CLV = ((C L) (H C)) / (H L )) Trong đó C là giá đóng cửa
2. Ngày tích lũy và ngày phân phố
Giá tăng, giá giảm là chuyện bình thường trên thị trường chứng khoán. Vấn đề là bản chất các ngày tăng và ngày giảm là gì. Ai cũng biết giá cả trên thị trường được xác định bằng cung và cầu của các nhà đầu tư. Điều gì ẩn giấu sau cung và cầu. Qua thống kê người ta chỉ ra rằng trong một thị trường tăng (hoặc giảm) sẽ có các ngày tích lũy và ngày phân phối được thể hiện qua giá cả và khối lượng.
Khi xu thế của thị trường là tăng giá: trong các ngày tích lũy giá sẽ tăng mạnh hoặc khối lượng giao dịch sẽ nhỏ hoặc là cả hai; trong các ngày tích phân phối sẽ tăng yếu thậm chí đứng giá hoặc giảm giá hoặc khối lượng giao dịch lớn (có thể xảy ra trước) hoặc là cả hai.
Khi xu thế của thị trường là giảm giá: trong các ngày tích lũy giá sẽ giảm mạnh hoặc khối lượng giao dịch sẽ nhỏ hoặc là cả hai; trong các ngày phân phối giá sẽ giảm yếu thậm chí đứng giá hoặc tăng giá hoặc khối lượng giao dịch lớn (có thể xảy ra trước) hoặc là cả hai. Đó là quy luật thống kê mà các nhà đầu tư đã chỉ ra khi nghiên cứu các số liệu của thị trường. Quy luật này cần được giải thích bằng hành vi tâm lý của các nhà đầu tư để có được tính chính xác cao.
Khi thị trường đi lên, đối với các nhà đầu tư lẻ, họ tìm cách “tích lũy”: người có cổ phiếu thì tìm cách giữ chặt không bán ra để chờ giá lên cao hơn, người không có thì tìm cách mua vào gây nên tình trạng khan hiếm hàng trong khi nhu cầu lớn; kết quả là giá cổ phiếu tăng mạnh trong các ngày tích lũy nhưng khối lượng giao dịch nhỏ. Trong quá trình tích lũy đó, một số nhà đầu tư cảm thấy được giá và không muốn tiếp tục mạo hiểm thêm sẽ bán cổ phiếu ra thị trường: hành động bán ra gặp đà mua vào khi giá tăng của các nhà đầu tư khác nên khối lượng giao dịch thành công sẽ tăng vọt, đi kèm đó là sự tăng giá sẽ yếu hơn, thậm chí là đứng giá hoặc giảm giá do có sự pha loãng cầu bằng lượng cung được
bán ra; những ngày này được gọi là ngày “phân phối”. Tương tự khi thị trường đi xuống, các nhà đầu tư nhỏ có xu thế bán tống bán tháo cổ phiếu và hạn chế mua vào trong các ngày tích lũy khiến hàng hóa trở nên thừa thãi vượt quá lượng cầu nhỏ đẩy giá giảm mạnh. Khi tích lũy xảy ra vài ngày, một số nhà đầu tư cảm thấy giá cả đã đạt đến mức hấp dẫn để mua vào họ sẽ tìm cách thu gom khiến giá giảm chậm lại thậm chí đứng giá hoặc tăng giá đi cùng với khối lượng giao dịch lớn.
Tuy nhiên con cá mập của thị trường lại là các quỹ đầu tư chứ không phải là các nhà đầu tư lẻ, những quỹ đầu tư này cũng tham gia vào sự hình thành của các ngày tích lũy và phân phối nhưng cách tiếp cận của họ khác với các nhà đầu tư lẻ. Hãy hình dung thế này nếu một quỹ đầu tư muốn thâu tóm 10 triệu cổ phiếu A nào đó, giả sử khối lượng giao dịch trung bình của cổ phiếu A là 1 triệu cổ phiếu/ngày, họ sẽ phải mất 10 ngày để mua vào. Nếu ngày nào họ cũng mua vào 1 triệu cổ phiếu sẽ tạo ra hiện tượng khan hiếm đẩy giá cổ phiếu tăng vọt và họ sẽ mất một khoản tiền lớn. Vì vậy xen kẽ các ngày thu gom mang tính chất tích lũy, họ sẽ bán ra tại một số ngày, “phân phối” lại cổ phiếu để điều chỉnh làm chững lại sự tăng giá, qua đó thâu tóm 10 triệu cổ phiếu với khoản tiền phải bỏ ra thấp hơn so với việc mua vào liên tục. Tương tự nếu muốn bán cổ phiếu, các quỹ đầu tư cũng thực hiện bán dần và xen kẽ các ngày phân phối bên cạnh các ngày tích lũy khiến cho tốc độ giảm giá chậm lại nhờ đó họ sẽ bán được giá hơn.
Như vậy thị trường đang trong xu thế tăng hoặc giảm giá bao gồm các ngày tích lũy được xen kẽ bởi các ngày phân phối điều chỉnh. Thông thường sau 3 đến 5 ngày phân phối, xu thế tăng hoặc giảm sẽ kết thúc. Nguyên nhân là tính chất mạo hiểm ngày càng tăng khi giá đã tăng cao, các ngày phân phối xen kẽ gây ra trạng thái căng thẳng cho các nhà đầu tư lẻ và loại bỏ dần các nhà đầu tư yếu bóng vía; đối với các quỹ đầu tư khoảng thời gian sau 3 đến 5 ngày phân phối cũng là lúc họ hoàn thành kế hoạch thu gom hoặc bán tháo. Các phép thống kê cũng chỉ ra thông thường sau khoảng 3 đến 5 phân phối là chấm dứt xu thế tăng hoặc giảm.
Hai hình dưới là các đợt có ngày phân phối trong 1 chu kỳ tăng giá của công ty cổ phần Bê Tông Châu Thới (BT6) và công ty Cổ phần Hóa An (DHA). Những ngày này có giá giảm, chững lại hoặc có khối lượng giao dịch tăng đột biết (có thê xảy ra trước khi giá cả đang ở mức đỉnh).
Nhấn để xem kích thước thật
Nguồn đồ thị http://www.vietstock.com.vn
Nhấn để xem kích thước thật
Nguồn đồ thị http://www.vietstock.com.vn
Xét ví dụ về giá cổ phiếu của công ty cổ phần Bông Bạch Tuyết (BBT) đã nêu trong bài Độ rộng dải băng Bollinger - Bollinger Band Width
Nhấn để xem kích thước thật
Nguồn đồ thị http://www.vietstock.com.vn
Để ý rằng trong đợt tích lũy tăng giá của BBT có xen lẫn các ngày phân phối lân cận các ngày mà BBW lập một đỉnh và đáy tương ứng.
Phân tích kỹ thuật (15): Thống kê - Sóng Elliot Những người yêu thích phân tích kỹ thuật không lạ gì với lý thuyết sóng Elliot – lấy theo tên tác giả là Ông Ralph Nelson Elliott (1871-1948). Bản chất lý thuyết này được Elliot phát hiện dựa vào thống kê tổng hợp các số liệu trong quá khứ: lý thuyết này khẳng định rằng một chu kỳ tăng giá tuân theo 5 sóng chủ và 3 sóng điều chỉnh.
Xem trước
• Phân tích kỹ thuật (14): Thống kê, tích lũy và phân phối.