Xét trên bình diện các nguyên nhân cụ thể, nguyên nhân chính làm cho trẻ biếng ăn đó là do trẻ quá ham chơi, không chịu ăn, kế đến là cách chọn lựa thực phẩm và chế biến thức ăn không ph
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
MÃ SỐ: CS.2011.19.124
BIỆN PHÁP TÂM LÝ KHẮC PHỤC KHI TRẺ BIẾNG ĂN TRONG GIAI
ĐOẠN TỪ 1 ĐẾN 6 TUỔI
Cơ quan chủ trì : TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HCM
Chủ nhiệm đề tài : TS Huỳnh Văn Sơn
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2011
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
MÃ SỐ: CS.2011.19.124
BIỆN PHÁP TÂM LÝ KHẮC PHỤC KHI TRẺ BIẾNG ĂN TRONG GIAI
Trang 3BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Tp.HCM, ngày 21 tháng 3 năm 2011
THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1 Thông tin chung:
- Tên đề tài: BIỆN PHÁP TÂM LÝ KHẮC PHỤC KHI TRẺ BIẾNG ĂN TRONG GIAI
ĐOẠN TỪ 1 ĐẾN 6 TUỔI
- Mã số: CS2011.19.124
- Chủ nhiệm: TS Huỳnh Văn Sơn
- Cơ quan chủ trì: Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hố Chí Minh
- Thời gian thực hiện: Tháng 8 năm 2010 đến tháng 4 năm 2011
Đề tài góp phần hệ thống hoá các vấn đề lý luận có liên quan đến đề tài: biếng ăn, biếng
ăn tâm lý Ngoài ra, cũng tìm hiểu tình trạng tâm lý của trẻ từ 1 đến 6 tuổi biếng ăn, một vài biểu hiện tâm lý của các bà mẹ có con biếng ăn trong độ tuổi này và những nguyên nhân tâm
lý dẫn đến hiện tượng biếng ăn ở trẻ từ 1 đến 6 tuổi Đề tài cũng đóng góp được các biện pháp
và khảo cứu tính khả thi của một số biện pháp tâm lý khắc phục khi trẻ biếng ăn trong giai đoạn từ 1 đến 6 tuổi
4 Kết quả nghiên cứu:
Kết quả thống kê cho thấy, số lượng trẻ rất biếng ăn và khá biếng ăn chiếm tỷ lệ khá cao (54,58%) - hơn một nửa trong tổng số mẫu khảo sát Con số này chứng tỏ rằng, tình trạng trẻ biếng ăn đáng quan tâm Trong số sáu biểu hiện của biếng ăn, biểu hiện về thời gian ăn là thường gặp nhất (ĐTB = 2,15), thứ hai là ăn không đủ lượng thức ăn cần thiết (ĐTB = 2,06), thứ ba là những hành vi né tránh (ĐTB = 1,80), thứ tư là những phản ứng sinh lý trực tiếp (ĐTB = 1,55), thứ năm là bộc lộ những cảm xúc tiêu cực (ĐTB = 1,53) và cuối cùng là những hành vi chống đối (ĐTB = 1,45) Trong số sáu biểu hiện đó, có năm biểu hiện là “thỉnh
Trang 4biểu hiện xảy ra nhiều nhất đó là ăn ít hơn so với những đứa trẻ cùng tuổi khác (ĐTB = 2,11), ngậm thức ăn lâu trong miệng mà không chịu nhai (ĐTB = 1,84) và kêu no để khỏi phải ăn (ĐTB = 1,80)
Nguyên nhân chính khiến cho trẻ biếng ăn là thuộc về bản thân đứa trẻ, sau đó là những yếu tố thuộc về môi trường và sau cùng là những nguyên nhân thuộc về người lớn Có 74,9% phụ huynh cho rằng nguyên nhân làm cho trẻ biếng ăn là do bản thân đứa trẻ, 52,2% phụ huynh cho rằng môi trường khi cho trẻ ăn là nguyên nhân và 45,8% cho rằng người lớn là nguyên nhân Xét trên bình diện các nguyên nhân cụ thể, nguyên nhân chính làm cho trẻ biếng ăn đó là do trẻ quá ham chơi, không chịu ăn, kế đến là cách chọn lựa thực phẩm và chế biến thức ăn không phù hợp với sở thích, khẩu vị của trẻ, la mắng trẻ khi trẻ không chịu ăn, không biết cách động viên, kích thích trẻ ăn…
Để khắc phục tình trạng biếng ăn có thể đề cập đến các biện pháp tác động sau:
- Biện pháp 1: Thay đổi nhận thức của người lớn về sức khoẻ và dinh dưỡng của trẻ cho khoa học và phù hợp hơn
- Biện pháp 2: Điều chỉnh cách thức chuẩn bị, chế biến và bài trí thức ăn cho phù hợp với sở thích và khẩu vị của trẻ
- Biện pháp 3: Thay đổi cách thức cho trẻ ăn để trẻ cảm thấy thoải mái và hào hứng khi
ăn của trẻ từ 1 đến 6 tuổi
5 Sản phẩm:
- Báo cáo toàn văn với các kết quả nghiên cứu theo mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
- Các chuyên đề nghiên cứu theo yêu cầu
6 Hiệu quả, phương thức chuyển giao kết quả nghiên cứu và khả năng áp dụng:
- Xác lập các biện pháp tâm lý khắc phục khi trẻ biếng ăn trong giai đoạn từ 1 đến 6 tuổi
Trang 5- Chuyển giao kết quả nghiên cứu trực tiếp cho Nhà tài trợ của đề tài nghiên cứu
Xác nhận của cơ quan chủ trì
(ký, đóng dấu) Ngày 21 tháng 3 Chủ nhiệm đề tài năm 2011
Trang 6THE MINISTRY OF EDUCATION
AND TRAINING HCMC UNIVERSITY OF PEDAGOGY
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence – Freedom – Happiness
- The Head of the subject: Ph.D Huynh Van Son
- The presiding unit: Ho Chi Minh University of Pegagogy
- The implementation period: From August 2010 to April 2011
2 Target:
To learn about the psychological symptoms of the children suffering from inappetence, aging from 1
to 6, the psychological reasons of inappetence and the psychological behaviors of the mothers when
facing up with this problem On such basis, proposing the some psychological therapy to cure the
children suffering from inapptence in the stage of age from 1 to 6
3 The creativeness and freshness:
The subject makes contribution to systematize the theoretical arguments on the subject: the inappetence, psychological inappetence… In addition, the subject also learns about the psychological
status of the children aging from 1 to 6 who suffer from inappetence, some symptoms of the mothers
having child(ren) suffering from inappetence and the psychological reasons causing the inappetence to
children aging from 1 to 6 The subject also contributes the methods and study the feasibility of some
psychological therapies to cure the children suffering from inappetence in stage of ages from 1 to 6
4 The research results:
The statistical result shows that the number of the children suffering from serious inappetence and
fairly serious inappetence makes up a high ratio (54,58%) – more than half of the samples surveyed
This figure shows that this situation is notably Among the six symptoms of inappetence, the symptom
of the eating time is the most frequent (the average point is 2,15), the second is the inadequacy of the
necessary foods (the average point is 2,06), the third is the avoidance behavior (the average point is
1,80), the fourth is the directly physiological reaction (the average point is 1,55), the fifth is the
showing of the negative feelings (the average point is 1,53) and the final is the opposing action (the
average mark is 1,45) Among the six symptoms mentioned above, five symptoms “sometimes” happen and one symptom rarely happens Among 19 specific symptoms of inappetence, three
symptoms happens most frequently, which are: the less eating compared to other children of the same
age (the average point is 2,11), keeping the food in mouth without chewing (the average point is 1,84)
and saying “full” to deny eating (the average point is 1,80)
The main reason making the children suffering from inappetence originates from the child himself/herself Then it is the factor of the environment and finally, it is the reason originating from
the adults 74,9% of the parents thinks that the reason causing the inappetence to children originates
from the child himself/herself Meanwhile 52,2% of the parents suppose that the environment is the
cause and 45,8% suppose that the adult is the cause Considering the specific causes, the main causes
making the inappetence of a child are that: a child indulge in pleasures, refusing to eat and the next is
Trang 7the ways of choosing and processing foods inappropriate to the tastes, likes of a child, scolding a child when he/she refuses to eat, not knowing how to encourage and stimulate a child to eat…
To overcome the situation of inappetence of children, the following therapies can be mentioned:
- Therapy 1: Change the awareness of the adult on the health and nutrition of the children in a scientific and more suitable manner
- Therapy 2: Adjust the ways of preparing, processing and arranging the foods in a suitable way with the tastes and likes of a child
- Therapy 3: Change the way of feeding a child to make him/her feel comfortable and exciting when eating
- Therapy 4: There are methods of psychological stimulation to a child (praising, encouraging, guiding him/her to play jolly games…)
The statistical results show that the majority of the methods proposed are necessary and feasible The most prominent one is the method of making the psychological affect, especially stimulating a child when he/she is eating is a way that almost all the parents think that it is very necessary and feasible to overcome the inappetence of a child aging from 1 to 6
5 Product:
- Make a full report on the research results under the research targets and the research duties
- The research special subjects as requested
6 The effectiveness, the methods of transferring the research result and the application ability:
- Determine the psychological therapies to cure a child suffering from inappetence aging from 1 to 6
- Directly transferring the research results to the sponsor of the research subject
Confirmation of the presiding agency
(signature and seal)
FOR THE RECTOR
VICE RECTOR
Associate Prof.Ph.D Nguyen Kim Hong
21 March 2011
The Head of the subject
(signature and seal)
Ph.D Huynh Van Son
Trang 8MỤC LỤC
THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3
INFORMATION ON THE RESEARCH RESULTS 6
MỤC LỤC 8
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT 11
DANH SÁCH CÁC BẢNG SỐ LIỆU 12
DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ 12
MỞ ĐẦU 13
1 Lý do chọn đề tài 13
2 Mục đích nghiên cứu 14
3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu 14
4 Giả thuyết nghiên cứu 14
5 Nhiệm vụ nghiên cứu 14
6 Giới hạn đề tài 15
7 Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu 15
8 Đóng góp mới của đề tài nghiên cứu 16
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BIẾNG ĂN Ở TRẺ TỪ 1 ĐẾN 6 TUỔI 18 1.1 LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ 18
1.1.1 Một số nghiên cứu về vấn đề biếng ăn của trẻ em tuổi Mầm non trên thế giới 18
1.1.2 Một số nghiên cứu về vấn đề biếng ăn của trẻ em em tuổi Mầm non tại Việt Nam 19
1.2 LÝ LUẬN VỀ BIẾNG ĂN VÀ BIẾNG ĂN TÂM LÝ 23
1.2.1 Dinh dưỡng và giáo dục dinh dưỡng cho trẻ 1 - 6 tuổi 23
1.2.2 Biếng ăn ở trẻ từ 1 - 6 tuổi 31
1.2.3 Một số đặc điểm tâm lý của trẻ em ở độ tuổi từ 1 - 6 tuổi 43
Chương 2: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG BIẾNG ĂN Ở TRẺ TỪ 1 ĐẾN 6 TUỔI 52
2.1 Khái quát về tổ chức nghiên cứu 52
2.1.1 Mục đích, yêu cầu 52
2.1.2 Phương pháp nghiên cứu 52
2.2 Thực trạng nhận thức của phụ huynh về tình trạng biếng ăn của trẻ 55
2.2.1 Thông tin chung về khách thể nghiên cứu 55
Trang 92.2.2 Một số thông tin ban đầu về hành vi cho trẻ ăn uống của phụ huynh 56
2.2.3 Thực trạng nhận thức của phụ huynh về tình trạng biếng ăn tâm lý của trẻ60 2.3 Thực trạng mức độ biếng ăn tâm lý của trẻ và những biểu hiện của nó 66
2.3.1 Thực trạng mức độ biếng ăn tâm lý của trẻ 66
2.3.2 Những biểu hiện biếng ăn tâm lý ở trẻ từ 1 đến 6 tuổi 67
2.4 Nguyên nh ân dẫn đến tình trạng biếng ăn tâm lý ở trẻ từ 1 đến 6 tuổi 76
2.4.1 Những nguyên nhân chung dẫn đến tình trạng biếng ăn tâm lý ở trẻ 76
2.4.2 Những nguyên nhân cụ thể dẫn đến tình trạng biếng ăn tâm lý ở trẻ từ 1 đến 6 tuổi 78
2.5 Thực trạng sử dụng các biện pháp khắc phục tình trạng biếng ăn tâm lý ở trẻ của các bậc phụ huynh 82
2.5.1 Thực trạng sử dụng những biện pháp chung để khắc phục tình trạng biếng ăn tâm lý ở trẻ từ 1 đến 6 tuổi 82
2.5.2 Thực trạng việc áp dụng những biện pháp cụ thể để khắc phục tình trạng biếng ăn của trẻ: 85
Chương 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP TÂM LÝ KHẮC PHỤC KHI TRẺ BIẾNG ĂN TÂM LÝ TRONG GIAI ĐOẠN TỪ 1 ĐẾN 6 TUỔI 91
3.1 Một số biện pháp tâm lý khắc phục khi trẻ biếng ăn tâm lý trong giai đoạn từ 1 đến 6 tuổi: 91
3.1.1 Biện pháp 1: Thay đổi nhận thức của người lớn về sức khoẻ và dinh dưỡng của trẻ cho khoa học và phù hợp hơn 92
3.1.2 Biện pháp 2: Điều chỉnh cách thức chuẩn bị, chế biến và bài trí thức ăn cho phù hợp với sở thích và khẩu vị của trẻ 94
3.1.3 Biện pháp 3: Thay đổi cách thức cho trẻ ăn để trẻ cảm thấy thoải mái và hào hứng khi ăn 95
3.1.4 Biện pháp 4: Có những biện pháp kích thích tâm lý khi cho trẻ ăn (khen ngợi, động viên trẻ; cho trẻ chơi những trò chơi vui nhộn…) 97
3.1.5 Một số lưu ý khi thực hiện các biện pháp: 98
3.2 Khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất 99
3.2.1 Khảo sát tính cần thiết của các biện pháp đã đề xuất 99
3.2.2 Khảo sát tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất 104
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 112
KẾT LUẬN 112
KIẾN NGHỊ 114
TÀI LIỆU THAM KHẢO 116
PHỤ LỤC 119
Trang 11DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Trang 12DANH SÁCH CÁC BẢNG SỐ LIỆU
Bảng 2.1 Số lần cho con ăn trong một ngày 44
Bảng 2.2 Người thường xuyên cho trẻ ăn 45
Bảng 2.3 Đối tượng hướng dẫn phụ huynh cho trẻ ăn 46
Bảng 2.4 Hình ảnh lý tưởng quý phụ huynh mong muốn ở con mình 47
Bảng 2.5 Nhận thức của phụ huynh về biếng ăn 49
Bảng 2.6 Nhân thức về phân loại biếng ăn của phụ huynh 50
Bảng 2.7 Nhân thức về biếng ăn tâm lý của phụ huynh 50
Bảng 2.8 Nhận thức của phụ huynh về nguyên nhân gây biếng ăn cho trẻ 51
Bảng 2.9 Biểu hiện của hiện tượng biếng ăn tâm lý thể hiện ở trẻ 52
Bảng 2.10 Mức độ biếng ăn ở trẻ 54
Bảng 2.11 Những biểu hiện chung của tình trạng biếng ăn 56
Bảng 2.12 Mức độ biểu hiện biếng ăn cụ thể của trẻ 61
Bảng 2.13 Những nguyên nhân chung làm cho trẻ biếng ăn 64
Bảng 2.14 Những nguyên nhân cụ thể làm cho trẻ biếng ăn 67
Bảng 2.15 Thực trạng việc sử dụng những biện pháp chung để khắc phục tình trạng biếng ăn ở trẻ từ 1 đến 6 tuổi 70
Bảng 3.1 Đánh giá về tính cần thiết của những biện pháp chung để khắc phục tình trạng biếng ăn tâm lý của trẻ 88
Bảng 3.2 Đánh giá về tính cần thiết của những biện pháp cụ thể để khắc phục tình trạng biếng ăn tâm lý của trẻ 89
Bảng 3.3 Đánh giá về tính khả thi của những biện pháp chung để khắc phục tình trạng biếng ăn tâm lý của trẻ 93
Bảng 3.4 Đánh giá về tính khả thi của những biện pháp cụ thể để khắc phục tình trạng biếng ăn tâm lý của trẻ 94
DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ Biểu đồ 2.1 Phân bố giới của phụ huynh 43
Biểu đồ 2.2 Phân bố tuổi của phụ huynh 43
Biểu đồ 2.3 Số con trong gia đình 44
Biểu đồ 2.4 Số lần cho con ăn trong một ngày 45
Biểu đồ 2.5 Người thường xuyên cho trẻ ăn 46
Biểu đồ 2.6 Đối tượng hướng dẫn phụ huynh cho trẻ ăn 47
Biểu đồ 2.7 Điểm trung bình nhận thức của phụ huynh về hiện tượng biếng ăn 53
Biểu đồ 2.8 Mức độ biểu hiện biếng ăn của trẻ 57
Biểu đồ 2.9 Nguyên nhân dẫn đến tình trạng biếng ăn ở trẻ 65
Biểu đồ 2.10 Những biện pháp khắc phục tình trạng biếng ăn ở trẻ 71
Trang 13MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Con cái luôn là niềm yêu thương, sự hy vọng của những người làm cha mẹ Khi một đứa trẻ sinh ra, từng miếng ăn, giấc ngủ, từng sự đổi thay dù là nhỏ nhất của trẻ đều được quan tâm và chú ý bởi những người thân mà trực tiếp nhất là người mẹ Sự phát triển bình thường của đứa trẻ về thể chất và đời sống tâm lý luôn là niềm trông đợi và khát khao của các bậc sinh thành Thế nhưng đạt được điều này không phải dễ
vì mỗi một đứa trẻ có những đặc điểm không thể giống nhau nên các bậc cha mẹ cần phải thực sự tìm ra những biện pháp chăm sóc và giáo dục thích hợp nhất Điều này sẽ tạo những điều kiện để giúp mỗi trẻ sẽ có những cơ hội phát triển tối đa cả về thể chất lẫn tâm lý
Để đáp ứng nhu cầu phát triển về thể chất, trẻ phải được cung cấp đầy đủ về dinh dưỡng Lúc mới sinh ra, nếu sức khỏe của phụ huynh và bé bình thường thì sữa mẹ là nguồn thức ăn chính và duy nhất của trẻ Tuy nhiên, từ tháng thứ 3 trở đi, trẻ đã có nhu cầu bổ sung thêm chất dinh dưỡng ngoài sữa mẹ từ các loại thức ăn hay đồ uống khác Ngay từ lúc này, phụ huynh đã bắt đầu hình thành cho trẻ những thói quen về ăn uống
và giáo dục dinh dưỡng cho trẻ trở thành nhiệm vụ cực kỳ quan trọng
Thông thường, khi được gần một tuổi, nguồn cung cấp dinh dưỡng cho trẻ chuyển dần từ sữa mẹ sang các nguồn cung cấp từ bên ngoài như sữa và các loại thức
ăn – thức uống khác Lúc này, cho trẻ ăn khoa học và hiệu quả là một yêu cầu quan trọng của những người làm cha mẹ Tuy nhiên, trong thực tế, đây không phải là một việc dễ dàng, nhất là trong xã hội hiện đại khi mà phụ huynh có quá nhiều sự lựa chọn
về thức ăn cho trẻ cộng với những thói quen của trẻ khi ăn uống Có lẽ, trong quá trình nuôi con, hầu hết phụ huynh đều gặp phải những khó khăn trong việc cho trẻ ăn Có những trường hợp, bữa ăn trở thành nỗi ám ảnh không chỉ của đứa trẻ mà còn của phụ huynh Khi đó, đứa trẻ không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho nhu cầu phát triển của cơ thể, có thể dẫn đến bị suy dinh dưỡng hoặc chậm phát triển
Trẻ biếng ăn là một khó khăn, thách thức đối với những người làm cha mẹ Đây
là một gánh nặng về mặt tâm lý cho người làm cha – làm mẹ vì những lo lắng đối với
sự phát triển trước mắt cũng như sự phát triển lâu dài của trẻ Biếng ăn được nghiên
Trang 14cứu ở nhiều góc nhìn khác nhau như biểu hiện, các loại, nguyên nhân và các giải pháp
Ở góc độ sự phát triển trẻ em và vấn đề chăm sóc trẻ em thì biếng ăn thực thể được quan tâm ở những góc nhìn về thể trạng, cơ địa, thói quen ăn uống, sự chăm sóc của cha mẹ hay người nuôi dưỡng Ở góc độ giáo dục trẻ cũng như tâm lý, biếng ăn tâm lý cũng là một vấn đề thu hút sự quan tâm của nhiều nghiên cứu trong thời gian gần đây Làm thế nào để có một bức tranh toàn cục về vấn đề biếng ăn của trẻ nhỏ từ 1 đến
6 tuổi? Những nghiên cứu khái quát về vấn đề biếng ăn đã được khai thác trên bình diện lâm sàng và thực thể trên thế giới Tuy nhiên, ở Việt Nam, còn rất ít các công trình nghiên cứu về vấn đề này, nhất là dưới góc độ tâm lý để tìm ra những nguyên nhân nhằm đề ra các biện pháp khắc phục Nói khác đi, việc nghiên cứu về vấn đề biếng ăn tâm lý và các biện pháp khắc phục là một trong những điểm trống khá lý thú
Từ những lý do trên, đề tài “Biện pháp tâm lý khắc phục khi trẻ biếng ăn trong giai
đoạn từ 1 đến 6 tuổi” được xác lập
2 Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu các biểu hiện tâm lý của trẻ biếng ăn từ 1 đến 6 tuổi, những nguyên nhân tâm lý làm cho trẻ biếng ăn và hành vi tâm lý của phụ huynh khi gặp trường hợp này Trên cơ sở đó, đề xuất một số biện pháp tâm lý khắc phục khi trẻ biếng ăn trong giai đoạn từ 1 đến 6 tuổi cho cả mẹ và trẻ
3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3 1 Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp tâm lý khắc phục khi trẻ biếng ăn trong giai đoạn từ 1 đến 6 tuổi
3.2 Khách thể nghiên cứu
Trẻ em biếng ăn từ 1 đến 6 tuổi, phụ huynh có con từ 1 đến 6 tuổi
4 Giả thuyết nghiên cứu
Tình trạng tâm lý của trẻ biếng ăn khá phức tạp Có nhiều nguyên nhân tâm lý làm cho trẻ biếng ăn mà chủ yếu là trẻ cảm thấy bị áp lực khi ăn Nhận thức và các hành vi tâm lý của phụ huynh về tình trạng biếng ăn của trẻ còn chưa đầy đủ và chưa khoa học Nếu có những biện pháp tâm lý khắc phục khi trẻ 1 đến 6 tuổi biếng ăn thì
có thể góp phần hạn chế tình trạng này
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
Trang 155.1 Hệ thống hoá các vấn đề lý luận có liên quan đến đề tài: biếng ăn, biếng ăn tâm lý
5.2 Tìm hiểu tình trạng tâm lý của trẻ từ 1 đến 6 tuổi biếng ăn, một vài biểu hiện tâm lý của phụ huynh có con biếng ăn trong độ tuổi này và những nguyên nhân tâm lý dẫn đến hiện tượng biếng ăn ở trẻ từ 1 đến 6 tuổi
5.3 Khảo cứu tính khả thi của một số biện pháp tâm lý khắc phục khi trẻ biếng
ăn trong giai đoạn từ 1 đến 6 tuổi
6 Giới hạn đề tài
- Đề tài nghiên cứu tình trạng tâm lý của trẻ biếng ăn từ 1 - 6 tuổi trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và chỉ tập trung tìm hiểu những nguyên nhân về tâm
lý làm cho trẻ biếng ăn hay còn gọi là biếng ăn tâm lý
- Các biện pháp tác động xoáy mạnh vào nhận thức và hành vi cho trẻ ăn của phụ huynh để giúp trẻ cảm thấy an toàn, thoải mái khi ăn
- Không thử nghiệm các biện pháp tác động mà chỉ dừng ở mức đề xuất và khảo cứu tính khả thi của nó
7 Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu
7.1 Cách tiếp cận
Đề tài tiến hành dựa trên cách tiếp cận vấn đề nghiên cứu theo hướng tiếp cận biện chứng, hướng tiếp cận thực tiễn
7.1.1 Hướng tiếp cận biện chứng
Tình trạng biếng ăn của trẻ được xem xét trong mối liên hệ với thế giới khách quan bên ngoài, nhất là trong mối quan hệ với những người thân trong gia đình mà trực tiếp là người mẹ
7.1.2 Hướng tiếp cận thực tiễn
Tình trạng biếng ăn của trẻ có nguyên nhân từ điều kiện thực tiễn, từ những sự tác động chưa thật sự hợp lý, khoa học của cha mẹ Trong quá trình thực hiện, đề tài sẽ nghiên cứu một số trường hợp cụ thể, nổi bật để tìm hiểu những nguyên nhân tâm lý làm cho trẻ biếng ăn
7.2 Phương pháp nghiên cứu
7.2.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận
Trang 16Qua việc phân tích, tổng hợp các tài liệu và công trình nghiên cứu có liên quan kết hợp với những vấn đề lý luận cơ bản, nhóm nghiên cứu sẽ xây dựng một hệ thống khái niệm công cụ và những khái niệm có liên quan để định hướng cho việc thiết kế công cụ nghiên cứu cũng như toàn bộ quá trình điều tra thực tiễn về tình trạng biếng
ăn ở trẻ
7.2.2 Phương pháp phỏng vấn
Phương pháp phỏng vấn được tiến hành để tìm hiểu sâu thêm một số trường hợp nổi bật và nhằm đánh giá mức độ trung thực trong việc trả lời bảng hỏi Đồng thời, đề tài còn tiến hành phỏng vấn đối với một số cán bộ quản lý trường Mầm non và cán bộ
y tế địa phương để thu thập những ý kiến nhận xét, đánh giá về thực trạng biếng ăn của trẻ 1 đến 6 tuổi
7.2.3 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Phương pháp này được thiết kế nhằm tìm hiểu thông tin về phía phụ huynh trên diện rộng Bảng hỏi được thiết kế bao gồm các câu hỏi để thu thập thông tin về cách giáo dục dinh dưỡng (cho ăn, cho uống sữa…) của các gia đình và tìm hiểu những thói quen có liên quan đến việc cho trẻ ăn uống của phụ huynh
Ngoài ra, việc khảo sát các biện pháp tâm lý khắc phục khi trẻ biếng ăn trong giai đoạn từ 1 đến 6 tuổi cũng sẽ được thực hiện bằng bảng hỏi để khảo cứu tính cần thiết
và khả thi của các biện pháp trên chuyên gia và phụ huynh
7.2.4 Phương pháp quan sát
Đề tài sẽ tiến hành quan sát một số trường hợp cụ thể, điển hình qua bảng quan sát để xác định mức độ và nguyên nhân biếng ăn của trẻ trong giai đoạn từ 1 đến 6 tuổi Bảng quan sát này sẽ tập trung vào những biểu hiện biếng ăn của trẻ trong môi trường gia đình là chủ yếu
7.2.5 Phương pháp thống kê toán học
Đề tài sử dụng phần mềm SPSS 15.0 để xử lý các dữ kiện thu được phục vụ cho việc phân tích số liệu trong quá trình nghiên cứu Đặc biệt là việc định lượng số liệu dựa trên các thông số: điểm trung bình, độ lệch chuẩn, các kiểm nghiệm thống kê…
8 Đóng góp mới của đề tài nghiên cứu
8.1 Về mặt lý luận
Đề tài góp phần hệ thống hoá cơ sở lý luận về tình trạng biếng ăn tâm lý của trẻ 1
Trang 17đến 6 tuổi và các biện pháp tâm lý khắc phục khi trẻ biếng ăn trong giai đoạn từ 1 đến
6 tuổi
8.2 Về mặt thực tiễn
Đề tài chỉ ra được những nguyên nhân tâm lý của trẻ biếng ăn trong giai đoạn từ
1 đến 6 tuổi Đồng thời, đóng góp được những biện pháp khắc phục khi trẻ biếng ăn trong giai đoạn từ 1 đến 6 tuổi mà chủ yếu là thay đổi cách ứng xử và sự tác động của phụ huynh đối với trẻ trong việc cho trẻ ăn uống
Trang 18Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BIẾNG ĂN Ở TRẺ TỪ 1 ĐẾN 6 TUỔI
Đầu tiên, những nghiên cứu biếng ăn tập trung nhiều nhất theo hướng tiếp cận về sức khoẻ của đứa trẻ Những tiêu chuẩn về thang đo được xác lập và việc khám phá ra những trẻ em có chuẩn dưới thang đo (kênh sức khoẻ) được những nhà nghiên cứu quan tâm và tìm hiểu để từ đó, những kết luận ban đầu về nguyên nhân của tình trạng sức khoẻ không tốt hay suy dinh dưỡng được xác lập Những nghiên cứu này là hướng nghiên cứu khá phổ biến của nhiều chuyên gia dinh dưỡng ở các Quốc gia như: Pháp,
Mỹ, Xingapo, Thái Lan,…
Kế đến, nhiều nghiên cứu xoay quanh vấn đề biếng ăn của trẻ thông qua những phản hồi của nhiều phụ huynh Nhiều phụ huynh đã chia sẻ với các chuyên gia dinh dưỡng và mong chờ một sự can thiệp nhất định để có thể chẩn đoán hay đánh giá về tình hình biếng ăn Trong những trường hợp như thế, nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng vấn đề biếng ăn không hẳn là do đứa trẻ biếng ăn mà nhiều phụ huynh có cảm giác rằng con mình biếng ăn Mặt khác, không ít phụ huynh đã rơi vào “thế căng thẳng” cứ mong mỏi con mình sẽ béo tốt hơn, sẽ tăng cân hơn nhiều so với chúng bạn hay so với những gia đình khác Số liệu nghiên cứu về điều này ở một vài Quốc gia lân cận như: Thái Lan, Philippin, Xingapo cho thấy tỉ lệ các bậc cha mẹ vẫn chú trọng đến hình thức bên ngoài của đứa trẻ như: sự mũm mĩm, sự tròn trĩnh … Nhận định của TS Magaret Minben cho thấy có đến xấp xỉ 52% phụ huynh ở Xingapo vẫn còn định hình suy nghĩ và biểu tượng về một đứa trẻ khoẻ mạnh và dễ thương từ 0 đến 6 tuổi theo
Trang 19tài “Nghiên cứu tình trạng biếng ăn trên cơ sở tác động của các yếu tố sinh học” do Cynthia Bulik ở trường Đại học North Carolina - Chapel Hill làm chủ nhiệm đề tài đã chỉ ra sự tác động của yếu tố di truyền đến chứng biếng ăn Tác giả khẳng định rằng giữa tình trạng biếng ăn hiện tại của trẻ có mối quan hệ với vấn đề di truyền từ cha mẹ hoặc ông bà mà tình hình này sẽ tồn tại một cách khá dài hay khá phổ biến Bên cạnh
đó, có thể đề cập đến tác giả Rexanne Dryden - Edwards khi nghiên cứu về mối liên quan giữa não bộ và tình trạng biếng ăn của trẻ Tác giả cho rằng sự bất thường của một phần não bộ hoặc những vấn đề trong quá trình nuôi dưỡng có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng biếng ăn của trẻ… Hay nghiên cứu của tập thể các nhà khoa học ở bang Texas – Mỹ đã chỉ ra rằng trên thế giới tỉ lệ biếng ăn ở trẻ chiếm gần 50% Con
số này có thể dao động từ 30 đến 55% ở những Quốc gia khác nhau thông qua nghiên cứu so sánh hơn 15.000 mẫu [48]
Những nghiên cứu về vấn đề biếng ăn tâm lý cũng bắt đầu được quan tâm Ngay
từ đầu, các chuyên gia tâm lý không gọi hẳn đây là biếng ăn tâm lý mà gọi là tình trạng biếng ăn do những nguyên nhân tâm lý Những nghiên cứu đã chứng minh rằng
sự biếng ăn của trẻ không hẳn là do trẻ không muốn ăn hay sự “ngăn cản” của thực thể
mà vấn đề là do tâm lý ngán ngại Đó là nguyên nhân từ người mẹ khi không có những biện pháp thúc đẩy quá trình ăn uống của trẻ thoải mái và hợp lý, đó là sự dồn ép quá mức, đó là sự nhàm chán trong buổi ăn với những cảm xúc tiêu cực, đó là sự lo lắng hay hồi hộp trong khi ăn… Những điều này sẽ dễ dẫn đến những biểu hiện biếng ăn của trẻ mà có thể đó là biếng ăn tâm lý
Tuy nhiên, những vấn đề đề cập vấn đề biếng ăn tâm lý vẫn thường như một góc nhìn về nguyên nhân của biếng ăn mà không hẳn được phân tích một cách chuyên biệt
Trang 202008-2009”, của các tác giả Trần Thị Hoài Phương, Nguyễn Thị Kim Hoàng, Nguyễn Thị Kiều Thu, Mai Quang Huỳnh Mai, Nguyễn Thị Thu Hậu đã đề cập đến việc chăm sóc, cho con bú, chuẩn bị cho con ăn của phụ huynh trong đó có đề cập những thông tin ban đầu việc cho trẻ bú không hợp lý hay cho ăn không đúng cách sẽ làm trẻ biếng
ăn Cũng có thể đề cập đến một số đề tài kế tiếp như: “Hiệu quả của mô hình thử nghiệm can thiệp cộng đồng phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ dưới 5 tuổi tại một
xã thuộc thành phố Hồ Chí Minh” (từ tháng 9/2008 đến tháng 10/2009) của các tác giả: Dương Công Minh, Lê Thị Kim Quí, Đỗ Thị Ngọc Diệp, Phạm Thị Kim Hoa, Trương Thị Vui và cộng sự, đề tài “Bữa ăn thị phạm giải pháp phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi khu vực miền núi” của các tác giả như: Nguyễn Minh Tuấn, Hoàng Khải Lập và đề tài “Tình trạng dinh dưỡng trẻ em tại bệnh viện trong các năm
1997, 2001, 2003, 2006 và 2007” của nhóm tác giả Nguyễn Thị Hoa, Hoàng Thị Tín, Hoàng Thị Thanh Thủy, Đặng Thị Phương Lan, Hồ Thị Mỹ Ngọc, Đỗ Thu Cẩm, Nguyễn Thị Phượng và cộng sự… cũng là những nghiên cứu về vấn đề dinh dưỡng trẻ
em và vấn đề thừa cân – béo phì hay suy dinh dưỡng – biếng ăn là những thông tin đã được quan tâm bước đầu [50]
Bàn sâu hơn về các nghiên cứu biếng ăn thì các chuyên gia y tế đã tìm hiểu và nghiên cứu về biếng ăn và cách điều trị, khuyến khích các thói quen ăn uống lành mạnh để có được tình trạng dinh dưỡng đầy đủ cho sự tăng trưởng và phát triển tối ưu của trẻ Kết quả nghiên cứu mới nhất của các chuyên gia dinh dưỡng toàn cầu cho thấy
tỷ lệ biếng ăn của trẻ em Việt Nam khá cao so với tỷ lệ 20%-45% đã được công bố trên thế giới Thông tin này được đưa ra tại Hội thảo khoa học “Biếng ăn – chẩn đoán
và điều trị” diễn ra từ ngày 13-14/05 tại tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh với sự tham
dự của hơn 600 bác sỹ chuyên khoa nhi, các bác sĩ dinh dưỡng trong và ngoài nước
Có thể đề cập sâu hơn về hội thảo này như một nghiên cứu tổng quát khi hội thảo
có sự tham gia của hai trong các thành viên của nhóm chuyên gia dinh dưỡng toàn cầu dành cho trẻ biếng ăn cùng tham dự, gồm Giáo sư Benny Kerzner, Chủ tịch Khoa tiêu hoá và Dinh dưỡng trẻ em, Trung tâm Y tế Quốc gia Hoa Kỳ, Giáo sư tâm lý Irene Chatoor, Phó chủ tịch Khoa Tâm thần học, Giám đốc điều hành Chương trình sức khoẻ tâm thần dành cho trẻ nhỏ và nhũ nhi thuộc trung tâm Y học Quốc gia dành cho trẻ em Hoa Kỳ Các chuyên gia trình bày các báo cáo mới nhất về tình hình dinh
Trang 21dưỡng toàn cầu, tình trạng biếng ăn ở trẻ em và phương pháp khắc phục nhằm giúp cho các cán bộ y tế, bác sĩ Việt Nam có được những thông tin mới nhất về phương pháp chẩn đoán, cách tiếp cận một cách hệ thống về biếng ăn và cách điều trị đối với từng trường hợp khác nhau [17]
Vấn đề biếng ăn đã trở thành mối quan tâm lớn trong hội thảo này cũng như trong định hướng nghiên cứu của nhiều chuyên gia quan tâm về vấn đề chăm sóc trẻ em Biếng ăn là cụm từ được sử dụng rộng rãi để miêu tả những trẻ chỉ ăn được số lượng
ít, chỉ ưa thích một vài loại thức ăn nhất định, hoặc tránh né, sợ hãi hay không muốn
ăn món ăn mới Theo các chuyên gia, có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng biếng
ăn, bao gồm các yếu tố sinh lý như sự ngon miệng, khẩu vị, các vấn đề về di truyền và ảnh hưởng từ các giai đoạn tăng trưởng Các nguyên nhân khác có thể bao gồm các vấn đề tâm sinh lý như: trẻ luôn có xu hướng đấu tranh đòi tự chủ, thay đổi cảm xúc và tâm trạng, các mức độ tình cảm hoặc tương tác giữa mẹ và trẻ Các bậc cha mẹ có thể không biết là hành vi, thái độ của chính họ – cụ thể như dỗ dành, dụ ngọt hay việc đe dọa, ép trẻ ăn, quan tâm hoặc thờ ơ thái quá đến chuyện ăn của trẻ – có thể vô tình làm vấn đề biếng ăn ở trẻ trở nên trầm trọng hơn Có thể nói nhận định này được tán đồng bởi nhiều quan điểm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học và tạo ra những ý kiến thống nhất
Nhiều nhà khoa học cũng cho rằng khá nhiều phụ huynh có con biếng ăn đều rất
lo lắng về chế độ ăn và tình trạng dinh dưỡng của con mình Dù rất nhiều nghiên cứu vẫn đang được tiến hành, tuy nhiên các nghiên cứu đến nay cũng đủ cho thấy biếng ăn
có thể dẫn đến các hậu quả nghiêm trọng như: chậm phát triển, rối loạn tăng trưởng, dễ mắc các bệnh mãn tính, và các rối loạn hành vi ăn uống sẽ tiếp tục tiến triển theo chiều hướng xấu hơn mặc dù đã được điều chỉnh các nguyên nhân thực thể ban đầu Biếng
ăn cũng có thể đưa đến sự thiếu hụt dinh dưỡng, và đôi khi có thể dẫn đến các vấn đề cảm xúc và tính thích nghi Đó là chưa kể đến những biểu hiện như: không thích tiếp xúc, chậm chạp, thờ ơ và không có hứng thú trong học tập và vui chơi
Cũng trong hội thảo đã nêu, Giáo sư Benny Kerzner và Irene Chatoor đã cùng các đồng nghiệp Việt Nam thảo luận về việc chuẩn đoán đúng những trường hợp biếng ăn khác nhau, đa dạng của trẻ và những giải pháp tiếp cận và điều trị tương ứng theo từng trường hợp cụ thể phụ hợp với nhu cầu thể chất của trẻ và sự mong đợi của phụ
Trang 22huynh Trong đó hai Giáo sư đều nhấn mạnh giải pháp tâm lý để điều trị những trẻ gặp khó khăn trong ăn uống Đây là một trong những trọng điểm của hội thảo được nhiều
nhà khoa học tán thành Còn GS Kerzner cho biết: “Việc thay đổi hành vi, thói quen
ăn uống xấu của trẻ biếng ăn cần nhiều thời gian và nỗ lực của cha mẹ, cũng như của các nhà chuyên môn Trong khoảng thời gian này, cha mẹ thường lo lắng con mình ăn uống không đầy đủ và thiếu hụt dưỡng chất, họ nên tham vấn các bác sĩ chuyên khoa
và bổ sung cho trẻ công thức dinh dưỡng đầy đủ và cân đối hàng ngày giúp trẻ ổn định và tiếp tục hỗ trợ về quá trình phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ và điều này cũng giúp phụ huynh an tâm hơn, kiên nhẫn hơn để áp dụng đúng và đủ những phương pháp tiếp cận và điều trị phù hợp cho bé.” [17]
Hay trong phần trình bày của mình, GS Irene Chatoor, đã đưa ra bài phát biểu và thảo luận về vấn đề “Những nguyên tắc và thực hành giúp khuyến khích trẻ tạo lập những thái độ ăn uống tích cực”, đồng thời tư vấn về phương pháp cho trẻ ăn, những khó khăn của các bậc phụ huynh khi cho trẻ ăn và lời khuyên về cách thức xử lý đối với từng trường hợp Đây là một trong những cơ sở cần chú ý để giải quyết thực trạng biếng ăn tâm lý ở trẻ nhỏ mà đề tài cũng rất tán đồng
Trong khi đó, GS Hoàng Trọng Kim và Nguyễn Công Khanh cũng đã chỉ ra mối quan tâm của giới chuyên môn trong nước đối với tình trạng biếng ăn của trẻ Hai tác giả nhấn mạnh cần phải phổ biến rộng rãi hơn nữa trong cộng đồng về tình trạng biếng
ăn của trẻ để nâng cao nhận thức cộng đồng về chứng biếng ăn nhằm có những biện pháp điều chỉnh tâm lý và dinh dưỡng kịp thời Hội Nhi Khoa Việt Nam cũng đã lập ra đường dây nóng tư vấn về biếng ăn qua điện thoại (08)2.2436.426 (TP Hồ Chí Minh)
và (04)2.2436.426 (Hà Nội) và tổ chức những ngày tư vấn miễn phí về biếng ăn cho cộng đồng Đây cũng là một trong những cơ sở khoa học thực tiễn khá quan trọng cho thấy việc nghiên cứu về vấn đề biếng ăn nói chung và biếng ăn tâm lý được quan tâm bằng những hành động cụ thể
Một hướng nghiên cứu nữa cũng được thực hiện trong thời gian gần đây là việc nghiên cứu về tỉ lệ biếng ăn của trẻ em trong một nhóm mẫu Theo kết quả nghiên cứu mới nhất trong tháng 12 năm 2008 cho thấy tỷ lệ biếng ăn ở trẻ dưới 8 tuổi là 27% Trong đó, nhóm trẻ từ 1-6 tuổi có tỷ lệ biếng ăn cao nhất: 38% Trên 40% những trẻ biếng ăn này đã có dấu hiệu biếng ăn ngay từ khi dưới 3 tuổi Rất nhiều bằng chứng
Trang 23cho thấy biếng ăn không chỉ gây ra thiếu hụt dinh dưỡng ngắn hạn mà còn dẫn đến các biến chứng lâu dài về sau [16]
Rõ ràng những nghiên cứu về vấn đề biếng ăn trong đó có những tìm hiểu ban đầu về biếng ăn tâm lý được quan tâm Tuy nhiên, những nghiên cứu sâu về mức độ biếng ăn tâm lý với những biểu hiện cụ thể của nó cũng như việc hệ thống hoá các nguyên nhân gây nên biếng ăn tâm lý và các biện pháp khắc phục vấn đề biếng ăn tâm
lý ở trẻ từ 1 đến 6 tuổi còn khá hạn chế
1.2 LÝ LUẬN VỀ BIẾNG ĂN VÀ BIẾNG ĂN TÂM LÝ
1.2.1 Dinh dưỡng và giáo dục dinh dưỡng cho trẻ 1 - 6 tuổi
1.2.1.1 Dinh dưỡng
a Khái niệm dinh dưỡng
Hiện nay trên thế giới có rất nhiều định nghĩa khác nhau về dinh dưỡng Dinh dưỡng là nhu cầu sống và tồn tại của con người, nó quyết định sự phát triển của cơ thể Trong cơ thể con người luôn luôn có hai quá trình đồng hóa và dị hóa, là hai mặt thống nhất của quá trình trao đổi chất (quá trình dinh dưỡng) Đây là quá trình chuyển hóa các chất của cơ thể từ những thức ăn phức tạp ngoài cơ thể (protit, lipit, gluxit, vitamin
và chất khoáng nguồn gốc động vật và thực vật) sẽ phân tích thành những chất đơn giản (axitamin, axit béo, glucoza) và cung cấp năng lượng cho cơ thể Quá trình này thực hiện được nhờ quá trình tiêu hóa và hấp thu thức ăn trong hệ tiêu hóa
Trong từ điển Tiếng Việt (2000): Dinh dưỡng là quá trình các tế bào, các cơ quan trong cơ thể hấp thu và sử dụng các chất cần thiết cho việc cấu tạo và hoạt động của cơ thể
Theo Lê Doãn Diên – Vũ Thị Thư [tr 15, Dinh dưỡng người, NXB GD, 1996]
cho rằng: “Dinh dưỡng là chức năng mà các cá thể sử dụng thức ăn để duy trì sự
sống, nghĩa là thực hiện các hoạt động sống như: sinh trưởng, phát triển, vận động”
Với bác sĩ Lê Mai Hiệp thì dinh dưỡng gồm hai chữ: Dinh có nghĩa là xây dựng
và có ngụ ý cấu tạo Ví dụ như sữa mẹ cung cấp nhiên liệu cần thiết cho trẻ sơ sinh
tăng 600 – 700g của mỗi tháng trong 5 tháng đầu Dưỡng có nghĩa là cung cấp, nuôi
nấng, bồi dưỡng, đền bù lại những gì hao mòn trong cơ thể bằng những nguyên liệu mới Ví dụ như tế bào niêm mạc miệng bị lão hóa và lần lượt bị thải ra ngoài Thực
Trang 24phẩm phải cung cấp những nguyên liệu để bù đắp các tế bào hao mòn mất đi Nói tóm lại, dinh dưỡng theo nghĩa thông thường là cung cấp thực phẩm, những nguyên liệu cần thiết cho sự sống [25, tr14]
Giáo sư Tremolieres – chuyên viên dinh dưỡng người Pháp thì Dinh dưỡng là một khoa học nghiên cứu sự chuyển hóa của thực phẩm từ lúc vào miệng, hấp thụ qua ruột vào máu đến các bộ phận của cơ thể, cấu tạo hoặc thay thế các mô tế bào [25, tr14]
Theo tác giả Nguyễn Kim Thanh, Dinh dưỡng học là một ngành khoa học nghiên cứu ảnh hưởng của chất dinh dưỡng đối với cơ thể con người và xác định nhu cầu của
cơ thể về chất dinh dưỡng nhằm giúp con người phát triển khỏe mạnh, sinh sản để duy trì nòi giống [24]
Ngày nay dinh dưỡng có nghĩa rộng hơn nó là khoa học không những nghiên cứu
sự chuyển hóa thực phẩm mà còn khảo sát khẩu phần, tập quán ăn uống để phát hiện
và phòng ngừa những bệnh thiếu hoặc thừa dinh dưỡng, đề xuất chế độ ăn hợp lý cho từng trường hợp để bảo vệ tăng cường sức khỏe và góp phần điều trị bệnh
Như vậy, Dinh dưỡng là một quá trình phức hợp bao gồm việc đưa vào cơ thể
thức ăn cần thiết qua quá trình tiêu hóa và hấp thụ để bù đắp hao phí năng lượng trong quá trình hoạt động sống của cơ thể để tạo ra sự đổi mới các tế bào và mô cũng như điều tiết các chức năng của cơ thể [24, tr.17]
Từ khái niệm trên cho thấy mối liên hệ giữa dinh dưỡng và sức khỏe của con người Dinh dưỡng là nhu cầu hàng ngày, một nhu cầu không thể thiếu của con người, đặc biệt ở trẻ em Ở trẻ em, cơ thể đang lớn và phát triển mạnh, nhu cầu dinh dưỡng rất cao, đây là lứa tuổi rất nhạy cảm với vấn đề dinh dưỡng Nếu cung cấp cho trẻ đầy
đủ các chất dinh dưỡng thì sẽ bảo vệ và nâng cao được sức khỏe của trẻ ở hiện tại cũng như ở tương lai Ngược lại, chế độ khiếm khuyết không cung cấp được cho trẻ đầy đủ năng lượng ngay từ những năm đầu sẽ giảm độ tăng trưởng thể lực, giảm sự phát triển trí não và sức đề kháng của cơ thể với các bệnh tật Chính vì vậy, cần phải quan tâm đến chế độ dinh dưỡng của trẻ nhằm góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ
b Chế độ dinh dưỡng cho trẻ em từ 1-6 tuổi
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ em từ 1- 3 tuổi:
Trang 25Về đặc điểm sinh lý thì so với trẻ dưới 1 tuổi thì tốc độ tăng trưởng về cân nặng
và chiều cao ở lứa tuổi này chậm đi nhưng trẻ vẫn tiếp tục lớn và tăng trưởng mạnh Các cơ quan nội tạng cũng phát triển rất nhanh Hệ tiêu hóa cũng hoàn thiện dần, chức năng tiêu hóa của trẻ tốt hơn Dinh dưỡng trẻ em ở độ tuổi này có sự mâu thuẫn lớn
Đó là sự mâu thuẫn giữa nhu cầu cao do đòi hỏi của sự phát triển, hoạt động cơ thể trẻ
và khả năng tiếp thu thức ăn, khả năng chuyển hóa các chất dinh dưỡng còn chưa hoàn chỉnh Đây là một giai đoạn phát triển rất quan trọng ở trẻ em, nếu trẻ em không được nuôi dưỡng tốt sẽ dẫn đến suy dinh dưỡng và các bệnh tật khác có liên quan
Để đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho trẻ em từ 1- 3 tuổi cần chú ý tuân thủ:
- Về nhu cầu các chất dinh dưỡng:
Theo đề nghị của Viện dinh dưỡng năng lượng cần cung cấp cho trẻ độ tuổi này
là 1100 - 1300 Calo/ ngày Với tỷ lệ các thành phần protid từ 2-3g/kg cân nặng, lipid
từ 2-3g/kg cân nặng, glucid từ 14-15 g/kg cân nặng (Tỉ lệ: P:L:G = 1:1:5) Theo Viện dinh dưỡng đề nghị thì tỷ lệ đó là 1:1:4 [5]
- Về nguyên tắc cho trẻ ăn:
+ Thứ nhất, cho trẻ ăn các thức ăn từ mềm đến cứng, từ ít đến nhiều, lỏng đến đặc, phù hợp với đặc điểm phát triển về cơ thể của trẻ
+ Thứ hai, cho trẻ ăn nhiều bữa để cung cấp đủ nhu cầu năng lượng vì lượng dự trữ glucid ở trẻ em rất ít nên chóng đói, chóng mệt lả khi hạ đường huyết
+ Thứ ba, dùng nhiều loại thực phẩm phối hợp, thay đổi các món ăn làm cho trẻ thích ăn, không gây chán ăn
+ Thứ tư, nghiêm khắc trong chế độ ăn, hình thành và củng cố các phản xạ có điều kiện về ăn uống, tạo thói quen tốt cho trẻ khi ăn uống như ăn đúng giờ, không vừa
ăn vừa chơi Tuyệt đối không nên dọa dẫm trẻ khi trẻ ăn gây ấn tượng xấu cho trẻ đối với ăn uống
+ Thứ năm, hạn chế cho trẻ ăn quà ngọt, nhất là trước khi ăn vì đường sẽ làm cho trẻ thỏa mãn cảm giác đói, dễ chán ăn thức ăn khác gây mất cân bằng dinh dưỡng + Thứ sáu, cần cho trẻ uống đủ nước
+ Thứ bảy, giữ vệ sinh trong ăn uống để tránh bệnh tiêu chảy cho trẻ
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ em từ 4 - 6 tuổi:
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ em từ 4 - 6 tuổi cần chú ý những yêu cầu cơ bản sau:
Trang 26+ Về đặc điểm sinh lý
Ở tuổi này, ống tiêu hóa của trẻ ở độ tuổi này ngày càng được hoàn thiện hơn, hình thái bữa ăn trở nên đa dạng và phong phú, giống ở người lớn Tuy nhiên cần phải cung cấp cho trẻ một lượng tương đối cao hơn người lớn các thực phẩm có giá trị sinh học cao như sữa và các chế phẩm từ sữa, trứng, thịt nạc, trái cây và rau tươi
+ Về nhu cầu dinh dưỡng
Theo đề nghị của Viện dinh dưỡng năng lượng cần cung cấp cho trẻ độ tuổi này
là 1600 Calo/ ngày Với tỷ lệ các thành phần là protid: 3g/kg cân nặng, lipid: 3g/kg cân nặng, glucid: 13,1 g/kg cân nặng (Tỉ lệ các chất là P:L:G = 1:1:5)
2-+ Về nguyên tắc cho trẻ ăn
Có thể nói giai đoạn từ 4 - tuổi là giai đoạn quan trọng để hình thành cho trẻ thói quen ăn uống vì vậy cần phải:
• Một, cho trẻ ăn đúng giờ giấc để tạo phản xạ có điều kiện về thời gian ăn uống
• Hai, không nên cho trẻ ăn quá nhiều một bữa, tránh cho trẻ ăn quá no trước khi đi ngủ
• Ba, không nên kéo dài thời gian một bữa ăn
• Bảy, gương mẫu với trẻ khi ăn uống, ví dụ như người lớn cùng ăn với trẻ những món ăn mà trẻ cho là không ngon
• Tám, không trộn lẫn thuốc với thức ăn (trong trường hợp trẻ bị bệnh)
• Chín, không cho trẻ ăn quà vặt, bánh kẹo trước khi ăn
• Mười, bữa ăn của trẻ cần phải đủ chất, đa dạng, thay đổi
1.2.1.2 Giáo dục dinh dưỡng và thói quen ăn uống của trẻ
a Khái niệm giáo dục dinh dưỡng
Trang 27Giáo dục dinh dưỡng là một hoạt động giáo dục của con người để duy trì và bảo đảm sự tồn tại và phát triển của loài Giáo dục dinh dưỡng chính là sự tác động của khoa học ăn uống đến nhận thức của con người để đi đến tự giác chăm lo ăn uống và sức khỏe cho bản thân mình Giáo dục dinh dưỡng là công việc truyền đạt các hiểu biết
về khoa học ăn uống, các kinh nghiệm quý rút ra từ cuộc sống người này hay người khác từ thế hệ này sang thế hệ khác giúp cho con người biết tự chăm lo việc ăn uống của mình, của gia đình, của con cái, của xã hội
Dưới góc độ Y học, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng giáo dục dinh dưỡng là quá trình của sự hiểu biết, thái độ, hành vi về thực phẩm để thực hành cho các cá thể với nguồn thực phẩm có sẵn Hay khái niệm giáo dục dinh dưỡng là quá trình truyền thông tin nhằm phát triển và thúc đẩy để thay đổi tập quán dinh dưỡng
Theo tác giả Lê Thị Mai Hoa và Lê Trọng Sơn trong giáo trình “Dinh dưỡng trẻ em” cho rằng: Giáo dục dinh dưỡng là một quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch đến tình cảm, lý trí của con người nhằm làm thay đổi nhận thức, thái độ và hành động để đi đến tự giác chăm lo vấn đề ăn uống và sức khỏe của cá nhân, tập thể và cộng đồng [12, tr.10]
Mỗi một khái niệm tiếp cận vấn đề dinh dưỡng dưới một góc độ khác nhau (góc
độ Y học, Thông tin, Giáo dục học) song tất cả đều cho đây là quá trình tác động với mục đích cuối cùng là nâng cao sức khỏe con người
Như vậy, để đảm bảo sức khỏe cho bản thân mỗi cá nhân phải có những hiểu cần thiết về khoa học ăn uống, để đạt được mục tiêu trên mỗi Quốc gia, mỗi tổ chức xã hội phải đề ra kế hoạch can thiệp dinh dưỡng một cách hợp lý và kịp thời Sự can thiệp đó chính là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch đến từng con người cụ thể giúp cho cá nhân có những hiểu biết cần thiết về dinh dưỡng, có thái độ đúng đắn từ đó đi đến những hành động để tự chăm lo cho việc ăn uống và sức khỏe của bản thân Đó chính là quá trình giáo dục dinh dưỡng, cầu nối giữa khoa học với ứng dụng của nó trong cộng đồng Thông qua giáo dục dinh dưỡng, chúng ta có thể góp phần làm thay đổi nhận thức, hành vi, thói quen, tập quán chưa tốt trong ăn uống, giúp cho con người
có những lựa chọn đúng đắn trong việc sử dụng, chế biến thực phẩm khoa học để cải thiện được tình trạng dinh dưỡng cho mỗi cá nhân, cho cả cộng đồng
b Vai trò của giáo dục dinh dưỡng đối với sự phát triển của trẻ
Trang 28Tuyên ngôn Alma Alta “Sức khỏe cho mọi người vào năm 2000” yêu cầu mỗi
người phải tự chăm lo sức khỏe của mình; mỗi cộng đồng phải tự chăm lo sức khỏe cho cộng đồng Muốn vậy, mỗi người phải có những hiểu biết cần thiết để tự giữ sức khỏe của mình Vì thế, vấn đề giáo dục dinh dưỡng được đưa lên hàng đầu [16,tr.198 ]
Dinh dưỡng là nhu cầu thiết yếu không thể thiếu của con người, người lớn cần dinh dưỡng để duy trì sự sống và làm việc, trẻ em cần dinh dưỡng để phát triển thể lực
và trí lực Ở trẻ em, hình thái cơ thể trẻ đang tăng trưởng rất mạnh mẽ tạo ra những thay đổi lớn Đây là giai đoạn hoàn thiện về cấu tạo và chức năng của cơ thể Chính vì vậy, vấn đề dinh dưỡng là mối quan tâm hàng đầu Giáo dục dinh dưỡng cần phải được tiến hành cho tất cả mọi người và ở mọi lứa tuổi kể cả trẻ nhỏ
Việc giáo dục dinh dưỡng cho trẻ nhỏ là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch của những người nuôi dưỡng đến tình cảm, lý trí của trẻ nhằm hình thành cho trẻ nhận thức, thái độ và hành động để đi đến tự giác thực hiện vấn đề ăn uống và chăm lo sức khỏe cho bản thân mình Trẻ rất nhạy cảm và nhanh chóng tiếp thu những điều được tiếp xúc Giáo dục dinh dưỡng cho trẻ là hình thành ngay từ ban đầu những nhận thức, thái độ và hành động đúng đắn về vấn đề dinh dưỡng tạo ra một lớp người mới có sự hiểu biết đầy đủ về vấn đề dinh dưỡng, biết lựa chọn một cách thông minh
và tự giác trong ăn uống để đảm bảo sức khỏe cho bản thân mình, góp phần tạo ra một thế hệ người có đủ trình độ và sức khỏe để xây dựng đất nước
Thông qua giáo dục dinh dưỡng trẻ được cung cấp các kiến thức cơ bản mang tính khoa học về vấn đề này như các đặc điểm, nguồn gốc, giá trị dinh dưỡng và lợi ích của các thực phẩm đối với con người Tổ chức tốt việc giáo dục dinh dưỡng cho trẻ góp phần trang bị cho trẻ những hiểu biết mà thông qua đó còn làm thỏa mãn nhu cầu tìm hiểu, khám phá thế giới xung quanh và vận dụng những gì trẻ đã biết vào trong cuộc sống giúp mở mang tri thức, phát triển các quá trình tư duy, tưởng tượng, trí nhớ, tri giác Trên cơ sở đó hình thành thái độ đúng đắn đối với vấn đề dinh dưỡng và sức khỏe của bản thân mình, trẻ hứng thú trong ăn uống, tự giác, đúng cách, đảm bảo vệ sinh góp phần phát triển thể chất cho trẻ Cùng với đó trẻ hình thành một số kỹ năng cần thiết như tự phục vụ, văn minh trong ăn uống, biết yêu quý và tôn trọng những người lao động và tạo ra sản phẩm lao động
Trang 29Hiện nay, tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ còn cao và trẻ mắc bệnh béo phì cũng đang gia tăng Một trong những nguyên nhân đó chính là do thiếu kiến thức về dinh dưỡng và chăm sóc sức khỏe Vì vậy, giáo dục dinh dưỡng có một vị trí rất quan trọng
và đang là mối quan tâm của toàn xã hội Sức khỏe và tình trạng dinh dưỡng của trẻ phụ thuộc nhiều vào sự nuôi dưỡng của người mẹ ở nhà và cô giáo Mầm non khi ở trường Giáo dục dinh dưỡng còn cần phải được thực hiện đối với những người chăm sóc – nuôi dưỡng trẻ Thông qua giáo dục dinh dưỡng sẽ cung cấp cho họ các kiến thức tiền khoa học về đặc điểm, nguồn gốc, giá trị dinh dưỡng và lợi ích của các thực phẩm có lợi với sự phát triển của trẻ, những cách thức chế biến thức ăn cho trẻ, phương pháp nuôi dưỡng trẻ
c Tác động của giáo dục dinh dưỡng đối với việc hình thành thói quen ăn uống của trẻ
Dưới góc độ sinh lý, Viện sĩ Pavlov chứng minh rằng dưới tác động bên ngoài trên vỏ não hình thành các mối liên hệ tạm thời từ đó hình thành phản xạ có điều kiện tạo nên một hệ thống bền vững Đây chính là cơ sở hình thành kỹ năng và thói quen giúp con người hoạt động một cách thuần thục và dễ dàng hơn
Trong sự hình thành kỹ năng, một loạt những cử động riêng rẽ hòa quyện vào nhau, bớt những cử động thừa không cần thiết, tăng tốc độ và sự chuyển dịch từ cử động này sang cử động khác một cách tự nhiên Nắm vững kỹ năng rất quan trọng nhưng như thế chưa đảm bảo trẻ sẽ có hành vi đúng nếu trẻ chưa có thói quen Thói quen không chỉ là khả năng thực hiện hành động mà còn đảm bảo chính sự kiện hoàn thành hành động đó Có nhiều thói quen được hình thành từ kỹ năng Sự chuyển tiếp từ
kỹ năng sang thói quen đạt được do luyện tập một cách có hệ thống trong cùng điều kiện hoặc điều kiện tương tự Bằng cách đó thói quen trong mức độ nhất định trở thành nhu cầu của trẻ Trên cơ sở của các thói quen ở trẻ hình thành các đặc điểm của tính cách Trẻ nhỏ chưa thể hiểu và nắm được nhiều khái niệm và chuẩn mực đạo đức Nhưng trong khi tiếp thu phương thức hành vi dưới sự giúp đỡ của người lớn, trẻ có thói quen thực hiện hành vi chuẩn mực rất lâu trước khi hiểu được chúng [tr.12, Tạp chí Giáo dục Mầm non, số 1, 2006] Chính vì vậy, giáo dục đánh giá cao tầm quan trọng của các thói quen và kỹ năng trong đó có thể đề cập đến thói quen ăn uống – giúp cho trẻ có một thói quen lành mạnh
Trang 30Ở một góc độ khác, giáo dục dinh dưỡng được quan niệm như một nhiệm vụ giáo dục Để thực hiện nhiệm vụ này, người lớn hay những người có trách nhiệm cần giúp trẻ em có kiến thức về dinh dưỡng; có văn hóa trong vấn đề dinh dưỡng Thực chất của việc giáo dục dinh dưỡng bên cạnh cung cấp những kiến thức về dinh dưỡng
để trẻ em lĩnh hội thì một nội dung cực kỳ quan trọng đó là hình thành những thói quen tích cực đối với vấn đề dinh dưỡng Đạt được nhiệm vụ này nghĩa là giáo dục dinh dưỡng đã hoàn thành thật sự hiệu quả chức năng của chính mình
Như những phân tích trên, thông qua giáo dục dinh dưỡng trẻ được cung cấp các kiến thức tiền khoa học về vấn đề dinh dưỡng, trang bị cho trẻ những hiểu biết về dinh dưỡng Đồng thời hành vi ăn uống của những người xung quanh tác động đến tất cả các giác quan của trẻ Tất cả những yếu tố trên tác động đến trẻ góp phần hình thành những phản xạ có điều kiện và dần dần tạo thành một chuỗi các phản xạ có điều kiện bền vững, cứ như vậy hoạt động được lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ hình thành thói quen ăn uống ở trẻ Trẻ hứng thú trong ăn uống, tự giác, đúng cách, đảm bảo vệ sinh góp phần phát triển thể chất cho trẻ Chẳng hạn trẻ có thói quen ăn đúng bữa trước tiên là do người lớn tạo môi trường và điều kiện cho trẻ ăn, người lớn làm hình mẫu cho trẻ, khuyến khích trẻ ăn đúng giờ quy định… Từ đó thói quen ăn đúng bữa của trẻ
sẽ hình thành trước khi trẻ hiểu được ăn đúng bữa sẽ làm cho men tiêu hóa trong dạ dày hoạt động tốt hơn, sẽ làm cho trẻ ăn ngon miệng hơn, không bị đau dạ dày…
Như vậy, giáo dục dinh dưỡng góp phần tạo tiền đề và thúc đẩy việc hình thành thói quen ăn uống ở trẻ Ban đầu, giáo dục dinh dưỡng giúp cho trẻ thực hiện hành vi
ăn uống theo quán tính, theo phản xạ… từ đó hình thành thói quen tốt cho trẻ, dần dần qua nhiều kênh thông tin trẻ sẽ hiểu được ý nghĩa từng thói quen ăn uống mà trẻ có Mối liên hệ giữa giáo dục dinh dưỡng và thói quen ăn uống là mối liên hệ rất đặc biệt Giáo dục dinh dưỡng tác động trực tiếp để hình thành những thói quen ăn uống của trẻ
Kế đến, khi thói quen ăn uống được hình thành thì hiệu quả của giáo dục dinh dưỡng
sẽ được xác lập rõ ràng hơn cũng như giáo dục dinh dưỡng sẽ dễ dàng được nâng cao hiệu quả nhiều hơn
Trang 311.2.2 Biếng ăn ở trẻ từ 1 - 6 tuổi
1.2.2.1 Hành vi ăn uống ở trẻ 1 - 6 tuổi
a Khái niệm về hành vi ăn uống và hành vi ăn uống của trẻ 1 - 6 tuổi
Trong khái niệm “Hành vi ăn uống” thì “Hành vi” là khái niệm gốc cũng được
rất nhiều các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu Trước một vấn đề khoa học sẽ có rất nhiều quan điểm khác nhau như: quan điểm sinh vật học, quan điểm của chủ nghĩa hành vi… Theo quan điểm sinh vật học, hành vi là cách sống và hoạt động trong môi trường xã hội nhất định dựa trên sự thích nghi của cơ thể và môi trường Theo quan điểm của chủ nghĩa hành vi thì hành vi được thể hiện không có sự tham gia cơ bản của chủ thể, của nhân cách và nó được biểu thị bằng công thức S R (với S là kích thích
và R là phản ứng) Hai quan điểm trên đều cho rằng hành vi của con người là những phản ứng trả lời kích thích giúp họ thích nghi với môi trường sống và bỏ qua các yếu
tố chi phối đến sự thực hiện hành vi như tâm lý, ý thức [7]
Tuy nhiên khái niệm về “hành vi” chỉ trở nên rõ ràng khi quan điểm Macxit ra
đời Quan niệm này đã kế thừa và phát huy những ưu điểm của các quan điểm trước đó được chúng ta vận dụng nhiều nhất trong quá trình giáo dục hiện nay Theo quan điểm của Tâm lý học Macxit thì hành vi là biểu hiện bên ngoài của hoạt động được điều chỉnh bởi cấu trúc tâm lý bên trong của chủ thể, của nhân cách Muốn hình thành hoạt động tâm lý bên trong thì phải tổ chức hoạt động bên ngoài Vì vậy các nhà giáo dục phải tổ chức các hoạt động bên ngoài cho trẻ để hình thành hệ thống hành vi cho trẻ bởi hành vi chỉ nảy sinh khi có nhu cầu và hoàn cảnh thỏa mãn nhu cầu Chương trình Giáo dục Mầm non của Việt Nam đã vận dụng và làm theo quan điểm này, đây là một hướng đi đúng đắn và mang lại hiệu quả giáo dục cao [tr.3, Giáo trình giảng dạy CH chuyên đề giáo dục hành vi văn hóa cho trẻ Mầm non, PGS.TS.Hoàng Thị Phương, Hà Nội, 2010, tài liệu lưu hành nội bộ]
Bằng những thí nghiệm, Pavlov đã chứng minh rằng nếu như không có thức ăn thì con người hay con vật không thể có được phản xạ tiết nước bọt, tiết dịch tụy, dịch ruột… Khi bé cảm thấy đầu vú mẹ chạm vào má, bé sẽ hướng tới phía đó và cử động đầu từ phía này sang phía kia để tìm vú mẹ Vú của mẹ chính là tác nhân kích thích trẻ tìm kiếm, vì sau vài lần được mẹ cho bú trẻ biết được đây chính là nơi trẻ có thể no bụng Hay khi tiếp xúc trái me, mặc dù có thể chúng ta không muốn ăn nhưng vẫn xảy
Trang 32ra hiện tượng tiết nước bọt, dạ dày cồn cào… đó chính là do trái me đã trở thành kích thích có điều kiện đến trung khu ăn uống trên vỏ não, từ đó trung khu này gây ra phản
xạ tiết nước bọt [tr.35-61, GSTSKH Tạ Thúy Lan, Sinh lý hoạt động thần kinh cấp cao, NXBĐH SP Hà Nội, 2010] Có thể nói, hoạt động ăn uống là một phản xạ có điều kiện Hoạt động ăn uống xảy ra khi có tác nhân kích thích và có thời gian luyện tập Đây chính là phản ứng thích nghi của cá thể đối với các điều kiện môi trường khác nhau
Như vậy, từ khái niệm về “hành vi” và “hoạt động ăn uống” có thể hiểu khái
niệm “hành vi ăn uống” như sau: Hành vi ăn uống là biểu hiện bên ngoài của hoạt
động được điều chỉnh bởi cấu trúc tâm lý bên trong của chủ thể có ý thức (thích hay không th ích, thoải mái hay căng thẳng…) và chịu sự quy định của các tác nhân kích thích có điều kiện ăn uống (mùi vị thực phẩm, sự bắt mắt của thức ăn) … hay những tác nhân kích thích từ môi trường (sự vui vẻ, yên tĩnh hay ồn ào, căng thẳng )
Cụ thể hơn, có thể rút ra khái niệm về hành vi ăn uống của trẻ 1- 6 tuổi là biểu hiện bên ngoài của hoạt động được điều chỉnh bởi cấu trúc tâm lý bên trong của trẻ có
ý thức (thích hay không thích, thoải mái hay căng thẳng…) và chịu sự quy định của các tác nhân kích thích có điều kiện ăn uống và môi trường
Hành vi ăn uống của trẻ chịu sự chi phối của việc giáo dục dinh dưỡng và thói quen ăn uống Trẻ sinh ra và tiếp xúc với thức ăn, những thực phẩm đầu tiên này sẽ tạo cho trẻ cảm giác yêu thích hay chán ghét từ đó trẻ sẽ thể hiện thông qua hành vi ăn uống của mình Ngoài ra, hành vi ăn uống phụ thuộc vào những nguồn thực phẩm cung cấp cho trẻ phụ thuộc vào vùng miền, văn hóa ẩm thực nơi trẻ sinh sống Trẻ ở những vùng miền khác nhau sẽ có hành vi ăn uống khác nhau chẳng hạn như trẻ ở vùng lạnh thì sẽ có thói quen ăn những món ăn có độ ấm, trẻ khó có thể ăn những thức
ăn để nguội Nếu như cung cấp cho trẻ loại thực phẩm mà trẻ quen thuộc sẽ giúp cho trẻ có được hành vi ăn uống tốt, trẻ sẽ không cáu gắt, khó chịu hay nảy sinh bệnh lý Chế độ ăn uống hàng ngày cũng là cơ sở hình thành hành vi ăn uống ở trẻ Trẻ được cha mẹ cho ăn vào những giờ nào, môi trường ăn uống được tổ chức ra sao… cũng thể hiện qua hành vi ăn uống của trẻ Nếu cho trẻ ăn lệch giờ mà trẻ đã quen thuộc cũng làm cho trẻ chán ăn, gây ức chế cho trẻ
Trang 33Trẻ từ 1 đến 6 tuổi có biểu hiện hành vi ăn uống không giống nhau Sự khác biệt về hành vi ăn uống ở từng độ tuổi là do sự thay đổi đặc điểm sinh lý cũng như sự thay đổi về tâm lý của lứa tuổi
Đối với trẻ từ 1 đến 3 tuổi thì trẻ bắt đầu năng động và thích nói nhiều hơn, giờ
ăn của trẻ trở nên vui hơn Giai đoạn này, trẻ khẳng định tính tự chủ của mình Trẻ sẽ không chịu để cho người lớn bón cho trẻ từng thìa mà trẻ nằng nặc đòi tự xúc ăn một mình Tuy nhiên, do kỹ năng của trẻ chưa thuần thục nên đôi khi trẻ làm rơi vãi thức
ăn, thậm chí rơi cả thìa và trẻ dùng tay bốc thức ăn cho vào mồm Điều này khiến cho trẻ rất thích thú bởi lẽ trẻ đang bắt đầu trải nghiệm và tự chủ Khi trẻ bắt đầu tập đi thì bắt đầu thể hiện sự độc lập với cha mẹ bằng cách tỏ thái độ đối với thức ăn Trẻ khẳng định mình bằng việc thích hay không thích ăn, trẻ từ chối ăn và đối với trẻ đây là công
cụ hữu ích để trẻ giành quyền tự chủ “Không” dần dần trở thành từ mà trẻ thích nói khi người lớn yêu cầu trẻ thực hiện Việc trẻ ở lứa tuổi này bắt đầu thể hiện sở thích của mình đối với một số loại món ăn nhất định hoặc dứt khoát không chịu ăn những món ăn khác cũng là một việc hoàn toàn bình thường Kể cả việc trẻ từ chối những gì mới mẻ cũng là một đặc điểm bình thường ở lứa tuổi này Trẻ có thể chỉ luôn muốn ăn một món ăn duy nhất và theo một lịch nhất định, thậm chí trẻ chỉ ăn đúng cái bát trẻ thích, ngồi vào vị trí nhất định khi ăn… Một đặc điểm quan trọng của trẻ ở lứa tuổi này là trẻ có hành vi bắt chước, nếu trẻ thấy bạn và những người khác ăn một món ăn nào đó một cách ngon lành trẻ có thể dừng ngay hành động đang thực hiện và bắt chước ăn như bạn [5, tr14-18]
Đối với trẻ từ 4 đến 6 tuổi thì bắt đầu tự chủ một cách đúng nghĩa trong ăn uống Trẻ đã có thể sử dụng thìa, thậm chí có thể dùng dao dành cho trẻ em để tập cắt thực phẩm Trẻ bắt đầu quan sát thế giới xung quanh một cách chủ động hơn và thông qua giáo dục trẻ bắt đầu có hành vi ăn uống chuẩn mực như ăn không rơi vãi, không nhai ngồm ngoàm, không nói chuyện trong khi ăn… Trẻ thích được thử những món ăn mới lạ, không ăn đi ăn lại một món ăn như ở giai đoạn trước Trẻ 4 tuổi trở lên thì bắt đầu tỏ ra dứt khoát khi thích hay không thích những món ăn nào đó Trẻ có thể không
ăn và đưa ra rất nhiều lý do ngô nghê cho hành động của mình Ở lứa tuổi lớn hơn, trẻ bắt đầu có thái độ đúng đắn với thức ăn đồng thời với nhu cầu tự chủ cao, trẻ rất thích
Trang 34khi được tự chọn thức ăn cho mình với sự đồng ý của cha mẹ Hành vi ăn uống của trẻ trở nên hoàn thiện hơn lứa tuổi trước [5, tr14-18]
b Hành vi ăn uống trong mối quan hệ với vấn đề biếng ăn của trẻ 1 – 6 tuổi
Hành vi ăn uống của trẻ 1 - 6 tuổi là biểu hiện bên ngoài của hoạt động được điều chỉnh bởi cấu trúc tâm lý bên trong của trẻ có ý thức (thích hay không thích, thoải mái hay căng thẳng…) và chịu sự quy định của các tác nhân kích thích có điều kiện ăn uống và môi trường Chính vì vậy, biếng ăn chính là một trong những biểu hiện của hành vi ăn uống ở trẻ từ 1 đến 6 tuổi
Từ những biểu hiện của hành vi ăn uống của trẻ từ 1 đến 6 tuổi được đề cập trên đây, chúng ta có thể nhận thấy rằng trẻ ở lứa tuổi từ 1 đến 6 tuổi có rất nhiều biểu hiện đối với hành vi ăn uống Trẻ rất thích tự khẳng định mình bằng việc tự xúc ăn một mình Trẻ thích nói “không” với tất cả những câu hỏi của người lớn, thích ăn một món
ăn duy nhất, ngồi ăn ở một chổ quen thuộc, sử dụng đồ dùng ăn uống mà trẻ thường dùng hay trẻ dứt khoát không ăn những món ăn trẻ không thích… Đó chính là những biểu hiện của hành vi ăn uống ở trẻ từ 1 đến 6 tuổi Hành vi ăn uống của trẻ 1- 6 tuổi là biểu hiện bên ngoài của hoạt động được điều chỉnh bởi cấu trúc tâm lý bên trong của trẻ Nếu như những tác nhân kích thích gây ức chế tâm lý trẻ sẽ làm ảnh hưởng đến hành vi ăn uống và biểu hiện ra chính là trạng thái biếng ăn ở trẻ Trẻ rất thích được tự xúc ăn một mình nhưng người lớn không đồng ý vì sợ trẻ ăn không hết phần, lo lắng trẻ sẽ làm rơi vãi… từ đó trẻ bị ức chế và dần dần trẻ sẽ không hứng thú với hoạt động
ăn uống nữa Cuối cùng trẻ rơi vào trạng thái biếng ăn và những diễn tiến tâm lý này trở thành thói quen biếng ăn của trẻ
1.2.2.2 Biếng ăn ở trẻ 1 - 6 tuổi
Dinh dưỡng trẻ em là một vấn đề quan trọng không chỉ ảnh hưởng đến cá nhân hay gia đình mà còn tác động đến cả xã hội và sự phát triển vận động, trí tuệ, tầm vóc của cả một thế hệ Trong thời gian vừa qua, cùng với sự đi lên về kinh tế xã hội, nhận thức và hiểu biết của người dân về dinh dưỡng và dinh dưỡng trẻ em ngày càng được nâng cao Tuy nhiên, trên thực tế có không ít những đứa trẻ rơi vào tình trạng không
chịu ăn, hay nói một cách khác đó chính là “biếng ăn”
Trang 35Có nhiều quan niệm khác nhau về vấn đề biếng ăn Quan niệm đơn giản trong dời thường thì biếng ăn nghĩa là chán ăn hay không muốn ăn, không thèm ăm Thực ra cách hiểu này chỉ mô tả được một số biểu hiện bên ngoài mà thôi
Theo nhiều từ điển tiếng Việt thì biếng ăn là thuật ngữ chỉ trạng thái không thiết
ăn hay ăn vào nhưng không có những cảm giác thích thú hay sự cảm nhận về độ ngon miệng hoặc sự thoải mái về tinh thần
Biếng ăn là cụm từ được sử dụng rộng rãi để miêu tả những trẻ chỉ ăn được số lượng ít, chỉ ưa thích một vài loại thức ăn nhất định, hoặc tránh thử hoặc sợ, không muốn ăn món mới Theo Hội Nhi khoa Việt Nam, tỷ lệ biếng ăn ở trẻ từ 1 đến 6 tuổi là 40% Các nghiên cứu cho thấy biếng ăn có thể dẫn đến những ảnh hưởng không mong muốn cho trẻ như chậm phát triển, rối loạn tăng trưởng, dễ mắc các bệnh mãn tính Biếng ăn cũng có thể đưa đến sự thiếu hụt dinh dưỡng, ảnh hưởng đến các vấn đề cảm xúc và tính thích nghi, như trẻ không thích tiếp xúc, chậm chạp, thờ ơ, không có hứng thú trong học tập hay vui chơi [26]
Cũng cần đề cập thêm thuật ngữ chứng biếng ăn ở sự phát triển của trẻ nhỏ
“Chứng biếng ăn” là thuật ngữ chỉ hiện tượng trẻ không ăn, từ chối không ăn, hoặc rất khó để cho trẻ ăn Việc biếng ăn có thể dẫn đến hậu quả trẻ thường xuyên bị ốm, suy dinh dưỡng, nhẹ cân, hoặc thậm chí tử vong Có một số dạng phổ biến của chứng biếng ăn ở trẻ: adipsia – trẻ mất cảm giác, uống nước liên tiên tục mà không thấy đỡ khát, dysphagia, khó nuốt – hoặc cảm giác như khó nuốt, từ chối thực phẩm, không tự
ăn uống, mất rất nhiều thời gian cho việc ăn uống, nôn trớ, sặc, ăn không đúng bữa, chỉ ăn một số loại thực phẩm nhất định Đây cũng là một thuật ngữ được nhìn nhận dưới góc độ bệnh lý xen lẫn tâm lý mang tính chất phức hợp
Hiện nay chưa có một định nghĩa chuẩn thế nào là biếng ăn, tuy nhiên trẻ mắc
phải tình trạng này thường có biểu hiện là trẻ không chịu ăn đủ số lượng thức ăn cần
thiết theo nhu cầu của lứa tuổi, chỉ ưa thích một vài loại thức ăn nhất định hoặc tránh t hử món ăn mới Theo nhiều chuyên gia, có nhiều nguyên nhân gây ra tình
trạng biếng ăn, bao gồm các yếu tố tâm sinh lý như: sự ngon miệng, khẩu vị, vấn đề về
di truyền và ảnh hưởng từ những giai đoạn tăng trưởng; trẻ có xu hướng đấu tranh đòi
tự chủ, thay đổi cảm xúc và tâm trạng, mức độ tình cảm hoặc tương tác giữa mẹ và trẻ
Trang 36Thứ nhất, biếng ăn do tâm lý:
Có thể nói biếng ăn do tâm lý là nguyên nhân thường gặp nhất Trẻ biếng ăn khi
có cảm giác bị ép buộc, bỏ rơi, bị gò bó hoặc bị đánh lừa Người lớn vẫn cho trẻ ăn hết chén cháo hoặc bình sữa đã pha dù trẻ từ chối ăn, kéo dài bữa ăn (trên 60 phút), sử dụng biện pháp gây nhiễu liên tục (xem tivi), cho ăn quá nhiều cữ lắc nhắc trong ngày,
bị ép phải mang khăn ăn, phải ngồi một chỗ từ đầu đến cuối bữa ăn, bị quy định phải
ăn hết khẩu phần của mình trong một thời gian cố định, không khí bữa ăn căng thẳng, cha mẹ cho thuốc vào thức ăn, vào sữa…
Thứ hai, biếng ăn có thể gây ra do các bệnh lý như nhiễm trùng và ký sinh trùng: Tình trạng biếng ăn này thường mất đi khi trẻ bắt đầu hồi phục Những phân tích
y sinh học cho thấy nhiễm giun đũa cũng là một nguyên nhân gây biếng ăn phổ biến ở trẻ em nước ta Trẻ bắt đầu thèm ăn trở lại là dấu hiệu của sự lui bệnh Hay do các
bệnh lý tiêu hoá và răng miệng như viêm miệng áp tơ, viêm lưỡi bản đồ, viêm loét họng-amiđan … cũng làm cho trẻ biếng ăn
Thứ ba, biếng ăn do sinh lý:
Biếng ăn sinh lý diễn ra khi trẻ vẫn khỏe mạnh nhưng tự nhiên ăn ít đi trong vài ngày đến vài tuần Các thời điểm này thường trùng với lúc bé biết lẫy, ngồi, đứng, đi, mọc răng
Thứ tư, biếng ăn do dùng thuốc:
Nguyên nhân xâu xa của yếu tố này là khi dùng quá nhiều vitamin, kháng sinh hoặc thuốc kích thích ăn sẽ ảnh hưởng đến hoạt động ăn uống của trẻ Việc lạm dụng kháng sinh có thể gây rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột làm giảm quá trình lên men thức ăn, còn thuốc kích thích ăn sẽ làm cho trẻ biếng ăn thêm ngay sau khi ngừng thuốc (thuốc này chống chỉ định ở trẻ dưới 2 tuổi)
Thứ năm, biếng ăn do chất lượng khẩu phần ăn chưa hợp lý:
Ở loại biếng ăn này thì trong một thời gian dài nếu ăn không đa dạng thực phẩm
mà quá thiên về một loại nào đó có thể gây thiếu các vitamin (đặc biệt vitamin nhóm B nếu ăn gạo xay xát quá kỹ, ít ăn đạm động vật, thiếu vitamin C nếu ít ăn hoa quả tươi ), thiếu các vitamin tan trong dầu như A, D (do ăn thiếu các thành phần này hoặc do không cho trẻ ăn dầu mỡ trong bữa ăn dặm), thiếu các yếu tố vi lượng (như kẽm nếu ăn ít thức ăn nguồn gốc hải sản, sắt, magiê ), hoặc thiếu lysin (axit amin có
Trang 37tác dụng kích thích khẩu vị tốt trong những trường hợp ăn ít đạm động vật ) dẫn đến thiếu các thành phần quan trọng trong chức năng chuyển hóa, tiêu hóa của cơ thể Đôi khi, chế biến không hợp lý cũng gây ức chế làm trẻ biếng ăn như liên tục xay thức ăn cho trẻ gây cảm giác ngán; chỉ cho trẻ ăn nước rau, nước thịt, không cho ăn xác, lâu ngày dẫn đến tình trạng thiếu các chất dinh dưỡng; cho trẻ ăn thức ăn xay nhuyễn đến khi trẻ đã mọc răng đầy đủ, pha bột vào sữa, pha sữa quá đặc, pha sữa bằng nước cháo hoặc nước hầm đậu, hầm xương làm trẻ khó tiêu hóa, hay pha bột quá đặc khi trẻ mới tập ăn dặm
Như vậy, có rất nhiều nguyên nhân gây nên chứng biếng ăn ở trẻ Một trong những nguyên nhân phổ biến của chứng biếng ăn ở trẻ chính là áp lực tâm lý từ môi trường xung quanh, từ người lớn tác động đến trẻ
1.2.2.3 Biếng ăn tâm lý ở trẻ từ 1 - 6 tuổi
a Khái niệm về biếng ăn tâm lý
Có nhiều quan niệm khác nhau về biếng ăn tâm lý và trong những quan niệm gần đây thì theo cách hiểu thông thường nhất biếng ăn tâm lý nghĩa là trạng thái không muốn ăn do những nguyên nhân về tâm lý tác động – chi phối Biếng ăn tâm lý sẽ dẫn đến những cảm xúc rất nặng nề và tiêu cực của đứa trẻ trong quá trình ăn uống
Theo TS Cao Thị Hậu thì biếng ăn do tâm lý được hiểu là hiện tượng một số trẻ
phản ứng lại cha mẹ khi có cảm giác bị ép buộc, bỏ rơi, bị gò bó hoặc bị đánh lừa Các bậc cha mẹ có những hành động như: ép trẻ bú bình trong khi chỉ thích bú mẹ; ép trẻ phải ngồi ăn một chỗ từ đầu đến cuối bữa ăn; ép trẻ ăn hết khẩu phần ăn của mình trong một thời gian cố định; cho thuốc vào thức ăn, vào sữa…
Ở góc độ bệnh lý, Biếng ăn tâm lý (BATL) là một dạng rối loạn về ăn uống Người biếng ăn thường có nỗi lo sợ to lớn về tăng cân Họ tự giới hạn nghiêm trọng lượng thức ăn và trở nên gầy một cách nguy hiểm Biếng ăn tâm lý ảnh hưởng đến cả tinh thần lẫn thể chất Nó có thể khởi đầu như một giai đoạn ăn kiêng, nhưng sau đó dần dần trở thành mất kiểm soát Tuy nhiên, trong góc độ nghiên cứu của đề tài này thì khái niệm biếng ăn tâm lý ở đây chỉ phù hợp với độ tuổi khi nhận thức đã phát triển tương đối và động cơ chi phối hành vi đã khá rõ ràng Trong khi đó, khi tiếp cận trẻ
em thì biếng ăn tâm lý sẽ được xem xét như một hành vi mà trẻ chưa thật sự chủ động
và những động cơ cá nhân được xác lập một cách rõ ràng và chi tiết Nói khác đi,
Trang 38biếng ăn tâm lý có thể là một biểu hiện mang tính chất giai đoạn mà không phải là hiện tượng bệnh lý [7]
Theo tạp chí Tiếp thị và Gia đình (số 2 – 29), một đứa trẻ được xem là biếng ăn khi thời gian một bữa ăn kéo dài trên 30 phút, số lượng thực phẩm chỉ bằng nửa so với tiêu chuẩn của lứa tuổi và có thái độ không hợp tác Có thể nhận ra tình trạng biếng ăn của trẻ dựa vào ba yếu tố sau:
- Thời gian bé ăn trong một bữa
- Số bữa ăn và lượng thức ăn trong một ngày
- Trạng thái tinh thần của bé trong bữa ăn
Nói chung, biếng ăn là trạng thái trẻ ăn không đủ khẩu phần, ăn chán nản, khá lâu
và không hợp tác với người chăm sóc
Trong bài viết biếng ăn tâm lý của chủ nhiệm đề tài thì biếng ăn tâm lý được quan niệm là một trạng thái mà trẻ có những phản ứng tiêu cực trong quá trình ăn uống
mà rõ nhất là không có những cảm xúc tích cực khi chuẩn bị ăn uống, có những thái
độ - hành vi tiêu cực trong khi ăn và lượng thức ăn chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu cao nhất của cơ thể [26] Biếng ăn tâm lý của trẻ có thể có những biểu hiện sau: ăn không
đủ lượng thức ăn cần thiết, thời gian ăn quá lâu (trên 30 phút), bộc lộ những cảm xúc tiêu cực (sợ hãi, khó chịu, căng thẳng…), hành vi né tránh (chạy trốn, giả bộ no hoặc
bị đau để khỏi phải ăn…), hành vi chống đối (làm đổ thức ăn, phun thức ăn, đánh lại người cho ăn…), phản ứng sinh lý trực tiếp (nôn, buồn nôn, toát mồ hôi, xanh mặt…) Đây cũng được xem là những biểu hiện chung nhất, khái quát nhất của biếng ăn tâm lý
ở trẻ nhỏ
Khi trẻ biếng ăn, cha mẹ thường rất lo lắng và dẫn đến tình trạng là phải ép trẻ ăn,
ép đến mức “nhồi nhét” Khi đó, không khí bữa ăn trở nên quá căng thẳng, trẻ không
được thoải mái, thích thú để giúp trẻ khám phá thế giới qua các giác quan của mình như vị giác, kèm xúc giác khi được cầm, bốc, xúc thức ăn hoặc thị giác với các ly chén đĩa ngộ nghĩnh, màu sắc của thức ăn, cảm nhận một không khí thoải có ánh mắt nụ cười của người thân, thay vào đó bữa ăn đã trở thành “cuộc chiến”, trẻ bị ép ngồi gò
bó, bị la, phải ăn dù bé không thấy đói… Trẻ bắt đầu cảm nhận được một bầu không khí căng thẳng giữa những người thân khi bé ăn thừa thức ăn hay tâm trạng lo lắng, cảnh giác với thuốc được cha mẹ lén cho vào thức ăn Người ta ước tỉnh chỉ khoảng
Trang 395% trẻ sinh ra đã lười bú nhưng đến 2 - 3 tuổi thì tỉ lệ này lên đến 30 - 40% Điều này chứng tỏ nguyên nhân biếng ăn phần nhiều do môi trường sống gây ra (không khí bữa
ăn, ăn các món ăn không phù hợp tuổi, cách nuôi con của cha mẹ…)
Như vậy, có thể hiểu biếng ăn tâm lý là một dạng rối loạn về ăn uống do ảnh hưởng bởi các yếu tố tâm lý từ môi trường xung quanh trẻ hay từ người nuôi dưỡng trẻ
b Biểu hiện của biếng ăn tâm lý ở trẻ từ 1 - 6 tuổi
Theo các nghiên cứu gần đây, biếng ăn tâm lý ở trẻ nhỏ thường có những biểu hiện sau:
Thứ nhất, thời gian ăn thay đổi Cụ thể như bé ngậm thức ăn trong miệng lâu không chịu nuốt và bữa ăn thường kéo dài khoảng hơn 30 phút
Thứ hai, số lượng thực phẩm thay đổi Đơn cử như số bữa ăn hoặc lượng thức ăn của bé ăn được trong mỗi bữa ít hơn so với các bé cùng độ tuổi
Thứ ba, sự đa đạng trong thức ăn hạn chế Biểu hiện này thể hiện rõ nhất khi trẻ chỉ ăn đơn điệu một số món trong thời gian rất dài và không chịu thử những thực phẩm khác Trẻ chỉ chấp nhận ăn vài loại thức ăn (ví dụ chỉ chấp nhận ăn trứng mà không chịu ăn cá hoặc thịt, chỉ uống sữa mà không chịu ăn cháo hoặc ngược lại) hoặc chỉ chấp nhận một độ mịn nhất định của thức ăn (thức ăn được chế biến với kích thước to cũng không được trẻ chấp nhận)
Thứ tư, thái độ và hành vi không hợp tác khi ăn Ở biểu hiện này, trẻ thường có biểu hiện quấy nhiễu trong giờ ăn như chạy trốn khi tới bữa ăn, nghe thấy tiếng lanh canh của thìa, bát, hay nhìn thấy thức ăn thì có biểu hiện không thích bằng nhiều mức
độ như quay mặt đi, lấy tay che miệng, buồn nôn, nôn ói hay thậm chí khóc thét ngay
cả khi chưa cho trẻ ăn muỗng thức ăn nào
Ngoài ra, những nghiên cứu chuyên biệt về việc chăm sóc trẻ em và vấn đề tâm
lý trẻ em trong hoạt động chăm sóc và nuôi dưỡng đã khẳng định rằng bên cạnh những biểu hiện biếng ăn tâm lý cơ bản như đã đề cập ở phần khái niệm thì biếng ăn tâm lý của trẻ còn thể hiện thông qua những biểu hiện rất cụ thể và rõ nét Có thể đề cập đến một số biểu hiện sau: ăn không đủ nhu cầu dinh dưỡng của lứa tuổi, ăn ít hơn so với những trẻ cùng tuổi khác, chỉ ăn một loại thức ăn trong thời gian dài, không muốn ăn những thức ăn khác, ngậm thức ăn lâu trong miệng mà không chịu nhai - nuốt, buồn
Trang 40nôn khi nhìn thấy thức ăn, toát mồ hôi nhiều khi ăn, bị nôn (ói) khi ăn, chạy trốn khi chuẩn bị tới bữa ăn, giả bị bệnh để khỏi phải ăn, kêu no để khỏi phải ăn, đòi đổi thức
ăn khác nhưng khi mang ra thì lại không chịu ăn, không chịu để người khác đút cho ăn
mà đòi tự ăn nhưng rồi lại không ăn, phun thức ăn khi được người khác đút cho ăn, cố tình làm đổ thức ăn để khỏi phải ăn, kiên quyết không chịu há miệng để người khác đút cho ăn dù bị ép buộc hay dỗ dành, la mắng hoặc đánh lại người cho ăn, cảm thấy bực bội khi ăn, cảm thấy chán nản khi đến bữa ăn, thể hiện sự căng thẳng khi ăn Đây cũng chính là những hiện rất quan trọng mà đề tài xác lập như những chỉ báo nghiên cứu về biểu hiện khi trẻ biếng ăn tâm lý
c Nguyên nhân dẫn đến biếng ăn tâm lý ở trẻ 1 - 6 tuổi
Theo bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Hương (Trung tâm dinh dưỡng TP.HCM), đối với biếng ăn tâm lý thì nguyên nhân thường gặp nhất là do trẻ có cảm giác bị ép buộc, bỏ rơi, bị gò bó hoặc bị đánh lừa Bác sĩ đã đưa các tình huống thường gặp trong thực tế như: trẻ bị ép bú bình trong khi chỉ thích bú mẹ, mẹ đi làm để trẻ cho người khác chăm sóc, trẻ bị ép phải mang khăn ăn và phải ngồi một chỗ từ đầu đến cuối bữa ăn, cha mẹ bắt trẻ phải ăn hết khẩu phần của mình trong một thời gian cố định, không khí bữa ăn căng thẳng, cha mẹ cho thuốc vào thức ăn, vào sữa…
Những nghiên cứu của các tác giả thuộc nhóm nghiên cứu chuyên biệt về dinh dưỡng ở Xingapo đã khẳng định rằng biếng ăn tâm lý ở trẻ nhỏ thường xuất phát nhiều
từ những nguyên nhân tâm lý khi trẻ được chăm sóc, ăn uống Những yếu tố cụ thể có
thể đề cập như: một số gia đình, cha mẹ quan tâm, lo lắng quá mức đến bữa ăn của bé, bắt bé ăn quá nhiều Người cho ăn có thái độ không đúng: đánh đập, bóp miệng bóp mũi bé, khiến bữa ăn của bé thành nỗi sợ hãi kinh hoàng ảnh hưởng tới tâm sinh lý của
bé, mỗi khi nhìn thấy bát bột, bình sữa là bé đã sợ hãi Ngoài ra yếu tố tâm lý do thay đổi môi trường sống, thay đổi người chăm sóc bé cũng là những nguyên nhân khá quan trọng dẫn đến sự biếng ăn tâm lý ở trẻ… [42]
Ngoài ra, những yếu tố tâm lý về bản thân trẻ hay những tác động từ phía môi trường gia đình và xung quanh cũng có thể là những nguyên nhân dẫn đến biếng ăn tâm lý Cụ thể như: trẻ quá ham chơi, không chịu ăn, sở thích về thức ăn của trẻ thường xuyên thay đổi, trẻ chỉ thích ăn một loại thức ăn, trẻ quen đòi hỏi, mè nheo, yêu sách, trẻ có xu hướng hành vi bạo lực, cách chọn lựa thực phẩm và chế biến thức