Bồi dưỡng học sinh giỏi Tiếng Việt là một hướng dạy học tự chọn ở tiểu học nhằm thực hiện giáo dục phổ thông theo định hướng phân hóa, phát huy cá tính và sáng tạo của học sinh.. Lịch sử
Trang 1LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo Trường Đại học
Sư phạm Hà Nội 2, các thầy cô Khoa Giáo dục Tiểu học đã tạo điều kiện giúp
đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu tại trường
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo - Th.S Lê Thị Lan Anh, người đã hướng dẫn, tận tình chỉ bảo và giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận này
Bước đầu nghiên cứu khoa học, hơn nữa thời gian nghiên cứu còn hạn chế tôi khó tránh khỏi những thiếu sót nhất định Tôi rất mong nhận được sự đóng góp, chỉ bảo của các thầy cô giáo, của các bạn để khóa luận hoàn thiện hơn
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2013
Sinh viên
Phạm Thị Thu Trang
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Những căn cứ, kết quả đã nêu là hoàn toàn trung thực
Đề tài chưa được công bố trong bất cứ công trình khoa học nào khác
Hà Nội, tháng 5 năm 2013
Sinh viên
Phạm Thị Thu Trang
Trang 31.1 Một số vấn đề chung về từ vựng tiếng Việt 7
1.4 Các hiện tượng của từ vựng tiếng Việt 13 1.5 Đơn vị từ vựng tương đương với từ - ngữ 16 1.6 Con đường làm giàu từ vựng tiếng Việt 18
Chương 2 Xây dựng bài tập bồi dưỡng kiến thức từ
vựng cho học sinh tiểu học
23
2.4 Các loại bài tập bồi dưỡng kiến thức từ vựng cho
học sinh tiểu học
27
Trang 4TÀI LIỆU THAM KHẢO 48
MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
“Cái tháp cao nào cũng xây từ mặt đất” Đó là quan niệm hoàn toàn
đúng đắn Trong giáo dục cũng vậy, phải hình thành cho trẻ kiến thức ngay từ đầu Chính vì lí do đó, ở bất kì giai đoạn cách mạng nào, Đảng và Nhà nước
ta đều dành sự quan tâm đặc biệt chu đáo cho trẻ thơ Trong đó, giai đoạn tiểu học, khi các em mới 6 - 7 tuổi chập chững bước vào ngưỡng cửa trường tiểu
Trang 5học - giai đoạn hình thành nhân cách, tư duy, trí tuệ cho trẻ là đặc biệt quan trọng
Ở cấp Tiểu học, môn Tiếng Việt là môn có tầm quan trọng bậc nhất trong các môn học Chỉ khi đọc thông, viết thạo, hiểu được nội dung văn bản thì mới nắm được thông tin, giải quyết vấn đề mà văn bản nêu ra Nghĩa là, học tốt môn Tiếng Việt thì mới có thể học tốt môn khác Chính vì vậy, môn Tiếng Việt vừa là môn học, đồng thời là công cụ để giúp học sinh học tập tốt
Ở nhiều trường tiểu học, đồng thời với nhiệm vụ phổ cập giáo dục tiểu học, việc chăm lo phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi góp phần đào tạo nhân tài của đất nước được xem là nhiệm vụ cần thiết và quan trọng Bồi dưỡng học sinh giỏi Tiếng Việt là một hướng dạy học tự chọn ở tiểu học nhằm thực hiện giáo dục phổ thông theo định hướng phân hóa, phát huy cá tính và sáng tạo của học sinh Đồng thời với việc thực hiện nhiệm vụ phát hiện và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước, việc bồi dưỡng học sinh giỏi tiếng Việt còn có tác dụng thúc đẩy phong trào thi đua học tốt, dạy tốt
Mục tiêu của môn Tiếng Việt là rèn kĩ năng về tư duy và giao tiếp Để giao tiếp đạt hiệu quả cao cần phải biết đặt câu và sử dụng các kiểu câu Nhưng không có vốn từ phong phú, không hiểu nghĩa và đặc điểm ngữ pháp của từ thì không thể đặt câu đúng được Ngược lại, nếu không nắm vững quy tắc đặt câu thì dù vốn từ có phong phú, nghĩa của từ có nắm chắc đến đâu cũng không trình bày được ý kiến của mình một cách mạch lạc, rõ ràng Từ chính là nguyên vật liệu để giao tiếp Đó cũng là lí do trong bộ sách giáo khoa
Tiếng Việt tiểu học lại nhập hai phân môn Từ ngữ và Ngữ pháp làm một và
gọi là phân môn Luyện từ và câu Hiện nay, hiện tượng diễn đạt của học sinh tiểu học còn non nớt và từ vựng là mảng kiến thức khó đối với học sinh tiểu học Chính vì vậy, việc xây dựng bài tập về từ vựng sẽ giúp cho học sinh tiểu
Trang 6học mở rộng và hệ thống hóa vốn từ, nắm chắc nghĩa của từ, biết dùng từ để đặt câu và sử dụng các kiểu câu vào giao tiếp để đạt hiệu quả cao
Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi quyết định chọn nghiên cứu đề
tài “Xây dựng bài tập bồi dưỡng kiến thức từ vựng cho học sinh tiểu học”
2 Lịch sử vấn đề
Trong cuốn Từ vựng học tiếng Việt hiện đại - NXB Đại học và Trung
học Chuyên nghiệp, 1976, tác giả Nguyễn Văn Tu đã bàn về vấn đề có tính thời sự trong từ vựng học như: bản chất của từ về mặt cấu tạo và ý nghĩa, tính
hệ thống của vốn từ Bên cạnh đó, tác giả còn phân tích sâu sắc tiếng Việt về mặt cấu trúc từ vựng và quan hệ giữa các từ, về cấu trúc và nội dung của vốn
từ vựng cơ bản Đây thực sự là cuốn tài liệu bổ ích
Năm 1985, các tác giả Mai Ngọc Chừ - Vũ Đức Nghiệu - Hoàng Trọng
Phiến đã biên soạn cuốn Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt - NXB Đại học và
Trung học Chuyên nghiệp Các tác giả đã nghiên cứu các bình diện của ngôn ngữ và trình bày cuốn sách qua bốn phần
Tác giả Trần Mạnh Hưởng và Lê Hữu Thỉnh trong cuốn Tuyển tập đề
thi học sinh giỏi bậc Tiểu học - môn Tiếng Việt (NXB Giáo dục, 2004) đã
tuyển chọn ra 40 đề thi là một số Đề thi Quốc gia (từ năm 1994 đến năm 1998) và Đề thi Tỉnh (Thành phố) những năm gần đây Mỗi đề thi bao gồm các dạng bài tập phong phú, đa dạng về các bình diện: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, phong cách và cảm thụ văn học Cuốn sách này cũng hỗ trợ đắc lực cho việc bồi dưỡng học sinh khá, giỏi môn Tiếng Việt và đáp ứng yêu cầu thi chọn học sinh giỏi bậc Tiểu học hằng năm của các địa phương
Tác giả Diệp Quang Ban - Hoàng Văn Thung trong cuốn Ngữ pháp
tiếngViệt (NXB Giáo dục, 2006) đã bàn về ngữ pháp tiếng Việt, một số vấn
đề về từ, cấu tạo từ và từ loại tiếng Việt Trong đó, vấn đề về cấu tạo từ với việc phân loại từ được các tác giả trình bày rõ ràng, dễ hiểu và lôgic
Trang 7Năm 2008, các tác giả Nguyễn Thiện Giáp, Đoàn Thiện Thuật và
Nguyễn Minh Thuyết đã biên soạn cuốn Dẫn luận ngôn ngữ học - NXB GD
Các tác giả đã giới thiệu về ngôn ngữ, bản chất và chức năng, nguồn gốc và
sự phát triển của ngôn ngữ
Qua cuốn Từ vựng học tiếng Việt, (NXB GD, 2010), tác giả Nguyễn
Thiện Giáp đã giới thiệu các vấn đề chung về từ vựng Đặc biệt, trong phần Dẫn luận, tác giả giới thiệu về những khái niệm cơ bản và cần thiết nhất được
đề cập đến trong từ vựng học của nhiều nước trên thế giới, những lí thuyết và phương pháp nghiên cứu từ vựng học Phần hai đề cập đến Ngữ - đơn vị tương đương với từ Phần ba đề cập đến nghĩa của từ, các hiện tượng xảy ra ở các từ trong tiếng Việt
Qua cuốn Bồi dưỡng học sinh giỏi tiếng Việt ở Tiểu học, (NXB ĐHSP,
2011), tác giả Lê Phương Nga đã giới thiệu về những biện pháp bồi dưỡng hứng thú và vốn sống cho học sinh Bên cạnh đó, tác giả còn đưa ra những cách thức xây dựng bài tập Tiếng Việt và tổ chức thực hiện các bài tập Tiếng Việt bổ trợ, nâng cao, các đề thi học sinh giỏi và trò chơi Tiếng Việt Cuốn sách giúp cho người học có hiểu biết về nội dung và phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi Tiếng Việt ở Tiểu học
Như vậy, đã có rất nhiều tác giả đề cập đến vấn đề về từ vựng Tiếng Việt tiểu học Tuy nhiên, chưa có tác giả nào đề cập cụ thể về việc xây dựng bài tập bồi dưỡng kiến thức từ vựng cho học sinh tiểu học Chính vì vậy,
chúng tôi quyết định chọn đề tài “Xây dựng bài tập bồi dưỡng kiến thức từ
vựng cho học sinh tiểu học” làm đề tài khóa luận của mình
Trang 8- Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là bài tập bồi dưỡng kiến thức từ vựng cho học sinh
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài này là bài tập kiến thức từ vựng của học sinh lớp 3, lớp 4, lớp 5
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
Có hai nhiệm vụ chính:
- Tìm hiểu cơ sở lí luận của đề tài
- Xây dựng bài tập bồi dưỡng kiến thức từ vựng cho học sinh tiểu học
6 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp đọc tài liệu
Chương 1 Cơ sở lí luận của đề tài
Chương 2 Xây dựng bài tập bồi dưỡng kiến thức từ vựng cho học sinh
tiểu học
Trang 9NỘI DUNG
Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1 Một số vấn đề chung về từ vựng tiếng Việt
Theo chiết tự, vựng là một yếu tố gốc Hán, có nghĩa là “sưu tập, tập hợp” Do đó, từ vựng là “sưu tập, tập hợp các từ của ngôn ngữ” Nhưng trong thực tế, nội dung của khái niệm này rộng hơn Nó không chỉ bao gồm các từ
mà còn bao gồm cả các ngữ Tức là các cụm từ sẵn có, tương đương với từ, chẳng hạn các thành ngữ tiếng Việt như: nước đổ lá khoai, mẹ tròn con
vuông,… Tuy nhiên, trong các đơn vị từ vựng, từ là đơn vị cơ bản, vì nó do
các hình vị cấu tạo nên, muốn có các ngữ, trước hết phải có các từ
Cái khó nhất trong việc định nghĩa từ là sự khác nhau về cách định hình, về chức năng và những đặc điểm ý nghĩa của từ trong các ngôn ngữ Vì vậy, không có sự thống nhất trong cách định nghĩa và miêu tả các từ Hiện nay có tới trên 300 định nghĩa khác nhau về từ
Theo từ điển bách khoa toàn thư: “Từ vựng tiếng Việt là một trong ba phần cơ sở của tiếng Việt, bên cạnh ngữ âm và ngữ pháp Từ vựng tiếng Việt
là đối tượng nghiên cứu cơ bản của ngành từ vựng học tiếng Việt, đồng thời cũng là đối tượng nghiên cứu giao tiếp của các ngành ngữ pháp học tiếng Việt, ngữ âm học tiếng Việt, phong cách học tiếng Việt, từ điển học tiếng Việt… Ngành từ vựng học tiếng Việt nghiên cứu về các khía cạnh của từ vựng tiếng Việt cũng chỉ phát triển mạnh trong giai đoạn gần đây”
Chúng tôi đồng ý với định nghĩa về từ của tác giả Nguyễn Thiện Giáp:
Từ là đơn vị nhỏ nhất của ngôn ngữ, độc lập về ý nghĩa và hình thức [9, 60- 61]
Trang 101.2 Nghĩa của từ
1.2.1 Khái niệm nghĩa của từ
“Nghĩa của từ” là một trong những khái niệm quan trọng nhất của ngôn ngữ học Có nhiều cách giải thích khác nhau về khái niệm này
Quan điểm thứ nhất, một số người cho nghĩa của từ là sự vật hay hiện
tượng do từ biểu thị Chẳng hạn, theo quan điểm này, nghĩa của từ nhà là bản
thân cái nhà có trong thực tế
Theo quan điểm thứ hai, nghĩa của từ đồng nhất với khái niệm logic hay biểu tượng tâm lí có liên hệ với từ ấy Chẳng hạn: “nghĩa của từ trong ngôn ngữ nào đó là tư tưởng của người nói thứ tiếng ấy của loài người”
Quan điểm thứ ba về nghĩa của từ là quy nó về mối quan hệ giữa từ và
đối tượng Quan điểm này xuất phát từ D Locc trong cuốn “Thí nghiệm về trí
tuệ loài người” Sau đó nhiều người khác tiếp tục ủng hộ A.A Reformatskiy
viết: “Nghĩa, đó là quan hệ của từ với sự vật, hiện tượng mà nó biểu thị, đó là quan hệ của sự kiện ngôn ngữ với sự kiện ngoài ngôn ngữ”
Quan điểm thứ tư cũng cho nghĩa của từ là quan hệ giữa từ với khái niệm, biểu tượng Có thể nói, quan niệm này bắt nguồn từ học thuyết của F
de Saussure về bản chất hai mặt của tín hiệu ngôn ngữ Theo F de Saussure:
“Nghĩa của từ là quan hệ của cái biểu hiện và cái được biểu hiện; trong đó, cái biểu hiện là hình ảnh tâm lí của nó và cái được biểu hiện là tư tưởng”
Trong số những định nghĩa về nghĩa của từ, định nghĩa của nhà ngôn ngữ học Nga A.I Smirnitckiy là định nghĩa mà chúng tôi tán thành: “Nghĩa của từ là sự phản ánh hiển nhiên của sự vật, hiện tượng hay quan hệ trong ý thức (hay sự cấu tạo tâm lí tương tự về tính chất, hình thành trên sự phản ánh những yếu tố riêng rẽ của thực tế) nằm trong cấu trúc của từ với tư cách là mặt bên trong của từ và so với nghĩa thì ngữ âm của từ hiện ra như vỏ vật chất cần thiết không phải để biểu thị và trao đổi nghĩa đó với những người khác
Trang 11mà còn cần thiết cho sự nảy sinh, hình thành, tồn tại và phát triển của nghĩa” [theo 10, 123]
1.2.2 Các thành phần ý nghĩa trong từ
1.2.2.1 Ý nghĩa biểu vật
Ý nghĩa biểu vật bắt nguồn từ chức năng biểu vật của từ Ý nghĩa biểu vật là ý nghĩa gọi tên các sự vật, hiện tượng, trạng thái, tính chất theo lối tổng hợp tính
1.2.2.2 Ý nghĩa biểu niệm
Ý nghĩa biểu niệm bắt nguồn từ chức năng biểu niệm của từ Ý nghĩa biểu niệm là ý nghĩa biểu thị khái niệm về sự vật, hiện tượng được nói tới trong thực tế khách quan
1.2.2.3 Ý nghĩa biểu thái
Ý nghĩa biểu thái bắt nguồn từ chức năng biểu thái của từ Ý nghĩa biểu thái là ý nghĩa biểu thị thái độ, tình cảm, cách đánh giá của người sử dụng ngôn ngữ đối với thực tế khách quan được gọi tên
1.3 Cấu tạo từ
1.3.1 Khái niệm cấu tạo từ
Cấu tạo từ là những vận động sản sinh ra từ cho hệ thống từ vựng Đây
là loại vận động có tính chất đồng loạt sản sinh ra hàng loạt từ với cùng mô hình và với cùng một kiểu ý nghĩa
1.3.2 Đơn vị cấu tạo từ
Từ chưa phải là đơn vị nhỏ nhất của ngôn ngữ Nếu phân tích từ thành những bộ phận nhỏ hơn, ta thu được các từ tố Từ tố là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa của ngôn ngữ
Căn cứ vào ý nghĩa, người ta chia từ tố thành hai loại: chính tố và phụ
tố Chính tố là hình vị mang ý nghĩa từ vựng, còn phụ tố là hình vị mang ý nghĩa bổ sung hoặc ý nghĩa ngữ pháp Ý nghĩa của chính tố thì cụ thể có liên
Trang 12hệ logic với đối tượng, còn ý nghĩa của phụ tố thì trừu tượng, có liên hệ logic với ngữ pháp Ý nghĩa của chính tố hoàn toàn độc lập (tự nghĩa), còn ý nghĩa phụ tố thì không độc lập (trợ nghĩa)
Phương thức này tạo ra từ đơn một âm tiết Hiện nay, hình vị tiếng Việt
đã được từ hóa hết, nên phương pháp này chỉ để từ hóa các yếu tố vay mượn của nước ngoài
Ví dụ: Radio Ra- đi- ô
Phương thức từ hóa còn có tác dụng rút ngắn các từ ghép (độc lập hóa) Hoặc rút ngắn các từ đa âm
Trang 13Mô hình phương thức láy
Ngữ nghĩa: hình vị láy được tạo ra không có ngữ nghĩa Ví dụ các từ:
nhỏ, nhen, nhẻ trong các từ láy: nho nhỏ, nhỏ nhen, nhỏ nhẻ là không có
nghĩa Khi đó, ngữ nghĩa của hình vị gốc được san sẻ bớt Do vậy, nghĩa của
từ gốc so với nghĩa của từ láy bị biến dạng
1.3.3.3 Phương thức ghép
Phương thức ghép là phương thức tác động vào hai hay nhiều hơn hình
vị có nghĩa kết hợp chúng lại theo một ngữ nghĩa thành ngữ pháp nhất định để tạo ra các từ ghép
Mô hình phương thức ghép
A + B AB
Nhà + cửa Nhà cửa
Sách + vở Sách vở
1.3.4 Phân loại từ về cấu tạo ngữ pháp
Thực trạng của từ tiếng Việt cho ta nhiều cách tiếp cận về cấu tạo ngữ pháp của chúng Những cách tiếp cận này không bài xích lẫn nhau, giúp bao quát được toàn bộ vốn từ tiếng Việt Chúng tôi đồng ý với quan niệm của
tác giả Diệp Quang Ban về cách phân loại từ tiếng Việt: Đối với học sinh tiểu
học, chỉ xét cấu tạo từ về mặt số lượng [1, 39 - 64]
a Từ đơn
Từ đơn là từ chỉ chứa một tiếng Trong tiếng Việt, dựa vào số lượng
âm tiết có trong những từ đơn, chia thành hai loại:
Trang 14Các từ đơn chỉ có một âm tiết gọi là từ đơn đơn âm tiết Loại này mang đặc trưng chủ yếu của từ tiếng Việt dùng để cấu tạo hàng loạt các từ
phức Ví dụ: học, chơi, ngủ,…
Các từ đơn có hai âm tiết trở lên Ví dụ: mồ hôi, bồ hóng, cà phê, xà
phòng, châu chấu, cào cào, chuồn chuồn, cà chua, áo dài, ô tô, axit, aptit, mì chính, lê ki ma,…
Mỗi từ đơn mang một ý nghĩa nhất định, riêng rẽ, không lập thành một
hệ thống Do vậy, chúng ta phải ghi nhớ nghĩa của từng từ riêng rẽ
b Từ phức
Từ phức là từ có từ hai tiếng trở lên Từ phức chia thành từ ghép và từ láy
Từ ghép là những từ phức được tạo thành do phương thức ghép Ví
dụ: xe đạp, ăn mặc, xinh đẹp,… Căn cứ vào mối quan hệ giữa các thành tố
trong từ ghép chia thành: từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ Từ ghép đẳng lập là từ ghép gồm hai thành tố có quan hệ ngang bằng nhau về ý nghĩa
và mang ý nghĩa tổng hợp khái quát Ví dụ: ăn uống, quần áo,… Từ ghép
chính phụ là từ ghép trong đó mối quan hệ giữa các thành tố là quan hệ chính
phụ Ví dụ: xe máy, hoa hồng,…
Từ láy là từ phức được tạo ra nhờ phương thức láy Ví dụ: long lanh,
xanh xanh, khấp khểnh,… Từ láy được chia thành: từ láy toàn bộ và từ láy bộ
phận Từ láy toàn bộ là từ láy trong đó tiếng gốc được lặp lại toàn bộ ở tiếng láy Từ láy bộ phận gồm: từ láy âm và từ láy vần Từ láy âm là từ có phụ âm
đầu trùng lặp và có phần vần khác biệt ở tiếng gốc và tiếng láy Ví dụ: đủng
đỉnh, nhúc nhích, xấu xa, trống trải,… Từ láy vần là từ có phần vần trùng lặp
và có phụ âm đầu khác biệt ở tiếng gốc và tiếng láy Ví dụ: chói lọi, bâng
khuâng, hấp tấp, khéo léo, khúm núm,…
Trang 151.4 Các hiện tượng của từ vựng tiếng Việt
1.4.1 Hiện tượng đa nghĩa
Từ có thể có một nghĩa, nhưng phần lớn các từ trong ngôn ngữ là những từ có nhiều nghĩa
Ví dụ: Từ “chân” có các nghĩa: một là, bộ phận dưới cùng của người hay động vật, dùng để nâng đỡ và di chuyển thân thể: chân trái, chân bước đi
Hai là, chân con người biểu trưng cho cương vị, tư thế trong tập thể, tổ chức:
Có chân trong Ban quản trị Ba là, một phần tư con vật bốn chân khi làm thịt
chia ra: Đụng một chân lợn, chia cho mỗi nhà một chân Bốn là, phần cuối cùng của một số vật dùng để đỡ hoặc bám chắc trên mặt nền: chân bàn, chân
ghế, chân kiềng, chân núi…
Một từ mang hai nghĩa, đó là nghĩa gốc và nghĩa chuyển Nghĩa gốc là nghĩa làm cơ sở để chuyển nghĩa, hình thành các nghĩa khác (trong từ “chân”,
nghĩa đầu tiên - bộ phận dưới cùng của người hay động vật… là nghĩa gốc)
Nghĩa chuyển là nghĩa được hình thành trên cơ sở nghĩa gốc (trong từ “chân”
trên đây, các nghĩa 2, 3, 4 là các nghĩa chuyển)
Để hiểu đúng nghĩa của từ nhiều nghĩa, phải đặt từ trong ngữ cảnh,
trong mối quan hệ với những từ khác, câu khác trong văn bản
1.4.2 Hiện tượng đồng nghĩa
Hiện tượng đồng nghĩa là hiện tượng ngữ nghĩa giữa các từ có nghĩa giống nhau và có thể thay thế được cho nhau trong ngữ cảnh mà ý nghĩa của ngữ cảnh không thay đổi
Trong lịch sử ngôn ngữ học, khái niệm từ đồng nghĩa được xác định một cách khác nhau
Một số người căn cứ vào nghĩa sở chỉ coi từ đồng nghĩa là những tên gọi khác nhau của cùng một sự vật, hiện tượng của thực tế khách quan Khái
niệm về từ đồng nghĩa theo A.A Reformatskiy: “… hai từ cùng gọi tên một
Trang 16sự vật nhưng tương quan với sự vật đó với những khái niệm khác nhau và chính vì vậy mà qua cách gọi tên bộc lộ nhiều thuộc tính khác nhau của sự vật đó”
Theo tác giả Nguyễn Thiện Giáp định nghĩa về từ đồng nghĩa: “từ đồng nghĩa là những từ gần nhau về nghĩa, nhưng khác nhau về âm thanh, biểu thị các sắc thái của một khái niệm” [10, trang 192] Vì vậy, chúng tôi tán thành quan niệm của tác giả Nguyễn Thiện Giáp
1.4.3 Hiện tượng trái nghĩa
Theo tác giả Mai Ngọc Chừ, “từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược trong mối quan hệ tương liên Chúng khác nhau về ngữ âm và phản ánh những khái niệm tương phản lôgic” [7, 199]
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi đồng ý với quan niệm về từ trái nghĩa của tác giả Mai Ngọc Chừ
b Từ trái nghĩa bộc lộ các mặt đối lập của các khái niệm tương liên và không tương liên
Thứ nhất, từ trái nghĩa bộc lộ các mặt đối lập của các khái niệm tương
liên, gắn liền với một phạm vi sự vật Chẳng hạn, bề sâu (sâu - nông), bề rộng (rộng - hẹp), sức mạnh (mạnh - yếu), trọng lượng (nhẹ - nặng) v.v…
Trang 17Thứ hai, các từ đối lập nhưng biểu hiện các khái niệm không tương liên
thì không phải là các từ trái nghĩa
Thứ ba, có hai kiểu đối lập trong từ trái nghĩa: một là, sự đối lập về
mức độ của các thuộc tính, phẩm chất của sự vật, hiện tượng Ví dụ: già - trẻ,
cao - thấp, lớn - bé Hai là, sự đối lập loại trừ nhau Ví dụ: mua - bán, vào - ra
Thứ tư, từ trái nghĩa phải gắn liền với tính cân xứng, nghĩa là dung
lượng ngữ nghĩa của các từ trái nghĩa phải tương đương với nhau trong khi
hướng theo các chiều khác nhau Ví dụ: to - nhỏ, ngắn- dài,…
Cuối cùng, hiện tượng trái nghĩa tiếng Việt chủ yếu là sự đối lập của
những từ khác nhau Ví dụ: to - nhỏ, dài - ngắn Tuy nhiên cũng có thể cấu
tạo các cặp từ trái nghĩa mới trên cơ sở các từ gốc vốn đã trái nghĩa
Ví dụ:
ăn mặn - ăn nhạt xấu mặt - đẹp mặt
khéo nói - vụng nói siêng làm - nhác làm
1.4.4 Hiện tượng đồng âm
a Khái niệm
Theo tác giả Nguyễn Thiện Giáp, từ đồng âm là những từ giống nhau
về âm thanh nhưng có những ý nghĩa hoàn toàn khác nhau, chúng trùng với nhau cả về âm lẫn chữ viết trong tất cả (hoặc hàng loạt) hình thái ngữ pháp vốn có của chúng
Cấu trúc âm tiết tiếng Việt gồm năm thành phần: âm đầu, vần, điệu; vần lại chia ra âm chính, âm cuối và âm đệm Mỗi thành phần của âm tiết làm thành một đối hệ, do đó năm thành phần cấu tạo âm tiết luôn luôn có mặt Vì vậy hiện tượng đồng âm tiếng Việt rất phổ biến và phổ biến hơn các ngôn ngữ khác
b Phân loại từ đồng âm
Nếu các từ này trùng nhau trong tất cả các dạng thức ngữ pháp của
mình thì đó là những từ đồng âm hoàn toàn
Trang 18Nếu các từ chỉ trùng nhau trong một loạt hình thái của mình thì đó là
những từ đồng âm không hoàn toàn
1.5 Đơn vị từ vựng tương đương với từ - ngữ
b Phân loại ngữ định danh
Ngữ định danh phân thành: ngữ định danh hợp kết và ngữ định danh hòa kết
Ngữ định danh hợp kết là những cụm từ mà ý nghĩa của chúng có thể
phân tích thành những yếu tố nghĩa tương ứng với ý nghĩa của từng bộ phận
tạp thành Ví dụ: búa đinh có nghĩa là “búa nhỏ để đóng đinh” Ý nghĩa này
có thể phân tích thành hai yếu tố nghĩa: ý nghĩa “dụng cụ để đập, đóng, nện”
do từ búa biểu thị và ý nghĩa “nhỏ, chuyên dùng để đóng đinh” do từ đinh
biểu thị
Ngữ định danh hòa kết là những cụm từ mà ý nghĩa của chúng không
thể phân tích thành các yếu tố nghĩa tương ứng với ý nghĩa của các bộ phận
tạo thành Ví dụ: mắt cá với nghĩa “đầu xương chồi ra ở đầu cổ chân” là một ngữ định danh hòa kết bởi vì không thể phân tích ý nghĩa của mắt cá thành ý nghĩa của mắt + ý nghĩa của cá
1.5.2 Thành ngữ
a Định nghĩa
Thành ngữ là cụm từ cố định vừa có tính hoàn chỉnh về nghĩa, vừa có
tính gợi cảm Ví dụ: chó ngáp phải ruồi, hồn xiêu phách lạc, thắt lưng buộc
bụng, lừ đừ như ông từ vào đền, một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ…
Trang 19b Phân loại thành ngữ
Căn cứ vào tính hình tượng - đặc trưng cơ bản của thành ngữ - được xây dựng trên cơ sở của phương thức so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, chia thành ba loại: thành ngữ so sánh, thành ngữ ẩn dụ, thành ngữ hoán dụ [15, 37 - 38]
Thành ngữ so sánh được hình thành do nhiều nguyên nhân phức tạp Trong đó thực tế xã hội, đặc điểm tâm lí, truyền thống văn hóa – lịch sử đóng
vai trò quan trọng Ví dụ: khỏe như voi, nhanh như sóc, trắng như tuyết, lù đù
như chuột chù phải khói,…
có tính trừu tượng, khái quát, đồng thời mang màu sắc cảm xúc Ví dụ: một
nắng hai sương, nhà tranh vách đất, ruộng sâu trâu nái,…
1.5.3 Quán ngữ
Theo tác giả Nguyễn Thiện Giáp, quán ngữ là những cụm từ được dùng lặp đi lặp lại trong các loại văn bản để liên kết, đưa đẩy, rào đón hoặc nhấn mạnh nội dung cần diễn đạt nào đó Mỗi phong cách thường có những quán
ngữ riêng, chẳng hạn các quán ngữ: của đáng tội, nói khí vô phép, nói bỏ
ngoài tai,…thường được dùng trong phong cách hội thoại Các quán ngữ: như trên đã nói, thiết nghĩ, nói cách khác, một mặt thì, mặt khác thì, nghĩa là, đáng chú ý là,…thường được dùng trong phong cách sách vở
Trang 20Ngữ láy âm là một hiện tượng ghép đặc biệt: một đơn vị được ghép với chính nó để tạo ra đơn vị mới Nếu như ở ngữ định danh và thành ngữ có hiện tượng láy nghĩa với những mức độ khác nhau thì trong ngữ láy âm, chẳng những có hiện tượng láy âm mà cũng còn có hiện tượng láy nghĩa Do sự hòa phối ngữ âm của từ gốc và sản phẩm láy lại của nó khiến cho ngữ láy âm phát huy cao độ được giá trị của âm thanh và nhịp điệu Vì vậy, ngữ láy âm trở thành một loại đơn vị có sức gợi cảm hình tượng
1.6 Con đường làm giàu từ vựng tiếng Việt
1.6.1 Phát triển thêm ý nghĩa mới
Theo tác giả Nguyễn Thiện Giáp, có rất nhiều hiện tượng phát triển ý nghĩa của các đơn vị từ vựng Nhưng tựu chung, các hiện tượng đó xoay
quanh hai quá trình: một là mở rộng hoặc thu hẹp ý nghĩa vốn có và hai là
chuyển đổi tên gọi - ẩn dụ hoặc hoán dụ
Theo con đường này, mặt ngữ âm của các đơn vị từ vựng vốn có vẫn
giữ nguyên, nhưng mặt ngữ nghĩa lại biến đổi, phát triển phong phú hơn Thứ
nhất, sự phát triển thêm ý nghĩa mới chỉ tạo ra một sắc thái mới về nghĩa chứ
chưa tạo ra ý nghĩa mới Thứ hai, nó tạo ra một nghĩa mới nhưng chỉ là nghĩa lâm thời trong ngữ cảnh Thứ ba, sự biến đổi ý nghĩa đã thực sư tạo ra các ý nghĩa mới Thứ tư, sự biến đổi nghĩa không chỉ tạo ra nghĩa mới mà còn tạo ra
một từ mới, đồng âm với từ cũ
Có hai nguyên nhân phát triển nghĩa của từ: một là sự giống nhau hoặc gần nhau của những cái được biểu hiện Hai là do sự gần nhau của những cái biểu hiện Ví dụ cách dùng từ bom trong: Thực dân Pháp bom xuống Điện
Biên Phủ, có người giải thích là do sự chuyển loại của từ bom, song đó cũng
có thể là kết quả của hiện tượng tỉnh lược động từ ném
Trang 21Ngân hàng phát triển nhà ở Hà Nội Hanoi Building Bank HABUBANK
Công ti điện tử Hà Nội Hanoi Electronics Company HANEL
Không thể coi những tên gọi trên là mượn của tiếng Anh, cũng không thể coi chúng là sự rút gọn của các tên gọi đầy đủ trong tiếng Việt Vậy có thể coi chúng là những sáng tạo mới trong tiếng Việt
1.6.3 Biến dạng những đơn vị đã có
Có các hiện tượng như: biến âm một từ sẵn có để tạo ra những biến đổi
mới Ví dụ: anh hùng - yên hùng, ấm ớ - dấm dớ, hòa - huề, thành - thiềng,
xao xác - xào xạc…
Các thành ngữ khi sử dụng cũng có thể tạo ra những biến thể khác
nhau Ví dụ: chết nết không chừa biến thể thành: chết nết chẳng chừa, chết
nết mà không chừa, chết thì chết nết không chừa Tai nghe mắt thấy biến thể
thành: nhìn thấy tận mắt, nghe thấy tận tai Một cổ hai tròng biến thể thành:
hai tròng vào một cổ
Ngoài ra, theo tác giả Nguyễn Thiện Giáp [10, 304], có hai kiểu sáng tạo ra thành ngữ: thứ nhất, cải biến thành ngữ cũ, tạo ra một đơn vị có ý nghĩa hoàn toàn mới Thứ hai, thành ngữ mới chỉ phỏng theo mô hình cấu tạo của
Trang 22thành ngữ cũ Còn hình ảnh cụ thể thì căn cứ vào kết quả quan sát những hiện tượng diễn ra trong đời sống hàng ngày
1.6.4 Ghép các yếu tố sẵn có
Các từ vựng tiếng Việt mới hầu hết được cấu tạo theo phương thức này
như: đánh úp, ớt chỉ thiên, đào lộn hột, rau tàu bay, bột ngọt, chuối lùn, chuối
mắn, dưa bở,…
Một số thành ngữ mới được cấu tạo theo phương thức ghép: một tấc
không đi, một li không rời; nghị quyết túi áo thông báo túi quần,…
Các yếu tố sẵn có không phải chỉ là những từ thuần Việt, mà còn bao gồm cả những từ Hán - Việt đã nhập vào tiếng Việt từ trước Đó là những từ
gồm một từ Việt ghép với một từ Hán - Việt: binh lính, lí lẽ, núi non, ca hát,
máu huyết, bệnh viện,…
1.6.5 Phương thức phức hợp
Đó là một số từ như: Thanh thiếu nhi, trang thiết bị, công nông binh,
công nông nghiệp, đặc công,… Theo một số nhà nghiên cứu cho rằng đây là
hiện tượng nói tắt Có tác giả cho rằng đây là hiện tượng nói gộp, hiện tượng này tương tự như hiện tượng blending trong tiếng Anh như:
smog smoke + fog
khói lẫn sương) (khói) (sương)
Chúng tôi đồng ý với quan niệm của tác giả Nguyễn Thiện Giáp, hiện
tượng này được gọi là hiện tượng phức hợp
Trang 23tri huyện huyện
kì hạn hạn đảm đang đảm trọng điểm điểm Thái Nguyên Thái 1.6.7 Phương thức viết tắt
Theo tác giả Nguyễn Thiện Giáp, viết tắt (acronym) là hiện tượng chỉ ghi chữ cái đầu của các từ trong một tên ghép
Ví dụ:
ATK (đọc: a ka zet) súng không giật
TƯ (đọc: tê ư) trung ương ĐHQGHN Đại học Quốc gia Hà Nội VPQH Văn phòng Quốc hội
Trường hợp chữ cái đầu của hai từ giống nhau thì để phân biệt, đối với
từ thứ hai người ta ghi chữ cái đầu và một chữ cái nữa trong từ đó
Ví dụ: Thủ tướng ttg
1.6.8 Tiếp nhận từ các ngôn ngữ khác
Trong quá trình phát triển của đất nước về mọi phương diện thì tiếng Việt cũng trở nên phát triển bằng việc tiếp nhận thêm nhiều từ ngữ, nhiều ý nghĩa và cách cấu tạo từ của ngoại ngữ Việc tiếp nhận từ các ngôn ngữ khác làm cho từ vựng tiếng Việt giàu và đẹp Đó là các kiểu như sau:
Từ ngoại lai là những từ mà tiếng Việt tiếp nhận của các ngôn ngữ khác
cả về nội dung và hình thức Các từ ngoại lai bắt nguồn từ các ngôn ngữ trên
thế giới như tiếng Hán, ví dụ: quẩy, sá xíu, tú lơ khơ, mì chính,… Tiếng Pháp,
ví dụ: cà rốt, xi măng, pianô, sô cô la,… Tiếng Nga, ví dụ: bônxêvích, xô
viết,…
Chữ viết tắt ngoại lai cũng được tiếp nhận vào tiếng Việt
Trang 24Ví dụ:
UNESCO: United Nations Educational Scientific and Cultural Ognization (Tổ chức Văn hóa Giáo dục Khoa học thế giới)
WB : World Bank (Ngân hàng quốc tế)
Ghép lai là quá trình trong đó một phần là bản ngữ, một phần là ngoại lai, nhưng ý nghĩa thì hoàn toàn ngoại lai
Ví dụ: đài rađa, áo vét, oxy hóa, xe ôtô, rượu sâm banh, lôgic học, xe
tăng, máy ngắm lade, sóng rađiô,…
Theo tác giả Nguyễn Thiện Giáp, sao phỏng cấu tạo từ là quá trình dùng chất liệu của tiếng Việt để cấu tạo một đơn vị từ vựng dựa theo mẫu về kết cấu của đơn vị tương ứng trong ngoại ngữ nào đó
Ví dụ:
máy bay phi cơ đường lối quần chúng quần chúng lộ tuyến vùng biển hải phận
vùng trời không phận
xe lửa hỏa sa
Sao phỏng ý nghĩa là quá trình trong đó ý nghĩa của từ là ngoại lai, còn
hình thức của từ là bản ngữ Ví dụ: căn cứ vào nghĩa của từ pedan, người Việt dịch là bàn đạp
Trên đây là một số vấn đề chung về từ vựng, là những tiền đề để giúp chúng tôi có thể đi vào nghiên cứu việc xây dựng bài tập bồi dưỡng kiến thức
từ vựng cho học sinh tiểu học
Trang 25Chương 2 XÂY DỰNG BÀI TẬP BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC TỪ VỰNG
CHO HỌC SINH TIỂU HỌC
Bài tập từ vựng là loại kiến thức khó đối với học sinh tiểu học Vì vậy,
để giúp các em học tốt kiến thức này, cần phải dựa vào những căn cứ xây dựng bài tập, các nguyên tắc và các bước xây dựng các dạng bài tập cụ thể, chi tiết
2.1 Những căn cứ xây dựng bài tập
2.1.1 Đặc điểm tâm sinh lí của học sinh tiểu học
Theo PGS.TS Bùi Văn Huệ, Giáo trình tâm lí học, NXB Giáo dục,
2004, học sinh tiểu học ngày nay có một số đặc điểm:
- Mỗi học sinh tiểu học là một chỉnh thể, thực thể hồn nhiên
- Mỗi học sinh tiểu học là một nhân cách đang hình thành
Ở tuổi này, các đặc điểm về tri giác, chú ý, tư duy, tưởng tượng trí nhớ, nhân cách của các em chưa được phát triển một cách hoàn thiện Tư duy trực quan hình ảnh chiếm ưu thế Vì vậy, những gì trực quan, sinh động được các
em trực giác tốt hơn
Đặc điểm sinh lí lứa tuổi này cần phải chú ý: não và hệ thần kinh phát triển đến dần hoàn thiện nên các em dễ bị kích thích Do đó, cần tránh nạt nộ, quát mắng, ngắt lời thô bạo… khi các em học tập Giáo viên cần tế nhị trong quá trình dạy học
2.1.2 Chương trình tiểu học
Môn Tiếng Việt trong chương trình tiểu học được chia thành sáu phân môn Đó là: Tập đọc, Luyện từ và câu, Tập viết, Tập làm văn, Chính tả và Kể chuyện Trong đó, phân môn Luyện từ và câu dạy cho học sinh kiến thức về
từ và câu (hay nói cách khác là từ ngữ và ngữ pháp) Chỉ khi lên lớp 2, các em