Nguyên tử là những hạt vật chất tuyệt đối không thể phân chia được, nó vô hạn về số lượng và vô hạn cả về hình thức, là những hạt vô cùng nhỏ, không thể thẩm thấu được không có chất lượn
Trang 1Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện đề tài “Tìm hiểu các học thuyết về cấu tạo nguyên tử và áp dụng vào giảng dạy chương trình hóa học lớp 10” tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm và giúp đỡ của các thầy
cô giáo, các bạn sinh viên
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới các thầy giáo, cô giáo khoa Hóa học - trường Đại học Sư phạm Hà Nội II, đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô Đăng Thị Thu Huyền - Giảng viên bộ môn Hóa vô cơ - Đại Cương đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành đề tài này Tôi xin chân thành cảm ơn tới các bạn sinh viên K33A - Khoa Hóa Học đã cùng tôi trao
đổi, động viên trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, mặc dù đã có rất nhiều cố gắng nhưng khó tránh khỏi những thiếu sót, tôi kính mong được sự góp ý của các thầy giáo, cô giáo, các bạn đọc để bài khóa luận tốt nghiệp của tôi hoàn thiện hơn
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2011
Sinh viên thực hiện
Dương Thị Bích
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Khóa luận của em được hoàn thành dưới sự hướng dẫn của cô giáo
Đăng Thị Thu Huyền cùng với sự cố gắng của bản thân Trong quá trình
nghiên cứu và thực hiện khóa luận em có tham khảo tài liệu của số một tác giả
(đã nêu trong mục tài liệu tham khảo)
Em xin cam đoan những kết quả trong khóa luận là kết quả nghiên cứu
của bản thân, không trùng với các kết quả của các tác giả khác Nếu sai em
xin hoàn toàn chịu trách nhiệm
Sinh viên
Dương Thị Bích
Trang 3MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Nội dung nghiên cứu của đề tài 2
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3
1.1 Theo các nhà triết học cổ Hy Lạp 3
1.1.1 Lơxip 3
1.1.2 Đemocrit 4
1.2 Theo Dalton 6
1.2.1 Đôi nét về nhà bác học Dalton 6
1.2.2 Nội dung thuyết nguyên tử của Dalton 6
1.2.3 Thành công 8
1.2.4 Hạn chế 8
1.2.5 Sự phóng điện trong khí loãng 9
1.3 Mẫu nguyên tử của Thomson 13
1.3.1 Đôi nét về nhà bác học J.J.Thomson 13
1.3.2 Nội dung 14
1.3.3.Thí nghiệm tán xạ hạt alfa của Rutherford 15
1.4 Mẫu nguyên tử của Rutherford 17
1.4.1 Đôi nét về nhà bác học Rutherford 17
1.4.2 Nội dung 18
1.4.3 Thành công 19
1.4.4 Hạn chế 19
1.4.5 Sự tìm ra proton và notron 20
1.5 Mẫu nguyên tử của Bohr 21
1.5.1 Đôi nét về nhà bác học Niels Bohr 21
1.5.2 Nội dung 22
1.5.3 Thành công 26
Trang 41.5.4 Hạn chế 28
1.6 Quan điểm hiện đại (quan điểm cơ học lượng tử 1926) 30
1.6.1 Giới thiệu hàm sóng và phương trình Schrodinger 30
1.6.2 Phương trình schodinger cho nguyên tử có 1e 33
1.6.3 Nguyên tử nhiều electron 38
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 40
2.1 Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu 40
2.2 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 40
2.3 Phương pháp nghiên cứu 40
2.4 Ý nghĩa khoa học 41
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 42
3.1 Chương trình hóa học lớp 10 đã giảng dạy về nguyên tử 42
3.1.1 Thành phần nguyên tử 42
3.1.2 Sự chuyển của electron trong nguyên tử Obitan nguyên tử 42
3.1.3 Lớp và phân lớp electron 42
3.1.4 Năng lượng của các e trong nguyên tử Cấu hình e nguyên tử 42
3.1.5 Cấu hình e nguyên tử 43
3.2 Kết quả nghiên cứu và thảo luận 43
3.2.1 Khái niệm về obitan nguyên tử 43
3.2.2 Sự chuyển động của electron trong nguyên tử 53
3.2.3 Các nguyên lý và quy tắc phân bố e trong nguyên tử 55
3.2.4 Cấu hình electron nguyên tử 59
3.2.5 Năng lượng của electron 61
3.3 Tổng kết 62
KẾT LUẬN 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO 66
Trang 5MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Hóa học, đúng như tên của nó chỉ ra, là khoa học về sự chuyển hóa và
biến đổi các chất Nhưng hóa học ngày nay không chỉ dừng lại ở việc mô tả,
giải thích và tìm quy luật cho các hiện tượng quan sát được mà đi sâu vào
nghiên cứu bản chất của các tương tác hóa học Các tương tác này do cấu tạo
nguyên tử, phân tử quyết định Có thể nói lý thuyết về cấu tạo chất đóng vai
trò là nền tảng cho sự phát triển của hóa học Để có được cơ sở lý thuyết đó
không phải là điều đơn giản, phải trải qua biết bao thời kì lịch sử, qua biết bao
sự tranh cãi và phải tốn rất nhiều công sức của các nhà bác học mới tìm ra
một lý thuyết hiện đại đã giải quyết được những bế tắc, mâu thuẫn về thế giới
vi mô, nhất là thuyết về nguyên tử
Ngoài ra, hóa học từ trước đến nay đã khẳng định được vị trí và tầm
quan trọng không thể thiếu của nó trong tất cả các lĩnh vực của cuộc sống
Những ứng dụng của hóa học trong các ngành nông nghiệp, công nghiệp, y
dược và rất nhiều ngành nghề khác đã làm cho sức khỏe, chất lượng cuộc
sống của con người được cải thiện và nâng cao Chính vì thế mà thế hệ trẻ
hiện nay cần biết học và tiếp thu những thành tựu, những phát minh của hóa
học áp dụng như thế nào để đưa lĩnh vực khoa học của nước nhà nói chung và
ngành hóa học nói riêng ngày càng phát triển và lớn mạnh
Tuy nhiên, việc học hóa học không phải là điều đơn giản, yêu cầu
ngành giáo dục phải có nhiều phương pháp dạy học tích cực, đổi mới sao cho
phù hợp với trình độ kiến thức của người học giúp cho người học dễ dàng tiếp
cận với những lý thuyết vi mô Đặc biệt khi đối tượng người học là học sinh
phổ thông thì người dạy càng phải cố gắng và linh hoạt hơn nữa trong cách
Trang 6truyền đạt, nhất là dạy chương nguyên tử của chương trình hóa học lớp 10
Đây quả thật là mảng kiến thức khó nhất, có rất nhiều những khái niệm trừu
tượng, lại nằm ở đầu chương trình hóa học phổ thông đòi hỏi học sinh phải có
khả năng tư duy trừu tượng cao mới tiếp thu tốt Chính việc gặp khó khăn này
nên việc tìm hiểu các học thuyết về nguyên tử áp dụng vào giảng dạy hóa học
phổ thông là rất cần thiết Nhưng việc áp dụng kiến thức nguyên tử ấy vào
chương trình hóa học phổ thông nói chung và SGK 10 nói riêng như thế nào?
Có phù hợp với trình độ, tâm lý lứa tuổi của học sinh hay không là điều mà
ngành giáo dục cần quan tâm Do vấn đề cấp thiết này được đặt ra cùng với sự
yêu thích của bản thân nên tôi đã chọn đề tài “Tìm hiểu các học thuyết về
cấu tạo nguyên tử và áp dụng vào giảng dạy chương trình hoá học lớp 10”
2 Nội dung nghiên cứu
Các học thuyết về nguyên tử:
- Theo các nhà triết học cổ Hi Lạp
- Theo Daltơn
- Mẫu nguyên tử của Thomson
- Mẫu hành tinh nguyên tử của Rutherford
- Mẫu nguyên tử của Bohr
- Theo quan điểm hiện đại
- Sự chuyển động của electron trong nguyên tử
- Cấu hình electron nguyên tử
Trang 7CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC HỌC THUYẾT VỀ CẤU TẠO NGUYÊN TỬ
1.1 Theo các nhà triết học cổ Hy Lạp
1.1.1 Lơxip (khoảng 500 – 440 TCN)
Sinh ra ở Mile, là người sáng lập ra thuyết nguyên tử
Ông cho rằng khởi nguyên của vật chất không phải là bốn căn nguyên
đất, nước, lửa và không khí mà là vô số những nguyên tử
Nguyên tử là những hạt vật chất tuyệt đối không thể phân chia được, nó
vô hạn về số lượng và vô hạn cả về hình thức, là những hạt vô cùng nhỏ,
không thể thẩm thấu được không có chất lượng, các nguyên tử chỉ khác nhau
về kích thước và hình thức Nguyên tử chính là khởi nguyên của mọi dạng vật
chất, sự vật, hiện tượng vật chất khác nhau không phải là do chất lượng khác
nhau mà chỉ do kết hợp khác nhau về hình thức sắp đặt các nguyên tử Lơxip
cho rằng “không gian rỗng” hay là chân không phân biệt các sự vật, hiện
tượng về mặt kích thước, hình dáng và cũng do có không gian rỗng nên sự vật
mới vận động được, còn khoảng chân không – “không gian rỗng” là không
tồn tại
Lơxip coi vũ trụ được hình thành từ những cơn lốc xoáy tròn của
nguyên tử Ông còn chỉ ra tính tất yếu của quá trình phát sinh, phát triển và
diệt vong của sự vật: “không có sự vật nào phát triển một cách vô cớ, mà tất
cả đều phát sinh trên một căn cứ nào đấy và do tính tất nhiên”
Với thuyết nguyên tử, Lơxip đã đưa triết học duy vật cổ đại lên một
tầm khái quát mới
Trang 8
1.1.2 Đemocrit (khoảng 460 – 370 TCN)
Là học trò giỏi của Lơxip và sau đó phát triển học thuyết của Lơxip lên
trình độ cao hơn, vì thế người ta gọi là thuyết nguyên tử Lơxip – Đemocrit
Đemocrit khẳng định nguyên tử là hạt vật chất cực nhỏ không nhìn thấy
được, không phân chia được không khác nhau về chất, không có mùi vị, âm
thanh, màu sắc và tồn tại vĩnh viễn Nguyên tử không nóng lên, không lạnh
đi, không bị khô, không ẩm ướt, không đen, không trắng; chúng không có một
chất lượng nào mà chỉ khác nhau về hình thức, trật tự và tư thế Tính muôn
màu muôn vẻ của sự vật, hiện tượng được quyết định bởi hình thức cấu tạo,
trật tự kết hợp và tư thế của những nguyên tử được kết hợp Bởi vậy, thực tại
(hay tồn tại) chỉ được phân biệt bởi cấu trúc (hình thức), tính kế tiếp (trật tự)
và sự xoay đặt (tư thế) Những nguyên tử ấy kết hợp với nhau thành sự vật,
hiện tượng Theo ông, tất cả mọi vật đều được cấu thành từ nguyên tử, cũng
giống những danh từ bi kịch, hài kịch được cấu thành từ những chữ cái
Hình thức, trật tự, tư thế và vận động của nguyên tử được Đemocrit cụ
thể hoá và làm rõ thêm Mỗi nguyên tử đều có hình thức nhất định Nguyên tử
này được phân biệt với nguyên tử kia bằng hình thức của chúng cũng như
hình thức chữ A phân biệt với hình thức chữ B Nguyên tử không những vô
hạn về số lượng mà còn vô hạn về hình thức Sự kết hợp các nguyên tử không
phải là sự kết hợp tuỳ tiện, ngẫu nhiên mà là sự kết hợp theo thứ tự cũng
giống như các chữ cái được sắp xếp theo thứ tự để hình thành các từ như ba,
bốn, hài kịch, bi kịch, triết học
Nguyên tử cũng giống như tư thế các chữ cái, nếu N ở tư thế dọc thì là
N (n), nếu ở tư thế ngang thì thành Z (z), nếu M ở tư thế xuôi là M (m), nếu ở
tư thế ngược thì thành W (w)
Như vậy theo Đemocrit, sự vật được hình thành là do sự kết hợp các
Trang 9nhau là do các nguyên tử được cấu tạo theo những hình thức khác nhau, được
sắp xếp kế tiếp theo những trật tự khác nhau và được xoay đặt ở những tư thế
khác nhau Sự kết hợp các nguyên tử không diễn ra một cách ngẫu nhiên, tuỳ
tiện mà theo tính tất nhiên
Đemocrit khẳng định, sự vận động của nguyên tử là vĩnh viễn, vận
động là cái vốn có trong nguyên tử; nguyên tử là vật chất đang vận động
Nguyên tử vận động trong chân không Chân không là điều kiện, không phải
là nguyên nhân của vận động Nguyên tử vận động theo chiều hướng khác
nhau, cũng giống như những hạt bụi vận động trong tia sáng mặt trời Động
lực của vận động là tự thân nhưng Đemocrit đã không giải thích nguồn gốc
của vận động
Đemocrit đã giải thích sự hình thành các vũ trụ từ những cơn lốc
nguyên tử Trong không gian vô tận của vũ trụ, những nguyên tử tự vận động,
rung chuyển về mọi phía, xô nhau đi, đẩy nhau lại và làm thành những cơn
lốc nguyên tử, đẩy các nguyên tử nặng, to, quy tụ vào tâm, đẩy các nguyên tử
nhẹ và nhỏ hơn ra vùng ngoại biên, nhờ đó, các hành tinh, kể cả trái đất được
tạo nên Sự kết hợp các nguyên tử trong cơn lốc đó giống như những làn sóng
biển đánh vào bờ, làm cho những viên đá có hình thù cùng loại (dài hoặc tròn)
dồn thành từng làn, từng lớp trên bãi biển Do cách vận động đó, các nguyên
tử có cùng một kích thước, cùng một hình thức kết hợp với nhau thành lửa,
đất, nước, không khí Trong thế giới đã được hình thành, mọi vật thể đều luôn
quy tụ về trung tâm, do trọng lượng của nó Đemocrit khẳng định vũ trụ là vô
tận và vĩnh viễn, có vô số thế giới vĩnh viễn phát sinh, phát triển và bị tiêu
diệt
Thuyết nguyên tử - nội dung cơ bản của đường lối triết học Đemocrit là
một đóng góp rất quan trọng và có ý nghĩa phương pháp luận rất lớn đối với
Trang 10nền triết học cổ đại nói chung và đối với sự phát triển của khoa học đương
thời cũng như các thời đại sau này
1.2 Theo Daltơn
1.2.1 Đôi nét về nhà bác học Dalton
John Dalton là một nhà hóa học, nhà vật lý người Anh Phương pháp
sống của Dalton chịu ảnh hưởng sâu sắc của một tín đồ phái giáo hữu
(Quaker) Một nhà khí tượng học xuất sắc, người đã làm ông quan tâm đến
những vấn đề của toán học và khí tượng học
Ông sinh ra trong một gia đình dệt vải nghèo tại Eaglesfield một vùng
phía Tây Bắc nước Anh Năm 10 tuổi, Ông tới làm cho Elihu, một nhà khoa
học Elihu thấy ông rất thông minh, hiếu học bèn dạy toán cho ông Dalton
học giỏi và chỉ sau 2 năm ông trở thành hiệu trưởng của một trường làng, dạy
cho tất cả các con em trong vùng ở mọi lứa tuổi Sau này, ông được giảng dạy
tại trường Niucolegio ở Manchexto và tiếp tục được mời tới ở học viện Hoàng
Gia Anh
Từ năm 20 tuổi trở đi, ông bắt đầu viết nhật kí khoa học, thường là
những ghi chép ngắn, nêu giả thuyết và giải thích về thời tiết cho đến lúc ông
qua đời thì công trình ấy trở nên đồ sộ, tức có trên 200000 mục ghi chép tỉ mỉ
nghiên cứu về khí tượng
1.2.2 Nội dung thuyết nguyên tử của Dalton
Các nguyên tử và phân tử khác nhau trong mô hình của John Dalton
trong ấn phẩm hệ thống mới của triết học hoá học (A New system of
Chemical xuất bản 1808) Các nghiên cứu cơ bản trước 1800 - 1803 dành cho
vật lý, giai đoạn về sau dành cho hóa học Từ năm 1787, ông thực hiện các
quan sát khí tượng, nghiên cứu màu sắc của bầu trời, bản chất của vật thể,
khúc xạ và phản xạ ánh sáng Kết quả là ông đưa ra được thuyết bốc hơi và
Trang 11Năm 1794, ông mô tả khuyết tật của thị giác gọi là chứng mù màu Phát
minh 3 định luật làm cơ sở cho thuyết nguyên tử của hỗn hợp khí
Định luật áp suất riêng phần của các khí 1801
Định luật sự phụ thuộc giãn nở khí vào nhiệt độ ở áp suất cố định 1802
Định luật của sự phụ thuộc của độ tan khí vào áp suất riêng phần của
chúng 1803
Vào 1808, Dalton đã đưa ra lý thuyết nguyên tử của ông để giải thích
định luật bảo toàn khối lượng và định luật tỉ lệ các chất trong các phản ứng
hóa học Lý thuyết của ông dựa trên 5 giả thuyết:
Giả thuyết thứ 1: Tất cả các vật chất đều được tạo thành từ các nguyên
tử
Giả thuyết thứ 2: Các nguyên tử của cùng một nguyên tố sẽ có cùng
một cấu trúc và tính chất
Giả thuyết thứ 3: Các nguyên tử không thể bị phân chia, không thể
được sinh ra hoặc mất đi
Giả thuyết thứ 4: Các nguyên tử của các nguyên tố khác nhau kết hợp
với nhau để tạo ra các hợp chất
Giả thuyết thứ 5: Trong các phản ứng hóa học, các nguyên tử có thể kết
hợp, phân tách hoặc tái sắp xếp lại
Như vậy lý thuyết của Dalton không chỉ giải thích các định luật trên mà
còn là cơ sở để xây dựng các lý thuyết khác về nguyên tử sau này, tiên đoán
và phát minh định luật tỉ lệ bội 1803: Nếu hai nguyên tố tạo thành với nhau
một số hợp chất, thì những khối lượng của nguyên tố này kết hợp với cùng
một khối lượng của nguyên tố kia sẽ tỉ lệ bội với nhau như tỉ lệ giữa những số
nguyên đơn giản
Ví dụ: cacbon và oxi tạo thành hai hợp chất có thành phần sau đây:
Cacbon oxit: CO – 3 phần khối lượng cacbon và 4 phần khối lượng oxi
Trang 12Cacbon đioxit: CO2 – 3 phần khối lượng cacbon và 8 phần khối lượng
oxi
Trong những hợp chất này các phần khối lượng oxi kết hợp với cùng
một phần khối lượng cacbon (3 phần khối lượng) tuân theo tỉ lệ 4:8 hoặc 1:2
1803, thành lập bảng đầu tiên về khối lượng nguyên tử của hidro, nito,
cacbon, lưu huỳnh, photpho, lấy khối hidro làm đơn vị Đề xướng hệ thống kí
hiệu hóa học cho các nguyên tử đơn giản và phức tạp 1804
Hình 1.1 Mô hình nguyên tử của Dalton
1.2.3 Thành công
Lý thuyết nguyên tử của Dalton được thế giới chấp nhận ngay và quan
niệm nguyên tử là phần tử nhỏ nhất của vật chất tồn tại khá lâu dài
1.2.4 Hạn chế
Cả Democritus và John Dalton đều cho rằng nguyên tử không có cấu
trúc, tức là nguyên tử không được tạo thành từ các phần tử nhỏ hơn, chính vì
thế người ta thường gọi các mô hình đó là mô hình sơ khai về nguyên tử
Cùng với sự phát triển của khoa học, các giả thuyết của John Dalton được
xem xét lại và người ta thấy rằng không phải nguyên tử là hạt không có cấu
trúc mà ngay cả nguyên tử của cùng một nguyên tố cũng có thể có tính chất
khác nhau
Trang 131.2.5 Sự phóng điện trong khí loãng
1.2.5.1 Sự tìm ra electron
Cuối thế khỉ XIX, nhiều nhà vật lý, đặc biệt là Crookes và Lenard đi
sâu vào nghiên cứu hiện tượng phóng điện trong khí loãng (p nhỏ)
- Chuẩn bị:
Dùng một ống thủy tinh kín, dài khoảng 50cm, trong chứa một chất
khí, 2 đầu có 2 điện cực kim loại, giữa 2 điện cực là một hiệu điện thế lớn
khoảng vài chục KV
- Cách tiến hành:
Dùng bơm hút dần khí trong bình, khi p trong ống < 6 mmHg, sự
phóng điện bắt đầu xảy ra
- Hiện tượng:
P = 6 mmHg thì thấy xuất hiện trong ống một dải sáng chạy từ cực âm
đến cực dương
Nếu tiếp tục giảm p = 1 mmHg thì: Dưới những p khác nhau trong ống
lại xuất hiện những miền tối sáng khác nhau
Khi p = 0,01 mmHg: những miền sáng trông thấy đều biến mất Tuy
nhiên, lúc này trên thành thủy tinh đối diện với âm cực vẫn có vết sáng
Âm cực vẫn còn phát ra một tia đặc biệt không trông thấy nhưng có khả
năng gây ra hiện tượng huỳnh quang ở thành ống đối diện
- Đặc điểm và tính chất của tia đặc biệt:
Là những hạt vật chất xuất phát từ âm cực
Chuyển động thẳng với một vận tốc rất lớn (v= 2.107 m/s)
Làm chuyển động một bánh xe trên đường đi
Bị lệch hướng trong từ trường và điện trường (về phía cực dương)
Tia đặc biệt này được gọi là tia âm cực
Trang 14Tia âm cực là những hạt vật chất mang điện tích âm (e), có khối lượng
Hình 1.3 Quỹ đạo thẳng của tia âm cực Hình 1.4
Tia âm cực gồm những hạt vật chất
Hình 1.5 Tia âm cực bị lệch hướng
Trang 151.2.5.2 Sự phát minh ra tia dương cực
- Thí nghiệm:
Nghiên cứu về hiện tượng phóng điện trong khí loãng
- Hiện tượng:
Trong ống âm, đồng thời với sự xuất hiện các điện tử (tia âm cực) còn
xuất hiện những phần tử đi ngược chiều với điện tử nghĩa là đi từ phía dương
cực (anot) về phía âm cực (catot)
Nếu âm cực có khe hở (rãnh) thì những phần tử này có thể đi thẳng ra
phía sau âm cực
Loại tia này được nhà bác học Đức Goldstein (Gôn-đơ-xtai) tìm ra
1886 và được gọi là tia dương cực hay tia rãnh
- Đặc điểm tia dương cực:
Bị lệch hướng dưới tác dụng của điện trường hay từ trường Vì chiều
lệch của tia dương cực ngược với chiều lệch của tia âm cực nên những phần
tử này phải mang điện tích trái dấu với điện tử, nghĩa là mang điện tích
dương
Kết quả nghiên cứu cho thấy là điện tích này có giá trị bằng bội số
nguyên điện tích của điện tử và khối lượng của các phần tử tạo nên tia dương
cực lớn xấp xỉ bằng khối lượng nguyên tử hay phân tử khí trong ống âm cực
Do những đặc điểm trên, người ta có thể kết luận là tia dương cực gồm
những ion dương Do sự phóng điện trong khí loãng, các nguyên tử hay phân
tử khí trong ống bị ion hóa, các điện tử được giải phóng đi về phía dương cực
tạo thành tia âm cực, còn các ion dương chạy về âm cực và tạo thành tia
dương cực
Trang 16Hình vẽ:
Hình 1.6 Tia dương cực
1.2.5.3 Sự khám phá ra tia X và hiện tượng phóng xạ
1895, nhà vật lý học Đức w.Rownghen nhận thấy khi cho tia âm cực
đập vào thủy tinh hay kim loại thì từ thủy tinh hay kim loại lại phát ra những
bức xạ mới có năng lượng rất cao và có khả năng đâm xuyên vào vật chất rất
mạnh Rownghen gọi đó là tia X
Ngày nay, chúng ta biết đó là một loại bức xạ điện từ có bước sóng rất
ngắn được phát ra khi tia âm cực bắn vào nguyên tử kim loại làm cho e ở lớp
bên trong gần hạt nhân bị bật ra và e ở lớp bên ngoài nhảy vào đồng thời giải
phóng năng lượng Tia X là loại tia không nhìn thấy được, không bị lệch
trong từ trường và điện trường nhưng có thể làm đen giấy ảnh và gây ra hiện
tượng huỳnh quang ở nhiều chất
Không lâu sau phát minh của Rơnghen, giáo sư vật lý A.Becquerel ở
trường Đại học Pari khi nghiên cứu hiện tượng phát lân quang đã ngẫu nhiên
phát hiện ra rằng một số hợp chất có chứa Urani tự phát ra những tia không
nhìn thấy được nhưng có khả năng làm đen phim ảnh Một nữ sinh viên của
Pecquerel là Marie Curie đề nghị đặt tên cho hiện tượng này là hiện tượng
phóng xạ các nguyên tố có hiện tượng phóng xạ gọi là nguyên tố phóng xạ
Những công trình nghiên cứu về sau cho thấy các tia phóng xạ gồm ba loại
tia:
Trang 17Tia α là dòng hạt α có điện tích dương gấp đôi điện tích e và khối lượng
gấp bốn lần khối lượng hạt nhân nguyên tử hidro
Ngày nay, chúng ta biết đó chính là hạt nhân heli, kí hiệu là 4
2 He Tia thứ 2 là tia β là dòng các hạt e mà ta đã biết
Tia thứ 3 là tia γ là bức xạ điện từ có bước sóng rất ngắn và năng lượng
rất cao
Về sau, người ta nhận thấy hiện tượng phóng xạ còn có một kết quả
quan trọng là biến đổi nguyên tố phóng thành một nguyên tố khác
Các phát minh đã nêu còn có các hiện tượng khác, đặc biệt là hiện
tượng phóng xạ đã chứng minh hùng hồn rằng nguyên tử không phải là không
chia nhỏ được, mà gồm những hạt đơn giản
1.3 Mẫu nguyên tử của Thomson
1.3.1 Đôi nét về nhà bác học J.J Thomson
J.J Thomson sinh 1856 tại đồi Cheetham, Manchester, Anh trong một
gia đình gốc Scotland Năm 1870, ông học kỹ sư tại trường Đại học
Manchester (được biết đến là Cao đẳng Owens thời đó), sau đó Thomson
chuyển tới học ở trường Cao đẳng Trinity, Cambridge năm 1876 Năm 1880
ông giành được bằng cử nhân toán và tới năm 1883 thì giành được bằng thạc
sĩ Năm 1884, Thomson trở thành giáo sư vật lý tại đại học Cambridge Một
trong những học trò nổi tiếng của ông là Ernest Rutherford Một trong những
thành tựu lớn nhất của Thomson cho khoa học hiện đại chính là tài năng giảng
dạy thiên tài của ông, bảy người trợ lý nghiên cứu của ông cũng như con trai
ông đều giành được giải Nobel vật lý Con trai của J.J Thomson là George
Paget Thomson giành giải Nobel vật lý năm 1937 vì đã phát hiện ra tính chất
của sóng điện tử
J.J Thomson được phong tước hiệp sĩ năm 1908 và nhận huân chương
danh dự năm 1912 Năm 1914, ông có một bài thuyết trình Romanes tại Đại
Trang 18học Oxford về thuyết nguyên tử Năm 1918, ông trở thành hiệu trưởng trường
cao đẳng Trinity, Cambridge, ông giữ chức vụ này cho tới lúc mất Ông cũng
từng được bầu làm viện sĩ Xã hội Hoàng gia ngày 12 tháng 6 năm 1884 và trở
thành chủ tịch của hội từ năm 1916 tới năm 1920 Thomson qua đời vào ngày
30 tháng 8 năm 1940 và được chôn tại thánh đường Westminster.
1.3.2 Nội dung
Sáu năm sau khi khám phá ra e, năm 1903 Thomson đưa ra mô hình
đầu tiên về cấu trúc nguyên tử Mô hình này cho rằng các điện tử mang điện
tích âm được trộn lẫn trong vật chất mang điện tích dương, giống như các quả
mận nhỏ được trộn lẫn trong bánh, mô hình này còn được gọi là mô hình bánh
mận Nếu một điện tử bị xê dịch thì nó sẽ bị kéo về vị trí ban đầu Điều này
làm cho nguyên tử trung hòa về điện và ở trạng thái ổn định
Mô hình nguyên tử của Thomson:
Hình 1.7 Mẫu nguyên tử của Thomson
Nhìn hình thức bề ngoài thì mô hình của Thomson có vẻ rất hợp lý
Chính vì vậy mà mô hình này tồn tại trong một thời gian khá dài Muốn kiểm
tra tính đúng đắn của mô hình này người ta phải tiến hành được những thí
nghiệm có khả năng đi sâu vào trong nguyên tử Điều này quả thật không đơn
giản ở thời bấy giờ
Trang 191.3.3 Thí nghiệm tán xạ hạt Alfa của Rutherford
1.3.3.1 Thí nghiệm
Năm 1911, Rutherford và các đồng nghiệp đã tiến hành một thí nghiệm
nhằm kiểm tra lại mẫu nguyên tử của Thomsơn
Sơ đồ thí nghiệm được mô tả trên hình 1.7:
Hình 1.8 Sơ đồ thí nghiệm của Rutherford
Dùng chùm hạt α phát ra từ nguồn phóng xạ α (1), sau khi đi qua màn
chắn (2) có chứa khe hẹp để tạo thành chùm tia mảnh, cho bắn vào lá vàng
được dát mỏng (3) Đường đi của chùm hạt α được quan sát trên màn quan sát
(4) có phủ một lớp sunfua kẽm (mỗi khi hạt α đập vào màn thì sẽ tạo ra một
lóe sáng tại điểm đó)
1.3.3.2 Kết quả thí nghiệm
Hầu hết các hạt α bay thẳng qua lá vàng và gây lên những chớp sáng tại
điểm 0 trên màn quan sát 4
Tuy nhiên một số hạt α sau khi đi qua lá vàng thì bị lệch quỹ đạo khỏi
phương ban đầu (ví dụ: gây ra chớp sáng ở M trên màn 4)
Cá biệt có một số hạt α bị bật trở lại mà không xuyên qua được lá vàng
Nếu: căn cứ vào mẫu nguyên tử của Thomson thì có thể cho phép giải
thích được các hạt α xuyên qua tấm kim loại dẫn đến xuyên qua nguyên tử
Trang 20Nhưng: Nếu dựa trên mẫu nguyên tử của Thomson thì xác suất hạt α
bật trở lại là 10-3500 Trong khi bằng thực nghiệm thì cứ 8000 hạt α tới lại có
một hạt bật trở lại - Một con số không thể bỏ qua
Kết quả này không thể giải thích nổi nếu dựa trên mẫu nguyên tử của
Thomson Theo Thomson thì phần mang điện tích dương trong nguyên tử
được phân bố một cách liên tục trong toàn bộ thể tích nguyên tử nên các hạt α
sẽ dễ dàng đi qua lá vàng mà không bị lệch quỹ đạo
Sau này khi nói về thí nghiệm Rutherford viết “…đây là một sự kiện
bất ngờ nhất xảy ra trong đời tôi Thật không thể nào hiểu nổi hiện tượng này,
y như ta bắn một phát đạn vào tờ giấy mà viên đạn lại bật trở lại phía ta…”
1.3.3.3 Giải thích kết quả thí nghiệm
Trước hết ta cần nhắc lại rằng, hạt α là đồng vị 4
2 He, chúng là những hạt mang điện tích dương +2e và có khối lượng cỡ 4,0015u (1u = 1,66055.10-
27
Kg) Như vậy, hạt α nặng hơn e gần 7500 lần Khi phát ra từ nguồn phóng
xạ, hạt α có vận tốc trong khoảng (1,5 - 2,0).107m/s
Do hạt α có khối lượng rất lớn so với khối lượng của e nên ta có thể bỏ
qua ảnh hưởng của e trong nguyên nhân làm hạt α bị lệch quỹ đạo Như vậy,
nguyên nhân hạt α bị lệch quỹ đạo là do tương tác của hạt α với phần mang
điện tích dương của nguyên tử vàng Điều này cho thấy, điện trường trong
nguyên tử phải là điện trường rất mạnh Nếu cho rằng điện tích dương của
nguyên tử phân bố liên tục trong toàn bộ thể tích nguyên tử như mẫu
Thomson thì sẽ không giải thích được kết quả của thí nghiệm này Từ đó,
Rutherford đi đến kết luận:
Điện tích dương của nguyên tử phải tập trung trong một thể tích rất nhỏ
để phần lớn các hạt α có thể xuyên qua
Trang 21Phần mang điện tích dương chiếm phần lớn khối lượng của cả nguyên
tử, nó được gọi là hạt nhân nguyên tử để các hạt α bị lệch khi va chạm và có
khi bật trở lại
Hay nguyên tử có cấu tạo rỗng
1.4 Mẫu nguyên tử của Rutherford
1.4.1 Đôi nét về nhà bác học Rutherford
Ernest Rutherford sinh ngày 30 tháng 8 năm 1871 ở Nelson, New
Zealand Ernest Rutherford là con trai của James Rutherford, một nông dân,
và vợ của ông là Martha Thompson, quê quán ở Hornchurch, Essex, Anh
Quốc James là dân nhập cư từ Perth, Scotland, "để nuôi trồng cây đanh và
các con" Ernest sinh ra ở Spring Grove (bây giờ là Brightwater), gần Nelson,
New Zealand Tên gọi của ông bị đánh vần sai thành Earnest khi đi làm giấy
khai sinh Ông học ở trường Havelock School và sau đó là trường Nelson
College rồi giành được học bổng học ở trường Canterbury College,
University of New Zealand nơi ông là chủ tịch hội đồng tranh luận
Rutherford đã nghiên cứu hiện tượng phóng xạ từ đầu thập niên 1900
Ông đã phát hiện ra ba dạng tia phát ra từ các chất phóng xạ Ông (cùng với
Soddy) đã đưa ra thuyết phân rã phóng xạ, đã chứng minh sự tạo thành heli
trong quá trình phóng xạ, đã phát hiện ra hạt nhân nguyên tử và nghiên cứu
mô hình của hạt nhân nguyên tử, đặt cơ sở cho thuyết hiện đại về cấu tạo
nguyên tử
Năm 1907, ông là giáo sư vật lý ở trường Đại học Manchester Năm
1908, ông được tặng giải thưởng Nobel hóa học cho các công trình chứng
minh rằng các nguyên tử bị phân rã trong hiện tượng phóng xạ Từ năm 1919,
ông làm việc ở Cambridge và Luân Đôn Tại đây, ông đã thực hiện sự chuyển
hóa nhân tạo đầu tiên giữa các nguyên tố bền (còn gọi là kỹ thuật kim giả
Trang 22thuật) Cụ thể là ông đã biến nitơ thành ôxy bằng cách dùng các hạt alpha bắn
phá vào chúng
1.4.2 Nội dung
Nguyên tử được coi như hợp bởi một hạt nhân tích điện dương và xung
quanh hạt nhân có những điện tử quay trên những quỹ đạo khác nhau Mẫu
nguyên tử Rutherford có thể được hình dung như một thái dương hệ nhỏ bé
với những điện tử chuyển động xung quanh hạt nhân như những hành tinh
quay xung quanh mặt trời
Điện tích của các e được cân bằng bởi điện tích dương của hạt nhân và
về toàn bộ thì nguyên tử vẫn ở trạng thái trung hoà về điện Lực li tâm xuất
hiện do sự quay các e được cân bằng bởi lực hút tĩnh điện giữa các e và hạt
nhân tích điện ngược dấu
Vì lí do này mà mẫu nguyên tử của Rutherford còn được gọi là mô hình
hành tinh nguyên tử
Hình vẽ:
Hình 1.9 Mô hình nguyên tử theo mẫu Rutherford
Mẫu nguyên tử của Rutherford là một bước tiến quan trọng của khoa
học So với mẫu của Thomson, mẫu Rutheford có những phát triển vượt bậc
Trang 231.4.3 Thành công
Thí nghiệm về sự tán xạ các hạt α không những cho phép phát hiện sự
tồn tại hạt nhân nguyên tử mà còn xác định được điện tích của nó Đại lượng
điện tích dương của hạt nhân nguyên tử bằng số thứ tự của nguyên tố trong hệ
thống tuần hoàn Do đó, số thứ tự của nguyên tố không đơn thuần ghi vị trí
của nguyên tố trong hệ thống tuần hoàn, mà là hằng số quan trọng nhất của
nguyên tố biểu diễn điện tích dương của hạt nhân nguyên tử của nó Do tính
trung hoà điện của nguyên tử nên có thể rút ra kết luận rằng số lượng e quay
quanh hạt nhân cũng bằng số thứ tự của nguyên tố Đó là ý nghĩa vật lý của số
thứ tự nguyên tố trong hệ thống tuần hoàn Mendeleep
Mô hình hành tinh, hay mô hình hạt nhân nguyên tử của Rutherford là
một bước tiến lớn trong nhận thức về cấu trúc nguyên tử
1.4.4 Hạn chế
Mô hình hành tinh không thể giải thích tính bền của nguyên tử
Khi quay quanh hạt nhân, e phải phát ra một phần năng lượng của mình
dưới dạng dao động e Điều đó dẫn đến sự phá huỷ cân bằng giữa lực hút tĩnh
điện của e về hạt nhân và lực li tâm gây ra bởi sự quay của e quanh hạt nhân
Để khôi phục lại cân bằng, e phải dịch chuyển đến gần hạt nhân hơn Do đó,
khi bức xạ một cách liên tục năng lượng e, thì dần dần e phải đi đến gần hạt
nhân và cuối cùng rơi vào nó – nguyên tử sẽ không còn tồn tại nữa Trên thực
tế, nguyên tử lại rất bền và có thể tồn tại vô thời hạn
Mô hình Rutherford cũng không thể giải thích được đặc điểm của
quang phổ nguyên tử
Chúng ta biết rằng khi đi qua lăng kính thuỷ tinh thì ánh sáng mặt trời
tạo thành quang phổ - dải màu chứa tất cả các màu của cầu vồng Hiện tượng
này là do ánh sáng mặt trời gồm các sóng e có tần số khác nhau Các sóng có
tần số khác nhau bị khúc xạ bởi lăng kính một cách không đồng đều, dẫn đến
Trang 24tạo thành quang phổ liên tục Ánh sáng phát ra bởi các chất lỏng và các chất
rắn nung nóng sáng cũng thể hiện tính chất tương tự Quang phổ của các khí
và các hơi được đốt nóng sáng là những vạch màu riêng biệt, cách nhau bởi
những khoảng tối – quang phổ vạch Đồng thời, các nguyên tử của mỗi
nguyên tố cho quang phổ hoàn toàn xác định, khác với quang phổ của nguyên
tố khác
Tính chất vạch quang phổ hidro không phù hợp với thuyết Rutherford,
vì khi phát ra năng lượng e phải đi liên tục gần hạt nhân, và quang phổ của nó
phải là quang phổ liên tục
Do đó, mô hình hành tinh của nguyên tử không thể giải thích được tính
bền của nguyên tử, cũng như không thể giải thích được tính chất vạch đối với
quang phổ của các khí và hơi
1.4.5 Sự tìm ra proton và notron
Sau khi Rutherford đề xuất mô hình nguyên tử có hạt nhân, các công
trình nghiên cứu cấu tạo vật chất tiếp tục phát triển mạnh mẽ Các hạt proton
và notron được khám phá ra
1.4.5.1 Sự tìm ra proton
Năm 1917, Rutherford khi bắn phá hạt nhân nguyên tử nito bằng hạt α
đã quan sát được sự xuất hiện hạt nhân nguyên tử oxi và một loại hạt có khối
lượng 1,6726.10-27 kg, mang một đơn vị điện tích dương (eo hay 1+) Hạt này
là một thành phần cấu tạo của hạt nhân nguyên tử được gọi là proton, được kí
Trang 25khác trong hạt nhân đóng góp vào khối lượng của nguyên tử Vì nguyên tử
trung hoà về điện nên hạt này phải không mang điện tích
Nhà vật lý người Pháp Irene Joliot – Curie (1897 – 1956) đã tiến hành
một thí nghiệm, bà bắn phá một mẫu Berili bằng chùm hạt alpha và làm ra
một chùm hạt mới có khả năng thấm sâu vào vật chất nhiều hơn hạt alpha
Năm 1932, nhà vật lý người Anh James Chadwick (1891 – 1974) phát hiện ra
rằng chùm hạt đó được tạo thành từ các hạt có cùng khối lượng với proton
Do điện từ trường không làm lệch hướng chuyển động của hạt này nên nó là
một hạt trung hoà về điện và ông gọi nó là notron
Phương trình:
2He + Be 4 6C + n notron0
Để giải quyết những khó khăn mà mẫu nguyên tử của Rutherford gặp
phải, năm 1913 nhà bác học Đan - Mạch Niels Bohr, một mặt đã sử dụng một
số định luật của cơ học kinh điển và nhiều thành tựu của Rutherford và mặt
khác đưa ra điều kiện lượng tử đối với sự chuyển động của điện tử trên cơ sở
lý thuyết lượng tử Plank và một số tiên đề khác hoàn toàn trái ngược với tinh
thần điện động học kinh điển Dưới đây là nội dung những tiên đề, cơ sở lý
thuyết của Bo về nguyên tử
1.5 Mẫu nguyên tử của Bohr
1.5.1 Đôi nét về nhà bác học Niels Bohr
Niels Bohr sinh 7/10/1885 - mất 18/11/1962, là một nhà vật lý học
người Đan Mạch Niels Bohr là con của nhà sinh học Christian Bohr và bà
Ellen Adeer Niels cũng là anh của nhà toán học Harald Bohr (giáo sư trường
ĐH Copenhagen) Niels Bohr được đào tạo tại trường ĐH Copenhagen Năm
1911, được cấp bằng tiến sĩ với luận án Studierover Metallemes Elektronteori
(nghiên cứu về lý thuyết điện tử của các kim loại), sau đó Bohr sang ĐH
Manchester nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của nhà hóa học nổi tiếng
Trang 26Rutherford Ông đã nhận giải Nobel vật lý 1922 vì những đóng góp quan
trọng trong việc nghiên cứu cấu trúc của nguyên tử và trong cơ học lượng tử
Ông đã từng tham gia dự án Manhattan Niels được xem như là một trong
những nhà vật lý nổi tiếng nhất thế kỉ 20
1.5.2 Nội dung
Tiên đề 1: Trong nguyên tử, các điện tử không thể chuyển động trên bất kì
quỹ đạo nào mà chỉ được phép chuyển động trên những quỹ đạo xác định với
điều kiện là momen động lượng M của điện tử đối với các quỹ đạo đó bằng
m: khối lượng của electron
Đây là điều kiện lượng tử hoá quỹ đạo hay điều kiện lượng tử hoá
momen động lượng, n được gọi là số lượng tử và ħ = h/2π được gọi là đơn vị
lượng tử của momen động lượng
Hằng số planck hay lượng tử tác dụng h có thứ nguyên là J.s và momen
động lượng hay động lượng quay cũng có thứ nguyên trên Chính vì nhận
thấy momen động lượng có cùng thứ nguyên với hằng số planck nên Bo đã
đưa ra điều kiện lượng tử hoá trên
Trang 27Tiên đề 2: Khi chuyển động theo những quỹ đạo lượng tử trên, điện tử không
bức xạ, nghĩa là không mất năng lượng (điều này trái với định luật bức xạ của
điện động học kinh điển)
Quỹ đạo hay trạng thái mà năng lượng của điện tử có một giá trị xác
định không đổi gọi là quỹ đạo dừng hay trạng thái dừng
Tiên đề 3: Nguyên tử hay điện tử chỉ phát xạ hay bức xạ khi nguyên tử hay
điện tử chuyển từ trạng thái dừng này sang trạng thái dừng khác
Năng lượng hυ của quang tử được phát ra hay bị hấp thụ bằng hiệu số
năng lượng với trạng thái trên
∆E = Ec – Et = hυ
(Ec : Năng lượng của điện tử ở trạng thái có năng lượng cao, Et : Năng
lượng của điện tử ở trạng thái có năng lượng thấp)
Hình vẽ:
Hình 1.10 Sự xuất hiện quang phổ hấp thụ và phát xạ theo thuyết Bohr
Trang 28Hình 1.11 Mẫu nguyên tử của Bohr
Theo tiên đề 2 thì electron chuyển động trên cùng một quỹ đạo sẽ
không phát ra năng lượng Trong nguyên tử nằm ở trạng thái cơ bản, e có thể
quay vô thời hạn, có nghĩa nguyên tử như thế là một hệ rất bền Hay tiên đề 2
đã giải thích được tính bền của nguyên tử
Tiên đề 3 cho phép giải thích nguồn gốc của quang phổ phát xạ và hấp
thụ của nguyên tử cũng như cấu tạo vạch của quang phổ nguyên tử
Từ điều kiện lượng tử hoá momen động lượng (tiên đề 1) dẫn đến sự
lượng tử hoá năng lượng: Năng lượng nguyên tử chỉ có thể nhận những giá trị
gián đoạn hay xác định phụ thuộc vào số lượng tử n
Bình thường nguyên tử ở trạng thái có năng lượng thấp nhất (trạng thái
cơ bản) Khi được cung cấp năng lượng (ví dụ do sự va chạm nguyên tử, sự
va chạm điện tử, do sự hấp thụ bức xạ…) nguyên tử chuyển từ trạng thái năng
lượng thấp lên trạng thái năng lượng cao (trạng thái kích thích)
Trạng thái kích thích là trạng thái không bền vững Nguyên tử có xu
hướng trở về trạng thái cơ bản Nếu giữa hai mức năng lượng trên còn có
những mức năng lượng khả dĩ khác thì trước khi chuyển về trạng thái cơ bản,
nguyên tử có thể chuyển về những trạng thái trung gian Ứng với mỗi bước
nhảy trên, nguyên tử phát ra Ea một quang tử với một tần số xác định, tính
theo hệ thức trên:
Trang 29Ứng với một quang tử này ta được một vạch trên quang phổ phát xạ
nguyên tử Vì năng lượng nguyên tử được lượng tử hoá nên các tần số của
bức xạ phát ra cũng nhận những giá trị gián đoạn Điều này dẫn đến cấu tạo
vạch của quang phổ phát xạ nguyên tử
Ngược lại, khi chiếu một chùm bức xạ liên tục qua nguyên tử thì
nguyên tử có thể hấp thụ chọn lọc những quang tử khi chuyển từ những trạng
thái năng lượng thấp lên trạng thái năng lượng cao Tần số bức xạ hấp thụ này
cũng được tính theo hình thức trên:
υ = (Ec – Et)/h
Ứng với tần số này ta được một vạch trên quang phổ hấp thụ nguyên tử
Ngoài ra, tiên đề 3 còn cho phép tính được độ dài sóng λ là bao nhiêu:
Khi e chuyển từ quỹ đạo xa hạt nhân về quỹ đạo gần hạt nhân hơn không phải
liên tục mà theo từng phần – từng lượng tử Giá trị lượng tử năng lượng liên
hệ với tần số của bức xạ υ hoặc độ dài sóng λ theo hệ thức:
E = Ec – Et = hυ = hc/ λ
1.5.2.1 Mô hình nguyên tử hidro của Bohr
Áp dụng giả thuyết thứ 3 của Bohr ta có thể tính được:
Trang 30Ngoài nguyên tử H, những hệ có 1e và một hạt nhân như các ion
He+, Li2+, Be3+… cũng đã được nghiên cứu theo lý luận của Bo và cho kết quả
phù hợp giữa thực nghiệm và lý thuyết
1.5.2.2 Thuyết quỹ đạo elip của Sommerfeld
Vào 1916 - 1925 A.Sommerfeld (Đức) và những người khác đã xây
dựng lý thuyết cấu tạo nguyên tử nhiều e Ngoài quỹ đạo tròn, Sommerfeld
còn giả thiết có những quỹ đạo elip (giống như các hình tinh cũng có quỹ đạo
elip) Khi đó kích thước và cách phân bố các quỹ đạo cũng tuân theo quy tắc
lượng tử hóa, nhờ vậy đã giải thích được một số hiện tượng trong quang phổ
(cấu tạo tinh tế, sự tách vạch khi có từ trường, điện trường…)
1.5.3 Thành công của Bohr
Suy rộng thuyết lượng tử năng lượng planck, Bohr đã đưa ra tiền đề về
sự lượng tử hoá momen động lượng trong nguyên tử Từ đó dẫn đến sự lượng
tử hoá bán kính quỹ đạo, vận tốc, tần số, năng lượng của điện tử trong nguyên
tử
Trang 31Đặc biệt là Bohr đã tìm ra biểu thức tính năng lượng của điện tử trong
nguyên tử H và trong những ion giống H:
En = - (2π2mZ2e4)/n2h2
Biểu thức này hoàn toàn phù hợp với kết quả tính toán của cơ học
lượng tử phi tương đối schroedinger
Để giải thích quang phổ nguyên tử và để giải thích tính chất bền vững
của hệ thống nguyên tử, Bohr đã đưa ra tiên đề về quỹ đạo dừng trong nguyên
tử
Điều này hoàn toàn trái với tinh thần của vật lý học kinh điển Ngược
lại, mặc dù cơ học lượng tử không nói đến quỹ đạo nhưng kết quả của cơ học
lượng tử cũng dẫn đến những trạng thái dừng trong nguyên tử, tức là những
trạng thái mà điện tử có một năng lượng xác định
Đối với H hoặc ion giống H, theo cơ học lượng tử phi tương đối, các
giá trị năng lượng này, chính là những giá trị năng lượng thu được từ biểu
thức trên
Từ những dữ kiện về quang phổ nguyên tử, lí thuyết Bohr đã phát hiện
ra được các số lượng n, l, ml, ms đặc trưng cho những trạng thái của điện tử
trong nguyên tử, phù hợp với kết quả của cơ học lượng tử (đối với các đại
lượng cơ học như momen động lượng, momen spin, momen từ, momen từ
spin) Cơ học lượng tử cho những biểu thức hơi khác với biểu thức rút ra từ
thuyết Bohr – Sommerfeld Riêng đối với hợp phần của đại lượng trên một
phương nào đó thì hai thuyết cho kết quả phù hợp
Kết hợp với tiên đề về spin của Uhlenbeck và Goudsmit lí thuyết Bohr
cũng đã giải thích và xác định được tần số những vạch quang phổ của nguyên
tử H và những ion giống H
Trên cơ sở bốn số lượng tử n, l, ml, ms và trên cơ sở của nguyên lý
Pauli, nguyên lý vững bền, quy tắc Hund, thuyết Bohr – Sommerfeld cũng đã
Trang 32tính được số điện tử trên những lớp và phân lớp quỹ đạo bão hoà và trên cơ sở
đó, giải thích được sự phân bố các điện tử trong nguyên tử của các nguyên tố
cũng như giải thích được sự phân bố một cách định tính các quy luật về sự
biến đổi các tính chất của các nguyên tố trong hệ thống tuần hoàn Mendeleev
Lý thuyết nguyên tử Bohr – Sommerfeld cũng được vận dụng trong lý thuyết
về phân tử Các thuyết Lewis, Kossel về liên kết hoá học được xây dựng hoàn
toàn trên cơ sở của lý thuyết nguyên tử Bohr – Sommerfeld
Nhìn chung ta thấy thuyết nguyên tử Bohr – Sommerfeld đã có một
đóng góp khá quan trọng trong quá trình phát triển lí thuyết về cấu tạo nguyên
tử Một mặt, nó chứng minh sự hạn chế của vật lý học kinh điển trong những
hiện tượng nội nguyên tử Và mặt khác, lí thuyết Bohr đã xác minh tính chất
lượng tử trong những hệ thống vi mô, đề xuất ra được nhiều vấn đề và thúc
đẩy sự phát triển lí thuyết về cấu tạo nguyên tử - phân tử nói riêng cũng như lí
thuyết về các hệ vật lý vi mô nói chung
Thuyết Bohr không những chỉ giải thích bản chất vật lý đối với tính
chất vạch của phổ nguyên tử như là kết quả của sự chuyển động e từ quỹ đạo
được phép này về quỹ đạo được phép khác của nguyên tử mà còn cho phép
tính vị trí của vạch trong quang phổ
1.5.4 Hạn chế
Lí thuyết Bohr có nhiều khó khăn hay bế tắc trước hết là sự mâu thuẫn
trong bản thân lí luận của lí thuyết, về lí thuyết Bohr không phải là một lý
thuyết nhất quán Khi thì nó phủ nhận vật lý kinh điển khi thì nó kết hợp lí
thuyết của vật lý kinh điển với lí thuyết lượng tử một cách gò bó Một thuyết
như vậy, không coi là một thuyết hoàn chỉnh được Vì vậy, sau một số thành
tựu ban đầu chính bản thân thuyết nguyên tử Bohr đã phát hiện sự thiếu sót
của bản thân nó Ngay cả đối với trường hợp đơn giản là trường hợp nguyên
Trang 33áp dụng điện động lực học kinh điển trong cả trường hợp ứng với những số
lượng tử nhỏ
Mọi cố gắng của lí thuyết Bohr để xây dựng lí thuyết về nguyên tử
nhiều điện tử ngay cả đối với nguyên tử trung hoà He đứng sau nguyên tử H
với hai điện tử đều không đi đến thành công: Đối với hệ có 2 điện tử trở lên
(He, Li ) do tương tác giữa các hạt nhân với nhau, vấn đề trở lên phức tạp Lý
thuyết Bohr chỉ cho biết một cách khái quát là trong hệ nhiều điện tử, các điện
tử cũng chuyển động trên những quỹ đạo lượng tử và khi chuyển từ một quỹ
đạo ứng với mức năng lượng cao về một quỹ đạo ứng với mức năng lượng
thấp hơn, nguyên tử sẽ phát ra một bức xạ đơn sắc với E - Ec t
h
Bản thân những tiên đề Bohr chưa cho biết gì về sự phân bố các điện
tử trên các quỹ đạo Hay nói cách khác, lý thuyết Bohr không cho biết gì về
cường độ bức xạ cũng như không giải thích được sự phân cực của bức xạ
Để khắc phục chỗ yếu này, Bohr cố gắng tìm ra mọi sự liên quan hay
một sự tương ứng nào đó giữa vật lý học kinh điển và vật lý học lượng tử
trong những điều kiện đặc biệt và từ đó suy rộng, tìm cách vận dụng những
định luật kinh điển để giải thích những hiện tượng mà bản thân lý thuyết Bohr
gặp khó khăn
Chính vì những lí do trên mà sự phát triển của thuyết Bohr chỉ có thể
được coi là một giai đoạn quá độ để đi đến cơ học lượng tử, một ngành cơ học
mới, hoàn chỉnh, áp dụng cho mọi hệ vi mô
Nhận xét:
Mặc dù có nhiều hạn chế như vậy nhưng lý thuyết Bohr vẫn được đánh
giá rất cao Trước tiên là về tính tiên phong trong việc thừa nhận những khái
niệm mới, mở đầu cho vật lý hiện đại Có thể nói, lý thuyết Bo là một lý
thuyết bán cổ điển Đã có nhiều nghiên cứu tiến hành hiệu chỉnh lại lý thuyết
Trang 34Bo, điển hình là Somerfeld, trong đó thay cho quỹ đạo hình tròn của e trong
nguyên tử là các quỹ đạo hình elip, thậm chí thừa nhận sự suy biến của các
trạng thái năng lượng Tuy nhiên, các lý thuyết này vẫn không giải quyết
được triệt để các bài toán về cấu trúc nguyên tử, đặc biệt là các nguyên tử
phức tạp, có nhiều e Điều này cho thấy, muốn giải quyết được đầy đủ các vấn
đề của cấu trúc nguyên tử cần có lý thuyết hiện đại, trong đó các vấn đề lượng
tử hóa được giải quyết triệt để
1.6 Quan điểm hiện đại (quan điểm cơ học lượng tử 1926)
Điện tử không những có tính chất hạt mà còn có tính chất sóng Bản
chất lưỡng tính này của e được thực nghiệm xác nhận 1927 đã buộc các nhà
bác học phải tìm ra thuyết mới về cấu trúc nguyên tử có chú ý đến cả hai tính
chất đó Thuyết hiện đại về cấu trúc nguyên tử dựa trên lý thuyết của cơ học
lượng tử
Cơ học lượng tử không phải là sự kết hợp một các chủ quan cách quan
niệm cổ điển với quy tắc lượng tử hóa, mà là một lý thuyết cân đối dựa trên
một hệ thống khái niệm làm nền tảng, các kết quả thu được của cơ học lượng
tử hoàn toàn phù hợp với thực nghiệm
1.6.1 Giới thiệu về hàm sóng và phương trình Schrodinger
Cơ học lượng tử được xây dựng từ một số cơ sở (hàm sóng, toán tử,
phương trình hàm riêng trị riêng, nguyên lý chồng chất) đòi hỏi phải có sự
chuẩn bị toán công phu Toàn bộ lý thuyết cơ học lượng tử về nguyên tử quy
về việc giải các phương trình sóng
1.6.1.1 Hàm sóng
Định nghĩa: mỗi trạng thái của một hạt hay một hệ hạt vi mô được đặc
trưng bằng một hàm xác định được gọi là một hàm sóng hay hàm trạng thái
Kí hiệu: q t, q: tọa độ
Trang 35Nếu ở trạng thái dừng (là trạng thái mà năng lượng của hệ không phụ
tường minh vào thời gian) thì hàm sóng trở thành q hay ψ(x,y,z) hay
ψ(r,,φ)
Bình phương của hàm sóng ψ2(r,,φ) hay bình phương môđun của hàm
sóng: │ψ│2 = ψ.ψ* nếu là một hàm phức thì biểu thị xác suất có mặt của hạt
cần xét trong một đơn vị thể tích tại vị trí tương ứng (mật độ xác suất)
ψ2dv: Biểu thị xác suất tìm thấy hạt trong một phần tử thể tích dv tại
tọa độ tương ứng
Điều kiện chuẩn hóa của hàm sóng: xác suất tìm thấy hạt trong toàn bộ
không gian phải bằng 1 (biến cố chắc chắn)
Hàm ψ có tính đơn trị, tính hữu hạn, tính liên tục
Tiên đề về toán tử tuyến tính Hermit của hệ lượng tử
- Nội dung: tương ứng với mỗi đại lượng vật lý a của một hệ lượng tử ở vào
một trạng thái được mô tả bởi một hàm ψ sẽ tương ứng với toán tử
Giả sử ta có: a, ψ, ˆA
Có hai trường hợp:
ˆAˆA
a a