Sự chi phối của quan niệm phi lí đối với nghệ thuật xây dựng cốt

Một phần của tài liệu nghệ thuật xây dựng tiểu thuyết trong dịch hạch của albert camus và báo ứng của philip roth (Trang 47)

Dịch hạch và Báo ứng

Nghiên cứu sự chi phối của một quan niệm, một tư tưởng vào nghệ thuật xây dựng tiểu thuyết ở phương diện cốt truyện tức là tìm hiểu xem tư tưởng, quan niệm về thế giới và con người của nhà văn có ảnh hưởng như thế nào trong cách tổ chức, xây dựng và sắp xếp các chi tiết, tình huống của cốt truyện, bao gồm cả cách kết thúc truyện.

Phi lí là quan niệm trung tâm và xuyên suốt trong cả sự nghiệp sáng tác của Camus. Tuy sự nghiệp ấy không mấy đồ sộ về số lượng tác phẩm nhưng do chiều sâu và sự phức tạp của tư tưởng mà sáng tác của Camus luôn thu hút sự

quan tâm của các nhà nghiên cứu. Nói đến quan niệm phi lí trong sáng tác của ông, người ta thường nhắc đến Dịch hạch sau Người xa lạHuyền thoại Sisyphe. Tuy nhiên, nếu như tính chất phi lí trong Huyền thoại Sisyphe mang nặng tính luận đề, tư tưởng, cái phi phí trong Người xa lạ hòa vào cách xây dựng nhân vật chính – Mersault thì trong Dịch hạch, Camus lại chú ý ở một khía cạnh khác của nghệ thuật xây dựng tiểu thuyết đó là cốt truyện. Xây dựng cốt truyện với trung tâm là việc con người loay hoay tìm đường thoát ra nạn dịch hạch, thoát khỏi cảnh sống cách li chẳng khác gì lưu đày, Camus đã thể hiện rõ nét yếu tố phi lí trong cốt truyện của mình.

Hoàn toàn thống nhất với hệ thống quan niệm đưa ra trước đó, nhà văn đã cho người đọc thấy rằng, không gì thấm thía cảm giác phi lí bằng cách sống trong một trận dịch truyền nhiễm mà nguy cơ chết luôn rất cận kề, phải sống cuộc sống lưu đày không biết đến bao giờ mới thoát được.

Trước hết, quan niệm này chi phối cốt truyện Dịch hạch qua việc tạo dựng các chi tiết, hình ảnh trong tác phẩm. Đó là những chi tiết được lặp lại nhiều lần, dẫn dắt người đọc thấy được thông điệp mà nhà văn muốn gửi gắm, đồng thời, gợi những liên tưởng sâu sắc, thú vị, những cảm xúc tinh tế ở người đọc. Chi tiết nghệ thuật là “các tiểu tiết của tác phẩm mang sức chứa lớn về cảm xúc và tư tưởng…tùy theo sự thể hiện cụ thể chi tiết nghệ thuật có khả năng thể hiện, giải thích, làm minh xác cấu tứ nghệ thuật của nhà văn, trở thành tiêu điểm hội tụ của tư tưởng tác giả trong tác phẩm” [25, tr.51]. Thông thường, một tác phẩm hay sẽ có rất nhiều chi tiết hấp dẫn, cuốn hút người đọc. Ở đây, chúng tôi không khảo sát hết tất cả các chi tiết mà chỉ dừng lại ở những chi tiết được sử dụng một cách hệ thống và có giá trị kiến tạo cốt truyện một cách độc đáo.

Chi tiết thói quen là một chi tiết quan trọng không thể không nhắc tới khi khảo sát cốt truyện Dịch hạch. Mở đầu tác phẩm, Camus giới thiệu những sinh hoạt được lặp lại một cách vô vị của người dân thành phố Oran: đi làm suốt tám tiếng các ngày trong tuần, cuối tuần thi uống cà phê, chơi cờ, quan hệ nam nữ thì

chỉ có hai dạng – một là ngấu nghiến nhau nhanh chóng, hai là sống bên nhau suốt đời, thành phố ngột ngạt dưới ánh mặt trời chói chang và con người sống được một cách bình thường ở đây là do họ cố tạo lập cho mình những thói quen. Chi tiết này gợi ấn tượng về cảm giác trì độn, “sự đơn điệu của những hành động, sự “buồn nôn” về cái máy móc hay về một sự tồn tại “không mục đích”. Chi tiết này tạo ấn tượng về nguyên nhân của cái phi lí. Trải suốt chiều dài tác phẩm, Camus cũng hay nhắc đến thói quen, sự tạo lập và phá vỡ thói quen.

Không gian mà Camus chọn để thể hiện thông điệp của mình chính là thành phố Oran. Sẽ là một điều bình thường, dễ hiểu nếu đây là nơi đã xảy ra dịch hạch. Tuy nhiên, trên thực tế, vào những năm 1940, hoàn toàn không có dịch bệnh nào xảy ra ở thành phố Oran. Như vậy, chọn không gian này, hẳn nhà văn có một dụng ý khác chứ không đơn thuần là phản ánh thực tế. Chúng ta có thể lí giải phần nào dựa vào điều kiện tự nhiên của Oran: đây là một thành phố thuộc Algieria nằm bên bờ Địa Trung Hải, bị bao quanh bởi rừng và biển, nằm biệt lập với thế giới bên ngoài, thành phố quay lưng ra biển và con người luôn phải tìm kiếm nó. Không gian này gợi cảm giác lưu đày rõ rệt. Người dân thành phố Oran luôn quay theo guồng máy của công việc và thời gian, họ không còn sống cho mình mà sống vì một cái gì khác bên ngoài mình. Như vậy, họ bị lưu đày ngay trong chính thói quen sinh hoạt của chính mình. Không thoát khỏi cảm giác trì độn, vô vị này, con người cảm thấy cuộc đời là một chuỗi của những điều phi lí. Đó là về con người, còn về không gian biệt lập của Oran gợi ấn tượng về nơi con người bị cầm tù. Họ là những “tù nhân” trên chính “vương quốc” mà mình đang sống. Đây có lẽ cũng là lí do khiến ban đầu Camus đặt tên tác phẩm là Những người tù rồi sau đó mới đổi lại thành Dịch hạch. Đặt tên cho tác phẩm là Dịch hạch sẽ có tính bao quát, có ý nghĩa biểu tượng hơn là Những người tù, bởi Những người tù chỉ gợi được cảm giác lưu đày, đúng nhưng chưa phản ánh đủ những khía cạnh của cái phi lí trong quan niệm của Camus. Dịch hạch sẽ gợi ra nhiều liên tưởng, nhiều ý nghĩa, phản ánh được nhiều khía cạnh

của cái phi lí hơn. Dịch hạch là một sự lan tỏa vượt qua sự kiểm soát về sự trì độn, máy móc của cuộc sống, về sự tấn công của cái xấu, cái ác đối với con người, sự thống trị của những quan niệm tiêu cực, dịch hạch là góc khuất với những thói xấu trong tính cách con người,…

Chi tiết thành phố quay lưng ra biển, con người phải luôn đi tìm kiếm biển không phải là một sự ngẫu nhiên bình thường mà nó thể hiện dụng ý của nhà văn trong xây dựng tiểu thuyết ngay cả ở chi tiết nhỏ nhất đó là chọn không gian cho tác phẩm. Chi tiết này mang đậm chất hiện sinh: hành trình sống của con người là hành trình đi tìm bản ngã, cũng như hành trình người dân Oran đi tìm biển (những ngày tháng dịch bệnh hoành hành, họ không thể tìm biển…).Cuộc đời vốn mang bản chất phi lí, khi con người tự hỏi: Ta là ai? Ta sinh ra để làm gì? Ta sẽ đi về đâu? Là lúc họ thấy rõ nhất bản chất phí li của cuộc đời, vì họ mãi mãi không có lời đáp chính xác cho những câu hỏi đó. Và vì vậy, họ mãi mãi tìm kiếm bản ngã của chính mình. Chỉ một chi tiết nhỏ nhưng Camus đã thể hiện được dụng ý nghệ thuật của mình trong việc phát biểu quan niệm phi lí một cách hết sức tinh tế. Ông được mệnh danh là “một người nghệ sĩ khi phát biểu các quan niệm triết học” quả không sai.

Sự mơ hồ cũng là chi tiết thường xuyên được lặp lại trong Dịch hạch cho người đọc thấy được một khía cạnh của cái phi lí. Sự mơ hồ nằm trong cảm giác, trong ý nghĩ của nhân vật, là trạng thái loay hoay, không định hướng, rất khó xác định được bất cứ điều gì. Đó chính là tình trạng sống của con người trong cuộc đời này. Con người không bao giờ tìm ra được ý nghĩa tận cùng hoặc tìm được lí do của bất cứ những gì đang xảy ra một cách rõ ràng và chính xác. Một khi không chấp nhận sự tương đối, con người sẽ thấy mọi thứ rất mơ hồ. Với Rieux “dịch hạch, cũng như trạng thái mơ hồ, thật là đơn điệu”. Những gì gắn với dịch hạch đều là mơ hồ, đều đối lập với hạnh phúc của con người. Từ “mơ

một khía cạnh đáng quan tâm của tình trạng vô lí mà dịch hạch đã gieo rắc xuống cuộc sống con người.

Hình ảnh Chúa luôn trở đi trở lại trong toàn bộ tác phẩm. Đây là hình ảnh có tính chất kết nối các sự kiện, biến cố, làm sáng rõ đề tài của tiểu thuyết. Chúa hay tôn giáo nói chung là nơi con người hay tìm đến làm chỗ dựa tinh thần khi gặp đau khổ, bất hạnh. Nhưng với cái nhìn hiện sinh mang màu sắc phi lí về cuộc sống, Camus không chấp nhận những gì không thuộc về thực tế, không làm con người hành động để khẳng định mình. Rieux không quan tâm đến Chúa, chỉ quan tâm đến những gì về con người: “Rieux đáp là (…) nếu ông tin vào một Thượng đế toàn năng thì ông đã không còn chạy chữa cho người ta nữa” [6, tr.169]. Cùng quan điểm đó, Tarou muốn trở thành một vị thánh không Chúa, xả thân vì cộng đồng. Đối với quan niệm của Panolux, các nhân vật chính trong tác phẩm tỏ ra không bằng lòng, và sự không bằng lòng đó thể hiện rõ nét hơn qua sự gay gắt của Rieux đối với Panolux khi chứng kiến cái chết của Jacques Othon, con của thẩm phán Othon. Qua việc xây dựng hình ảnh Chúa với những mâu thuẫn trong cách nhìn nhận của nhân vật, Camus đã thể hiện thái độ thách

thức Chúa và hướng con người đến hành động chiến đấu như những con người

thực sự, hãy thôi dựa dẫm vào Chúa, hãy can đảm thực hiện trọng trách làm người của mình – một trọng trách mà lâu nay họ đã phó mặc cho Chúa… Điều đau khổ nhất sẽ xảy đến khi con người không còn đặt niềm tin ở mình mà đặt lầm chỗ khác, hư vô và chưa hề biết tới.

Hình ảnh Chúa xuất hiện thường xuyên, là đề tài cho những nỗi trăn trở của nhân vật, có vai trò rất lớn trong việc tạo ra sự thống nhất trong quan điểm nghệ thuật và xây dựng tác phẩm của Camus, tạo sự chặt chẽ, tạo mạch ngầm buộc người đọc phải suy nghĩ và lí giải. Chính quá trình tìm tòi mạch ngầm và lí giải tác phẩm tạo sự cuốn hút đặc biệt cho cốt truyện tiểu thuyết Dịch hạch. Mỗi nhân vật trong tiểu thuyết đều có một quan niệm, một cách nhìn nhận về Chúa. Qua mỗi cách nhìn nhận ấy, tính cách nhân vật dần được bộc lộ một cách đa

dạng và sâu sắc. Với Camus, con người không thể trông cậy vào Chúa vì trước tất cả những đau khổ của con người, Chúa vẫn một mực lặng thinh. Năm 1932, Camus và một người bạn đã cùng chứng kiến một tai nạn tại Algieria – một em bé Hồi giáo đã bị xe bus đâm phải và hôn mê. Camus đã chỉ tay lên trời và nói với người bạn: “Anh thấy không? Ông ta nín thinh.” Sự im lặng ấy là dấu hiệu cho sự dửng dưng và một điều cảnh báo rằng con người đừng tin vào Chúa nữa vì điều đó hoàn toàn phi lí, không có một ý nghĩa gì cả. Tháng bảy năm 1944, trong lá thư gửi cho người bạn Đức, Camus viết: “Ánh bình minh sẽ ló rạng và các anh cuối cùng sẽ chiến bại. Tôi biết rằng, vốn chẳng đoái hoài gì tới những ghê tởm của các anh, ông trời cũng sẽ dửng dưng khi các anh bại trận một cách xứng đáng. Ngay cả hôm nay, tôi cũng chẳng mong đợi gì ở trời.” Chúa trong

Dịch hạch là một đại diện tiêu biểu cho cái phi lí có sức chi phối con người hết sức mạnh mẽ. Dù muốn hay không thì vẫn còn rất nhiều tín đồ trung thành với Chúa, trung thành tin tưởng vào sự hiện hữu của Chúa.

Sở dĩ hình ảnh Chúa lại được quan tâm nhiều trong tác phẩm bởi vì hình ảnh ấy gắn liền với chi tiết về cái chết. Khi đối diện với cái chết, con người mới thấy được rằng có nên tin Chúa hay không khi mà Chúa trên cao vẫn một mực lặng im giữa lúc con người khổ sở kêu cứu. Chi tiết cái chết có vai trò rất quan trọng làm nên cái hay trong nghệ thuật xây dựng tiểu thuyết Dịch hạch của Camus. Đây là chi tiết được xây dựng dựa trên sự chi phối của quan niệm phi lí của Camus trong cách nhìn cuộc sống. Với ông, mọi thứ trong cuộc đời này đều là phi lí, chỉ có cái chết là xác thực. Mọi suy nghĩ, hành động của nhân vật đều trong cảm giác là mình sắp sửa chết đi, dịch hạch mang lại cái chết đang rình rập trên đầu mình.

Cái chết của Panolux là một cái chết khá bí ẩn, ít nhiều liên quan đến Chúa (bởi ông phát bệnh và chết ngay sau bài thuyết giáo phản bác Chúa). Đây là một trong những cái chết mang tính phi lí cao bên cạnh những cái chết vì bệnh dịch khác. Cái chết này dẫn đến một loạt những vấn đề liên quan đến niềm

tin: con người có nên tin Chúa hay không khi Người đã gieo rắc hàng loạt đau khổ? Chúa hay Thượng Đế mà họ hằng tin liệu có thật không khi con người vẫn siêng năng cầu nguyện mà tai họa và cái chết vẫn tìm đến họ? Chúa liệu có phải là đấng toàn năng hay không? Cái phi lí ở đây là Panolux không chết vì nhiễm bệnh mà chết vì một căn bệnh gì khác mà người ta không thể khám phá ra. Cái chết của ông có thể khiến chúng ta dễ dàng liên tưởng đến sự trừng phạt của Chúa. Vậy, Chúa có nhân từ không khi sẵn sàng ra tay trừng phạt những kẻ phản lại mình? Như vậy, cái chết của Panolux là một khía cạnh khác trong sự thống nhất về quan niệm phi lí của Camus trong Dịch hạch (thống nhất với các chi tiết về Chúa). Đỉnh cao của cái phi lí trong Dịch hạch là cái chết của Tarou ở cuối tác phẩm, khi dịch bệnh đã chấm dứt ở thành phố Oran. Nếu như anh chết trong lúc dịch bệnh mới bắt đầu hoặc khi nó đang ở đỉnh cao thì dù đau đớn nhưng điều đó vẫn có thể hiểu và chấp nhận được. Nhưng Tarou lại chết trong chính những ngày cuối cùng của dịch hạch, anh ta chết ngay ở thời điểm của vinh quang và chiến thắng. Một cái chết phi lí như thế để chứng minh “vinh quang chỉ là điều dối trá”. Tarou đã thua trong cuộc chiến với cái chết và số phận.

Cái chết của Tarou được Camus miêu tả rất cụ thể và chi tiết. Quan điểm về cái phi lí được nhà văn tập trung nhiều nhất ở tình huống này, đó là sự tấn công của dịch bệnh và cái chết không đáng có ở nhân vật Tarou. Song song với vấn đề này, sự thật cũng là một khía cạnh quan trọng được Camus quan tâm thể hiện khi nói về thái độ đối với cái phi lí, bên cạnh thái độ phản kháng: “Sống là khước từ nói dối. Nói dối không chỉ là nói sai sự thật mà còn là nói quá đi sự thật”. Nhân vật Tarou đến lúc gần chết vẫn yêu cầu Rieux cho anh biết toàn bộ sự thật, bởi đó là cách duy nhất giúp anh sống trọn vẹn đến giây phút cuối cùng:

“Anh cứ cho tôi biết đúng sự thật” [6, tr.371]. Như vậy, qua tình huống này, Camus đã đề xuất cách phản ứng, cách sống trong cuộc đời phi lí: hãy chiến đấu hết mình và sống trọn vẹn từng giây phút khi còn ở trên đời, muốn như vậy, hãy sống thật, khước từ nói dối và luôn vì con người.

Quan niệm phi lí còn chi phối cách xây dựng các tình huống trong cốt truyện. Tình huống truyện là thời điểm một sự việc, một sự kiện xảy ra với nhân vật, đặt trong tình thế đó nhân vật buộc phải thể hiện thái độ, hành động và có giải pháp cụ thể. Tình huống được xây dựng không chỉ nhằm thúc đẩy phát triển hành động nhân vật mà còn đóng vai trò khơi nguồn, châm ngòi, lý giải nguyên cớ, nguồn cơn của những tâm trạng, những biến đổi vi diệu trong tâm hồn nhân vật.

Cùng với chi tiết, tình huống tạo cho mạch truyện một đường dây chặt chẽ với sự logic trước sau của sự kiện có liên quan tới số phận, tính cách nhân vật đặt trong bước đi của lịch sử. Những tình huống được chúng tôi chọn khảo sát ở

Một phần của tài liệu nghệ thuật xây dựng tiểu thuyết trong dịch hạch của albert camus và báo ứng của philip roth (Trang 47)