Khóa luận “Hệ thống bài tập rèn luyện kĩ năng sử dụng thao tác lập luận phân tích trong văn nghị luận cho học sinh lớp 11 THPT” xin được đề cập đến một số dạng bài tập làm văn liên quan
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Văn nghị luận là loại văn trong đó người viết đưa ra những lí lẽ, dẫn chứng về một vấn đề nào đó và thông qua cách thức bàn luận mà làm cho người đọc hiểu, tin, tán đồng những ý kiến của mình và hành động theo những gì mình đề xuất Chính vì thế, văn nghị luận đã hình thành từ xa xưa cùng với sự phát triển của tư tưởng và văn hóa giáo dục dân tộc Nó là phương tiện đắc lực giúp vào quá trình phát triển ấy Trong nhà trường, việc rèn luyện viết văn nghị luận là yêu cầu rất trọng yếu trong quá trình học tập Văn nghị luận giúp cho học sinh tập vận dụng tổng hợp các tri thức văn học, tri thức xã hội và đời sống vào quá trình làm văn, rèn luyện kĩ năng diễn đạt bằng ngôn ngữ và đặc biệt giúp đắc lực vào việc phát triển tư duy khoa học, tư duy lí luận ở họ Những đề bài nghị luận đặt ra những vấn đề tư tưởng và học thuật đòi hỏi học sinh phải huy động những hiểu biết lí luận và thực tiễn để giải quyết nhằm xây dựng cho họ một phương pháp, tư tưởng khoa học để có nhận thức đúng và thái độ đúng trước những vấn đề bàn luận cũng tức là giúp học sinh có sự chuẩn bị cần thiết để tiến tới những hành động đúng đắn, tích cực và sáng tạo trong đời sống hiện tại và tương lai
Để học sinh phổ thông tạo được những văn bản hay, đầy sáng tạo, việc dạy các em sử dụng tốt các thao tác lập luận là vô cùng quan trọng
Vì vậy, SGK Ngữ Văn từ THCS đến THPT đã đưa ra các thao tác lập luận thành từng nội dung cụ thể nhằm giúp học sinh hiểu sâu bản chất các thao tác cụ thể để từ đó vận dụng tốt các thao tác đó trong quá trình tạo lập văn bản
Tuy nhiên phần Làm Văn này còn đi vào chiều rộng, có chú ý đến
kĩ năng làm văn cho học sinh nhưng còn chung chung Những học sinh
Trang 2vẫn còn lơ mơ về các thao tác lập luận trong khi đây lại là những công
cụ đắc lực trong việc làm văn Vì vậy, thiết nghĩ giúp học sinh nhận ra những đặc điểm cơ bản và tác dụng thiết thực của thao tác lập luận trong văn nghị luận là vô cùng cần thiết
Một trong những thao tác cơ bản và cần thiết trong khi viết văn nghị luận là thao tác lập luận phân tích Thao tác này được đề cập đến trong chương trình Ngữ Văn THCS nhưng đến chương trình Ngữ Văn
11 THPT, thao tác này được đi sâu nghiên cứu Khóa luận “Hệ thống bài tập rèn luyện kĩ năng sử dụng thao tác lập luận phân tích trong văn nghị luận cho học sinh lớp 11 THPT” xin được đề cập đến một số dạng bài tập làm văn liên quan đến thao tác lập luận phân tích trong văn nghị luận Qua đó giúp học sinh nắm vững hơn thao tác này và vận dụng thành thạo trong khi viết văn nghị luận
Xuất phát từ lí do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài:
“Hệ thống bài tập rèn luyện kĩ năng sử dụng thao tác lập luận phân tích trong văn nghị luận cho học sinh lớp 11”
2 Lịch sử vấn đề
Phân tích là một hoạt động quan trọng, có ý nghĩa thiết thực đối với con người trong cuộc sống hàng ngày Vì thế, khi nghiên cứu văn bản nghị luận, các tác giả, các nhà nghiên cứu Làm Văn rất quan tâm, chú trọng đi vào khai thác, nghiên cứu về cách thức tổ chức phân tích cho văn bản Tuy nhiên, trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu, mỗi tác giả lại đưa ra những cách tiếp cận khác nhau Cụ thể là:
Các tác giả Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Xuân Nam, Nguyễn Quang Ninh, Cao Đức Tiến, Hà Bình Trị trong cuốn Làm Văn 10 (Tài liệu giáo khoa thực nghiệm ban Khoa học xã hội) [101,3] đã nêu khái quát về kiểu bài phân tích văn học và sau đó đã nêu ra các loại đề về kiểu bài này
Trang 3như: Phân tích một đoạn văn; phân tích một bài thơ hay một đoạn thơ; phân tích tích cách nhân vật; phân tích tâm trạng nhân vật; phân tích nghệ thuật
Sau đó, các tác giả đưa ra ba yêu cầu chung của bài phân tích văn học Bao gồm: không được xa rời yêu cầu của đề và văn bản phân tích Các kiến thức vận dụng phải nhằm mục đích làm sáng tỏ yêu cầu của đề
và văn bản phân tích Lời văn vừa cần có những thuộc tính trong sáng,
rõ ràng của văn phong khoa học, vừa cần có những thuộc tính truyền cảm, hấp dẫn của văn phong nghệ thuật
Cùng bàn về vấn đề phân tích, các tác giả Trần Đình Sử (chủ biên),
Lê A, Nguyễn Quang Ninh, Hà Bình Trị, Trần Đăng Xuyền cũng đưa ra những nét khái quát về kiểu bài phân tích văn học Cụ thể, sau khi đưa ra định nghĩa “phân tích văn học”, các tác giả đã nêu ra yêu cầu chung đối với bài phân tích văn học Song, theo các tác giả thì bài phân tích văn học có các yêu cầu sau:
Không chấp nhận sự suy diễn chủ quan, tùy tiện mà cần thiết phải
có một thái độ khách quan, khoa học
Giá trị bài phân tích văn học là đem lại những hiểu biết đúng đắn, xác thực, cụ thể về một hiện tượng văn học
Yêu cầu lí tưởng đối với một bài phân tích là phải được trình bày rành mạch, bố cục rõ ràng, suy luận chặt chẽ, dẫn chứng tiêu biểu
Và theo những tác giả trên thì kiểu bài này có các dạng đề sau: Phân tích tác phẩm văn học; phân tích vấn đề văn học
Sau đó, các tác giả này đi sâu vào cách làm các kiểu bài cụ thể Các tác giả Trần Đình Sử (chủ biên), Phan Trọng Luận, Nguyễn Minh Thuyết trong cuốn Làm Văn 12 (NXB Giáo dục, 1994) [55, 20] đã dành hẳn một bài trong phần hai: “Một số kiểu bài nghị luận” để bàn về
Trang 4phân tích văn học Sau khi đưa ra khái niệm về bài phân tích văn học, các tác giả này cũng đi sâu vào cách làm từng kiểu bài phân tích văn học, như: Phân tích tác phẩm văn học; phân tích vấn đề văn học
Trong cuốn Làm Văn 12 (Sách chỉnh lí hợp nhất 2000 – NXB Giáo dục) [55,20], các tác giả Trần Đình Sử, Phan Trọng Luận, Nguyễn Minh Thuyết đã đưa ra một số phương pháp phân tích văn học, như:
Muốn phân tích một đối tượng thì ta phải chia tách nhỏ đối tượng thành bộ phận hay từng phương tiện để phân tích Để thực sự bước vào phân tích nội dung bên trong của hiện tượng văn học, có thể thực hiện các bước:
Phân tích đối tượng theo quá trình
Phân tích đối tượng theo mối quan hệ của nó với môi trường, hoàn cảnh xung quanh
Phân tích đối tượng theo mối quan hệ tương đồng hay tương phản với các đối tượng cùng loại
Như vậy, cùng bàn về một vấn đề nhưng cách hiểu, cách trình bày đánh giá của tác giả đã có sự khác nhau Điều đó cho thấy các ý kiến về yêu cầu và cách phân tích của các nhà nghiên cứu chưa thực sự đồng nhất, có nhiều nội dung còn trình bày khá sơ lược Đó là nguyên nhân dẫn đến những khó khăn cho người giảng dạy thao tác phân tích Hơn nữa, điều đó còn dẫn tới tình trạng lúng túng, gượng gạo trong việc sử dụng thao tác lập luận này để trình bày về một vấn đề hợp lí và thuyết phục
Có thể nói, đã có một số tài liệu triển khai, đề cập tới nội dụng phân tích Tuy nhiên, việc đưa ra những phương pháp cụ thể, hợp lí để dạy thao tác lập luận phân tích là điều còn rất mới mẻ, bởi lẽ, đây là điều còn cần tất nhiều những suy nghĩ, bàn bạc Hệ thống bài tập trong SGK
Trang 5còn khá sơ sài, học sinh chưa có điền kiện vận dụng lí thuyết vào thực hành
4 Nhiệm vụ nghiên cứu
-Tìm hiểu, xác định cơ sở lí thuyết và thực tiễn cho việc vận dụng thao tác lập luận phân tích
-Đề xuất các dạng bài tập sử dụng thao tác lập luận phân tích -Tổ chức thể nghiệm để kiểm tra tính khả thi của những đề xuất trong khóa luận đã đề ra
5 Phạm vi, đối tượng nghiên cứu
-Đối tượng: Hệ thống bài tập rèn luyện kĩ năng sử dụng thao tác lập luận phân tích trong văn nghị luận cho học sinh lớp 11
-Phạm vi: Các bài học thao tác lập luận phân tích trong chương trình SGK Ngữ Văn 11 THPT: Thao tác lập luận phân tích, luyện tập thao tác lập luận phân tích Nghiên cứu quá trình dạy, học và vận dụng thao tác lập luận phân tích cho học sinh lớp 11 THPT Thuận Thành số 1, tỉnh Bắc Ninh, nơi chúng tôi thực tập
6 Phương pháp nghiên cứu
-Phương pháp thống kê: đây là một trong những phương pháp của toán học Tôi sử dụng phương pháp này để xử lí các số liệu thu thập được trong quá trình điều tra thể nghiệm
Trang 6-Phương pháp điều tra khảo sát: Sử dụng phương pháp này nhằm tìm hiểu việc học tập và giảng dạy, rèn luyện kĩ năng phân tích trong văn nghị luận cho học sinh lớp 11 Qua đó, nắm được thực trạng dạy học Làm Văn ở trường THPT Từ đó, nghiên cứu đề tài một cách tích cực, góp phân nâng cao hiệu quả dạy học Làm Văn ở trường THPT
-Phương pháp thực nghiệm sư phạm
+Xây dựng cơ sở thực nghiệm sư phạm thông qua việc đưa ra một số dạng bài tập về thao tác lập luận phân tích trong văn nghị luận Cơ sở thể nghiệm được xây dựng dựa vào các tri thức về giáo dục, tâm lí, về trình độ nhận thức của từng đối tượng và căn cứ vào hệ thống tri thức về thao tác lập luận phân tích trong chương trình Ngữ văn 11
+Tổ chức thực hiện cho học sinh viết các đoạn hoặc bài văn nghị luận về các dạng khác nhau của thao tác lập luận phân tích
+Thông qua quá trình thể nghiệm đó, đánh giá nhận thức của học sinh,
từ đó rút ra một số đề xuất về việc giảng day, học tập các thao tác lập luận trong SGK Ngữ văn 11 THPT đồng thời khẳng định mức độ thành công của đề tài
7 Đóng góp của khóa luận
Khóa luận cung cấp một số khái niệm cơ bản có liên quan đến thao tác lập luận phân tích, đồng thời đưa ra một số dạng bài tập về thao tác đó Qua đó, góp phần rèn luyện kĩ năng học tập và thực hành thao tác lập luận phân tích của các em học sinh, đặc biệt là học sinh lớp 11 THPT trong việc viết đoạn hoặc bài văn nghị luận
8 Bố cục của khóa luận
Để triển khai nội dung nghiên cứu, tôi chia khóa luận ra làm ba phần: Phần mở đầu, phần nội dung, phần kết luận
Trang 7Phần mở đầu khóa luận trình bày những nội dung cơ bản có tính định hướng trong việc nghiên cứu nội dung đề tài là: lí do chọn đề tài, lịch sử vấn đề, đối tượng, phạm vi nghiên cứu, mục đích,nhiệm vụ nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu Ngoài ra trong phần mở đầu, chúng tôi còn giới thiệu về bố cục của khóa luận, qua đó đánh giá tầm quan trọng của việc nghiên cứu đề tài này
Phần nội dung của khóa luận được triển khai trong ba chương Trong đó mỗi chương được tôi trình bày các phương diện khác nhau của
đề tài.Cụ thể:
Chương 1: Tập trung trình bày cơ sơ lí luận và thực tiễn về phân tích, thao tác lập luận phân tích trong văn nghị luận và những vấn đề cơ bản nhất của thao tác lập luận phân tích trong văn nghị luận
Chương 2: Tập trung vào việc trình bày hệ thống bài tập rèn luyện
kĩ năng sử dụng thao tác lập luận phân tích trong văn nghị luận cho học sinh lớp 11 THPT Trong đó bao gồm: nguyên tắc chung đối với việc xây dựng hệ thống bài tập và trình bày một số dạng bài tập tiêu biểu Chương 3: Thực nghiệm Phần này trình bày cách thức vận dụng
đề tài vào quá trình dạy và học Từ đó thấy được những kinh nghiệm cũng như hiệu quả trong việc vận dụng thao tác lập luận phân tích trong khi viết văn nghị luận
Phần cuối là kết luận của khóa luận Trong phần này, tôi xin khái quát lại hệ thống vấn đề đã được triển khai trong các phần trên Qua đó, tôi trình bày một số đề xuất cho việc dạy và học thao tác lập luận phân tích ở SGK Ngữ Văn 11
Trang 8Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ĐỀ TÀI
1.1 Cơ sở lí luận
1.1.1 Thao tác lập luận với tư cách là một hoạt động của tư duy
a) Khái niệm thao tác
Trong cuốn từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê (chủ biên) thì thao tác được định nghĩa như sau: “Thực hiện những động tác nhất định để làm một việc gì đó trong sản xuất”
Trong tâm lí học, thao tác được xem là những hệ thống những hành động trong tư duy Thao tác chính là cốt lõi của các cách thức hành động
bị quy định và phụ thuộc chặt chẽ bởi phương tiện, điều kiện cụ thể Thao tác là một yếu tố không thể thiếu được trong hành động của con người Nó nảy sinh từ nhu cầu hành động của con người Nhu cầu
ấy chi phối tới việc xác định hành động như thế nào để đạt được những mục đích cụ thể, những nhiệm vụ cụ thể Thao tác là cách để làm nên nội dung hành động Vì vậy nó là yếu tố có tính chất cơ động kĩ thuật, có thể lắp ghép trong các chuỗi hành động miễn sao nó phù hợp với mục đích thực hiện hành động đó
b) Khái niệm tư duy
Trong thực tiễn cuộc sống, có rất nhiều cái mà ta chưa biết, chưa hiểu Song để làm chủ được thực tiễn, con người cần phải hiểu thấu đáo những cái chưa biết đó, phải vạch ra những cái bản chất, mối quan hệ, liên hệ có tính quy luật của chúng Quy trình đó gọi là tư duy
“Tư duy là một quá trình tâm lí phản ánh những thuộc tính bản chất, những mối liên hệ bên trong có tính quy luật của sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan trước đó ta chưa biết Như vậy, tư duy chính
là giai đoạn cao của quá trình nhận thức, đi sâu vào bản chất và phát
Trang 9hiện ra tính quy luật của sự vật, hiện tượng bằng những hình thức như biểu tượng, khái niệm, phán đoán và suy lí
c) Khái niệm thao tác lập luận
Lập luận là trình bày hệ thống lí lẽ và luận điểm của mình một cách chặt chẽ, rành mạch, gãy gọn theo một trật tự hợp lí, đúng với quy luật logic nhằm khẳng định hoặc bênh vực một ý kiến nào đó, làm sáng tỏ vấn đề mà người nói, người viết cho là đúng đắn Hay nói một cách khác, lập luận là quá trình liên kết, xâu chuỗi luận điểm, luận cứ nhằm làm rõ luận đề theo một chính kiến, một quan điểm nhất định để người đọc hiểu và tin vào những luận điểm mà người viết muốn dẫn người đọc đến Lập luận là sản phẩm của tư duy logic con người, do vậy lập luận phải có lí lẽ, bằng chứng thuyết phục, lại phải biết trình bày, dẫn dắt sao cho lập luận chặt chẽ, thuyết phục Mặt khác, lập luận phải có đích, đích của lập luận là tìm ra chân lí mới, rút ra những tri thức này từ tri thức khác, là con đường đi đến nhận thức chân lí một cách khoa học
Lập luận trong văn nghị luận ngoài có các yếu tố luận điểm, luận
cứ, luận chứng, còn có cách lập luận, phương pháp lập luận Trong đó, luận điểm chính là ý kiến xác định của người viết về vấn đề đặt ra Luận
cứ là các tài liệu dùng làm cơ sở cho việc thuyết minh cho luận điểm Còn luận chứng là sự phối hợp tổ chức các lí lẽ và dẫn chứng để thuyết minh cho luận điểm Thực chất đây là cách đưa luận cứ vào quỹ đạo logic để tạp thành sức thuyết phục của luận điểm
Để lập luận, người ta phải sử dụng các thao tác lập luận Đặc điểm của thao tác lập luận là người viết phải sử dụng ngôn ngữ để nêu sự thực, trình bày lí lẽ và qua đó đánh giá sự đúng - sai, đưa ra các phán đoán, nêu ra các kiến giả, phát biểu ý kiến, thể hiện rõ lập trường quan điểm của bản thân Việc trình bày lí lẽ được người viết thể hiện thông
Trang 10qua các phương thức tư duy logic như: Khái niệm, phán đoán, suy lí và
hệ thống dẫn chứng nhằm đạt được mục đích khiến người đọc tin theo Vậy thao tác lập luận chính là thao tác được sử dụng để thực hiện một hành động lập luận
Khi lập luận, người ta có thể dùng nhiều thao tác: chứng minh, giải thích, so sánh, bác bỏ, bình luận Các thao tác này, học sinh được học rất
kĩ trong nhà trường từ THCS - THPT
1.1.2 Phân tích với tư cách là một thao tác bộ phận trong kĩ năng làm văn nghị luận
1.1.2.1 Khái niệm văn nghị luận
-Nghị: lấy lời lẽ mà giải thích
-Luận: bàn bạc, mở rộng, suy xét, phê phán
Văn nghị luận nói chung là loại văn mà người viết dùng vốn hiểu biết của mình về một vấn đề cụ thể đã được đặt ra để giải thích, chứng minh, bàn bạc, mở rộng hoặc phê phán vấn đề cụ thể đó để người đọc (người nghe) hiểu, tin và làm theo ý kiến của mình
1.1.2.2 Các thao tác lập luận cơ bản
-Phân tích: Chia một sự vật nào đó ra thành nhiều phần rồi tổng hợp nó lại thành một khối, khối ở đây chính là khối ngôn ngữ tạo nên tác phẩm văn chương Phân tích (theo từ Hán Việt có nghĩa là chia khối ngôn ngữ tạo nên tác phẩm để tìm hiểu và thẩm định giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm văn chương ấy
Trong nghị luận xã hội, thao tác lập luận phân tích cần sử dụng đúng lúc, đúng chỗ, đúng mục đích, vì nếu quá lạm dụng thì sẽ làm cho bài văn bị vụn vặt theo kiểu “vạch lá tìm sâu” Phân tích vấn đề nhưng
Trang 11dựa trên cơ sở hiểu biết chắc chắn, thái độ khách quan để đánh giá thì không thuyết phục, thậm chí phản tác dụng
-So sánh: Là thao tác yêu cầu phải so sánh hai hay nhiều tác giả, bài thơ, đoạn văn… sống cùng thời, có chung một chủ đề, nội dung… Thao tác này tương đối khó vì cần phải so sánh, đối chiếu cả về nội dung lẫn hình thức để xác định giá trị của từng tác giả, tác phẩm, điểm giống hay khác nhau giữa những chi tiết, hình ảnh trong câu thơ, đoạn thơ để qua
đó người viết tìm ra điểm hay, hấp dẫn hoặc có cơ sở để giải thích ý nghĩa, giá trị mà tác phẩm đó mang lại
-Bác bỏ: Bác bỏ là dùng lý lẽ và dẫn chứng để gạt bỏ những quan điểm, ý kiến sai lệch hoặc thiếu chính xác, từ đó nêu ý kiến đúng của mình
để thuyết phục người nghe, người đọc Người viết có thể bác bỏ một luận điểm, luận cứ hoặc cách lập luận bằng cách nêu tác hại, chỉ ra nguyên nhân hoặc phân tích những khía cạnh sai lệch, thiếu chính xác…của luận điểm, luận cứ, lập luận ấy
-Bình luận: Bình luận là nhằm đề xuất và thuyết phục người đọc (người nghe) tán đồng với nhận xét, đánh giá, bàn luận của mình về một hiện tượng (vấn đề) trong đời sống hoặc trong văn học
1.1.2.3 Thao tác phân tích trong văn nghị luận
Phân tích là một thao tác lập luận cơ bản của quá trình tư duy cũng như là thao tác cơ bản khi làm một bài văn nghị luận Phân tích được hiểu là việc chia nhỏ đối tượng thành nhiều yếu tố để đi sâu xem xét một cách kĩ lưỡng nội dung và mối quan hệ bên trong cũng như bên ngoài Khi phân tích cần chia tách đối tượng thành nhiều yếu tố theo những tiêu chí, quan hệ nhất định (Quan hệ giữa các yếu tố tạo nên đối
Trang 12tượng, quan hệ nhân quả, quan hệ giữa đối tượng với các đối tượng liên quan, quan hệ giữa người phân tích với đối tượng phân tích…)
Đặc biệt, khi phân tích cần đi sâu vào từng yếu tố, từng khía cạnh, song cần đặc biệt chú ý đến quan hệ giữa chúng với nhau trong một chỉnh thể toàn vẹn, thống nhất
1.1.2.4 Mối quan hệ giữa các thao tác lập luận trong văn nghị luận
Thao tác nghị luận là những động tác được thực hiện theo trình tự
và yêu cầu kĩ thuật được quy định trong hoạt động nghị luận
Phân tích, so sánh, bác bỏ, bình luận…là những thao tác thường gặp trong văn nghị luận
Mỗi thao tác đều có ưu thế riêng và cũng có hạn chế riêng Người nghị luận cần nắm vững các ưu thế và hạn chế đó để có thể vận dụng những thao tác thích hợp, bảo đảm cho hoạt động nghị luận đạt được hiệu quả cao
1.1.3 Sự hình thành kĩ năng qua hệ thống bài tập
1.1.3.1.Quan niệm kĩ năng
Kĩ năng là một vấn đề được nhiều nhà tâm lí, giáo dục học quan tâm Xung quanh khái niệm này có nhiều cách định nghĩa khác nhau Chẳng hạn, theo Bùi Văn Hiệu thì kĩ năng là khả năng vận dụng tri thức,
khái niệm, định nghĩa, định luật…vào thực tiễn
Mỗi tác giả đưa ra một cách định nghĩa khác nhau về kĩ năng Tuy nhiên, tựu chung lại, các quan điểm trên, về cơ bản là thống nhất Tổng kết các quan niệm của tác giả, chúng tôi đi đến cách hiểu: kĩ năng là khả năng thực hiện có kết quả một hành động hay một loạt hành động nào đó bằng cách lựa chọn và vận dụng những kiến thức đã có để giải quyết
Trang 13một nhiệm vụ, thực hiện một công việc nào đó ở một cấp độ tiêu chuẩn xác định
Vấn đề hình thành kĩ năng được nhiều nhà tâm lí học trong và ngoài nước quan tâm, mỗi tác giả, mỗi trường phái có những ý kiến khác nhau, song đều thống nhất với nhau rằng: kĩ năng được hình thành trong hoạt động A.N.Leonchiev đã mô tả mô hình cấu trúc của hoạt động như sau: Hoạt động < hành động >thao tác và tương ứng chúng là các yếu tố khách quan: đối tượng (động cơ)> mục đích >phương tiện (điều kiện)
Thao tác được sinh ra từ hành động, mặt khác nó tạo ra cơ cấu kĩ thuật của hành động
1.1.3.2 Quan niệm về hệ thống bài tập
Khi tổ chức dạy thực hành làm văn, một số yếu tố không thể thiếu
đó là hệ thống bài tập Có thể nói bài tập chính là công cụ, là phương tiện để giáo viên thực hiện những ý đồ rèn luyện các kĩ năng cho học sinh Trong thực hành làm văn, hệ thống bài tập còn là cơ sở, là những tài liệu thiết thực giúp học sinh trong quá trình tạo lập văn bản khác Vì vậy, thực hành phải được thực hiện ngay sau giờ học lí thuyết, trước giờ viết bài
1.1.3.3 Sự h́ình thành kĩ năng qua hệ thống bài tập
Qua thực hành, học sinh không chỉ nắm vững thêm kiến thức lí thuyết mà còn thành thục hơn trong quá trình làm các bài tập thực hành Không chỉ nắm vững các kĩ năng khi viết một đoạn văn (bài văn) theo yêu cầu phân tích mà học sinh còn thành thạo hơn khi viết một đoạn văn (bài văn) nghị luận sử dụng hợp lí các thao tác khác nhau
Trang 14Quán triệt quan điểm trên, chương trình Ngữ văn hiện hành đã xây dựng một số bài thao tác lập luận Bộ sách cơ bản có bài “Thao tác lập luận phân tích” Đây là bài đầu tiên của một chuỗi bài về các thao tác lập luận trong văn nghị luận Theo phân phối chương trình, bài này được giảng ở SGK Ngữ văn 11 (tập 1) Sau bài này, SGK còn bố trí thêm bài:
“Luyện tập thao tác lập luận phân tích” Cách triển khai như vậy đã thể hiện quan niệm tiến bộ trong việc biên soạn nội dung chương trình Ngữ Văn nói chung và phần Làm Văn nói riêng Quan điểm tiến bộ ấy xuất phát từ chính mục đích của việc dạy học làm văn Muốn làm được điều
đó, việc dạy học Làm Văn, một mặt phải trang bị hệ thống cơ sở lí thuyết cho học sinh Mặt khác phải tạo cho học sinh có điều kiện luyện tập thực hành Bởi lẽ, thực hành là con đường duy nhất giúp học sinh củng cố và nâng cao các vấn đề lí thuyết đã học Đồng thời đây cũng là
cơ hội tốt để các em vận dụng lí thuyết vào quá trình tạo lập văn bản Điều này, đòi hỏi nội dung lí thuyết của Làm Văn phải tỉ lệ thuận với hoạt động thực hành
Trang 15Mỗi kiểu văn bản lại có những đặc trưng và phải căn cứ vào đặc điểm văn bản để trình bày, để tổ chức thực hành Đối với văn bản nghị luận, muốn tạo ra những bài văn sinh động, tổ chức lập luận là khâu quan trọng Vì thế, khi trang bị kiến thức về văn bản nghị luận, một trong những nội dung cần thiết là tổ chức lập luận cho văn bản Vậy nên, cách triển khai như vậy nhằm hướng tới mục đích cuối cùng của việc dạy học làm văn, đáp ứng yêu cầu thực tế vận dụng của học sinh
Tuy nhiên, để giúp học sinh vận dụng một cách đúng đắn và sáng tạo thao tác lập luận phân tích, làm bài văn nghị luận sâu sắc, hấp dẫn và thuyết phục mọi người thì cần phải có những cách thức tổ chức dạy học thao tác lập luận phân tích theo hướng rèn luyện kĩ năng bằng việc đưa
ra các bài tập ở từng dạng cụ thể Chương trình SGK vẫn còn bó hẹp số lượng bài tập thực hành thao tác này cho học sinh Cụ thể, số lượng bài thực hành thao tác lập luận phân tích là 13 bài Trong đó, dạng bài tập nhận diện là 7 bài (chiếm 53,8%), dạng bài tập tạo lập là 3 bài (chiếm 23,1%) và dạng bài tập chữa lỗi được giáo viên trực tiếp khảo sát từ các bài làm của học sinh là 3 bài (chiếm 23,1%)
1.2.2 Thực trạng dạy học của giáo viên
Có thể nói, trong chương trình Làm Văn hiện hành thì thao tác lập luận phân tích còn là một nội dung khá mới mẻ Bởi vậy, trên thực tế, trong quá trình giảng dạy giáo viên mới chỉ bám sát vào SGK và SGV
để vừa dạy kiến thức, vừa rèn luyện kĩ năng thực hành cho học sinh Trong giờ dạy kiến thức lí thuyết “Thao tác lập luận phân tích” giáo viên thực hiện các nội dung SGK theo những định hướng trong SGK Thông thường, giáo viên đưa ra các câu hỏi gợi ý, hướng dẫn học sinh phân tích ngữ liệu theo phần nội dung trong SGK, sau đó nhận xét,
bổ sung rồi rút ra kết luận theo phần ghi nhớ trong SGK Cuối cùng,
Trang 16giáo viên hướng dẫn học sinh vận dụng kiến thức lí thuyết đã học vào việc giải quyết các bài tập trong SGK
Khi khảo sát chương trình, chúng tôi nhận thấy thời gian giành cho bài “Thao tác lập luận phân tích” là một tiết và một tiết cho bài
“Luyện tập thao tác lập luận phân tích” Do đó, giáo viên ít có điều kiện
mở rộng kiến thức và việc luyện tập cũng chưa được kĩ càng, sâu sắc Vì vậy, khi tạo lập văn bản nghị luận, học sinh vẫn chưa vận dụng được các bước phân tích một cách có hiệu quả
1.2.3 Thực trạng học tập của học sinh
Trong quá trình học thao tác lập luận phân tích, nhìn chung, học sinh vẫn còn thụ động Mặc dù, giáo viên khi lên lớp có cố gắng đổi mới phương pháp dạy – học, lấy học sinh làm trung tâm, dạy học tích cực hóa, nhằm tổ chức hướng dẫn học sinh tự tìm hiểu chiếm lĩnh tri thức, phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo của học sinh Tuy nhiên, học sinh chưa thực sự tiếp thu một cách chủ động, sáng tạo mà phần lớn các em vẫn học theo kiểu cũ: nghe, ghi, chép, nhớ và tái hiện những gì giáo viên nói mà chưa có thói quen chủ động tìm hiểu, khám phá bài học
Trong các bài viết phân tích của học sinh, mặc dù đã được luyện tập thao tác phân tích nhưng việc vận dụng của các em chưa thực sự thuần thục Mặt khác sự tự học và tư duy rèn luyện của các em còn nhiều hạn chế Do đó, khi đi vào tạo lập văn bản nghị luận phần lớn các
em vận dụng thao tác lập luận phân tích chưa được linh hoạt, sáng tạo
Vấn đề chữa lỗi của học sinh sau khi giáo viên trả bài Nhiều em còn ngại sửa, thậm chí chỉ sửa qua loa hoặc không sửa trong khi giáo viên hướng dẫn thực hành Đó là một hạn chế lớn cần phải khắc phục ở học sinh, nó cho thấy việc luyện tập thực hành vẫn chưa được các em ý thức đầy đủ
Trang 171.2.4 Đánh giá chung về thực trạng
Từ thực trạng dạy – học của giáo viên và học sinh như trên chúng
ta thấy: để việc dạy học Làm Văn thực sự chủ động, sáng tạo, học sinh biết vận dụng thao tác lập luận phân tích một cách linh hoạt và có hiệu quả theo yêu cầu đổi mới là không ít khó khăn Khắc phục những khó khăn đó không hề đơn giản, cần phải có thời gian Hơn nữa, nó cũng đòi hỏi phải có sự tận tình, sáng tạo của mỗi giáo viên khi dạy học Việc đưa các bài tập vào quá trình học sẽ giúp các em có thêm kĩ năng viết văn nghị luận
Trang 18Chương 2 HỆ THỐNG BÀI TẬP RÈN LUYỆN KĨ NĂNG SỬ DỤNG THAO TÁC LẬP LUẬN PHÂN TÍCH TRONG VĂN NGHỊ
LUẬN CHO HỌC SINH LỚP 11 2.1 Nguyên tắc chung đối với việc xây dựng hệ thống bài tập
2.1.1 Đảm bảo tính khoa học
Nguyên tắc dạy học này đòi hỏi, trong quá trình dạy học sinh những tri thức khoa học chân chính, chính xác, phản ánh những thành tựu hiện đại của khoa học, kĩ thuật và văn hóa, phải dần dần giúp học sinh tiếp xúc với một số phương pháp nghiên cứu, có thói quen suy nghĩ
và làm việc một cách khoa học, những phẩm chất và tình cảm cao quý của con người mới
Trong trường hợp này, đảm bảo tính khoa học có nghĩa là bài tập đúng, chính xác, hiện đại và đặc biệt là phải phù hợp với tâm lí lứa tuổi học sinh Bài tập đưa ra phải đúng với chuyên môn: ngữ liệu cần chính xác, yêu cầu rõ ràng, rành mạch, phù hợp với lí luận dạy học hiện đại là phát huy chủ thể học sinh, hơn nữa bài tập đưa cần chứa kiến thức, kĩ năng giúp học sinh rèn luyện đúng mục đích nêu ra Ngoài ra, bài tập đưa ra cần phù hợp với tính khoa học sư phạm Có nghĩa là hệ thống bài tập phải phù hợp với tâm sinh lí lứa tuổi tiếp nhận của học sinh Nguyên tắc này sẽ được chúng tôi đề cập đến rõ ràng hơn ở nguyên tắc vừa sức
2.1.2 Đảm bảo tính hệ thống
Hệ thống là tập hợp các phần tử khác nhau, giữa chúng có mối liên hệ và tác động qua lại theo một quy luật nhất định tạo thành một chỉnh thể, có khả năng thực hiện những chức năng cụ thể nhất định Phần tử ở đây chính là các dạng bài tập cơ bản của thao tác lập luận
Trang 19phân tích Các bài tập đó được sắp xếp theo lớp lang, chúng có mối liên
hệ và tác động qua lại với nhau Dạng bài tập sau khó hơn dạng bài tập trước song nó được hình thành dựa trên dạng bài tập đã cho…Cứ thế, các dạng bài tập đó làm nên một hệ thống bài tập giúp người học có thêm kĩ năng trong học và thực hành thao tác lập luận phân tích khi làm một bài văn nghị luận Hệ thống bài tập ở đây được triển khai từ dễ đến khó, từ bài tập nhận diện, vận dụng sáng tạo đến bài tập chữa lỗi Hệ thống bài tập ở đây được đưa ra có sự kế thừa từ những công trình nghiên cứu bài tập về thao tác lập luận phân tích trong chương trình THCS song có sự mở rộng, phát triển hơn
2.1.3 Đảm bảo tính vừa sức
Nguyên tắc này yêu cầu trong quá trình dạy học, đòi hỏi phải vận dụng những nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phù hợp với trình độ phát triển của học sinh chung trong lớp, đồng thời cũng phù hợp với trình độ phát triển của từng đối tượng học sinh, thậm chí của từng học sinh, đảm bảo cho mọi học sinh đều có thể phát triển ở mức độ tối đa so với khả năng của mình
Trong quá trình dạy đi từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, từ gần đến xa, từ nắm tri thức đến rèn kĩ năng, kĩ xảo, từ vận dụng tri thức trong những tình huống đã học đến vận dụng tri thức vào những tình huống mới…
Ngoài ra hệ thống bài tập còn cần đảm bảo tâm sinh lí của học sinh Học sinh THPT đã có khả năng hiểu và vận dụng những bài tập trong chương trình Ngữ văn trừu tượng hơn, khái quát hơn Học sinh cũng có cách nhìn, sự cảm nhận sâu sắc hơn về cuộc sống thường nhật…Hệ thống bài tập cần đáp ứng phù hợp với lứa tuổi, trình độ nhận thức của các em
Trang 202.2 Hệ thống bài tập rèn luyện kĩ năng sử dụng thao tác lập luận phân tích trong văn nghị luận cho học sinh lớp 11
2.2.1 Giới thiệu khái quát bài tập
Khi tổ chức dạy thực hành làm văn, một số yếu tố không thể thiếu
đó là hệ thống bài tập Có thể nói bài tập chính là công cụ, là phương tiện để giáo viên thực hiện những ý đồ rèn luyện các kĩ năng cho học sinh Trong thực hành Làm Văn, hệ thống bài tập còn là cơ sở, là những tài liệu thiết thực giúp học sinh trong quá trình tạo lập văn bản khác Vì vậy, thực hành phải được thực hiện ngay sau giờ học lí thuyết, trước giờ viết bài
Trang 21Thông thường để tổ chức nội dung thực hành, giáo viên cần căn
cứ từ những vấn đề làm cơ sở định hướng cho hoạt động thực hành thông qua hệ thống bài tập cụ thể Theo tôi, để tổ chức rèn luyện kĩ năng làm văn nghị luận cho học sinh về thao tác lập luận phân tích, nên sử dụng một số kiểu bài tập sau:
-Bài tập nhận diện thao tác lập luận phân tích
-Bài tập tạo lập thao tác lập luận phân tích
-Bài tập chữa lỗi thao tác lập luận phân tích
Sơ đồ hệ thống bài tập:
Trang 232.2.2.Hệ thống bài tập
Khi viết một bài văn nghị luận, trước hết ta cần phải biết được cách xây dựng một lập luận Có nghĩa là xây dựng được một đoạn văn (bài văn) có luận điểm, luận cứ và kết luận rõ ràng Khi xây dựng một lập luận phân tích cũng vậy, trước hết chúng ta cần xây dựng được đoạn văn (bài văn) đó theo một lập luận Hệ thống bài tập trong khóa luận chỉ
đề cập đến phần chính Đó là hệ thống bài tập xây dựng các lập luận phân tích Sau đây là các dạng chủ yếu:
Mục đích
Đối với loại bài tập này, mục đích chính là giúp học sinh có thể nhận diện được thao tác lập luận phân tích trong văn bản nhằm mục đích làm sáng tỏ luận điểm nào đó Đây là loại bài tập có yêu cầu ở mức độ thấp, nó mang tính khởi động, khơi gợi khả năng ghi nhớ kiến thức cơ bản về thao tác lập luận phân tích Học sinh được cung cấp ngữ liệu và yêu cầu học sinh nhận diện thao tác và những biểu hiện của thao tác này Loại bài tập này không chỉ giúp giáo viên và học sinh củng cố tri thức về thao tác lập luận phân tích mà còn giúp giáo viên có điều kiện trình bày sâu hơn những vấn đề về tri thức, đồng thời giúp học sinh thấy rõ tác
Trang 24dụng của thao tác lập luận phân tích trong việc triển khai văn bản nghị luận cũng như những vấn đề khác trong cuộc sống
Trong dạng bài tập này có các kiểu bài tập khác nhau Nhận diện được các loại khác nhau đó có nghĩa là học sinh đã bước đầu nắm được
cơ bản phần lí thuyết liên quan đến thao tác phân tích trong văn nghị luận
Cách thức hướng dẫn chung
Như vậy, để nhận diện thao tác lập luân phân tích, giáo viên phải xuất phát từ những tri thức cơ bản về thao tác lập luận phân tích để từ đó định hướng cho học sinh tiến hành hoạt động nhận diện trong ngữ liệu
cụ thể Kiểu bài tập này thường được thực hiện sau khi giáo viên dạy xong phần lí thuyết hoặc là trong quá trình nhắc lại nội dung lí thuyết của tiết luyện tập Chính vì vậy, khi thực hiện giờ dạy, giáo viên nên đặt kiểu bài tập này bên cạnh nội dung lí thuyết
Trong giờ thực hành, sau khi thực hiện kiểu bài tập này, giáo viên cho học sinh tiếp tục thực hiện một kiểu bài tập khác là thực hiện thao tác phân tích trong làm văn nghị luận
Một số dạng bài tập nhận diện
a) Nhận diện cấu tạo lập luận có sử dụng thao tác phân tích
Để nhận diện được một số cách phân tích khi sử dụng thao tác lập luận phân tích thì người đọc (nghe) cần xác định được cách thức tạo lập lên lập luận đó Nhận biết cách thức của một lập luận chính là khi chúng
ta nhận biết các yếu tố của một lập luận Các yếu tố đó chính là: luận điểm (kết luận), luận cứ và cách thức lập luận
(1) Nhận diện luận điểm: Luận điểm là điều rút ra sau khi đã
được giải thích, phân tích, chứng minh, trong quá trình lập luận hay có
Trang 25thể đó là điều được tác giả giới thiệu ngay trong phần mở đoạn (mở bài) Luận điểm hay nói rộng ra đó là kết luận, kết luận chính là cái đích của một lập luận Đây là điều mà người nói (viết) muốn người đọc (nghe) chấp nhận Nhận biết luận điểm (kết luận) có nghĩa là học sinh cần xác
định được ý kiến, qua điểm cần phân tích
Ví dụ minh họa: Cho đoạn văn sau, xác định được ý kiến, quan
điểm của người viết (nói):
“Quyền tự do là quyền quý báu nhất của loài người Không có tự
do người ta cũng chỉ giống như súc vật Tự do đây không phải muốn làm
gì thì làm: một thứ tự do vô tổ chức và vô ý thức Sở dĩ như vậy là vì loài người sống thành đoàn thể, sống thành xã hội cho nên phải hiểu tự
do là muốn làm gì thì làm nhưng là làm theo lẽ phải, theo lí trí, để không phạm tới sự tự do của người khác và không phạm tới quyền lợi chung của tập thể
( Theo Nghiêm Toản) Luận điểm của đoạn văn trên chính là: Quyền tự do là quyền quý
báu nhất của loài người Các câu sau là phần giải thích, chứng minh cho luận điểm mà tác giả đã nêu ra
(2) Nhận diện luận cứ : Luận cứ là những lí lẽ, những dẫn chứng
được rút ra từ thực tiễn của đời sống xã hội, đời sống văn học hoặc những chân lí được nhiều người thừa nhận…dùng làm cơ sở cho việc dẫn tới kết luận Có thể chia luận cứ ra thành hai loại: luận cứ thực tế và luận cứ nhân tạo Nhận biết luận cứ là học sinh có nhiệm vụ nhận diện các yếu tố được phân tích của đối tượng (nhận biết các lí lẽ, dẫn chứng
mà người nói (viết) sử dụng trong bài viết của mình)
Trang 26Ví dụ minh họa: Anh (chị) hãy chỉ ra các luận cứ được sử dụng trong đoạn văn sau:
“Độ ấy Thế Lữ vừa mới ra đời, Thế Lữ như vầng sao đột ngột hiện ánh sáng chói khắp cả trời thơ Việt Nam Dẫu sau này danh vọng Thế
Lữ có mờ đi ít nhiều, nhưng người ta không thể không nhìn nhận ra cái công của Thế Lữ đã dựng nền Thơ Mới ở xứ này Thế Lữ không bàn về Thơ Mới, không bênh vực cho Thơ Mới, không bút chiến, không diễn thuyết, Thế Lữ chỉ lặng lẽ, điềm nhiên bước những bước vững vàng mà trong khoảnh khắc cả hàng ngũ thơ xưa phải tan vỡ Bởi vì không có gì khiến người ta tin ở Thơ Mới hơn là đọc những bài Thơ Mới hay”
(Tr 22, Luyện cách lập luận trong đoạn văn nghị luận cho học sinh phổ
thông)
Trong đoạn văn trên, tác giả đã sử dụng những luận cứ đồng hướng
và nghịch hướng để chứng minh cho luận điểm của mình Những luận
cứ đồng hướng trong lập luận là: Độ ấy Thế Lữ vừa mới ra đời, Thế Lữ
như vầng sao đột ngột hiện ánh sáng chói khắp cả trời thơ Việt Nam, Thế Lữ không bàn về Thơ Mới, không bênh vực cho Thơ Mới, không bút chiến, không diễn thuyết, Thế Lữ chỉ lặng lẽ, điềm nhiên bước những bước vững vàng mà trong khoảnh khắc cả hàng ngũ thơ xưa phải tan vỡ
Những luận cứ nghịch hướng bao gồm: Dẫu sau này danh vọng Thế Lữ
có mờ đi ít nhiều, nhưng người ta không thể không nhìn nhận ra cái công của Thế Lữ đã dựng nền Thơ Mới ở xứ này Các luận cứ dù nghịch
hướng hay đồng hướng đều hướng đến kết luận: Bởi vì không có gì
khiến người ta tin ở Thơ Mới hơn là đọc những bài Thơ Mới hay
(3) Nhận diện cách trình bày
Trang 27Cách thức trình bày là sự phối hợp, tổ chức, liên kết các luận cứ theo những cách thức suy luận nào đấy để dẫn đến kết luận và làm nổi bật kết luận Các luận cứ trong một lập luận không bao giờ nằm tách biệt nhau mà luôn ở trong mối quan hệ ràng buộc Bởi vậy, khi tiến hành lập luận, chỉ khi nào người viết (nói) xác định được thật rõ mối quan hệ giữa luận cứ với luận cứ, giữa kết luận với kết luận thì khi ấy người viết (nói)
có thể lựa chọn được cách thức lập luận thích hợp Cách thức lập luận cơ bản là: diễn dịch, quy nạp, phối hợp Nhận biết cách trình bày là học sinh xác định được cách trình bày của người viết (nói) Có thể người viết trình bày theo cấu trúc phân tích – tổng hợp, diễn dịch, quy nạp, móc xích, song hành…
Ví dụ minh họa: Anh (chị) hãy chỉ ra cách thức lập luận mà tác giả
đã sử dụng trong đoạn văn sau:
“Xuân Diệu một mặt là tri thức Tây học, đã hấp thụ ảnh hưởng của tư tưởng và văn hóa Pháp một cách có hệ thống trên ghế nhà trường, mặt khác do xuất thân từ một gia đình nhà Nho nên lại tiếp thu được một cách tự nhiên ảnh hưởng của nền văn hóa truyền thống Vì thế, có thể tìm thấy ở nhà thơ sự kết hợp hai yếu tố cổ điển và hiện đại, Đông và Tây trong tư tưởng và tình cảm thẩm mĩ Tất nhiên, văn hóa, văn học Phương Tây vẫn có ảnh hưởng sâu đậm hơn”
(Ngữ văn 11 Nâng cao- Tập 2)
Trong đoạn văn trên, tác giả đã sử dụng cách trình bày theo quan
hệ nguyên nhân – kết quả Người đọc có thể dễ dàng nhận thấy cách trình bày đó thông qua hai từ “vì thế” mà tác giả đã sử dụng Phong cách thơ Xuân Diệu chính là sự kết hợp hai yếu tố cổ điển và hiện đại Nền tảng (nguyên nhân) của phong cách đó chính là do môi trường sống của
ông
Trang 28Bằng phương pháp này, các thuộc tính, đặc điểm của đối tượng sẽ được hiện ra rõ ràng hơn dưới con mắt của độc giả Qua đó, người đọc hiểu rõ hơn về đối tượng được trình bày Khi đó có nghĩa là người viết
đã thực hiện được mục đích của mình là phân tích đối tượng giúp người đọc hiểu rõ đối tượng được nhắc đến
Ví dụ minh họa: Anh (chị) hãy chỉ ra cách phân tích theo quan hệ nội bộ của đối tượng được tác giả sử dụng như thế nào?
“Còn gì đáng buồn hơn khi mà giàu có về vật chất thì lại nghèo nàn đến thảm hại về văn hóa tinh thần…Một bộ phận thanh niên bây giờ nghĩ nhiều, nói nhiều đến tiền bạc, hưởng thụ Ăn mặc đẹp sang trọng, tiện nghi hiện đại lắm, nhưng con người thì vô cùng mỏng Gió thổi nhẹ
là bay biến tứ tan ngay Ngày trước dân ta nghèo, nhưng đức dày, nhân cách vững vàng, phong ba bão táp không hề gì,…Chung quy tại giáo dục
mà ra Cha mẹ bây giờ chiều con quá, không để chúng thiếu thốn gì Vì thế mà chúng rất mong manh, dễ hư hỏng”
(Theo Nguyễn Khải, báo Đầu tư)
Đối tượng được đề cập đến ở đây là đời sống tinh thần của giới trẻ ngày hôm nay Nội bộ đối tượng được tác giả chỉ rõ thông qua việc cụ
Trang 29thể đời sống đó như thế nào đồng thời tác giả đã có sự so sánh đời sống tinh thần của giới trẻ ngày nay với thế hệ trẻ trong quá khứ Và cuối cùng tác giả đã chỉ ra nguyên nhân tại sao ðời sống tinh thần của giới trẻ ngày nay lại có sự xuống cấp nhý vậy
Khi nhận diện bài tập này học sinh cần chú ý: dạng chủ yếu của các đoạn văn phân tích kiểu này thường là đoạn văn được viết theo cấu trúc diễn dịch hoặc quy nạp Thường có một câu chủ đề chính (luận điểm) ở đầu hoặc cuối đoạn văn, các câu còn lại thể hiện đặc điểm của đối tượng,
và chúng có quan hệ nội bộ với nhau Các câu đó cùng thể hiện một nội dung thống nhất là miêu tả đối tượng trong mối qua hệ nội bộ
(2) Bài tập nhận diện cách phân tích theo quan hệ nguyên nhân-kết quả
Quạn hệ nguyên nhân – kết quả là mối quan hệ có sự tác động qua lại của hai yếu tố: nguyên nhân và kết quả Nguyên nhân chính là những điều giải thích tại sao sự vật, hiện tượng đó lại có đặc điểm như vậy Kết quả là phần chứng minh cho nguyên nhân được trình bày ở trên Kết quả
ở đây có thể là phần kết luận song cũng có thể chỉ là một hệ quả nhỏ nằm trong phần kết luận Nhận diện cách phân tích dựa vào nguyên nhân – kết quả là tác giả đã dựa vào quan hệ nguyên nhân – kết quả để phân tích đối tượng Các đặc điểm của đối tượng sẽ được hiện lên qua việc tác giả miêu tả, nói rõ tại sao đối tượng lại có đặc điểm đó và kết quả, cái đích cuối cùng của các đặc điểm đó Qua đó, người đọc sẽ hiểu rõ hơn các đặc điểm của đối tượng được tác giả thể hiện
Mục đích của cách phân tích này là giúp người đọc hiểu rõ hơn về đối tượng Người đọc không chỉ hiểu được đặc điểm bên trong của đối tượng mà còn hiểu rõ được tại sao đối tượng lại mang đặc điểm đó và nó
Trang 30có ảnh hưởng gì đến đối tượng cũng như các yếu tố có liên quan đến đối tượng Khi đó, đối tượng sẽ được hiện lên một cách cụ thể và rõ nét
Ví dụ minh họa: Anh (chị) hãy chỉ ra cách phân tích theo quan hệ nguyên nhân – kết quả được tác giả sử dụng như thế nào?
“Nhưng nói đến những lực lượng bạo tàn của số mệnh, không thể không nói tới thế lực của đồng tiền Trong xã hội: “Truyện Kiều”, đồng tiền đã trở thành một sức mạnh tác quái rất ghê Nguyễn Du không phải không nhắc đến tác dụng tốt của đồng tiền Có tiền Thúc Sinh, Từ Hải mới chuộc được Kiều, Kiều mới cứu được cha mẹ và sau này báo ơn cho người này, người nọ Đó là những khi đồng tiền nằm trong tay người tốt Nhưng chủ yếu nguyễn Du vẫn nhìn về mặt tác hại Vì Nguyễn Du thấy
rõ cả một loạt hành động gian ác bất chính đều là đồng tiền chi phối Quan lại vì tiền mà bất chấp công lí; sai nha vì tiền mà tra tấn cha con Vương Ông; Tú Bà, Mã Giám Sinh, Bạc Bà, Bạc Hạnh vì tiền mà làm nghề buôn thịt bán người; Sở Khanh vì tiền mà táng tận lương tâm; Khuyển, Ưng vì tiền mà làm những điều đại ác Cả một xã hội chạy theo đồng tiền:
Máu tham hễ thấy hơi đồng thì mê
Đồng tiền cơ hồ đã thành một thế lực vạn năng Tài hoa, nhan sắc, tình nghĩa, nhân phẩm, công lí đều không còn có nghĩa gì trước thế lực của đồng tiền Tài tình, hiếu hạnh như Kiều cũng chỉ còn là một món hàng, không hơn, không kém Ngay Kiều nữa, cái việc dại dột nhất, tội lỗi nhất trong suốt đời nàng, cái việc nghe lời Hồ Tôn Hiến khuyên Từ Hải ra hàng, một phần cũng là xiêu lòng vì ngọc vàng của Hồ Tôn Hiến
Trang 31Cho nên nói đến đồng tiền, phần nhiều Nguyễn Du có giọng rất hằn học và khinh bỉ Ngay khi đồng tiền có tác dụng thu xếp vụ án Vương Ông, Nguyễn Du vẫn:
Trong tay đã sẵn đồng tiền Dầu lòng đổi trắng thay đen khó gì
Họ Chung ra sức giúp vì
Lễ tâm đã đặt, tụng kì cũng xong
(Hoài Thanh toàn tập, tập II, Sđ d)
Quan hệ nguyên nhân – kết quả trong đoạn văn trên được tác giả
sử dụng nhằm làm sáng tỏ luận điểm: Nhưng nói đến những lực lượng bạo tàn của số mệnh, không thể không nói tới thế lực của đồng tiền Tác giả đã đưa dẫn chứng cụ thể từng cặp nguyên nhân – kết quả để phân tích nhận định trên
Khi thực hiện yêu cầu của bài tập này, học sinh cần chú ý: đặc điểm của đối tượng được tác giả nhắc đến đầu đoạn Sau đó là ý kiến giải thích nguyên nhân tại sao đối tượng lại có đặc điểm đó, tiếp theo là ý kiến thể hiện tác dụng, kết quả, những ảnh hưởng của đối tượng đến một lĩnh vực nào đó Dựa vào kết cấu đó, người đọc sẽ có thể dễ dàng hơn trong việc nhận diện cách thức phân tích của người viết và đặc biệt hiểu
rõ hơn đối tượng được đề cập đến
(3) Bài tập nhận diện cách phân tích theo quan hệ giữa đối tượng với đối tượng khác có liên quan
Quan hệ giữa đối tượng với đối tượng khác là mối quan hệ giữa đối tượng được đưa ra phân tích với đối tượng khác có liên quan Đối tượng
có liên quan ở đây phải có một thuộc tính, đặc điểm nào có liên quan, ảnh hưởng tới đối tượng được đem ra phân tích Phân tích theo quan hệ giữa đối tượng với đối tượng khác có liên quan là tác giả dựa vào mối
Trang 32quan hệ giữa đối tượng với đối tượng khác có liên quan làm cách thức phân tích Bên cạnh thuộc tính của đối tượng được đề cập là đặc điểm tương quan của các đối tượng khác có liên quan Các đặc điểm đó được trình bày một cách song hành, có thể theo quan hệ nguyên nhân – kết quả hoặc thể hiện các nét tương đồng
Ví dụ minh họa: Anh (chị) hãy chỉ ra cách phân tích theo quan hệ đối tượng với đối tượng khác có liên quan được tác giả sử dụng như thế nào?
“Từ giữa thế kỉ XX, dân số thế giới tăng với nhịp độ chưa từng thấy Năm 1950, dân số thế giới là 2,5 tỉ người và đến năm 1980, sau 30 năm đã lên đến 4,4, tỉ người, năm 1987 là 5 tỉ người Nếu cứ theo tốc độ gia tăng của những năm 80 của thế kỉ này (thế kỉ XX thì đến giữa thế kỉ XXI (năm 2005), dân số thế giới sẽ đạt con số gần 9 tỉ người
Dân số ngày càng tăng đã ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống của mỗi cá nhân, mỗi dân tộc cũng như toàn thể cộng đồng Những ảnh hưởng đó là: không có đủ lương thực, thực phẩm cung cấp cho bữa ăn hàng ngày, từ đó dẫn đến cảnh đói nghèo, tình trạng thiếu dinh dưỡng dẫn đến sự suy thoái sức khỏe, giống nòi không những không phát triển
mà còn dễ dàng bị thoái hóa Dân số tăng, trong khi việc làm, cơ sở sản xuất có hạn dẫn đến thiếu việc làm, thất nghiệp ngày càng tăng, dân số tăng càng nhanh thì chất lượng cuộc sống của cộng đồng, của gia đình
và cá nhân sẽ giảm sút”
(Dẫn theo Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên), tiếng Việt thực hành,
NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 1996) Đối tượng ở đây là sự gia tăng dân số Đối tượng khác có liên quan đó là: lương thực, thực phẩm, việc làm, cơ sở sản xuất có hạn dẫn đến thiếu việc làm, chất lượng cuộc sống của cộng đồng, của gia đình và cá nhân
Trang 33Khi thực hiện yêu cầu bài tập này, học sinh cần chú ý: nhận biết đâu là đối tượng được đem ra phân tích, đâu là đối tượng được đem ra liên hệ, đối chiếu Qua đó, người đọc sẽ thấy được dụng ý phân tích của tác giả (thấy được đặc điểm của đối tượng được đem ra phân tích)
(4) Bài tập nhận diện cách phân tích theo quan hệ giữa người đánh giá và đối tượng phân tích
Quan hệ giữa người đánh giá và đối tượng phân tích là sự liên quan, ràng buộc giữa người đánh giá với đối tượng được đưa ra phân tích Người đánh giá ở đây là người đưa ra quan điểm của mình về đối tượng được phân tích (có nghĩa là người viết thể hiện quan điểm cá nhân, những nhận định, đánh giá của bản thân trước đối tượng được đưa ra phân tích)
Mục đích của cách phân tích này là không chỉ thể hiện quan niệm
cá nhân người viết, thể hiện phong cách cá nhân bài viết mà qua đó ta thấy các đặc điểm của đối tượng được cụ thể dưới con mắt của một người Có nghĩa là đặc điểm của đối tượng không chỉ được thể hiện bằng
ý kiến của số đông người (ý kiến khách quan thường mang tính tập thể, đồng nhất) mà nó được thể hiện cụ thể dưới con mắt của một người cụ thể Khi đó, đặc điểm của đối tượng sẽ mang đặc điểm riêng, đặc biệt, cá thể…một phong cách riêng Điều đó sẽ thu hút được sự chú ý của người đọc Bên cạnh đó, độc giả có cái nhìn mới về đặc điểm của đối tượng được đưa ra phân tích
Ví dụ minh họa: Anh (chị) hãy chỉ ra cách phân tích theo quan hệ
người đánh giá và đối tượng phân tích được tác giả sử dụng như thế nào trong đoạn văn sau?
“Giá người là một vật kiếm được bởi sự coi trọng của người khác Phàm người ai cũng thích có giá; mà nói chung ai cũng có lúc được có
Trang 34giá Giá người, ai cũng có: mà rộng hay hẹp, lâu hay ngắn, thì đó là chỗ người ta hơn kém nhau
Trong nhà người ốm thì ông thấy thuốc có giá; trong đám hội chùa thì ông sư có giá; trong bàn xóc đĩa thì ông mở bát có giá; trong đám mổ lợn thì ông cầm dao bầu có giá; sông to sóng cả, khách lạ giời chiều, bến vắng đò thưa, một chiếc thuyền nan thì cô lái có giá Đình đám ai, giá người ấy; giá ai, đình đám ấy Giá ông mở bát chỉ trong bàn sóc đĩa; ngoài bàn xóc đĩa, ông mở bát không có giá Xóc đĩa đã tan bàn, thì hết giá ông mở bát Giá ông cầm dao bầu, chỉ trong đám mổ lợn; ngoài đám mổ lợn, ông dao bầu không có giá Thịt lợn đã lên đĩa, cũng hết giá ông dao bầu Mấy cái kia đại khái cũng như thế Dẫu rộng, hẹp, lâu, chóng, hoặc có hơn kém nhau ắt nhiều, nhưng tự người quân tử coi xem, chỉ như thanh đóm ướt tẩm dầu tây, sáng không được là bao nhiêu
mà thì giờ rất ngắn ngủi Ông Mạnh Tử thưa vua Tề Tuyên có nói rằng:
ỘXin vua đừng thắch cái sự mạnh bạo nhỏỢ Ta cũng muốn người đời đừng thắch cái giá nhỏỢ
(Theo Tản Đà)
Đối tượng phân tắch của đoạn văn trên là giá người ngay đầu đoạn
văn tác giả đã thể hiện quan niệm cá nhân của mình trước đối tượng: Giá
người là một vật kiếm được bởi sự coi trọng của người khác Phàm người ai cũng thắch có giá; mà nói chung ai cũng có lúc được có giá Giá người, ai cũng có: mà rộng hay hẹp, lâu hay ngắn, thì đó là chỗ người ta hơn kém nhau Phần sau là sự chứng minh cho ý kiến của tác
giả
Trên đây là bốn dạng chủ yếu mà người viết thường sử dụng trong quá trình phân tắch một vấn đề nào đó
Trang 35 Mẫu bài tập để rèn luyện nhận diện cách phân tích (Xem phụ lục)
2.2.2.2 Bài tập tạo lập
Miêu tả bài tập
Bài tập kiểu này thường được triển khai thành hai phần: Phần nêu đối tượng và phần nêu yêu cầu
Ví dụ: Em hãy phân tích một nhân vật trong tác phẩm “Truyện
Kiều” mà em có ấn tượng nhất Đối tượng ở đây là: một nhân vật trong Truyện Kiều Yêu cầu đặt ra là phân tích nhân vật đó
Trong quá trình tổ chức thực hành, bên cạnh kiểu bài tập củng cố những vấn đề lí thuyết cũng như để hiểu rõ hơn về tác dụng của việc sử dụng thao tác lập luận phân tích thì giáo viên cũng phải sử dụng kiểu bài tập cho học sinh vận dụng những tri thức của thao tác này vào quá trình tạo lập văn bản
Mục đích
Đây là kiểu bài tập giúp học sinh có khả năng tiếp thu kiến thức và khả năng vận dụng những tri thức đó vào làm sáng tỏ luận điểm của đối tượng Mặt khác, khi cho học sinh thực hiện kiểu bài tập này có nghĩa là
đã rèn cho các em kĩ năng sử dụng thao tác đó để triển khai nội dung nghị luận Kiểu bài tập này cũng giúp các em không bị lúng túng khi trình bày những suy nghĩ, nhận thức của mình về một sự vật, hiện tượng trong cuộc sống
Trong thực tế giảng dạy, giáo viên ít cho học sinh rèn luyện kiểu bài tập này vì nó gây mất thời gian, không đảm bảo giờ học Việc rèn luyện này thường được giao về nhà nhưng lại thiếu sự chỉ dẫn, điều tra của giáo viên Vì vậy mà nhiều học sinh vẫn không biết cách viết văn
Trang 36Do vậy, kiểu bài tập này nên cho học sinh viết một đoạn văn ngắn tại lớp, cho luận điểm sẵn để các em dễ triển khai
Cách thức hướng dẫn chung
Để giúp học sinh thực hiện kiểu bài tập này thì giáo viên phải xác định rõ cho học sinh các thao tác cần thực hiện Đồng thời giáo viên xác định rõ cho học sinh nội dung tri thức, các vấn đề cơ bản của tri thức về thao tác lập luận phân tích Mục đích và kiến thức thực hiện chúng trong quá trình khai thác và trình bày nội dung văn bản nghị luận Đây là nền tảng để học sinh triển khai nội dung bài viết Bên cạnh những yêu cầu cần thiết cho kiểu bài tập này, giáo viên cần chú ý tới cách thực hiện kiểu bài tập này Theo chúng tôi, để học sinh tiến hành làm bài tập này một cách thuận lợi, giáo viên nên thực hiện theo các bước sau:
Xác định nội dung bài tập Ví dụ ở bài tập trên, nội dung cần thực hiện là: Chỉ ra các đặc điểm tiêu biểu của nhân vật đó và phân tích nét đặc biệt đó được thể hiện như thế nào trong cách diễn đạt của tác giả -Xác định yêu cầu thực hiện Trong đề bài trên, yêu cầu học sinh phải dùng thao tác lập luận phân tích để viết, học sinh phải chỉ ra các đặc diểm cơ bản của nhân vật đó
-Hướng dẫn học sinh lập dàn ý bằng cách xây dựng những ý chính cần trình bày theo nội dung bài tập (việc làm này nhằm mục đích cho học sinh tìm luận điểm cơ bản để phân tích nhằm làm nổi bật đặc điểm của nhân vật đó
Các dạng bài tập:
a) Bài tập tạo lập theo các quan hệ
Dạng bài tập này chúng ta cũng có thể quy thành 4 dạng như ở dạng bài tập nhận diện và có thể vận dụng các cách phân tích đó vào giải quyết một vấn đề được đặt ra
Trang 37(1)Bài tập tạo lập theo quan hệ nguyên nhân – kết quả
+ Tự ti và tự phụ là hai thái độ trái ngược nhau nhưng đều ảnh hưởng không tốt đến kết quả học tập và công tác Anh (chị) hãy phân tích hai căn bệnh trên bằng cách sử dụng thao tác lập luận phân tích theo quan hệ nguyên nhân – kết quả?
+ Phân tích ý kiến mà UNESCO để xướng: “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”? (Học sinh sử dụng thao tác lập luận phân tích theo quan hệ nguyên nhân kết quả để thực hiện yêu cầu đề bài đưa ra)
(2)Bài tập tạo lập theo quan hệ nội bộ đối tượng: Phân tích hình ảnh sĩ
tử và quan trường trong hai câu thơ sau bằng cách sử dụng thao tác lập luận phân tích theo quan hệ nội bộ đối tượng:
“Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ
Ậm ọe quan trường miệng thét loa”
(Vịnh khoa thi hương-Trần Tế Xương)
(3)Bài tập tạo lập theo quan hệ đối tượng với đối tượng khác có liên quan: Viết đoạn văn phân tích theo quan hệ đối tượng với đối tượng
khác với các đề sau:
+Viết đoạn văn bàn về được và mất trong cuộc sống
+Viết đoạn văn phân tích mối quan hệ giữa bộ phận và toàn thể +Viết đoạn văn phân tích một hình ảnh, một câu thơ hoặc đoạn thơ mà anh (chị) yêu thích Chú ý nêu ra những nét đặc sắc về nội dung
tư tưởng và hình thức nghệ thuật của câu thơ, đoạn thơ đó
(4)Bài tập tạo lập theo quan hệ giữa người đánh giá với đối tượng được phân tích: Viết đoạn văn phân tích một hình ảnh, nhân vật hoặc
yếu tố nghệ thuật đặc sắc mà anh (chị) yêu thích trong một tác phẩm văn
Trang 38xuôi đã học bằng thao tác lập luận phân tích theo quan hệ giữa người đánh giá với đối tượng được phân tích
+Phân tích ý nghĩa của các sự vật mà tác giả dân gian đã chọn
để Tấm hóa thân trong truyện Tấm Cám (chim vàng anh, cây xoan đào,
khung cửi và quả thị)
+Phân tích giá trị của tình huống truyện trong đoạn trích Hồi
trống cổ thành (trích Tam quốc diễn nghĩa – La Quán Trung)
+Chất thơ trong truyện Hai đứa trẻ của Thạch Lam
Qua việc lập dàn ý cho hai đề bài trên, chúng ta cần chú ý: khi phân tích cần xác định rõ mục đích của việc phân tích làm sáng tỏ quan điểm
ý kiến nào Chia nhỏ đối tượng phân tích thành từng yếu tố nhỏ để tìm hiểu sâu hơn và đặc biệt phải tổng hợp sau khi phân tích để có một cái nhìn khái quát
b)Bài tập tạo lập kết hợp thao tác lập luận phân tích với một số thao tác lập luận khác
Khi viết một bài (đoạn) văn nghị luận, người viết không chỉ sử dụng một thao tác lập luận là phân tích mà tác giả sử dụng các thao tác lập luận kết hợp với nhau Khi viết bài (đoạn) văn nghị luận bằng thao tác lập luận phân tích thì tác giả có sử dụng kết hợp thao tác lập luận phân tích với một số thao tác lập luận khác như: phân tích, chứng minh, bình luận…đặc biệt chúng ta bắt gặp rất nhiều trường hợp thao tác lập luận phân tích kết hợp với so sánh
(1) Bài tập tạo lập kết hợp sử dụng thao tác lập luận phân tích và so sánh Kiểu bài tập này có hai phần: phần nhận diện và phần ứng dụng
Kiểu bài này nhằm củng cố những tri thức và kĩ năng cơ bản về các thao
Trang 39tác lập luận phân tích và so sánh Đây là kiểu bài rất quan trọng khi tạo lập
văn bản của học sinh
Ví dụ minh họa: “Vận dụng kết hợp thao tác phân tích và so sánh,
em hãy viết một đoạn văn bàn về vẻ đẹp của một đoạn thơ (đoạn văn) đã học?
Với dạng bài tập này thì trước hết học sinh cần xác định phân tích
và so sánh là hai thao tác chính được sử dụng để hoàn thành bài tập Phân tích đước sử dụng như thế nào? So sánh được sử dụng ra sao? Ngoài ra, trong bài viết (nói), tác giả có thể vận dụng kết hợp các thao
tác lập luận khác: giải thích, chứng minh, bình luận…
(2) Bài tập tạo lập lập kết hợp sử dụng thao tác lập luận phân tích và chứng minh: Kiểu bài tập này có hai phần: phần nhận diện đối tượng và
phần nêu yêu cầu Kiểu bài này nhằm củng cố những tri thức và kĩ năng
cơ bản về các thao tác lập luận phân tích và chứng minh
Ví dụ minh họa: Vận dụng kết hợp thao tác phân tích và
chứng minh, em hãy viết một đoạn văn bàn về vẻ đẹp của một đoạn thơ
(đoạn văn) đã học?
Với dạng bài tập này thì trước hết học sinh cần xác định phân tích
và chứng minh là hai thao tác chính được sử dụng để hoàn thành bài tập Phân tích đước sử dụng như thế nào? Chứng minh được sử dụng ra sao? Ngoài ra, trong bài viết (nói), tác giả có thể vận dụng kết hợp các thao
tác lập luận khác: giải thích, so sánh, bình luận…
(3) Bài tập tạo lập kết hợp sử dụng thao tác lập luận phân tích và giải
thích: Kiểu bài tập này có hai phần: phần nhận diện đối tượng và phần
nêu yêu cầu Kiểu bài này nhằm củng cố những tri thức và kĩ năng cơ bản
về các thao tác lập luận phân tích và giải thích
Trang 40Ví dụ minh họa: Vận dụng kết hợp thao tác phân tích và giải thích,
em hãy viết một đoạn văn bàn về vẻ đẹp của một đoạn thơ (đoạn văn) đã
học?
Với dạng bài tập này thì trước hết học sinh cần xác định phân tích
và giải thích là hai thao tác chính được sử dụng để hoàn thành bài tập Phân tích đước sử dụng như thế nào? Giải thích được sử dụng ra sao? Ngoài ra, trong bài viết (nói), tác giả có thể vận dụng kết hợp các thao
tác lập luận khác: so sánh, chứng minh, bình luận…
(4) Bài tập tạo lập kết hợp sử dụng thao tác lập luận phân tích và bình luận: Kiểu bài tập này có hai phần: phần nhận diện đối tượng và
phần nêu yêu cầu Kiểu bài này nhằm củng cố những tri thức và kĩ năng
cơ bản về các thao tác lập luận phân tích và bình luận
Ví dụ minh họa: Vận dụng kết hợp thao tác phân tích và bình luận,
em hãy viết một đoạn văn bàn về vẻ đẹp của một đoạn thơ (đoạn văn) đã
học?
Với dạng bài tập này thì trước hết học sinh cần xác định phân tích
và bình luận là hai thao tác chính được sử dụng để hoàn thành bài tập Phân tích đước sử dụng như thế nào? Bình luận được sử dụng ra sao? Ngoài ra, trong bài viết (nói), tác giả có thể vận dụng kết hợp các thao
tác lập luận khác: giải thích, chứng minh, so sánh…
Với loại bài tập này, giáo viên cần cho học sinh trình tự thực hiện theo quy trình sau:
-Học sinh nhận thức rõ các yêu cầu chung nhất là các yêu cầu về chủ đề của bài làm
-Phác nhanh dàn ý đại cương của bài với các luận điểm chính và trật tự sắp xếp của chúng