Từ những lý do trên tôi quyết định chọn đề tài nghiên cứu “Biện pháp quản lý học sinh tại Trường Trung cấp Y tế Bắc Giang trong giai đoạn từ nay đến 2015” với mong muốn tìm ra biện phá
Trang 11
Biện pháp quản lý học sinh tại Trường Trung cấp Y tế Bắc Giang trong giai đoạn từ nay đến 2015 Training Manegement measures students in Bac Giang Secondary Medical School
in the period from now to 2015 NXB H : ĐHGD, 2012 Số trang 96 tr +
Abstract Nghiên cứu cơ sở lý luận và pháp lý về quản lý học sinh của các trường trung cấp
chuyên nghiệp Khảo sát thực trạng quản lý học sinh tại Trường Trung cấp Y tế Bắc Giang
Đề xuất các biện pháp quản lý học sinh tại Trường Trung cấp Y tế Bắc Giang trong giai đoạn từ nay đến 2015
Keywords: Quản lý giáo dục; Quản lý học sinh; Trường trung cấp y tế; Bắc giang
Trường Trung cấp Y tế Bắc Giang là trường đào tạo và cung cấp nhân lực y tế có trình độ trung cấp và sơ cấp phục vụ cho sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn tỉnh và các vùng lân cận Trong những năm qua nhà trường luôn chú trọng đến công tác quản lý nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, trong đó công tác quản lý học sinh, sinh viên giữ vai trò quan trọng Quản lý học sinh, sinh viên là một trong những nhiệm vụ quan trọng của nhà trường Quản lý tốt học sinh, sinh viên nhằm góp phần thực hiện mục tiêu đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, con người lao động năng động, tự chủ, sáng tạo, có kỷ luật và giàu lòng nhân ái, yêu nước, có đạo đức trong sáng, lành mạnh, có kiến thức văn hoá, kỹ năng nghề nghiệp, có sức khỏe để góp phần sức lực của mình trong công cuộc kiến thiết, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Trang 22
Kết hợp lý luận với thực tiễn có thể khẳng định: Việc quản lý nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, trong đó quản lý học sinh, sinh viên đóng một vai trò quan trọng trong mỗi nhà trường để góp phần quyết định sự thành công của việc thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu giáo dục; đáp ứng những yêu cầu của thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá
Từ những lý do trên tôi quyết định chọn đề tài nghiên cứu “Biện pháp quản lý học sinh tại
Trường Trung cấp Y tế Bắc Giang trong giai đoạn từ nay đến 2015” với mong muốn tìm ra biện
pháp quản lý học sinh hiệu quả để nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo của nhà trường và góp phần xây dựng Trường Trung cấp Y tế Bắc Giang ngày càng phát triển
Học sinh Trường Trung cấp Y tế
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Quản lý học sinh Trường Trung cấp Y tế
4 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục đích nghiên cứu trên cần giải quyết 03 nhiệm vụ:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và pháp lý về quản lý học sinh của các trường trung cấp chuyên nghiệp
- Khảo sát thực trạng quản lý học sinh tại Trường Trung cấp Y tế Bắc Giang
- Đề xuất các biện pháp quản lý học sinh tại Trường Trung cấp Y tế Bắc Giang trong giai đoạn từ nay đến 2015
5 Giả thuyết khoa học
Nếu áp dụng các biện pháp quản lý học sinh một cách đồng bộ, hệ thống và khoa học sẽ góp phần nâng cao được chất lượng, hiệu quả của công tác quản lý học sinh Trường Trung cấp Y tế Bắc Giang
6 Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu đánh giá thực trạng quản lý học sinh tại Trường Trung cấp Y tế Bắc Giang trong giai đoạn 2009-2012 và đề ra biện pháp quản lý học sinh tại Trường Trung cấp Y tế Bắc Giang trong giai đoạn từ nay đến 2015
7 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý luận: các văn bản, nghị quyết, tài liệu…
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: điều tra, khảo sát, tổng kết kinh nghiệm, thăm dò ý kiến
- Phương pháp bổ trợ: thống kê toán học
Trang 33
8 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung luận văn được trình bày trong 3 chương
Chương 1: Cơ sở lý luận và pháp lý về quản lý học sinh các trường trung cấp chuyên nghiệp
Chương 2: Thực trạng quản lý học sinh tại Trường Trung cấp Y tế Bắc Giang
Chương 3: Biện pháp quản lý học sinh tại Trường Trung cấp Y tế Bắc Giang trong giai đoạn từ nay đến 2015
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ QUẢN LÝ HỌC SINH TẠI TRƯỜNG TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP 1.1 Tổng quan về nghiên cứu vấn đề quản lý học sinh
Hiện nay ở Việt Nam có rất nhiều nhà khoa học, giảng viên của các học viện, các trường và khoa quản lý đã có công trình nghiên cứu được viết dưới dạng giáo trình, sách tham khảo, tài liệu phổ biến kinh nghiệm quản lý, các công trình nghiên cứu, bài giảng của một số tác giả về quản lý như: Đặng Quốc Bảo, Phạm Minh Hạc, Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Lưu Xuân Mới…các tác giả đã nêu lên một số vấn đề lý luận về quản lý giáo dục, kinh nghiệm quản lý giáo dục
từ thực tiễn giáo dục Việt Nam và Quốc tế, đặc biệt là đổi mới giáo dục nước ta trong những năm đầu thế kỷ 21
Những năm gần đây có một số học viên cao học chuyên ngành QLGD đã nghiên cứu các vấn
đề liên quan đến hoạt động QLGD nói chung và quản lý HSSV nói riêng như: tác giả Hoàng Trọng Nghĩa với đề tài “Những biện pháp tăng cường quản lý ký túc xá tại Trung tâm nội trú sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội”, năm 2005, tác giả Bạch Thanh Sơn với đề tài “Các biện pháp tăng cường quản lý công tác học sinh, sinh viên tại trường Đại học dân lập Văn Lang”, năm 2008; tác giả Lương Tuấn Long với đề tài “Biện pháp hoàn thiện công tác quản lý sinh viên tại Viện Đại học Mở Hà Nội”, năm 2008; tác giả Nguyễn Minh Đức với đề tài “ Đổi mới quản lý công tác sinh viên ở trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội trong chuyển đổi từ đào tạo niên chế sang tín chỉ”, năm 2008; tác giả Trịnh Thị Thu Ngọc với đề tài “Quản lý học sinh, sinh viên của phòng công tác học sinh – sinh viên ở trường Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông Lâm Đông Bắc”, năm 2009…
1.2 Những khái niệm liên quan đến đề tài
Trang 44
Sơ đồ: 1.1 Các chức năng trong quá trình quản lý
1.2.3 Quản lý giáo dục
1.2.4 Quản lý nhà trường
1.2.5 Người học, học sinh, sinh viên
1.3 Quản lý học sinh, sinh viên
1.3.1 Vị trí, vai trò của quản lý học sinh, sinh viên
- QLHS là công tác quản lý hướng vào việc thực hiện mục tiêu đào tạo chung của nhà trường
mà đứng đầu là Hiệu trưởng Mục đích của công tác này là giáo dục, đào tạo học sinh thành những con người lao động tự chủ, sáng tạo và có kỷ luật, giàu lòng nhân ái, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, có lối sống lành mạnh, có kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, có sức khỏe góp phần làm cho dân giàu, nước mạnh, đất nước phồn vinh gia đình hạnh phúc Vậy Quản lý học sinh là một công việc liên quan trực tiếp đến học sinh nhằm giúp cho học sinh học tập tốt, rèn luyện tốt từ đó hình thành nên phẩm chất và năng lực công dân
- Trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo ở các trường nói chung thì công tác quản lý học sinh luôn đóng vai trò to lớn trong việc quyết định chất lượng giảng dạy và học tập của trường cũng như đảm nhận mọi mặt của công tác quản lý
- Quản lý học sinh là một bộ phận trọng tâm nhằm tạo dựng cho học sinh về nhân cách, phẩm chất chính trị Làm tốt công tác quản lý học sinh sẽ giúp cho học sinh có cách nhìn đúng đắn về cuộc sống, xã hội, về quyền lợi và nhiệm vụ của mình từ đó học sinh chủ động, tích cực học tập, sáng tạo và phấn đấu trau dồi kiến thức khoa học để trở thành một công dân tốt, người lao động có phẩm chất, có năng lực sau khi học tập ra trường
1.3.2 Phạm vi quản lý học sinh, sinh viên
Hiện nay quản lý HSSV có các phạm vi sau:
Trang 55
- Quản lý HSSV: Là việc tổ chức, điều hành phối hợp các lực lượng trong nhà trường nhằm thực hiện công tác giáo dục, quản lý, trợ giúp học sinh, sinh viên góp phần thực hiện mục tiêu đào tạo và yêu cầu phát triển của xã hội trong mỗi nhà trường
- Công tác HSSV, theo nghĩa rộng: là toàn bộ các hoạt động tổ chức dạy và học, nghiên cứu khoa học, bố trí, sử dụng nguồn lực và các vấn đề xã hội liên quan khác để đảm bảo cho học tập và rèn luyện của HSSV có được chất lượng tốt nhất Nói ngắn gọn, đó chính là toàn bộ hoạt động của nhà trường để phục vụ cho công việc đào tạo đối với người học.Theo nghĩa hẹp, thường dùng: công tác HSSV là việc lãnh đạo quản lý giáo dục người học theo chương trình mục tiêu của nhà trường; đồng thời tổ chức các hoạt động hỗ trợ phục vụ HSSV.[34]
- Quản lý công tác HSSV: Là một quá trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo, kiểm tra các nội dung của công tác học sinh, như công tác tuyển sinh, chấp hành quy chế, học tập, rèn luyện, các chế
độ chính sách, công tác nội trú, ngoại trú, y tế, thể thao để góp phần thực hiện mục tiêu đào tạo chung của nhà trường
Trong luận văn này, chúng tôi nghiên cứu phạm vi thứ nhất theo “Quản lý HSSV”
1.3.3 Nội dung quản lý học sinh, sinh viên
Quy chế HSSV các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp hệ chính quy đã quy định những nội dung của công tác HSSV gồm các công tác: Công tác tổ chức hành chính; Công tác tổ chức, quản lý hoạt động học tập và rèn luyện của HSSV; Công tác y tế, thể thao; Thực hiện các chế độ chính sách đối với HSSV; Thực hiện công tác an ninh chính trị, trật tự, an toàn, phòng chống tội phạm và các tệ nạn xã hội; Thực hiện công tác quản lý học sinh nội trú, ngoại trú
1.3.4 Phương pháp quản lý học sinh, sinh viên
- Nhóm phương pháp tổ chức - hành chính:
- Nhóm phương pháp kinh tế:
- Nhóm phương pháp tâm lý - giáo dục:
- Nhóm phương pháp tâm lý xã hội:
1.3.5 Hệ thống tổ chức, quản lý công tác học sinh ở Trường Trung cấp chuyên nghiệp
Điều 13 của Quy chế HSSV các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp hệ chính
quy (Ban hành kèm theo quyết định số 42/2007/QĐ-BGDĐT ngày 13 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng
Bộ Giáo dục và Đào tạo) quy định như sau: Hệ thống tổ chức, quản lý công tác HSSV của trường gồm
có Hiệu trưởng, đơn vị phụ trách công tác HSSV, giáo viên chủ nhiệm và lớp HSSV
Căn cứ Điều lệ nhà trường của từng trình độ đào tạo, Hiệu trưởng quy định hệ thống tổ chức, quản lý công tác HSSV phù hợp, bảo đảm thực hiện các nội dung công tác học sinh, sinh viên
Các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp chịu sự quản lý thống nhất theo ngành của Bộ GDĐT về công tác HSSV, chịu sự lãnh đạo và quản lý trực tiếp của cơ quan chủ quản, đồng thời chịu sự chỉ đạo của chính quyền địa phương đối với một số việc có liên quan
Trang 66
1.4 Những quy định pháp lý của quản lý công tác học sinh
1.4.1 Quy chế HSSV các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp hệ chính quy (Ban
hành kèm theo Quyết định số 42/2007/QĐ-BGDĐT ngày 13 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo), quy định công tác HSSV
1.4.2 Các văn bản cấp Bộ khác liên quan đến quá trình quản lý học sinh
- Quy chế học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp hệ chính quy (Ban hành kèm theo Quyết định số: 42/2007/QĐ-BGDĐT ngày 13 tháng 8 năm 2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo)
- Quy chế đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp hệ chính quy (Ban hành kèm theo Quyết định số: 60/2007/QĐ-BGDĐT ngày 26 tháng 10 năm 2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo)
- Quy chế công tác học sinh, sinh viên nội trú tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân (Ban hành kèm theo Thông tư số: 27/2011/TT-BGDĐT ngày 27 tháng 6 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
- Quy chế ngoại trú của học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp hệ chính quy (Ban hành kèm theo Thông tư số 27/2009/TT-BGDĐT ngày 19 tháng 10 năm
2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
1.4.3.Các văn bản quy định của trường liên quan đến quá trình quản lý học sinh
- Nội quy học tập lý thuyết, thực hành tại trường, thực tập lâm sàng tại các cơ sở thực tập (Ban hành kèm theo Quyết định số 15/QĐ-TCYT ngày 18 tháng 1 năm 2010 của Hiệu trưởng Trường trung cấp Y tế Bắc Giang)
- Quy định về công tác giáo viên chủ nhiệm lớp (Ban hành kèm theo Quyết định số: QLHS ngày 6 tháng 9 năm 2010 của Hiệu trưởng Trường Trung cấp Y tế Bắc Giang)
145/QĐ Quy định về tiêu chí đánh giá, thang điểm và quy trình đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh (Ban hành kèm theo Quyết định số: 146/QĐ-QLHS ngày 06 tháng 9 năm 2010 của Hiệu trưởng Trường Trung cấp Y tế Bắc Giang)
- Quy định đối với học sinh nội trú (Ban hành kèm theo Quyết định số: 147/QĐ-QLHS ngày
06 tháng 9 năm 2010 của Hiệu trưởng Trường Trung cấp Y tế Bắc Giang)
- Quy định đối với học sinh ngoại trú (Ban hành kèm theo Quyết định số:148/QĐ-QLHS ngày 06 tháng 9 năm 2010 của Hiệu trưởng Trường Trung cấp Y tế Bắc Giang)
- Quy chế làm việc Trường Trung cấp Y tế Bắc Giang (Ban hành kèm theo Quyết định số 01/QĐ-TCYT ngày 04 tháng 1 năm 2011 của Hiệu trưởng Trường Trung cấp Y tế Bắc Giang)
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HỌC SINH TẠI TRƯỜNG TRUNG CẤP Y TẾ BẮC GIANG
Trang 77
Sơ đồ 2.2 Sơ đồ hệ thống tổ chức của Trường Trung cấp Y tế Bắc Giang
2.1 Khái quát về Trường Trung cấp Y tế Bắc Giang
2.2 Hệ thống tổ chức của Trường Trung cấp Y tế Bắc Giang
2.2.1 Hệ thống tổ chức và các đơn vị trong trường
Ghi chú:
Quan hệ chỉ đạo
Quan hệ phối hợp
CÁC TỔ CHỨC ĐOÀN THỂ
BAN
GIÁM
HIỆU
CÁC HỘI ĐỒNG
Tổ bộ môn Y học
CT - Dược
Tổ bộ môn Y học cộng đồng
Phòng Đào tạo
Phòng Quản lý học sinh
Phòng Tổ chức hành chính Phòng Kế toán tài vụ
CÁC LỚP HỌC SINH
Trang 88
2.2.2 Nhiệm vụ của các phòng chức năng, tổ bộ môn của trường
2.2.2.1 Nhiệm vụ và quyền hạn của phòng Đào tạo
2.2.2.2 Nhiệm vụ và quyền hạn của phòng Tổ chức - Hành chính
2.2.2.3 Nhiệm vụ và quyền hạn của phòng Kế toán - Tài vụ
2.2.2.4 Nhiệm vụ và quyền hạn của phòng Quản lý học sinh
2.2.2.5 Nhiệm vụ và quyền hạn của các Tổ bộ môn
2.3 Công tác đào tạo của Trường Trung cấp Y tế Bắc Giang
( Nguồn: Phòng Đào tạo Trường Trung cấp Y tế Bắc Giang )
Các chuyên ngành đào tạo của trường từ năm 2009 - 2012 gồm các chuyên ngành sau:
Bảng 2.4 Các chuyên ngành đào tạo Trường Trung cấp Y tế Bắc Giang
từ năm học 2009-2010 đến năm học 2011-2012
Đơn vị tính : học sinh
TT Ngành đào tạo
Năm học 2009-2010
Năm học 2010-2011
Năm học 2011-2012
Trang 99
Từ năm 2009 - 2010, 2010 - 2011, 2011 - 2012 có 5 chuyên ngành được đào tạo Trong 5 chuyên ngành đào tạo trên cho thấy chuyên ngành Điều dưỡng đa khoa, Y sỹ Y học dự phòng đang được học sinh có nhu cầu học tập nhiều hơn, phù hợp với nhu cầu của xã hội Nhưng có chuyên ngành chủ yếu đào tạo theo nhu cầu của tỉnh (chuyên ngành Dân số Y tế) phù hợp với nhu cầu phát triển của địa phương
Bảng 2.4 cho thấy số chuyên ngành đào tạo của trường qua các năm đã có sự thay đổi: năm
2009 - 2010 có 4 chuyên ngành với 898 học sinh, năm 2011 - 2012 Trường còn đào tạo thêm 1
chuyên ngành mới là ngành Dân số y tế thu hút 50 học sinh
2.3.2 Kết quả đào tạo của Trường Trung cấp Y tế Bắc Giang
Căn cứ vào kết quả thống kê về số học sinh đỗ tốt nghiệp cho thấy: năm 2009 – 2010: kết quả
đỗ tốt nghiệp ra trường: 98,14%; năm 2010 – 2011: 98,09% học sinh năm thứ hai thi đỗ tốt nghiệp; năm 2011 - 2012: năm thứ hai 96,55% học sinh thi đỗ tốt nghiệp Kết quả thi tốt nghiệp đã thấy rõ từng năm, tỷ lệ học sinh thi đỗ tốt nghiệp loại khá, giỏi tăng theo từng năm, đạt được tỷ lệ đăng ký đầu năm của nhà trường đưa ra
2.3.3 Những mặt tích cực của học sinh Trường Trung cấp Y tế Bắc Giang
- Học sinh luôn chủ động sáng tạo trong học tập, thực hành, thực hành lâm sàng, có ý thức rèn luyện nâng cao kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề, có khả năng tìm kiếm việc làm sau khi tốt nghiệp Về tư tưởng, đạo đức và lối sống của học sinh có nhiều tiến bộ, thái độ và ý thức học tập ngày càng được nâng lên
2.3.4 Những mặt hạn chế của học sinh Trường Trung cấp Y tế Bắc Giang
- Đa số học sinh của Trường đến từ các huyện, xã vùng sâu, vùng xa của tỉnh, việc đi lại khó khăn, giao tiếp chậm chạp
- Một số học sinh thiếu trung thực trong việc thi, kiểm tra; một số thiếu lý tưởng, hoài bão tuổi trẻ, còn vi phạm nội quy, quy chế của nhà trường, có biểu hiện về lối sống không lành mạnh, thích hưởng thụ
- Một số học sinh chưa thực sự yêu ngành nghề mình đang học, chưa xác định rõ mục đích học tập, học còn mang tính thụ động, coi việc học tập tại trường là tạm thời để chờ cơ hội dự thi, học tập ở trường khác
2.4 Đặc điểm quản lý học sinh Trường Trung cấp Y tế Bắc Giang
2.4.1 Đặc điểm tổ chức
- Hệ thống tổ chức quản lý học sinh
- Cơ chế quản lý học sinh
- Chức năng phòng Quản lý học sinh
- Nhiệm vụ phòng Quản lý học sinh
- Giáo viên chủ nhiệm
Trang 10- Trong quá trình thực tập, thực tế tại bệnh viện chuyên khoa, đa khoa, học sinh phải tham gia trực bệnh viện để làm quen với công việc sau khi tốt nghiệp
- Do đặc điểm ngành nghề nên khoảng ¾ số HS học tập tại trường là nữ
2.5 Thực trạng công tác quản lý học sinh của Trường Trung cấp Y tế Bắc Giang
2.5.1 Những điều kiện thuận lợi và khó khăn
2.5.1.1 Những điều kiện thuận lợi
2.5.1.2 Những khó khăn
2.5.2 Thực trạng công tác quản lý học sinh của Trường Trung cấp Y tế Bắc Giang
2.5.2.1 Bộ máy quản lý học sinh
2.5.2.2 Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức lối sống cho học sinh
2.5.2.3 Công tác quản lý hoạt động rèn luyện của học sinh
Bảng 2.11 Kết quả chấp hành nội quy, quy chế
Stt Năm học
Tổng
số học
Nghỉ học Vi phạm nội quy Đi
học muộn
Vi phạm
QC 40
Tổng
số
Có phép
Ko phép
Tổng
số
Bỏ giờ
Bỏ viện
Trang 11(Nguồn: Phòng QLHS Trường Trung cấp Y tế Bắc Giang)
Qua bảng thống kê về chấp hành nội quy, quy chế học tập và rèn luyện của học sinh còn chưa cao, nhiều học sinh nghỉ học không phép, số lượng bỏ giờ, bỏ tiết, đi học muộn còn nhiều Vi phạm quy chế 40 năm học 2010 - 2011 tăng 11% so với năm học 2009 – 2010 Năm học 2011-2012 vi phạm quy chế 40 giảm hơn so với năm trước còn 8,81%
Bảng 2.12 Kết quả học tập của học sinh
Stt Năm học
TS
HS
Kết quả học tập Loại Giỏi Loại Khá Loại TB-K Loại TB Loại Yếu
SL (%) SL (%) SL (%) SL (%) SL (%)
1 2009-2010 898 25 2,8 207 23,1 528 58,8 135 15,0 3 0,3
2 2010-2011 1073 47 4,4 325 30,3 532 49,6 157 14,6 12 1,1
3 2011-2012 1180 52 4,4 356 30,1 573 48,5 189 16,0 10 1,0
( Nguồn: Phòng Đào tạo Trường Trung cấp Y tế Bắc Giang )
Bảng thống kê kết quả học tập cho thấy năm học 2010 - 2011 tỷ lệ học sinh khá, giỏi tăng lên
rõ rệt, học sinh giỏi từ 2,8% năm học 2009 – 2010 lên 4,4% năm học 2010-2011, học sinh khá từ 23,1% năm học 2009 - 2010 lên 30,3% năm học 2010 – 2011 Năm học 2011-2012 kết quả học tập của học sinh chưa cao so với năm học 2010 – 2011
Bảng 2.13 Kết quả rèn luyện của học sinh
( Nguồn: Phòng QLHS Trường Trung cấp Y tế Bắc Giang )
Qua bảng kết quả rèn luyện của học sinh cho thấy, tỷ lệ học sinh đạt xuất sắc qua các năm học đã tăng dần, Nhưng tỷ lệ học sinh đạt loại tốt lại giảm năm học 2009 -2010 tỷ lệ học sinh đạt loại