1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hình ảnh và nhạc điệu trong thơ tản đà

73 863 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 73
Dung lượng 628,57 KB

Nội dung

Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Thuý Ngà LỜI CẢM ƠN Trong quá trình triển khai đề tài khóa luận: “Hình ảnh và nhạc điệu trong thơ Tản Đà”, chúng tôi đã nhận được sự giúp đỡ của các thầy

Trang 1

Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Thuý Ngà

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình triển khai đề tài khóa luận: “Hình ảnh và nhạc điệu trong thơ Tản Đà”, chúng tôi đã nhận được sự giúp đỡ của các thầy cô giáo

trong Khoa Ngữ Văn, tổ Văn học Việt Nam, nhất là cô giáo Nguyễn Phương

Hà, người trực tiếp hướng dẫn

Nhân khóa luận hoàn thành, chúng tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân

thành đối với các thày cô giáo và cô giáo Nguyễn Phương Hà

Do khuôn khổ thời gian có hạn, khóa luận chắc chắn còn những hạn chế thiếu sót, chúng tôi mong tiếp tục nhận được sự giúp đỡ của các thầy cô để khóa luận được hoàn thiện hơn

Hà Nội, ngày 15 tháng 5 năm 2011

Tác giả

Nguyễn Thị Thúy Ngà

Trang 2

Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Thuý Ngà

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan:

1 Khóa luận: “Hình ảnh và nhạc điệu trong thơ Tản Đà” là công trình

nghiên cứu của riêng tôi, có tham khảo ý kiến của những người đi trước và

nhận sự hướng dẫn khoa học của cô giáo Nguyễn Phương Hà

2 Khóa luận không sao chép từ một tài liệu hay công trình sẵn có nào

3 Kết quả khóa luận đã ít nhiều có đóng góp vào việc tìm hiểu, nghiên cứu tác giả Tản Đà

Hà Nội, ngày 15 tháng 5 năm 2011

Tác giả

Nguyễn Thị Thúy Ngà

Trang 3

Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Thuý Ngà

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 7

1 Lí do chọn đề tài 7

2 Lịch sử vấn đề 8

3 Mục đích nghiên cứu 10

4 Nhiệm vụ nghiên cứu 10

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 10

6 Phương pháp nghiên cứu 11

7 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn 11

8 Bố cục khóa luận 11

NỘI DUNG 12

Chương 1: TẢN ĐÀ - NGƯỜI ĐẶT NỀN MÓNG CHO THƠ CA LÃNG MẠN HIỆN ĐẠI 12

1.1 Tản Đà - Một nhà Nho tài tử 12

1.2 Tản Đà – “Người thứ nhất có can đảm làm thi sĩ” 15

1.2.1 Tản Đà - Nhà Nho tài tử sống trong thời hiện đại 15

1.2.2 Tản Đà - Nhà Nho đem văn chương bán phố phường 16

Chương 2: HÌNH ẢNH TRONG THƠ TẢN ĐÀ 19

2.1 Hình ảnh trong thơ Tản Đà 19

2.1.1 Hình ảnh thiên nhiên non nước 20

2.1.1.1 Hình ảnh thiên nhiên non nước tươi tắn, mĩ lệ 20

2.1.1.2 Hình ảnh thiên nhiên hùng vĩ, khoáng đạt 22

2.1.1.3 Hình ảnh thiên nhiên u ám, héo úa 24

2.1.2 Hình ảnh con người trong thơ Tản Đà 28

2.1.2.1 Hình ảnh người tri kỉ 29

2.1.2.2 Hình ảnh nhà thơ Tản Đà 32

Trang 4

Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Thuý Ngà

2.1.2.3 Hình ảnh con người tài - sắc 37

2.2 Những biện pháp tạo dựng hình ảnh trong thơ Tản Đà 39

2.2.1 Lựa chọn từ ngữ giàu sức biểu hiện 40

2.2.1.1 Vận dụng từ ngữ bác học 42

2.2.1.2 Sử dụng từ ngữ trong sáng, bình dị 47

2.2.2 Lựa chọn sử dụng biện pháp tu từ tạo hình ảnh 47

2.2.2.1 So sánh 47

2.2.2.2 Ẩn dụ 49

2.2.2.3 Nhân hóa 52

Chương 3: NHẠC ĐIỆU TRONG THƠ TẢN ĐÀ 54

3.1 Một số vấn đề chung về nhạc điệu 55

3.2 Các yếu tố nhạc điệu trong thơ Tản Đà 56

3.2.1 Âm điệu 56

3.2.2 Vần điệu 60

3.2.3 Nhịp điệu 62

3.2.4 Một số biện pháp tu từ ngữ âm 66

3.2.4.1 Điệp phụ âm đầu 66

3.2.4.2 Điệp ngữ 68

KẾT LUẬN 72

TÀI LIỆU THAM KHẢO 74

Trang 5

Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Thuý Ngà

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

“Tiên sinh sinh vào buổi giao thời, giữa lúc hán học suy vi và sáng

học mới rộn tới” (Điếu văn - Đinh Gia Trinh) Thật vậy, “Tản Đà là con

người của hai thế kỉ”, là nhà thơ có công gây dựng nghề sáng tác văn chương,

và là một bản ngã thuần Việt, gây nên một chấn động văn chương suốt 30 năm đầu thế kỉ XX Thơ văn của ông, đặc bịêt là thơ chiếm một vị trí khá quan trọng trong nền Văn học Việt Nam

Cuộc đời của Tản Đà, từ khi sinh ra đến khi khuất núi có rất nhiều nghịch lý Trước hết, ông sinh ra trong một gia đình có truyền thống khoa cử lâu đời, nhưng Tản Đà lại là một nhà Nho tài tử mưu sinh bằng sự nghiệp văn chương Sống trong một xã hội có nhiều biến động, cùng với hàng loạt thất bại đã diễn ra liên tiếp trong cuộc đời ông Phải chăng đây chính là động lực thúc đẩy Tản Đà tìm đến văn chương để giãi bày tâm sự, nỗi niềm ưu tư của mình

Cuộc đời, con người Tản Đà ghi dấu ấn rõ trong sáng tác thơ ca của ông Dường như mỗi vần thơ viết ra là một nỗi niềm chan chứa trong ông Thơ Tản Đà làm rung động lòng người bằng những vần thơ tứ nhiều, tràn đầy xúc cảm Để cảm nhận sự kì diệu trong thơ Tản Đà, ta không thể không quan

tâm tới tìm hiểu ngôn ngữ trong thơ ông Có ý kiến cho rằng: “giá trị thơ Tản

Đà phần nhiều ở tiếng, câu thơ, điệu thơ” Có thể khẳng định rằng ngôn ngữ

thơ Tản Đà đã góp phần tạo nên giá trị thơ văn của ông Tìm hiểu ngôn ngữ thơ Tản Đà để từ đó đánh giá đúng vị trí, công lao của nhà thơ đối với nền Văn học Việt Nam

Trong lịch sử Văn học, ngôn ngữ là vấn đề rộng, được đề cập khá nhiều trong các công trình nghiên cứu Với trình độ luận văn tốt nghiệp người

Trang 6

Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Thuý Ngà

viết muốn đi sâu vào tìm hiểu “Hình ảnh và nhạc điệu trong thơ Tản Đà”

Đây là hai yếu tố nổi trội của ngôn ngữ thơ Tản Đà, tạo phong cách riêng biệt cho thơ, khiến ông trở thành người đặt nền móng cho thơ ca Việt Nam hiện đại

Mặt khác, chúng ta thấy rằng, nhà thơ Tản Đà là tác giả văn học được chọn giảng dạy và học tập hầu hết ở các bậc: Đại học, Cao đẳng, THPT, THCS Tìm hiểu, nghiên cứu Tản Đà chính là góp phần vào công việc giao tiếp, học tập văn chương nói chung và văn chương Tản Đà nói riêng Đó là lý

do, chúng tôi chọn đề tài: “Hình ảnh và nhạc điệu trong thơ Tản Đà”

2 Lịch sử vấn đề

Ngay từ khi còn sống, Tản Đà là một hiện tượng văn học gây được nhiều tranh cãi trong dư luận không chỉ trong văn chương Nhưng sau khi ông mất, tạp chí Tao Đàn đã dành riêng một số đặc biệt để viết về ông Từ đó đến nay, hiện tượng Tản Đà đã tốn không ít giấy mực của nhiều nhà nghiên cứu

Họ không chỉ quan tâm đến cuộc đời mà còn quan tâm đến những giá trị văn

chương “bóc lột” từ những phương tiện ngõ ngách khác nhau trong sự nghiệp

thơ văn Tản Đà Điều đó chứng tỏ rằng, đây là một nhà thơ lớn và cuộc đời cũng như sự nghiệp của ông có ý nghĩa không nhỏ đối với tiến trình lịch sử Văn học Việt Nam

Tản Đà xuất hiện trở thành một hiện tượng đặc biệt Vì vậy, người

“ghét” Tản Đà nhiều: “Tôi tức không chịu được, bao nhiêu ý kiến thảo luận với nhau đâu vào đấy, chỉ đem ra để thực hành, vậy mà mười không thực hiện được một” (Ngô Tất Tố) Song ý kiến đánh giá tốt về Tản Đà cũng không thiếu Khi nói về một vài kỉ niệm thơ Tản Đà, Xuân Diệu nhận xét: “Tôi phục Tản Đà cách dùng chữ tinh xảo và một âm nhạc trôi chảy bay bướm” Hay

Vũ Ngọc Phan - trong tác phẩm Nhà văn hiện đại khẳng định Tản Đà: “Một

thi sĩ có tâm hồn Việt Nam với những vần thơ trong trẻo, giản dị” Trương

Trang 7

Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Thuý Ngà

Tửu cũng công nhận: “Tản Đà là một toán pháp mà con số toán là những chữ hình tượng, và âm điệu”

Cuốn Giáo trình lịch sử Văn học Việt Nam - Nguyễn Đình Chú viết

phong cách Tản Đà và tính chất quá độ đã nêu: “Ngôn ngữ có tính dân tộc, đạt tới mức điêu luyện, trong sáng và duyên dáng, giàu khả năng gợi tả” Đó

là những nhận định, đánh giá về tài năng của Tản Đà trong việc sử dụng ngôn ngữ và được thâu liễm trong các giá trị thơ văn của ông

Phạm Văn Diêu đánh giá: ''Ngôn ngữ trong thơ Tản Đà là một ngôn ngữ dân tộc, duyên dáng, giàu khả năng gợi cảm, đạt tới mức điêu luyện”

Phạm Thế Ngũ trong Việt Nam văn học giản ước tân biên cho rằng:

“thơ Tản Đà phong phú lắm vẻ, đủ trang hoàng cho cả một giai đoạn văn học”

Đinh Gia Trinh trong bài Điếu văn đưa ra ý kiến: “Tiên sinh đã sống

một đời trong sạch, phỏng theo dật sĩ ngày xưa, không đem lòng đối với cảnh huy hoàng sa lệ của thiên hạ Vì thế, tài nghệ của tiên sinh tuy nguồn gốc ở học cũ mà đã dựng biết bao nhiêu tính tình mới mẻ, khoáng đạt ra ngoài khuôn sáo”

Hoài Thanh - Hoài Chân trong cuốn Thi nhân Việt Nam đã nhận xét:

“Đôi bài thơ của tiên sinh đã ra đời hơn hai mươi năm trước đã có giọng điệu riêng Tiên sinh đã dạo những bản đàn mở đầu cho một cuộc hoà nhạc tân kì đang sắp sửa”

Nhìn chung, những nhận xét nói trên đã đề cập đến các yếu tố tạo nên hình ảnh và nhạc điệu trong thơ Tản Đà Tuy nhiên, theo chúng tôi các công trình nghiên cứu còn riêng lẻ, chưa tập trung mà có tập trung thì thường là những nhận định đánh giá khái quát, ít chứng minh để thật sự thuyết phục độc giả

Trang 8

Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Thuý Ngà

Ở khoá luận này, trên cơ sở kế thừa ý kiến của những người đi trước cùng với mục đích đi sâu vào tìm hiểu các yếu tố tạo nên hình ảnh và nhạc điệu trong thơ Tản Đà, người viết giới hạn nhận diện, phát hiện chứ không nặng về đánh giá Người viết hy vọng rằng, kết quả nghiên cứu sẽ giúp cho độc giả có một cái nhìn hệ thống và toàn diện hơn về con người cũng như thơ

ca của ông trong nền Văn học dân tộc

Thứ hai: Nghiên cứu đối tượng này góp phần tìm hiểu sâu sắc hơn, toàn diện hơn về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác thơ ca của Tản Đà Từ đó góp phần phục vụ thiết thực cho giảng dạy và học tập về Tản Đà ở trường phổ thông sau này

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích đề ra, đề tài phải thực hiện được các nhiệm

vụ sau:

a, Tập hợp những tài liệu có liên quan đến đề tài

b, Tìm hiểu các yếu tố tạo nên hình ảnh và nhạc điệu trong thơ Tản Đà

c, Phân tích và chỉ ra các yếu tố tạo nên hình ảnh và nhạc điệu trong thơ

Tản Đà

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng: Hình ảnh và nhạc điệu trong thơ Tản Đà

Trang 9

Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Thuý Ngà

Để giải quyết vấn đề mà đề tài đặt ra, chúng tôi giới hạn phạm vi nghiên

cứu của mình trong những tuyển tập Đến với thơ Tản Đà, Tuyển tập thơ văn Tản Đà Tuy nhiên, để có cái nhìn toàn diện trong phân tích, đánh giá, tìm hiểu

các yếu tố về hình ảnh và nhạc điệu trong thơ ông, chúng tôi đặt thơ Tản Đà trong toàn bộ những tác phẩm thơ và toàn bộ sáng tác chung của ông, cùng với một số tác giả sau Tản Đà như: Cao Bá Quát, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Khuyến, Tú Xương…

6 Phương pháp nghiên cứu

Giải quyết vấn đề mà đề tài đặt ra, chúng tôi sử dụng những phương pháp sau:

Phương pháp hệ thống

Phương pháp so sánh và đối chiếu

Phương pháp thống kê

Phương pháp phân tích và bình giảng văn học

7 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn

Đề tài này hy vọng góp phần cung cấp tư liệu giúp người học cũng như người dạy văn có thêm tư liệu để học tập và tìm hiểu thơ ca Tản Đà trong sự nghiệp văn học nói chung và văn chương Tản Đà nói riêng Qua đó nhằm cung cấp cái nhìn hệ thống và toàn diện nhất về thơ ca Tản Đà đối với độc giả

Trang 10

Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Thuý Ngà

NỘI DUNG

Chương 1: TẢN ĐÀ - NGƯỜI ĐẶT NỀN MÓNG CHO

THƠ CA LÃNG MẠN HIỆN ĐẠI

Sinh thời Tản Đà vẫn tìm đến sự giao cảm với cuộc đời bằng thơ Song để có những vần thơ hay không phải là công việc đơn giản Vì vậy, sau khi thơ Tản Đà ra đời, đã có rất nhiều ý kiến khen chê khác nhau Qua thăng trầm lịch sử vị trí Tản Đà được công nhận xứng đáng, đó là Tản Đà - Người đặt nền móng cho thơ ca lãng mạn hiện đại

1.1 Tản Đà - Một nhà Nho tài tử

Tản Đà vốn con nhà dòng dõi trâm anh, gia đình có nhiều đời làm quan trong triều Cha làm quan, mẹ làm nghề đào hát, anh đỗ phó bảng làm Đốc học những tưởng đó là một con người hạnh phúc sống trong nhung lụa Nhưng cuộc đời ông thật gian truân, nghiệt ngã biết bao Cha mất sớm, mẹ trở lại nghề cũ, ở với bà cả, luôn mặc cảm vì là con vợ lẽ, thất bại trong thi cử và tình duyên con đường học vấn công danh dang dở Dường như hoàn cảnh xuất thân và học vấn đã chuẩn bị cho sự ra đời của nhà Nho Tản Đà Trong con người ấy, tư tưởng quan niệm, nhân sinh quan Nho giáo in dấu đậm nét

Không chỉ là nhà Nho, Tản Đà là một nhà Nho tài tử Theo Từ Điển

Tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên): “Tài tử là con người tài hoa, tài tử vốn được dùng như một danh từ chỉ những người nghĩa sĩ, người tài hoa Tài tử cũng được dùng như một tính từ để chỉ cách sống của những con người tài tử nghĩa sĩ Đó chính là cách sống tự do theo ý muốn, hay sự đam mê cá nhân ít

bị rằng buộc hay lệ thuộc vào điều lệ xã hội Ngoài ra tài tử còn được hiểu theo nghĩa là tài văn chương, tài năng Cái tài đúng cung bậc tài tử”

Trang 11

Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Thuý Ngà

Theo G.S Trần Ngọc Vương có ba mẫu nhà Nho trong xã hội phong kiến: Nhà Nho hành đạo, nhà Nho ẩn dật, nhà Nho tài tử Nhà Nho tài tử xuất hiện sau cùng, vào thế kỉ XVIII khi xã hội Việt Nam một mặt vận động theo thể truyền thống, mặt khác nảy sinh cái mới nhằm phá vỡ khuôn khổ của cái

đã tồn tại từ lâu trong xã hội Cùng với sự suy tàn của xã hội phong kiến là sự phát triển trong ý thức của con người dẫn đến khát vọng bứt phá của cá nhân

Và nhà Nho tài tử xuất hiện trong bối cảnh đó

Trong lịch sử, những nhà Nho tài tử là những con người có chí lớn nhưng không gặp thời Cụ thể đó là trong thời buổi Á - Âu lẫn lộn, giá trị Nho học không được coi trọng Vì thế mà họ không hợp tác với thời đại và sống

cuộc sống mà mình cho là thanh cao “thanh cao phô trắng một cành mai”

(Tản Đà), bỏ qua mọi lời đàm tiếu! Những người tài đất nước ta xưa nay

không thiếu, cái tài bao quát ở nhiều mặt như cái tài của Cao Bá Quát, của Nguyễn Công Trứ

Đã mang tiếng ở trong trời đất Phải có danh gì với núi sông

(Nguyễn Công Trứ)

Nếu như nhà Nho chính thống đề cao đạo đức, lấy đạo đức làm thước

đo cho sự chuẩn mực thì nhà Nho tài tử lại lấy “tài” và “tình” làm giá trị, làm

thước đo cho bản thân mình Với Tản Đà, ông là kết quả của mối tình tài tử giai nhân Bản thân ông cũng thừa nhận mình là người đa tình:

Người đâu cũng giống đa tình, Ngỡ là ai lại là mình với ta

Mình với ta dẫu hai nhưng một

Ta với mình tuy một mà hai

(Nói chuyện với ảnh)

Trang 12

Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Thuý Ngà

Nhưng công danh không thành, người yêu đi lấy chồng, gia đình tan nát, Tản Đà lâm vào cảnh ngộ của kẻ sĩ thất thế Cuộc đời chồng chất bi kịch

đã tạo nên nhà Nho tài tử, tạo nên tâm hồn lãng mạn Tản Đà

Nhìn vào sáng tác, ta thấy Tản Đà kế thừa truyền thống Văn học trung đại rõ Thơ Tản Đà xoay quanh đề tài quen thuộc: tình yêu, thiên nhiên, sầu, mộng, tiên Như để tiêu sầu, Tản Đà đã chốn vào cõi mộng để quên đi nỗi buồn trần thế:

Đêm thu buồn lắm chị Hằng ơi Trần thế em nay chán nửa rồi Cung quế đã ai ngồi đó chửa Cành đa xin chị nhắc lên chơi

tích, điển cố, thể thơ truyền thống xưa được sử dụng rõ nét tiêu biểu trong thơ

ông, nhất là trong bài “Hoa sen nở nhất trong đầm”:

Trong đầm gì đẹp hơn sen

Đã trót hở hang không khép lại Lại còn e nỗi chị em ghen

(Hoa sen nở nhất trong đầm)

Như vậy, nhờ sự kế thừa Văn học truyền thống, cùng với bản tính nhà

Nho “tài tử” đã tạo nên một phong cách Tản Đà phóng túng, tự do như vậy!

Trang 13

Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Thuý Ngà

1.2 Tản Đà – “Người thứ nhất có can đảm làm thi sĩ”

1.2.1 Tản Đà - Nhà Nho tài tử sống trong thời hiện đại

Đầu thế kỉ XX, Thực dân Pháp bắt đầu khai thác thuộc địa, xây nhà máy, đường xá, giao thông, nhà cửa diện mạo xã hội Việt Nam thay đổi Đô thị phát triển, nhiều giai cấp, tầng lớp ra đời Trường Pháp mở nhiều và đưa văn hoá Pháp vào Việt Nam Do ảnh hưởng văn hoá phương Tây và đời sống

đô thị dẫn đến sự thay đổi về quan niệm thẩm mĩ và ý thức hệ của người Việt Nam Sự thay đổi lớn nhất trong đời sống tinh thần xã hội là sự ra đời của ý thức, cái tôi cá nhân Với Tản Đà, ông đã tự tạo cho mình một phong cách riêng

Ông công khai thể hiện cái tôi cá nhân của mình với nhiều cung bậc,

cảm xúc như ''ngông'', ''say'', ''lãng mạn thoát ly'' Tản Đà khẳng định cái

“ngông” của mình, một cái ngông rất riêng:

Người ta hơn tớ cái phong lưu

Tớ cũng hơn ai cái sự nghèo

Đêm thu buồn lắm chị Hằng ơi Trần thế em nay chán nửa rồi

Trang 14

Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Thuý Ngà

Cung quế đã ai ngồi đó chửa Cành đa xin chị nhấc lên chơi

(Muốn làm thằng cuội)

Dường như mỗi cung bậc cảm xúc của con người tài tử yêu, ngông, say, mộng trong thơ Tản Đà mới đáng yêu đến thế, nhẹ nhàng đằm thắm mà rất đỗi sâu xa

1.2.2 Tản Đà - Nhà Nho đem văn chương bán phố phường

Tản Đà thuộc về một gia đình dòng dõi trâm anh, nhưng cuộc đời Tản

Đà sống lại không xuôi chèo mát mái như các cậu ấm con quan khác Từ nhỏ, Tản Đà phải gặp những cảnh ngộ éo le Những vấp váp, bi kịch để lại vết thương lòng hằn sâu trong ông Xuất thân trong gia đình khoa bảng, Tản Đà đầy hy vọng tiến thân trên con đường cử nghiệp Với Tản Đà, cử nghiệp không chỉ là công danh mà còn là cả hạnh phúc Nhưng Tản Đà liên tiếp gặp thất bại Năm 1916, anh cả mất gia đình trở nên túng bấn, Tản Đà quyết định cầm bút, lấy bút danh Tản Đà và bắt đầu bằng sự nghiệp văn chương:

Chữ nghĩa Tây Tàu trót dở dang Nôm na phá nghiệp kiếm ăn xoàng Nửa ngòi bút ngỗng ba sinh luỵ

Còn trời còn đất còn non nước Còn có thơ ca bán phố phường

(Khối tình con thứ I)

Một cách tiềm thức, câu thơ đã mách bảo cho các nhà văn, cái nôm na

có thể đem ra mà thay cái sự nghiệp cổ được:

Con nhà nho đã từng Mười mấy năm trời ngọn bút lông

(Trong cảnh kiếm đời có nhọn không)

Trang 15

Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Thuý Ngà

Tản Đà đã trở thành người”thi sĩ đầu tiên” Ông ra thành thị viết văn

để kiếm sống Thành thị lúc đó đã có chỗ dung nạp những người “trần gian thước đất không có” nhưng lại:

Nhờ trời năm xưa học ít nhiều Vốn liếng còn một bụng văn đó

Giấy người mực người thuê người in Mướn cửa hàng người bán phố phường

(Hầu Trời)

Bán văn để kiếm sống, điều đó phải chăng chỉ có thể có ở ông Ông trở thành người đầu tiên trong làng văn Việt Nam sống bằng nghề văn, nghề báo:

Người viết báo kẻ viết văn Sinh nhai cầm bút khó khăn lần hồi

(Đời lắm việc)

Tản Đà đem thơ văn đi bán “chợ trời” và thật cay đắng khi nhận ra:

Bao nhiêu củi đuốc mới thành văn Bán được văn ra chết mấy lần Ông chủ nhà in, in đã đắt Lại ông hàng sách mấy mươi phân

(Lo văn ế)

Sống bằng nghề văn suốt đời “lo văn ế” Đến nỗi đi bán rẻ văn rồi

nhưng vẫn bị trừ đầu trừ đuôi thì nghe cũng thật là đau:

Càng đau mà càng phải theo Theo mãi cho nên vẫn cứ nghèo

(Nghèo)

Trang 16

Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Thuý Ngà

Không chỉ là người đầu tiên lập nghiệp bằng văn chương, mà Tản Đà còn là người công khai thể hiện cái tôi của mình với đủ mọi cung bậc, cảm xúc Với ông, uống rượu, ăn chơi được ông coi như là một lẽ sống:

Trăm năm hai chữ Tản Đà Còn sông, còn núi, là còn ăn chơi

(Khối tình con I)

Đem văn chương bán phố phường là điều chưa từng có trong xã hội phong kiến Nhưng với Tản Đà ngoài mục đích mưu sinh, văn chương còn là nơi để Tản Đà gửi gắm ước mơ, khát vọng tự khẳng định cái tôi cá nhân, góp sức vào việc phát triển văn học dân tộc

Kế thừa và phát huy khuynh hướng lãng mạn trong thơ truyền thống, Tản Đà đặt nền móng cho thơ ca lãng mạn hiện đại với một ngôn ngữ thơ

“mang tính dân tộc, ngôn ngữ đạt mức điêu luyện, trong sáng, giàu gợi tả”

Cái làm nên phong cách ngôn ngữ Tản Đà là hình ảnh và nhạc điệu

Để tạo nên những bức tranh đẹp, Tản Đà đã sử dụng hình ảnh và nhạc điệu Điều đó đã tạo nên một phong cách riêng cho thơ ông, một nhà thơ xứng đáng là người đặt nền móng cho thơ ca lãng mạn hiện đại Phong cách thơ Tản Đà kết tinh ở hình ảnh và nhạc điệu, mà tôi xin trình bày ở phần tiếp theo

Trang 17

Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Thuý Ngà

Chương 2: HÌNH ẢNH TRONG THƠ TẢN ĐÀ

2.1 Hình ảnh trong thơ Tản Đà

Hình ảnh luôn có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo hiệu ứng nghệ thuật, góp phần khẳng định sự hiện hữu của thơ Dù là tiếng vọng từ tâm linh hay tiếng gọi từ trong vô thức thì thơ cũng phải sinh tồn dựa vào nhiều phương thức biểu hiện, trong đó không thể không có hình ảnh và ngôn ngữ - những thi liệu đầu tiên mà người đọc chạm tới khi bước vào thế giới mộng mị

và hư ảo của thơ Nhà nghiên cứu Huỳnh Phan Anh cho rằng: “Thơ là vũ trụ những hình ảnh có giá trị một sự mê hoặc, một thứ ma thuật”… Rõ ràng, hình

ảnh thơ không phải là tổng số của nhiều hình ảnh mà chính sự chọn lọc những hình ảnh có giá trị biểu cảm, có tính hàm súc, tạo hiệu ứng nghệ thuật cao, mới thể hiện tư tưởng, tinh thần lập ngôn và cá tính sáng tạo của người nghệ sĩ

Khi làm thơ, nhà thơ phải mượn hình ảnh để cụ thể hoá cảm xúc, suy

nghĩ của mình Người xưa nói: ''Thi trung hữu hoạ” (trong thơ phải có hình

ảnh màu sắc) là cốt để khẳng định sức hấp dẫn đặc biệt của thơ thông qua khả năng tạo hình bằng màu sắc, đường nét

Hình ảnh là đơn vị trực tiếp cấu tạo nên hình tượng thơ, đảm nhận một vị trí hết sức quan trọng Nó chống lại mọi hiện tượng triết lí suông, khô khan, gượng ép và mang lại vẻ đẹp trực quan tươi tắn, sinh động trong bài thơ

Theo Từ điển thuật ngữ tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên): “Hình ảnh

có nghĩa là hình người, cảnh, vật thu được bằng khí cụ quang học (như máy

ảnh) hoặc để lại ấn tượng nhất định và tái hiện lại được trong trí nhớ” [18,

425]

Trang 18

Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Thuý Ngà

Trong văn học, “Hình ảnh là khả năng gợi tả sinh động trong cách diễn đạt” [18, 425]

Như vậy, hình ảnh là một yếu tố không nhỏ cấu thành nên tác phẩm văn học Tuy nhiên, ý kiến về hình ảnh trong thơ có sự khác biệt Ý kiến về thơ xưa nay rất phong phú trong cách nhìn nhận, cách đánh giá về thơ cũng

không ít, bao gồm: ý, tình, hình, nhạc Vai trò của “hình” đặc biệt quan trọng

trong thơ GS.Nguyễn Đăng Mạnh cho rằng: “Triết học nghĩ bằng ý, tiểu

thuyết nghĩ bằng sự vật Thơ nghĩ bằng hình ảnh”

Ta thấy, với Tản Đà cũng vậy! Yếu tố hình ảnh trong thơ ông cũng vô cùng quan trọng Đó là một thế giới hình ảnh phong phú và đa dạng Hình ảnh

đó xuất hiện trong cả thiên nhiên, lẫn con người

2.1.1 Hình ảnh thiên nhiên non nước

Thiên nhiên là một phần cơ bản của sự sống Theo quan niệm của người xưa, con người và vũ trụ có chung một bản thể, vì vậy thiên nhiên là nơi con người gửi gắm bản thể tâm sự Với Tản Đà, chỉ đến với thiên nhiên mới giúp ông giải toả nỗi lòng, tìm sự cân bằng và gửi gắm tình cảm triết lý

của mình trong đó

Thiên nhiên trong thơ Tản Đà được cảm nhận bằng sự quan sát tinh

vi Vì thế, cảnh vật thiên nhiên được Tản Đà quan sát bằng cảm nhận ở nhiều góc độ Qua thiên nhiên, cái tôi trữ tình được lột tả và nhập vào trong cảnh vật mang hơi thở cuộc sống tràn đầy rung cảm

2.1.1.1 Hình ảnh thiên nhiên non nước tươi tắn, mĩ lệ

Tản Đà là người giàu tình cảm, ông đón nhận vẻ đẹp thiên nhiên bằng

cả tâm hồn rộng mở, say sưa:

Hôm xưa chơi ở Dương Quỳ Trắng phau ngựa trắng xanh rì rừng xanh Hàm Rồng nay lại qua Thanh

Trang 19

Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Thuý Ngà

Dưới cầu nước biếc in hình thi nhân

(Qua cầu Hàm Rồng)

Vẻ đẹp thiên nhiên hiện lên qua bài thơ là sự rộn ràng, sầm uất trong cuộc sống đời thường của con người Dường như cảnh và người hoà quyện trong tình cảm khi tâm hồn được tắm mình trong cái đẹp của thiên nhiên, nó

đã thanh lọc tâm hồn nhà thơ sau những ưu tư gánh nặng của cuộc đời

Bởi vậy, trong khung cảnh sinh hoạt của con người thiên nhiên cũng được hiện lên thật đẹp, thật mĩ lệ:

Giang Nam riêng một cảnh bồng lai Hồng tía muôn ngàn chẳng kém ai

Vẻ ngọc long lanh pha sắc nước Nhị non ngào ngạt hội hương trời

Đó là cảm nhận của Tản Đà về một xứ Huế nên thơ, nơi có những con

đường quanh quanh trong cái trầm buồn, tĩnh lặng đầy mộng mơ

Đứng trước mùa xuân tươi đẹp, nhà thơ cũng dệt nên bức tranh mĩ lệ bằng màu xanh của non nước, đất trời Mùa xuân rộn sự sống, cảnh vật rộn sắc xuân:

Oanh én cỏ hoa mừng đón rước Oanh gọi đầu cành hoa cười xuân

Trang 20

Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Thuý Ngà

Mùa xuân còn được cảm nhận ở nhiều cung bậc của cảm xúc

Trong bài “Cảm xuân” tác giả viết:

Pháo đốt vui xuân rộn phố phuờng Xuân về riêng cảnh khách văn chương Hồng phơi loá mắt chùm hoa giấy Trắng nhuộm phơ đầu mái tóc sương Cành liễu đông tây cơn gió thổi Con tằm sống thác sợi tơ vương Xuân này biết có hơn xuân trước Hay nữa xuân tàn tạ lại sang

Mùa xuân đến, nhà nhà yên vui cùng đón một năm mới với tiếng pháo rộn ràng Khung cảnh thiên nhiên dường như đang thấm nhuần hương sắc của

mùa xuân tràn lan sang cả vạn vật

Phải chăng thiên nhiên đến, làm lòng người rộn ràng đổi thay! Đứng trước khung cảnh thiên nhiên như vậy thi sĩ lại không nao lòng Và nhà thơ Tản Đà cũng vậy Diễn tả vẻ đẹp của thiên nhiên, Tản Đà thể hiện sự gắn bó với tâm hồn rộng mở, thiên nhiên trở thành cảm hứng trong thơ Tản Đà

2.1.1.2 Hình ảnh thiên nhiên hùng vĩ, khoáng đạt

Ba Vì ở trước mặt Hắc Giang bên cạnh nhà

Ít có nhà thơ nào gắn bó với sông núi như Tản Đà, trở thành bút danh núi Tản, sông Đà hùng vĩ luôn bao bọc tâm hồn thi nhân Đó là khao khát muốn thể hiện chí lớn, thể hiện một bản ngã và để sự nghiệp tên tuổi cùng lưu danh với muôn đời

Ta thấy sự hùng vĩ, khoáng đạt của thiên nhiên gặp chất phóng túng, tài hoa của người nghệ sĩ:

Con đường vô hạn khách Đông Tây

Trang 21

Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Thuý Ngà

Một phong cảnh thiên nhiên hiện lên rất khoáng đạt, đẹp đẽ:

Lạnh lẽo hơi thu chiếc lá bay Gío đưa người cũ lại về đây

Ba Vì Tây Lĩnh non thêm trẻ Một giải thu giang nước vẫn đầy

Có khi Tản Đà ao ước hoà mình cùng thiên nhiên thoả khát vọng tự

do, bay bổng qua hình ảnh cánh chim bay Bay để thể hiện khát vọng tự do không kiềm toả:

Gió hỡi gió phong trần ta đã chán Cánh chim bằng chín vạn những chờ mong

Trang 22

Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Thuý Ngà

Đó là khát vọng của một tâm hồn thi nhân luôn rộng mở, luôn khát khao vượt thoát khỏi cuộc đời tù túng, chật hẹp để hướng tới bầu trời tự do, phóng khoáng Đây cũng chính là khát vọng của các nhà Nho thưở trước

Cảnh thiên nhiên non nước, mây núi gắn với chất phóng khoáng, hùng

vĩ trong thơ Tản Đà Qua đó thể hiện ước mơ bay bổng, khát vọng giải phóng

cá nhân, giải phóng cái tôi đầy ý thức

2.1.1.3 Hình ảnh thiên nhiên u ám, héo úa

Thơ Tản Đà in đậm một mảng màu thiên nhiên u ám, héo úa Phải chăng, nguyên nhân khiến ông như vậy là do sự đổ vỡ trong tình yêu, sự nghiệp công danh không thành cùng với cái nhìn của con người đầy chiêm nghiệm, đã chứng kiến bao đổi thay của cuộc đời

Ta thấy được hình ảnh thi nhân đang “rộng mắt nhìn sơn hải mà nặng lòng chủng tộc Trèo lên đỉnh Hoành Sơn mà chung quanh ngoài bể trông

non ” (Giấc mộng lớn) Thế nhưng giang sơn bị đô hộ giày xéo Ông không

khỏi buồn phiền lo âu Nhưng ông lại bất lực, không giúp ích gì cho đất nước, không xả thân vì đất nước mà chỉ sáng tác những vần thơ bày tỏ tình cảm yêu dân mến nước:

Trông mây nước bốn bề lặng ngắt Nhìn non sông tám mặt sầu treo

(Thư lại trách người tình nhân không quen biết)

Thiên nhiên dường như cũng đứng thế đối diện với vũ trụ, không gian, phóng tầm mắt xa hơn chỉ thấy bốn bề lặng ngắt, tâm hồn con người cô đơn đến tận cùng

Thiên nhiên trong thơ Tản Đà mang màu sắc u ám, gắn với cảnh

chiều tà:

Chơi lâu nhớ quê về thăm nhà Đường xa, người vắng, bóng chiều tà,

Trang 23

Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Thuý Ngà

Một dãy lau cao làn gió chạy Mấy cây thưa lá sắc vàng pha

(Thăm mả cũ bên đường)

Lẽ ra “về thăm nhà” thì vui vầy sum họp Với Tản Đà, ta thấy khi

bước chân thi nhân đang đi trên con đường quen thuộc ấy dường như càng lạc loài, heo hút, lạnh lẽo Đời như đang bước vào phút tận cùng Con đường mù

mịt ấy biết dẫn về đâu? Nói “thăm nhà” mà có chi ấm áp! Bởi cuộc đời còn có

một ngọn lửa nào đâu? Sự lạc nhịp của một trái tim rỉ máu trên cái dòng trôi dạt của cuộc đời

Trước sự thay đổi của thiên nhiên đất trời, người thi sĩ dường như chỉ cảm nhận được cái không khí ngậm ngùi của cách biệt, của héo úa vào trong cuộc sống đang lìa tan:

Từ độ vào thu đến nay

Gió thu hiu hắt Sương thu lạnh Trăng thu bạch Khói thu xây thành

Lá thu rơi rụng đầu ghềnh Sông thu đưa lá bao nghành biệt ly

(Cảm thu tiễn thu)

Một cảnh héo úa và tan tác Xác lá trong thơ mang niềm đau thương, chua xót, ngậm ngùi Một cảnh tiễn đưa đầy lưu luyến Phải chăng đứng trước khung cảnh thu hiu hắt gió lạnh và rơi rắc lá vàng đã bấm phím dạo những

khúc nhạc điệu tiêu tao

Là một tâm hồn đa tình, đa cảm, Tản Đà không thể không xúc động trước cảnh thu Và trong cảnh mây nước lìa tan này, tàn phai lại tiễn đưa tàn phai:

Trang 24

Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Thuý Ngà

Lá sen tàn tạ trong đầm Nặng mang giọt lệ âm thầm khúc hoa Sắc đâu nhuộm ố quan hà

Cỏ cây càng đỏ, bóng tà tà dương

(Cảm thu tiễn thu)

Cây cỏ cùng tiễn đưa nhau trong cùng một chuyến ra đi, khi ánh sáng

và màu sắc cùng dặt dìu, quyến luyến Ta thấy trong những tàn tạ đó chứa chan một sự não nùng:

Hoa ơi! Hoa hỡi! Hoa hời Đương ở trên cành bỗng chốc rơi Nhị mềm cánh úa

Hương màu nhạt phai Sống chửa bao lâu đã hết đời

(Hoa rụng)

Cảnh “vân tán, tuyết tan, hoa tàn, nguyệt khuyết” dĩ nhiên là một ước

lệ văn xưa Tản Đà đã ra ngoài ước lệ, để cảm xúc lắng xuống chiều sâu của

ngoại cảnh “cánh hoa tàn”, ngoài giá trị tượng trưng còn vẻ đẹp thê thiết của

Thời gian đi vào vòng quay tuần hoàn từ chiều đến đêm, kéo theo thiên nhiên vào guồng quay tạo hoá đó:

Một đêm đông thấy dài thay!

Lạnh lùng gió thổi sương bay

(Đêm đông hoài cảm)

Ta bắt gặp một khung cảnh:

Rừng Ngang, sương khói mịt mù Gió âm, trắng lạnh, cây lù mù đen

(Vợ chồng người đốt than)

Trang 25

Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Thuý Ngà

Thiên nhiên u ám, hoang lạnh đó như tác động đến cả tâm sự con người:

Trời mưa nước lũ qua đèo Trăm cay nghìn đắng theo chiều chảy xuôi

Phải chăng hình ảnh thiên nhiên trong thơ ông luôn u ám và buồn như

vậy, cho nên nhà nghiên cứu Đặng Tiến còn cho rằng Tản Đà là “thi sĩ của phôi pha” Ta thấy trong thơ ông, sự phôi pha được thể hiện khá nhiều, trong

đó hình ảnh thiên nhiên là sự thể hiện rõ nhất

Hình ảnh thiên nhiên phôi pha, tàn tạ, ngập xác lá: “lá rơi”, “lá rụng”, “lá bay” Đó là hình ảnh chiếc lá trong:

Trận gió thu phong rụng lá vàng

Lá rơi hàng xóm lá bay sang

(Gió thu)

Hay hình ảnh chiếc lá:

Gió thu bay lá bóng chiều

(Vô đề)

Cảnh lá vàng rơi mang theo cảm thức sâu sắc về thời gian:

Vèo trông lá rụng đầy sân, Công danh phù thế có ngần ấy thôi

(Cảm thu tiễn thu) Qua đó gợi lên được số kiếp con người trôi nổi, vô định không

bến đậu

Trang 26

Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Thuý Ngà

Và đặc trưng nhất là hình ảnh chiếc lá trong mùa thu:

Vèo trông lá rụng đầy sân

(Cảm thu tiễn thu)

Trong thơ Tản Đà ta cũng bắt gặp sự phôi pha đi liền với mờ nhạt:

Đá mòn, rêu nhạt Nước chảy huê trôi Cái hạc bay lên vút tận trời

(Tống biệt)

Hay:

Nhị mềm cánh úa Hương nhạt màu phai

(Hoa rụng)

Phải chăng, thế giới thơ Tản Đà tàn phai nhưng không mong manh tan biến theo thời gian, mà thơ ông còn quyến luyến, như muốn e ấp, giữ gìn, rồi buông thả dần dần với thời gian để trường tồn cùng sông núi Dường như giữa những vần thơ phôi pha đó còn chút gì vương vấn níu kéo nhà thơ để người

đời mãi nhớ tới danh hiệu Tản Đà “thi sĩ của phôi pha”

Có thể nói, nỗi buồn man mác là một tâm trạng đặc trưng trong thơ Tản Đà

2.1.2 Hình ảnh con người trong thơ Tản Đà

Khi làm thơ, nhà thơ phải mượn hình ảnh để cụ thể hoá cảm xúc, suy

nghĩ của mình Người xưa thường nói: “Thi trung hữu hoạ” cốt là để khẳng

định sức hấp dẫn đặc biệt của thơ thông qua khả năng tạo hình bằng đường nét màu sắc Trong muôn vàn hình ảnh nhà thơ quan sát được và cảm nhận phải chọn lấy những hình ảnh đắc ý nhất Một nhà thơ có tài là luôn biết tạo ra những hình ảnh độc đáo, bất ngờ

Trang 27

Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Thuý Ngà

Từ xưa tới nay, hình ảnh con người trong mỗi giai đoạn văn học đều mang những dáng vẻ khác nhau Nếu như trong văn học dân gian, hình ảnh của những con người anh hùng, con người sử thi (như con người trong truyện

“Thạch Sanh”) đại diện cho thật thà, dũng cảm Hình ảnh con người trong văn

học trung đại, là hình ảnh của con người Nho giáo, khí tiết, ý thức được quyền

sống được đề cao trong thơ văn nhà Nho tài tử

Đọc thơ Tản Đà, ta bắt gặp hình ảnh con người hiện lên thật mới mẻ! Hình ảnh con người trong thơ ông rất đa dạng Đó là hình ảnh người tài tử, những người tri kỉ và bức chân dung tự hoạ của nhà thơ

2.1.2.1 Hình ảnh người tri kỉ

Đọc thơ Tản Đà, ta thấy ông suốt đời mang tâm hồn cô đơn, sầu tủi, khao khát tìm người tri kỉ giãi bày tâm sự Rất nhiều bài thơ, Tản Đà muốn lấp chỗ trống tâm hồn mình bằng tình cảm của những người tri kỉ Ông thổ lộ chán đời, nỗi thất vọng với Chiêu Quân, với Hằng Nga, tâm sự với Chu Kiều Oanh, lấy tình luyến ái nam nữ làm thứ thuốc tiêu sầu

Hình ảnh người tri kỉ trong thơ Tản Đà rất phong phú Hình ảnh đó còn được gửi gắm trong nỗi nhớ bạn khi hồi tưởng lại kỉ niệm xưa:

Nhớ lúc rượu ngon năm, bảy chén Nhớ khi đêm vắng một đôi người

(Nhớ bạn) Đến hình ảnh những người bạn quen biết, thì sự nhớ nhung càng trở

nên đằm thắm xiết bao :

Xa nhau xin hãy đợi chờ

Gần nhau rồi cũng sớm trưa có ngày

(Nhớ bạn Hà Nội)

Được tặng một bó rau sắng, nhà thơ cảm động, liền viết bức thư cảm

tạ cho dù không biết người đó là ai:

Trang 28

Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Thuý Ngà

Mấy lời cảm tạ tri ân Đồng đang là nghĩa đồng tâm là tình Đường xa do vẫn còn xanh

Tấm lòng thơm thảo bát canh ngọt lành Yêu nhau xa cách càng yêu

Dẫu rằng suông nhạt, càng nhiều chứa chan

(Nguyễn Tiên sinh ngã dám)

Không chỉ là những người thật sự quen biết, tình cảm Tản Đà gửi cho người tình nhân không quen biết cũng thiết tha không kém:

Tuyệt mù tăm cá hơi chim, Nào người nhớ hỏi, thăm tìm là đâu?

những kẻ đang yêu:

Hoạ may Hà Bá xoay vần Thương Giang, Đà thuỷ có lần nối nhau

(Khối tình con I)

Trang 29

Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Thuý Ngà

Phải chăng người tri kỉ tuyệt mù tăm cá hơi chim Không thể chọn ra một sớm một chiều Một năm, mười năm hay trọn kiếp Nên sự cô đơn, khao khát tìm người tri kỉ càng rõ nét:

Chung quanh những đá cùng cây Biết người tri kỉ đâu đây mà tìm

(Vô đề)

Thậm chí hình ảnh “tình nhân” cũng được tác giả mã hoá thành bạn

tri kỉ:

Cội sâu ta lại với ta

Lọ quen biết mới gọi là tương tri Cơn gió thảm có khi cùng khóc Bóng trăng thanh lắm lúc cùng chơi

(Thư đưa người tình nhân không quen biết)

Và:

Câu tri kỉ cùng ai tri kỉ Chuyện chung tình ai kẻ chung tình Bụi hồng vắng vẻ mắt xanh

(Thư lại trách người tình nhân không quen biết)

Trang 30

Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Thuý Ngà

Dường như những lời kêu vang kia còn xa quá, nhà thơ càng hô to, nói lớn thì càng không thấy lời đáp của người tri kỉ đâu? Cuối cùng nhà thơ

đã tự mình ôm trọn gánh nặng:

Ơn nhà nợ nước hai vai Nước nhà ai để riêng ai nặng nề

Đường xa gánh nặng xế chiều Cơn giông biển lớn, mái chèo thuyền nan

(Thề non nước)

Hình ảnh người tri kỉ trong thơ Tản Đà hiện lên qua nỗi nhớ của thi nhân Qua đó bộc lộ sự cô đơn, khao khát tìm người giãi bày, thể hiện tâm hồn dạt dào tình cảm Tản Đà

2.1.2.2 Hình ảnh nhà thơ Tản Đà

Thơ Tản Đà hiện lên sừng sững chân dung tự hoạ thi sĩ Nó thể hiện cái tôi cá nhân muốn phô bày bản ngã của mình, ý thức mạnh mẽ táo bạo ấy

đã có lúc làm cho người đương thời không chịu nổi, Phạm Quỳnh nhận xét:

“Người ta không ai điên cuồng mà trần truồng đi ngoài phố Nhà làm sách cũng vậy, không ai đem cái thân thể của mình mà cho thiên hạ xem”

Trước hết, ta thấy hiện lên hình ảnh con người tài năng Tản Đà bước chân vào sân khấu cuộc đời đã tự xưng danh giới thiệu mình:

Văn chương thời nôm na Thú chơi có sơn hà

Ba Vì ở trước mặt Hắc Giang bên cạnh nhà

Tự xưng danh mà bộc lộ bản ngã, Tản Đà gắn tên mình với sông núi quê hương và trường tồn với danh hiệu Tản Đà, bất tử cùng sông nước

Trang 31

Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Thuý Ngà

Người tài tử phải có tài, ý thức được điều đó nên Nguyễn Công Trứ đã

tự hào “Trời đất cho ta một cái tài – Giắt lưng giành để tháng ngày chơi”.Với Tản Đà, tài văn chương được ông ý thức một cách sâu sắc, nhà thơ

cũng tự hào về tài năng của mình:

Bút thánh câu thần sớm vãi vung

Hay:

“Sông Đà núi Tản đúc nên ai Trần thế xưa nay được mấy người Trung hiếu vẹn tròn hai khối ngọc Thanh cao phô trắng một nhành mai”

(Khối tình con I)

Ta thấy, hiếm có nhà thơ nào đề cao cái tài của mình như Tản Đà Sự khẳng định tài năng ấy, chính là ý thức giá trị khẳng định cái tôi của mình trong đất trời

Cái “tôi” ấy tự xưng danh luôn và cũng tự nói về một thân thế, một

bản ngã:

Trời sinh ra bác Tản Đà Quê hương thời có cửa nhà thời không Nửa đời Nam, Bắc, Tây, Đông

Bạn bè xum họp, vợ chồng biệt ly Túi thơ đeo khắp ba kì

Lạ chi rừng biển, thiếu gì gió trăng Với nhà Nho tài tử, họ không chỉ có tài mà còn đa tình Tản Đà luôn

luôn muốn bộc bạch, giãi bày, tự nhận mình là người đa tình:

Cái giống đa tình ta có một

Trang 32

Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Thuý Ngà

Chất đa tình đó như phản ánh khúc xạ vào trong thơ ông, tạo thành

những vần thơ dạt dào tình cảm Qua đó thể hiện bản chất cốt cách phong tình của Tản Đà

Không chỉ là người có tài, tính cách đa tình mà Tản Đà còn là hiện

thân của một con người “ngông” và hiên ngang đứng giữa cuộc đời:

Thiên Tào vừa tra sổ xét xong Đội sổ lên trình thượng đế trông Bẩm quả có tên Nguyễn Khắc Hiếu Đầy xuống hạ giới về tội ngông

(Hầu Trời)

“Ngông” là bản lĩnh của Tản Đà, chính cái “ngông” ấy tạo cho Tản

Đà nét độc đáo, trước hết là sự độc đáo trong văn chương Đi thi chữ nho khoá Kỷ Dậu rồi lại khoá Nhâm Tý:

Bởi ông HAY QUÁ ông không đỗ Không đỗ ông càng tốt bộ ngông

(Tự Trào)

Thi trượt, chứng kiến cảnh người yêu mình đi lấy chồng, thế là “cử tú không mà rể cũng không” Không đỗ cũng không làm rể, giữ cái áo đoạn sang trọng kia mà làm gì nữa! Tản Đà viết bài thơ “Dạm bán áo đoạn” để mỉa mai

Trang 33

Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Thuý Ngà

còn là một túy ông trong thơ Nếu khi xưa, thi tiên Lý Bạch uống rượu là một thú vui, thú tiêu sầu, thì Tản Đà tìm đến rượu như một thú vui để giải khuây:

Trời đất sinh ra rượu với thơ Không thơ không rượu sống như thừa

(Ngày xuân thơ rượu)

Trong thơ, chân dung Tản Đà luôn hiện hữu sự ngất ngưởng trong men say:

Khi vui vui lấy kẻo già Cơn men dốc cả giang hà chưa say

(Chưa say)

Say trong thơ Tản Đà được diễn tả ở nhiều cung bậc với sự thích thú, lắm vẻ:

Việc trần ai ai tỉnh ai lo Say túy lúy nhỏ to đều bất kể Trời đất nhỉ, cái say là sướng thế!

(Lại say) Đắm mình trong thơ rượu, Tản Đà như được xoa dịu đi nỗi buồn Bên

cạnh đó rượu cũng khơi nguồn cảm hứng sáng tác cho nhà thơ:

Rượu say ta lại khơi nguồn

Trang 34

Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Thuý Ngà

(Rượu)

Phải chăng là gánh vác công việc của nhân gian cho nên ta thấy hình

ảnh nhà thơ còn “sầu” vì cái “nghèo”:

Trời ơi! Ơi Tết ơi là Tết!

do cùng cảnh nghèo khó như vậy nên nhà thơ đã mưu sinh bằng nghiệp văn chương, nhưng nhà thơ đâu biết rằng cuộc đời mưu sinh lại khó khăn như vậy:

Bao nhiêu củi đuốc mới thành văn Bán được văn ra chết mấy lần Nhà thuê chật hẹp quanh co Tạm yên vừa ấm đủ no

Cái buồn khôn xiết, cái lo khôn cùng

(Khối tình con I)

Trang 35

Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Thuý Ngà

Tản Đà hiện lên với hoàn cảnh thật cay đắng, chua chát! Những tưởng điều đó sẽ làm lung lay ý chí của ông, thế nhưng không như vậy! Hoàn cảnh càng khắc nghiệt bao nhiêu thì nhà thơ lại càng mạnh mẽ và khí thế hơn bao giờ hết Phải chăng điều đó làm Tản Đà mãi mãi vang vọng cùng non sông

đất nước như chính đỉnh non “Tản” núi “Ba Vì” mà ông đã tự xưng danh

2.1.2.3 Hình ảnh con người tài - sắc

G.S Phan Ngọc cho rằng nhiều đối tượng mà Tản Đà miêu tả trong

thơ là những đối tượng: “kẻ văn chương, hồng nhan, phong lưu” Thực chất,

những người ấy đều là hình ảnh hoá thân của thi sĩ

Thơ Tản Đà có nhiều bóng dáng mĩ nhân như Hằng Nga, Dương Quí Phi, Chiêu Quân, Ngu Cơ:

Cô ơi cô đẹp nhất đời, Một đi từ biệt cung vua,

Có về đây nữa đất hồ ngàn năm

Mả xanh còn dấu còn căm, Suối vàng lạnh lẽo cô nằm với ai

(Khối tình con I)

Bài thơ là cả một tiếng khóc buồn thê lương, thể hiện lòng thương cảm sâu sắc với kiếp hồng nhan bạc mệnh của thi sĩ

Tâm hồn Tản Đà cũng nhạy cảm với số phận những người phụ nữ, ví

cuộc đời họ như “Cánh bèo”:

Bềnh bồng mặt nước chân mây

Trang 36

Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Thuý Ngà

Đêm đêm sương tuyết, ngày ngày nắng mưa

Ấy ai bến đợi sông chờ Tình kia sao khéo lững lờ với duyên

Không chỉ là người phụ nữ mệnh bạc, người kĩ nữ bao phen trầm

luân, cho đến ngay cả những người “tài hoa”, “tiết liệt”, “đài trang” cũng

phải chịu cái kiếp chung là bị vùi dập:

Châu Nam Hải, thuyền chìm sông Sóng Tiền Đường, cỏ ấy bến Ô Giang Ngẫm nghìn xưa, ai tài hoa, ai tiết liệt, ai đài trang Cùng một giấc mơ màng trong vũ trụ

(Thăm mả cũ bên đường)

Tản Đà tưởng tượng ra những số phận, nghĩ miên man đến cả kiếp người Ông hình dung người nằm dưới mộ hoang là một người anh hùng vì

“hám đạn, liều lên quyết chiến mà bỏ mình”, là khách “văn chương” lạc bước công danh, uất ức vì “tài cao phận thấp chí khí uất” mà mê giang hồ là

“khách hồng nhan” gặp bước phong trần lưu lạc, là “khách phong lưu” mà phiêu bạt, gặp cảnh phong sương, ma thiêng, nước độc, là bậc “tài danh”

giận duyên tủi phận, hờn ân ái Những tài tử giai nhân đều chịu một kết cục

bi thảm Kết cục của bao nhiêu cuộc đời đã có lúc huy hoàng hiển hách chỉ còn là:

Hay là thưở trước kẻ cung đao

Ngày đăng: 28/11/2015, 15:19

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w