1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Cảm quan phi lý trong tác phẫm kẻ xa lạ của albert camus

31 762 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 58,77 KB

Nội dung

CHƯƠNG I: KHÁI NIỆM PHI LÝTrong những thập niên đầu thế kỳ XX ở phương Tây đã xuất hiện hiệntượng văn học phi lý với những tên tuổi quen thuộc của nhân loại như FranzKafka,

Trang 1

Dàn bàiDẫn nhập

Chương I: Khái niệm phi lý

1.1 Khái niệm phi lý trong triết học

1.2 Khái niệm phi lý trong văn học

1.3 Cuộc khủng hoảng về nhiều mặt của thế kỷ XX

Chương II: Cảm quan phi lý trong tác phẫm “Kẻ xa lạ” của Albert Camus

2.1 Tác giả Albert Camus

2.2 Tóm tắt tác phẩm “Kẻ xa lạ”

2.3 Cảm quan phi lý trong tác phẩm “Kẻ xa lạ”

2.3.1 Phi lý bên trong2.3.2 Phi lý bên ngoài

Tổng kết

Trang 2

DẪN NHẬP

Albert Camus, trong chùm bài tiểu luận triết học mang tên Một lập luận

triết học in trong tập Huyền thoại Sisyphus đã viết: “Cũng có khi cái quy trình định

sẵn từng bước sụp đổ Sáng dậy, lên xe đi làm, bốn giờ trong văn phòng hoặc nhàmáy, ăn trưa, lên xe về chỗ làm, bốn giờ công việc chiều, ăn tối, ngủ nghỉ, và ThứHai Thứ Ba Thứ Tư Thứ Năm Thứ Sáu và Thứ Bảy cùng theo nhịp điệu này – cáilối mòn ta vẫn thường dễ dàng tuân theo Nhưng một ngày nào đó, câu hỏi “tạisao” xuất hiện, thế là mọi sự bắt đầu trong cái mệt mỏi nhuốm màu kinh ngạc

“Bắt đầu” – đây là điều quan trọng

Trang 3

CHƯƠNG I: KHÁI NIỆM PHI LÝ

Trong những thập niên đầu thế kỳ XX ở phương Tây đã xuất hiện hiệntượng văn học phi lý với những tên tuổi quen thuộc của nhân loại như FranzKafka, Albert Camus, Samuel Beckett, Eugene Ionesco… trong đó có hai ngườiđược nhận giải Nobel văn học là Camus (1957) và Beckett (1969), và Ionesco trởthành viện sĩ Viện Hàn lâm Pháp (1970) Hiện tượng văn học này đã gây rất nhiềutranh cãi và tuy chỉ tồn tại đến cuối những năm 60 nhưng những đóng góp của vănhọc phi lý vẫn còn sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến tận bây giờ

1.1 Khái niệm phi lý trong triết học:

Khái niệm về cái phi lý đã xuất hiện từ thời cổ đại Các nhà triết học Hy Lạpcổ đại như Zenon và Aristote hay nhà toán học Euclide đã áp dụng phương phápngụy biện cho suy lý lôgic, nghĩa là phương pháp lập luận dựa vào giả thuyết phi

Đến thời trung đại, nhà bác học La Mã Tertullianus (155-220) đã có một câunói nổi tiếng: “Tôi tin vì nó phi lý”

Thế kỷ XVI, XVII cũng xuất hiện một vài nhà triết học đề cập đến cái phi

lý Nhưng chung quy lại, trên phương diện lôgic học thì cái gì đi ngược lại nhữngquy tắc logic nghĩa là phi lý

Tuy nhiên, triết học phương Tây hiện đại còn quan niệm rằng tất cả những

gì chống lại năng lực nhận thức, chống lại lý trí, không thể lý giải được bằng tư duy, thì đều được coi là phi lý, cái phi lý là cái phản lý tính Định nghĩa này xuất

hiện từ cuối thế kỷ XVIII và phát triển thành chủ nghĩa phi lý tính kéo dài suốt hơnmột thế kỷ sau đó Đặc điểm của chủ nghĩa phi lý tính là sự mất lòng tin vào khảnăng tư duy, dùng ý chí thay cho lý trí, dùng trực giác thay cho tư duy Các nhàtriết học phi lý tính nhấn mạnh đặc biệt đến cái không thể chứng minh được, đềxuất việc tự nhận thức cái riêng để chống lại việc nhận thức cái chung mà lý trímuốn hướng tới Họ coi trọng thực tiễn và khả năng trực giác mà không cần thôngqua tư duy Chủ nghĩa phi lý tính xuất hiện khi lý trí tỏ ra bất lực khi thâm nhậpvào bản chất sâu kín cuối cùng của sự việc Vậy nên họ tin rằng thế giới này tồn tại

là nhờ vào những điều phi lý Xét cho cùng, bản thân sự tồn tại của vật chất đã làmột điều không thể giải thích được Chẳng phải cái hạt nhỏ nhất mà các nhà khoahọc phát hiện ra lại được đặt tên là hạt của Chúa đó sao?! Bởi lẽ họ không thể nàogiải thích được cho sự tồn tại của cái hạt vật chất nhỏ bé đó Và các nhà khoa học,

Trang 4

ngoài việc tìm ra và đặt tên thì họ hoàn toàn bất lực trong việc giải thích sự vậnhành của vũ trụ Lý tính đã tỏ ra “bất khả tri”.

Khái niệm triết học phi lý là quan điểm cơ bản chủ nghĩa hiện sinh mànhững triết gia đại diện là Soren Kierkegaard (Đan Mạch, 1813-1855), M.Heidegger (Đức, 1889- 1976), Karl Jaspers (Đức, 1883-1969), Nietzche (1844-1900), Ortega (Tây Ban Nha, 1883-1955)… Các triết gia hiện sinh đều có tư tưởngchống hệ thống Hệ thống (system) là một khuôn khổ trừu tượng gói ghém toàn bộchân lý cuộc đời mà người tạo hệ thống tuyên bố với thế giới Bản chất của hệthống là sự phục tùng, từ Plato cho đến Hegel đều có một hệ thống triết lý đượccho là chân lý mà ở đó buộc mọi người phải tuân theo (Ở phương Đông thì đặcbiệt có nho giáo với khái niệm “trung quân”, có đạo hồi Islam mà bản chất của cáitên Islam có nghĩa là phục tùng.) Các nhà hiện sinh chủ nghĩa cho rằng chân lýkhông phải là cái chung, mà chân lý mang chủ thể tính, không ai có quyền được ápđặt bất cứ một hệ thống chân lý nào lên người khác và buộc người khác phải tuântheo

Đặc biệt, họ chống lại chủ nghĩa duy lý Dercartes, bởi lẽ họ cho rằng chủnghĩa duy lý chỉ đề cập đến con người trừu tượng chứ không xác định được conngười cụ thể, con người cá nhân Descartes có một câu nói nổi tiếng: “Tôi nghingờ tức là tôi tư duy, tôi tư duy tức là tôi tồn tại” Thế nhưng Ortega cho rằng hòn

đá không tư duy nhưng nó vẫn hiện hữu, tôi tư duy nghĩa là tôi tư duy, không thể

có cái “tức là” mà phải là “Tôi tư duy bởi vì tôi sống” Đời sống là đời sống, mà tưduy là tư duy, cái tư duy không thể nào nắm bắt được cái hiện sinh, vì tư duykhông thể nào chạm được đến sự bí ẩn của cuộc đời Ông còn có quan niệm rằngtôi hoài nghi tới cùng, cho đến khi hoài nghi cái hoài nghi của tôi, nhưng tôi phảitin rằng tôi đang hoài nghi

Như vậy, hiện sinh chủ nghĩa coi trọng con người như là một hữu thể hoàncảnh, tôi là tôi phối kết với hoàn cảnh của riêng tôi, nên không thể có một chân lýchung nào giữa cái tôi này và cái tôi khác, đồng thời sinh ra những mâu thuẫn lẫnnhau và tự mâu thuẫn với chính mình Và vì thế nên ta không thể nào tách rời kháiniệm phi lý ra khỏi triết học hiện sinh chủ nghĩa

Quay lại với khái niệm phi lý, Albert Camus cho rằng phi lý là “sự giao tiếpbất hòa hợp” giữa khát vọng của lý tính muốn tìm hiểu thế giới với cái thực tại utối khó hiểu của thế giới đó Từ sự bất hòa hợp này nảy sinh ra cái cảm giác về phi

lý Chính vì vậy mà cái phi lý của Camus là cái phi lý âm thầm day dứt trong nộitâm con người mà chúng tôi sẽ đề cập đến khi phân tích tác phẩm “Kẻ xa lạ” ở

Trang 5

phần sau Người ta cho rằng Franz Kafka và Albert Camus là sự thống nhất giữa

hai mặt đối lập bởi lẽ: Kafka viết về cái phi lý như là một thực thể tồn tại khách

quan mà nhà văn tuyệt vọng tìm hiểu suốt cuộc đời, Camus bổ sung thêm cho cái

phi lý đó bình diện chủ quan Không có Camus, cái phi lý của Kafka sẽ tỏ ra đơn

độc, mất cân đối Nếu không có Kafka, chắc chắn sẽ không thể nào xuất hiệnCamus

Tuy Albert Camus không bao giờ tự nhận mình là triết gia, nhưng các tácphẩm và những tiểu luận của mình đã hình thành khái niệm triết học phi lý đạt đếnđỉnh cao mà sau ông, không còn nhà triết học nào bàn đến nữa

1.2 Khái niệm phi lý trong văn học:

Triết học quan niệm rằng phi lý sinh ra từ cái “bất khả tri” của lý tính, thếnhưng các nhà văn thông qua các sáng tác của mình cho rằng thế giới này “khảtri”, có thể nhận thức được Tuy nhiên kết quả của cái nhận thức được đó là sự phi

lý Một bên là vì không nhận thức được nên phi lý (triết học), một bên thì vì nhậnthức được cho nên thấy phi lý (văn học) Có thể thấy, bản chất của cái phi lý vẫn làphi lý, tuy nhiên triết học và văn học là hai lĩnh vực khác nhau nên tiếp cận cái phi

lý theo hai cách khác nhau Triết học đi tìm cái bản chất sâu thẳm nhất của mọithứ, văn học là kể lại quá trình đó

E Ionesco, một đại diện đặc trưng của văn học phi lý, khi nói về cái phi lýđã công nhận rằng cái phi lý là sự tồn tại vô nghĩa của con người, là sự suy giảmgiá trị của mọi lý tưởng của con người, thường nhận thấy được trong thế giới hiệnđại Nhà phê bình người Anh Martin Esslin cho rằng thế giới của cái phi lý là thếgiới “không thể giải thích được và không có một ý nghĩa trọng tâm” Nhưng ởIonesco còn có một tình trạng mâu thuẫn của nhận thức Ông viết trong nhật ký:

“Tất nhiên không thể tưởng tượng được rằng mọi cái sẽ không tồn tại, rằng không

có cái gì tồn tại Tôi cố gắng muốn hiểu cái không thể hiểu được: Bỗng nhiên tôi

có một hình ảnh về điều gì đó vô cùng chắc nịch và phi lý Sự không tồn tại là mộtđiều không thể có được và tỏ ra phi lý, sự tồn tại cũng là một điều phi lý khôngkém mặc dù nó là việc có thể có được.”

Như vậy khái niệm phi lý trong văn học được dùng để chỉ loại hình văn học

phi lý có nhiệm vụ nhận thức và mô tả cái hiện thực vô nghĩa, phi lôgic, phi lý tính, trái với năng lực nhận thức của con người Mặc dù vậy, nhìn chung khái

Trang 6

niệm phi lý nói đến nhiều nhất vẫn là những gì trái với các quy tắc lôgic, trái vớinăng lực nhận thức là phi lý.

Có rất nhiều loại hình văn học nghệ thuật khác có đề cập đến cái phi lý ởthời xa xưa, từ những sáng tác dân gian sử dụng các thủ pháp trào phúng và hàihước vô nghĩa, chơi chữ loạn nghĩa, hay những sáng tác phiêu lưu hoang tưởngnhư Cuộc phiêu lưu của Giulliver (J Swift- nhà văn Ailen) hay Alice ở xứ sở diệukỳ (Lewis Carrol- nhà văn Anh)… cho đến truyện “chưởng” của Trung Hoa… Thế

nhưng, cái phi lý trong những sáng tác trên dựa vào nguyên tắc tạm thời quên đi

thế giới thực tại rồi trở về lại với thế giới thực tại Theo cái logic riêng của thế giới

tưởng tượng đó thì không có gì là phi lý cả Văn học phi lý khác với những sángtác trên ở quan điểm nghệ thuật chứ không phải ở thủ pháp nghệ thuật

Như vậy, văn học phi lý là văn học phản ánh những hiện tượng và sự việc

trái với sự phát triển của tư duy lôgic thông thường, hoặc nói đúng hơn là trái với

lôgic nhân văn tiến bộ của loài người Theo định nghĩa này thì chỉ bắt đầu từ

Franz Kafka, nhà văn gốc Do Thái Về mặt xã hội thì văn học phi lý là kết quả củachủ nghĩa phi lý tính triết học, cho nên nó cũng là kết quả của cuộc khủng hoảngcủa thực tế xã hội thế kỷ XX

Khái niệm phi lý nói chung đã xuất hiện từ thời xa xưa, nhưng khái niệm phi

lý hiện đại mới chỉ xuất hiện từ nửa đầu thế kỷ XIX với chủ nghĩa phi lý tính và

sau đó là với chủ nghĩa hiện sinh, và nó chỉ được thể hiện thành một loại hình văn

học rõ rệt từ đầu thế kỷ XX với người mở đường là Kafka Cho nên khi nói đến

văn học phi lý thì chúng ta phải hiểu rằng đó là văn học con đẻ của thế kỷ XX, làmột phản ứng của thời đại lịch sử

1.3 Cuộc khủng hoảng về nhiều mặt của thế kỷ XX:

Nền văn minh vật chất mới, sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật đã giúp conngười phát hiện ra những bí mật của đời sống, của tự nhiên, của vũ trụ Sự xuấthiện các thuyết lượng tử, phân tử, thuyết tương đối, những phát hiện y học về thânthể con người đã làm người ta thấy rõ hơn những vấn đề có tính chất khám phá,những phát hiện về thế giới mà triết học duy lý trước đó đã không thể giải quyếtđược Từ lâu, các nhà khoa học cổ điển đã tuyệt đối hóa cái tất yếu, tính nhân quảtriệt để, thế nhưng các nhà khoa học hiện đại đã đề cao cái ngẫu nhiên Ðiều nàykéo theo sự lung lay, sự nghi ngờ nền tảng tinh thần cũ và yêu cầu xem xét lạinhững giá trị đó sau khi người ta thấy rằng có một số những chân lý khoa học và

Trang 7

tư tưởng của thế kỷ trước thực sự không còn chính xác nữa Con người bắt đầu đốidiện với sự hoài nghi.

Xã hội phương Tây nhanh chóng đi vào kỷ nguyên văn minh vật chất vànhiều kỳ vọng về tương lai Nhưng con người cũng đã sớm nhận ra rằng họ đãhoàn toàn thất vọng, khi nền văn minh vật chất đã phản bội lại con người, là kẻsáng tạo ra nó Mặt khác nó trở thành chủ nhân của con người, biến con ngườithành nô lệ của xã hội mày móc văn minh Xã hội tiền tài vật chất chi phối vàquyết định cuộc sống cũng như hành động của con người Ở đây có hai yếu tố đó

là lịch sử và xã hội đã quyết định đến văn học phi lý: hiện tượng tha hóa và hiện tượng vật thể hóa, đặc trưng của xã hội chủ nghĩa tư bản hàng hóa hiện đại Các

nhà trí thức đã nhận thấy một điều phi lý là trong khi sự phát triển của các phươngtiện thông tin đại chúng đang ngày càng làm cho con người dễ dàng giao tiếp vớinhau bao nhiêu, thì các mối quan hệ đạo lý - nhân văn lại càng bị gián đoạn bấynhiêu, như nhà văn Thụy Sĩ Durrenmatt đã nhận xét: “bộ phận không hợp nhấtđược với tổng thể, cá nhân không hợp nhất được với tập thể, con người không hợpnhất được với nhân loại”

Bối cảnh xã hội thời bấy giờ là bối cảnh của sự mâu thuẫn nảy sinh do có sự

áp đặt phi lý của một quan điểm cực đoan, của một thể chế xã hội độc đoán, củamột tham vọng chính trị “phi lý” Cuộc khủng hoảng đó còn được tích lũy lâu dàicủa một hiện tượng tha hóa Sự tha hóa làm con người trở nên xa lạ trong cái xãhội của chính mình, tạo ra một hố sâu ngăn cách con người với thế giới, làm chocon người cảm thấy mọi sự trở nên phi lý, thậm chí còn cảm thấy chính sự tồn tạicủa mình cũng trở nên phi lý trước cuộc đời

Ðối diện với sự hoài nghi về cái cũ lẫn cái mới, đối diện với nhận thứ cái phi

lý, bầu không khí văn hóa tinh thần của tây phương đi vào khủng hoảng sâu sắc.Ðây là thời kỳ người ta luôn bị ám ảnh bởi khái niệm "cuối thế kỷ": suy đồi, mệtmỏi, một tình trạng mà nhà nghiên cứu Albérès viết " Thối nát suy vong và giànua lẩm cẩm với mầm non hăng hái đâm chồi trộn lẫn nhau Không ai biết tươnglai ra sao Lòng tin tưởng tôn giáo đã mất, lòng tin tưởng khoa học cứu thế đã đemlại ảo tưởng cho con người trong suốt một thế kỷ nay cũng không còn Quan niệmduy tâm mới chưa cấu thành Ðó mới còn là một ước vọng mờ mịt và vì thế nócàng làm cho con người hoang mang rối loạn trước thực tại phũ phàng của đờisống" Triết học duy lý lung lay và hậu quả của sự thất vọng ấy là con người bắtđầu hướng về những giá trị đặc dị và bất thuận lý về thị dục, về lòng nhiệt thành,bản năng, tình cảm, đức tin Nó bắt đầu từ sự sụp đổ của các nền tảng tư tưởngduy lý, khi "vũ trụ duy lý đã biến thành vũ trụ phi lý"

Đầu thế kỷ XX, thế giới phương Tây được chứng kiến một phong trào phủđịnh về mọi mặt của xã hội, trong đó có sự phủ định đối với nghệ thuật truyềnthống: nghệ thuật phản nghệ thuật Các văn nghệ sĩ không chỉ phủ định về mặt nội

Trang 8

dung mà còn phủ định về mặt hình thức Họ tìm sự ẩn náu ở những miền hoang dã,ở nơi cách xa văn minh loài người, họ quay về với nghệ thuật thời nguyên thủy,chuộng lạ Cái khát vọng phá tan những ước lệ khuôn sáo truyền thống mạnh mẽđến mức họ thử nghiệm hết tất thảy mọi hình thức phản nghệ thuật từ đột phá đếncực đoan Văn học phi lý nằm trong xu hướng đó.

Văn học phi lý với chủ đề bao trùm là thân phận con người sẽ chi phối mạnh

mẽ văn học phương tây trong giai đoạn tiếp theo, với các khuynh hướng của cácthời kỳ trước và sau hai cuộc chiến tranh thế giới, từ văn học phi lý thời Kafka ,kịch phi lý trước và sau chiến tranh thế giới thứ hai, đến chủ nghĩa hiện sinh rồihiện sinh phi lý phát triển mạnh vào những thập niên 50, 60 ở Pháp Nói chungtrào lưu văn học phi lý có những đặc điểm như sau: Thái độ không chấp nhận xãhội tư sản và nền văn minh tư sản, tố cáo những khủng hoảng, bế tắc, tha hóa vềmặt tinh thần, là nền văn học của những nạn nhân viết về những nạn nhân, thườngnêu lên những quan niệm bi đát về thân phận con người, phủ nhận lý trí, gạt bỏ lýtính trong quá trình sáng tạo nghệ thuật

Trang 9

CHƯƠNG 2: CẢM QUAN PHI LÝ TRONG “KẺ XA LẠ”- ALBERT CAMUS

2.1 Tác giả Albert Camus

Cuộc đời:

Albert Camus (sinh ngày 7-11-1913, Mondovi, Algeria – mất ngày

4-1-1960, gần Sens, Pháp) là nhà văn người Pháp, nhà viết kịch, nhà báo, đạo đức và lýluận chính trị Cha là người Pháp, mẹ là người Tây Ban Nha Sau khi cha mất nămông một tuổi vì đi lính, Camus được bà ngoại và người mẹ mù chữ nuôi dạy trongcảnh nghèo khó, thậm chí trong nhà không có một cuốn sách hay tờ báo nào Hai

mẹ con ông rất ít khi tâm sự với nhau Sau này lớn lên, Camus giải thích sự lặng lẽcủa mẹ anh là dấu hiệu của phẩm cách và danh dự

Năm 1918 Camus vào học tiểu học và đã may mắn được giảng dạy bởi mộtgiáo viên xuất sắc là Louis Germain, người đã giúp anh giành được một suất họcbổng cho các trường trung học Algiers (trung học) vào năm 1923 Ông học triết vàvăn chương ở đại học, làm báo và chơi thể thao, và có vẻ như ông sống một cuộcđời tích cực, hạnh phúc

Tại trường đại học, Camus đã đặc biệt bị ảnh hưởng bởi một trong nhữnggiáo viên của mình là Jean Grenier, người đã giúp anh phát triển những ý tưởngvăn học và triết học của mình Ông đã trở thành một người khổng lồ của văn họcPháp và một giọng nói hàng đầu của triết học hiện sinh lúc bấy giờ

Ông đã nhận được giải thưởng Nobel cho văn học năm 1957, là người trẻnhất đạt giải Nobel cho đến nay Ba năm sau đó ông đã mất trong một vụ tai giaothông

Trang 10

- Tiểu luận triết học:

L’envers et l’endroit (Mặt trái mặt phải, 1937)

Le mythe de Sisyphe (Huyền Thoại Sisyphe, 1942)

L'homme révolté (Người nổi loạn, 1951)

Ngoài ra, Albert Camus còn viết nhiều kịch và truyện ngắn Camus cầm búttừ rất sớm, những bài viết đầu tiên của ông xuất hiện trên tạp chí Sud vào năm

1932 Sau khi tốt nghiệp trung học, ông học triết học ở Đại học Alger Camus định

sẽ học tiếp cao học, nhưng bệnh lao phổi đã cản trở ý định của ông Căn bệnh trầmtrọng này khiến ông nằm liệt giường suốt một thời gian dài Trải nghiệm bệnh tậtkhiến ông nhận thức sâu sắc về cái chết, về khả năng cái chết có thể đến bất cứ lúcnào Có thể nói, trong sáng tác của Albert Camus, cái chết là một nỗi ám ảnh.Trong khoảng thời gian 1934-1935 ông là một thành viên của Đảng Cộng sảnAlgeria

Albert Camus cho rằng lý trí sẽ không bao giờ đi đến cuối đường trong lãnhđịa siêu hình học hay những vấn đề của cái ác và số phận con người Đối với ông,hoặc là lý trí, dựa trên kinh nghiệm nhân sinh, trả lời được những câu đố của sốphận con người, hoặc là không có gì cả Và Camus đã nói rõ: “Lý trí là vô ích vàkhông có cái gì ở bên ngoài lý trí cả” Với Camus, lý tính chỉ có giá trị hiệu lực khi

nó được kết nối với kinh nghiệm con người

Trước tình thế nghịch lý này, Camus đã đề ra lý thuyết về sự phi lý trong

khảo luận Le Mythe de Sisyphe (Huyền thoại Sisyphe) và được tiểu thuyết hóa trong L'Étranger (Người xa lạ) Năm 1943, ông làm việc cho nhà xuất bản

Gallimard rồi làm chủ biên tập báo Combat Những tác phẩm tiếp theo của Camusthuộc "thời kỳ nổi loạn" (cycle de la révolte), trong đó nổi tiếng hơn cả phải kể đến

La Peste (Dịch hạch, 1947) và L'Homme révolté (Người nổi loạn, 1951) Trong quyển tiểu luận triết học Người nổi loạn, ông đã trình bày tất cả các hình thức nổi

loạn (siêu hình, chính trị và nghệ thuật ) qua mọi thời đại Ông miêu tả con ngườicảm nhận sâu sắc sự phi lý của cuộc sống, luôn muốn nổi dậy, chống lại nỗi khốnkhổ của kiếp người, nhưng cuối cùng vẫn không có lối thoát, mọi cố gắng đềuhoàn toàn vô ích

Camus là trường hợp điển hình văn học của chủ nghĩa hiện sinh Ở ông cáiphi lý được lĩnh hội sâu sắc trong ý thức chủ quan của con người Trong quanniệm chủ nghĩa hiện sinh, sự tồn tại (hay là cái hiện sinh), không còn là một thựctại khách quan, độc lập với ý thức và phương thức tồn tại của con người Léon

Trang 11

Chestov (1866-1938, người Pháp gốc Ukraina), là người đã bàn đến cái phi lý vàrất có ảnh hưởng đến Camus Có thể nói lời tuyên bố sau đây của Chestov đã làmthành một trong những ảnh hưởng quyết định đến tư tưởng về cái phi lý củaCamus: “thật sai lầm nếu tin rằng cái phi lý có nghĩa là sự kết thúc của tư duy.Không chỉ có điều là tư duy được duy trì trong cái phi lý, mà nó còn có được mộtthế năng mà trước đó người ta không ngờ tới.”

Là nhà văn, nhà viết kịch, đạo đức và lý luận chính trị, Albert Camus sauThế chiến II đã trở thành phát ngôn viên thế hệ của mình và của người cố vấn tiếptheo, không chỉ ở Pháp mà còn ở châu Âu và cuối cùng trên thế giới Tác phẩmcủa ông, trong đó đề cập chủ yếu đến bản thân, đến việc cô lập của con ngườitrong một vũ trụ ngoài hành tinh, những sự ghẻ lạnh của cá nhân từ bản thân, phảnánh chính xác sự tha hóa và sự vỡ mộng của người trí thức sau chiến tranh Mặc dùÔng đã hiểu được chủ nghĩa hư vô của nhiều người đương thời, Camus cũng lậpluận sự cần thiết phải bảo vệ các giá trị như sự thật, điều độ, và công lý Trong cáctác phẩm cuối cùng của ông, ông đã phác thảo về một chủ nghĩa nhân văn tự do

mà từ chối những khía cạnh giáo điều của cả Kitô giáo và chủ nghĩa Mác

2.2 Tóm tắt tác phẩm “Kẻ xa lạ”

Meursault là một viên chức nghèo sống cuộc sống bình thường ở thành phốAlger, thủ đô Angiêri Nhận được điện báo mẹ mất, anh đến viện dưỡng lão chịutang mẹ Anh tỏ thái độ dửng dưng đối với cái chết của mẹ, anh không nhìn mẹ lầncuối, anh bình thản hút thuốc và uống cà phê bên linh cữu mẹ Trên đường đếnnghĩa trang, anh chỉ cảm thấy khó chịu vì trời nóng bức Anh về nhà ngay hôm ấy

và sáng hôm sau anh đi ra bãi tắm, anh gặp cô bạn Marie và hai người cùng nhau

đi xem phim hài, rồi về nhà và làm tình với nhau Sau một thời gian, Marie muốnanh cưới nàng, nhưng Meursault không quan tâm lắm, nếu nàng muốn thì anh chấpthuận

Meursault có hai người hàng xóm là lão Salamano và chàng trai Raymond.Lão Salamano có nuôi một con chó già ghẻ lở và suốt ngày đánh mắng nó mặc dùông hết mực thương yêu chăm sóc cho nó Một hôm nó bị tụt khỏi xích và đi mất,lão ra sức đi tìm và than khóc Raymond là một tên ma cô, anh ta bao một cô gáingười Ả Rập, nhưng cô ta chỉ biết tiêu tiền của anh ta mà không chịu làm việc Vì

Trang 12

cho rằng cô ta lợi dụng, anh đã đánh đập cô ta và bị cảnh sát bắt Meursault đồng ýđến sở cảnh sát làm chứng cho việc cô ả “không tôn trọng” Raymond

Một hôm, Meursault cùng Raymond đi chơi trên bãi biển thì gặp một toánngười Ả Rập gây sự và Raymond bị thương nhẹ Trưa hôm đó, Meursault gặp lạimột người Ả Rập trên bãi biển và anh ta giơ dao dọa Ánh dao lóe sáng cùng vớiánh nắng mặt trời gay gắt khiến Meursault choáng váng và anh rút súng bắn nămphát vào anh chàng kia Khi bị bắt giam, anh cũng vẫn tỏ thái độ dửng dưng, anhchỉ ngạc nhiên khi ở phiên tòa, anh nhận bản án tử hình không phải vì tội giếtngười mà vì thái độ vô cảm của anh ở đám tang mẹ Anh khước từ nói dối và chấpnhận cái chết cũng với thái độ thản nhiên

2.3 Cảm quan phi lý trong “Kẻ xa lạ”

Như đã nói đến ở trên, khái niệm phi lý trong triết học bàn đến cái “bất khảtri” đối với thế giới, còn phi lý trong văn học lại “khả tri” nhưng kết quả của quátrình nhận thức đó là sự phi lý Ở thế giới khách quan trong những tác phẩm củaKafka, mọi sự việc diễn ra hết sức phi lý, nằm ngoài kiểm soát của nhân vật Kafka

trong Lâu đài hay Kafka trong Vụ án đều bị những điều phi lý điều khiển, bị mất

kiểm soát đối với cuộc đời mình, chạy lanh quanh, chạy tiệm cận để đến một cáiđích phi lý nào đó mà không bao giờ Kafka có thể chạm tới được Những sáng táccủa Franz Kafka là một sự soi bóng hoàn hảo của triết học phi lý về tính chất “bấtkhả tri” Thế nhưng thế giới phi lý của Albert Camus lại thiên về phi lý bên trongchủ thể, những câu hỏi “tại sao” liên tục được đặt ra, và khi nhận thức được sự phi

lý đó, nhân vật vùng lên để chống lại với cái phi lý bên ngoài, chống lại đám đông,chống lại sự khủng hoảng lúc bấy giờ của xã hội

Nếu thế giới khách quan phi lý của Kafka khiến cả thế giới ngơ ngác và đặtmột dấu chấm hỏi to đùng về sự tồn tại của bản thể trong vũ trụ thì hành động vượtlên trên phi lý trong những sáng tác của Camus là lời giải đáp cho câu hỏi đó

2.3.1 Phi lý bên ngoài:

Như ta đã biết, thế kỷ XX là thế kỷ của khủng hoảng tinh thần về mọi mặtcủa nhân loại, là thế kỷ của sự hoài nghi, thế kỷ phi lý tính Anh chàng Meursault

là một nhân viên văn phòng sống một cuộc đời tẻ nhạt ở thời đại đó Mẹ anh tamất, điều này làm thay đổi chút ít thời gian biểu thường nhật của Meursault Albert

Trang 13

Camus mở đđ̀u tâc phẩm bằng những dòng văn lạnh như băng: “Hôm nay mâ chết.Hoặc có thí̉ lă hôm qua, tôi không biết nữa Tôi nhđ̣n được một bức điện của trạidưỡng lão: “Mẹ mđ́t An tâng ngăy mai Chăo trđn trọng” Điều đó chẳng có nghĩagì cả Có thí̉ lă mđ́t hôm qua.” Từ những dòng đđ̀u tiín của tâc phẩm, Camus đãđặt một khối băng lạnh lùng của sự “bđ́t khả tri” ngăn câch giữa người đọc vătrang sâch

Nhđ̣n được tin mẹ mđ́t, Meursault không hề tỏ ra đau xót hay buồn rđ̀u Điềuduy nhđ́t anh ta quan tđm bđy giờ lă thâi độ của ông chủ nếu anh ta xin nghỉ phĩpđí̉ đến viện dưỡng lão đưa tang mẹ “Đó không phải lỗi tại tôi” Anh ta trả lời nhưvđ̣y đí̉ biện bạch với ông chủ, đí̉ thuyết phục ông ta rằng đó lă một sự việc bđ́t khảkhâng, một lý do nghe thđ̣t … có lý! Như vđ̣y, ngăy mẹ mđ́t Meursault cũng khôngđược biết, anh xin nghỉ đí̉ đưa tang nhưng vđ̃n phải tỏ ra như thí̉ lă mình có lỗi.Thế giới đó thđ̣t lạ lùng, câch đối phó với thế giới đó của anh chăng Meursaultcũng thđ̣t lạ lùng!

Sau năy, khi trở về đi lăm, ông chủ đã tỏ ra tử tế vă hỏi thăm tuổi mẹMeursault Mặc dù nhđ̣n được một cđu trả lời theo lối ước chừng “khoảng sâumươi”, ông chủ vđ̃n có vẻ “như trút được một gânh nặng vă coi đó lă xong mộtviệc” Rõ răng, nhđn vđ̣t ông chủ năy lă một đií̉n hình cho kií̉u nhđn vđ̣t bị xã hộikim tiền lăm cho tha hóa Mẹ của nhđn viín mình chết nhưng ông ta chỉ bực bội vìbị giân đoạn công việc hơn lă tỏ ra thương tiếc, nhưng có một điều phi lý ở đđy, lẵng ta vđ̃n còn sót lại một chút ít câi gọi lă “tử tế”, hay nói đúng hơn lă “tỏ ra tửtế” Thế nín ông ta mới có vẻ như trút được một gânh nặng sau cđu hỏi tuổi của

mẹ Meursault Một cđu hỏi không phải đí̉ hỏi, vă một cđu trả lời không phải đí̉ trảlời

Trong bề trâi của nhđn vđ̣t Meursault, anh ta lă một con người xa lạ với xãhội, một kẻ thờ ơ, sống một cuộc sống mây móc, đơn điệu, buồn chân Tưởng nhưanh ta hoăn toăn vô cảm, dửng dưng với cả sự sống của mình Nhưng hoăn toănkhông phải thế Anh ta vđ̃n khao khât được tự do, vđ̃n mong được sống Thđ̣m chí,ngay cả khi anh ta bình thản chđ́p nhđ̣n câi chết, thì đó hoăn toăn không phải lă doanh ta chân sống “Có lòng hâo sống năo mă không kỉm theo một mối tuyệt vọng”.Meursault thđ̣t lă một nhđn vđ̣t phi lí, sống trong một xã hội cũng thđ̣t lă phi lí.Chính sự phi lí đã khiến cuộc sống quanh anh ta biến thănh một nhă tù rộng lớn văsự giao tiếp giữa những người tù lại bị ngăn trở bởi một tđ́m kính câch đm trongsuốt Trong câi nhă tù vô hình đó, mỗi tù nhđn sống, lăm việc, yíu đương… mộtcâch mây móc với sự ngột ngạt, u mí, dồn nĩn Nhđn vđ̣t Meursault cũng phảisống trong không gian tù túng đó, hơn thế nữa, anh ta cùng lúc phải chịu đựng sự

Trang 14

giam cầm của cả hai loại nhà tù: một nhà tù ảo giam hãm nhận thức của anh ta vàmột nhà tù thật giam hãm thân xác nhưng lại trả tự do cho nhận thức của anh ta.Anh ta chịu sự ngột ngạt, tù túng của không gian sống Nhưng Meursault đã khônghoàn toàn ngã gục và cũng không hẳn đã bị chìm sâu trong sự máy móc hay vônghĩa của cuộc đời Bên cạnh những sức nặng muốn đè bẹp anh ta, muốn huỷ diệtanh ta, vẫn còn có những cái nâng đỡ anh ta, giải phóng anh ta khỏi sự đơn điệu.

Đó chính là những người bạn, những người láng giềng của anh ta, anh ta không hềbị coi là xa lạ, hơn thế nữa, được coi là một con người Meursault khẳng định anh

ta hoàn toàn giống như mọi người khác, Meursault cũng có những ham thích, thóiquen, mối quan tâm giống họ Anh ta cũng từng có lúc “có một thèm muốn nguxuẩn là được khóc, bởi vì tôi cảm thấy tất cả những người ngồi đây sao mà ghétmình đến thế” Dưới cái nhìn của một số người về Meursault, trong đó có lãoSalamano thì Meursault là một con người lương thiện, tử tế, một người con có hiếu

và một nhân viên tốt Nếu không có những phát súng oan nghiệt trên bãi biển, có

lẽ Meursault vẫn sống như bao người bình thường khác Anh ta sẽ làm việc tạiPari, và sẽ làm việc chăm chỉ như trước nay vẫn thế, anh ta sẽ cưới Marie - dù anh

ta cảm thấy gắn bó với cô vì những ham muốn thể xác chứ không phải vì một thứtình yêu mà với anh ta thật vô nghĩa lí Anh ta sẽ vẫn là bạn của Raymond vàCéleste, vẫn quan tâm đến lão Salamano và con chó v.v Nói tóm lại, anh ta vẫnsống, vẫn làm việc, vẫn yêu đương Và sẽ chẳng thể bị kết tội vì đã không khóctrong đám tang của mẹ

Ông lão Salamano và con chó

Nhân vật thứ hai trong tác phẩm đại diện cho sự phi lý khách quan đó là lãoSalamano và con chó Ở nhân vật này có tồn tại phi lý chủ quan bên trong nội tâm,nhưng chúng tôi đặt nhân vật Meursault làm trung tâm tác phẩm, nên những nhânvật hoặc sự việc phi lý nằm ngoài Meursault là phi lý khách quan

Lão Salamano là hàng xóm của anh chàng Meursault, lão có vợ muộn, mặcdù cuộc hôn nhân không mấy hạnh phúc nhưng lão quá quen với sự có mặt của vợnên khi vợ lão chết, lão hết sức cô đơn Lão xin một con chó con từ người bạn vàdành toàn bộ quãng thời gian cuối đời của mình để chăm sóc cho nó Nhưng vì đờichó ngắn hơn đời người nên cuối cùng cả hai cùng già như nhau Con chó mắcchứng bệnh ngoài da nên rụng hết lông, mình đầy vẩy Lão Salamano sống thuithủi với con chó suốt tám năm nay nên cuối cùng lão cũng trở nên giống nó ở cănbệnh ngoài da, nó trở nên giống lão ở cái dàng đi còng còng Cảnh quen thuộc đốivới những người sống trong cùng khu nhà này đó là lão dắt con chó đi dạo và vừa

đi vừa chửi rủa “Đồ chết tiệt! Đồ chó chết!” Lão kéo nó, nó kéo lão, lão đánh nó,

Trang 15

nó vì khiếp sợ nên lại tiếp tục vừa kéo lão vừa rên rỉ… con chó già và lãoSalamano già cứ thế tạo lập một mối quan hệ kỳ cục bao năm nay Mối quan hệnày đối với ông Céleste thì thật bất hạnh, nhưng với Meursault, chàng nghĩ “thực

ra ai mà biết được có đúng là hai kẻ đó bất hạnh hay không” Con chó vì quá gầyốm nên cuối cùng trong một lần đi chợ phiên đông người, nó bị tụt ra khỏi cáivòng cổ và đi đâu mất Lão Salamano vô cùng đau khổ, và lão tìm mọi cách để đitìm con chó nhưng cuối cùng vẫn không thấy Nghe tiếng lão khóc chó ở phòngbên, Meursault nhớ tới mẹ

Tình cảm giữa lão Salamano và con chó là một thứ tình cảm rất khó lý giảitheo cách thông thường Có lẽ, thông qua mối quan hệ giữa lão Salamano và conchó, Camus gián tiếp giải thích cho sự phi lý trong mối quan hệ giữa Meursault vàngười mẹ của mình Meursault yêu mẹ, nhưng chàng ta dửng dưng khi nghe tin mẹchết Lão Salamano yêu con chó của lão, nhưng lão suốt ngày chửi rủa và đánhđập nó Vậy, đâu là cái có lý, đâu là cái phi lý? Chúng ta không thể nào biết được,

và không thể dùng con mắt đạo đức bình thường để đánh giá tình yêu của một conngười

Đồng thời lão Salamano cũng là một trong số ít những người có thể hiểuđược tâm trạng của Meursault "Lão bèn nói rất nhanh và một vẻ ngượng nghịurằng lão biết trong phường, người ta nhận định sai về tôi bởi lẽ tôi đưa mẹ vào trạidưỡng lão, nhưng lão thì lão hiểu tôi và biết rằng tôi rất yêu mẹ Tôi trả lời - đếngiờ tôi vẫn không biết tại sao tôi lại trả lời thế - rằng trước nay tôi không hề biết làngười ta đánh giá tôi sai về chuyện ấy, nhưng tôi thấy trại dưỡng lão là một điều tựnhiên bởi chúng tôi không có đủ tiền để thuê người trông nom mẹ Vả lại - tôi nóithêm, - đã từ lâu mẹ tôi chả biết nói chuyện gì với tôi và đâm buồn chán vì cứ thuithủi một mình Phải, lão nói, mà ở trại dưỡng lão, chí ít cũng có người để kếtbạn " Bên cạnh đó lão còn là người khẳng định Meursault là một người tốt, trongkhi nhiều người coi Meursault là một người vô tâm Ngay trong phiên tòa xửMeursault, khi lão Salamano được hỏi với tư cách nhân chứng, " nhắc tôi đã đốixử tốt với con chó của lão, đến khi hỏi một câu hỏi về mẹ tôi và về tôi, lão bảorằng tôi chẳng biết nói gì với mẹ tôi và vì thế tôi đã gửi bà vào trại dưỡng lão Phảithông cảm, - Salamano nói, - Phải thông cảm với anh ấy Nhưng chẳng ai tỏ vẻthông cảm " Tình cảm của hai mẹ con Meursault là một thứ tình cảm câm lặng,đã hình thành nên một loại “hòn đảo im lặng" giữa hai mẹ con và hình thành nênmột cách sống theo thói quen Đưa mẹ vào viện dưỡng lão, đối với cả Meursault

và mẹ anh ta, chỉ là một hành động xóa bỏ một số thói quen cũ để thiết lập nên

Ngày đăng: 28/08/2017, 19:14

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w