2. Nội dung nghiên cứu của đề tài
3.2.5. Năng lượng của electron
3.3.5.1. SGK 10
SGK phổ thông chỉ nói đến năng lượng e ở mặt khái niệm, định tính mà không đưa ra biểu thức tính toán.
Ở các nguyên tử có nhiều e, khi chuyển động các e chiếm các mức năng lượng khác nhau đặc trưng cho trạng thái chuyển động của nó.
Những e chuyển động gần hạt nhân là những e có năng lượng thấp (thường xuyên có mặt ở khu vực gần nhân). Các e đó ở trạng thái bền vững nhất.
Những e chuyển động xa hạt nhân hơn có năng lượng cao hơn, ở vào trạng thái kém bền hơn, thường xuyên có mặt ở khu vực xa nhân hơn (các obitan nguyên tử có hình dạng khác phức tạp: p, d, f. Và hình thành nên các phân lớp, các lớp electron.
Các e ở các obitan khác nhau, của cùng một phân lớp e thì có năng lượng bằng nhau gọi là mức năng lượng obitan nguyên tử (mức năng lượng AO).
Các e trên cùng một lớp e có mức năng lượng gần bằng nhau.
Dựa vào mức năng lượng và các quy tắc, các nguyên lí đã xây dựng được cấu hình e của các nguyên tử nguyên tố hóa học. Và cũng xác định trạng thái của e.
Các phân lớp khác nhau có số lượng obitan nguyên tử khác nhau do hình dạng AO càng phức tạp càng có nhiều sự định hướng trong không gian.
3.2.5.2. Quan điểm hiện đại
Năng lượng của e trong cơ học lượng tử được đưa ra ở dạng định lượng. Mỗi trạng thái của e ứng với một năng lượng xác định (có thể tính toán được với những giá trị cụ thể) và với những biểu thức tính toán cụ thể:
Hệ 1e, 1 hạt nhân: 2 4 e n 2 2 2 0 1 m Z e E er n 8ε h g Trong đó:
m: khối lượng của e Z: điện tích hạt nhân e0: điện tích đơn vị n: số lượng tử chính h: hằng số plank
0
: hằng số điện môi trong chân không