Cách sử dụng chung

Một phần của tài liệu Phân tích kỹ thuật (Trang 37 - 43)

Khối lượng giao dịch thành công, khối lượng đặt mua hoặc đặt bán được coi là nhiều hay ít còn tùy thuộc vào số lượng của cổ phiếu được phát hành trên thị trường và phụ thuộc vào tương quan với khối lượng giao dịch trong các phiên giao dịch của cổ phiếu đó. Một khối lượng có thể được coi là nhiều đối với cổ phiếu này những cũng có thể ít với khối lượng khác. Hơn nữa sự biến đổi của khối lượng giao dịch mới tạo thành ý nghĩa nếu dựa vào khối lượng để phân tích, Vì vậy, thông thường, các phương pháp phân tích dựa trên khối lượng đều dựa vào sự biến đổi khối lượng giao dịch trên thị trường chứ không phụ thuộc vào một giá trị cụ thể của phân tích. Điều đó có nghĩa là các phương pháp này nhìn nhận vào chiều, hướng của đồ thị mà không chú ý đến giá trị hiện tại trên đồ thị hoặc nếu có thì giá trị này phải được quy chuẩn.

Dựa theo xu thế của đồ thị, các phương pháp phân tích theo khối lượng sử dụng hai yếu tố trên đồ thị là sự xuất hiện của các phân kỳ dương/phân kỳ âm và tốc thay đổi đột biến về khối lượng giao dịch trên thị trường:

• Theo đó một phân kỳ dương xuất hiện thì phỏng đoán và xác nhận về một xu thế tăng giá trên thị trường, một phân kỳ âm xuất hiện thì phỏng đoán và xác nhận về một xu thế giảm giá trên thị trường.

• Một sự biến động đột biến về khối lượng giao dịch sẽ phỏng đoán và xác nhận về sự thay đổi xu thế trên thị trường.

Các phương pháp phân tích về khối lượng cần kết hợp với các phương pháp phân tích khác nhằm tăng cường tính chính xác, giảm độ trễ trong phỏng đoán và xác nhận về sự xu thế giá cả trên thị trường.

Về cách sử dụng chi tiết sẽ được nêu cụ thể theo từng phương pháp phân tích trong các bài viết tiếp theo.

Phân tích kỹ thuật (8): OBV - Chỉ số cân bằng khối lượng

Tiếp theo bài viết số 7 đã giới thiệu một số vấn đề cơ bản về khối lượng và các phương pháp phân tích dựa trên khối lượng; bài viết này sẽ giới thiệu về một phương pháp phân tích đơn giản dựa trên khối lượng giao dịch trong ngày - chỉ số cân bằng khối lượng (OBV – On balance volume). Phương pháp này đã được Joe Granville trình bày trong cuốn sách của ông Granville's New Key to Stock Market Profits xuất bản năm 1963. Xem trước:

• Phân tích kỹ thuật (7): Vấn đề về khối lượng. • Phân tích kỹ thuật (1): Tổng quan.

1. Tính toán

OBV được định nghĩa tính toán như sau:

Gọi i là giao dịch ngày hôm nay, i – 1 là giao dịch của ngày hôm trước. • Nếu giá đóng cửa phiên ngày hôm nay cao hơn phiên trước:

OBVi = OBVi – 1 + khối lượng giao dịch ngày i

• Nếu giá đóng cửa ngày hôm nay thấp hơn ngày hôm trước: OBVi = OBVi – 1 - khối lượng giao dịch ngày i

• Nếu giá đóng cửa ngày hôm nay bằng với hôm trước: OBVi = OBVi – 1

Phương pháp phân tích bằng OBV sử dụng phương hướng của OBV trên đồ thị chứ không dựa vào giá trị cụ thể của OBV, nghĩa là giá trị của OBV không quan trọng. Vì vậy có thể quy ước OBV của thời điểm i = 0 hoặc i = -1 sử dụng làm gốc đồ thị có giá trị OBV = 0

2. Ý nghĩa

OBV là giá trị tích lũy khối lượng giao dịch thành công trải các phiên: cộng thêm khối lượng giao dịch nếu tăng giá và trừ đi khối lượng giao dịch nếu giảm giá.

Ý nghĩa của OBV đánh giá sức tăng hoặc giảm của giá dựa trên khối lượng được giao dịch thành công. Nếu giá tăng nhưng khối lượng giao dịch nhỏ, đồ thị OBV tăng chậm, giá giảm nhưng khối lượng giao dịch nhỏ, đồ thị OBV giảm chậm. Nếu giá tăng với khối lượng giao dịch lớn OBV tăng mạnh, nếu giá giảm với khối lượng giao dịch lớn thì OBV giảm mạnh.

Như vậy căn cứ vào sức tăng của OBV và việc hình thành phân kỳ âm hoặc dương của OBV để kết luận và khẳng định tính chắc chắn của xu thế tăng hoặc giảm giá hiện tại. Ví dụ về OBV của Chứng chỉ quỹ VF1 – Nguồn đồ thị www.vietstock.com.vn:

• Tại thời điểm số (1), tuy giá cả đang lên nhưng có sự chững lại về khối lượng giao dịch, OBV tăng nhẹ không đáng kể, dự đoán thời kỳ thay đổi xu thế sắp bắt đầu. • Tại thời điểm số (2), giá giảm, khối lượng giao dịch giảm, OBV giảm nhẹ không

đáng kể. Đây là thời điểm ngày 03 và 04/05/2007 khi VF1 thay đổi giá trị phát hành và được cho là “lừa” nhà đầu tư. Diễn biến thị trường lúc đó số lượng đặt bán tăng rất mạnh nhưng số lượng mua vào ít, giá của VF1 giảm mạnh nhưng khối lượng giao dịch thành công không lớn.

Xét ví dụ khác về OBV của công ty Cổ phần cáp treo núi Bà Tây Ninh TCT – Nguồn đồ thị www.vietstock.com.vn

Nhấn để xem kích thước thật

(Nguồn đồ thị: www.vietstock.com.vn )

• Trong giai đoạn từ cuối tháng tư cho đến đầu tháng 6, giá cổ phiếu của TCT liên tục tăng, đồ thị RSI cho thấy giao dịch của cổ phiếu này ở trạng thái siêu mua. Tuy nhiên OBV tăng rất nhẹ thể hiện khối lượng giao dịch trên thị trường rất nhỏ. Đây là thời điểm TCT bị nghi đang làm giá: những người nắm phần lớn cổ phiếu này đặt lệnh mua rất lớn và đặt lệnh bán rất nhỏ giọt nên giá tăng nhưng khối lượng giao dịch mỗi phiên không lớn, dư mua sau mỗi phiên còn rất nhiều.

3. Sử dụng

Như đã biết sử dụng OBV cần phải dựa vào tính chất lên xuống tăng giảm của OBV chứ không phải dựa vào giá trị: cụ thể là tính chất phân kỳ âm và phân kỳ dương để xác nhận tăng phần chắc chắn của khẳng định về xu thế tăng hoặc giảm của giá.

Nếu đồ thị OBV thể hiện một phân kỳ âm trong khi giá đang có xu thế lên, điều này cảnh báo về khả năng thay đổi xu thế của giá sang giảm. Nguyên nhân là các phiên giá giảm có khối lượng giao dịch xen lẫn các phiên giá tăng có khối lượng giao dịch nhỏ. Điều này có

nghĩa là giữa các phiên tăng giá do cầu lớn và khan hiếm hàng dẫn đến khối lượng giao dịch nhỏ, đã xuất hiện xen kẽ những phiên giảm giá do một số nhà đầu tư bán ra vì cảm thấy được giá dẫn đến khối lượng khớp lớn. Vậy xu thế tăng giá đã bắt đầu suy yếu. Nếu đồ thị OBV thể hiện một phân kỳ dương trong khi giá đang có xu thế giảm, điều này cảnh báo về khả năng thay đổi xu thế của giá sang tăng. Nguyên nhân là các phiên giá tăng có khối lượng giao dịch lớn xen kẽ các phiên giảm giá có khối lượng giao dịch nhỏ. Điều này có nghĩa là giữa các phiên giảm giá do cung lớn và bán tháo hàng thừa dẫn đến khối lượng giao dịch nhỏ, đã xuất hiện xen kẽ những phiên tăng giá do một số nhà đầu tư gom hàng vì cảm thấy giá hời dẫn khối lượng khớp lớn. Vậy xe thế giảm giá đã bắt đầu suy yếu.

Về vấn đề bán tháo và thu gom khi giá đang lên hoặc giảm, xem lại bài Phân tích kỹ thuật (7): Vấn đề khối lượng.

Xét ví dụ về giá cổ phiếu của công ty CP Nhựa Bình Minh - BMP – Nguồn đồ thị www.vietstock.com.vn:

Nhấn để xem kích thước thật (Nguồn đồ thị: www.vietstock.com.vn)

• Trên đồ thị OBV có sự xuất hiện của phân kỳ dương trong khi trên đồ thị gia thể hiện một xu thế giá giảm. Điều này cảnh báo về sự xuất hiện trở lại của xu thế giá tăng.

Xét ví dụ về công ty Cổ phần nhựa Đã Nẵng – DNP – Nguồn đồ thị www.vietstock.com.vn:

Nhấn để xem kích thước thật (Nguồn đồ thị: www.vietstock.com.vn )

• Trong giai đoạn giữa tháng 3, phân kỳ âm xuất hiện trên đồ thị giá và đồ thị OBV khẳng định xu thế giảm của giá.

• Trong giai đoạn cuỗi tháng 3 đầu tháng 4, thể hiện sự biến động dập dềnh của giá. Trong giai đoạn giữa tháng 5, phân kỳ dương xuất hiện trên đồ thị giá và đồ thị OBV khẳng định xu thế tăng của giá.

Phân tích kỹ thuật (9): A/D Line - Đường tích lũy/phân bổ

Sau khi chỉ số cân bằng khối lượng OBV ra đời , Marc Chaikin đã công bố đường tích lũy/phân bổ - Accumlation/Distribution Line A/D Line như một trong những phương pháp phân tích dựa vào tổng khối lượng tích lũy qua các phiên. Tuy nhiên khác với OBV chỉ thuần túy dựa khối lượng , A/D Line đưa thêm vào một hệ số điều chỉnh căn cứ theo giá đóng cửa qua mỗi phiên nhằm phản ánh chính xác hơn trạng thái của thị trường bằng sự kết hợp tính toán giữa giá và khối lượng.

Xem trước

• Phân tích kỹ thuật (7): Vấn đề về khối lượng. • Phân tích kỹ thuật (1): Tổng quan.

1. Tính toán

Marc Chaikin sử dụng hệ số giá đóng tỷ lệ - Close Location Value CLV làm hệ số điều chỉnh căn cứ theo giá đóng cửa của cổ phiếu trong mỗi phiên:

Một phần của tài liệu Phân tích kỹ thuật (Trang 37 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)