Nó phụ thuộc vào thị trườngtàu, tàu chuyên chở, khối lượng hàng chuyên chở và độ dài tuyến đường. Người thuê tàu được tự do thỏa thuận mọi điều khoản trong hợp đồng chứ không bị ràng bu
Trang 1M C L C ỤC LỤC ỤC LỤC
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG THỨC THUÊ TÀU CHUYẾN 3
1.1 Khái niệm: 3
1.2 Đặc điểm của phương thức thuê tàu chuyến 4
1.2.1 Ðối tượng chuyên chở của tàu chuyến : 4
1.2.2 Tàu vận chuyển 4
1.2.3 Ðiều kiện chuyên chở 5
1.2.4 Cước phí 5
1.2.5 Vận đơn 5
1.3 Ưu điểm và nhược điểm của phương thức thuê tàu chuyến 5
1.3.1 Ưu điểm: 6
1.3.2 Nhược điểm: 6
1.4 Các hình thức thuê tàu chuyến 7
1.5 Trình tự các bước tiến hành thuê tàu chuyến 8
1.6 Vận đơn theo hợp đồng thuê tàu hay còn gọi là vận đơn tàu chuyến (Charter Party 9
CHƯƠNG 2: HỢP ĐỒNG THUÊ TÀU CHUYẾN 10
2.1 Khái niệm 10
2.2 Các mẫu hợp đồng thuê tàu chuyến 10
2.2.1 Mẫu hợp đồng thuê tàu chuyến mang tính chất tổng hợp 11
2.2.2 Mẫu hợp đồng thuê tàu chuyến mang tính chất chuyên dụng 11
2.3 Nội dung hợp đồng thuê tàu chuyến 12
2.3.1 Điều khoản về chủ thể của hợp đồng 12
Trang 22.3.3 Điều khoản về thời gian tàu đến cảng làm hàng (Laydays Clause) 13
2.3.4 Điều khoản về hàng hóa (Cargo Clause) 13
2.3.5 Điều khoản về cảng xếp/dỡ (loading/Discharging Port Clause) 14
2.3.6 Điều khoản về chi phí xếp dỡ (Loanding/ Discharging Charges Clause) 14
2.3.7 Điều khoản về cước phí thuê tàu (Freight Clause) 15
2.3.8 Điều khoản về thời gian xếp dỡ (Laytime) và thưởng phạt xếp dỡ (Dispatch/ Demurrage) 16
2.3.9 Điều khoản về trách nhiệm và miễn trách của người chuyên chở (Liability and Immunity Clause) 17
CHƯƠNG 3: HỢP ĐỒNG THUÊ TÀU CHUYẾN THỰC TẾ 18
3.1 Hợp đồng 1: 18
3.2 Hợp đồng 2 23
PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 3CH ƯƠNG 1 NG 1 : T NG QUAN V PH ỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG THỨC THUÊ TÀU Ề PHƯƠNG THỨC THUÊ TÀU ƯƠNG 1 NG TH C THUÊ TÀU ỨC THUÊ TÀU
CHUY N ẾN
1.1 Khái niệm:
- Tàu chuyến là tàu chở hàng từ cảng này đến một hoặc nhiều cảng khác theo yêucầu của người thuê tàu, đó là tàu chạy rông (tramp) Lịch trình của nó không theomột tuyến cố định, không ghé qua những cảng cố định và không theo một lịchtrình định trước
- Thuê tàu chuyến (Voyage Charter) là chủ tàu (Ship Owners) cho người thuê tàuthuê (Charter) thuê toàn bộ hoặc một phần chiếc tàu chạy rông để chuyên chởhàng hóa giữa 2 hay nhiều cảng và được hưởng tiền cước theo 2 bên thỏa thuận.Trong phương thức thuê tàu chuyến, mối quan hệ giữa người thuê tàu (chủ hàng)với người cho thuê tàu (chủ tàu) được điều chỉnh bằng một văn bản gọi là hợpđồng thuê tàu chuyến (Voyage charter party) viết tắt là C/P Hợp đồng thuê tàu dohai bên thoả thuận ký kết
(Charterer) Hợp đồng thuê tàu chuyến (Ship owner)
(Voyage carter party)
Trang 41.2 Đặc điểm của phương thức thuê tàu chuyến
Ðặc điểm của tàu chuyến Căn cứ vào hoạt động của tàu chuyến, chúng ta có thể rút ranhững đặc điểm của tàu chuyến như sau:
1.2.1 Ðối tượng chuyên chở của tàu chuyến :
Tàu chuyến thường chuyên chở những loại hàng có khối lượng lớn, tính chất của hànghoá chuyên chở tương đối thuần nhất và thường chở đầy tàu hoặc gần đầy tàu 90%,mặt hàng chủ yếu là quặng, than đá, ngũ cốc,…
1.2.2 Tàu vận chuyển :
Tàu vận chuyển theo phương thức chuyến thường có cấu tạo một boong, miệnghầm lớn để thuận tiện cho việc bốc hàng Tàu chuyến có thể là tàu chuyên dụng(chuyên dùng để chở một mặt hàng nào đó) hoặc có thể là tàu vận chuyển tổnghợp (dùng để chở nhiều loại hàng hoá khác nhau) Tốc độ chạy tàu chậm hơn sovới tàu chợ, tốc độ trung bình của tàu chuyến khoảng 14 - 16 hải lý/giờ Tàukhông có trang thiết bị xếp dỡ riêng, phải thuê
Trang 51.2.3 Ðiều kiện chuyên chở : Khác với tàu chợ, đối với tàu chuyến, điều kiện
chuyên chở, cước phí, chi phí dỡ hàng hoá lên xuống được quy định cụ thể tronghợp đồng thuê tàu do người thuê và người cho thuê thoả thuận
1.2.4 Cước phí: Cước tàu chuyến khác với cước tàu chợ, cước tàu chuyến do
người thuê và người cho thuê thoả thuận đưa vào hợp đồng, nó có thể bao gồm cả chiphí xếp dỡ hoặc không tuỳ quy định Cước tàu chuyến thường biến động hơn cước tàuchợ
1.2.5 Vận đơn: trong trường hợp này gọi là vận đơn theo hợp đồng thuê tàu
(Charter Party Bill of Lading) có giá trị như một biên nhận, là văn kiện pháp lý bổsung cho hợp đồng thuê tàu nhưng không có tác dụng như B/L trong phương thứcthuê tàu chợ
So sánh giữa tàu chuyến & tàu chợ:
Điều kiện chuyên chở Đơn phương áp đặt, do chủ
tàu đưa ra trên B/L
Được thỏa thuận trong hợpđồng thuê tàu
cao, ổn định Cước thấp hơn (do khôngcó chi phí xếp dỡ), cước
thường xuyên biến động,phụ thuộc nhiều yếu tố
1.3 Ưu điểm và nhược điểm của phương thức thuê tàu chuyến
1.3.1 Ưu điểm:
Tính linh hoạt cao: có thể yêu cầu xếp dỡ ở bất kỳ cảng nào và có thể thay đổi
Trang 6 Giá cước thuê tàu rẻ hơn nhiều so với thuê tàu chợ Nó phụ thuộc vào thị trườngtàu, tàu chuyên chở, khối lượng hàng chuyên chở và độ dài tuyến đường.
Người thuê tàu được tự do thỏa thuận mọi điều khoản trong hợp đồng chứ không
bị ràng buộc bởi các điều khoản quy định sẵn trong B/L của phương thức thuê tàuchợ
Tốc độ chuyên chở hàng hóa nhanh vì tàu thuê thường chạy thẳng từ cảng xếp đếncảng dỡ, ít ghé qua các cảng trung gian
Tàu có thể xếp dỡ hàng ở bất cứ cảng nào, cho nên người thuê tàu chuyến có thểthay đổi cảng dỡ hàng
1.3.2 Nhược điểm:
Kỹ thuật thuê tàu, ký hợp đồng rất phức tạp đòi hỏi người thuê tàu phải am hiểutuyến, luồng vận tải; am hiểu đặc điểm kinh doanh của từng hãng tàu; am hiểu vềgiá cước phí
Giá cước biến động thường xuyên đòi hỏi người thuê tàu phải nắm vững thịtrường, nếu không sẽ phải… thuê với giá đắt hoặc không thuê được tàu
Chỉ thích hợp với vận chuyển hàng rời, khối lượng lớn như than, quặng, ngũ cốc,
…
Trang 71.4 Các hình thức thuê tàu chuyến
Tuỳ theo khối lượng hàng hoá cần chuyên chở cũng như đặc điểm của nguồnhàng, người đi thuê tàu có thể lựa chọn một trong những hình thức thuê tàu chuyếnnhư sau:
Thuê tàu chuyến một (Single Voyage/Single Trip): là việc thuê tàu để chuyên chởmột lô hàng giữa hai cảng Sau khi hàng được giao đến người nhận ở cảng đến thìhợp đồng thuê tàu chuyến hết hiệu lực
Thuê tàu chuyến khứ hồi (Round Voyage): với hình thức này chủ hàng thuê tàuchuyên chở hàng hoá từ cảng này đến cảng khác rồi lại chuyên chở hàng ngược lạicảng ban đầu hoặc cảng lân cận theo cùng một hợp đồng thuê tàu
Thuê chuyến liên tục (Consecutive Voyage): với hình thức này chủ hàng thuê tàuchuyên chở hàng hoá liên tục trong một khoảng thời gian nhất định Chủ hàngdùng hình thức này khi có khối lượng hàng hoá lớn, nhu cầu chuyên chở hàngthường xuyên
Thuê chuyến khứ hồi liên tục: chủ hàng thuê tàu chở hàng hoá liên tục cả haichiều
Trang 8 Thêu khoán: chủ hàng căn cứ vào nhu cầu chuyên chở hàng hóa để khoán cho tàuvận chuyển trong một khoản thời gian nhất định.
Thuê bao (Lumpsum): với hình thức này, chủ hàng thuê nguyên cả tàu Đối vớithuê bao, hợp đồng thuê tàu thường không quy định rõ tên hàng, số lượng hàng.Tiền cước thường tính theo trọng tải hoặc dung tích đăng ký của tàu
Thuê định hạn: chủ hàng thuê tàu trong một thời gian dài để chuyên chở hàng hoá.Mục đích của chủ hàng khi áp dụng hình thức thuê bao định hạn để tránh sự biếnđộng trên thị trường tàu và chủ động trong vận chuyển
1.5 Trình tự các bước tiến hành thuê tàu chuyến
Bước 1: Người thuê tàu trực tiếp hoặc thông qua người môi giới (Broker) đi tìm tàu để vận chuyển hàng hóa cho mình, ở bước này người thuê tàu phải cung cấp tất cả thông tin cần thiết về hàng hóa như: tên hàng, bao bì đóng gói, số lượng hàng, hành trình của hàng để người môi giới có cơ sở tìm tàu
Bước 2: Người môi giới chào hỏi (tìm) tàu trên cơ sở những thông tin về hàng hóa do người thuê tàu cung cấp, người môi giới sẽ tìm tàu bằng việc liên hệ với các
hãng tàu để tìm tàu phù hợp với đặc tình vận tải của hàng hóa
Bước 3: Người môi giới đàm phán với chủ tàu: Sau khi chào hỏi tàu, chủ tàu và người môi giới sẽ đàm phán với nhau tất cả các điều khoản của hợp đông thuê tàu như điều kiện chuyên chở, cước phí, chi phí xếp dỡ
Bước 4: Người môi giới thông báo kết quả đàm phán với người thuê tàu: Sau khi có kếtquả đàm phán với chủ tàu, người môi giới sẽ thông báo kết quả đàm phán để người thuê tàu biết và chuẩn bị cho việc kí kết hợp đồng thuê tàu
Bước 5: Người thuê tàu với chủ tàu kí kết hợp đồng: Trước khi kí kết hợp đồng người thuê tàu phải rà soát lại toàn bộ các điều khoản của hợp đồng Hai bên sẽ gạch bỏ hoặc
bổ sung những điều đã thỏa thuận cho phù hợp, vì hợp đồng mẫu thuê tàu chuyến mới
Trang 9- Người thuê tàu sẽ trả cước vận chuyển trước khi kí phát B/L hoặc trước khi nhận hàngtùy theo thỏa thuận, đồng thời phải trả tiền phạt làm hàng chậm (nếu có)
Bước 7: Thanh lý hợp đồng (xem điều khoản cụ thể của hợp đồng)
1.6 Vận đơn theo hợp đồng thuê tàu hay còn gọi là vận đơn tàu chuyến (Charter Party
(B/L hoặc Voyage Charter B/L):
“Tàu chuyến là tàu được thuê theo chuyến để chuyên chở hàng hóa giữa các cảngtheo yêu cầu của chủ hàng mà không theo một tuyến đường nhất định” Khi hànghóa được chuyên chở theo hợp đồng thuê tàu chuyến, thì chủ tàu hay thuyềntrưởng sẽ phát hành 1 vận đơn tàu chuyến
Vận đơn tàu chuyến là loại vận đơn được ký phát cho người gửi hàng khi sử dụngphương thức thuê tàu chuyến, vận đơn này phụ thuộc vào hợp đồng thuê tàu
Đây là loại B/L do thuyền trưởng của tàu cấp, chỉ in một mặt trước, còn mặt sau
để
trắng nên còn có tên gọi là B/L lưng trắng (Blank back B/L) Thông thường ngânhàng sẽ từ chối thanh toán các loại B/L này, trừ khi có quy định khác trong L/c
Trang 10CH ƯƠNG 1 NG 2 : H P Đ NG THUÊ TÀU CHUY N ỢP ĐỒNG THUÊ TÀU CHUYẾN ỒNG THUÊ TÀU CHUYẾN ẾN
2.1 Khái niệm
- Hợp đồng thuê tàu chuyến là hợp đồng chuyên chở hàng hóa bằng đường biển,trong đó người chuyên chở cam kết chuyên chở hàng hóa theo yêu cầu của ngườithuê, còn người thuê tàu cam kết trả cước phí chuyên chở theo mức hai bên thỏathuận
- Như vậy, hợp đồng thuê tàu chuyến chính là một văn bản cam kết tự nguyện giữahai bên, trong đó qui định trực tiếp rõ ràng cụ thể quyền và nghĩa vụ của hai bên
- Người chuyên chở có thể là chủ tàu hoặc người quản lý, người thuê tàu là các chủhàng, trong thực tế họ ít ký kết hợp đồng trực tiếp với nhau, mà thường thông quacác đại lý và môi giới của mình khi ký kết hợp đồng, khi đó các đại lý thường ghithêm ở cuối hợp đồng dòng chữ “chỉ là đại lý”
- Người đại lý và người môi giới thường là những người có chuyên môn, nghiệp vụrất thông thạo về thị trường thuê tàu, luật hàng hải, luật của các cảng Chính vìvậy khi người đại lý và người môi giới thường được người đi thuê tàu và ngườicho thuê tàu ủy thác ký kết hợp đồng chuyên chở điều này đảm bảo quyền lợi chongười ủy thác tốt hơn
2.2 Các mẫu hợp đồng thuê tàu chuyến
Sau một quá trình dài thỏa thuận thương lượng giữa hai bên để soạn thảo ra hợpđồng thuê tàu chuyến như vậy rất tốn nhiều thời gian và phức tạp Do vậy, để tiếtkiệm thời gian và đơn giản hóa thì các luật gia và các tổ chức hàng hải quốc tế đãsoạn thảo ra các mẫu hợp đồng thuê tàu chuyến rất đa dạng Và khi đàm phán kýkết các bên thường sửa đổi và thêm bớt cho phù hợp với lợi ích của hai bên Hợp đồng thuê tàu chuyến mẫu rất đa dạng do đó tùy thuộc vào từng mặt hàng cụthể mà người đi thuê tàu cần cân nhắc chọn mẫu hợp đồng cho phù hợp Mỗi mẫuhợp đồng đều có các điều khoản riêng Vì vậy người thuê tàu cần tính toán kĩ từngđiều khoản, không nên bỏ qua điều khoản nào nhằm hạn chế những tranh chấpphát sinh và những tổn thất đáng tiếc về sau
Trên thế giới hiện nay có trên 60 loại hợp đồng mẫu thuê tàu chuyến và được phânchia thành hai nhóm:
Trang 112.2.1 Mẫu hợp đồng thuê tàu chuyến mang tính chất tổng hợp
Mẫu này thường dùng trong chuyên chở hàng bách hóa Một số loại phổ biến sau:
Hợp đồng thuê tàu chuyến mẫu NUVOY là hợp đồng mẫu do hội nghị đại diện các
cơ quan thuê tàu và chủ tàu các nước hội đồng tương trợ kinh tế ( trước đây) pháthàng năm 1964
- Mẫu hợp đồng SCANCON do Hội đồng hàng hải quốc tế BIMCO phát hành năm
1956
2.2.2 Mẫu hợp đồng thuê tàu chuyến mang tính chất chuyên dụng
Mẫu hợp đồng này được soạn thảo dùng để chuyên chở một loại hàng hóa nhấtđịnh trên một luồng nhất định
- Mẫu hợp đồng NORGRAIN của hiệp hội môi giới và đại lý Mỹ dùng thuê chở ngũcốc
- Mẫu hợp đồng SOVCOAL của Liên Xô (cũ) phát hành năm 1962 Mẫu hợp đồng POLCOAL của Ba Lan phát hành năm 1971 dùng để thuê tàu chở than
- Mẫu hợp đồng CEMENCO của Mỹ phát hành năm 1922 dùng để thuê tàu chở xi măng
- Mẫu hợp đồng CUBASUGAR của CUBA phát hành để chở đường
- Mẫu hợp đồng RUSSWOOD của Liên xô (cũ) phát hành để chở gỗ từ Liên xô đi các nước
- Mẫu hợp đồng SOVORECON của Liên xô (cũ) phát hành năm 1950 để thuê tàu chuyến chở quặng
- Mẫu hợp đồng EXONVOY, MOBIVOY 96, SHELLVOY do Mỹ phát hành dùng thuê tàu chở dầu
Trang 12Các mẫu hợp đồng thuê tàu chuyến mẫu không mang tính chất bắt buộc nhưng các tổchức hàng hải quốc gia, quốc tế khuyến cáo các nhà kinh doanh nên sử dụng để tránhnhũng rủi ro và tổn thất có thể xảy ra.
2.3 Nội dung hợp đồng thuê tàu chuyến
2.3.1 Điều khoản về chủ thể của hợp đồng
Các bên của hợp đồng thuê tàu chuyến bao gồm: người cho thuê (chủ tàu hoặcngười chuyên chở) và người thuê tàu (có thể là người xuất khẩu hoặc người nhậpkhẩu)
Trong hợp đồng thuê tàu cần ghi rõ tên, địa chỉ, số điện thoại, số fax của các bên.Trường hợp ký kết hợp đồng thông qua đại lý hoặc công ty môi giới thì ngoài tên,địa chỉ, điện thoại, fax của đại lý và kèm theo chữ "chỉ là đại lý" (as agent only) ởcuối hợp đồng, cũng cần phải ghi cả tên, địa chỉ của chủ tàu và của người thuê tàu.Sau này nếu có khiếu nại về hàng hóa, thì chủ hàng phải liên hệ với chủ tàu (chứkhông phải là đại lý hay công ty môi giới của chủ tàu) để giải quyết
2.3.2 Điều khoản về tàu
Đây là điều khoản rất quan trọng vì tàu là công cụ để vận chuyển hàng hóa, do vậy
nó liên quan trực tiếp đến sự an toàn của hàng hóa nói riêng và sự an toàn, ổn địnhtrong kinh doanh nói chung Dưới góc độ là chủ hàng, cần quan tâm đến việc phảithuê một con tàu vừa thích hợp với việc vận chuyển hàng hóa và đảm bảo vậnchuyển hàng hóa an toàn, vừa tiết kiệm được chi phí thuê tàu
Hai bên thỏa thuận thuê và cho thuê một chiếc tàu nhất định Ở điều khoản nàyngười ta quy định một cách cụ thể các đặc trưng cơ bản của con tàu như: tên tàu,quốc tịch tàu, năm đóng, nơi đóng, cờ tàu, trọng tải toàn phần, dung tích đăng kýtoàn phần, dung tích đăng ký tịnh, dung tích chứa hàng rời, hàng bao kiện, mớnnước, chiều dài tàu, chiều ngang tàu, vận tốc, hô hiệu, cấu trúc của tàu (một boonghay nhiều boong), số lượng thuyền viên, vị trí của con tàu lúc ký hợp đồng, sốlượng cần cẩu và sức nâng…
Trường hợp chủ tàu muốn giành quyền thay thế tàu, thì bên cạnh tên con tàu thuênên ghi thêm đoạn "hoặc một con tàu thay thế khác" (Ship name and/or Substitute
Trang 13Sister Ship) Khi thay thế con tàu bằng một con tàu khác, chủ tàu phải báo trướccho người thuê biết và phải đảm bảo rằng con tàu thay thế đó cũng có những đặcđiểm kỹ thuật tương tự như con tàu đã quy định trong hợp đồng.
2.3.3 Điều khoản về thời gian tàu đến cảng làm hàng (Laydays Clause)
Thời gian tàu đến cảng xếp hàng là thời gian tàu phải đến cảng xếp hàng nhậnhàng để chở theo quy định trong hợp đồng.Theo điều khoản này chủ tàu phải có nghĩa vụ điều tàu đến cảng xếp hàng đúngthời gian, đúng địa điểm quy định và trong tư thế sẵn sàng nhận hàng để xếp
Có 2 cách quy định thời gian tàu đến cảng xếp hàng:Cách 1: Quy định ngày cụ thể, ví dụ: "ngày 20/10/2015 tàu phải đến cảng Hải
Cách 2: Quy định một khoản thời gian, ví dụ "tàu đến cảng Đà Nẵng để nhận hàngvào khoảng từ ngày 20 đến ngày 25/10/2015".Khi ký hợp đồng thuê tàu, nếu tàu được thuê đang ở gần cảng xếp hàng, hai bên có
- Prompt: nghĩa là tàu sẽ đến cảng xếp hàng vài ba ngày sau khi ký hợp đồng
- Promtisimo: nghĩa là tàu sẽ đến cảng xếp hàng ngay trong ngày ký kết hợp đồng
- Spot prompt: nghĩa là tàu sẽ đến cảng xếp hàng ngay một vài giờ sau khi ký hợpđồng
Quá thời gian quy định trong hợp đồng mà tàu vẫn chưa đến thì chủ hàng có quyềnhủy hợp đồng Ngày tuyên bố hủy hợp đồng (Cancelling Date) có thể là ngày cuốicùng của Laydays hoặc vài ba ngày sau ngày tàu phải đến cảng xếp hàng
2.3.4 Điều khoản về hàng hóa (Cargo Clause)
Khi đi thuê tàu để chuyên chở một khối lượng hàng hoá nhất định, hai bên phảiquy định rõ tên hàng, loại bao bì, các đặc điểm của hàng hoá Nếu người thuê tàuchở hai loại hàng hoá trên cùng một chuyến tàu thì phải chú ý ghi chữ "và/ hoặc"(and/ or) để tránh tranh chấp xảy ra sau này
Ví dụ: "than và/hoặc xi măng" (coal and/or ciment), "cao su và/hoặc bất kì mộthàng hoá hợp pháp nào khác" (rubber and/or any lawful goods)