nó chiếm một
số khá đông, chẳng khác nào một thứ dịch hạch tinh thần
Những khiếm khuyết về tinh thần còn là những “cái ác” trong tâm hồn,
trong suy nghĩ của con người Theo Tarou (Dịch hạch), những kẻ mang dịch
hạch (hiểu theo nghĩa ẩn dụ) chính là những kẻ “đánh bạn” với tai họa Và dù
không “đánh bạn” với tai họa thì “mỗi người đều mang mầm mống dịch hạch
trong mình, b ởi vì không một ai, vâng, không một ai trên đời được miễn trừ cả”
[6, tr.329] Điều khẳng định này quả không sai, bởi bất kì ai cũng mang trong mình những khiếm khuyết nhất định về mặt tinh thần, do đó, mỗi người đều là
kẻ mang “dịch hạch” Philip Roth cũng khẳng định ý nghĩa ẩn dụ của dịch bại
liệt khi nói về Chúa: “Chỉ có cái ác mới có thể tạo ra bệnh bại liệt Chỉ có cái
ác m ới tạo ra Horace Chỉ có cái ác mới gây nên chiến tranh thế giới thứ hai Cái ác là đấng toàn năng” [48, tr.235]
Những năm gần đây, sáng tác của Roth thường nói nhiều về tuổi già, bệnh
tật, sự bất lực và cái chết Cũng có thể xem đây là thứ “dịch bệnh tinh thần” tấn
Trang 25công con người mà không ai có thể tránh khỏi Không nói nhiều đến sự bất lực
của tuổi già như trong Người phàm, Báo ứng nói nhiều đến sự bất lực do dịch
bệnh Con người bất lực trước suy nghĩ của mình, không đủ sức mạnh để tự động viên, không chấp nhận nổi sự thật rằng mình là kẻ bại trận trong cuộc chiến với số phận Sự bất lực trong suy nghĩ là một thứ dịch bệnh, nó xâm nhập lúc con người chủ quan nhất, tự tin nhất để rồi bất chợt quật ngã họ một cách nhanh chóng Mở rộng phạm vi vấn đề, chúng ta có thể liên hệ đến con người
của thế kỉ XX và XXI cùng với những cơn “dịch bệnh tinh thần” thế kỉ - dịch
bệnh thời hiện đại Thế kỉ XX, con người kiêu ngạo với vị thế làm người của
mình trong vũ trụ, họ cho mình là trung tâm, có thể làm được tất cả những gì họ
muốn, có thể điều khiển mọi thứ trong xã hội Tóm lại, con người hiện lên như
một đấng toàn năng với những thành tựu vượt trội trong mọi lĩnh vực Nhưng, hình ảnh con người khổng lồ của thế kỉ XX nhanh chóng sụp đổ khi thế giới trải qua hai cuộc đại chiến với những hậu quả nặng nề không gì cứu vãn được Con người trở thành nạn nhân của chính mình: nạn nhân của cái ác trong tâm hồn,
nạn nhân của lòng hiếu chiến và họ sụp đổ thê thảm dưới hố sâu của sự hư vô Tâm lí con người bị chấn thương nặng sau chiến tranh, cùng với những thành
tựu của khoa học công nghệ, con người dần trở nên xa cách nhau, họ đành lui vào thế giới của chính mình, bị đóng băng, lưu đày vĩnh viễn trong thế giới ấy
mà không tìm thấy con đường nào để thoát ra Đó là tâm lí chung của cả một thế
hệ sau chiến tranh, nó đem lại những cái chết trong tâm hồn con người – cái chết này cũng nặng nề không kém những cái chết vì dịch bệnh Ở đây, chúng tôi
muốn dùng hình ảnh sự sụp đổ của cả một thế hệ ở châu Âu sau hai cuộc đại thế chiến để minh họa cho sự xâm nhập của một thứ dịch bệnh tinh thần vào đầu óc con người Có hai loại dịch bệnh được tìm thấy ở đây: một là thói kiêu căng, tự mãn, cho mình là toàn tri, bất khả chiến bại, và hai là sự sụp đổ về tinh thần sau chiến tranh, sự cô đơn về tinh thần của con người trong thời đại kĩ trị Chúng tôi
gọi nó là dịch bệnh bởi nó không chỉ xảy ra ở một trạng thái nhất định nào đó
Trang 26trong con người mà nó xuất hiện thường trực và luôn muốn nuốt chửng lấy họ
bất cứ lúc nào Chúng tôi còn gọi trạng thái tâm lí này là dịch bệnh ở chỗ nó không phải chỉ xảy ra ở một vài người mà nó xảy ra cho cả một thế hệ ở rất nhiều quốc gia ban đầu ở châu Âu mà hiện nay đang lan ra toàn thế giới Gọi là
“dịch bệnh tinh thần” bởi mức độ lan tràn của nó, mức độ thiệt hại của nó cũng không kém gì một loại bệnh truyền nhiễm
1.3 Bệnh dịch - ẩn dụ cho sự kì thị chủng tộc
Sự kì thị là một vấn nạn lớn của nhân loại, gây không biết bao nhiêu đau
khổ cho con người Nạn phân biệt có hai loại: phân biệt chủng tộc và phân biệt tôn giáo, xảy ra chủ yếu ở châu Âu Ở những quốc gia châu Âu, nếu như trước kia chủ yếu là nạn phân biệt tôn giáo (Kitô giáo và Do Thái giáo) thì càng về sau
lại có thêm nạn phân biệt chủng tộc (phân biệt màu da, đặc tính chủng tộc) Lịch
sử nhân loại có lẽ sẽ không bao giờ quên được những cuộc thảm sát do nạn phân
biệt này gây ra Đáng nhớ nhất là những cuộc thảm sát của chế độ Đức quốc xã Triết lí của chế độ phát xít để bảo vệ dòng máu của họ đó là:
để bảo tồn sự trong sạch về dòng máu cho ''chủng tộc thượng đẳng'' Aryan mà đảng phát xít cho là gồm dân Đức và một số sắc dân Bắc
Âu, chế độ này phát triển những lý thuyết chủng tộc có từ thế kỷ 19 nói rằng giống người ''thượng đẳng'' tóc vàng mắt xanh, cao lớn phải tránh hòa trộn dòng máu với các chủng tộc ''hạ đẳng'' để giữ sự trong sạch
Các giống người khác, từ người Slavo đến Do Thái, Digan đều bị coi
là “thấp kém” Những người Đức chính gốc nhưng bị tàn tật, bị thần kinh v.v cũng được ''xếp hạng'' là phế phẩm về di truyền và rơi vào nhóm ''cần tiêu diệt'' Các linh mục Công Giáo, nhân chứng Jehova, những người cộng sản, người đồng tính nam v.v cũng là đối tượng của chế độ giết người này
Trang 27Tuy nhiên, chế độ Hitler còn đi xa hơn bất cứ chế độ nào trong việc cáo buộc người Do Thái, vốn gốc từ Trung Đông, là nhóm ''đe dọa sự tồn vong của nòi giống Đức'' Các nhóm dân quân phát xít bắt đầu đập phá cửa hàng Do Thái từ năm 1933 Trong quá trình chế độ phát xít lớn mạnh, chính sách phân biệt chủng tộc ngày càng trở nên tàn bạo
Ban đầu, chủ nghĩa lý lịch được áp dụng bằng cách loại trừ khỏi công
sở bất cứ ai có cha, mẹ hay thậm chí ông hoặc bà là người Do Thái Sau đó, người Do Thái ở Đức và các vùng quân Đức chiếm đóng bị buộc phải đeo hình ngôi sao David sáu cánh màu vàng Tiếp đó, phát xít Đức cho lập các biệt khu Do Thái (ghetto) để nhốt tất cả những người Do Thái châu Âu rơi vào tay chúng
Năm 1933, trại tập trung đầu tiên được lập ở Dachau để nhốt người
Do Thái và những ai mật vụ Gestapo coi là chống chế độ Dần dần, các trại tập trung mọc lên ở những nơi Đế Chế Đức làm chủ mà phần nhiều ở Ba Lan Cuối cùng, người Do Thái ở các biệt khu được đưa đến các trại tập trung để thiêu sống trong lò hơi ngạt Đó là cách chế
độ phát xít nói là để giải quyết dứt điểm vấn đề Do Thái [90]
Đó là nạn phân biệt chủng tộc đối với người Do Thái, nạn phân biệt màu
da cũng xảy ra với những nỗi ám ảnh không kém, chẳng hạn như câu chuyện
của cậu bé người Mĩ gốc Phi Emmett Till Louis bị đánh đập, móc mắt, siết cổ bằng dây thép và quăng xác trôi sông vì đã huýt sáo với một người da trắng ở
Mississippi vào đầu thế kỉ XX; câu chuyện Bục huy chương Olympic 1968 với
“Lời chào quyền lực da đen”,v.v,…
Camus và Roth đều là những nhà văn sống lưu vong, chứng kiến nhiều vụ thảm sát vì kì thị, phân biệt tôn giáo, chủng tộc ắt hẳn sẽ hiểu rất rõ cảm giác thống khổ của con người trong hoàn cảnh này Albert Camus (1913 – 1960), là nhà văn được sinh ra và lớn lên ở Algieri nhưng lại mang trong mình hai dòng
Trang 28máu Pháp và Tây Ban Nha nên thực chất ông được gọi là “người chân đen” (người Algieri gốc Pháp) Vào cuối thế kỉ XIX, xã hội Algieri đã có những căng
thẳng tột cùng về nạn mù chữ, đói nghèo, xung đột, Và “mối quan hệ giữa
Camus – một người Algieri gốc Pháp – với những người Hồi Giáo nói tiếng Ả Rập (Muslim Algieria) đã có ảnh hưởng sâu sắc đến việc nhà văn xây dựng hình tượng người xa lạ và cái phi lí trong tác phẩm của ông với những mâu thuẫn về chính trị, tranh giành đất đai, văn hóa cùng với bạo lực liên miên đã tạo nên hố sâu ngăn cách không gì san lấp nổi giữa hai cộng đồng người nơi mảnh đất Algieri nắng cháy ven biển Địa Trung Hải Camus luôn mong muốn chấm dứt tình trạng xâm chiếm của thực dân Pháp ở Algieri, cũng như khát khao có thể làm được điều gì đó xóa nhòa sự ngăn cách giữa hai chủng tộc người nơi đây”
[31, tr.20] Như vậy, vấn đề phân biệt chủng tộc cũng được Camus rất quan tâm đến trong các sáng tác của mình
Philip Roth (1933 - ), là nhà văn Mĩ gốc Do Thái, mặc dù xác định Mĩ chính là quê hương của mình nhưng trong các sáng tác tiểu thuyết, ông luôn gửi vào đó niềm tự hào, tiếng nói bênh vực cho những người Do Thái – nguồn cội của mình Nhân vật trong sáng tác của Philip Roth thường là những người Do Thái với những tâm tư khác nhau Ông được xem là nhà văn của những người
Do Thái khi phơi bày hiện thực sống của họ, những áng văn của ông gần gũi, trong trẻo, tự nhiên, hài hước nhẹ nhàng như những lời tâm tình ông gửi cho những con người cùng cội nguồn Do Thái với mình nói riêng và nhân loại nói chung
Hoàn cảnh của hai nhà văn đã mang dấu ấn về các vấn đề chủng tộc, nguồn gốc Hoàn cảnh ấy đã có tác động đến việc xây dựng đề tài tiểu thuyết
Dịch hạch và Báo ứng Sự kì thị dân tộc thường được biểu hiện ở việc cô lập
một dân tộc, một tộc người nào đó Điều này tương đương với hình ảnh cách li – kiểm dịch trong hai tiểu thuyết Ở một qui mô hẹp, sự phân biệt ở đây đó là việc cách li giữa những người nhiễm bệnh với những người không nhiễm bệnh Ở
Trang 29một qui mô rộng hơn là việc đóng cửa thành phố, ngăn cấm mọi hành động thông thương, thư từ với bên ngoài
Xoay quanh đề tài bệnh dịch, Roth đã nói lên được tình trạng phân biệt chủng tộc đã và đang diễn ra gay gắt trong xã hội Nó là một loại vi rút đã ngấm sâu trong máu thịt của những người Âu châu bản địa, họ xem những người không cùng chủng tộc với mình như những kẻ mang mấm mống truyền nhiễm,
cần phải cách xa Trong Báo ứng, khi dịch bại liệt xuất hiện và lây lan, người ta
đổ lỗi cho những người Do Thái đã gây ra căn bệnh quái ác đó Người ta cho rằng khu người Do Thái ở chính là ổ bệnh Tuy nhiên, qua các lời thoại của nhân
vật, Roth đã thể hiện niềm tự hào và lòng yêu quí đối với người Do Thái: “Bọn
trẻ Do Thái là gia sản của chúng ta”; “Sao dịch bệnh lại nhắm vào lũ trẻ Do Thái xinh xắn cơ chứ?” [48, tr.39] Nhắc lại nạn phân biệt chủng tộc ở châu Âu,
Roth thể hiện thái độ phản đối điều đó: “Bác phản đối việc gây cho bọn trẻ Do
Thái sợ hãi Bác phản đối việc khiến người do Thái hoảng sợ, đã qua thời ấy rồi Đó là ở châu Âu, chính vì thế mà người Do Thái đã rời khỏi nơi đó.”
[48, tr.97]
Càng về sau, nạn phân biệt chủng tộc càng thể hiện sự vô lí của nó, bởi vì
dù sao ban đầu, con người vẫn có thể tìm được lí do vì sao mình bị phân biệt (do
dị giáo, do tổ tiên của người Do Thái đã giết chúa), nhưng ở thế kỉ XX, XXI, người ta không tìm được một lí do chính đáng nào cho sự phân biệt chủng tộc ngoài những lí do vớ vẩn do Đức quốc xã “nghiên cứu” ra (người da trắng thông minh, da vàng dai sức, da đỏ nóng nảy, da đen ngu ngốc) Điều phi lí này khiến người ta dễ dàng liên tưởng đến dịch bệnh với ý nghĩa ẩn dụ cho nạn kì thị chủng tộc cùng những ám ảnh mà nó mang lại
Những nạn nhân của dịch bệnh không hiểu vì sao mình lại nhiễm bệnh và phải làm thế nào mới thoát khỏi nó ngoại trừ cái chết! Tương tự như vậy, những người da đen, những người Do Thái, họ không hiểu vì sao kẻ khác cứ thích chà đạp họ, sỉ nhục họ, truy sát họ? Có lẽ họ cũng đã không ít lần cật vấn: Làm thế
Trang 30nào để thoát khỏi sự phân biệt này nếu không phải là việc khước từ chính bản thân mình? Họ hoàn toàn không có tội khi sinh ra là một người da đen hay một người Do Thái Ai cũng có nguồn cội, chẳng phải người da trắng, mắt xanh cũng
có nguồn cội của mình đó sao? Cớ sao họ lại áp đặt sự phân biệt phi lí lên đầu kẻ khác, bắt người khác phải đau khổ vì nguồn cội của chính mình, vì dòng máu chảy trong người mình? Dù điều đó rất phi lí nhưng trên thực tế đã có biết bao cuộc thảm sát đẫm máu xảy ra do nạn phân biệt chủng tộc, chưa kể đến những điều luật hà khắc dành cho họ (bị đánh dấu, không được đi học, không được có bất động sản, không được ra ngoài vào buổi tối,…)
Cũng như đội y tế của Rieux, cũng như Bucky Cantor, suốt mấy thế kỉ qua,
những người bị phân biệt, kì thị chủng tộc đã không chịu buông xuôi, không
chịu đầu hàng trước nghịch lí trớ trêu, họ đã không ngừng tranh đấu để giành lại quyền con người cho mình Đã có những phong trào đấu tranh nổi tiếng trong
lịch sử như: các phong trào đấu tranh của cựu tổng thống Nelson Mandela chống phân biệt người da đen ở Nam Phi, các phong trào của mục sư Martin Luther King, nhà hoạt động nhân quyền vĩ đại của nước Mỹ,…
Trong D ịch hạch, Camus nhấn mạnh với độc giả rằng dịch bệnh có thể bị
đẩy lùi nhưng nó vẫn ẩn nấp đâu đó hòng đe dọa con người bất cứ lúc nào có cơ
hội: “vi trùng dịch hạch không bao giờ chết và mất hẳn Nó có thể nằm yên
hàng ch ục năm trong đồ đạc, quần áo, nó kiên nhẫn đợi chờ trong các căn
bu ồng, dưới hầm nhà, trong hòm xiểng, trong khăn mù xoa và các đống giấy má,…và m ột ngày nào đó, để gây tai họa cho con người và dạy họ bài học, dịch
h ạch có thể đánh thức đàn chuột của nó dậy và bắt chúng chạy đến lăn ra chết ở
m ột đô thành nào đó đang sống trong hạnh phúc và phồn vinh” [6, tr.400]
Cũng giống như nạn phân biệt chủng tộc, dù có được xoa dịu bằng những đạo
luật mới, tôn trọng nhân quyền hơn nhưng chắc chắn đâu đó trong cuộc sống hôm nay vẫn còn không ít những sự phân biệt, dù nó không hề có lí do, bởi cái phi lí vốn là bản chất của thế giới, nó không biến mất mà chỉ cùng song song tồn
Trang 31tại với con người, chỉ có thể dung hòa chứ không xóa bỏ được nó
Dịch bệnh được xem là ẩn dụ cho nạn kì thị, phân biệt chủng tộc bởi vì nó cũng gây ra những cái chết vô tội, gây ra sự bất công và đau khổ cho con người như là dịch bệnh Cái chết trong sự kì thị, cũng giống như trong dịch bệnh là cái
chết cô đơn, bất ngờ, mang đầy nỗi cay đắng Nếu như những người mang dịch
bệnh phải chết trong sự thiếu vắng người thân (vì phải cách li) thì những người
bị phân biệt chủng tộc lại chết trong sự ghẻ lạnh của đồng loại, trong sự xót xa cho nguồn gốc của chính mình Đó là những cái chết bất thường, đột ngột, không theo vòng xoay sinh tử bình thường của tạo hóa Nạn phân biệt chủng tộc
và dịch bệnh đều làm ngăn cản sự tiến bộ của loài người vì phải lo khắc phục
những hậu quả của nó Trong hai cuộc đại thế chiến, nạn phân biệt chủng tộc tràn lan chẳng khác nào dịch bệnh,… Đó chính là cơ sở để chúng tôi cho rằng
nạn kì thị dân tộc cũng là một loại dịch bệnh Nạn kì thị dân tộc và dịch bệnh còn tương đồng nhau ở tính chất phi lí của nó Không có một lí do thỏa đáng,
dịch bệnh, nạn kì thị cứ đổ ập lên đầu, mang lại cái chết cho con người… Càng
cố thoát khỏi sự phi lí thì con người lại càng thấm thía bản chất không thể thoát được của nó
1.4 Dịch bệnh - ẩn dụ cho những rào cản tự do
Tự do là vấn đề rất được chú ý trong Dịch hạch và Báo ứng, nó được hiểu
là việc con người có thể đến những nơi mình thích, làm những việc mình cần,
sống cuộc đời của mình, có thể tự quyết định số phận của mình Trong hai tiểu thuyết, các nhân vật luôn trăn trở giữa những chọn lựa, dịch bệnh khiến cuộc
sống của họ bị đảo lộn, giới hạn, ngăn cản sự tự do
Dịch bệnh buộc con người phải chấp nhận cuộc sống cách li, phải sống trong phạm vi không gian theo qui định để tránh lây lan cho người khác Nếu là
những người chưa nhiễm bệnh thì họ buộc phải sống lưu đày, tù hãm khi thành
phố bị đóng cửa Tự do bị cướp mất Nhu cầu liên lạc với người thân bên ngoài thành phố tưởng như rất đơn giản nhưng lại không thể nào thực hiện được trong
Trang 32thời kì dịch bệnh Còn đối với người nhiễm bệnh thì tự do đối với họ chỉ là hai
từ xa xỉ mà họ không bao giờ có thể chạm tới được Bởi một mặt họ phải nằm
biệt lập trong khu chữa bệnh, mặt khác, nếu là dịch hạch thì họ không thể cử
động được mà bị kẹt cứng giữa các hạch “mạch lăn tăn và chỉ cần một cử động
nh ỏ là người bệnh sẽ chết”, và nhiều người đã không thể chịu đựng nỗi, đành
thực hiện cái hành động nhỏ ấy, và chết; còn nếu là bại liệt thì họ sẽ bị sốt li bì, đầu nhức như búa bổ, buồn nôn ghê gớm, đau nhức cơ bắp khôn tả, cứng cổ, tay chân liệt bại hoặc phải nằm trong máy trợ thở suốt đời, họ không thể tự chủ cuộc đời của chính mình được nữa Rào cản tự do ở đây chính là cuộc sống tù đày, là
việc bị nhốt mình trong cái vòng dịch bệnh quái ác Đồng thời, hình ảnh con người không thể cựa quậy khi bị dịch bệnh khống chế khiến chúng ta dễ dàng liên tưởng đến bộ máy chính quyền quan liêu, hà khắc, áp đặt, bóp nghẹt quyền
tự do của con người Như vậy, dịch bệnh còn mang ý nghĩa ẩn dụ cho rào cản tự
do, đó là sự đàn áp con người của các bộ máy chính quyền
Trong D ịch hạch, cũng vì dịch bệnh mà Rambert không thể rời thành phố,
không thể gặp lại vợ mình dù anh biết rằng mình “sinh ra để thuộc về một người
ph ụ nữ hơn là thuộc về nơi này” [6] Dịch bệnh cũng khiến bác sĩ Rieux không
còn thời gian chăm sóc bản thân, không còn thời gian quan tâm hai người phụ
nữ mà ông rất mực yêu thương, đó là mẹ và vợ mình Ở đây, dịch bệnh đại diện cho một thứ rào chắn ngăn cản tự do yêu đương, tự do hạnh phúc của các nhân
vật Nó khiến con người phải sống trong sự băn khoăn vì không biết đâu mới là
tự do đích thực của mình Sau bao suy nghĩ, đấu tranh, các nhân vật trong Dịch
hạch đã thấu hiểu: chỉ có sự tự do trong tâm hồn, sống vì người khác, chiến đấu
vì người khác, đó mới là tự do và hạnh phúc thực sự Còn trong Báo ứng, dường
như nhân vật Bucky mãi mãi không thể tìm thấy tự do cho mình dù đã cố đập vỡ bao rào cản vì nỗi ám ảnh của dịch bệnh gây ra với anh là quá lớn Anh luôn
sống trong trạng thái lo âu và mâu thuẫn Ban đầu, Newark xảy ra dịch bại liệt, Bucky nghĩ rằng tự do của anh là thoát ra được ổ dịch, vì vậy, anh chạy trốn
Trang 33công việc hiện tại để đến Idian Hill, nhưng anh vẫn không cảm thấy được tự do, yên ổn ở đây (dù rằng có những học trò ngoan bên cạnh, có Macia – được tự tình đêm đêm với nàng) bởi một lí do duy nhất là nơi đây vẫn có dịch bại liệt,
vẫn có những đứa trẻ chết Một lần nữa, Bucky chạy khỏi nơi mà anh vẫn cho là
tự do để đi tìm sự thật Và chính sự thật rằng anh bị bại liệt đã trở thành rào cản mãi mãi không thể nào phá nổi che lấp sự tự do của anh Bucky vĩnh viễn bị giam hãm trong mặc cảm tội lỗi và dịch bệnh đã cướp đi niềm tự do sống kiêu
hãnh dưới ánh mặt trời của anh
Tiểu kết chương 1: Đề tài dịch bệnh trong hai tiểu thuyết Dịch hạch của
Albert Camus và Báo ứng của Philip Roth được xây dựng như một ẩn dụ cho cái
phi lí và những nỗi ám ảnh của con người trong thế giới Hành trình sống của con người luôn song hành với cái phi lí, ở tầm nhân loại đó là chiến tranh, nạn kì
thị dân tộc, ở phạm vi cá nhân, đó là những khiếm khuyết, những cái ác, cái xấu, luôn xâm nhập, tấn công con người mà họ không có cách nào thoát ra được, cái phi lí còn là những rào cản tự do ngăn chặn con người tìm đến cuộc sống hạnh phúc Tất cả những điều này luôn đeo đẳng, bám riết lấy con người gây cho họ
những ám ảnh to lớn Như vậy, việc chọn đề tài dịch bệnh cho tiểu thuyết, Camus và Roth đã thể hiện được sự nhạy cảm và sâu sắc trong cách cảm nhận
về thế giới của mình Đề tài dịch bệnh ẩn dụ cho cái phi lí, tạo nên những nỗi ám ảnh ở con người Và hai yếu tố đó đã có sự chi phối mạnh mẽ trong nghệ thuật xây dựng cốt truyện Dịch hạch và Báo ứng, điều này sẽ được chúng tôi làm rõ ở
chương hai – Sự chi phối của quan niệm phi lí và những nỗi ám ảnh vào nghệ thuật xây dựng cốt truyện Dịch hạch và Báo ứng
Trang 34Chương 2 SỰ CHI PHỐI CỦA QUAN NIỆM PHI LÝ VÀ
Trong nghiên cứu tiểu thuyết nói riêng, tác phẩm tự sự nói chung, cốt truyện luôn là đối tượng được lưu ý hàng đầu, bởi lẽ, có nắm được đặc điểm cốt truyện của một tác phẩm ta mới có thể hiểu được những vấn đề khác trong tương quan trực tiếp hay gián tiếp với cốt truyện như: điểm nhìn nghệ thuật, người kể chuyện, không – thời gian trong tác phẩm, cấu trúc một tác phẩm tự sự, một tiểu thuyết, tiếp cận được mô hình tự sự mang phong cách và tài năng của nhà văn,
sự chi phối của các yếu tố văn hóa, văn minh nhân loại vào nghệ thuật xây dựng
cốt truyện
Cốt truyện là một thuật ngữ khá phức tạp, là khái niệm cốt lõi trong nghiên
cứu văn học Xung quanh thuật ngữ này, đã có những quan niệm đáng chú ý: quan niệm truyền thống (Aristote, A.N.Veselovski, sau này được L.I.Timofeep, G.N.Popspelop tiếp nối); quan niệm của chủ nghĩa hình thức Nga; quan niệm
của chủ nghĩa cấu trúc (sau này có thêm quan niệm của chủ nghĩa giải cấu trúc) Nhìn chung, mỗi quan niệm đều có những ưu điểm và hạn chế riêng, tùy từng
lập trường nghiên cứu Khái niệm cốt truyện mang tính chất động và ngày càng được bổ sung, hoàn thiện theo thời gian
Bàn về cốt truyện, Aristote chủ yếu nhấn mạnh đến hành động, sự sắp xếp các hành động sao cho đạt được hiệu quả thẩm mĩ nhất định Ông cho rằng cốt truyện chính là “linh hồn của bi kịch”, cốt truyện gồm các phần chính là mở - thân – kết (trình bày – thắt nút – phát triển – cao trào – mở nút)
Cùng gần với quan niệm của Aristote là quan niệm của L.I.Timofeep, ông cho rằng cốt truyện chính là hệ thống các biến cố, mà những biến cố đó phải
phản ánh được những xung đột xã hội, làm bộc lộ tính cách nhân vật Nhiệm vụ
Trang 35của người nghệ sĩ là phải chọn lựa những biến cố, những xung đột nào mang tính chất điển hình nhất gắn với hoàn cảnh sống của nhân vật, có giá trị khái quát cao L.I.Timofeep nhận định cốt truyện trong tương quan với tính cách nhân vật, đây là hai yếu tố luôn có sự gắn bó chặt chẽ với nhau Cốt truyện có
hấp dẫn hay không là do sự lý giải tính cách quyết định Đồng thời, tính cách sẽ cho người đọc thấy được tính chất nhiều mặt, phong phú của nội dung cốt truyện
Cả Aristote và L.I.Timofeep đều cho rằng các thành phần cốt truyện được
sắp xếp dựa trên một dụng ý nào đó của nhà văn Tùy vào cách nhìn nhận, tùy vào quan niệm, cách lý giải cuộc sống như thế nào mà nhà văn có cách xây
dựng, biểu hiện cốt truyện khác nhau
G.N.Pospelov cho rằng cốt truyện (fabula) được xây dựng chủ yếu dựa trên hành động của nhân vật Tuy nhiên, ông nhấn mạnh, hành động ở đây không chỉ
là những hành động tạo ra biến cố mà còn là hành động của cảm xúc, của suy
nghĩ, là “sự vận động của hành động chủ yếu chỉ xảy ra bên trong”; “fabula là
ti ến trình trần thuật về sự phát triển các sự kiện, trong đó có thể bao gồm những miêu t ả khác nhau, những ý nghĩ của nhân vật, hay là của tác giả, những câu chuyện kể xen về các sự kiện nằm ngoài tiến trình chủ yếu của truyện, và thường phá v ỡ trật tự thời gian của tiến trình sự kiện chủ yếu bằng cách cài vào những tình ti ết và dự báo hay hãm chậm sự kiện” [80] Các sự kiện trong cốt truyện
theo G.N.Pospelov liên hệ với nhau dựa trên mối liên hệ thời gian hoặc mối liên
hệ nhân quả Ông chủ yếu nhấn mạnh đến mối liên hệ nhân quả bởi nó giúp người đọc có thể khám phá đươc mạch logic ẩn ngầm trong tác phẩm, đem đến
Trang 36nguyên lý chung, chỉ ra chức năng, nhiệm vụ, những mối liên hệ cơ bản của các
yếu tố trong cốt truyện
Sau quan niệm truyền thống, các nhà chủ nghĩa hình thức Nga (B.Tomachevski, V.Shklovski) nhấn mạnh cách hiểu cốt truyện từ việc tiếp cận, nghiên cứu các thủ pháp hơn là bản thân các biến cố trong tác phẩm
Qua tiểu luận Hệ chủ đề, B.Tomachevski đã nêu lên quan điểm của mình
về cốt truyện trong sự đối sánh với khái niệm “chuyện kể”:
Chuy ện kể là tập hợp những biến cố có quan hệ với nhau được thông tin cho người đọc trong suốt chiều dài tác phẩm, nó có thể được tóm
t ắt theo trật tự biên niên hay nhân quả của các biến cố mà không phụ thu ộc vào thứ tự được trình bày Còn cốt truyện thì đi theo trình tự
xu ất hiện của các biến cố Nói cách khác, mối quan hệ giữa các biến
c ố trong chuyện kể mang tính thời gian và đi từ nguyên nhân đến kết
qu ả, còn cốt truyện lại liên kết các motip theo trình tự xuất hiện trong tác ph ẩm, và như thế nó hoàn toàn là một sản phẩm được chế tác, có tính ngh ệ thuật [79]
Cùng quan điểm với B.Tomachevski, V.Shklovski, “truyện kể” luôn chú ý đến tiến trình hành động của nhân vật với những biến cố dựa trên mối quan hệ nhân quả hoặc biên niên, còn “cốt truyện” là sự phát triển hành động của nhân
vật, chuỗi các biến cố mâu thuẫn được thiết lập dựa trên mối liên hệ về trình tự
của các sự kiện trong tác phẩm
Quan điểm của chủ nghĩa cấu trúc, đại diện tiêu biểu là J.Lotman , đã coi
cốt truyện là một trong những yếu tố cơ bản tạo nên kết cấu tác phẩm nghệ thuật ngôn từ Trên nguyên tắc đối lập nhị phân ngữ nghĩa của tổ chức nội tại các yếu
t ố của văn bản, J.Lotman đã xác lập cấu trúc cốt truyện trên cơ sở của một loạt
nh ững cặp phạm trù có tính chất đối lập, liên kết với nhau theo từng cấp độ của văn bản nghệ thuật: văn bản phi cốt truyện/văn bản có cốt truyện; không có
bi ến cố/có biến cố; nhân vật bất hành động/nhân vật hành động… Ông cũng yêu
Trang 37c ầu xem cốt truyện trong sự tương quan chặt chẽ với những yếu tố khác của kết
c ấu tác phẩm nghệ thuật như khung khổ, không gian nghệ thuật, điểm nhìn…
[79]
Có thể thấy rằng, các nhà nghiên cứu luôn cố gắng tìm cho truyện một mô hình trần thuật nhất định để có thể áp nó vào một tác phẩm cụ thể khi khảo sát
Đó có thể là mô hình đồng tính của Lévi – Strauss hay ngữ đoạn trần thuật của
A.J.Greimas,… Các mô hình này thường phải đảm bảo các yêu cầu: sự vận động
ti ến về phía trước đến kết thúc và việc thay đổi tình thế ban đầu làm nảy sinh
y ếu tố nghĩa của cấu trúc [11, tr.77]
Tùy từng cách tiếp cận văn bản tự sự mà giới nghiên cứu có cách hiểu cốt truyện khác nhau Trong quá trình khảo sát cốt truyện, việc chọn ra những chi
tiết, tình huống, hành động để nghiên cứu được xem là rất quan trọng Tuy nhiên, những chi tiết, tình huống, hành động đó phải có giá trị nghệ thuật nhất định, có đóng góp vào sự phát triển đề tài của tiểu thuyết hoặc truyện Cách kết thúc truyện cũng là một yếu tố quan trọng cần xem xét
Trong luận văn này, chúng tôi khảo sát cốt truyện trong mối liên hệ và chịu
sự chi phối bởi tư tưởng của nhà tiểu thuyết Cốt truyện trong cách hiểu của chúng tôi đó là chuỗi các hành động, sự kiện, biến cố được sắp xếp một cách nghệ thuật theo dụng ý của nhà văn Dụng ý ấy có thể xuất phát từ những động
cơ khác nhau (động cơ hiện thực, động cơ thẩm mĩ,…) nhưng nó đều không
nằm ngoài tư tưởng của nhà văn Trong cốt truyện tiểu thuyết, tư tưởng nhà văn
được xem là mạch logic nội tại liên kết các thành phần, yếu tố của cốt truyện, nó
qui định những thủ pháp nghệ thuật được sử dụng trong tác phẩm
Trên cơ sở cách hiểu cốt truyện như thế, chúng tôi sẽ tìm ra những tình
huống, chi tiết có giá trị nghệ thuật cao, có vai trò làm phát triển, biến đổi chủ đề
tiểu thuyết để khảo sát trong mối tương quan với các yếu tố chi phối đến cốt truyện như: thời gian, không gian, ngôi kể,… Bên cạnh đó, chúng tôi sẽ so sánh
những điểm gặp gỡ, những sự khác biệt trong nghệ thuật xây dựng cốt truyện ở
Trang 38hai tiểu thuyết Báo ứng và Dịch hạch để thấy được tài năng, phong cách của hai
nhà văn nổi tiếng, có tầm ảnh hưởng lớn đối với nền văn học Mĩ và Pháp
Trước khi đi cụ thể vào nghệ thuật xây dựng cốt truyện Dịch hạch và Báo
ứng, chúng tôi xin giới thiệu sơ lược về cốt truyện của hai tiểu thuyết này Dịch
h ạch (La Peste) được chia thành 5 chương, kể về nạn dịch hạch (ẩn dụ) ở thành
phố Oran bên bờ Địa Trung Hải Dịch bệnh bắt đầu từ sự kiện chuột chết hàng
loạt, sau đó, con người mắc phải một chứng bệnh mà các bác sĩ ban đầu không dám gọi tên với các triệu chứng: sốt cao, nôn mửa, khó thở, có những hạch cứng
xuất hiện ở bẹn, nách, và người ta chết rất nhanh sau đó Nhân vật trung tâm của
tiểu thuyết là bác sĩ Rieux, ông đã hành động bằng tất cả khả năng của mình để
cứu người Ban đầu, ông hành động đơn độc, nhưng càng về sau càng tập hợp được nhiều người (Tarou, Rambert, Grand, Panolux,…) Kết thúc truyện là sự ra
đi của dịch bệnh cùng những mất mát không bao giờ bù đắp được của những nạn nhân Câu chuyện không đóng hẳn mà cứ lan mãi những dư âm về dịch bệnh, sự
sống, cái chết, sự công bình, bất công, chiến tranh, tội ác,…
Báo ứng (Nemesis) là tiểu thuyết được cho là cuối cùng trong sự nghiệp
cầm bút của Philip Roth, gồm 3 phần: Newark, Idian Hill, Gặp lại Bucky Cantor là nhân vật chính của tiểu thuyết, anh mồ côi mẹ từ nhỏ, cha là kẻ trộm,
sống với ông bà ngoại, được học những đạo lý tốt đẹp để trở thành một ngưới
Do Thái cứng rắn, thông minh và khỏe mạnh từ hai người.Bucky không được
nhập ngũ do hai mắt bị cận, anh được nhận vào làm thầy giáo quản lý sân chơi vào khoảng mùa hè năm 1944 Anh nhanh chóng trở thành thần tượng của bọn
trẻ ở sân chơi, cho đến khi…dịch bại liệt xuất hiện, anh dần thấy mình sụp đổ Bucky tìm cách chạy trốn dịch bệnh, nhưng không ngờ, anh lại chính là kẻ mang
mầm bệnh và lây cho người khác Câu chuyện kết thúc với hình ảnh Bucky ngồi
xe lăn, sống đau khổ với những vết thương quá khứ, và cuối cùng, hình ảnh một Bucky vạm vỡ, tràn đầy tự tin của ngày xưa hiện lên như một ánh hồi quang
Trang 39khép lại câu chuyện Tác phẩm mở đầu và kết thúc đều bằng hình ảnh Bucky Cantor đầy sức lực và niềm tin, là thần tượng của lũ trẻ
Cùng chịu sự chi phối bởi cái nhìn mang màu sắc phi lí cũng như những
nỗi ám ảnh về cuộc sống như tuổi già, bệnh tật, chiến tranh, tội ác, cái chết,…
Cốt truyện Dịch hạch và Báo ứng có sự gặp gỡ, trùng hợp đến kì lạ ở nhiều chi
tiết Cốt truyện hai tác phẩm đều xoay quanh đề tài dịch bệnh, đều thể hiện sự hoài nghi và chán ghét Chúa, xen vào cốt truyện là biết bao suy tư mang đậm tính chất hiện sinh về cuộc sống của con người được thể hiện qua đối thoại của các nhân vật
Dù có những điểm giống nhau như thế nhưng cốt truyện hai tiểu thuyết vẫn
có những điểm khác biệt do phong cách xây dựng tiểu thuyết của hai nhà văn có
những nét độc đáo riêng biệt Nét riêng biệt này cũng xuất phát từ cái nhìn khác nhau về con người và cuộc sống của hai nhà văn, sự khác nhau về hai nguồn tư
tưởng, hai nền văn hóa Âu - Mĩ Nếu cốt truyện Dịch hạch chủ yếu được xây
dựng trên nền tư tưởng phi lí với những biểu hiện sinh động của nó, đồng thời cũng mang đậm tính chất triết lí, luận đề, khiến cho tiểu thuyết này mang nặng chiều sâu triết học, ít nhiều trở nên nặng nề, khó đọc đối với những ai không
thực sự hứng thú Cũng sẽ có một sự hợp lí nhất định nếu gọi cốt truyện tiểu thuyết Dịch hạch là cốt truyện luận đề Tuy nhiên, ở đây chúng nhấn mạnh cách
thức nhà văn xây dựng cốt truyện ở những hành vi của nhân vật hơn, nên có thể
tạm gọi cốt truyện trong Dịch hạch là kiểu cốt truyện hành động Cốt truyện Báo
ứng mang nặng nỗi ám ảnh của nhân vật chính mà đó cũng là những ám ảnh của
Philip Roth trong cái nhìn về cuộc sống Càng về những tiểu thuyết cuối, nỗi ám ảnh về tuổi già, bệnh tật, cái chết thể hiện hết sức rõ rệt trong tiểu thuyết của ông (bốn tiểu thuyết cuối: Người phàm, Phẫn nộ, Các hạ, Báo ứng) Cốt truyện
mang tính chất vòng tròn, như một ẩn dụ cho vòng tròn của báo ứng, nhân quả, vòng tròn của sinh – lão – bệnh – tử trong cuộc đời con người
Trang 402.1 Quan niệm của Camus và Roth về cái phi lí và nỗi ám ảnh
2.1.1 Cái phi lí
Cái phi lí là quan niệm trung tâm trong sáng tác của Camus Ông có hẳn
những quan niệm cụ thể về cái phi lí, được thể hiện rõ nhất trong tập tiểu luận
Huy ền thoại Sisyphe, đồng thời, ông cũng thể hiện quan niệm ấy trong các sáng
tác văn chương của mình
Nói đến quan niệm phi lí, chúng ta phải thừa nhận rằng đây không phải là quan niệm hoàn toàn mới, do Camus sáng tạo ra mà trước ông, các tác giả khác cũng đã nói nhiều đến vấn đề này Với tư cách là một khái niệm triết học, từ thời
Hi Lạp cổ đại, Aristote đã đề cập đến cái phi lí, kể từ đó, nó được kế thừa và tiếp
nối qua nhiều thời kì Nhưng có thể nói, phải đến Camus (cùng với Sartre) thì cái phi lí mới trở thành một quan niệm thu hút nhiều sự chú ý trong triết học và văn học (có cả một trào lưu văn học phi lí, kịch phi lí, nó lan rộng và ảnh hưởng đến nền văn nghệ nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam)
Quan niệm về cái phi lí đã được Camus tiếp nối từ tư tưởng triết học của
Kierkegaard, Nietzsche, Heidegger, tiếp biến qua hình tượng các nhân vật phi lí
của Kafka, Dostoievski và sự sáng tạo của riêng ông Camus có một quan niệm khác biệt với những người đi trước ở chỗ: phi lí với ông đó là sự đáp trả dửng dưng, vô tình của thế giới trước con người, và con người hoàn toàn không chịu
bó gối ngồi im, không tự giam cầm mình trong thế giới ấy mà luôn dùng hành động của mình để tích cực chống trả, không bằng cách này thì bằng cách khác
Hoặc họ sẽ cố tìm vui trong hành động sống (phải tưởng tượng rằng Sisyphe
cảm thấy hạnh phúc), hoặc đáp trả thế giới vô tình bằng sự vô tình, chống đối
thế giới dửng dưng bằng sự dửng dưng (Mersault),…hoặc hành động hết mình,
dấn thân hết mình, nhập cuộc hết mình, đoàn kết lại để “nổi loạn” để “phản kháng” chống lại sự phi lí của cuộc đời (các nhân vật trong trong Dịch hạch)
Phản ứng với cái phi lí theo Camus không có nghĩa là con người phải chọn lấy cái chết, chọn lấy sự tự vẫn cho mình, dù biết rằng chỉ có cái chết mới là điều