- Ngoài ra, dù các doanh nghiệp vận tải biển Việt Nam rất nhiều, với khoảng 600 doanh nghiệp, song có trên 500 doanh nghiệp thuộc khối tư nhân và chỉ chiếm 1/4 tổng trọng tải cho thấy ph
Trang 1M c l c ục lục ục lục
LỜI MỞ ĐẦU 2
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ THỊ TRƯỜNG VẬN TẢI 3
1.1 Thị trường vận tải ở nước ta hiện nay 3
1.2 Thị trường vận tải Việt Nam – Hoa Kỳ 4
1.2.1 Nhập khẩu từ hoa kỳ 4
1.2.2 Các tuyến đường chính 4
1.3 Những hãng tàu lớn chuyên đi từ Hoa Kỳ - Việt Nam 6
1.4 Hợp đồng ngoại thương 7
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH QUY TRÌNH TỔ CHỨC THỰC HIỆN GIAO NHẬN 8
2.1 Quy trình thực hiện giao nhận 8
2.1.1 Khai Hải quan điện tử, đóng thuế 8
2.1.2 Lấy D/O tại hãng tàu 8
2.1.3 Đăng ký tờ khai tại cảng 9
2.1.4 Kiểm hóa (hàng kiểm hóa tại bãi) 10
2.1.5 Trả tờ khai 10
2.1.6 Đóng tiền thương vụ cảng 10
2.1.7 Thanh lý tờ khai 10
2.1.8 Giao cho người vận chuyển 11
2.1.9 Trả container rỗng, nhận tiền cược container 11
2.2 Các phương án giao nhận vận tải: 11
2.2.1 Sử dụng hãng tàu Hanjin 12
2.2.2 Sử dụng hãng tàu MEARSK 12
Chương 3: LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN 14
3.1.1 Về danh tiếng 14
3.1.2 Lịch trình và giá cước 14
3.1.3 Hoạt động vận tải trên tuyến hàng hải: Wilmington, Mỹ - Tp Hồ Chí Minh, Việt Nam 14
3.2 Lựa chọn phương án 15
Trang 23.3 Bộ chứng từ liên quan 15
TÓM TẮT NỘI DUNG BÀI TIỂU LUẬN 16
MẪU DANH SÁCH SINH VIÊN 17
TÀI LIỆU THAM KHẢO 18
DANH SÁCH BỘ CHỨNG TỪ 18
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
Trong kinh doanh thương mại Quốc Tế chắc hẳn không thể thiếu khâu vận chuyển hàng hóa Vận tải Quốc Tế và thương mại Quốc Tế có mối quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau Vận tải được phát triển trên cơ sở sản xuất và trao đổi hàng hóa Ngược lại giao thông vận tải phát triển sẽ thúc đẩy sản xuất phát triển, tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng thị trường tiêu thụ Quốc Tế, tự do thương mại, từ đó sẽ giảm được chi phí chuyên chở Thực tế cho thấy hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế trong thương mại có bao gồm cả hợp đồng vận tải Bởi hợp đồng mua bán hàng hóa là cơ sở pháp lý
để điều chỉnh mối quan hệ giữa người bán và người mua, còn hợp đồng vận tải điều chỉnh mối quan hệ giữa người chuyên chở và người thuê chở, mà người thuê chở có thể
là người bán hoặc người mua tùy vào thỏa thuận trong hợp đồng mua bán
Ngày nay ngành vận tải đang được đa dạng hóa , với nhiều phương tiện vận tải: đường biển, đường sắt, đường hàng không, đường bộ, đường sông, đường ống Là một trong những phương thức vận tải Quốc tế, vận tải đường biển đóng vai trò quan trọng nhất trong việc vận chuyển hàng hóa ngoại thương, nó chiếm 2/3 tổng khối lượng hàng hóa vận chuyển hiện nay vì vận tải biển có chi phí thấp nhất Trong những năm vừa qua khối lượng hàng hóa buôn bán đường biển trên thế giới không ngừng tăng
Từ những thực tiển ở trên, nhóm tiến hành nghiên cứu hợp đồng giao nhận cụ thể để hiểu rõ hơn về ngành vận tải đường biển với vai trò là bên vận tải Từ đó có thể hiểu rõ
và sâu sắc hơn về vận tải đường biển trong kinh doanh Quốc Tế hiện nay
Trang 4CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ THỊ TRƯỜNG VẬN TẢI 1.1 Thị trường vận tải ở nước ta hiện nay
- Hiện nay chúng ta có hơn 1.800 tàu Tuy nhiên, số lượng tàu nhỏ, tàu hàng rời quá
nhiều trong khi các tàu chuyên dụng, tàu chở container, tàu chở dầu, khí hóa lỏng chiếm rất ít,” ông Thu phân tích
- Ngoài ra, dù các doanh nghiệp vận tải biển Việt Nam rất nhiều, với khoảng 600 doanh
nghiệp, song có trên 500 doanh nghiệp thuộc khối tư nhân và chỉ chiếm 1/4 tổng trọng tải cho thấy phần lớn doanh nghiệp trong lĩnh vực này vẫn hoạt động manh mún, nhỏ
lẻ
- Theo thống kê, năm 2014, tổng sản lượng vận tải do đội tàu biển Việt Nam thực hiện
ước đạt 98,5 triệu tấn (135,7 tỷ T.Km) tăng trưởng nhẹ ở mức 0,13% so với năm 2013 Hoạt động kinh doanh vận tải biển của Việt Nam vẫn còn nhiều khó khăn và tiếp tục đối mặt với cạnh tranh gay gắt
- Mặc dù đội tàu biển trong nước đảm nhận gần như 100% lượng hàng vận tải nội địa
bằng đường biển, song mới chỉ đảm đương khoảng 10-12% thị phần vận tải hàng hóa của Việt Nam xuất, nhập khẩu qua đường biển
- Các tàu biển Việt Nam chủ yếu hoạt động trên các tuyến vận tải ngắn Đông Nam Á và
Đông Bắc Á, chưa có tuyến chạy thẳng sang châu Âu và Mỹ, mặc dù đây là hai thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam
- Bên cạnh đó, vận tải biển nội địa đang phải đối mặt với khó khăn về giá cước thấp,
nguồn hàng khan hiếm và mất cân đối giữa hai chiều Bắc-Nam
- Tỷ lệ thị phần vận tải hàng hóa bằng đường biển hiện nay trong tổng sản lượng vận tải
của các phương thức vận tải mới đạt gần 19% Tỷ trọng này chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của vận tải biển
- Tuy nhiên với chi phí vận tải của Việt Nam khá cao do chi phí dịch vụ hỗ trợ vận tải
(chi phí logistics) còn cao hơn các nước khác trong khu vực như Thái Lan, Trung Quốc, Singapore… nên các doanh nghiệp xuất khẩu còn gặp khó khăn
Nhiều chuyên gia trong lĩnh vực vận tải biển cho rằng, các tuyến biển xa là thị trường cạnh tranh rất mạnh, vì vậy cần thực hiện mục tiêu tái cơ cấu để duy trì đội tàu làm trọng tâm, từng bước nâng dần hiệu quả, tạo cơ sở để phát triển trong giai đoạn sau khi thị trường vận tải biển thế giới phục hồi
Trang 5- Tuy nhiên với năng lực của các doanh nghiệp hiện nay thì cần hết sức nỗ lực và cố
gắng, đặc biệt trong việc tìm hiểu luật pháp quốc tế cũng như các thông lệ kinh doanh khai thác vận tải biển trong khu vực
1.2 Thị trường vận tải Việt Nam – Hoa Kỳ
1.2.1 Nhập khẩu từ hoa kỳ
Tính từ đầu năm cho đến hết tháng 8/2014, Việt Nam đã nhập khẩu trên 4,1 tỷ USD từ thị trường Hoa Kỳ, tăng 21,23% so với cùng kỳ năm trước
Việt Nam nhập khẩu từ Hoa Kỳ các mặt hàng như máy móc, thiết bị dụng cụ phụ tùng; máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện, bông các loại, thức ăn gia súc và nguyên liệu… trong đó mặt hàng máy móc thiết bị dụng cụ phụ tùng có kim ngạch nhập khẩu cao nhất 550,2 triệu USD, chiếm 13,1% tổng kim ngạch, tăng 11,7%; đứng thứ hai là mặt hàng máy vitinhs, sản phẩm điện tử và linh kiện,đạt 500,2 triệu USD, tăng 26,27%
so với cùng kỳ năm trước
Đáng chú ý, so với cùng kỳ năm 2013, 8 tháng 2014 này Việt Nam nhập khẩu từ Hoa
Kỳ có thêm các mặt hàng mới, đó là đậu tương, máy ảnh máy quay phim và linh kiện, thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh, quặng và khoáng sản…
Nhìn chung, 8 tháng 2014, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ thị trường Hoa Kỳ đều tăng trưởng ở hầu khắp các mặt hàng, số mặt hàng có tốc độ tăng trưởng dương chiếm trên 70%, trong đó nhập khẩu nguyên phụ liệu thuốc lá có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất, tăng 261,13%, tuy kim ngạch chỉ đạt 23,4 triệu USD Ngược lại nhập khẩu bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc giảm mạnh, giảm 78,41% so với cùng kỳ
1.2.2 Các tuyến đường chính
1.2.2.1Tuyến đường đi qua kênh đào Suez
Xuất phát từ Việt Nam, các tàu sẽ chạy qua qua eo Singapore, Malacca, chuyển hướng đến phía Nam Srilanca thuộc Ấn Độ Dương, vào Hồng Hải, qua kênh đào Suez, đi trên biển Địa Trung Hải, qua eo Gibralta, vượt Đại Tây Dương đến Châu Mỹ và ngược lại
Độ dài tuyến đường này khoảng 11.600 hải lý Với tuyến đường này tàu sẽ phải đi qua một phần của bờ Đông Thái Bình Dương, qua phía Bắc của Ấn Độ Dương, Hồng Hải, Địa Trung Hải và Đại Tây Dương
Ưu điểm:
Tuyến này đi khá gần bờ nên việc ứng cứu sự cố khá thuận lợi Đặc biệt nếu thời gian hành hải từ tháng 11 đến tháng 3 thì sẽ lợi dụng được dòng chảy xuôi từ Đông sang
Trang 6Tây của đoạn từ Thành phố Hồ Chí Minh đến Singapore, qua eo Malacca đến kênh Suez, sẽ làm tăng tốc độ tàu
Cũng cần chú ý rằng, dòng này có chiều ngược lại từ Tây sang Đông trong các tháng từ tháng 5 đến tháng 9
Dòng chảy Bắc bán cầu luôn có xu hướng chảy từ eo Gibralta đến vùng Trung Mỹ, nên cũng có thể lợi dụng được dòng chảy này để tăng tốc độ tàu
Vào khoảng thời gian từ tháng 11 đến tháng 3 do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc nên thường là trời quanh mây tạnh, ít mưa và độ ẩm thấp
Nhược điểm:
Phương án này phải chạy qua các vùng có mật độ tàu thuyền cao như eo Singapore, Malacca, kênh Suez Chi phí qua kênh Suez khá cao (khoảng 75.000USD - 80.000USD cho cỡ tàu 12.000DWT) Cự ly chạy tàu xa hơn phương án chạy qua kênh Panama Tuyến này thường gặp gió mạnh lên đến cấp 7 ở khu vực vịnh Arab từ tháng 6 đến tháng 9 hàng năm với mật độ lên đến hơn 10 ngày mỗi tháng
Do ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam tại Ấn Độ Dương nên từ tháng 6 đến tháng 9 trời thường nhiều mây và mưa nhiều tại khu vực Bắc Ấn Độ Dương
Khi vượt Đại Tây Dương tàu phải chạy ở vĩ độ cao và vùng biển này thường có bão lớn Do vậy phải thận trọng khi hành hải vào mùa bão gió
1.2.2.2 Tuyến đường qua mũi Hảo Vọng (Good Hope)
Từ Việt Nam, các tàu biển sẽ chuyển hướng đi thẳng xuống Indonesia, cắt ngang qua
eo Jakacta, vượt Ấn Độ Dương đến mũi Hảo Vọng (thuộc Nam Phi) Sau đó tiếp tục qua Đại Tây Dương đến Đông Mỹ (hoặc Trung Mỹ/vùng biển Ca-ri-bê) và ngược lại
Độ dài quãng đường nếu đến Cuba khoảng 12.850 Hải lý
Ưu điểm:
Mật độ tàu thuyền trên tuyến khá thưa Không phải đi qua kênh Suez nên giảm được chi phí
Lợi dụng được dòng chảy Nam Bán cầu để cải thiện tốc độ tàu Hướng của dòng chảy luôn có xu hướng chảy từ Đông sang Tây
Nhược điểm:
Cự ly chạy tàu dài nhất trong 3 tuyến Tàu thường xuyên chạy rất xa bờ nên khi gặp sự
cố việc hỗ trợ từ bờ tương đối khó khăn Tàu chạy xuống đến mũi Hảo Vọng là vùng
có vĩ độ rất cao và điều kiện thời tiết rất phức tạp
Trang 7Khu vực mũi Hảo Vọng thường xuyên có sóng và gió to tại hầu hết thời gian trong năm Đồng thời đây là khu vực thường xuyên xảy ra các cơn bão và lốc bất thường Xa
bờ nên việc ghé các cảng để nhận thêm nhiên liệu không có nhiều lựa chọn, nhất là những đoạn đường vượt qua Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương
1.2.2.3 Tuyến đường đi qua kênh PANAMA
Từ Việt Nam chạy về phía Đông, qua Philippine, vượt Thái Bình Dương, tiếp đến qua kênh đào Panama (nơi mà tàu phải “leo” qua một quả đồi ở độ cao 26 mét trên mực nước biển) để đến các cảng dỡ hàng ở Cuba hay các nước Trung Mỹ Nếu đi đến Cuba,
độ dài quãng đường khoảng 10.850 hải lý
Ưu điểm:
Tuyến đường này là ngắn nhất trong 3 tuyến Điều kiện hành hải có phần đơn giản hơn, không cần sử dụng nhiều hải đồ chi tiết Phí qua kênh Panama rẻ hơn nhiều so với phí qua kênh Suez Tàu có thể chạy dọc theo xích đạo ở vĩ độ 5 độ Bắc là vùng có điều kiện khí hậu thời tiết rất ổn định và rất tốt trong hầu hết những ngày trong năm
Nhược điểm:
Phải trả phí qua kênh Panama Không có các cảng để ghé khi sự cố hay cấp dầu dọc đường nên đòi hỏi phải chuẩn bị thật tốt về tình trạng máy móc và nhiên liệu dự trữ
1.2.2.4 Kết luận
Trong thực tế cả 3 tuyến đường trên đều đã được các tàu trên thế giới và cả các tàu ViệtNam sử dụng, nhưng chỉ những tàu lớn có tải trọng từ 15.000 DWT trở lên thực hiện các chuyến đi dài như thế, vì các tàu này có lượng dự trữ nhiên liệu và nước ngọt
đủ cho chuyến hành trình
Cả ba tuyến đường nêu trên đều có thể sử dụng được để hành hải
Vấn đề quan tâm nhất là tình trạng hoạt động ổn định của các máy móc trên tàu Qua thực tế khai thác các chuyến vừa qua có thể khẳng định các tàu cỡ 12.000 đóng trong nước hoàn toàn yên tâm về độ ổn định của các máy móc
Dựa vào kinh nghiệm đã thực hiện các chuyến đi từ cá nhân và các đồng nghiệp trong thờigian qua, người ta khuyên rằng nên chọn phương án chạy tàu vượt Thái Bình Dương, qua kênh Panama để đến các nước Trung Mỹ và vùng biển Ca-ri-bê Tuyến đi này cho hiệu quả kinh tế cao nhất và thời tiết cũng tốt, ổn định
1.3 Những hãng tàu lớn chuyên đi từ Hoa Kỳ - Việt Nam
- Qua kênh đào suez: MSC, MEARSK, NORASIA, YANG MING
- Qua thái bình dương: Hanjin, EVERGREEN, YANG MING,…
Trang 81.4 Hợp đồng ngoại thương
- Người mua: Công ty trách nhiệm hữu hạn DLH Việt Nam
- Người bán: DALHOFF LARSEN & HORNEMAN A/S
- Mặt hàng nhập khẩu: 2 Container 40’HC mặt hàng ván gỗ Sồi trắng
- Điều kiện giao hàng: CIF Ho Chi Minh Port.
- Cảng đi: bất kỳ cảng nào ở Mỹ
- Cảng đến: Cảng thành phố Hồ Chí Minh
- Phương thức thanh toán: 100% T/T.
Trang 9CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH QUY TRÌNH TỔ CHỨC THỰC HIỆN GIAO NHẬN
VẬN TẢI CHO HỢP ĐỒNG NGOẠI THƯƠNG 2.1 Quy trình thực hiện giao nhận
2.1.1 Khai Hải quan điện tử, đóng thuế.
Sử dụng phần mềm ECUS5(VNACCS) để khai HQĐT tại doanh nghiệp
Sau khi đã hoàn tất khai điện tử, ta sẽ nhận được tờ khai hải quan hàng nhập, in bộ tờ khai ra (bộ này gồm 6 tờ)
Sau đó chuyển qua bộ phận kế toán làm thủ tục đóng thuế tại ngân hàng và nhận Giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước đã được đóng mộc
Note: giấy nộp tiền là bằng chứng cty đã nộp thuế, Ko được làm mất khi nộp vào hải quan mở tk chỉ nộp bản photo sao y
Kiểm tra:
*số tk trên giấy nôp tiền
*loại hình nhập khẩu (a11)
* và các thông tin cty
2.1.2 Lấy D/O tại hãng tàu
- Trước khi tàu cập cảng (hàng về) khoản 2 ngày, hãng tàu sẽ gửi một thông báo hàng đến cho chúng ta, giấy thông bao như:
Chúng ta khi nhận được giấy này cần kt các thông tin: ngày đến, tên tàu, số chuyến, số cont, seal, và thông tin cty (người nhận)
- Để lấy được D/O, cần phải nộp những giấy tờ sau:
· B/L gốc có ký hậu của ngân hàng (do phương thức thanh toan L/C)
· Giấy giới thiệu
· Giấy báo hàng đến
Trang 10-Sau hàng kéo về kho cty để xuống hàng, nên ta phải mượn container, hãng tàu sẽ cấp cho 4 liên Giấy mượn cont (hạ rỗng), chức năng của nó là để giao cho tài xế thực hiện thủ tục trả cont khi cty đã xuống hàng xong (trường hợp này hãng tàu gộp chung chức năng của giấy hạ rỗng vào giấy mượn container)
- Sau khi đã đóng tất cả các phí, nhân viên hãng tàu sẽ giao D/O gồm 4 bản, có đóng mộc ký phát của hãng tàu.Cần phải kiểm tra lại bộ D/O trước khi rời khỏi hãng tàu: xem lại nôi dung trên D/O đã đúng với B/L hay chưa, thời hạn hiệu lực của D/O, mộc của hãng tàu, dấu giao thẳng và các hóa đơn đóng tiền tại hãng tàu (phí D/O,CFS, phí chứng từ, )
2.1.3 Đăng ký tờ khai tại cảng
-Nhập số tờ khai, mã số thuế vào máy tính ở cảng để biết cửa nôp bộ chứng từ.( ở cát lái có trang bị những máy tính để làm, màng hình như hình:
+ ô nhập số tkhq: nhập số tk mình đã khai
+ ô số thuế dn: nhập số 1 or mã số thuế cũng được
+ sau đó bấm enter
Màng hình sẽ hiện thị lại số tk, và thông tin liên hệ
- Để đăng kí tờ khai cần nộp những giấy tờ sau tại cửa HQ đăng ký tiếp nhận hồ sơ:
●Tờ khai hải quan nhập khẩu (bản chính)
●B/L
●Hợp đồng
●Hóa đơn thương mại
●Packing list
●C/O
●Giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước
●Giấy giới thiệu
●Giấy đăng ký kiểm hóa
Đợi đến khi kiểm tra máy tính hiển thị tên, số điện thoại kiểm hóa viên thì gọi điện thoại nhờ họ xuống kiểm hóa
Trang 112.1.4 Kiểm hóa (hàng kiểm hóa tại bãi)
-Trước tiên, đăng kí chuyển bãi kiểm hóa tại điểm đăng kí chuyển bãi kiểm hóa- rút ruột (tại phòng thương vụ cảng): nộp một bản sao D/O trên đó có ghi tên, số điện thoại của mình, tên công ty
-Sau đó nộp một D/O và giấy giới thiệu ở nơi đăng ký cắt seal, ta nhận lại một phiếu yêu cầu cắt/bấm seal
-Tìm vị trí container của mình (trên phiếu yêu cầu cắt bấm seal), nếu container nằm trên cao thì nhờ đội xe nâng hạ cont xuống:
-Tiếp theo, đợi đến khi kiểm hóa viên xuống kiểm hóa thì nhờ người cắt seal cắt seal trước mặt kiểm hóa viên:
- Sau khi hoàn tất việc kiểm hóa, hàng hóa không có vấn đề gì thì chuyển sang bước 5
2.1.5 Trả tờ khai
Tới khu kiểm hóa tập trung viết số tờ khai vào giấy nộp cho hải quan, đợi đến khi họ đọc đến tên công ty thì lên nhận lại một tờ khai và list container đã đóng dấu thông quan, dùng tờ khai này để đi thanh lý cổng ở bước 7
2.1.6 Đóng tiền thương vụ cảng
- Đến phòng thương vụ cảng nộp một D/O bên trên có ghi mã số thuế của doanh nghiệp và phiếu mượn container (hoặc phiếu hạ rỗng) để đóng tiền và lấy phiếu EIR Kiểm tra thông tin: số cont, số seal, vị trí, hạn, số kg cont trước khi rời quầy
2.1.7 Thanh lý tờ khai
Đến Văn phòng đội giám sát cổng nôp:
Tờ khai+list cont đã đóng mộc thông quan
Bản sao tờ khai+list cont
Phiếu EIR
D/O
Bản sao B/L
→ Nhận lại bản chính tờ khai, list cont được đóng mộc đỏ “đã qua khu vực giám sát”
và phiếu EIR đã được Hải quan giám sát cổng đóng mộc, ký tên để lấy container ra khỏi cảng