Trong nền văn học Việt Nam cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX, Hồ Xuân Hương là một nhà thơ nhân đạo chủ nghĩa, bởi vì thơ bà là tiếng nói tâm tình của người phụ nữ.. Như vậy, mối quan hệ
Trang 1Mở đầu
1 Lý do chọn đề tài
1.1 Hồ Xuân Hương là tác giả tiêu biểu và phức tạp trong lịch sử văn học trung đại Cùng với những tác giả khác giai đoạn thế kỷ XVIII - XIX, thơ
ca của nữ sĩ chứa đựng nội dung nhân văn sâu sắc và hình thức diễn đạt độc
đáo Những phương diện đó khẳng định vị trí của nhà thơ trên văn đàn dân tộc
1.2 Là nhà thơ dòng Việt, sáng tác của nữ sĩ tìm về cội nguồn dân gian Cách diễn đạt của Xuân Hương gần với ca dao, tục ngữ, thấp thoáng hội hè, phong tục, sự thông thái của những ông Trạng ngoài đời Xuân Hương được tôn vinh là “Bà chúa thơ Nôm” Vì thế, là tác giả của văn học viết nhưng thơ
Hồ Xuân Hương in đậm chất dân gian, dân tộc mà hiện đại
Thơ Hồ Xuân Hương mang nội dung nhân văn sâu sắc Nhà thơ đòi quyền sống cho con người Con người phải có cuộc sống tự do, hạnh phúc, nhất là người phụ nữ, đưa con người trở về với cuộc sống tự nhiên, đấu tranh với những gì phản tự nhiên, giả dối và bất công trong xã hội
1.3 Vấn đề “Hệ thống hình ảnh trong thơ Hồ Xuân Hương” chưa được
nghiên cứu như một công trình riêng biệt Vì vậy, chúng tôi tiếp tục tìm hiểu
để góp phần khẳng định tài thơ của nữ sĩ trong mối quan hệ biện chứng với nội dung được biểu hiện
Hồ Xuân Hương là tác giả văn học được đưa vào giảng dạy từ bậc Trung học cơ sở, Trung học phổ thông đến bậc Cao đẳng, Đại học Lựa chọn
và thực hiện đề tài này giúp cho người viết làm quen với các thao tác tư duy trong nghiên cứu khoa học Mặt khác, đề tài còn gắn với ý nghĩa thực tiễn giảng dạy
2 Lịch sử vấn đề
Một thời gian dài, do nhiều nguyên nhân, thơ Hồ Xuân Hương hầu như
được xem là di sản tinh thần gây nhiều tranh luận trong giới nghiên cứu và
Trang 2thưởng thức Trong khoảng thời gian gần đây, thơ của bà được nhìn nhận,
đánh giá một cách khách quan hơn và trở thành đối tượng nghiên cứu của một
số chuyên luận, công trình văn học sử
Lựa chọn và nghiên cứu đề tài này, người viết đã khảo sát tài liệu, tổng hợp được ý kiến của những nhà nghiên cứu đi trước Trong đó có các công trình liên quan trực tiếp đến đề tài khoá luận, tiêu biểu là các tài liệu sau:
1 Xuân Diệu, Hồ Xuân Hương - bà chúa thơ Nôm, Nxb Phổ thông, H, 1962
2 Xuân Diệu, Ba thi hào dân tộc, Nxb Thanh niên, H, 2000
3 Xuân Diệu, Các nhà thơ cổ điển Việt Nam, tập 2, Nxb Văn học, H, 1982
4 Nguyễn Lộc, Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII đến hết thế kỷ XIX,
Nxb Giáo dục, H, 1999
5 Đỗ Đức Hiểu, “Thế giới thơ Nôm Hồ Xuân Hương”, Tạp chí Văn học, số 5/1992
6 Đỗ Đức Hiểu, “Mời trầu giữa lễ hội dân gian”, Văn nghệ số 43/1994
7 Đỗ Lai Thuý, Hồ Xuân Hương hoài niệm phồn thực, Nxb Văn hoá Thông
Trang 3Trước hết, thơ Hồ Xuân Hương có ảnh hưởng khá rõ từ văn học dân gian Đấy là điều tất cả các nhà nghiên cứu nhận thấy và chỉ ra có tính thuyết phục Trong thơ Hồ Xuân Hương, những phương diện như: đề tài, hình ảnh, ngôn ngữ mang đậm nét dân gian N I Niculin khẳng định: “Sáng tác của
Hồ Xuân Hương dường như là một sự đột nhập của nền văn hoá dân gian Việt Nam trung cổ vốn không được thừa nhận vào lĩnh vực nghệ thuật cao siêu”(1)
Trong nền văn học Việt Nam cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX, Hồ Xuân Hương là một nhà thơ nhân đạo chủ nghĩa, bởi vì thơ bà là tiếng nói tâm tình của người phụ nữ Nguyễn Lộc cho rằng: “Đối với phụ nữ, Xuân Hương không chỉ có cảm thương và bênh vực Đặc biệt hơn nữa là nhà thơ còn hết sức
đề cao và ca ngợi họ Xuân Hương tìm thấy vẻ đẹp chân chính ở họ”(2) Bà là một trong những người công khai ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn cũng như vẻ đẹp thân thể người phụ nữ, hướng đến khát vọng, hạnh phúc đời thường của họ
Nguyễn Hồng Phong nhận thấy: “Xuân Hương có một nghệ thuật tả cảnh độc đáo Bằng ngôn ngữ của nhân dân, nôm na, giản dị có giá trị gợi tả
về hình ảnh cũng như về âm thanh, những bức tranh mà Hồ Xuân Hương vẽ lên trước mặt mọi người sinh động lạ thường và tươi thắm chất sống”(3)
Tóm lại, việc tìm hiểu hình ảnh trong thơ Hồ Xuân Hương không phải
là vấn đề mới, nó đã được các nhà nghiên cứu quan tâm, bàn đến Tuy nhiên, trong những công trình đã công bố, giới nghiên cứu thường dừng lại ở việc lấy một số bài thơ làm đối tượng khảo sát Những ý kiến phần nhiều mang tính gợi mở hoặc mới nêu lên một vài khía cạnh, chưa có hệ thống và toàn diện
Bởi vậy, khoá luận chúng tôi muốn tìm hiểu thế giới hình ảnh phong phú, sinh động trong thơ Hồ Xuân Hương
(1) N I Niculin, Văn học Việt Nam sơ khảo, dẫn theo “Văn học Việt Nam và giao lưu quốc tế”, Nxb GD, H,
2001, tr.304
(2) Nguyễn Lộc, Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII đến hết thế kỷ XIV, Nxb GD, H, 1999, tr.176
(3) Nguyễn Hồng Phong, Nữ sĩ bình dân Hồ Xuân Hương, dẫn theo “Hồ Xuân Hương về tác gia và tác phẩm”,
Nxb GD, H, 1995, tr.133
Trang 43 Phạm vi và mục đích nghiên cứu
3.1 Về văn bản thơ Hồ Xuân Hương
- Văn bản thơ Nôm truyền tụng của Hồ Xuân Hương cho đến nay vẫn chưa có số lượng chính xác Trước tình trạng đó, với sự tương đối, chúng tôi chọn thơ Xuân Hương trong một số tài liệu sau:
+ 48 bài thơ Nôm do Nguyễn Lộc (tuyển chọn và giới thiệu) in trong
“Thơ Hồ Xuân Hương”, Nxb Văn học, H, 1982
+ Phần thơ tuyển của Hồ Xuân Hương in trong “Thơ Nôm Đường luật”
của tác giả Lã Nhâm Thìn, Nxb Giáo dục, H, 1998
- Khoá luận chưa có điều kiện khảo sát sáng tác của Xuân Hương trong
“Lưu hương ký” Trên thực tế, mảng thơ Nôm truyền tụng đã tập hợp được một
hệ thống hình ảnh độc đáo, mới lạ theo phong cách Hồ Xuân Hương
3.2 Phạm vi và mục đích nghiên cứu
Khoá luận giới hạn vấn đề nghiên cứu là: Hệ thống hình ảnh trong thơ
Hồ Xuân Hương Chúng bao gồm hình ảnh về thiên nhiên và hình ảnh về con người
Thực hiện đề tài, khoá luận có mục đích khẳng định mối quan hệ giữa việc sử dụng hình ảnh và nội dung diễn đạt, góp phần chứng minh thành công nghệ thuật trong thơ ca nữ sĩ Đề tài giúp người viết có dịp hiểu sâu sắc hơn thơ Hồ Xuân Hương, phục vụ tốt cho giảng dạy sau này
Trang 5Nội dung
Chương 1
Một số vấn đề chung về tác giả
và tác phẩm thơ Hồ Xuân Hương
1.1 Lịch sử xã hội thế kỷ XVIII - XIX
Thế kỷ XVIII - XIX là một giai đoạn lịch sử đầy biến động Đặc điểm cơ bản nhất của lịch sử giai đoạn này là chế độ phong kiến lâm vào tình trạng khủng hoảng toàn diện: chính trị mục nát, nội bộ giai cấp thống trị lục đục
Trong bối cảnh đất nước như vậy, quyền sống của con người bị chà đạp phũ phàng bởi những luật lệ của lễ giáo phong kiến “Tức nước vỡ bờ”, nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra liên tiếp ở nhiều nơi, nhân dân vùng lên đòi quyền sống, quyền tự do Mâu thuẫn giai cấp ngày càng gay gắt, quyết liệt, trào lưu dân chủ dâng lên mạnh mẽ Những ràng buộc về “tam cương ngũ thường” cũng trở nên lỏng lẻo hơn trước Nhân dân đã thấy được sự bất lực của giai cấp thống trị
Đây chính trị tiền đề, cơ sở cho trào lưu tư tưởng dân chủ trong xã hội, trào lưu nhân văn chủ nghĩa trong văn học Điều này khiến cho ý thức hệ phong kiến - tư tưởng chính thống bị đổ bể là tất yếu
Mặt khác, đây cũng là thời kỳ kinh tế hàng hoá có sự phát triển đáng
kể, thương nghiệp có khởi sắc Trong xã hội xuất hiện tầng lớp thị dân đông
đảo, góp phần thay đổi lối sống cũ
Tất cả những thực trạng đó khiến con người bừng tỉnh, nảy sinh nhu cầu
đòi quyền sống, quyền tự do, hạnh phúc, đồng thời nó cũng tác động mạnh mẽ
đến văn học Hồ Xuân Hương sống trong thời đại như thế, thơ bà là sản phẩm của thời đại Biêlinxki có một nhận xét xác đáng rằng: “Văn thơ nào không có gốc rễ từ thực tế đương thời, văn thơ nào không rọi sáng vào thực tế khi lý giải
nó thì chỉ là một sự vô công rồi nghề, chỉ là lối đốt thời gian một cách vô tội
Trang 6vạ nhưng hão huyền, chỉ là trò chơi trẻ con, chỉ là công việc của những người trống rỗng”(1)
1.2 Tình hình văn hoá giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX
Nói đến gương mặt văn hoá, văn học là tiêu biểu nhất Hoà chung xu thế lịch sử, thơ ca Xuân Hương phản ánh một phần đời sống tinh thần của xã hội Giai đoạn này, văn học dân gian có ảnh hưởng trực tiếp và mạnh đến văn học viết Từ Đoàn Thị Điểm, Nguyễn Gia Thiều đến Phạm Thái, Nguyễn Du
đều thể hiện sự sáng tạo cá nhân kết hợp với truyền thống dân tộc Hồ Xuân Hương là tiêu biểu trong số đó
Văn học dân gian được coi là cuốn bách khoa toàn thư về đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân lao động Cùng với các thể loại khác, ca dao là thể loại có nhiều giá trị ở thế giới ca dao, ta bắt gặp các hình ảnh làm ăn, sinh hoạt, hội hè Hình ảnh người phụ nữ cũng xuất hiện rõ nét, đa dạng về số phận, hoàn cảnh: người phụ nữ lạc quan trong lao động sản xuất, người phụ nữ than thân, hay bộc lộ niềm khát khao cháy bỏng trong tình yêu lứa đôi
Đề tài của văn học dân gian cũng phong phú, đa dạng: thiên nhiên, con người lao động sản xuất, phong tục tập quán, tình yêu đôi lứa Vì thế, văn học dân gian biểu hiện ý nghĩ, tâm tình của nhân dân, những kinh nghiệm, nhận xét của nhân dân về cuộc sống
Trong thơ Hồ Xuân Hương, những cách nói lái, chơi chữ, từ ngữ nôm
na, dân dã ùa vào mạnh mẽ Thơ nữ sĩ cũng ghi lại những cảnh sinh hoạt, hội
hè, bức tranh thiên nhiên, số phận, cảnh ngộ những người phụ nữ Hồ Xuân Hương tiếp thu điều đó từ kho tàng ca dao dân ca, từ những truyện tiếu lâm, truyện Trạng, hội hè, phong tục, tín ngưỡng hay từ kiểu “đố thanh giảng tục,
đố tục giảng thanh”
(1) Biêlinxki, Dẫn theo Tạp chí Văn học số 6/1993, tr.93
Trang 7Như vậy, mối quan hệ giữa thơ Hồ Xuân Hương và văn học dân gian đã
được thể hiện ở từng phương diện: đề tài, ngôn ngữ, hình ảnh Thơ Hồ Xuân Hương là “kết quả của sự va chạm, xung đột giữa cuộc sống thật của dân gian với những lề thói chính thống đầy kiêng kỵ, hình thức, giả dối Xuân Hương nâng ý nghĩa phồn thực trong dân gian lên những cấp độ mới: vẻ đẹp của người phụ nữ; nỗi cô đơn, sự cực nhọc của người phụ nữ trơ trọi, nguyền rủa thói đời đơn bạc Có thể nói, phương hướng nghiên cứu thơ Nôm Hồ Xuân Hương là tìm hiểu các lễ hội dân gian, các trò chơi với những ý nghĩa của nó”(1)
Trong lịch sử văn học dân tộc, ở giai đoạn này, thơ Nôm Đường luật trở thành tiền đề quan trọng cho sự sáng tạo văn hoá dân tộc nói chung và văn học nói riêng Hồ Xuân Hương đã kết hợp văn hoá dân gian và văn hoá bác học làm phương tiện nghệ thuật đặc sắc để đả kích giai cấp thống trị, đòi quyền sống, quyền tự do cho con người, đưa con người trở về với tự nhiên Vì thế có thể coi Hồ Xuân Hương là tác giả giao thoa giữa hai vùng anh sáng của văn học bình dân và văn học thành văn, là hiện tượng hợp lưu giữa văn học dân gian và văn học viết
Chưa bao giờ trong lịch sử văn học nước nhà lại có sự phát triển mạnh với nhiều giá trị to lớn, thành tựu xuất sắc như ở giai đoạn này Sự thay đổi thể hiện ở nhiều bình diện: tư tưởng thẩm mỹ, quan niệm văn học, hệ thống đề tài, chủ đề, hình tượng văn học, thể loại, ngôn ngữ văn học Thực tế văn học đã chứng minh điều đó Hồ Xuân Hương góp thêm một tiếng thơ mới mẻ vào dòng chảy chung, mang đậm dấu ấu sáng tạo riêng biệt
Đối với văn học dân tộc nửa cuối thế kỷ XIX nửa đầu thế kỷ XX “đặc trưng cơ bản của nó là sự khám phá ra con người và khẳng định những giá trị chân chính của con người”(2)
(1) Đỗ Đức Hiểu, “Mời trầu giữa lễ hội dân gian” - Văn nghệ số 43/1994
(2) Nguyễn Lộc, Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII - hết thế kỷ XIX, Nxb GD, H, 1999, Tlđd, tr.256
Trang 8Thành tựu lớn của văn học giai đoạn này là sự ra đời của trào lưu nhân
đạo chủ nghĩa ở phương Tây, trào lưu nhân văn chủ nghĩa ra đời dựa vào nền kinh tế hàng hoá đô thị, tầng lớp thị dân cùng sự ra đời của giai cấp tư sản chống lại quý tộc phong kiến, giáo hội, nhà thờ Bởi vậy, khi xem xét cơ sở ý thức hệ của trào lưu nhân đạo chủ nghĩa trong văn học dân tộc giai đoạn này, chúng ta không nên quy vào những mệnh đề chung, trừu tượng mà phải khám phá, tìm hiểu sắc thái độc đáo, tinh tế trong quan niệm, cách nhìn nhận của tác giả trước hiện thực cuộc sống
Nhìn chung, trào lưu nhân đạo chủ nghĩa trong văn học dân tộc giai
đoạn này có hai bình diện bổ sung cho nhau quy định lẫn nhau Thứ nhất là tư tưởng phê phán các thế lực đen tối chà đạp lên quyền sống, giá trị con người Thứ hai là tư tưởng đề cao con người; đề cao cuộc sống trần tục với những khát vọng chính đáng
ảnh hưởng bởi trào lưu nhân đạo chủ nghĩa, Hồ Xuân Hương ca ngợi vẻ
đẹp con người, đồng cảm với nhiều số phận bất hạnh, đưa con người trở lại cuộc sống tự nhiên
1.3 Tác giả Hồ Xuân Hương
1.3.1 Cuộc đời
Hồ Xuân Hương là thi sĩ tài năng trong nền thi ca Việt Nam nhưng cuộc
đời của nữ sĩ chưa có kết luận thống nhất, cuối cùng Theo giới nghiên cứu,
Hồ Xuân Hương sống trong thời đại chế độ phong kiến Việt Nam lâm vào khủng hoảng - cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX
Tương truyền, quê gốc của bà ở làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An Cha là Hồ Phi Diễn, rời quê ra Bắc dạy học, sau lấy một phụ nữ
họ Hà sinh ra Hồ Xuân Hương
Gia đình Xuân Hương có thời gian sống gần Hồ Tây Sau này, khi trưởng thành, Xuân Hương dựng một ngôi nhà cạnh Hồ Tây, lấy tên là Cổ
Trang 9Nguyệt Đường Đó là ngôi nhà giản dị nhưng thơ mộng Những văn nhân tài
tử biết tiếng nữ sĩ luôn tìm đến đó để đối hoạ văn chương
Hồ Xuân Hương theo nếp gia đình có được đi học nhưng không nhiều Một thời, Xuân Hương giao thiệp với nhiều bạn bè Xuân Hương tặng thơ và xướng hoạ với những bậc trí thức Theo nghiên cứu của Trần Thanh Mại, khách văn chương hay lui tới Cổ Nguyệt Đường là những tên tuổi nổi tiếng như: Mai Sơn Phủ, Phạm Quý Thích, Tốn Phong Thị, Chiêu Hổ
Qua các sáng tác, ta thấy bà có con đường tình duyên lận đận Cuộc đời nữ sĩ nhiều bất hạnh Tương truyền, Xuân Hương hai lần lấy chồng, đều làm
lẽ Tất cả đều dở dang, không trọn vẹn, đứt gánh giữa đường
1.3.2 Sự nghiệp sáng tác
Hồ Xuân Hương nổi tiếng với những sáng tác bằng thơ Nôm, tổng cộng
khoảng trên 30 bài Ngoài ra, nữ sĩ còn là tác giả của tập thơ “Lưu hương ký”
(gồm 24 bài thơ chữ Hán và 26 bài thơ chữ Nôm) Đánh giá về thơ Hồ Xuân
Hương, sách “Tổng tập văn học Việt Nam” nhận định: “Thơ Hồ Xuân Hương
thường bộc lộ tài năng và trí tuệ của một người phụ nữ trước những cơn sóng gió của cuộc đời và thời cuộc, lớn tiếng đòi hỏi giải phóng phụ nữ thoát khỏi những ràng buộc khắt khe phi lý của giáo điều phong kiến lạc hậu, bảo thủ; nói lên khát vọng được sống, được bình đẳng mang ý nghĩa phản kháng mạnh
mẽ Tiếp nhận và phát huy những tinh hoa của dòng văn hoá dân gian, lời thơ
Hồ Xuân Hương nhiều khi như lưỡi dao sắc ngọt đã xé toạc bộ mặt giả đạo
đức của những kẻ tự mạo nhận là “quân tử”, “anh hùng”, góp phần hạ bệ những thần tượng chỉ có hư danh trong xã hội phong kiến”(1)
1.3.3 Quan niệm nghệ thuật về con người cá nhân trong thơ Hồ Xuân Hương
Văn học phản ánh đời sống Con người là vấn đề trung tâm của văn học Giới nghiên cứu thường nhận xét văn học trung đại dường như không có con
(1) Nhiều tác giả, Tổng tập văn học Việt Nam, tập 14, Nxb KHXH, H, 2000, tr.835 - 836
Trang 10người cá nhân Song vấn đề này cần được nhìn nhận khách quan hơn, vì
“không thể lý giải một hệ thống văn thơ mà bỏ qua con người được thể hiện ở trong đó”(1)
Từ thập niên 90 trở lại đây, quan niệm về con người cá nhân có sự nới rộng biên độ, không còn bó hẹp trong con người “vị kỷ” Con người cá nhân
được nhìn nhận từ nhiều góc độ: nhân cách, mối quan hệ với tộc loại, với thiên nhiên và sự ý thức của cá nhân
Trước đây, tôn giáo trói buộc con người trong một số quan niệm, nhưng trong bản thân mỗi tôn giáo, tính chất “phi ngã” hay “hữu ngã” của con người cá nhân lại có sự giao thoa Phật giáo cho rằng, con người phải tu tâm, diệt dục, để đi đến cõi niết bàn Trong quá trình tu tâm, diệt dục có sự đóng góp rất lớn của cái “hữu ngã” Nho giáo lại khuyên con người: “Khắc kỷ phục lễ, sát thân thành nhân”
Đứng trên quan điểm tôn giáo, con người không phải là trung tâm của thế giới mà lý trí, tình cảm, ứng xử của họ đều hướng tới ngả đường của đạo
Trước khi nêu những nhận xét về quan niệm con người trong thơ Hồ Xuân Hương, chúng tôi điểm qua vấn đề con người cá nhân trong văn học Việt Nam trung đại
1.3.3.1 Văn học thế kỷ X - XIV chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi các cuộc
đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc Vì vậy, văn học thể hiện con người thời đại với thước đo là lòng yêu nước, trung nghĩa, lòng tự hào dân tộc Họ được khắc hoạ qua những áng thơ đầy hào khí, khẳng định tinh thần của người Việt Ví như trong thơ Lý Thường Kiệt, Trần Quang Khải, Phạm Ngũ Lão; những áng văn khích lệ tinh thần tướng sĩ chống giặc ngoại xâm đầy
nhiệt huyết của Trần Quốc Tuấn (Hịch tướng sĩ) “Những con người này
không chỉ mang đầy chiến công mà còn mang lương tâm của dân tộc, biết hận, biết thẹn, day dứt khi nghĩa vụ chưa thành”(2)
(1) Trần Đình Sử, Về con người cá nhân trong văn học cổ Việt Nam, Nxb GD, H, 1998, tr.13
(2) Trần Đình Sử, Thi pháp văn học trung đại Việt Nam, Nxb ĐHQG Hà Nội, H, 1995, tr.179, tr.179; 186
Trang 11Bên cạnh, bộ phận văn học Thiền cũng đem tới một quan niệm con người “vô ngôn”, “vô ngã”, luôn có xu hướng muốn đạt ngang tầm vũ trụ, muốn được giải thoát khỏi những ràng buộc hữu hạn của trần gian:
“Hữu thì trực thượng cô phong đỉnh Trường khiếu nhất thanh hàn thái hư”
(Có khi đỉnh núi trèo lên thẳng Một tiếng kêu vang lạnh cả trời)
(Không Lộ thiền sư)
Thế kỷ XV, con người cá nhân yêu nước gặp nhiều bi kịch trong cuộc
đời Nguyễn Trãi là người có ý thức cao về tài đức, lòng dũng cảm, tự khẳng
định bản thân Ông có quan niệm sâu sắc về cuộc đời, con người Ông luôn có tâm niệm đem tài năng của mình để đắc dụng, vì ích nước lợi dân:
“Lâm tuyền ai rặng già làm khách Tài đống lương cao ắt cả dùng”
(Tùng)
Tuy nhiên, Nguyễn Trãi không được đắc ý Ông không thực hiện được tâm nguyện Cuộc đời ông là bi kịch đau đớn của “một nhân cách cao thượng, nhập thế, biết trước mọi hoạ phúc, mọi mất mát, mà không tránh được tai hoạ”(1)
Từ thế kỷ XVI trở đi, xã hội phong kiến bắt đầu suy tàn, chính trị rối ren Con người cá nhân tự khẳng định mình bằng hình thức cô độc
1.3.3.2 Quan niệm con người cá nhân thế kỷ XVIII - XIX và trong thơ
Trang 12nói gắn lên việc phản ánh số phận cá nhân, quyền sống con người, nhất là số phận người phụ nữ
Nhận xét về vấn đề con người cá nhân trong văn học Việt Nam thế kỷ XVIII - XIX, nhà nghiên cứu Trần Đình Sử khái quát: “Một dòng tư tưởng thương thân, xót thân hiện lên bên cạnh khuynh hướng sáng tác hưởng lạc và trào phúng Một thế hệ người tài tử, ngang tàng, sống ngoài khuôn phép, trở thành nhân vật của một loạt giai thoại cũng là bằng chứng của con người cá nhân Trước kia, cùng với sự hình thành văn học viết, con người được ý thức qua các hệ ý thức, qua các khái niệm, giáo lý một cách gián tiếp Quá trình tự
ý thức cá nhân ở đây gắn với quá trình sụp đổ của các khái niệm, giáo lý, sự phai nhạt của hào quang, của thánh hiền, do đó mang tính chất là một cuộc phát hiện lại, một sự thể nghiệm lại Đây cũng là quy luật chung của ý thức cá nhân trong văn học trung đại các dân tộc nói chung”(1)
Thực tiễn sáng tác chứng minh văn học giai đoạn này phát triển rực rỡ với một loạt tác giả lớn: Nguyễn Du, Nguyễn Gia Thiều, Đoàn Thị Điểm, Cao Bá Quát, Nguyễn Công Trứ, Bà huyện Thanh Quan với quy mô hàng chục khúc ngâm, khoảng một trăm truyện Nôm
Thơ Xuân Hương là tiếng nói khẳng định chân dung và giá trị con người
tự nhiên bằng cái nhìn phóng khoáng, tiến bộ ở quan niệm này, Hồ Xuân
Hương thể hiện mình là người “lệch chuẩn” so với con người khuôn mẫu của
lễ giáo phong kiến Trong các sáng tác thơ Nôm, nữ sĩ đề cập đến con người sinh học với những bản năng tự nhiên: khát vọng về cuộc sống vật chất, chuyện ái ân buồng khuê, việc du lãm nhiều nơi Từ xưa, trong ý thức hệ tư tưởng chính thống, con người sinh học tự nhiên được xếp vào bậc thấp nhất Nay, Hồ Xuân Hương bằng nhãn quan của người nghệ sĩ đã khai thác vẻ đẹp của con người ở những khía cạnh mới lạ
Xuân Hương thường miêu tả cảnh vật với ý nghĩa biểu trưng về cuộc
sống trần tục, đưa cái phàm lên ngôi (Đèo Ba Dội, Giếng nước, Vịnh cái quạt)
(1) Trần Đình Sử, Về con người cá nhân trong văn học cổ Việt Nam, Nxb GD, H, 1998, tr.165-166
Trang 13Vẻ đẹp thanh xuân của người thiếu nữ cũng được hé lộ (Thiếu nữ ngủ ngày, Bánh trôi nước, Vịnh tranh tố nữ)
“ý thức về con người cá nhân với cốt lõi là sự nồng nhiệt cháy bỏng đối với sự sống, ý thức làm cơ sở nhất quán cho thế giới quan Hồ Xuân Hương”(1)
Hồ Xuân Hương cất tiếng nói ca ngợi, khẳng định con người tự ý thức
về quyền sống, về thân phận Đó là những khát vọng bình dị về hạnh phúc, khát khao giao cảm trong tình yêu lứa đôi, được đắm mình với thiên nhiên, đòi hỏi một cuộc sống xứng đáng với tài năng phẩm chất cá nhân Qua đó, cái Tôi
xuất hiện công khai, đường hoàng (Mời trầu, Đề đền Sầm Nghi Đống)
Nói như Xuân Diệu: “Chúng ta tiếp nhận ở Hồ Xuân Hương một tâm hồn thành khẩn sâu sắc, có dũng khí, táo gan, một hồn thơ hết sức độc đáo đã chống sự bóp nghẹt con người của xã hội phong kiến tàn tạ, đã bênh vực người phụ nữ, đã yêu đất nước và bình dân, và đồng thời đã làm nên những bài thơ rất sống, rất đại chúng, rất hay, những “thơ Hồ Xuân Hương” mà không ai quên được”(2)
Tóm lại, quan niệm nghệ thuật về con người của Hồ Xuân Hương là quan niệm hoàn toàn mới mẻ, khác biệt với quan niệm tư tưởng chính thống Thơ ca nữ sĩ mang triết lý ca ngợi sự sống, ca ngợi bản chất tự nhiên của con người, khuyến khích con người trở về với cuộc sống tự nhiên, chống lại những gì cản trở con người được sống theo tự nhiên
(1) Lê Trí Viễn, Lê Xuân Lít, Nguyễn Đức Quyền, Nghĩ về thơ Hồ Xuân Hương, Nxb GD, H, 2003, tr.13
(2) Xuân Diệu, Dẫn theo “Nghĩ về thơ Hồ Xuân Hương” Tlđd, tr.158
Trang 14Chương 2
Hệ thống hình ảnh trong thơ Hồ Xuân Hương
2.1 Khái niệm hình ảnh và hệ thống hình ảnh
- Theo Từ điển Tiếng Việt căn bản, “hình ảnh là hình người, cảnh vật để
lại ấn tượng nhất định và được tái hiện trong trí óc”(1)
- Khái niệm khác: “Hình ảnh là ấn tượng của con người, sự vật phản
ánh trong trí não hoặc tác phẩm nghệ thuật”(2)
Vậy, có thể hiểu hình ảnh là hình người, cảnh vật từ hiện thực cuộc sống được tác giả ghi lại, chọn lọc và đưa vào trong tác phẩm nghệ thuật nhằm biểu đạt nội dung, tư tưởng, tình cảm
- Tác phẩm văn học là một chỉnh thể nghệ thuật bao gồm nhiều cấp độ, hình ảnh cũng là một cấp độ Tất cả những yếu tố cùng một cấp độ, cấu tạo nên chỉnh thế nào đó người ta gọi là hệ thống
Hệ thống là tất cả các yếu tố khác nhau, có chức năng, nhiệm vụ riêng trong việc tạo thành chỉnh thể đối tượng và giữa các yếu tố đó phải có mối liên
hệ đặc trưng của nó Hệ thống còn là một thể thống nhất bao gồm các yếu tố
có quan hệ và liên quan lẫn nhau
Tóm lại, ta có thể hiểu hệ thống hình ảnh là tất cả các hình ảnh trong
một tác phẩm nghệ thuật được đặt trong mối quan hệ qua lại với nhau và giữa các hình ảnh bao giờ cũng có mối liên hệ đặc trưng thể hiện quan niệm, tư tưởng của tác giả Đó là phương thức biểu đạt nội dung tác phẩm
Từ những cơ sở lý luận trên, chúng tôi tiến hành tìm hiểu Hệ thống hình
ảnh trong thơ Hồ Xuân Hương
(1) Nguyễn Như ý, Từ điển Tiếng Việt căn bản, Nxb TP HCM, H, 2001
(2) Phan Văn Các, Từ điển Hán Việt, Nxb TP HCM, H, 2003
Trang 152.2 Hệ thống hình ảnh trong thơ Hồ Xuân Hương
2.2.1 Hình ảnh con người
2.2.1.1 Hình ảnh vua chúa, các bậc hiền nhân quân tử
Dùng tiếng cười làm vũ khí đắc lực, Xuân Hương đề cập đến hình ảnh
giai cấp thống trị thông qua những bài thơ vịnh cảnh, vịnh vật (Vịnh cái quạt
II, Đèo Ba Dội)
“Mười bảy hay là mười tám đây, Cho ta yêu dấu chẳng rời tay
Mỏng dày chừng ấy chành ba góc, Rộng hẹp dường nào cắm một cay
Càng nóng bao nhiêu thời càng mát, Yêu đêm chưa phỉ lại yêu ngày
Hồng hồng má phấn duyên vì cậy, Chúa dấu, vua yêu một cái này”
(Vịnh cái quạt II)
Trong xã hội phong kiến, chuyện hạnh phúc, ái ân, nhu cầu tình cảm
là những điều tầm thường mà Nho giáo không đề cập tới Xuân Hương đặc biệt quan tâm đến những đấng quân vương, đặt các nhân vật ấy ngang hàng cùng với loài người nói chung ở bài thơ trên, nhà vua xuất hiện không phải là bậc minh quân, thay trời hành đạo, chăm lo đến đời sống nhân dân mà xuất hiện như những con người bình thường, thậm chí có phần phàm tục Các nhóm
từ: “yêu dấu chẳng dời tay”, “yêu đêm”, “yêu ngày”, “yêu một cái này” đã
tước bỏ đi lớp thiêng liêng, cao quý, để lộ ham muốn đời thường của đấng chí tôn Họ xuất hiện với con người bản năng trần thế Hồ Xuân Hương khẳng
định vua chúa cũng chỉ như con người bình thường mà thôi
Vua chúa thì như thế, hiền nhân quân tử cũng vậy Trong những bài thơ
“Vịnh cái quạt I, Thiếu nữ ngủ ngày” Xuân Hương xây dựng hình ảnh con
người đại diện cho hiền nhân quân tử
Trang 16“Mùa hè hây hẩy gió nồm đông, Thiếu nữ nằm chơi quá giấc nồng
Lược trúc biếng cài trên mái tóc, Yếm đào trễ xuống dưới nương long
Đôi gò Bồng Đảo sương còn ngậm, Một lạch Đào Nguyên suối chửa thông
Đạo Nho đề cao kẻ sĩ Kẻ sĩ được coi là trụ cột của chế độ phong kiến,
là người sống thanh cao mực thước Xuân Hương đã dùng cái trần tục để giải thiêng mọi sự cao đạo, lời nói đẹp đẽ của thánh hiền Nữ sĩ khẳng định, hiền nhân quân tử cũng rất phàm tục
Trong bài “Đèo Ba Dội”, Xuân Hương miêu tả hình ảnh người đi đường
nhưng thực chất để ám chỉ ham muốn trần tục của người quân tử:
“Mỏi gối chồn chân vẫn muốn trèo”
Nữ sĩ còn đặt các ngài quân tử vào vị trí không lấy gì làm đẹp đẽ:
“Một lỗ xâu xâu mấy cũng vừa, Duyên em dính dáng tự bao giờ
Chành ra ba góc da còn thiếu, Khép lại đôi bên thịt vẫn thừa
Mát mặt anh hùng khi tắt gió, Che đầu quân tử lúc sa mưa”
(Vịnh cái quạt I)
Trang 17Hồ Xuân Hương dùng cái quạt làm vũ khí hạ bệ đấng bậc tối thượng ngày xưa Dùng biểu tượng cái quạt là cách nói thâm thuý, cay độc mà Xuân Hương dành cho vua chúa, hiền nhân quân tử
Xét trong chỉnh thể, hình ảnh bậc chí tôn, hiền nhân quân tử không phải tâm điểm của bài thơ, họ chỉ xuất hiện ở dạng phụ trợ cho đối tượng chính trong từng bài Hình ảnh những đồ đệ thánh hiền ẩn đằng sau tâm thế, hành
động của họ
Trước những hình ảnh như vậy, Nguyễn Lộc cho rằng, “Hồ Xuân Hương dám thẳng tay tát vào tất cả một giuộc bọn phong kiến thống trị suốt từ trên xuống dưới, chẳng sợ hãi, nể nang một chút nào”(1)
Hình ảnh lớp nho sinh, cụ thể là những anh đồ, anh học trò được Xuân Hương khắc hoạ khá sinh động Với bọn văn nhân, thái độ của Hồ Xuân Hương không bao giờ ngang hàng, nhượng bộ Nữ sĩ luôn đứng ở tầm cao hơn, thể hiện tài năng, phẩm chất của mình Mấy học trò định trêu trọc Xuân Hương, bị bà đập lại ngay tức khắc:
- “Khéo khéo đi đâu lũ ngẩn ngơ,
Lại đây cho chị dạy làm thơ
Ong non ngứa nọc châm hoa rữa,
Dê cỏn sừng húc dậu thưa”
(Mắng học trò dốt I)
- “Dắt díu đưa nhau đến cửa chiền,
Cũng đòi học nói, nói không nên”
(Mắng học trò dốt II)
Xuân Hương thể hiện rõ thái độ khinh thường đối với đám học trò dốt Cách gọi “lũ ngẩn ngơ”, cùng hình ảnh “dắt díu nhau” của đám nho sinh gợi lên hình ảnh đám đông xô bồ, ngây ngô Trong con mắt Xuân Hương, lũ học trò ấy như những con ong “ngứa nọc”, “dê cỏn buồn sừng”, dốt nát nhưng tự cho mình là hiểu biết
(1) Nguyễn Lộc, Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII đến hết thế kỷ XIX , Tlđd, tr.280
Trang 18Tóm lại, bằng bút pháp châm biếm trào phúng, Hồ Xuân Hương làm nổi bật lên hình ảnh vua chúa, bậc hiền nhân quân tử ở phương diện con người sinh học, họ vẫn là những người phàm tục, nhiều ham muốn đời thường Nữ sĩ thể hiện rõ quan điểm, thái độ của bà đối với họ Đó là sự phê phán, lên
án “bọn thống trị phong kiến từ vua tới quan, từ hiền nhân chí quân tử, mồm luôn luôn khoác lác mình là đạo đức, là khuôn vàng thước ngọc cho người đời,
kỳ thực chỉ là một bọn giả dối, ban ngày thì “cao đạo như thần”, ban đêm lại
“tần mần như ma” ”(1)
2.2.1.2 Hình ảnh tăng lữ, sư sãi
Trước kia, trong xã hội phong kiến, đạo Phật được truyền bá rộng rãi Tầng lớp tăng lữ, sư sãi được đề cao, coi trọng Cùng với sự suy tàn của nhà nước phong kiến, Thiền môn không còn là nơi tu hành linh thiêng của những tín đồ chân chính Số đông chùa chiền đã trở thành nơi tạm lánh của bọn người “Nam mô Bồ Tát bồ hòn Ông sư bà vãi cuộn tròn lấy nhau”
Đề cập đến vấn đề tôn giáo, Hồ Xuân Hương có một loạt các bài thơ nói
về hình ảnh tăng lữ (Kiếp tu hành, Sự hổ mang, Sự bị ong châm, Chùa Quán
Sứ, Động Hương Tích)
Thơ Xuân Hương là tiếng nói của tâm hồn yêu cuộc sống trần thế Nữ sĩ trân trọng những giá trị đích thực, ghét sự giả tạo, đi ngược tự nhiên Hồ Xuân Hương vẽ ra chân dung độc đáo, kỳ dị của sư sãi:
“Chẳng phải Ngô, chẳng phải ta,
Đầu thì trọc lốc, áo không tà”
(Sư hổ mang)
Theo Xuân Hương, sư sãi là người không có dân tộc “Ngô” chẳng phải,
“ta” cũng không ở đây, ông sư bà vãi là những nhân vật lạc loài, không gốc tích Những hình ảnh về dáng vẻ, trang phục của sư sãi rất kỳ dị Hình ảnh
“đầu thì trọc lốc” khiến ta liên tưởng đến con người có hình dáng bề ngoài
(1) Lê Trí Viễn, Nghĩ về thơ Hồ Xuân Hương , tlđd, tr.19
Trang 19không đẹp, trái tự nhiên Cách ăn mặc của sư cũng buồn cười, chẳng giống ai:
“áo không tà”
Xuân Hương miêu tả cụ thể:
“Nào nón tu lờ, nào mũ thâm,
Đi đâu không đội để ong châm”
(Sư bị ong châm)
“Nón tu lờ”, “mũ thâm” là trang phục được giành riêng cho giới tu hành Nón, mũ đều có tại sao sư không đội, để cho con ong nhầm lẫn, không phân biệt được, nhằm vào sư mà đốt? Nữ sĩ tỏ vẻ quan tâm, để ý đến sự việc không may mắn của sư nhưng thực chất đó là sự giễu cợt hóm hỉnh mà sâu sắc
Hồ Xuân Hương trách chú ong:
“Đầu sư há phải gì bà cốt?”
Cách nói ỡm ờ, lấp lửng gợi sự liên tưởng cao Một bên là hình ảnh thực
- “đầu sư” một bên là cái dấu đi - “ gì bà cốt” Sự so sánh độc đáo khiến cho hình ảnh nhà sư trở nên lố bịch
Giễu tăng ni, Xuân Hương ghi lại hình ảnh về cử chỉ, hành động trần tục, thói tham lam của chúng:
“Oản dâng trước mặt dăm ba phẩm, Vãi nấp sau lưng sáu, bảy bà”
Việc giả tu bị bóc trần qua hai câu thơ đối nhau Thực chất, nhà sư mượn tôn giáo để kiếm ăn và núp bóng Phật để làm việc không đứng đắn, trốn tránh cuộc đời Đó là việc trái quy luật tự nhiên, Xuân Hương không thể dung thứ cho họ
Bắt chước âm thanh, mượn âm thanh, Xuân Hương biểu đạt thái độ,
điệu bộ khôi hài của nhà sư:
“Khi cảnh, khi tiu, khi chũm choẹ, Giọng hì, giọng hỉ, giọng hi ha”
(Sư hổ mang)
Trang 20Ba nhạc khí “cảnh”, “tiu”, “chũm choẹ” bằng đồng thau thay nhau đánh
gõ gợi ra không khí bức bối, khó chịu Các tiếng đứng đầu cùng nhịp: “khi”,
“giọng” kết hợp với âm “h” cuối nhịp: “hi”, “hỉ”, “hi ha” cùng nhịp thơ 2/2/3
vẽ ra chân thực điệu bộ, hình ảnh lấc cấc, giả tạo của bọn sư hổ mang
Ngay đến sinh hoạt thường ngày trong chùa cũng uể oải, bê tha:
“Quán Sứ sao mà cảnh vắng teo?
Hỏi thăm Sư cụ đáo nơi neo?
Chày kình, tiểu để suông không đấm, Tràng hạt, vãi lần đếm lại đeo
Sáng banh không kẻ khua tang mít Trưa trật nào ai móc kẽ rêu”
(Chùa Quán Sứ)
Bài thơ hiện lên hình ảnh ngôi chùa vắng lạnh, kinh kệ chểnh mảng Cuộc sống trong chùa hỗn độn, tẻ nhạt, vô vị Công việc đánh chuông hàng ngày không diễn ra Sư sãi suốt đời chỉ có mỗi việc lần tràng hạt “đếm lại
đeo” Các động từ, tính từ mạnh: “đấm”, “đeo”, “khua tang”, “sáng banh”,
“trưa trật” hiện lên hình ảnh lười nhác của tăng lữ Chính vì thế, dưới cái nhìn của Xuân Hương đấy là cuộc sống giả tạo, không phải chân sư
Chẳng những ghét người đi tu giả dối, Xuân Hương cũng chẳng ưa gì nơi tu hành Cảnh đẹp nơi chùa chiền không gây xúc động cho nhà thơ Đứng trước cửa Thiền, nữ sĩ không tìm thấy vẻ đẹp của thiên nhiên mà chỉ chú ý đến cảnh ngược đời của bọn người sùng đạo:
“Người quen cõi Phật chen chân xọc,
Kẻ lạ bầu tiên mỏi mắt dòm”
Trang 21không mang vẻ đẹp tự nhiên Vì thế cảnh chùa không đem lại cho nữ sĩ cảm giác thư thái, tĩnh tại
Tu hành, quan trọng nhất là phải “diệt dục”, từ bỏ mọi ham muốn trong
đó có cả ham muốn thể xác mang tính bản năng, nhưng không phải nhà sư nào cũng thực hiện được điều đó Nhiều khi, càng cố che đậy chế ngự thì nó càng trỗi dậy:
“Cái kiếp tu hành nặng đá đeo,
Vị gì một chút tẻo tèo teo
Thuyền từ cũng muốn về Tây Trúc, Trái gió cho nên phải lộn lèo”
(Kiếp tu hành)
Vận dụng thành ngữ “nặng đá đeo” cùng biện pháp nói lái “trái gió”,
“lộn lèo” ngôn từ nghệ thuật muốn khắc hoạ hình ảnh của sư sãi hoang dâm, phá giới “Một chút tẻo tèo teo” mà lòng hàm muốn đã lật đổ con thuyền tu hành các nhà sư đang chèo lái
Bằng những hình ảnh sống động, Hồ Xuân Hương đả kích sâu cay, mạnh mẽ bọn người khoác áo cà sa nhưng lòng vương trần tục, nhiều ham muốn
Không phải chỉ đến Hồ Xuân Hương tầng lớp tăng lữ mới bị đả kích sâu cay như vậy Ngay từ thời xưa, dân gian đã giễu cười, phê phán:
“Nam mô một bồ dao găm Một trăm dao mác
Một vác dao bầu Một xâu thịt chó ”
Trang 22Sự phê phán trong thơ Hồ Xuân Hương gay gắt, không khoan nhượng, nửa vời
Tóm lại, xây dựng nhiều hình ảnh mang sắc thái trào phúng, Xuân Hương lấy tiếng cười làm vũ khí, nhằm vào đối tượng cụ thể Nhà thơ phá tan không khí trang nghiêm của cõi Thiền, lột trần bộ mặt đạo đức giả của tăng lữ
Từ diện mạo, hành động đến thái độ, cử chỉ của chúng đều lố bịch, kệch cỡm Cái trái tự nhiên của “sư hổ mang” đã bị Xuân Hương phơi trần, đả kích mãnh liệt theo phong cách mình
2.2.1.3 Hình ảnh người phụ nữ
Trong trào lưu nhân đạo chủ nghĩa của văn học Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX, vấn đề người phụ nữ được quan tâm dưới nhiều góc độ Là người cùng giới, Hồ Xuân Hương có linh cảm đặc biệt nhạy bén để phát hiện ra hạnh phúc - đau khổ, tình thương - uất hận, mềm yếu
- kiêu hãnh ở người phụ nữ
Thơ Hồ Xuân Hương quan tâm đến vấn đề người phụ nữ Đó là giá trị
độc đáo trong cảm hứng sáng tạo nghệ thuật Thơ Xuân Hương trào phúng, trữ tình, thể hiện tâm hồn thiết tha sôi nổi với cuộc sống
Thơ Xuân Hương là tiếng tâm tình của người phụ nữ Hình ảnh người phụ nữ xuất hiện trong thơ bà không phải là tiểu thư lầu son gác tía, không phải nàng cung nữ hay chinh phụ Thơ Xuân Hương khắc hoạ hình ảnh người phụ nữ chịu nhiều bất hạnh, rủi ro trong cuộc sống, không gặp may trong câu chuyện tình yêu Họ gần gũi với người phụ nữ bình dân Ngoài ca dao, Hồ Xuân Hương là nhà thơ đầu tiên trong lịch sử đã phản ánh tiếng nói của người phụ nữ bình dân qua những trang thơ
Trước hết, hình ảnh người phụ nữ hiện lên ở vẻ đẹp thể hình Vẻ đẹp
thanh xuân của người nữ được khắc hoạ qua nhiều bài thơ (Đề tranh tố nữ, Thiếu nữ ngủ ngày, Giếng nước, Bánh trôi nước ) theo lối vịnh vật Qua đó,
Hồ Xuân Hương thể hiện thái độ, tình cảm của mình Trong bài thơ “Đề tranh
tố nữ” nhà thơ viết:
Trang 23“Hỏi bao nhiêu tuổi hỡi cô mình?
ở nơi khác, ta lại bắt gặp một vẻ đẹp vô tình được hé lộ:
“ Lược trúc biếng cài trên mái tóc, Yếm đào trễ xuống dưới nương long
Đôi gò Bồng Đảo sương còn ngậm, Một lạch Đào Nguyên suối chửa thông”
(Thiếu nữ ngủ ngày)
Với những nét gợi tả, Xuân Hương đem đến cho độc giả những hình
ảnh về người thiếu nữ tuổi xuân thì Trong bức tranh, thiếu nữ ngủ quên vừa mang vẻ đẹp trần thế, vừa mang vẻ đẹp thần tiên, nửa kín nửa hở Hình ảnh
“lược trúc”, “yếm đào”, “nương long” bộc lộ vẻ đẹp của thiếu nữ mộc mạc, trẻ trung, tràn đầy sức sống trước gió đông hây hẩy Xiêm y không kín đáo nhưng
nó vừa đủ để con người chiêm ngưỡng vẻ đẹp hình thể của thiếu nữ thanh xuân - vẻ đẹp hấp dẫn thiên nhiên tạo hoá ban cho con người Đó còn là giá trị
để con người trân trọng, chiêm ngưỡng
Hình ảnh “Đôi gò Bồng Đảo sương còn ngậm”, “Một lạch Đào Nguyên suối chửa thông” biểu hiện vẻ đẹp thuần khiết Tất cả hãy còn phong kín, trinh nguyên
Thông qua bức tranh nghệ thuật sinh động ấy, Hồ Xuân Hương ca ngợi
sự sống, ca ngợi vẻ đẹp thanh xuân trẻ trung, tràn đầy của người thiếu nữ Vẻ
đẹp đó mãi tô điểm cho cuộc đời
Trang 24Trong bài “Giếng nước”, Hồ Xuân Hương khẳng định vẻ đẹp thanh
khiết, trắng trong của người phụ nữ qua những hình ảnh đặc tả:
“Giếng tốt thanh thơi giếng lạ lùng ”
Thể hiện gián tiếp vẻ đẹp thiếu nữ, Xuân Hương dường như cảnh tỉnh những kẻ phàm tục không được đụng đến vẻ đẹp thánh thiện của họ
Phẩm chất luôn là thước đo vẻ đẹp của mỗi cá nhân Vì thế, ngoài việc
ca ngợi vẻ đẹp hình thức người phụ nữ, Xuân Hương còn ca ngợi vẻ đẹp tiềm tàng của họ ở khía cạnh nội dung:
“Thân em vừa trắng lại vừa tròn, Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn,
Mà em vẫn giữ tấm lòng son”
(Bánh trôi nước)
Người phụ nữ trong bài thơ có vẻ đẹp tròn trịa, căng tràn nhựa sống
được thể hiện qua những hình ảnh có hình khối, màu sắc: “vừa trắng, vừa tròn” Vậy mà cuộc đời, số phận cô bị vùi dập phũ phàng Sử dụng thành ngữ
“bảy nổi ba chìm” và cũng là hình ảnh đắt giá, Hồ Xuân Hương khiến ta liên tưởng đến người con gái long đong, lận đận
Dù gặp nhiều gian truân, vất vả, phải chịu sự xô đẩy của hoàn cảnh nhưng trong tâm hồn, người phụ nữ vẫn giữ trọn nhân cách, phẩm cách cao
đẹp : “vẫn giữ tấm lòng son”
Xuân Hương khẳng định vẻ đẹp trí tuệ ở người phụ nữ Trong thơ Xuân Hương, người phụ nữ dõng dạc bày tỏ chí hướng, hoài bão của mình:
“Ví đây đổi phận làm trai được, Thì sự anh hùng há bấy nhiêu”
(Đề đền Sầm Nghi Đống)
Ngang qua đền thờ Sầm Nghi Đống - một tên tướng giặc bại trận, hình
ảnh nữ sĩ hiện lên kiêu bạc: “ghé mắt trông ngang” Nhân tiện nhà thơ ném cái nhìn coi thường, không chút sợ sệt Nếu không đấu tranh tự khẳng định mình