1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

HSNCKHKT: Học sinh với truyện ngôn tình Trung Quốc

101 2,2K 39

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 101
Dung lượng 2,19 MB

Nội dung

Khoảng 5 năm trở lại đây, việc đọc truyện ngôn tình Trung Quốc dường như đã trở thành một trào lưu trong giới trẻ. Thực tế cho thấy thể loại truyện này có những ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển tâm sinh lí của người đọc, trong đó phải kể đến độc giả ở độ tuổi 11 – 18 (học sinh trung học). Điều này không chỉ khiến cho rất nhiều nhà nghiên cứu, phụ huynh và giáo viên mà còn cả chính các bạn trẻ hết sức trăn trở. Trước vấn đề như vậy, một câu hỏi được đặt ra: Ngôn tình có ảnh hưởng như thế nào, tích cực hay tiêu cực đối với giới trẻ?

Trang 1

Bộ Giáo dục & Đào tạo

Sở Giáo dục & Đào tạo Hải Phòng

Trường THPT Chuyên Trần Phú

Cuộc thi Khoa học kĩ thuật cấp Quốc gia dành cho học sinh trung học Năm học 2014 – 2015

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Häc sinh trung häc víi

truyÖn ng«n t×nh trung quèc

thùc tr¹ng vµ mét sè gi¶I ph¸p

Lĩnh vực: Khoa học xã hội và hành vi

Nguyễn Thị Minh Hoà

Giáo viên hướng dẫn: ThS Vũ Thuỳ Dung

Trang 2

MỤC LỤC

A TÓM TẮT . 7

B GIỚI THIỆU VÀ TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU9

I Lí do chọn đề tài 9

II Lịch sử vấn đề nghiên cứu 10

III Mục tiêu, ý nghĩa của đề tài 11

IV Câu hỏi nghiên cứu 11

V Đối tượng và địa bàn nghiên cứu 12

VI Phạm vi nghiên cứu 12

VII Phương pháp nghiên cứu 12

C PHƯƠNG PHÁP VÀ QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN 13

I Kế hoạch nghiên cứu đề tài 13

II Nghiên cứu tổng quan lý luận và thực tiễn 13

III Nghiên cứu về phong trào đọc truyện ngôn tình của học sinh trung học hiện nay 14

D KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 15

I Giới thuyết chung về truyện ngôn tình Trung Quốc 15

1 Khái niệm 15

2 Cốt truyện 15

3 Nhân vật 18

4 Thể loại 19

II Hiện trạng về hiện tượng đọc truyện ngôn tình của học sinh trung học 20

1 Hiện trạng về hiện tượng đọc truyện ngôn tình ở Việt Nam 20

2 Hiện trạng về hiện tượng đọc truyện ngôn tình tại trường THPT Chuyên Trần Phú, Hải Phòng 23

III Nguyên nhân dẫn tới hiện tượng đọc truyện ngôn tình của học sinh trung học 27

1 Ảnh hưởng của văn hoá và thời đại 27

2 Truyện ngôn tình Trung Quốc rất dễ tiếp cận 28

3 Nội dung truyện ngôn tình hấp dẫn, thoả mãn được những nhu cầu tâm sinh lí của tuổi mới lớn 31

Trang 3

4 Tuổi mới lớn có xu hướng đọc theo phong trào 33

5 Các loại sách có giá trị chưa được phổ biến rộng rãi với học sinh trung học 33

IV Ảnh hưởng của việc đọc truyện ngôn tình Trung Quốc với học sinh trung học 34

1 Ảnh hưởng tích cực 34

1.1 Giá trị giải trí 34

1.2 Giá trị nội dung tư tưởng 34

1.3 Giá trị nghệ thuật 35

2 Ảnh hưởng tiêu cực – hiện tượng nghiện ngôn tình của học sinh trung học là một hiện tượng đáng báo động 36

2.1 Học sinh trung học nghiện ngôn tình bị lãng phí nhiều về mặt thời gian, ảnh hưởng đến kết quả học tập 36

2.2 Việc nghiện ngôn tình phần nào dẫn đến quan niệm sai lệch về tình yêu và cuộc sống 36

2.3 Đọc quá nhiều ngôn tình, một bộ phận học sinh trung học bị “nhiễm” ngôn ngữ, văn phong Hán học 37

2.4 Một bộ phận truyện ngôn tình có tác hại đầu độc tâm hồn học sinh trung học 38

2.5 Truyện ngôn tình – một trong những tác nhân dẫn đến hiện tượng lệch lạc giới tính trong giới trẻ 40

3 Kết luận 41

V Giải pháp hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của truyện ngôn tình 41

1 Các cơ sở đề xuất của biện pháp 41

1.1 Cơ sở khoa học 41

1.2 Cơ sở thực tiễn 42

2 Nhóm các giải pháp đề xuất 42

2.1 Giải pháp đề xuất đối với các cơ quan chức năng 42

2.2 Giải pháp đề xuất đối với các nhà xuất bản 43

2.3 Giải pháp đề xuất đối với các nhà nghiên cứu và phê bình văn học 43

2.4 Giải pháp đề xuất đối với các bậc phụ huynh 44

Trang 4

2.5 Giải pháp đề xuất đối với nhà trường 45

2.6 Giải pháp đề xuất đối với giới trẻ, cụ thể là học sinh trung học

– đối tượng chịu ảnh hưởng trực tiếp của việc đọc truyện ngôn tình 47

3 Điều tra tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp 48

4 Nhóm chương trình hành động thực tiễn 49

4.1 Chương trình tọa đàm tâm lí: “HỌC SINH TRUNG HỌC

VỚI TRUYỆN NGÔN TÌNH TRUNG QUỐC” 49

4.2 Chương trình sinh hoạt ngoại khoá: “NGÔN TÌNH VỚI

HỌC SINH TRUNG HỌC” 50

4.3 Chương trình phát thanh học đường “HỌC SINH TRUNG HỌC

ĐỌC GÌ, XEM GÌ?” 50

4.4 Cuộc thi viết truyện ngắn về tình yêu và tình bạn

“LỜI TRÁI TIM TUỔI HỌC TRÒ” 51

4.5 Trang web “HÃY LÀ ĐỘC GIẢ NGÔN TÌNH MỘT CÁCH

THÔNG MINH” trên mạng xã hội Facebook 52

4.6 Dự án series phim ngắn về hiện tượng học sinh trung học đọc

truyện ngôn tình Trung Quốc 53

5 Hiệu quả các chương trình hoạt động 53

5.1 Chương trình tọa đàm tâm lí: “HỌC SINH TRUNG HỌC

VỚI TRUYỆN NGÔN TÌNH TRUNG QUỐC” 53

5.2 Chương trình sinh hoạt ngoại khoá: “NGÔN TÌNH VỚI

HỌC SINH TRUNG HỌC” 54

5.3 Chương trình phát thanh học đường “HỌC SINH TRUNG HỌC

ĐỌC GÌ, XEM GÌ?” 55

5.4 Cuộc thi viết truyện ngắn về đề tài tình yêu và tình bạn

“LỜI TRÁI TIM TUỔI HỌC TRÒ” 55

5.5 Trang web “HÃY LÀ ĐỘC GIẢ NGÔN TÌNH MỘT CÁCH

THÔNG MINH” trên mạng xã hội Facebook 56

5.6 Dự án series phim ngắn về hiện tượng học sinh trung học đọc

truyện ngôn tình Trung Quốc 57

5.6 Khảo sát về hiệu quả chung của các chương trình

hành động thực tiễn 57

Trang 5

E KẾT LUẬN 59

F TÀI LIỆU THAM KHẢO 60

G PHỤ LỤC 61

Phụ lục I Phiếu khảo sát 61

Phụ lục II Biên bản phỏng vấn chuyên sâu 64

Phụ lục III Số liệu thu được từ thu thập và thống kê phiếu khảo sát lần thứ nhất (tháng 08/2014) 65

Phụ lục IV Kịch bản toạ đàm “HỌC SINH TRUNG HỌC VỚI TRUYỆN NGÔN TÌNH TRUNG QUỐC” 67

Phụ lục V Giáo án chương trình sinh hoạt ngoại khoá “NGÔN TÌNH VỚI HỌC SINH TRUNG HỌC” 72

Phụ lục VI Một số bài phát thanh trong chương trình phát thanh học đường “HỌC SINH TRUNG HỌC ĐỌC GÌ, XEM GÌ?” 80

Phụ lục VII Văn bản phát động cuộc thi viết truyện ngắn về đề tài tình yêu và tình bạn “LỜI TRÁI TIM TUỔI HỌC TRÒ” tại trường THPT Chuyên Trần Phú, Hải Phòng 84

Phụ lục VIII Một số bài dự thi cuộc thi viết truyện ngắn về đề tài tình yêu và tình bạn “LỜI TRÁI TIM TUỔI HỌC TRÒ” 86

Phụ lục IX Kịch bản tập 1– series phim ngắn về hiện tượng học sinh trung học đọc truyện ngôn tình Trung Quốc 92

Phụ lục X Một số hình ảnh minh hoạ 95

Trang 6

LỜI CẢM ƠN

Nhóm tác giả đề tài xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, các thầy cô giáo

và các bạn học sinh trường THPT Chuyên Trần Phú, Hải Phòng đã tạo mọi điềukiện giúp đỡ trong suốt thời gian nghiên cứu, thực hiện đề tài

Xin chân thành cảm ơn cô giáo Vũ Thùy Dung – giáo viên phụ trách mônNgữ Văn lớp 11 Anh1 đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn để chúng tôi hoàn thành đềtài này

Chúng tôi xin gửi lòng biết ơn sâu sắc đến cha mẹ, gia đình và tập thể lớp 11Anh1 cùng cô giáo chủ nhiệm Phạm Thị Mai Anh đã luôn ở bên cạnh động viênchúng tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài

Cuối cùng, xin cảm ơn cuộc thi INTEL ISEF năm học 2014 – 2015 đã chochúng tôi cơ hội thể hiện ý tưởng và thực hiện đam mê

NHÓM TÁC GIẢ

Trang 7

A TÓM TẮT

Khoảng 5 năm trở lại đây, việc đọc truyện ngôn tình Trung Quốc dường như

đã trở thành một trào lưu trong giới trẻ Thực tế cho thấy thể loại truyện này cónhững ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển tâm sinh lí của người đọc, trong đó phải

kể đến độc giả ở độ tuổi 11 – 18 (học sinh trung học) Điều này không chỉ khiến chorất nhiều nhà nghiên cứu, phụ huynh và giáo viên mà còn cả chính các bạn trẻ hết

sức trăn trở Trước vấn đề như vậy, một câu hỏi được đặt ra: Ngôn tình có ảnh

hưởng như thế nào, tích cực hay tiêu cực đối với giới trẻ?

Truyện ngôn tình là một thể loại văn học có nguồn gốc xuất xứ từ TrungQuốc Nội dung những câu chuyện này thường xoay quanh tình yêu đẹp như mộnggiữa các nhân vật Trên thực tế, ngôn tình Trung Quốc đã du nhập vào Việt Nam từ

những thập niên 80 – 90 của thế kỉ XX, nhưng phải đến sau khi tác phẩm “Xin lỗi

em chỉ là con đĩ” (tác giả: Tào Đình; dịch giả: Trang Hạ) trở thành “hiện tượng”

vào năm 2006 thì truyện ngôn tình mới ồ ạt được dịch và xuất bản tại Việt Nam.Hiện nay, ngôn tình đã trở thành sách gối đầu giường cho nhiều bạn trẻ, đặc biệt lànhững bạn học sinh trung học phổ thông, thậm chí trung học cơ sở

Xoay quanh vấn đề “giới trẻ đọc truyện ngôn tình” có nhiều ý kiến trái chiều.Thực chất, nhiều tác phẩm ngôn tình đem lại những giá trị nội dung và nghệ thuật,giúp bồi dưỡng cho tâm hồn, tình cảm người đọc Cốt truyện đơn giản của ngôntình cũng có tác dụng giải trí, giải toả căng thẳng sau những khoảng thời gian họctập, làm việc áp lực, mệt mỏi Tuy vậy, những ảnh hưởng tiêu cực của truyện ngôntình lên giới trẻ là không thể phủ nhận Đắm chìm trong những câu chuyện tình yêu,nhiều học sinh trở nên sao lãng trong cuộc đời thực, luôn trong trạng thái mơ màng

về một cuộc sống màu hồng như trong truyện Điều này gây ra sự lệch lạc trong tưtưởng và nhân cách đang trong quá trình phát triển và hoàn thiện ở độ tuổi vị thànhniên

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này: bao gồm cả khách quan lẫnchủ quan Về lí do khách quan, có một sự thật không thể phủ nhận được là do ngôntình hiện nay đang xuất hiện tràn lan khắp mọi nơi trong cuộc sống của học sinh; sở

dĩ có hiện tượng này là do sự quản lí của gia đình và nhà trường chưa được chặtchẽ, đồng thời do sự quá “dễ dãi” trong khâu quản lí và kiểm duyệt sách của cácnhà chức trách có liên quan Về chủ quan, truyện ngôn tình trở nên phổ biến nhưhiện nay là do độc giả trẻ chưa có khả năng tự định hướng trong việc đọc gì, xem

gì, dễ bị cuốn hút bởi những tác phẩm với nội dung ngọt ngào, lí tưởng, mới lạ;thêm vào đó là việc đọc theo phong trào, nghe nói ngôn tình đang trở thành hiệntượng nên muốn đọc thử cho biết, để bằng bạn bằng bè

Nhóm tác giả chúng tôi đã tiến hành tìm hiểu về thực trạng của vấn đề nàytrên phạm vi rộng (các tỉnh thành trên toàn quốc) qua việc tìm hiểu trên các phươngtiện thông tin đại chúng và trên một phạm vi hẹp hơn qua việc phát phiếu điều tra,

Trang 8

phỏng vấn nhiều học sinh trung học phổ thông ở các khối, lớp khác nhau trongphạm vi trường THPT Chuyên Trần Phú, Hải Phòng và thu được kết quả tổng quát:

38% thường xuyên đọc ngôn tình, 21% thỉnh thoảng đọc, 14% hiếm khi đọc và 27% không bao giờ đọc Những con số này cho thấy: truyện ngôn tình, tuy mới trở

nên phổ biến không lâu (so với những thể loại văn học khác) nhưng rõ ràng đã thuhút một lượng độc giả trung thành không hề nhỏ

Trước một vấn đề như vậy, chúng tôi đã nghiên cứu và đề ra một số giải phápnhằm hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của truyện ngôn tình Những biện phápnày sẽ từng bước giúp các bạn học sinh có một nhận định khách quan, đúng đắn vềmặt tốt, mặt xấu của thể loại truyện ngôn tình Trung Quốc Từ đó, các bạn sẽ có thể

tự đưa ra quyết định cho bản thân về việc có nên đọc thể loại này hay không, đồngthời nhận ra được tầm quan trọng của việc rèn luyện văn hoá đọc lành mạnh cho cánhân nói riêng và thế hệ trẻ nói chung

Đề tài “HỌC SINH TRUNG HỌC VỚI TRUYỆN NGÔN TÌNH TRUNG QUỐC – THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP” được chúng tôi nghiên cứu

nhằm ứng dụng vào đời sống thực tế, hướng tới một sự nhận thức đúng đắn về ngôntình đối với thế hệ trẻ, bên cạnh đó cũng tạo ra một cái nhìn tổng quát cho toàn xãhội nói chung về thể loại văn học mới mẻ này Nếu đề tài này được ứng dụng vàocuộc sống, chắc chắn sẽ giảm thiểu được những lệch lạc không đáng có trong việchình thành và phát triển tâm sinh lí của học sinh trung học nói riêng và thế hệ trẻViệt Nam nói chung

Trang 9

B GIỚI THIỆU VÀ TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

I LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Văn hào Nga Maxim Gorky từng nhận định: “Sách mở ra trước mắt tôi

những chân trời mới” và “Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống” Có thể khẳng định, sách có một tầm quan trọng không thểphủ nhận với mỗi con người Đọc một quyển sách “tốt”, độc giả sẽ cảm nhận được

vẻ đẹp của cuộc sống, mở rộng lòng mình với mọi người xung quanh; ngược lại,đọc một quyển sách “xấu”, người ta dễ có những lệch lạc trong suy nghĩ về cuộcđời, bản thân, xã hội Đặc biệt, đối với độ tuổi mới lớn (11 – 18 tuổi), sách có mộtảnh hưởng sâu sắc đến việc định hướng sự phát triển về tư tưởng, quan niệm sống.Thêm vào đó, việc đọc gì, xem gì của học sinh cũng chính là một căn cứ để xácđịnh khuynh hướng thẩm mĩ của giới trẻ, một thước đo cho văn hoá đọc của nướcnhà nói chung và cho sự phát triển của quốc gia sau này

Xã hội đang ngày càng trở nên hiện đại, sự chi phối của công nghệ thông tinngày càng trở nên không thể phủ nhận Đã có một thời gian, dư luận dấy lên sự băn

khoăn xung quanh câu hỏi: Liệu thế hệ trẻ ngày nay còn đọc sách? Hay những

trang giấy chứa đựng đầy tri thức ấy đang dần bị mai một đi, bị lấn át bởi những phát minh điện tử hiện đại? Tuy vậy, khoảng 5 năm trở lại đây, có vẻ như các bạn

trẻ đọc ngày càng nhiều Nhưng điều đó có đủ để chúng ta thở phào nhẹ nhõm? Đọcnhiều, nhưng đọc gì mới là vấn đề quan trọng Gần đây, truyện ngôn tình TrungQuốc đang trở nên ngày một phổ biến trên giá sách mỗi học sinh, thậm chí có phầnngang bằng, nếu không lấn át đi, những thể loại văn chương cổ điển Điều này đặt

ra một vấn đề không khỏi khiến nhiều người băn khoăn: Truyện ngôn tình là gì?

Tại sao ngôn tình lại thu hút độc giả trẻ đến thế? Giới trẻ sẽ nhận được ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực khi đã chọn “gắn bó” thói quen đọc sách với thể loại này?

Ngôn tình Trung Quốc đã trở thành một món ăn không thể thiếu với mộtlượng lớn học sinh trung học Trên thực tế, truyện ngôn tình thu hút rất nhiều độcgiả ở nhiều lứa tuổi, từ tiểu học, trung học, thanh niên đến trung niên Trong đó, độcgiả ở độ tuổi 11 – 18 chiếm tỉ lệ lớn nhất trong cộng đồng những người ưa chuộngthể loại ngôn tình Trung Quốc Thêm vào đó, học sinh trung học vẫn còn đang ởgiai đoạn chưa hoàn thiện về tâm sinh lý, phát triển trí tuệ và các mối quan hệ xãhội; những gì các bạn đọc sẽ có những ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển toàn diệncủa các bạn sau này

Xuất phát từ sự cấp thiết của hiện trạng trên, nhóm tác giả chúng tôi đã đi đến

quyết định nghiên cứu về đề tài khoa học xã hội: “Học sinh trung học với truyện

ngôn tình Trung Quốc – Thực trạng và một số giải pháp”.

Trang 10

II LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Những năm gần đây, ngôn tình xuất hiện với tần suất lớn trong cuộc sống.Đây đã trở thành một trào lưu trong cộng đồng thế hệ trẻ Việt Nam Nhận ra tínhcấp thiết của vấn đề, đã có rất nhiều nhà nghiên cứu tìm hiểu và có những ý kiếnkhác nhau về ngôn tình

Ví dụ, theo TS văn học Trần Lê Hoa Tranh:

“Loại sách này thường bị chê, vì nó không phải là văn học Chúng chẳng có

tư tưởng gì cả, chỉ đọc để giải trí thôi Nhưng dù mục đích ban đầu là đọc để giải trí, thì thực ra độc giả rất dễ chìm sâu vào đó, nghiền ngẫm theo dõi từ bộ này sang

bộ kia Để cho biết, tôi cũng đọc vài cuốn thể loại này, và thấy mình bị hút vào, khó dứt ra Mình là người lớn đã vậy, còn các em thiếu niên đọc thể loại này chắc chắn

sẽ bị mê đắm.

Bởi vậy, nên hạn chế những thể loại này, không nên khuyến khích Đọc để giải trí thì cũng được, nhưng giới trẻ thì biết đến đâu là điểm dừng!”

TS tâm lý Nguyễn Phương Thảo:

“Tôi rất dị ứng với những truyện ngôn tình Trung Quốc bày bán nhan nhản trên các hiệu sách hiện nay Tôi biết có rất nhiều em vì quá mê đắm những nhân vật trong truyện, mà nhìn ai cũng thấy khuyết điểm, sau này không yêu nổi ai Các thầy cô, các bậc phụ huynh đừng nên coi nhẹ những văn hóa phẩm này, bởi lẽ nó

có thể là chất độc gây hại đến cả một thế hệ.”

Nhà báo Song Chi, trong một bài viết tại trang web chungta.com lại có một

nhận định khác:

“Nhưng suy cho cùng, trong một xã hội mà cái gì cũng đang xuống cấp, cái

gì cũng có “vấn đề” thì việc giới trẻ lười đọc sách hoặc chỉ đọc những loại sách dễ đọc, không có giá trị về mặt văn chương, tư tưởng, thậm chí sách tào lao nhảm nhí

có hại đi nữa, cũng chỉ là…chuyện bình thường!!!”

Theo Ngôi Sao Hy Vọng trên guu.vn:

“Khi bước vào thế giới chuyện ngôn tình, những hoàn cảnh những éo le của cuộc đời được tác giả xây dựng có thể không có thực hoàn toàn Nhưng ở đó con người nhìn thấy phần nào cuộc sống của chính bản thân họ ở khía cạnh này hay khía cạnh khác Và kết thúc của nhiều câu chuyện là những kết thúc vô cùng có hậu Đó là mong muốn của bất cứ ai trong chúng ta Chúng ta hi vọng cuộc sống thực tại của mình sẽ có được cái kết như thế Đó là sự mơ mộng nhưng đó cũng là niềm tin Đó là cái mà nhiều người trong chúng ta dựa vào nó để sống để cố gắng vượt qua những khó khăn, nỗi đau của chính mình tin vào một tương lai tươi sáng hơn Hoặc có những kết thúc buồn nhưng để lại trong lòng người đọc những cảm

Trang 11

xúc khó tả, những luyến tiếc cho nhân vật cho chính bản thân mình Điều đó giúp ta nhìn nhận lại cuộc sống của bản thân một cách rõ ràng hơn, tìm được cho mình sự lựa chọn mới Có đôi lúc sự mơ mộng là động lực, là sự thức tỉnh trong lòng, trong suy nghĩ và tâm trí của mỗi chúng ta Có lúc đó là sự an ủi duy nhất mà chúng ta tìm kiếm được trong cuộc sống khi mà hiện thực quá tàn khốc.”

Tuy nhiên, có thể thấy, hầu hết đó chỉ là những bài viết đánh giá vấn đề trên

một phương diện: hoặc khuyến khích hoặc phản đối Với đề tài này, chúng tôi

muốn tìm hiểu vấn đề một cách toàn diện, dưới góc độ của giới trẻ, những người trực tiếp đọc và chịu ảnh hưởng bởi ngôn tình để có cái nhìn chân thực, khách quan nhất Đồng thời chúng tôi mong muốn triển khai vấn đề dưới nhiều góc độ: phân tích văn học, đánh giá xã hội học, tâm lý lứa tuổi… để có những thống kê

và lí giải, đánh giá đúng đắn về hiện tượng học sinh trung học “nghiện” ngôn tình Từ đó đề ra nhận định phù hợp về truyện ngôn tình và hướng giải quyết những tồn đọng của hiện tượng.

III MỤC TIÊU, Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI

Chúng tôi nghiên cứu đề tài này nhằm hướng tới các mục đích thực tế:

1 Đưa ra một định nghĩa khái quát về thể loại truyện ngôn tình

2 Khảo sát về thực trạng đọc truyện ngôn tình, nguyên nhân ngôn tình được ưachuộng và những ảnh hưởng cả tích cực lẫn tiêu cực của thể loại này đối với lứatuổi học sinh trung học, đặc biệt là học sinh Trường THPT Chuyên Trần Phú,Hải Phòng; từ đó nghiên cứu về khuynh hướng thẩm mĩ của giới trẻ ngày nay

3 Đề xuất các phương án nhằm giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực của hiệntượng này; đồng thời thiết kế những chương trình nhằm nâng cao hiểu biết, sựtỉnh táo của học sinh trung học trong việc chọn sách, nâng cao văn hoá đọc

Đề tài có tính thực tế cao và có khả năng được mở rộng nhằm tác động lênhọc sinh theo hướng đại chúng, tức ảnh hưởng lên tâm lí và hành động của học sinhtheo số lượng lớn Đồng thời đề tài có thể đóng vai trò tài liệu tham khảo để giảiquyết các hiện tượng khác tương tự ngoài hiện tượng học sinh trung học đọc truyệnngôn tình Trung Quốc trong tương lai

IV CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

1 Ngôn tình là gì? Ngôn tình gồm những thể loại nào? Nội dung của ngôn tìnhthường xoay quanh điều gì? Giá trị về mặt nội dung và nghệ thuật của truyệnngôn tình?

2 Học sinh trung học đọc ngôn tình với tần suất và thái độ như thế nào? Tại saothể loại này lại thu hút nhiều học sinh tìm đọc? Đây nên được coi là hiện tượngtích cực hay tiêu cực?

3 Làm thế nào để hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của việc đọc truyện ngôn tìnhđối với học sinh trung học?

Trang 12

V ĐỐI TƯỢNG VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

1 Đối tượng nghiên cứu: Hiện tượng đọc truyện ngôn tình ở học sinh trung học cơ

sở và trung học phổ thông với cơ chế phát sinh và hình thành, những ảnh hưởngcùng giải pháp tối ưu nhằm hạn chế hiện tượng

2 Địa bàn nghiên cứu: Một số trường trung học, đặc biệt là trường THPT ChuyênTrần Phú, Hải Phòng

VI PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1 Tìm hiểu vấn đề đọc truyện ngôn tình từ những người xung quanh, đặc biệt làgiới trẻ học đường

2 Tìm kiếm thông tin trên các phương tiện truyền thông như: đài, báo, TV, báođiện tử, các diễn đàn văn học nói chung, đặc biệt là các trang chuyên đăng tải

truyện ngôn tình như truyenngontinh.com, webtruyen.com hay mạng xã hội

Wordpress, Wattpad, các trang giao lưu của độc giả truyện ngôn tình trên

Facebook…

3 Thực hiện các cuộc khảo sát theo quy mô từ nhỏ đến lớn (cụ thể như: điều trabằng bảng hỏi, phỏng vấn chuyên sâu…) đối với học sinh từ 11 đến 18 tuổi, chủyếu là học sinh trường THPT Chuyên Trần Phú, Hải Phòng

VII PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1 THỐNG KÊ, PHÂN LOẠI

1.1 Tìm hiểu về các thể loại truyện ngôn tình, phân chia và thống kê các giátrị của những tác phẩm tiêu biểu

1.2 Đưa ra những con số chính xác về mức độ ảnh hưởng của thể loại truyệnngôn tình lên học sinh trung học qua việc thống kê phiếu khảo sát

2.1 Đánh giá những ảnh hưởng của truyện ngôn tình

2.2 Đề xuất những hướng giải quyết thực tế để giảm thiểu những ảnh hưởngtiêu cực của truyện ngôn tình

2.3 Đánh giá về sự phổ biến của truyện ngôn tình dựa trên những phân tích về

sự thay đổi trong tâm sinh lí ở độc giả tuổi mới lớn và về tâm lí đám đôngtrong văn hoá đọc

4 PHƯƠNG PHÁP LIÊN NGÀNH

Để hoàn thành được đề tài, nhiều phân tích, thống kê cần được thực hiệnbằng phương pháp của các lĩnh vực khác nhau như: phân tích văn học, phân tích

Trang 13

tâm lí học Sự phối hợp linh hoạt giữa các phương pháp này đưa đến một kết quảđánh giá khách quan, đa dạng, đa chiều.

C PHƯƠNG PHÁP VÀ QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN

I KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

1 THÁNG 5 – 6/2014: Tìm hiểu các tài liệu liên quan đến truyện ngôn tình.

2 THÁNG 7 – 8/2014: Thực hiện các khảo sát, phỏng vấn và thống kê.

3 THÁNG 9 – 10/2014: Nghiên cứu, phân tích hiện tượng “nghiện” ngôn tình ở

II NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1 Nghiên cứu lí thuyết tâm lí học

2 Nghiên cứu lí thuyết xã hội hoá

3 Nghiên cứu thực trạng đọc truyện ngôn tình ở trường THPT Chuyên Trần Phú,Hải Phòng

Trang 14

III NGHIÊN CỨU PHONG TRÀO ĐỌC TRUYỆN NGÔN TÌNH TRONG CỘNG ĐỒNG HỌC SINH TRUNG HỌC HIỆN NAY

1 PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA TRỰC TIẾP BẰNG PHIẾU KHẢO SÁT

Nhóm tác giả đã hai lần thực hiện khảo sát với 45 lớp trong trường THPTChuyên Trần Phú, Hải Phòng bằng phiếu điều tra, trong đó có các câu hỏi xoayquanh hiện tượng đọc truyện ngôn tình và ý kiến của học sinh (bao gồm cả nhữngbạn có đọc ngôn tình và những bạn không đọc ngôn tình) về thể loại ngôn tình

Trung Quốc (xem Phụ lục I) Phiếu điều tra này được thiết kế với mục đích khảo sát

về tầm ảnh hưởng của thể loại văn học này với học sinh trường THPT Chuyên TrầnPhú, từ đó có những đánh giá chung và nhận định khái quát về tầm ảnh hưởng củatruyện ngôn tình đối với giới trẻ của thành phố Hải Phòng

2 PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT TRỰC TUYẾN TRÊN MẠNG INTERNET

Nhóm tác giả đã thiết kế một khảo sát trực tuyến, với nội dung tương tựphiếu khảo sát được phát trực tiếp tại trường THPT Chuyên Trần Phú, Hải Phòng

(xem Phụ lục I), thu được kết quả từ 232 học sinh, trong đó 134 học sinh nội thành

Hải Phòng, 71 học sinh ngoại thành Hải Phòng, 27 học sinh các tỉnh thành khác

Qua việc thực hiện khảo sát trên một phạm vi rộng hơn, nhóm tác giả đưa rađược những nhận định khái quát hơn về hiện tượng đọc truyện ngôn tình của họcsinh trung học

3 PHƯƠNG PHÁP PHỎNG VẤN CHUYÊN SÂU

Nhóm tác giả đã tổ chức phỏng vấn với tổng cộng 20 học sinh: 10 học sinh làđộc giả của truyện ngôn tình (trong đó có 2 học sinh trường THCS Hồng Bàng, 2học sinh trường THCS Ngô Quyền, 2 học sinh trường THPT Ngô Quyền và 4 họcsinh trường THPT Chuyên Trần Phú – các trường nằm trên địa bàn thành phố HảiPhòng) và 10 học sinh ngẫu nhiên đang tìm đọc ngôn tình tại nhà sách

Nội dung phỏng vấn xoay quanh thói quen đọc truyện ngôn tình, mục đíchđọc truyện ngôn tình và cảm nhận khi đọc truyện ngôn tình của các học sinh (Ví dụ

về biên bản phỏng vấn chuyên sâu, xem Phụ lục II)

Trang 15

D KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

I GIỚI THUYẾT CHUNG VỀ TRUYỆN NGÔN TÌNH TRUNG QUỐC

1 KHÁI NIỆM

Khái niệm “truyện ngôn tình” hiện nay xuất hiện rất nhiều trong cuộc sốnghàng ngày cũng như trong nhiều bài viết phóng sự hay phê bình, đánh giá văn học,

và đồng thời cũng có rất nhiều ý kiến tranh cãi xoay quanh thể loại này

Hiện tại chưa có tài liệu chính thức nào định nghĩa “ngôn tình” là gì Tuynhiên, có thể hiểu một cách đơn giản: “NGÔN” là ngôn ngữ, “TÌNH” là tình yêu

Ngôn tình là thuật ngữ bắt nguồn từ Trung Quốc dùng để chỉ những tác phẩm tâm lí tình cảm có nội dung xoay quanh những câu chuyện tình yêu lãng mạn lí tưởng.

Từ khái niệm trên, trong phạm vi đề tài này, chúng tôi tập trung nghiên cứunhững tác phẩm ngôn tình có xuất xứ từ Trung Quốc

2 CỐT TRUYỆN

Nội dung của truyện ngôn tình rất đa dạng, nhưng hầu hết cốt truyện đều

xoay quanh những câu chuyện tình yêu đẹp Những câu chuyện ấy có thể có kết

thúc tốt đẹp (hai nhân vật chính hạnh phúc bên nhau), kết thúc buồn (hai nhân vậtchính không đến được với nhau, một trong hai nhân vật chính qua đời ) hay kếtthúc mở (hai nhân vật chính chọn lối đi riêng cho mình nhưng vẫn hứa hẹn gặp lạitrong tương lai ) Tuy nhiên, dù kết thế nào, những tình yêu này đều phải trải quanhững khó khăn, trắc trở, qua đó các nhân vật thể hiện sự thuỷ chung, tin tưởng,chấp nhận hi sinh cho đối phương

Một số ví dụ về cốt truyện của truyện ngôn tình:

“Bong bóng mùa hè” – Minh Hiểu Khê

(truyện ngôn tình nam – nữ)

Hạ Mạt và Lạc Hi đều là trẻ mồ côi, thủa thiếu thời gặp nhau ở nhà cha mẹnuôi họ Doãn Vì cùng có những vết thương lòng ngay từ nhỏ nên hai người bọn họluôn nghi kị và phòng bị lẫn nhau Sau lần Lạc Hi giải vây cho Hạ Mạt và em traitrong một Game show Truyền hình, bức tường phòng bị giữa hai người mới dần dầnđược dỡ bỏ Nhưng đại thiếu gia của tập đoàn Âu thị là Âu Thần vì quá yêu Hạ Mạt

đã chia cắt hai người, Lạc Hi bị đưa sang Anh du học

Đúng vào ngày Lạc Hi bay, bố mẹ Doãn bị tai nạn và cùng qua đời Âu Thần

vì nghi ngờ Hạ Mạt và Lạc Hi có tình ý với nhau, quá tức giận cũng gặp tai nạn mấttrí nhớ… Từ đó Hạ Mạt một mình bươn trải nuôi em trai ăn học Hai chị em thươngyêu nhau, cuộc sống rất êm đềm, hạnh phúc

Trang 16

Năm năm sau, Lạc Hi trở về, anh lúc này đã là Thiên Vương trong thế giớishowbiz có rất nhiều người hâm mộ, Hạ Mạt thì là gương mặt mới của công ty đĩahát, họ lại một lần nữa gặp lại nhau Con đường trở thành minh tinh của Hạ Mạt gặprất nhiều khó khăn Lúc này Lạc Hi chủ động dùng ảnh hưởng của mình giúp đỡ cô.Trái tim hai người mỗi ngày một gần nhau hơn Đúng lúc này Âu Thần xuất hiện.Anh giờ đây đang đứng đầu tập đoàn Âu thị Ngay lần gặp đầu tiên, Âu Thần đã bị

Hạ Mạt hấp dẫn Thái độ trốn tránh của cô làm anh nghi ngờ Âu thần quyết tìm lại

kí ức đã mất bắt đầu từ Hạ Mạt Ba người họ lại lần nữa rơi vào vòng luẩn quẩn củayêu và hận Trải qua nhiều sóng gió, nhiều mối hiểu lầm, cuối cùng câu chuyện kếtthúc viên mãn với sự trở về của cặp đôi Hạ Mạt và Âu Thần

“Thập Nhất Lâu” – Lam Lâm

(Truyện đam mỹ – ngôn tình nam – nam)

Nhất Duy, 17 tuổi, trong mắt mọi người là một đứa trẻ ngoan ngoãn, thôngminh Cậu vừa đậu vào một trường quốc tế hạng nhất, cả mùa hè lang thang trênmạng lập ra blog, tham gia các diễn đàn

Ninh Hạo, 21 tuổi, sinh viên năm cuối đại học Cuộc sống đại học cũngkhông có gì khác biệt so với người khác, trừ một điều: anh sống chung (ăn ở như vợchồng) với một người đàn ông khác tên Dương Hà Dương Hà yêu Ninh Hạo, yêuđiên cuồng đến mức độc đoán, chỉ cần Ninh Hạo cười với một người con trai nàokhác cũng khiến Dương Hà nổi điên lên mà trừng phạt Ninh Hạo ở cùng Dương Hà

có mọi thứ, không phải thuê phòng trọ rẻ tiền mà ở hẳn một phòng trong tòa cao ốc,mọi thứ tiền bạc chi phí đều do Dương Hà trả, Ninh Hạo chỉ thiếu một thứ duy nhất,

đó là tự do Dương Hà gần như cầm tù Ninh Hạo trong một chiếc lồng son, gần nhưtách biệt Ninh Hạo với thế giới bên ngoài Dương Hà mua cho Ninh Hạo một chiếcmáy tính, cứ nghĩ rằng như thế sẽ an toàn, thế nhưng trên mạng, Ninh Hạo đã quenđược Nhất Duy

Câu chuyện bắt đầu khi Ninh Hạo cùng Nhất Duy kết bạn trên mạng, cả haitrò chuyện rất ăn ý, điều đó khiến cuộc sống quá cô đơn của Ninh Hạo có điểm sánglên, Nhất Duy cùng Ninh Hạo kết hôn trên mạng, gọi Ninh Hạo là vợ, Nhất Duyquan tâm đến Ninh Hạo, một sự quan tâm cho dù cả hai cách biệt xa như thế cũngcảm thấy sự dịu dàng, dễ thương Ninh Hạo biết mình yêu Nhất Duy Dương Hàkhông thể ngờ rằng mình dùng mọi thứ trói buộc Ninh Hạo như thế vẫn để mấtNinh Hạo rơi vào tay kẻ khác Ninh Hạo cuối cùng rời khỏi Dương Hà đến tìm NhấtDuy Nhất Duy chưa từng nghĩ mình sẽ tiếp nhận mối quan hệ đồng tính thật sự nên

có chút lơ lửng khiến Ninh Hạo vô cùng thất vọng mà quay về với Dương Hà, dùtrong lòng tình cảm với Nhất Duy vẫn vô cùng sâu đậm Khi Ninh Hạo đi, NhấtDuy mới chợt nhận ra tình cảm của mình với người kia bất chợt đã sâu sắc tới mứcnào, mãi không thể quên

Trang 17

Kết thúc, Dương Hà kết hôn với một thiên kim tiểu thư và mời Ninh Hạo đếnlàm phù rể.

“Đi ngược chiều gió” – Trầm Mộ Trạch

(Truyện bách hợp – ngôn tình nữ – nữ)

Hứa Ấu Vi – 27 tuổi, là một nữ chủ biên tài năng của một tạp chí nổi tiếng,

có một người bạn rất thân là Bách Sâm, một nữ nghệ thuật gia Tạ Quân Nhiễm –

24 tuổi, là sinh viên cao học năm hai ngành mỹ thuật, được nhận làm người mẫu vẽtranh cho Bách Sâm

Từ lần đầu tiên gặp Tạ Quân Nhiễm đã rất có ấn tượng với Hứa Ấu Vi TạQuân Nhiễm đã hỏi bạn cùng phòng của mình là Lăng Y Mạn về cảm giác củamình, sau đó xác định rõ tính hướng Trong một chuyến công tác sang Nhật Bản chỉ

có Tạ Quân Nhiễm và Hứa Ấu Vi đi cùng với nhau, hai người gặp Bắc Dã Lăng Nãi– một người mẫu nổi tiếng, tỏ rõ ý muốn theo đuổi Hứa Ấu Vi Hai người sau đó trở

về Trung Quốc, tác thành cho Bách Sâm và Lăng Y Mạn đến với nhau

Bắc Dã Lăng Nãi trở về Trung Quốc, gây ra scandal về việc tình cảm giữa cô

và Hứa Ấu Vi Lần này, Tạ Quân Nhiễm lấy hết can đảm để bày tỏ với Hứa Ấu Vi,hai người chính thức thành một cặp Vụ lùm xùm về tình cảm sau đó được giảiquyết

Bách Sâm sau khi yêu Lăng Y Mạn quyết định xin tiền ba mẹ xây một phòngchụp ảnh tại quê hương, mời những người bạn ở nước ngoài hợp tác, trong đó có LýTường Hi, không ngờ rằng Lí Tường Hi chính là người đàn ông trước kia đã bỏ rơiLăng Y Mạn Sự xuất hiện của Lí Tường Hi gây nhiều rắc rối cho Bách Sâm và YMạn, nhưng rồi tất cả được giải quyết, tình cảm hai người thêm sâu đậm

Sau khi công khai tính hướng của mình tại công ti, Hứa Ấu Vi thường xuyên

bị chỉ trỏ, bàn tán, áp lực công việc tăng mạnh, vì vậy quyết định từ chức và đầuquân cho công ti quản lí của Bắc Dã Lăng Nãi Tại đây cô giúp Lăng Nãi và ngườiyêu cũ – cũng đồng thời là quản lí cấp cao của công ti – quay lại với nhau

Sau một thời gian dài với muôn vàn khó khăn, hai cặp đôi Hứa Ấu Vi – TạQuân Nhiễm, Bách Sâm – Lăng Y Mạn cuối cùng cũng thuyết phục được gia đìnhcác bên ủng hộ chuyện tình cảm của họ Truyện kết thúc viên mãn

Trang 18

3 NHÂN VẬT

Hầu hết những nhân vật của truyện ngôn tình được xây dựng qua thủ pháp lí tưởng hoá

Nhắc đến truyện ngôn tình, người ta thường nghĩ ngay đến hình ảnh những

“soái ca” với vẻ ngoài hoàn mĩ, tính cách bên ngoài lạnh lùng hoặc thâm trầm sâusắc nhưng lại rất dịu dàng, chiều chuộng, quan tâm cô gái mình yêu thương; những

cô gái với tâm hồn trong sáng, thuần khiết hoặc cá tính mạnh mẽ, thông minh, sắcsảo vượt lên hoàn cảnh Đồng ý rằng motif này xuất hiện trong rất nhiều tác phẩmngôn tình, tuy nhiên, trên thực tế, không phải tất cả nhân vật ngôn tình đều hoàn hảotrên mọi phương diện như nhiều người vẫn hay đánh đồng Có rất nhiều tác phẩmtrong đó nhân vật chính không xuất thân từ danh gia vọng tộc hay có ngoại hình, tài

năng xuất chúng Sự lí tưởng của nhân vật truyện ngôn tình nằm ở thái độ của họ

trong tình yêu Tất cả nhân vật đều thể hiện sự chân thành, chung thuỷ, sự hi sinh

và nhiều đức tính khác trong quan hệ của mình với đối phương

Một ví dụ tiêu biểu là hai nhân vật chính trong truyện “Cô gái năm ấy chúng

ta cùng theo đuổi” – Cửu Bả Đao Thẩm Giai Nghi và Kha Cảnh Đằng xuất phát là

học sinh trung học lớp 12, gia cảnh bình thường, ngoại hình và tài năng không xuấtchúng Tại điểm kết thúc của câu chuyện, tuy cả hai người đều đã trưởng thànhnhưng cũng không xuất hiện yếu tố quá thành đạt hay giàu có Tuy nhiên, hai nhânvật gây ấn tượng mạnh với độc giả bởi tình yêu đầu đời trong sáng, nhẹ nhàng, lãngmạn, có hơi chút bồng bột của tuổi trẻ

Hình 1: Thẩm Giai Nghi (Trần Nghiên Hi) và Kha Cảnh Đằng (Kha Chấn Đông) trong bộ phim chuyển thể từ “Cô gái năm ấy chúng ta cùng theo đuổi”

Trang 19

4 THỂ LOẠI

Truyện ngôn tình bao gồm rất nhiều thể loại Các thể loại thường gặp đượcthống kê như dưới đây:

Đam mỹ Truyện tình cảm giữa hai người đều là nam

Bách hợp Truyện tình cảm giữa hai người đều là nữ

Xuyên không Truyện có nhân vật vượt qua thời gian/ không gianđến một thời gian/ không gian khác.Huyền huyễn Truyện có yếu tố phép thuật, kỳ ảo… được đặt trong

bối cảnh siêu tưởng (tiên giới, ma giới…)

Tiên hiệp, tu chân Truyện có yếu tố thần tiên, tu đạo

Trọng sinh Truyện có nhân vật chết đi rồi sống lại hoặc “nhập”

vào một cơ thể khác

Võng du Truyện miêu tả song song giữa cuộc sống ảo trên

mạng và ngoài đời thực của nhân vật

Đồng nhân

Truyện lấy bối cảnh từ truyện tranh, phim ảnh, phimhoạt hình, hoặc một câu chuyện nào đó có sẵn Nhânvật chính có thể là nhân vật đến từ thế giới hiện thựchoặc một nhân vật được sáng tạo hoàn toàn mới trongcâu chuyện đó

Điền văn

Truyện không có cao trào, nút thắt, các chi tiết chỉxoay quanh cuộc sống hàng ngày của nhân vật, bìnhthản, chầm chậm

Ngược Truyện có nhân vật bị hành hạ về thể xác (Ngược

thân) hoặc tinh thần (Ngược tâm)

Sủng Truyện có nhân vật được tôn trọng, yêu thương

Sắc Truyện có cảnh quan hệ thể xác (thường gắn mác

18+, 20+, 25+ )

Hắc đạo/ Hắc bang Truyện có nội dung về xã hội đen

Cung đấu Truyện xoay quanh việc đấu đá tranh đoạt trong cung

đình (thường là hậu cung)

Thanh mai trúc mã Truyện có hai nhân vật chính là bạn từ nhỏ

Thanh xuân vườn trường Truyện có bối cảnh học đường, cuộc sống sinh viên Nhân thú Truyện miêu tả tình yêu giữa người với thú

Sư đồ luyến/ sư sinh

luyến Truyện miêu tả tình yêu giữa học sinh và giáo viên.

Nữ tôn Truyện mang tư tưởng trọng nữ khinh nam

Tiền hôn hậu ái Truyện có nội dung về cưới trước yêu sau

HE Happy Ending – Truyện có kết vui

SE Sad Ending – Truyện có kết buồn

Trang 20

1.1 Truyện ngôn tình dưới dạng sách được xuất bản

Mới xuất hiện không lâu nhưng độ phổ biến của ngôn tình là điều không ai có

thể phủ nhận Truyện ngôn tình Trung Quốc hiện giờ có thể được tìm thấy trên

giá sách của rất nhiều học sinh trung học.

Khi đề cập vấn đề này, T.Vân, học sinh trường THPT Lê Thánh Tôn, quận 7,

TP HCM giới thiệu: “Ngôn tình được hiểu là những câu chuyện diễm tình lãng

mạn, có cái kết đẹp như mơ” Vân cho biết đã đọc cả trăm truyện ngôn tình, phần

lớn là sách dịch, như: “Ai hiểu được lòng em” – Lục Xu, “Chờ em lớn, được

không?” – Diệp Lạc Vô Tâm, “Yêu không lối thoát” – Lam Bạch Sắc, “Người yêu

ơi đi nào” – Nhất Độ Quân Hoa, “Tuổi xuân của em, tòa thành của anh” – Hồng

Cửu, “Đừng nói với anh ấy tôi vẫn còn yêu” – Lục Xu… “Nên đọc Đừng thấy

những tập sách dày mà nản Càng đọc càng thích và không thể rời mắt khỏi sách đâu”, T.Vân bảo Theo Vân, những cuốn sách này luôn túc trực trong ba lô khi đến

trường cũng như gối đầu giường lúc ở nhà để “rảnh khi nào đọc khi đó” “Lớp em

hầu hết mê thể loại này, ai cũng có, đọc xong rồi đổi cho nhau Đến giờ em đã đọc gần 150 cuốn”, Vân hào hứng cho biết thêm.

V.Na, học sinh Trường THPT Gò Vấp (quận Gò Vấp), cũng là tín đồ của loạitruyện này Na kể vì quá mê nên hễ có tiền là mua truyện ngôn tình, hiện tủ sách ởnhà đã có hơn 100 cuốn

Thắc mắc tại sao giữa nhiều thể loại truyện lại chọn ngôn tình Trung Quốc,

bạn N.Anh, học sinh Trường THPT Trưng Vương (quận 1), thẳng thắn: “Những

loại truyện của Việt Nam hoặc nước khác không hấp dẫn, chưa đáp ứng được nhu cầu, sở thích của giới trẻ vì nó ngắn và dễ khiến nhàm chán Còn truyện ngôn tình Trung Quốc có cốt truyện hay, lãng mạn, hấp dẫn, phù hợp với tuổi teen”.

Không chỉ nữ sinh bị mê hoặc, nhiều nam sinh cũng thừa nhận nghiện loạitruyện này Đ.Bình, học sinh Trường THPT Bình Phú (quận 6), cho biết đang là hộiviên hội những người yêu thích truyện ngôn tình

Vì mê truyện ngôn tình, nhiều bạn trẻ tự sáng tác ra những tên gọi dựa theotên các nhân vật trong những truyện từng đọc và thích được gọi bằng tên này, nhưlà: Diệp Lạc Khả Ân, Âu Dĩ Phong, Quân Tư Phủ Hào, Thiên Nguyệt Hàn, MộDung Thiên Chi, Nguyệt Tiểu Lang… Nhiều tín đồ của truyện ngôn tình thừa nhận

Trang 21

đã nhiễm hẳn thói quen xưng hô, giao tiếp, trò chuyện theo cách thường được sử

dụng trong truyện như: ta, ngươi, nàng, chàng, tại hạ, hảo, ân….

Một nữ nhân viên nhà sách Minh Khai (Hà Nội) cho biết: “Hàng ngày, lượng

bạn đọc đến xem và mua truyện ngôn tình khá nhiều Có bạn thì ngồi ở đây cả ngày chỉ để đọc truyện ngôn tình, phổ biến ở lứa tuổi từ 16 – 25 và nữ giới là chiếm đa số” Anh Thiên Minh – nhân viên nhà sách Phương Nam cũng chia sẻ: “Tại thời điểm này, dòng sách kinh điển rất ế ẩm nhưng truyện ngôn tình lại thu hút một lượng khách hàng khá lớn Giá của mỗi cuốn truyện ngôn tình khá cao so với những truyện của Việt Nam nhưng nhà sách vẫn bán rất chạy” Bên cạnh các hiệu

sách, các tiệm sách cũ cũng dày đặc những cuốn truyện ngôn tình Trung Quốc CôKim Hiền – nhân viên bán sách cũ trên đường Mai Dịch (Cầu Giấy – Hà Nội), cho

biết: “Rất đông học sinh, sinh viên đến đây tìm truyện ngôn tình”.

Hình 2, 3: Học sinh chọn mua truyện ngôn tình tại nhà sách

Một số đầu sách ngôn tình Trung Quốc bán chạy ở Việt Nam từ 2010 – 2013

(Theo thống kê từ Tiki và Vinabook)

“Bên nhau trọn đời” – Cố Mạn

“Tam sinh tam thế Thập lý đào hoa” – Đường Thất Công Tử

“Hoa tư dẫn” – Đường Thất Công Tử

“Thiên thần sa ngã” – Tào Đình

“Thất tịch không mưa” – Lâu Vũ Tình

“Đến phủ Khai Phong làm nhân viên công vụ” – Âu Dương Mặc Tâm

“Sam Sam đến đây ăn nào” – Cố Mạn

“Chết! Sập bẫy rồi” – King Kong Barbie

“Hóa ra anh vẫn ở đây” – Tân Di Ổ

Trang 22

“Anh có thích nước Mỹ không?” – Tân Di Ổ

“Hãy nhắm mắt khi anh đến” – Đinh Mặc

tình trên các trang Wordpress, Wattpad, webtruyen.com, truyenngontinh.net,

diendanlequydon.com và thichtruyen.vn Truy cập vào những trang này, người đọc

có thể tìm được một “kho ngôn tình” đồ sộ với hàng trăm, thậm chí hàng nghìn cáctác phẩm bao gồm cả đã hoàn thành lẫn chưa hoàn thành (vẫn đang trong thời giansáng tác hoặc việc dịch toàn bộ tác phẩm chưa được hoàn thành) Hoàn toàn khôngkhó để tìm được những bài đăng truyện ngôn tình với lượt xem lên đến hàng trămnghìn, thậm chí hàng triệu trên những trang web này

Không chỉ đọc, các bạn trẻ còn thể hiện niềm hâm mộ cuồng nhiệt đối với thểloại này thông qua những bình luận sôi nổi trên các diễn đàn và sự chờ đợi, trôngngóng vào từng truyện được dịch Trên một chương truyện “Sơ thần” được đăng tải

trên Wordpress, phía dưới nội dung bài đăng là hàng loạt những bình luận: “Ôi

chương này đọc ngược nhau quá Mà bao giờ nàng mới edit tiếp thế?”, “Tỷ ơi bao giờ mới có chương mới vậy?”, “Sao nàng chưa đăng chương tiếp của Sơ thần đi, bổn cung hóng dài cổ rồi đó.”…

Trên mạng xã hội Facebook, nhiều trang dành riêng cho người hâm mộ củatruyện ngôn tình được lập ra với lượng người like (thích), subscribe (theo dõi) rất

“khủng” và tăng theo từng ngày

Trang 23

Hình 4: Trang Facebook “Những câu nói hay trong truyện Ngôn Tình”

với hơn 180 000 lượt thích

Thống kê một số trang Facebook dành cho độc giả truyện ngôn tình vớilượng người thích và theo dõi cao:

Những câu nói hay trong tiểu thuyết ngôn tình 181 768

Hội những người đam mê tiểu thuyết ngôn tình 39 913

(Thống kê ngày 12/02/2015)

Không chỉ đọc và yêu thích, hiện tại xuất hiện rất nhiều những bài Review

(Nhận xét) truyện ngôn tình, thường được đăng tải bởi những translator hay editor*

có uy tín trong cộng đồng người hâm mộ thể loại này Những bài Review này baogồm các tóm tắt về tác giả, tác phẩm, nội dung chính và đánh giá của người viết saukhi đọc tác phẩm, với mục đích giới thiệu giữa cộng đồng người đọc với nhau, đặcbiệt là với những người mới đọc, tác phẩm nào hay, tác phẩm nào không hay

*Phân biệt giữa hai khái niệm translator và editor: translator là dịch giả, tức

là những người dịch truyện ngôn tình theo đúng cách truyền thống, thông thạo tiếng Trung và dùng tư duy để dịch từ văn bản gốc sang tiếng Việt; editor là những người dịch truyện thông qua các phần mềm tự động như Quick Translator hay

Trang 24

Google Translate , sau đó biên tập lại cho dễ hiểu, không đòi hỏi vốn tiếng Trung

mà chỉ cần khả năng am hiểu về từ Hán Việt.

2 HIỆN TRẠNG VỀ HIỆN TƯỢNG ĐỌC TRUYỆN NGÔN TÌNH TẠI TRƯỜNG THPT CHUYÊN TRẦN PHÚ, HẢI PHÒNG

2.1 Vài nét về trường THPT Chuyên Trần Phú, Hải Phòng

Trường Trung Học Phổ Thông Chuyên Trần Phú, trước kia được gọi làTrường Trung Học Phổ Thông Năng Khiếu Trần Phú, là một trường trung học ởthành phố Hải Phòng, tập trung giảng dạy các môn khoa học tự nhiên (Toán, Lý,Hóa, Sinh), khoa học xã hội (Văn, Sử, Địa), ngoại ngữ (Anh, Nga, Pháp, Trung) chohọc sinh thành phố Hải Phòng Trường đã được ghi nhận về những thành thích họctập xuất sắc Nhiều học sinh đã dành được các giải thưởng trong nước và ngoàinước như Olympic Toán quốc tế, Olympic Lý quốc tế, Olympic Hóa quốc tế,Olympic Tin học quốc tế

Không chỉ tập trung đào tạo văn hóa, nhà trường còn tổ chức được nhiều hoạtđộng xã hội, giải trí, văn nghệ, thể dục thể thao đạt chất lượng cao và luôn có thànhtích cao cả trong những lĩnh vực này

Năm học 2014 – 2015, trường THPT Chuyên Trần Phú có 45 lớp với 1634học sinh ưu tú và toàn diện Đó là những học sinh được tuyển chọn một cáchnghiêm túc và khắt khe từ khắp thành phố Các học sinh đều có thành tích tốt tronghọc tập, đồng thời có các kĩ năng sống khá tốt Vì vậy, học sinh trường THPTChuyên Trần Phú có khả năng tư duy, chọn lọc, nhận biết đúng sai trước những vấn

đề trong cuộc sống nói chung và trong văn hoá đọc nói riêng

Kết quả khảo sát về hiện tượng đọc truyện ngôn tình tại trường THPTChuyên Trần Phú sẽ khái quát lên được khá chính xác về hiện trạng đọc truyệnngôn tình của học sinh trung học tại thành phố Hải Phòng nói chung

2.2 Kết quả khảo sát thực trạng đọc truyện ngôn tình tại trường THPT Chuyên Trần Phú, Hải Phòng

Khảo sát được thực hiện với tổng cộng 1634 học sinh – 646 nam (40%) và

988 nữ (60%) – tại trường THPT Chuyên Trần Phú, Hải Phòng cho thấy:

2.2.1 Khảo sát tổng quan về tình hình và mức độ đọc truyện ngôn tình của học sinh

 Chúng tôi đã nghiên cứu khảo sát thông qua phiếu điều tra và nhận thấy học sinhtrường THPT Chuyên Trần Phú đọc truyện ngôn tình với tần suất như sau:

Trang 25

NHẬN XÉT: 73% học sinh có đọc truyện ngôn tình, trong đó nhóm thường xuyên đọc (38%) mỗi buổi tối đều dành 2–3 tiếng để đọc truyện ngôn tình.

 Ngoài ra, chúng tôi cũng khảo sát cụ thể những vấn đề liên quan đến tình hìnhđọc ngôn tình như lí do, thể loại… và thu được kết quả như sau:

1 Học sinh biết đến truyện ngôn tình 24% tự tìm hiểu 48% bạn bè, người quen giới thiệu

2 Lí do nếu không đọc truyện ngôn tình

18% chưa bao giờ thử đọc 11% biết rõ tác hại của truyện ngôn tình 73% không quan tâm

14% không thích

3 Các thể loại ngôn tình được đọc

90% nam – nữ 55% đam mỹ (nam – nam) 16% bách hợp (nữ – nữ) 67% có cảnh H

4 Cách đọc một cuốn ngôn tình 40% đọc một mạch từ đầu đến cuối 60% mỗi ngày đọc một ít

5 Lí do chọn đọc thể loại ngôn tình

đam mỹ/ bách hợp

35% tò mò về tình yêu đồng giới 19% đọc theo trào lưu

28% hứng thú với những cảnh H 16% có những tác phẩm đặc sắc về nội

dung, nghệ thuật

6 Các tác phẩm truyện ngôn tình được  “Bảy ngày ân ái” (Ân Tầm)

Trang 26

yêu thích nhất

“Bên nhau trọn đời” (Cố Mạn)

“Bộ bộ kinh tâm” (Đồng Hoa)

“Diệp gia” (Triệt Dạ Lưu Hương)

“Ngủ cùng sói” (Diệp Lạc Vô Tâm)

“Yêu em từ cái nhìn đầu tiên” (Cố Mạn)

7 Các tác giả truyện ngôn tình được yêu

thích nhất

 Diệp Lạc Vô Tâm

 Đồng Hoa

 Mèo Lười Ngủ Ngày

 Minh Hiểu Khê

 Tào Đình

 Tân Di Ổ

NHẬN XÉT: Học sinh chủ yếu biết đến ngôn tình qua sự giới thiệu của những người xung quanh Phần lớn học sinh đọc thể loại ngôn tình nam – nữ, tuy nhiên bên cạnh đó một lượng không nhỏ học sinh cũng thường xuyên đọc thể loại đam mỹ vì tò mò về tình yêu đồng giới và đọc theo xu hướng đám đông.

2.2.2 Khảo sát ảnh hưởng của truyện ngôn tình đối với học sinh

 Khảo sát cho thấy mục đích của học sinh khi đọc truyện ngôn tình như sau:

Trang 27

Giải

trí

Giải toả áp

Biểu đồ 2: Mục đích đọc truyện ngôn tình

NHẬN XÉT: Phần lớn học sinh (85%) đọc ngôn tình với mục đích ban đầu là giải trí hay giải toả áp lực, chỉ có số ít cho rằng ngôn tình đem lại những giá trị tư tưởng sống Trên thực tế, khi đọc ngôn tình để giải trí, nhiều học sinh cũng không tránh khỏi những ảnh hưởng tiêu cực của ngôn tình.

Bên cạnh đó, khảo sát cũng cho thấy 21% học sinh nhận thấy mình thường xuyên

cư xử, hành động như nhân vật trong truyện ngôn tình

NHẬN XÉT: Nội dung truyện ngôn tình, dù chỉ với một lượng nhỏ, nhưng rõ ràng có tác động đến độc giả trong cuộc sống thực Những tư tưởng, suy nghĩ

và hành động của nhân vật trong truyện có thể được một bộ phận độc giả coi

là khuôn mẫu để làm theo.

Trang 28

2.2.3 Khảo sát ý kiến của cha mẹ học sinh về việc con em mình đọc truyện ngôn tình:

Đồng ý Biết nhưng không có ý kiến

Không biết Phản đối

8%

14%

68% 10%

Biểu đồ 3: Ý kiến của cha mẹ về việc

đọc truyện ngôn tình

NHẬN XÉT: 68% là con số đáng báo động cho thấy phần lớn phụ huynh, người giám hộ không hề biết đến hiện tượng đọc truyện ngôn tình trong giới trẻ Chính

vì vậy việc đọc gì, xem gì của các bạn trẻ hiện tại rất thiếu sự định hướng

Như vậy, có thể nói, ngôn tình hiện tại đang xuất hiện tràn lan trong cuộcsống, thu hút một bộ phận đông đảo giới trẻ (cụ thể hơn là học sinh trung học), đồngthời gây nhiều tranh cãi về giá trị của dòng văn học này

III NGUYÊN NHÂN DẪN TỚI HIỆN TƯỢNG ĐỌC TRUYỆN NGÔN TÌNH CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC

1 ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HOÁ VÀ THỜI ĐẠI

Trải qua gần 1000 năm bị các triều đại Trung Hoa đô hộ hay còn gọi là thời

kì “ngàn năm Bắc thuộc”, cộng đồng người Việt từ xa xưa đã bị ảnh hưởng, áp đặt

ít nhiều bởi các hệ tư tưởng và giá trị văn hóa Trung Quốc Nói cách khác, nền vănhóa Việt Nam tiếp thu từ Trung Quốc rất nhiều vào thời kì Bắc thuộc Trong suốtthời kì này, các triều đại Trung Hoa đều thực hiện âm mưu nhằm đồng hóa, Hánhóa dân tộc ta Chính hoàn cảnh lịch sử này đã đưa tới một quá trình tiếp xúc liêntục, lâu dài và sâu rộng của tiếng Hán đối với người Việt Sau khi giành được độclập, các triều đại Việt Nam tiếp tục có mối giao lưu về văn hóa với Trung Quốc,tiếng Hán và văn hóa Trung Hoa vẫn có vai trò đặc biệt quan trọng trong giáo dụckhoa cử và một số lượng lớn các sáng tác văn chương, thể hiện rõ nét và sâu sắc ở

sự ảnh hưởng của các thể thơ Đường cổ và ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo đến

Trang 29

dòng văn học yêu nước của dân tộc Đến tận ngày nay, mặc dù chữ quốc ngữ đãxuất hiện từ đầu thế kỉ XVII, từ ngữ Hán–Việt vẫn được sử dụng tương đối nhiều,đặc biệt trong ngôn ngữ viết của người Việt Nam Những nét văn hóa nhiều khi tatiếp nhận, ban đầu chỉ tiếp nhận một cách vô thức thôi, đến cuối cùng nó cứ trộn lẫnvào, rồi tiếp nhận lâu dài.

Chính một số những nét tương đồng trong văn hóa, tư tưởng từ lâu đời đã dẫnđến việc giới trẻ mà đặc biệt là học sinh trung học không hề cảm thấy bỡ ngỡ, xa lạkhi tiếp nhận một thể loại văn học mới có nguồn gốc từ Trung Quốc là truyện ngôntình, từ đó dẫn tới hiện tượng truyện ngôn tình Trung Quốc ngày càng xuất hiện trànlan trong môi trường học đường như hiện nay

Bên cạnh những nét tương đồng về nền văn hoá như vậy, trào lưu đọc truyệnngôn tình cũng nên được xét trong sự thay đổi về thời đại, khi xã hội hoàn toàn dânchủ tự do Trong xã hội Việt Nam hiện đại, mọi công dân đều có quyền tự do chọnlựa bất kì loại sách nào mà bản thân yêu thích Chính không khí dân chủ, tự do ấy,cùng sự thiếu định hướng đại chúng làm cho độc giả khó có thể chọn lọc, phân biệtgiữa sách có giá trị nội dung nghệ thuật và sách chỉ mang tính chất thị hiếu, rẻ tiền,đọc một lần rồi bỏ Không phải một ngoại lệ, nhóm người đọc ở lứa tuổi học sinhtrung học cũng khó phân biệt được giá trị của những cuốn ngôn tình khác nhau haygiá trị của một tác phẩm ngôn tình và một tác phẩm văn học truyền thống

2 TRUYỆN NGÔN TÌNH TRUNG QUỐC RẤT DỄ TIẾP CẬN

Xuất hiện và trở nên phổ biến tại Trung Quốc, truyện ngôn tình nhanh chóngvươn tầm phủ sóng sang các nước láng giềng Khi du nhập vào Việt Nam, truyệnngôn tình dần thu hút người đọc ở mọi lứa tuổi, tạo nên trào lưu trong giới trẻ Hiệnnay, truyện ngôn tình hiện đang chiếm lĩnh thị trường sách Việt Nam, nhất là cácthành phố lớn, như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng

2.1 Truyện ngôn tình được xuất bản thành sách

Ở thời điểm hiện tại, có thể khẳng định, ít có nhà sách nào không bày bántruyện ngôn tình

Bước vào các nhà sách lớn, khách hàng có thể dễ dàng tìm thấy những quyểntruyện ngôn tình được bày bán ở những vị trí trọng yếu, dễ chú ý nhất

Trang 30

Hình 5: Truyện ngôn tình được bày bán tại dãy sách đối diện cửa ra vào

tại Nhà sách Tiền Phong 2 – Hải Phòng

Ở những cửa hiệu sách nhỏ, đặc biệt là sách cũ, mức độ phủ sóng của truyện ngôn tình càng lớn

Hình 6: Truyện ngôn tình được bày bán la liệt tại các cửa hàng sách cũ

Trang 31

Không nói thì ai cũng biết, ở Việt Nam hiện nay, làm sách ngôn tình dễ bán,

dễ có lãi hơn dòng văn học kinh điển Chính vì thế mà không thiếu công ty sách tưnhân mở màn ra quân bằng sách ngôn tình Tại hội chợ sách quốc tế diễn ra tại HàNội vào tháng 09/2012, gian hàng của một công ty sách mới thành lập hoàn toàntrưng bày truyện ngôn tình Các nhà xuất bản, nhà sách muốn có lợi nhuận cao lạicần chạy theo thị hiếu, cần phân phối nguồn cung tức thời để đáp ứng nhu cầu ngàycàng tăng của độc giả, nhiều khi dẫn đến nhắm mắt làm ngơ trước những nội dungsách chất lượng thấp, thậm chí không lành mạnh Có thể nói, mâu thuẫn giữa giá trịtác phẩm và lợi nhuận xuất bản chính là nguyên nhân then chốt dẫn đến việc ngôntình chất lượng thấp vẫn được xuất bản tràn lan trên thị trường

Dịch giả Trang Hạ chia sẻ: “Mấy năm trước, có lần lựa được vài cuốn sách

văn học thiếu nhi có vẻ tử tế một chút để mua bản quyền về Việt Nam, xong tôi loại những sách văn học ngôn tình ra một thùng khác trả lại đại lý bản quyền Ngay lập tức, một công ty sách tư nhân mới mở của Việt Nam chạy tới bảo, “ngôn tình chứ

gì, để anh lấy cả thùng này luôn!” Rồi họ bê đi hơn năm mươi cuốn ngôn tình, không thèm mở ra xem là cuốn gì Nghe nói, số sách đó họ phát hành trong hơn một năm rưỡi, thu về tính ra gần một tỷ.”

2.2 Truyện ngôn tình được đăng tải trên mạng

Không chỉ dừng lại ở thị trường sách xuất bản, truyện ngôn tình hiện vô cùngphổ biến trên mạng Internet

Hình 7: Gõ từ khoá “ngôn tình” vào thanh tìm kiếm Google,

chỉ khoảng 0,19 giây sau sẽ nhận được hơn một triệu đường link

đến các trang chuyên dịch và đăng tải thể loại truyện này.

Trang 32

Trên thực tế, lượng truyện ngôn tình được đăng tải trên mạng phong phú

và đa dạng hơn rất nhiều so với lượng truyện ngôn tình được xuất bản Điều này

xuất phát từ hai lí do

Thứ nhất, những nội dung được đăng tải trên mạng (hầu hết) không phảithông qua sự kiểm duyệt của các cơ quan nhà nước như những nội dung được xuấtbản thành sách Bất kì ai cũng có thể đăng tải một bài viết tuỳ ý lên các diễn đànvăn học hay blog cá nhân

Thứ hai, để hướng đến đối tượng đọc là người Việt Nam, tất nhiên tất cả cáctác phẩm truyện này cần phải được đăng tải sau khi đã chuyển thể ngôn ngữ từ tiếngTrung sang tiếng Việt Ngoài thị trường sách xuất bản, công việc chuyển thể nàycần đến những phiên dịch viên và cần một lượng thời gian nhất định để hoàn thànhmột bản dịch Tuy nhiên, đối với truyện online, công việc “chuyển ngữ” (hay dùngtheo từ ngữ của độc giả truyện trên mạng là “edit”) chỉ cần đến các phần mềm hiện

đại rất nhanh gọn, tiện lợi (Quick Translator, Google Translate ) “Copy” một

đoạn “raw” (văn bản gốc) và “paste” vào những phần mềm này, chưa đến vài giâysau, người dùng có thể nhận được một văn bản tiếng Việt tương đương với nội dungkhá dễ hiểu Khi đó người chuyển ngữ chỉ cần chỉnh sửa thêm ở những chi tiết chưađược “Việt hoá” cho lắm, “copy” và đăng tải trên mạng Toàn bộ quá trình từ bướccopy văn bản gốc đến lúc đăng tải lên mạng chỉ mất trung bình 2–5 tiếng/ mộtchương (tuỳ thuộc vào độ dài của chương, độ thành thạo và kĩ lưỡng trong côngviệc biên tập của editor)

3 NỘI DUNG TRUYỆN NGÔN TÌNH HẤP DẪN, THOẢ MÃN ĐƯỢC NHỮNG NHU CẦU TÂM SINH LÍ CỦA TUỔI MỚI LỚN

3.1 Truyện ngôn tình là những câu chuyện tình yêu lãng mạn mà tuổi trẻ lại là tuổi của tình yêu.

Đa số những cuốn truyện ngôn tình là những câu chuyện về tình yêu lãngmạn của những người trẻ tuổi, thường là những câu chuyện tình yêu đầy sóng giótrắc trở nhưng điểm chung của nhiều truyện là có một kết thúc viên mãn, có hậu.Điều này rất phù hợp với tâm lý và quan niệm về tình yêu của giới trẻ Tuổi trẻ là

độ tuổi đẹp nhất của tình yêu, hầu hết các bạn trẻ đều mong muốn có một tình yêu

“khắc cốt ghi tâm”, một tình yêu đủ sức để có thể vượt qua mọi thử thách trongcuộc sống Chính vì vậy đề tài về tình yêu, nhất là tình yêu lãng mạn chính là đề tàiđược giới trẻ yêu thích và dành sự quan tâm khá lớn

Trang 33

3.2 Hình tượng nhân vật trong ngôn tình hầu hết đều là những hình mẫu nhân vật lý tưởng – Tuổi trẻ là tuổi của mộng mơ

Hình 8, 9: Hình minh hoạ nam chính, nữ chính trong truyện ngôn tình

Nguyên nhân chủ yếu khiến giới trẻ “mặn mà” với truyện ngôn tình chính lànhờ những hình mẫu nhân vật lý tưởng trong đó Hầu hết những nhân vật trongngôn tình đều là những anh chàng tài giỏi, đẹp trai, giàu có; là những cô gái xinhxắn dễ nhìn, có cá tính Và điều kiện tiên quyết chính là họ đều là những người hếtsức si tình Hình tượng nam chính luôn là những người có khả năng “hô mưa gọigió” trên chiến trường, trên chính trường, hoặc trên thương trường Nhưng ở trướcmắt người mình yêu thì họ lại trở thành những con người bình thường nhất, cũng cónhững cảm xúc ghen tuông, cố chấp, cũng có một mặt tính cách trẻ con, bá đạo Đó

là những mẫu người yêu lý tưởng mà bất cứ một cô gái hay chàng trai nào đềumong ước Nhưng trên thực tế thì những người như vậy rất hiếm gặp trong đời sốngthực, vì vậy họ tìm đến với ngôn tình để được hòa mình và hóa thân vào nhữngnhân vật, để cảm nhận được thứ tình yêu đẹp đẽ đó Điều này lý giải vì sao mà khinhắc đến truyện ngôn tình thì điều đầu tiên mà các bạn trẻ nhắc tới chính là nhữngcái tên là hình mẫu lý tưởng trong lòng họ như Hà Dĩ Thâm, Dương Lam Hàng, TềMặc, Dạ Hoa

3.3 Những triết lý về tình yêu, về cuộc sống trong truyện ngôn tình dễ dàng tiếp nhận hơn

Nhiều bạn trẻ đã chia sẻ rằng họ tìm đến ngôn tình không phải chỉ để đọc màcòn để nhìn cuộc sống Giới trẻ họ có cách nhìn riêng về cuộc sống, cuộc sống với

họ cũng là một câu chuyện tình yêu, có khó khăn, có những thủ đoạn, có người xấu,

có người tốt, có sự chân thành, có sự lừa lọc nhưng cũng như tình yêu điều mà tất

cả mọi người luôn cần phải giữ lấy chính là ý chí, là chân tình, là sự cảm thông.Trong tình yêu và trong cuộc sống đều cần phải nỗ lực và cố gắng mới có được mộtkết cục tốt đẹp viên mãn Những kinh nghiệm và triết lý sống đúc kết từ những câuchuyện tình yêu đó giúp giới trẻ dễ tiếp nhận hơn là những triết lý khô khan Rấtnhiều câu nói trong truyện ngôn tình mang đậm tính triết lý đã được nhiều bạn trẻ

coi là châm ngôn của cuộc sống như “Nhất thời để lỡ, là sẽ lỡ cả đời, đời người có

Trang 34

rất nhiều chuyện không có cơ hội quay đầu làm lại” (“Đại Mạc Dao” – Đồng

Hoa), hay như “Mệnh do mình tạo nên, tướng do tâm sinh ra, thế gian vạn vật đều

thay đổi, tâm bất động, vạn vật cũng bất động, tâm bất biến, vạn vật cũng bất biến…” (“Hương mật tựa khói sương” – Điện Tuyến)

4 TUỔI MỚI LỚN CÓ XU HƯỚNG ĐỌC “THEO PHONG TRÀO”

Trong một xã hội, khi mà văn hoá đọc đang rất thiếu sự định hướng thì rõràng học sinh dễ chạy theo theo những phong trào, những hiện tượng đang “hot”trên thị trường để chọn sách Ban đầu chỉ có một vài cá nhân tìm đọc, nhưng saumột thời gian, qua sự giới thiệu, trao đổi qua lại lẫn nhau, số lượng độc giả dễ dàngtăng nhanh

Học sinh biết đến ngôn tình qua bạn bè, người quen, thấy có nhiều người

xung quanh đọc nên cũng đọc thử để “không tụt hậu” so với bạn bè và từ đó yêu

thích thể loại này Mặt khác, cũng có hiện tượng học sinh không thực sự có hứng thú với truyện ngôn tình nhưng vì thấy mọi người xung quanh đọc và yêu thích nhiều nên cũng cố tìm hiểu để có thể nhập hội giao lưu, bàn tán.

Bạn T Hà, học sinh lớp 11 trường THPT Ngô Quyền, Hải Phòng là một ví dụ

điển hình Trong cuộc phỏng vấn với nhóm tác giả (12/01/2015), bạn cho biết: “Tớ

bắt đầu đọc ngôn tình từ hồi tháng 07/2013 Đợt đấy tớ vừa thi vào mười xong, khá

là rỗi nên tớ bảo mấy đứa bạn giới thiệu xem có cái gì hay hay để giải trí không Lúc đấy tớ thấy mấy đứa lớp cấp hai của tớ đọc truyện “Bộ bộ kinh tâm” và khen nhiều lắm Thế rồi tớ cũng đọc thử cho biết, rồi từ đấy mê luôn, lên cấp ba gặp bọn cùng lớp cũng là fan ngôn tình cả, cứ đọc mãi đến giờ cũng 1 – 2 năm rồi đấy chứ… Thực ra cũng có một đợt là tớ thấy chan chán, tại vì mô típ mấy quyển ngôn tình thực ra cũng giống giống nhau Nhưng thấy bọn ở lớp đọc hăng quá, cho nên cũng cứ đọc để đến lớp còn có chuyện mà “chém” với nhau… Chán, đấy, xong rồi

cứ cố đọc thì lại thích…”

5 CÁC LOẠI SÁCH CÓ GIÁ TRỊ CHƯA ĐƯỢC PHỔ BIẾN RỘNG RÃI VỚI HỌC SINH TRUNG HỌC

Ở cuộc sống hiện đại, bận rộn thì thường con người ta dễ hướng đến những gì

có sẵn, thay vì bỏ công sức tìm tòi, cảm thấu những giá trị văn học cao quí nhưng

“khó hiểu” Trong khi truyện ngôn tình sẵn có, sẵn tiện, có mặt ở khắp nơi thìnhững đầu sách giá trị lại chưa nhận được sự quan tâm đúng mức, chưa có nhữngphương tiện quảng bá để đến với quần chúng một cách hiệu quả

Các cuốn sách văn học nước ngoài có giá trị thường ít thu hút các bạn học

sinh tìm đọc Những cuốn sách kinh điển như “Cuốn theo chiều gió” – Margaret

Mitchell, “Tiếng chim hót trong bụi mận gai” – Colleen McCullough, bộ “Tấn trò

Trang 35

đời” – Balzac… bị phần lớn học sinh Việt Nam có định kiến rằng quá hàn lâm,

ngoài tầm với, chỉ dành cho người lớn nên học sinh không có hứng thú tìm đọc

Còn với thị trường sách trong nước, có thể khẳng định thể loại sách dành chotuổi mới lớn hiện tại còn đang bị bỏ ngỏ Ngay trong lịch sử phát triển của văn họcViệt Nam cũng hiếm xuất hiện những tác giả chuyên viết cho lứa tuổi này Chính sự

“thiếu thốn” về số lượng cũng như chất lượng của thị trường văn học trong nướccũng góp phần làm học sinh phải tự đi “khai phá”, “tìm tòi” ở những “vùng đấtmới”, cụ thể ở đây là tìm đọc truyện ngôn tình Trung Quốc

IV ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC ĐỌC TRUYỆN NGÔN TÌNH TRUNG QUỐC VỚI HỌC SINH TRUNG HỌC

1 ẢNH HƯỞNG TÍCH CỰC

1.1 Giá trị giải trí

Xã hội ngày càng phát triển, đời sống của giới trẻ ngày nay ngày càng trởnên phong phú với nhiều phương thức giải trí như game online, mạng xã hội(Facebook, Twitter…) Nền văn học cũng phát triển rất nhanh, một số lượng lớncác bạn trẻ đã chọn đọc sách là phương tiện giải trí cho bản thân Ở Việt Nam, nói

về thể loại sách thật sự được giới trẻ yêu thích, chào đón hơn cả trong những nămgần đây, chúng ta không thể không kể tới truyện ngôn tình bắt nguồn từ TrungQuốc

Trước tiên, cái độc giả trẻ là học sinh trung học theo đuổi ở truyện ngôn

tình là sự giải trí, thư giãn sau những khoảng thời gian học tập căng thẳng.

Những câu chuyện với tình tiết nhẹ nhàng, hài hước, gây cười như “Cậu chủ hồ

đồ” (Tinh Dã Anh), “Sam Sam đến đây ăn nè” (Cố Mạn) hay “Chờ một ngày nắng” (Điệp Chi Linh)… đã và đang mang đến cho độc giả những tiếng cười bật ra

đầy sảng khoái, tinh thần được thư giãn, tràn đầy năng lượng

1.2 Giá trị nội dung tư tưởng

Không chỉ là những câu chuyện tình yêu đơn thuần, một số tác giả thông qua những trang sách của mình còn gửi gắm đến độc giả thông điệp về nhân cách cao quý.

Sự thủy chung son sắt và lòng hi sinh cao cả của con người trong tình yêu.

Đó là cách mà Cố Mạn mang tới thông điệp cho độc giả của cô qua cuốn sách

“Bên nhau trọn đời”: hạnh phúc của tình yêu giản dị là sự vượt qua mọi khổ

đau, chướng ngại, nắm tay nhau tới đầu bạc răng long Như một điệu valse

duyên dáng, “Bên nhau trọn đời” đi vào lòng độc giả với cốt truyện nhẹ nhàng

nhưng chứa đựng tất cả cung bậc cảm xúc, những kỉ niệm ngọt ngào của mốitình đầu khó quên Đó còn là cái cách mà tác giả Thư Nghi để cho Tôn Gia Ngộ

Trang 36

ra đi mãi mãi ở gần cuối truyện “Từng có một người yêu tôi như sinh mệnh”, để

lại biết bao xúc động, nuối tiếc, u sầu trong lòng bạn đọc Thì ra người con trai

ấy đã yêu bằng cả sinh mệnh, hi sinh tất cả những gì anh có để bảo vệ tình cảm

mà anh nâng niu Gấp trang sách lại, người đọc càng thêm thấm thía mà quýtrọng những thứ mà mình đang có, quan tâm tới những người thân yêu xungquanh mình hơn Đó còn là cách mà Thư Nghi xen vào mỗi chương truyện mộtđoạn thơ của Puskin:

“Tôi yêu em, âm thầm không hy vọng Lúc rụt rè, khi hậm hực lòng ghen Tôi yêu em, yêu chân thành, đằm thắm Cầu cho em được người tình như tôi đã yêu em…”

Nếu biết chọn lọc mà đọc, mà cảm nhận những cuốn truyện ngôn tình như vậy,

ai có thể nói ngôn tình không mang lại những giá trị văn học tốt đẹp mà nuôidưỡng tâm hồn bạn trẻ yêu văn chương?

Tình phụ tử, tình mẫu tử, tình anh em, tình bạn cũng được đề cao, nâng cao

giá trị tư tưởng trong một số truyện ngôn tình Ở chương 4 của truyện ngôn tình

“Duyên nợ” (Tiểu Thiên Yết), nhân vật nữ chính Lạc Nhạn đã khiến người đọc

cảm động khi đặt tình mẫu tử thiêng liêng lên trên cả hạnh phúc cá nhân

Một số truyện ngôn tình còn bồi đắp cho độc giả trẻ về tinh thần nghị lực trong

cuộc sống Đó là Trịnh Vy trong “Anh có thích nước Mỹ không?” (Tân Di Ổ)

mặc dù vô cùng đau khổ khi nước Mỹ đã cướp đi tình yêu đầu, nhưng cuộc sốngvẫn phải tiếp tục, cô vẫn bước đi trên đôi chân chính mình, đến với con đường

mình đã chọn Đó là Bạch Lăng Lăng trong “Mãi mãi là bao xa?” (Diệp Lạc Vô

Tâm) quyết tâm hoàn thành đại học, lại học tiếp cao học… hay Tiết Sam Sam

trong “Bữa trưa tình yêu” (Cố Mạn): “Em sẽ thi CPA, em không thể là người

khác một cách tốt nhất, em chỉ có thể là em một cách đặc biệt”

Đó là những chi tiết rất nhẹ nhàng, đó là cái hay của ngôn tình, là cái mànhững người đọc chân chính theo đuổi

1.3 Giá trị nghệ thuật

Dù là nguyên mẫu hay bản dịch thì một số truyện ngôn tình Trung Quốc như

“Bên nhau trọn đời” (Cố Mạn), “Năm tháng vội vã” (Cửu Dạ Hồi), “Từng có một người yêu tôi như sinh mệnh” (Thư Nghi) đều là những áng văn đặc sắc có:

 Lời văn được chau chuốt mượt mà

 Những chi tiết nghệ thuật đắt giá

 Nghệ thuật phân tích tâm lí nhân vật tinh tế

Trang 37

2 ẢNH HƯỞNG TIÊU CỰC – HIỆN TƯỢNG NGHIỆN NGÔN TÌNH CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC LÀ MỘT HIỆN TƯỢNG ĐÁNG BÁO ĐỘNG

Thâm nhập vào thị trường Việt Nam, ngôn tình trở thành một trào lưu, mộtvirus lây lan mạnh mẽ với tốc độ chóng mặt Trên thị trường, truyện ngôn tìnhTrung Quốc được bày bán với số lượng đầu sách rất lớn Dạo quanh các nhà sáchtrên địa bàn, không khó để chúng ta bắt gặp hình ảnh những cô, cậu học trò cấp 2,cấp 3 say sưa đọc truyện ngôn tình ở khu vực “Văn học nước ngoài”

Một điều không thể phủ nhận được rằng đọc truyện ngôn tình rất dễ gâynghiện Nó giống như một thứ cần sa vô hình từng chút từng chút thấm nhuần vàchi phối tâm hồn của những độc giả trẻ không đủ tỉnh táo, gây ra những hậu quảđáng buồn

2.1 Học sinh trung học nghiện ngôn tình bị lãng phí nhiều về mặt thời gian, ảnh hưởng đến kết quả học tập

Chắc chắn một số bạn ban đầu chỉ đến với ngôn tình thông qua bạn bè hoặc

để giải trí, thỏa mãn tò mò cá nhân, tuy nhiên chỉ sau một thời gian ngắn đã ăn ngủ

cùng những câu chuyện dành cho lứa tuổi thích mộng mơ Điều chúng tôi muốn

nhấn mạnh ở đây chính là hiện tượng nghiện ngôn tình ngày càng trở thành mộthiện tượng nổi cộm và nguy hiểm trong giới trẻ, những học sinh phổ thông còn ngồitrên ghế nhà trường Các bạn hãy thử tưởng tượng nếu như mỗi người học sinh yêu

thích ngôn tình đều dành 2–3 giờ đồng hồ mỗi tối đọc loại truyện này thì còn đâu

thời gian đầu tư vào việc học tập? Việc này sẽ dẫn đến những hệ lụy nghiêm trọng,đặc biệt đối với những học sinh cuối cấp mất đi thời gian đáng quý dành để ôn tậpcho những kì thi quan trọng Ngôn tình không hướng con người đến sự cố gắng,phấn đấu tích cực trong cuộc sống mà ru vỗ tâm hồn người đọc trẻ tuổi đắm chìmtrong những câu chuyện tình yêu lãng mạn Người nghiện ngôn tình không chỉ tốnrất nhiều thời gian mà họ còn xa rời, không đọc các cuốn sách khác

2.2 Việc nghiện ngôn tình phần nào dẫn đến quan niệm sai lệch về tình yêu và cuộc sống

 Hiện tượng yêu sớm trong học sinh hiện nay

Độc giả trẻ từ việc yêu thích những câu chuyện tình cảm lãng mạn sẽ nảy sinhnhững nhu cầu cá nhân có một “nửa kia” từ rất sớm Trong các dịp lễ tết, họcsinh trung học có xu hướng liên tưởng đến những chi tiết lãng mạn trong truyệnngôn tình, mong muốn có người yêu để đưa những câu chuyện ra trải nghiệmthực tế

 Học sinh lý tưởng hóa, huyễn hoặc cuộc sống, xa rời thực tế

Người ta thường lý giải, tự bào chữa cho bản thân mình về việc say mê những

trang sách nhuộm hồng cuộc sống: “Sao không để cho văn chương cân bằng

cuộc sống đầy rẫy những cuồng quay và khoảng trống, khỏa lấp những ước mơ,

Trang 38

mộng tưởng ẩn giấu trong tâm hồn?” Đáng buồn ở chỗ, dẫu biết những chuyện

tình yêu đẹp như cổ tích đó chỉ là hư cấu trên trang viết, một số lượng lớn độc giảvẫn đắm chìm trong những huyễn ảo ngập tràn Chấp nhận rằng văn chương luôncần sự lãng mạn và tưởng tượng, tuy nhiên, chúng hướng con người đến các giátrị chân – thiện – mĩ trong cuộc sống, ở đây, một bộ phận lớn truyện ngôn tìnhchỉ khiến độc giả trở nên huyễn hoặc, ảo mộng và xa rời thực tế mà thôi Cácnhân vật trong truyện ngôn tình thường được miêu tả theo một môtíp quen thuộc,

hoàn hảo, siêu thực Độc giả trẻ đắm chìm trong câu chuyện với những nhân

vật ấy để đến khi trở lại với thực tế, họ lý tưởng hóa tình yêu và cuộc sống của chính mình đến mức phi thực tế Đây cũng chính là một nhân tố dẫn đến sự đổ

vỡ trong tình yêu và hôn nhân sau này do con người ta bị sụp đổ về hình mẫu

bạn đời và tình yêu lý tưởng như trong ngôn tình

 Học sinh trung học thất vọng, chán chường, bi quan với cuộc sống khác xa

những câu chuyện ngôn tình.

 Học sinh trung học đã quá quen với ngôn tình mà trở nên lạc lõng, chôngchênh trong cuộc sống thực tại, từ đó dẫn tới vô vọng bi quan

 Nhiều trường hợp sau một thời gian còn mắc căn bệnh tự kỉ do họ thu mìnhtrong bóng tối đau khổ và nhìn mọi thứ lệch lạc, đó là một cách tự giết mìnhbằng độc dược mang vẻ ngọt ngào của cái gọi là “tình yêu”

2.3 Đọc quá nhiều ngôn tình, một bộ phận học sinh trung học bị “nhiễm” ngôn ngữ, văn phong Hán học

Nghiên cứu về văn phong và cách sử dụng từ ngữ của truyện ngôn tình chothấy: kể cả khi đã được dịch, chất Hán văn trong ngôn tình vẫn có một ảnh hưởnglớn đến nhận thức về ngôn ngữ của người đọc

Nếu chỉ dừng lại ở mức độ giúp độc giả tiếp cận với nhiều từ ngữ Hán Việthơn, mở rộng hiểu biết về nguồn gốc của một bộ phận lớn từ mượn trong tiếng Việtthì đây lại là một hiện tượng tích cực Nếu chỉ dừng lại ở mức độ đem những ngôn

từ ấy thỉnh thoảng sử dụng để nhấn nhá, giải trí, làm cho câu chữ trở nên linh hoạt,vui nhộn ở những hoàn cảnh phù hợp thì đây đã không trở thành một hiện tượngđáng báo động Tuy nhiên, học sinh phổ thông Việt Nam, một khi đã mê mẩn cáchdiễn đạt của truyện ngôn tình, sẽ nhiễm luôn một phần ngôn ngữ, phong cách giaotiếp của người Trung Quốc

Trong một tác phẩm có tên “Kiếp sống tình phụ của ta” – tác giả Thương

Tiểu Kiệt, sau khi dịch qua phần mềm, người dịch chia sẻ lên website một “văn án”(lời tựa) như sau:

“Cho tới nay, ta vô cùng nhất thống hận cái loại đó vì tiền mà làm có tiền than nhân tình nhân nữ nhân.

Nhưng không ngờ tới, ta cũng vậy sẽ đi thượng con đường này, hơn nữa hay

là cam tâm tình nguyện, lòng mang mừng thầm dưới tình huống!”.

Trang 39

Hiển nhiên đoạn viết trên được viết bằng tiếng Việt 100%, nhưng thử hỏi cóbao nhiêu người hiểu được nghĩa của nó nói gì? Tuy nhiên, dưới bài đăng khôngthấy xuất hiện bất kỳ bình luận nào tỏ ra khó hiểu trước bản dịch Điều đó khiếnnhiều người đặt ra câu hỏi, phải ghiền ngôn tình đến mức nào các bạn trẻ mới mêmải đọc những trang viết như thế? Và tình trạng này cực kỳ phổ biến chứ không hềhiếm hoi.

Thay vì “con trai”, “con gái”, học sinh “lậm” ngôn tình sử dụng “nam

nhân”, “nữ nhân”; độc giả nữ tự xưng mình là “thục nữ” (cô gái hiền dịu, nết na),

“sắc nữ” (cô gái mê mẩn những câu chuyện tình yêu, đặc biệt là những truyện có

yếu tố sắc dục), “trạch nữ” (những cô gái lập dị, có sở thích ngồi nhà suốt ngày đọc truyện, xem phim…), “hắc thị thục nữ”(cô gái có tâm hồn lương thiện nhưng sống trong môi trường xã hội phức tạp, nhiều tệ nạn)… và luôn miệng gọi thần tượng là các “soái ca”. Chắc hẳn ngay trong khuôn viên trường học, ta cũng có thể nghethấy những cụm từ này xuất hiện trong các cuộc đối thoại hàng ngày của những họcsinh phổ thông mê đọc ngôn tình

Việc nghiện ngôn ngữ Hán Việt như vậy rõ ràng khiến học sinh dần đánh mất

“sự trong sáng” của tiếng Việt ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường

2.4 Một bộ phận truyện ngôn tình có tác hại đầu độc tâm hồn học sinh trung học

2.4.1 Yếu tố sắc dục

Các tác giả hiện nay thường đưa vào truyện ngôn tình yêu tố tình dục, nhưmột thứ gia vị không thể thiếu, càng khiến cho ngôn tình được giới trẻ quan tâm tìmđọc Chỉ cần gõ tìm kiếm cụm từ “ngôn tình H” (ngôn tình “H” là ngôn tình gợidục, “H+” là dạng ngôn tình với những chi tiết lệch lạc tình dục “nặng”), chúng ta

sẽ nhận được danh sách rất lớn những truyện dài, những đoản văn mang đậm yếu

tố sắc dục, không tập trung xây dựng nội dung, cốt truyện hay mà tất cả các chương chủ yếu miêu tả những cảnh tượng “hoan ái” của các nhân vật Nhiều

khi, “tác phẩm văn học” trở nên không lành mạnh, không khác gì truyện khiêu dâm

Những cuốn sách, truyện ngôn tình gắn mác 18+, 20+, 21+,… lại càng thuhút sự tìm đọc của lượng lớn giới trẻ bởi thói tò mò về giới tính, đặc biệt ở độ tuổimới lớn Những trang truyện với quá nhiều những từ ngữ “ướt át”, gợi tình có ảnhhưởng không tốt đến tâm lý và gu thẩm mỹ chưa được định hình của các bạn trẻ

Người nghiện ngôn tình “H” chỉ quan tâm đến những “cảnh nóng” trong truyện, mọi yếu tố nội dung, nghệ thuật, tư tưởng, cảm xúc đều sẽ bị bỏ qua Đây

có thể được xem là một nguyên nhân dẫn tới hiện tượng quan hệ tình dục, mang thai

ở tuổi vị thành niên chỉ do giới trẻ muốn tái hiện những tình tiết trong truyện, là

mầm mống của sự lệch lạc dẫn tới những hành vi băng hoại đạo đức, làm mất đi những ý niệm đẹp về tình yêu, hôn nhân và gia đình.

Trang 40

Ở đây, xin phép được trích dẫn một số đoạn “H” văn được gắn mác 18+ trongmột số cuốn truyện ngôn tình phổ biến trong giới trẻ, những đoạn văn với lời lẽdung tục không chỉ nghèo nàn về nội dung mà còn gây ám ảnh mạnh mẽ, có nguy

cơ dẫn tới sự suy đồi về tư tưởng của những học sinh ngồi trên ghế nhà trường:

“Hai tay Thường Trữ Viễn mở rộng hai chân cô ra, phơi bày tư thế kích tình trước mặt anh Cái tư thế này làm cho anh có thể nhìn rõ cự vật của mình không ngừng ra vào trong cơ thể cô, cũng có thể nhìn thấy u cốc của cô đang bao quanh vật nam tính đó như thế nào Mỗi một cái đưa đẩy cũng làm cho anh nghe thấy tiếng chất lỏng cùng tiếng hai cơ thể va chạm vào nhau Dưới sự kích thích của thị giác và thính giác, anh không thể chịu đựng được nữa, từ từ gia tăng tốc độ, đẩy nhanh động tác, chuẩn bị đạt tới cao trào Tiếng rên rỉ của cô dần dần thay đổi, dưới sự âu yếm của anh càng làm cho cô trở nên mất hồn, chỉ có thân thể vẫn tiếp tục cùng anh giao hoan…”

(“Tinh khôi và nồng nhiệt” – Y Sắc)

Có thể nói, với lời lẽ, cách hành văn và những chi tiết mang đậm yếu tố sắc

dục như vậy, nhiều người đã cho rằng ngôn tình tuy không phải là “sách đen”

nhưng nó là “sách xám, ám tâm hồn người đọc”, đầu độc độc giả trẻ.

2.4.2 Yếu tố cấm kị, loạn luân, nhân thú

Thâm nhập vào thị trường sách và mạng Internet còn là những cuốn truyệnchứa đựng nội dung đi ngược lại chuẩn mực đạo đức của xã hội như yếu tố cấm kị,loạn luân, nhân thú Những yếu tố cấm kị như mối quan hệ tình cảm nam – nữ giữa

mẹ kế – con chồng (“Tình yêu sai trái” – Vân Yên), giữa anh chồng – em dâu, quan

hệ xác thịt loạn luân nghiêm trọng giữa bố – con, chú – cháu (“Nhân tự túy” – Nguyệt Vụ Đào Hoa), giữa anh – em (“Trên giường các ca ca” – Dật Danh), giữa

chị – em và cả những tình tiết quan hệ giữa người với thú như sói, hổ, rắn cũng

được miêu tả vô cùng chi tiết trong một số truyện ngôn tình (“Cùng thú triền miên” – Nhàn Thính Lạc Vũ, “Nhân thú loạn” – Mộc Hi ).

Ngày đăng: 30/11/2015, 12:36

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w