1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

Tiểu luận tình huống chuyên viên chuyên viên chính xử lý buộc thôi việc do sinh con thứ 3

15 6,6K 161

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 74 KB

Nội dung

Chị K cho rằng mình bị buộc phải thôi việc là rất vô lý vì Hội phụ nữ huyện, UBND huyện chỉ căn cứ vào vào Nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện buộc chị K phải thôi việc trong khi luật

Trang 1

MỞ ĐẦU

Người phụ nữ Việt Nam hiện nay vừa là con người của lao động, con người của nội trợ, con người của chiến sỹ Trong đó con người lao động và con người nội trợ ở trong mỗi người phụ nữ Việt Nam mới chính là hình ảnh thường hằng về họ Con người chiến sĩ lúc nổi lên thật rạng rỡ, nhưng nhiều lúc vẫn lẩn vào trong con người lao động và nội trợ và mang cốt cách của hai con người này Phong thái bao trùm cốt cách và tâm hồn cơ bản của người phụ nữ Việt Nam, đấy là sự bình dị, là lòng nhân ái, là ân tình và yêu thương đằm thắm Chính những điều đó đã làm cho con người phụ nữ Việt Nam cần cù, tỉ mỉ, nhẫn nại dẻo dai, tằn tiện, chịu khó, chịu khổ mà lao động đảm đang Bản thân người phụ nữ dường như không còn thấy đặt ra nhu cầu hưởng thụ gì to tát, nhưng chính là vì chồng con, họ hàng rồi làng xóm, vì đất nước - dân tộc Vì thương yêu tất cả mà họ lao động cũng chính với tấm lòng trung hậu, và luôn phát huy bản chất của người phụ nữ Việt Nam " Trung hậu đảm đang Trong công tác xã hội người phụ nữ đã phát huy được hết khả năng của mình, đảm nhận nhiều cương vị cao trong xã hội và hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao

Nền tảng của sự phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam là dựa ừên nguồn nhân lực của chính mình, chính vì vậy vấn đề dân số có quan hệ mật thiết, chặt chẽ với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Trong đó, hệ thống các chính sách dân số là một bộ phận của chiến lược phát triển xã hội, chiến lược phát triển kinh tế xã hội phải gắn liền một cách hữu cơ với các chính sách phát triển kinh

tế, văn hoá, dân số, bảo vệ môi trường

Qua học tập lớp Bồi dưỡng kiến thức Quản lý Nhà nước tổ chức, tôi đã được trang bị những kiến thức cơ bản về quản lý Nhà nước trên tất cả các mặt của xã hội nói chưng và Quản lý Nhà nước về Dân số - Kế hoạch hoá gia đình nói riêng Quản lý Nhà nước về công tác Dân số - Kế hoạch hoá gia đình nhằm mục tiêu ổn định Dân số để phát triển kinh tế xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của từng người, từng gia đình và toàn thể xã hội đưa đất nước ngày càng phồn vinh giàu đẹp Bản thân là một người phụ nữ vì vậy để đảm bảo quyền lợi

Trang 2

và nghĩa vụ của phụ nữ tôi chọn đề tài: " Xử lý một cán bộ Hội phụ nữ của Huyện H làm đơn kiện Tỉnh Hội phụ nữ, Liên đoàn lao động Tỉnh A vì chị sinh con thứ ba, nên buôc thôi vỉêc năm 2014"

Trang 3

CHƯƠNG I MÔ TẢ TÌNH HUỐNG 1.1 Tên tình huống

Xử lý một cán bộ Hội phụ nữ của Huyện H làm đơn kiện Tỉnh Hội phụ

nữ, Liên đoàn lao động Tỉnh A vì chị sinh con thứ ba, nên buộc thôi việc năm 2014

Địa điểm xảy ra tình huống: tại Huyện H năm 2014

1.2 Diễn biến của tình huống

Chị Nguyễn Thị K là một cán bộ của Hội phụ nữ Huyện H, Tỉnh A Chị

K là một cán bộ hội còn trẻ, được đào tạo cơ bản, có hệ thống, trong công tác năng nổ, nhiệt tình và tỏ ra là người có năng lực làm công tác Hội Chị K đã có hai con gái, cả hai đều khoẻ mạnh, xinh xắn và học giỏi, chồng chị K là công nhân của một công ty sản xuất bao bì, anh là người chồng hiền lành biết thương

vợ con do vậy chị K có điều kiện thuận lợi để tham gia công tác xã hội

Tưởng như công việc sẽ suôn xẻ nếu chị K chỉ dừng lại ở việc nuôi dạy hai cháu Nhưng vi sống ở vừng quê còn nhiều hủ tục lạc hậu nhất là tư tưởng trọng nam, khinh nữ và vì sức ép của gia đình nhà chồng là muốn có một đứa cháu trai để có người nối dõi và lại sợ chồng không vững vàng trước tập tục lạc hậu của địa phương nên chị K đã đồng ý với gia đình nhà chồng tiếp tục sinh cháu thứ ba với hy vọng có người nối dõi để thoả mãn ý nguyện của gia đình nhà chồng Khi cơ quan phát hiện việc chị K có thai cháu thứ ba thì đã quá muộn và không thể can thiệp bằng biện pháp y học được vì sức khoẻ của chị K rất yếu

Sau khi chị K sinh con, Hội phụ nữ huyện yêu càu chị K phải nghỉ việc với lý do: Chị K là một cán bộ làm công tác phong trào nhưng bản thân lại vi phạm cuộc vận động về Dân số - Kế hoạch hoá gia đình Do vậy, việc để chị K tiếp tục ở lại Hội phụ nữ công tác là không thể được và vì chị K đã không gương mẫu thực hiện, lại không thuyết phục được gia đình trong việc thực hiện công tác Dân số - Kế hoạch hoá gia đình và xoá bỏ tư tưởng lạc hậu trọng nam

Trang 4

khinh nữ.

Nhận được quyết định buộc thôi việc, chị K đã làm đơn kiện gửi lên Hội phụ nữ tỉnh và Liên đoàn lao động tỉnh yêu cầu các cơ quan chức năng can thiệp

để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình Chị K cho rằng mình bị buộc phải thôi việc là rất vô lý vì Hội phụ nữ huyện, UBND huyện chỉ căn cứ vào vào Nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện buộc chị K phải thôi việc trong khi luật pháp không có điều khoản nào quy định nếu đẻ dầy, đẻ nhiều quá quy định thi

sẽ bị luật pháp xử phạt

Sau khi nhận được đơn khiếu kiện của chị K UBND tinh A đã cử một tổ công tác xuống làm việc tại huyện H, nơi chị K công tác để xem xét làm rõ nguyên nhân vì sao chị K buộc phải thôi việc và quyết định buộc thôi việc ấy dựa vào căn cứ nào

Tổ công tác đã về huyện H để gặp chị K và gia đình chị để tìm hiểu nguyên nhân vi sao chị K lại sinh con thứ ba trong khi mình lại là một cán bộ Hội đi tuyên truyền vận động người khác thực hiện chính sách Dân số - Kế hoạch hoá gia đình Qua nghiên cứu các văn bản, các Nghị quyết của Hội đồng dân nhân huyện H có đề cập đến công tác Dân số - Kế hoạch hoá gia đình tại địa phương, xem xét việc tổ chức triển khai thực hiện của UBND huyện đối với các Nghị quyết của Hội đồng nhân dân Sau khi đã thu thập đầy đủ các chứng cứ, tổ công tác thấy lý do chị K bị buộc thôi việc đúng như tinh thần chị K đã nêu trong đơn Đối chiếu với chế độ, chính sách và quy định của pháp luật, tổ công tác thấy rằng việc Hội phụ nữ và UBND huyện H buộc chị K phải thôi việc vì lý

do sinh con thứ ba là không có căn cứ

Từ tình huống nêu trên đặt ra cho chúng ta mục tiêu cần phải giải quyết là đảm bảo tính nghiêm minh trong thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đồng thời phải bảo vệ quyền lợi hợp pháp của công dân

Trang 5

CHƯƠNG II PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG 2.1 Mục tiêu phân tích tình huống

Qua xem xét sự việc trên đã nảy sinh ra những vấn đề cần phải giải quyết

đó là:

* Việc sinh con thứ ba của chị Nguyễn Thị K là đúng hay sai?

* Hội phụ nữ huyện H yêu cầu chị K nghỉ việc đã đúng với các quy định của Nhà nước hay chưa?

* Hướng giải quyết như thế nào là hợp lý ?

2.2 Phân tích diễn biến tình huống dựa trên Ctf sở nhũng quy định hiện hành của Nhà nước có liên quan.

* Đối với việc ra quyết định của các cơ quan có thẩm quyền (Hội đồng nhân dân, UBND huyện)

Trong việc thực hiện chính sách Dân số - Kế hoạch hoá gia đình, Hội đồng nhân dân huyện H đã có Nghị quyết số 32/NQ-HĐ, Nghị quyết quy định hình thức xử lý đối với trường hợp vi phạm chính sách Dân số - Kế hoạch hoá gia đình ( sinh con thứ ba) sẽ bị thôi việc

Khi nhận được văn bản của Hội phụ nữ huyện H đề nghị xử lý kỷ luật đối với chị K UBND huyện H đã xem xét và căn cứ vào Nghị quyết số 32/NQ-HĐ của Hội đồng nhân dân huyện H đã ra quyết định buộc thôi việc đối với chị K Quyết định buộc thôi việc đối với chị K làm cho nhiều người không đồng tình

Trang 6

về mặt lý luận chúng ta thấy: Quyết định hành chính là kết quả của sự thể

hiện ý chí, quyền lực đơn phương của cơ quan hành chính Nhà nước, những viên chức Nhà nước được trao thẩm quyền và của các tổ chức khác khi Nhà nước uỷ quyền, được ban hành trên cơ sở luật và nhằm thực hiện luật theo trình

tự và hình thức văn bản hoặc văn nói theo quy định của pháp luật Mục tiêu của quyết định hành chính là nhằm định ra chính sách, đặt ra, sửa đổi các quy phạm pháp luật hành chính hoặc làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt các quan hệ pháp luật hành chính cụ thể để thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của quyền hành pháp của Nhà nước Quyết định hành chính phải đảm bảo được những tính chất

cụ thể như sau:

- Có tính ý chí quyền lực Nhà nước là kết quả của sự thể hiện ý chí của các cơ quan hành chính có thẩm quyền thực hiện nhân danh quyền lực Nhà nước

- Có tính pháp lý, thể hiện ở hiệu quả pháp lý của nó Quyết định hành chính tác động vào đời sống xã hội bằng việc định ra chính sách, đặt ra, sửa đổi, bãi bỏ các quy phạm pháp luật hành chính, làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật hành chính cụ thể

- Có tính dưới luật, nghĩa là nội dung của quyết định hành chính phải phù họp với Hiến pháp, luật và văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên, được ban hành theo trinh tự và hình thức do pháp luật quy định

Như vậy, Quyết định hành chính Nhà nước là tín hiệu điều khiển, là thông tin quy phạm của các chủ thể quản lý hành chính Nhà nước tác động vào khách thể để thực hiện mục đích của mình đề ra theo quỹ đạo và ý chí của mình Bên cạnh những tính chất cơ bản trên thì quyết định còn phải có được tính hợp pháp

và hợp lý

Nguyên tắc Quản lý Nhà nước bằng pháp luật đòi hỏi mọi hoạt động của các cơ quan hành chính Nhà nước, trong đó có hoạt động ra quyết định hành chính, phải phù họp với pháp luật về nội dung và trình tự ban hành; Nghĩa là mọi quyết định hành chính được ban hành trên cơ sở, Hiến pháp, pháp luật Mặt

Trang 7

khác các quyết định hành chính phải đảm bảo tính hợp lý phải đảm bảo tính họp

lý, nghĩa là phải phù hợp với đường lối chính trị, nhu cầu, nguyện vọng của nhân dân và thực tiễn, khả năng Quản lý Nhà nước trong từng giai đoạn cụ thể

Tính họp pháp và hợp lý của quyết định hành chính có mối liên hệ chặt chẽ với nhau Khi ban hành các quyết đinh hành chính các cơ quan hành chính Nhà nước bảo đảm tính họp pháp và tính hợp lý, từ đó đưa ra các văn bản mới

có khả năng thực thi, được xã hội chấp nhận Nhưng cũng có những trường hợp tính hợp pháp và họp lý không đồng nhất với nhau Lý do chính là do cơ quan ban hành chưa kịp sửa chữa những văn bản đã lỗi thời không còn phù hợp nữa, hoặc là do cơ quan ban hành không tính toán hết được những đặc điểm của từng địa phương và sơ sở nên có thể quyết định phù họp với nơi này mà không thích hợp với nơi khác Trong trường hợp này cơ quan có thẩm quyền áp dụng vẫn phải thi hành nghiêm chỉnh quyết định của cấp trên, đồng thời kiến nghị cơ quan cấp trên bãi bỏ hoặc sửa đổi cho phù họp với tình hình cụ thể của địa phương,

cơ sở Trong mọi trường hợp tính họp pháp đều có ưu thế hơn so với tính hợp

lý, không thể vì lý do họp lý mà coi thường quyết định của cấp trên, tự ban hành những quy định trái với quyết định đó

* Tính hợp pháp của quyết định hành chính được thể hiện như sau:

- Các quyết định hành chính phải phù họp với nội dung và mục đích của luật Có nghĩa là các quyết định hành chính không được trái với Hiến pháp, luật

và văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên Hay nói cách khác là các quyết định hành chính không được vi phạm luật

- Các quyết định hành chính phải được ban hành trong phạm vi thẩm quyền cơ quan hoặc chức vụ Yêu cầu này đòi hỏi mỗi cơ quan chỉ có quyền hạn ban hành quyết định giải quyết các vấn đề nhất định do pháp luật giao cho, không lạm quyền và lẩn tránh trách nhiệm Việc phân định rõ thẩm quyền của mỗi cơ quan Nhà nước đảm bảo cho cơ quan thực hiện trách nhiệm một cách chủ động

Quyết định hành chính hợp lý, thì mới có khả năng thực thi cao Nhưng

Trang 8

phải nhấn mạnh rằng chỉ xem xét quyết định hành chính có họp lý hay không khi nó họp pháp; nghĩa là trước hết nó phải họp pháp Không thể vì lý do hợp lý, phù hợp với nhu càu của địa phương, cơ sở mà coi thường tính hợp pháp của quyết định

Từ những căn cứ lý luận nêu trên cho thấy Hội đồng nhân dân huyện H ra Nghị quyết buộc thôi việc nếu vi phạm chính sách Dân số - Kế hoạch hoá gia đình là sai với luật vi không có điều khoản nào ừong các bộ luật của Nhà nước

ta ban hành quy định như vậy Và tương tự như vậy thì UBND huyện H ra quyết định kỷ luật căn cứ vào Nghị quyết của Hội đồng nhân dân là trái luật pháp

Qua sự việc trên cho thấy Hội đồng nhân dân Tỉnh A và các cơ quan Nhà nước cấp tỉnh chưa chủ động và chưa tiến hành một cách thường xuyên trong công tác thanh tra, kiểm tra

Phải coi công tác thanh tra, kiểm tra không chỉ là việc của riêng người quản lý chuyên nghiệp mà là sự nghiệp của quần chứng Quần chứng là tai mắt của lãnh đạo Việc dựa vào quần chúng, dựa vào nhân dân lắng nghe và phân tích dư luận xã hội có ý nghĩa thiết thực trong việc tổ chức, kiểm tra thực hiện quyết định quản lý Nhà nước và phát hiện những sai sót trong công tác quản lý

Do không làm tốt những việc trên nên đã dẫn đến việc ra quyết định sai trái của cấp dưới nhưng không được phát hiện và xử lý kịp thời

Từ việc ra quyết định sai trái làm ảnh hưỏng đến quyền lợi hợp pháp của công dân dẫn đến khiếu kiện của chị K làm cho uy tín, tín nhiệm của Hội đồng nhân dân, UBND trước quàn chứng bị giảm sút vì là đại diện cho chính quyền Nhà nước ở địa phương mà lại không nắm vững pháp luật Chỉ từ một việc làm mất tín nhiệm trên nó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ khác của địa phương

Đối với bản thân chị K là một cán bộ được học hành, đào tạo cơ bản, công tác tại cơ quan Hội phụ nữ thường xuyên đi tuyên truyền vận động, thuyết phục hội viên thực hiện công tác kế hoạch hoá gia đình tránh hiện tượng đẻ dày,

đẻ nhiều con để có điều kiện chăm lo sức khoẻ bản thân và cho các cháu học

Trang 9

hành thành đạt góp phàn thực hiện mục tiêu của chính sách Dân số - Kế hoạch hoá gia đình Với trách nhiệm là một cán bộ Hội lẽ ra chị K phải gương mẫu trong việc thực hiện mục tiêu của chính sách Dân số - Kế hoạch hoá gia đình của Đảng và Nhà nước nhưng chị K đã không gương mẫu, không vận động thuyết phục được gia đình thấy rõ được tác hại của việc sinh nhiều con, dẫn đến chính bản thân mình vi phạm làm ảnh hưởng đến công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Huyện uỷ, UBND huyện thực hiện chỉ tiêu về Dân số - Kế hoạch hoá gia đình tại địa phương, làm giảm uy tín của cơ quan Hội đối với hội viên

Trang 10

10

Trang 11

CHƯƠNG III XỬ LÝ TÌNH HUỐNG 3.1 Mục tiêu xử lý tình huống

Thông qua phân tích diễn biến tình huống và những quy định hiện hành của Nhà nước có liên quan, mục tiêu xử lý tình huống được đưa ra đó là: Xử lý dứt điểm, hợp tình họp lý vụ việc, không để kéo dài thời gian khiếu nại của chị Nguyễn Thị K

3.2 Xây dựng và lưa chọn phương án xử lý

Để xử lý tình huống trên có lý, có tình phải lựa chọn các phương án giải quyết sau:

- Một là: Chấp nhận quyết định của UBND huyện H buộc thôi việc đối với chị K

- Hai là: Đình chỉ Nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện, để chị K trở lại tiếp tục công tác và xắp xếp cho chị K công việc phù hợp

Nếu chấp nhận phương án thứ nhất thì coi như chúng ta đã chấp nhận việc

ra nghị quyết, quyết định sai trái của Hội đồng nhân dân, UBND huyện H và nếu như vậy thì sẽ bảo vệ được cơ quan cấp dưới Nhưng sẽ không có lợi vì Hội đồng nhân dân và UBND huyện H không thấy được sự non kém của mình về kiến thức pháp luật để phấn đấu vươn lên thực hiện chức năng Quản lý Nhà nước ở địa phương Đồng thời dư luận quần chúng cho rằng cơ quan cấp trên bảo vệ, bao che cho việc làm sai của cơ quan cấp dưới dẫn đến việc thiếu lòng tin vào chính quyền, vào pháp luật

Nếu chấp nhận phương án giải quyết thứ hai là đình chỉ Nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện, cho chị K tiếp tục làm việc thì sẽ bảo đảm được tính nghiêm minh, có nghĩa là sau khi kiểm tra phát hiện thấy sai trái của cấp dưới

cơ quan cấp trên đã yêu cầu sửa chữa kịp thời không bao che, dung túng Đồng thời bảo vệ được quyền lợi hợp pháp của công dân Từ việc phân tích cái được

và chưa được của hai phương án giải quyết trên, chúng ta sẽ chọn phương án thứ hai vì nó đảm bảo đúng luật pháp

Ngày đăng: 30/11/2015, 14:55

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w