12 Làm giàu vốn từ

Một phần của tài liệu Xây dựng bài tập bồi dưỡng kiến thức từ vựng cho học sinh tiểu học (Trang 30)

2 Làm giàu vốn từ - kĩ năng nắm nghĩa, mở rộng vốn từ và sử dụng từ

Bài tập dạy nghĩa

Bài tập yêu cầu chỉ ra nghĩa của các yếu tố mang nghĩa

Bài tập yêu cầu chỉ ra các thế đối lập về nghĩa của các yếu tố mang nghĩa

Bài tập hệ thống hóa vốn từ

Bài tập tìm từ

Bài tập phân loại từ

Bài tập tích cực hóa vốn từ

Bài tập yêu cầu thay thế từ, điền từ

Bài tập tạo ngữ

Bài tập đặt câu với từ

Bài tập viết đoạn văn với từ

1

Bài tập chữa lỗi dùng từ 3 Các lớp từ vựng - kĩ năng nhận diện, nắm nghĩa và sử dụng từ theo các lớp từ vựng

Bài tập cho sẵn từ, yêu cầu xác định lớp từ

Cho từ, yêu cầu tìm từ khác cùng lớp từ vựng

Bài tập giúp học sinh cảm nhận cái hay của việc dùng từ

Bài tập giúp học sinh lựa chọn sử dụng từ hay 4 Cấu tạo từ - kĩ năng nhận diện, nắm nghĩa, tạo từ và sử dụng từ theo kiểu cấu tạo

Cho sẵn từ rời, yêu cầu xếp loại

Cho sẵn một đoạn, một câu, yêu cầu tìm một hoặc một số kiểu từ theo cấu tạo có trong đoạn, câu đó

Cho sẵn một yếu tố cấu tạo từ, yêu cầu tìm từ có tiếng gốc đó theo những kiểu cấu tạo khác nhau

1

2.4.1. Đơn vị từ - kĩ năng xác định đơn vị từ

Trong chương trình tiểu học hiện hành không có bài lý thuyết về khái niệm từ. Hơn nữa kiến thức về từ, nhận diện từ là một vấn đề rất khó, các khái niệm về từ còn chưa được triệt để. Vì vậy, cần xây dựng các dạng bài tập về từ để các em học sinh dễ nắm bắt và hiểu từ một cách đơn giản, dễ hiểu. Có các dạng bài tập như sau: Xác định một tổ hợp hai tiếng nào đó là một từ hay hai từ, Ghép các tiếng đã cho để tạo thành từ, Sắp xếp từ, cụm từ thành câu.

2.4.1.1. Xác định một tổ hợp hai tiếng nào đó là một từ hay hai từ

Hai tiếng đã cho bao giờ cũng là hai tiếng có quan hệ chính phụ. Đó là trường hợp khó phân định là một từ hay hai từ. Để giúp học sinh xác định tổ hợp hai tiếng là một từ hay hai từ, chúng ta cần dựa vào tính chặt chẽ của từ về mặt cấu tạo, nghĩa và trọng âm. Để xác định tính chặt chẽ về cấu tạo, chúng ta dùng thao tác chêm xen. Để xác định tính chặt chẽ về nghĩa, chúng ta thử xác định có yếu tố nào trong tổ hợp này mờ nghĩa hoặc cả tổ hợp có sự chuyển nghĩa. Để xác định tính chặt chẽ về mặt ngữ âm, chúng ta xác định tổ hợp này có một hay hai trọng âm.

Bài 1: Bộ phận in đậm trong những câu nào là một từ, những câu nào là hai từ?

a) Một cánh én nhỏ chẳng làm nên mùa xuân. b) Cánh én dài hơn cánh chim sẻ.

c) Tay người có ngón dài ngón ngắn.

d) Những quả hồng chín đang chờ tay người hái. e) Cánh gà nướng rất ngon.

g) Một bạn nhỏ đang đứng sau cánh gà.

Ta xác định như sau: cánh gà là hai từ khi nói về bộ phận của con gà, nên nó có thể thêm từ của để thành cánh của gà. Cánh gà là một từ chỉ khi hai

1

vào cánh và gà. Tương tự với cánh én. Tay người là một từ khi tay đã mờ nghĩa không còn chỉ một bộ phận trên cơ thể người, mà lúc này tay người lại

mang nghĩa là người.

Bài 2: Trong hai tổ hợp in đậm dưới đây, tổ hợp nào là một từ? Vì sao em hiểu như vậy?

a) Bộ áo dài này đẹp thật. b) Áo dài quá, không mặc được.

2.4.1.2. Ghép các tiếng đã cho để tạo thành từ

Kiểu bài tập này có thể dùng để tổ chức trò chơi, vì vậy học sinh rất hứng thú khi làm bài tập này. Ngoài ra, kiểu bài tập này còn giúp học sinh hiểu về từ cần có nghĩa, cấu tạo.

Bài 1: Có bao nhiêu từ ghép tạo thành do các từ sau: yêu, thương, quý,

mến, kính. Chỉ ra các từ ghép đó.

Về lí thuyết, với số lượng tiếng là n, khả năng tạo số lượng từ hai tiếng

tối đa sẽ là n(n - 1). Vì vậy có thể tìm được 5 (5 - 1) được 20 tiếng. Đó là: yêu

thương, thương yêu, yêu quý, quý mến, kính yêu, kính mến, yêu mến, mến yêu, thương mến, mến thương.

2.4.1.3. Sắp xếp từ, cụm từ thành câu

Đây là loại bài tập tạo nhiều hứng thú với học sinh tiểu học, vì các em được tìm tòi, sắp xếp các từ để tạo thành nhiều câu khác nahu mà vẫn có nghĩa. Loại bài tập này không chỉ trau dồi vốn từ mà còn giúp các em hiểu thêm bản chất của câu là phải diễn đạt một ý trọn vẹn.

Bài 1: Ghép các bộ phận sau thành câu theo các cách có thể: con, mèo,

đuổi, bắt, con, chuột.

Chương trình tiếng Việt không đưa ra định nghĩa về câu. Nhưng câu được hiểu với bản chất là diễn đạt một ý trọn vẹn. Vì thế, để sắp xếp các từ

1

rời thành câu hoàn chỉnh thì học sinh cần sắp xếp các từ xáo trộn đã cho. Sau đó xét về nghĩa xem câu đã diễn đạt đủ ý chưa.

Với các bộ phận trên có thể ghép được 60 câu khác nhau. Ví dụ:

Con mèo đuổi bắt con chuột. Con mèo đuổi bắt chuột con. Mèo con đuổi bắt con chuột. Mèo con đuổi bắt chuột con. Bắt con mèo, đuổi con chuột. Đuổi con mèo, bắt con chuột.

Bài 2: Với bốn bộ phận sau: trên cành, chim, hót, líu lo. Hãy ghép

thành câu theo các cách có thể.

Bài 3: Chọn từ trong ngoặc đơn thích hợp điền vào mỗi chỗ trống để

taọ thành câu hoàn chỉnh: (giơ, đuổi, luồn, chạy, nhe)

Con mèo, con mèo … theo con chuột

… vuốt, … nanh Con chuột … quanh

Luồn hang … hốc.

Đồng dao

2.4.2. Làm giàu vốn từ - kĩ năng nắm nghĩa, mở rộng vốn từ và sử dụng từ 2.4.2.1. Nhóm bài tập dạy nghĩa

a. Bài tập yêu cầu chỉ ra nghĩa của các yếu tố mang nghĩa

Những bài tập này yêu cầu giải nghĩa các từ cụ thể, đặc biệt là tiếng, từ, cụm từ, thành ngữ, tục ngữ, quán ngữ. Dạng bài tập này rất bổ ích và thú vị. Giải nghĩa từ có thể trở thành một yêu cầu bổ sung cho bất kì một bài tập nào

1

liên quan đến từ. Nó tạo ra sự mới mẻ vì kho từ vựng của tiếng Việt rất phong phú. Đặc biệt, với dạng bài tập này sẽ không lặp lại về từ.

Bài 1: Em hãy tìm các từ có tiếng trắng. (trắng tinh, trắng muốt, trắng

ngà, trắng đục, trắng nõn, trắng ngần, trăng trắng, trắng sáng, trắng trong, trắng bệch, trắng bạch)

Với học sinh giỏi, có thể yêu cầu các em phân biệt nghĩa và cách dùng từ. Với dạng bài tập này, sẽ giúp các em trau dồi vốn từ và gây hứng thú hơn.

Bài 2: Em hãy tìm các từ có tiếng trắng. Phân biệt nghĩa và cách dùng hai từ: trắng tinh và trắng ngà.

Để nâng cao hơn cho kiểu bài tập này là lớp từ được dùng theo nghĩa bóng, lớp từ đa nghĩa, lớp từ Hán Việt hay thành ngữ, quán ngữ.

Bài 3: Em hiểu các thành ngữ dưới đây như thế nào:

Cá đối bằng đầu, Coi trời bằng vung, Ngậm miệng ăn tiền.

Bài 4: Nêu nghĩa của từ nhà trong nhà cao cửa rộng, nhà có bốn người,

nhà thơ, nhà tôi rất đảm đang, đời nhà Lê.

Bài 5: Tìm các nghĩa khác nhau của từ cảnh. Cho ví dụ. Bài 6: Em hiểu tham quan nghĩa là gì?

b. Bài tập chỉ ra các thế đối lập về nghĩa của các yếu tố mang nghĩa

Dạng bài tập này giúp học sinh trau dồi vốn từ, ngoài ra còn phân biệt được nghĩa của các từ đồng nghĩa, gần nghĩa.

Bài 1: Phân biệt nghĩa của từ: chết, từ trần, hi sinh.

Có thể phân biệt được các từ có cùng cấu tạo, cũng là lớp từ đồng nghĩa. Bài 2:

a) Phân biệt nghĩa của các từ có tiếng biển sau: bờ biển, biển lúa. b) Phân biệt nghĩa của từ: cần cù, cần kiệm.

c) Phân biệt nghĩa của từ: thành quả, hậu quả, kết quả.

1

Bài 3: Nghĩa của các từ quả nhãn, quả mít, quả cau có gì khác biệt so với nghĩa của từ quả tim, quả cầu, quả đất?

2.4.2.2. Bài tập hệ thống hóa vốn từ

Đây là dạng bài tập với mục đích là phát triển vốn từ cho học sinh, cũng là dạng bài tập để đo sự phong phú về vốn từ và tính hệ thống của vốn từ của học sinh. Dạng bài tập này được tác giả Lê Phương Nga chia thành hai

kiểu là: Bài tập tìm từ và Bài tập phân loại từ

a. Bài tập tìm từ

Kiểu bài tập này yêu cầu học sinh kể ra những từ thuộc một trường liên tưởng nào đó. Trước hết là những từ cùng chủ đề; đây là dạng bài tập đặc trưng của nhóm mở rộng vốn từ theo chủ đề (nằm trong phân môn Luyện từ và câu ở lớp 2).

Bài 1: Kể tên những người trong gia đình em. (ông, bà, bố, mẹ, cô, dì,

chú,bác, anh, chị, em…)

Bài 2: Kể tên những đức tính tốt của người học sinh. (chăm chỉ, cần cù,

chịu khó, ngoan ngoãn…)

Bài 3: Tìm các từ:

- Chỉ đồ dùng học tập. M: bút - Chỉ hoạt động của học sinh. M: đọc

Bài 4: Kể tên loài cây mà em biết, theo nhóm:

- Cây lương thực, thực phẩm. M: lúa - Cây ăn quả. M: nhãn

- Cây lấy gỗ. M: xoan - Cây bóng mát. M: bàng - Cây hoa. M: cúc

Ngoài ra, những bài tập này cũng yêu cầu tìm những từ cùng lớp từ vựng; như tìm từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, tìm từ cùng từ loại, tiểu loại, tìm

1

từ có cùng đặc điểm cấu tạo, tìm các thành ngữ, tục ngữ nào đó). Những bài tập này là những bài tập mở rất thuận lợi để tổ chức thực hiện dưới dạng các trò chơi để gây hứng thú học tập cho học sinh.

Bài 5: Tìm các từ có tiếng nhân với nghĩa là người. (vĩ nhân, mĩ nhân,

danh nhân, tác nhân, doanh nhân…)

Bài 6: Tìm các thành ngữ tả gương mặt. (mặt quắt tai dơi, mặt nhăn

như khỉ ăn gừng…)

Bài 7: Tìm các thành ngữ có từ chuột. (chuột sa chĩnh gạo, cháy nhà

mới ra mặt chuột, chuột chạy cùng sào, ướt như chuột lột, mặt dơi tai chuột, lù đù như chuột chù phải khói, chuột chê khỉ hôi…)

b. Bài tập phân loại từ

Đây là dạng bài tập cho sẵn các từ, yêu cầu học sinh phân loại từ theo một căn cứ nào đó. Bài tập có thể cho sẵn các từ rời, cũng có thể để các từ ở trong câu, đoạn văn. Có các kiểu bài tập sau:

Cho từ rời, dựa vào nghĩa, phân nhóm.

Bài 1: Dựa vào nghĩa của tiếng cảnh, hãy sắp xếp các từ: thắng cảnh,

cảnh cáo, phong cảnh, cảnh giác, cảnh vật, cảnh tỉnh thành 2 nhóm và cho

biết nghĩa của tiếng cảnh trong mỗi nhóm đó.

Bài 2: Cho các từ ngữ sau: đánh trống, đánh giày, đánh tiếng, đánh

trứng, đánh cá, đánh đàn, đánh răng, đánh điện, đánh phèn, đánh bẫy.

a) Xếp những từ ngữ trên theo các nhóm có từ đánh cùng nghĩa với nhau. b) Hãy nêu nghĩa của từ đánh trong từng nhóm từ ngữ đã phân loại nói trên.

Cũng có thể cho từ trong câu, đoạn, yêu cầu dựa vào nghĩa phân nhóm.

Bài 3: Trong các câu thơ dưới đây của Bác Hồ, nghĩa của từ xuân có gì

khác nhau:

a) Xuân này kháng chiến đã năm xuân. b) Sáu mươi tuổi hãy còn xuân chán

1

So với ông Bành vẫn thiếu niên. c) Mùa xuân là Tết trồng cây

Làm cho đất nước càng ngày càng xuân.

2.4.2.3. Bài tập tích cực hóa vốn từ

Đây chính là dạng bài tập dạy sử dụng từ; dạng bài tập này để luyện kĩ năng sử dụng từ của học sinh giỏi. Có 5 kiểu bài sau:

a. Bài tập yêu cầu thay thế từ, điền từ

Bài tập điền thế có thể cho trước từ cần điền, thế hoặc yêu cầu học sinh tự tìm từ để điền trong vốn từ của mình. Tính thú vị của bài tập này sẽ được nâng lên khi yêu cầu học sinh lựa chọn giữa những từ cùng yếu tố cấu tạo, những từ đồng nghĩa, gần nghĩa, từ nào dùng chính xác nhất, có hiệu quả giao tiếp nhất.

Bài 1: Thay từ được gạch chân bằng một từ lý để các câu văn sau gợi tả hơn:

Gió thổi mạnh. Lá cây rơi nhiều. Từng đàn cò bay nhanh trong mây.

Loại bài tập điền từ được dùng cho học sinh giỏi thường yêu cầu học sinh nhận ra được sự khác nhau về nghĩa và cách dùng của các từ đồng nghĩa, gần nghĩa.

Bài 2: Tìm những từ cùng nghĩa chỉ màu đen để điền vào chỗ trống

trong các từ dưới đây:

bảng … , vải … , đũa … , mắt … , ngựa … , chó …

Bài 3: Chọn tự lập, tự lực để điền vào chỗ trống trong mỗi câu sau sao

cho thích hợp:

Anh ấy sống … từ bé. Chúng ta phải … làm bài.

Bài 4: Tìm từ trong ngoặc đơn hợp với mỗi nghĩa sau:

1

b) Dòng nước chảy tự nhiên ở đồi núi.

c) Nơi đất trũng chứa nước, tương đối rộng và sâu, ở trong đất liền. (suối, hồ, sông)

(Tiếng Việt 2, tập hai, tr.64)

Bài 5: Tìm từ ngữ trong ngoặc đơn có thể thay thế cho từ quê hương ở đoạn văn sau:

Tây Nguyên là quê hương của tôi. Nơi đây, tôi đã lớn lên trong địu vải thân thương của má, trong tiếng ngân vang của dòng thác, trong hương thơm ngào ngạt của núi rừng.

(quê quán, quê cha đất tổ, đất nước, giang sơn, nơi chon rau cắt rốn)

Để nâng cao các bài tập có thể thêm yêu cầu giải thích vì sao lựa chọn từ. Nếu từ được chọn là một từ có giá trị nghệ thuật thì thực chất bài tập đã yêu cầu học sinh đánh giá được giá trị của từ như một dạng đề cảm thụ văn học.

b. Bài tập tạo ngữ

Đây là những bài tập yêu cầu học sinh đưa ra những kết hợp từ đúng.

Bài 1: nối náo nức với từ ngữ có thể kết hợp được: tới trường, học bài,

đón Tết, trả lời, nghe giảng, chuẩn bị biểu diễn.

Để có những bài tập dành cho học sinh giỏi, cần chọn ngữ liệu là những từ ngữ học sinh khó giải nghĩa bằng định nghĩa hoặc là những từ có giá trị gợi tả, gợi cảm.

Bài 2: Những từ ngữ nào có thể kết hợp được với từ nhấp nhô? Bài 3: Từ ngữ nào có thể kết hợp được với từ mọc, lặn?

c. Bài tập đặt câu với từ

Kiểu bài tập này là một bài tập mở, học sinh có thể đặt câu với từ cho trước tùy theo ý thích, cảm nhận và vốn từ của mình. Những bài tập đặt câu với từ dành cho học sinh giỏi thường chọn những từ có khả năng kết hợp thấp.

1

Đặc biệt, những bài tập này sẽ trở nên thú vị hơn khi đề bài có thêm một yêu cầu nào đó hoặc quy định chức vụ ngữ pháp của từ được dùng để đặt câu.

Bài 1: Đặt ba câu với từ năm ngoái sao cho:

a) Từ năm ngoái giữ chức vụ trạng ngữ. b) Từ năm ngoái giữ chức vụ chủ ngữ. c) Từ năm ngoái giữ chức vụ vị ngữ.

Bài 2: Đặt câu với mỗi từ tả hoạt hoạt động của con hổ: rình, vượt, vồ,

quắp.

Hoặc yêu cầu đặt câu có quy định về mục đích nói, tức là quy định về nghĩa. Đây là loại bài tập xây dựng những tình huống để học sinh đặt mình vào hoàn cảnh nói năng, sản sinh ra những câu đã được dự tính trước. Những bài tập này có thể được thực hiện bằng hình thức trò chơi đóng vai. Đây là nội

dung xây dựng loại trò chơi học tập, các hình thức thi “Ai tài đối đáp?”

d. Bài tập viết đoạn văn với từ

Dạng bài tập này yêu cầu học sinh viết đoạn văn với những từ đã cho.

Một phần của tài liệu Xây dựng bài tập bồi dưỡng kiến thức từ vựng cho học sinh tiểu học (Trang 30)