Trong các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của công ty thì 2 nhân tố doanh thu và chi phí tác động trực tiếp đến lợi nhuận thì việc kiểm soát và quản lý các nhân tố này trở nên
Trang 1KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CÔNG TY CỔ PHẦN
VẬT TƯ HẬU GIANG
Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
Cần Thơ 2012
Trang 2LỜI CẢM TẠ
Trong suốt thời gian thực hiện luận văn và qua ba tháng thực tập tại công
ty cổ phần vật tư Hậu Giang tôi đã học được rất nhiều kiến thức từ thực tiễn cũng như những kỹ năng nghiên cứu một đề tài khoa học Tuy nhiên trong quá trình thực hiện đề tài tôi đã gặp không ít khó khăn và để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này ngoài sự cố gắng của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình
từ phía nhà trường và đơn vị thực tập; tôi xin chân thành cám ơn:
Các quý thầy cô trường Đại học Cần Thơ, các thầy cô Khoa Kinh tế Quản trị kinh doanh và đặc biệt là cô Trương Thị Bích Liên đã hướng dẫn tôi thực hiện luận văn này
Các cô chú, anh chị trong các phòng ban của công ty cổ phần vật tư Hậu Giang, đặc biệt là các anh chị phòng kế toán đã hướng dẫn nhiệt tình và cung cấp
số liệu để tôi hoàn thành luận văn này
- Tuy nhiên do kiến thức còn hạn chế nên bài luận văn không tránh khỏi sai xót rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô và cơ quan thực tập để giúp cho luận văn được hoàn thiện hơn
- Sau cùng tôi xin kính chúc các quý thầy cô Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh; các cô chú, anh chị công ty cổ phần vật tư Hậu Giang dồi dào sức khỏe, hạnh phúc và luôn thành công trong công việc
Cần Thơ, ngày…tháng…năm 2012
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thành Tâm
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập
và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất cứ đề tài nghiên cứu khoa học nào
Cần Thơ, ngày…tháng…năm 2012
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thành Tâm
Trang 4NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
Ngày….tháng 04 năm 2012 Thủ trưởng đơn vị
Trang 5NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên giáo viên hướng dẫn: Trương Thị Bích Liên
Học vị: Thạc sĩ
Bộ môn: Tài chính – Ngân hàng
Cơ quan công tác: Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh Trường Đại học Cần Thơ
Họ và tên sinh viên: Nguyễn Thành Tâm
Mã số sinh viên: 4065957
Chuyên ngành: Tài chính doanh nghiệp, Khóa 32
Tên đề tài: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh công ty cổ phần vật tự Hậu Giang
NỘI DUNG NHẬN XÉT
1 Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo:
2 Về hình thức
3 Ý nghĩa khoa học thực tiễn
Trang 6
4 Độ tin cậy và tính hiện đại của luận văn
5 Nội dung và kết quả đạt được
6 Các nhận xét khac
7 Kết luận
Cần Thơ, ngày … tháng 04 năm 2012
Giáo viên hướng dẫn
Trương Thị Bích Liên
Trang 7NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
Ngày….tháng 05 năm 2012 Giáo viên phản biện
Trang 8MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1
1.1.1 Sự cần thiết nghiên cứu 1
1.1.2 Căn cứ khoa học và thực tiễn 2
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2
1.2.1 Mục tiêu chung 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
1.3 Phạm vi nghiên cứu 2
1.3.1 Phạm vi không gian 2
1.3.2 Phạm vi thời gian 2
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu 3
1.4 Lược khảo tài liệu 3
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN 4
2.1.1 Khái niệm về lợi nhuận của hoạt động sản xuất và các bộ phận cấu thành 4 2.1.2 Các bộ phận cấu thành của lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh 4 2.1.3 Khái niệm về doanh thu và các bộ phận cấu thành 5
2.1.4 Khái niệm về chi phí và các bộ phận cấu thành 6
2.1.5 Mô hình phân tích lợi nhuận 6
2.1.6 Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 8
2.1.7 Các chỉ số tài chính liên quan 9
2.1.7.1 Phân tích các chỉ tiêu sinh lợi 9
2.1.7.2 Phân tích tài chính Dupont 10
2.1.8 Ý nghĩa của việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp 11
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 11
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 11
Trang 92.2.2 Phương pháp phân tích số liệu 11
2.2.2.1 Phương pháp so sánh 11
2.2.2.2 Phương pháp thay thế liên hoàn 12
2.2.2.3 Phương pháp số chênh lệch 13
CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY VÀ THỰC TRẠNG KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CÔNG TY 14
3.1 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ HẬU GIANG 14
3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty 14
3.1.1.1 Giới thiệu về công ty 14
3.1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển 15
3.1.2 Lĩnh vực hoạt động và các mặt hàng kinh doanh 17
3.1.2.1 Lĩnh vực hoạt động 17
3.1.2.2 Các mặt hàng kinh doanh 17
3.1.3 Tổ chức bộ máy quản lý và các phòng ban trong công ty 18
3.1.3.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý và các phòng ban 18
3.1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban 19
3.1.4 Tình hình nhân sự và cơ cấu lao động trong công ty 23
3.1.5 Chính sách hoạt động và định hướng phát triển công ty 24
3.1.5.1 Chính sách hoạt động công ty 24
3.1.5.2 Định hướng phát triển của công ty 24
3.2 SƠ LƯỢC KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CÔNG TY TỪ NĂM 2009 ĐẾN 2011 24
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ HẬU GIANG 27
4.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH DOANH THU 27
4.1.1 Phân tích tình hình doanh thu theo cơ cấu mặt hàng 30
4.1.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới doanh thu 35
4.2 PHÂN TÍCH CHI PHÍ 40
4.2.1 Khái quát về chi phí 40
4.2.2 Giá vốn hàng bán 41
4.2.3 Chi phí bán hàng 43
Trang 104.2.4 Chi phí quản lý doanh nghiệp 46
4.2.5 Chi phí hoạt động tài chính 48
4.2.6 Chi phí khác 49
4.3 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ HẬU GIANG 50
4.3.1 Phân tích tình hình lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh và cung cấp dịch vụ 50
4.3.2 Lợi nhuận từ hoạt động tài chính 52
4.3.3 Lợi nhuận khác 52
4.4 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KINH DOANH THÔNG QUA CÁC TỈ SỐ TÀI CHÍNH 52
4.4.1 Phân tích các chỉ số tài chính giai đọan 2009-2011 52
4.4.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ROA 55
4.4.3 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ROE 56
CHƯƠNG 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CÔNG TY CỔ PHẨN VẬT TƯ HẬU GIANG 60
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 65
6.1 Kết luận 65
6.2 Kiến nghị 65
6.2.1 Đối với cơ quan quản lý 66
6.2.2 Đối với Nhà nước 66
Trang 11DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Tình hình nhân sự công ty cổ phần vật tư Hậu Giang giai đoạn
2009-2011 23
Bảng 2: Kết quả hoạt động kinh doanh từ 2009 đến 2011 của công ty cổ phần vật tư Hậu Giang 25
Bảng 3: Tình hình doanh thu giai đoạn 2009-2011 công ty cổ phần vật tư Hậu Giang 28
Bảng 4: Doanh thu theo cơ cấu mặt hàng 2009-2011 công ty cổ phần vật tư Hậu Giang 31
Bảng 5: Sản lượng và giá bán của mặt hàng thép từ năm 2009-2011 công ty cổ phần vật tư Hậu Giang 37
Bảng 6: Sản lượng và giá bán của mặt hàng gas từ năm 2009-2011 công ty cổ phần vật tư Hậu Giang 38
Bảng 7: Sản lượng và giá bán của mặt hàng xi măng từ năm 2009-2011 công ty cổ phần vật tư Hậu Giang 39
Bảng 8: Sản lượng và giá bán của mặt hàng nhớt từ năm 2009-2011 công ty cổ phần vật tư Hậu Giang 40
Bảng 9: Giá vốn hàng bán theo mặt hàng qua 3 năm 2009-2011 công ty cổ phần vật tư Hậu Giang 42
Bảng 10: Chi tiết các khoản mục chi phí bán hàng giai đoạn 2009-2011 45
Bảng 11: Chi tiết các khoản mục quản lý doanh nghiệp giai đoạn 2009-2011 47
Bảng 12: Chi phí hoạt động tài chính và chi phí khác từ năm 2009-2011 công ty cổ phần vật tư Hậu Giang 49
Bảng 13: Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2009-2011 51
Bảng 14: Các tỷ số tài chính giai đoạn 2009-2011 53
Bảng 15: Tóm tắt các nhân tố ảnh hưởng đến ROA từ 2009-2011 55
Bảng 16: Tóm tắt các nhân tố ảnh hưởng đến ROE từ 2009-2011 57
Trang 12DANH MỤC HÌNH
Hình 1: sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý và các phòng ban tại công ty cổ phần vật
tư Hậu Giang 18
Hình 2: Biểu đồ kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần vật tư Hậu Giang qua 3 năm (2009-2011) 26
Hình 3: Cơ cấu thu nhập của công ty cổ phần vật tư Hậu Giang 2009 28
Hình 4: Cơ cấu thu nhập của công ty cổ phần vật tư Hậu Giang 2010 29
Hình 5: Cơ cấu thu nhập của công ty cổ phần vật tư Hậu Giang 2011 30
Hình 6: Doanh thu theo cơ cấu mặt hàng công ty cổ phần vật tư Hậu Giang 2009 32
Hình 7: Doanh thu theo cơ cấu mặt hàng công ty cổ phần vật tư Hậu Giang 2010 34
Hình 8: Doanh thu theo cơ cấu mặt hàng công ty cổ phần vật tư Hậu Giang 2011 35
Trang 13CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.1 Sự cần thiết nghiên cứu
Trong nhiều năm qua sau cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 tình hình kinh tế diễn ra khá phức tạp ở Việt Nam cũng như trên thế giới để lại hậu quả cho nền kinh tế toàn cầu và tác động tiêu cực đến nền kinh tế của nhiều quốc gia
Ở Việt Nam tình hình bất ổn của nền kinh tế, lạm phát tăng quá cao, thị trường vốn biến động biểu hiện cụ thể là qua sự gia tăng lãi suất nhanh, các thị trường không ổn định đặc biệt là thị trường vàng gây nên sự ảnh hưởng không nhỏ đến các doanh nghiệp trong nước
Tình hình giá cả tăng nhanh chóng là biểu hiện do tác động của lạm phát
từ đó làm cho sức mua của người dân giảm sút là vấn đế khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm đối với hầu hết các doanh nghiệp đặc biệt là đối với doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực phân phối sản phẩm Đối với doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực phân phối như Công ty cổ phần vật tư Hậu Giang (Hamaco) cũng chịu tác động không nhỏ trong vấn đề này, do sự tăng lên của giá cả thì việc giảm chi phí đầu vào từ việc lựa chọn ra nhà cung cấp với giá hợp lý và chất lượng sản phẩm đáng tin cậy trở nên khó khăn do sự không kiểm soát được của biến động giá cả
Trong các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của công ty thì 2 nhân tố doanh thu và chi phí tác động trực tiếp đến lợi nhuận thì việc kiểm soát
và quản lý các nhân tố này trở nên hết sức cấp thiết đối với Công ty cổ phần vật
tư Hậu Giang cũng như hầu hết các doanh nghiệp; do đó tôi đã chọn đề tài “Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh Công ty cổ phần vật tư Hậu Giang” nhằm phản ánh tình hình kinh doanh Công ty trong phạm vi thời gian nghiên cứu và tìm ra các nguyên nhân ảnh hưởng đến doanh thu, chi phí và lợi nhuận từ đó nhằm đưa ra các giải pháp hợp lí để nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh trong thời gian tới
Trang 141.1.2 Căn cứ khoa học và thực tiễn
Qua một kỳ kinh doanh lợi nhuận không những là kết quả kinh doanh cuối cùng doanh nghiệp đạt được mà còn là yếu tố đánh giá hiệu quả hoạt động của một doanh nghiệp; do đó ta cần dựa vào phân tích yếu tố lợi nhuận để biết doanh nghiệp có hoạt động hiệu quả hay không
Qua các chu kì kinh doanh khác nhau hoat động kinh doanh của doanh nghiệp khó có thể ổn định và phụ thuộc vào nhiều yếu tố; vì thế, để tìm ra được các nguyên nhân biến động của hoạt động kinh doanh ta cần đi vào phân tích các nhân tố ảnh hưởng này
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng kết quả hoạt động kinh doanh Công ty
cổ phần vật tư Hậu Giang từ đó đề ra các biện pháp nâng cao lợi nhuận của công
- Tìm ra điểm mạnh, điểm yếu trong hoạt động kinh doanh của đơn vị
- Đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Phạm vi không gian
Nội dung được thực hiện tại Công ty cổ phần vật tư Hậu Giang (HAMACO), trụ sở chính tại 184 đường Trần Hưng Đạo, Quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
1.3.2 Phạm vi thời gian
- Số liệu thực hiện đề tài được cung cấp tại Công ty cổ phần vật tư Hậu Giang từ năm 2009 đến năm 2011
Trang 15- Thời gian thực hiện đề tài từ 11/02/2012 đến ngày 14/04/2012
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu
Tập trung vào các đối tượng nghiên cứu sau:
- Tình hình doanh thu, chi phí và lợi nhuận trong giai đoạn 2009 đến 2011
- Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh
- Các giải pháp nhằm hỗ trợ nâng cao lợi nhuận của công ty
1.4 Lược khảo tài liệu:
Luận văn tốt nghiệp của Trương Đại Phú – Tài chính doanh nghiệp K32 -
“Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Điện lực Sóc Trăng”: đề tài phân tích doanh thu, chi phí và tác động của hai yếu tố này đến tình hình lợi nhuận Qua đó đề ra một số giải pháp để nâng cao lợi nhuận của Công ty
Luận văn tốt nghiệp của Trần Thị Hương –Tài chính K30 – “Phân tích tình hình tài chính tại công ty gas Petrolimex Cần Thơ” : tác giả đã phân tích tình hình tài chính nhằm đánh giá sự lành mạnh về tài chính, khả năng thanh toán, hiệu quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh gas Cần Thơ Để đạt được mục tiêu phân tích tài chính, tác giả đã tiến hành đánh giá tình hình tài sản và nguồn vốn thông qua bảng cân đối kế toán, đánh giá hiệu quả kinh doanh và phân tích các tỷ
số tài chính của doanh nghiệp
Trang 16CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1.2 Các bộ phận cấu thành của lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh
Lợi nhuận hoạt động sản xuất trong kinh doanh được cấu thành từ các bộ phận: lợi nhuận từ bộ phận bán hàng và cung cấp dịch vụ, lợi nhuận từ hoạt động tài chính và lợi nhuận từ các hoạt động khác
a Lợi nhuận từ bộ phận bán hàng và cung cấp dịch vụ: là khoản chệnh lệch giữa doanh thu bán hàng, sản phẩm dịch vụ trừ đi các khoản chi phí phát sinh trong hoạt động này
b Lợi nhuận từ hoạt động tài chính: là khoản chệnh lệch giữa thu nhập hoạt động tài chính trừ đi các khoản chi phí phát sinh từ hoạt động này
Lợi nhuận từ hoạt động tài chính bao gồm:
- Lợi nhuận thu được từ tiền gởi, lãi vay ngân hàng
- Lợi nhuận từ hoạt động đầu tư chứng khoán
- Lợi nhuận từ hoạt động góp vốn liên doanh
- Lợi nhuận thu được từ chênh lệch tỷ giá ngoại tệ
- Lợi nhuận từ việc cho thuê tài sản
- Lợi nhuận từ việc chi vay vốn
- Lợi nhuận từ hoạt động đầu tư khác
Trang 17c Lợi nhuận từ hoạt động khác: là lợi nhuận mà không nằm trong các khoản dự tính của doanh nghiệp hoặc có dự tính nhưng ít khả năng xảy ra hoặc là những khoản thu không mang tính chất thường xuyên; do những yếu tố khách quan hoặc chủ quan đưa đến; lợi nhuận từ hoạt động khác bao gồm các khoản thu nhập sau khi trừ đi các khoản tổn thất liên quan:
- Thu tiền phạt từ vi phạm hợp đồng
- Thu từ các khoản nợ khó đòi được xử lý
- Thu từ các khoản nợ không xác định được
- Thu từ thanh lý tài sản cố định
- Thu nhập từ các năm trước bị bỏ sót
Các khoản thu trên sau khi trừ đi các khoản chi như: chi về thanh lý hợp đồng, bán tài sản cố định, chi về tiền phạt do vi phạm hợp đồng… sẽ là lợi nhuận
từ hoạt động khác của doanh nghiệp
2.1.3 Khái niệm về doanh thu và các bộ phận cấu thành
Doanh thu là toàn bộ số tiền thu được từ việc bán các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp thực hiện trong kỳ và được thanh toán
Doanh thu thuần là doanh thu khi trừ đi các khoản giảm trừ doanh thu gồm: chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại và các khoản thuế liên quan
Các bộ phận cấu thành doanh thu bao gồm:
- Doanh thu bán hàng là toàn bộ giá trị sản phẩm hàng hoá, dịch vụ, lao vụ
mà doanh nghiệp thực hiện trong kỳ, doanh thu bán hàng phản ánh con số thực hiện hàng hoá tiêu thụ trong kỳ
- Doanh thu hoạt động kinh doanh là toàn bộ tiền bán sản phẩm hàng hoá, cung ứng dịch vụ sau khi trừ các khoản chiết khấu thanh toán, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại và được khách hàng chấp nhận (không phân biệt đã thu hay chưa thu tiền)
Trang 18- Doanh thu từ hoạt động tài chính là các khoản thu từ các hoạt động liên doanh, liên kết, góp vốn cổ phần, cho thuê tài sản, lãi tiền gửi, lãi tiền cho vay, thu từ hoạt động mua bán chứng khoán…
- Doanh thu khác là các khoản thu từ các hoạt động xảy ra không thường xuyên như thu từ nhượng bán, thanh lý tài sản cố định, thu về nợ khó đòi, các
khoản nợ phải trả không xác định chủ…
2.1.4 Khái niệm về chi phí và các bộ phận cấu thành
Chi phí nói chung là sự hao phí thể hiện bằng tiền trong quá trình kinh doanh với mong muốn mang về một sản phẩm, dịch vụ hoàn thành hoặc một kết quả kinh doanh nhất định Chi phí phát sinh trong các hoạt động sản xuất, thương mại, dịch vụ nhằm đến việc đạt được mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp là doanh thu và lợi nhuận
Các bộ phận cấu thành chi phí gồm:
Giá vốn hàng bán: là biểu hiện bằng tiền toàn bộ chi phí của doanh nghiệp
để hoàn thành việc sản xuất là tiệu thụ một loại sản phẩm nhất định
Chi phí bán hàng: là các khoản chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, tiền lương, các khoản phụ cấp phải trả cho nhân viên bán hàng, tiếp thị, đóng gói sản phẩm, bảo quản, khấu hao tài sản cố định, chi phí nguyên vật liệu, bao bì, chi phí quảng cáo…
Chi phí quản lý doanh nghiệp: là những chi phí liên quan tới việc tổ chức, quản lý, điều hành hoạt động sản xuất; chi phí quản lý bao gồm tiền lương, các khoản phụ cấp trả cho nhân viên quản lý, chi phí vật liệu, dụng cụ, khấu hao tài sản cố định cho bộ phận quản lý
2.1.5 Mô hình phân tích lợi nhuận
- Lợi nhuận của hoạt động sản xuất kinh doanh được xác định bằng công thức:
Lợi nhuận = doanh thu – chi phí
Ta thấy được sự biến động của lợi nhuận chịu sự tác động của doanh thu và chi phí; do đó sự biến động của lợi nhuận là hiệu số biến động của 2 nhân tố này; bên cạnh đó doanh thu và chi phí lại chịu ảnh hưởng của các nhân tố khác
Trang 19- Doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh được xác định bằng công thức
Doanh thu = sản lượng tiêu thụ x đơn giá
Từ công thức cho thấy sự biến động của doanh thu là tích số sự biến động của sản lượng tiêu thu và sự biến động của đơn giá
Ngoài ra còn có các yếu tố làm ảnh hưởng tới doanh thu tài chính và doanh thu khác nhưng vì là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh nên ảnh hưởng này không lớn
- Chi phí sản xuất kinh doanh được xác định bằng công thức:
Chi phí = giá vốn hàng bán + chi phí bán hàng + chi phí QL doanh nghiệp
Từ công thức xác định được sự biến động của chi phí sản xuất kinh doanh bằng tổng sự biến động của các yếu tố giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
Ta có mô hình phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận doanh nghiệp như sau:
Các nhân tố làm giảm trừ doanh thu
Các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu khác
Các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí
Doanh
thu tài
chính
Doanh thu bán hàng
Doanh thu khác
Giá vốn hàng bán
Chi phí bán hàng
Chi phí quản lý doanh nghiệp
CP tài chính,
CP khác, CP thuế TNDN Lợi nhuận
Trang 202.1.6 Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh chịu ảnh hưởng của các nhân tố:
- Các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu hoạt động sản xuất kinh doanh bao gồm: khối lượng sản phẩm tiêu thụ, giá bán, kết cấu sản phẩm, các khoản giảm trừ doanh thu
- Các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí hoạt động kinh doanh bao gồm: giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp
Phương pháp phân tích: sử dụng phương pháp so sánh và phương pháp thay thế liên hoàn để phân tích
- Phương pháp so sánh: so sánh số tương đối và so sánh số tuyệt đối trên cùng một hàng ngang để đánh giá được sự biến động và tốc độ phát triển của các chỉ tiêu cần phân tích kết hợp với so sánh số tương đối trên cùng một hàng dọc để đánh giá được tầm quan trọng, vị trí và thế mạnh của các chỉ tiêu cần phân tích + Phương pháp thay thế liên hoàn: trình tự phân tích như sau
Lợi nhuận từ hoạt động SXKD = doanh thu từ hoạt động SXKD – chi phí hoạt động SXKD
Với:
LN: lợi nhuận từ hoạt động SXKD
Qi: khối lượng sản phẩm bán được loại i
Pi: giá bán sản phẩm loại i
CKTMi: chiết khấu thương mại sản phẩm loại i
Ghbi: giảm giá hàng bán sản phẩm loại i
Htli: hàng bán bị trả lại sản phẩm loại i
Txki: thuế xuất khẩu đối với sản phẩm loại i
Tttdbi: thuế tiêu thụ đặc biệt loại i
Tgtgti: thuế giá trị gia tăng trực tiếp đối với sản phẩm i
Zi: giá vốn hàng bán sản phẩm loại i
Trang 21Cbh: chi phí bán hàng
Cqldn: chi phí quản lý doanh nghiệp
Ta được
LN = ΣQi x ( Pi - CKTMi - Ghbi - Htli - Txki - Tttdbo - Tgtgti - Zi ) - Cbh - Cqldn
Như vậy đối tượng phân tích được xác định là
∆LN = LN1 – LN0
Trong đĩ :
LN1 : lợi nhuận kỳ phân tích
LN0 : lợi nhuận kỳ gốc
2.1.7 Các chỉ số tài chính liên quan
2.1.7.1 Phân tích các chỉ tiêu sinh lợi
a) Tỷ suất lợi nhuận thuần (LNT)/Doanh thu thuần (DTT) (ROS)
Chỉ tiêu này cho biết một đồng doanh thu thuần thì cĩ bao nhiêu phần trăm lợi nhuận Chỉ tiêu này cĩ thể dùng để so sánh với chỉ tiêu của các năm trước hay của các doanh nghiệp khác trong ngành với nhau
Sự biến động của chỉ tiêu này phản ánh sự biến động về hiệu quả hay ảnh hưởng của các chiến lược tiêu thụ, nâng cao chất lượng của sản phẩm Cơng thức được thiết lập như sau:
thuầnthuDoanh
thuầnnhuậnLợi
Lợi nhuận thuần là khoản lợi rịng sau khi trừ các khoản chi phí, nộp thuế
b Tỷ suất lợi nhuận thuần (LNT)/ Tổng tài sản (TTS) (ROA)
Chỉ tiêu phản ánh với một một đồng tài sản được sử dụng cho việc sản xuất kinh doanh thì tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận hay với chỉ số này cĩ thể đo lường khả năng sinh lợi từ một đồng vốn đầu tư vào doanh nghiệp, hiệu quả kinh doanh càng cao thì chỉ tiêu này càng cao
sảntàiTổng
thuầnnhuậnLợi
Trang 22c Tỷ suất lợi nhuận thuần (LNT) / Vốn chủ sở hữu(VCSH) (ROE)
Chỉ tiêu này đo lường mức lợi nhuận trên vốn đầu từ của chủ sở hữu, nĩ thể hiện với một đồng vốn chủ sở hữu dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì tạo ra được bấy nhiêu đồng lợi nhuận
hữusở chủVốn
thuầnnhuậnLợi
2.1.7.2 Phân tích tài chính Dupont
Phương pháp phân tích ROE dựa vào mối quan hệ với ROA để thiết lập phương trình phân tích, lần đầu tiên được Cơng ty Dupont áp dụng nên được gọi
là phương trình Dupont Cụ thể:
ROE = ROA × Địn bẩy tài chính
Trong đĩ, địn bẩy tài chính hay địn cân tài chính là chỉ tiêu thể hiện cơ cấu tài chính của doanh nghiệp
Tổng tài sản
Địn bẩy tài chính =
Vốn chủ sở hữu
Như vậy, phương trình Dupont sẽ được viết lại như sau:
Lợi nhuận thuần Doanh thu thuần Tổng tài sản
- Đề ra các quyết sách phù hợp và hiệu quả căn cứ trên mức độ tác động
khác nhau của từng nhân tố khác nhau để làm tăng suất sinh lời
Trang 232.1.8 Ý nghĩa của việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp
Lợi nhuận là một kết quả quan trọng và là mục tiêu phấn đấu của bất kỳ doanh nghiệp nào, phản ánh toàn bộ kết quả hoạt động kinh doanh mà doanh nghiệp đạt được trong một thời kì hoạt động kinh doanh, do đó lợi nhuận là một chỉ tiêu quan trọng trong toàn bộ kết quả kinh doanh của doanh nghiệp
Lợi nhuận là một trong những nguồn vốn giữ lại quan trọng để bổ sung nguồn vốn của doanh nghiệp, tái mở rộng sản xuất lợi nhuận là đòn bẩy kinh tế
có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh
Lợi nhuận của doanh nghiệp là một trong những nguồn đóng góp cho ngân sách Nhà nước thông qua việc đóng thuế thu nhập doanh nghiệp, trên các
cơ sở thực thi chính sách của Nhà nước nhằm phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống nhân dân
Từ những nguyên do đó cho thấy việc tìm hiểu và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận để tìm ra các biện pháp nhằm nâng cao lợi nhuận là rất cần thiết phục vụ cho việc thúc đẩy phát triển doanh nghiệp
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
Các số liệu thứ cấp trong báo cáo tài chính của Công ty qua các năm 2009,
2010, 2011 và các số liệu tổng hợp liên quan từ các nguồn khác
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu
2.2.2.1 Phương pháp so sánh
Sử dụng phương pháp so sánh để đánh giá kết quả, xác định vị trí và xu hướng biến động của lợi nhuận và của các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận
Các vấn đề được đề cập khi sử dụng phương pháp so sánh
- Các chỉ tiêu so sánh cần thống nhất về nội dung phản ánh, phương pháp tính toán, thời gian và đơn vị thống kê
Trang 24- Khi có các thay đổi về nội dung phản ánh của chỉ tiêu, trước khi so sánh cần tính toán các trị số gốc theo từng nội dung
- Khi có khác biệt về phương pháp tính toán trong khi so sánh cần chỉnh lại theo một phương pháp thống nhất rồi tiếp tục tiến hành so sánh
- Cần có gốc so sánh để so sánh và thông thường được xác định theo thời gian hoặc theo không gian hoặc theo cả thời gian và không gian tùy thuộc vào điều kiện và mục đích phân tích cụ thể
* So sánh bằng số tuyệt đối: được dùng để phản ánh sự biến động của quy
mô về các chỉ tiêu phân tích
* So sánh số tương đối: để phản ánh kết cấu, mối quan hệ, tốc độ phát triển, mức độ của các chỉ tiêu nghiên cứu, sử dụng so sánh số tương đối ban lãnh đạo sẽ nắm được tốc độ tăng trưởng, xu hướng của các chỉ tiêu
2.2.2.2 Phương pháp thay thế liên hoàn
Là phương pháp mà ở đó các nhân tố lần lượt được thay thế theo một trình
tự nhất định để xác định tính chính xác, mức độ ảnh hưởng của chúng đến chỉ tiêu cần phân tích bằng cách cố định các nhân tố khác trong mỗi lần thay thế
Phương pháp thay thế liên hoàn tính mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến đối tượng phân tích
• Muốn xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố nào đó thì chỉ có nhân tố
đó được biến đổi, còn các nhân tố khác được cố định
• Các nhân tố đó phải được sắp xếp theo trình tự nhất định, nhân tố số lượng sắp trước nhân tố chất lượng sắp sau Xác định ảnh hưởng của nhân tố số lượng trước chất lượng sau
• Lần lượt đem số thực tế thay vào cho số kế hoạch của từng nhân tố, lấy kết quả thay thế lần sau so với kết quả thay thế lần trước sẽ được mức độ ảnh hưởng của nhân tố vừa biến đổi, các lần thay thế hình thành mối quan hệ liên hoàn Tổng đại số mức độ ảnh hưởng của các nhân tố phải đúng bằng đối tượng phân tích
Trang 25Giả sử một chỉ tiêu kinh tế Q bao gồm 4 nhân tố ảnh hưởng là a, b, c, d được sắp xếp lần lượt từ lượng đến chất
Các nhân tố này hình thành chỉ tiêu bằng phương trình kinh tế như sau:
Q = a.b.c.d
Ta có Q1 là chỉ tiêu kỳ phân tích Q1 = a1.b1.c1.d1
Q0 là chỉ tiêu kỳ kế hoạch (hoặc kỳ trước) Q0 = a0.b0.c0.d0
Xác định đối tượng phân tích:
rQ = Q 1 – Q 0
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng:
• Ảnh hưởng bởi nhân tố a ra = a 1 b 0 c 0 d 0 – a 0 b 0 c 0 d 0
• Ảnh hưởng bởi nhân tố b rb = a 1 b 1 c 0 d 0 – a 1 b 0 c 0 d 0
• Ảnh hưởng bởi nhân tố c rc = a 1 b 1 c 1 d 0 – a 1 b 1 c 0 d 0
• Ảnh hưởng bởi nhân tố d rd = a 1 b 1 c 1 d 1 – a 1 b 1 c 1 d 0
Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng ra + rb + rc + rd = rQ 2.2.2.3 Phương pháp số chênh lệch
Đây là một biến thể của phương pháp thay thế liên hoàn thông qua việc tính toán thừa số chung Cách tính này cho phép tính ngay được kết quả bằng cách xác định mức độ của nhân tố nào thì trực tiếp dùng số chênh lệch về giá trị kỳ phân tích so với kỳ kế hoạch (hoặc kỳ trước) của nhân tố đó
Trang 26CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY VÀ THỰC TRẠNG KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CÔNG TY
3.1 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ HẬU GIANG
3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
3.1.1.1 Giới thiệu về công ty
- Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ HẬU GIANG
- Tên tiếng anh:HAU GIANG MATERIALS JOINT-STOCK COMPANY
- Tên viết tắt: HAMACO
- Trụ sở chính: 184 Trần Hưng Đạo, P.An Nghiệp, Q.Ninh Kiều, TP Cần Thơ
- Điện thoại: (0710) 2241873 – 3730058
- Fax: (0710) 3832716 – 3730982
- Website: www.hamaco.vn
- Email: hamaco@hamaco.vn – vattuhaugiang@hcm.vnn.vn
Công ty cổ phần vật tư Hâu Giang là công ty được cổ phần hóa từ công ty vật tư tổng hợp Hậu Giang vào năm 2003 Công ty tổng hợp vật tư Hâu Giang có tiền thân là Công ty vật tu Hậu Giang được thành lập năm 1976 theo quyết định
số 245/VT – QĐ ngày 03/03/1976 của Bộ vật tư trên cơ sở sáp nhập 5 đơn vị: Công ty vật tư kỹ thuật TP Cần Thơ, Công ty xăng dầu TP Cần Thơ, Công ty vật
tư Cần Thơ, Công ty xăng dầu tỉnh Cần Thơ và Công ty xăng dầu Sóc Trăng
Từ khi được thành lập đến nay HAMACO không ngừng phát triển về mọi mặt và trở thành công ty hàng đầu trong lĩnh vực phân phối với mạng lưới 6 cửa hàng tại TP Cần Thơ, các chi nhánh tại Hâu Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng, TP Hồ Chí Minh và hơn 500 đại lý vật liệu xây dựng tại ĐBSCL, TP Hồ Chí Minh và gần 200 đại lý gas, bếp gas, trên 50 đại lý dầu nhờn Hiện nay, HAMACO đang
Trang 27phân phối các ngành hàng chính như: vật liệu xây dựng (thép, xi măng, cát, đá, gạch…), gas (gas đốt, bếp gas, phụ tùng ngành gas), dầu nhờn, xăng, dầu;…
3.1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển
Năm 1976: công ty vật tư Hậu Giang được thành lập với nhiệm vụ tiếp nhận và quản lý cung ứng các mặt hàng vật tư kỹ thuật gồm: xăng dầu, kim khí, hóa chất, vật liệu điện, dụng cụ cơ khí máy móc thiết bị, phụ tùng phục vụ cho sản xuất và xây dựng trên địa bàn Thành phố Cần Thơ và 14 huyện thị tỉnh Hậu Giang Trong giai đoạn này, công ty đã hoàn thành nhiệm vụ được giao và vinh
dự được nhận lẵng hoa của Bác Tôn trao tặng
Đến ngày 01/07/1980 công ty giao ngành hàng xăng dầu cho Tổng kho xăng dầu Cần Thơ quản lý theo quyết định của Bộ chính trị
Năm 1984; công ty được Nhà nước tặng thưởng huân chương lao động hạng III và nhận được nhiều bằng khen của Liên hiệp cung ứng vật tư khu II, Bộ vật tư và UBND tỉnh Hậu Giang
Khi nền kinh tế chuyển từ cơ cấu tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường 1986, công ty đã tổ chức lại và điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ trong thời
kỳ mới này Trong thời kỳ này công ty tiếp tục hoạt động tốt và có nhiều đóng góp tích cực Với thành tích đạt được, 1990 công ty được Nhà nước trao tặng huân chương lao động hạng II
Năm 1991 sau khi phan tách tỉnh Hậu Giang thành tỉnh Cần Thơ và tỉnh Sóc Trăng công ty đã đổi tên thành Công ty vật tư tỉnh Cần Thơ
Năm 1993 công ty phát triển mở rộng với nhiều mặt hàng mới như: gas, bếp gas, phụ tùng bếp gas và mở rộng thị trường phân phối sang các tỉnh ĐBSCL
và khu vực TP Hồ Chí Minh và đổi tên thành Công ty vật tư tổng hợp Hậu Giang
Năm 2000 Để đáp ứng nhu cầu vật liệu xây dựng tại thị trường TP Cần Thơ, Công ty thành lập thêm Trung tâm Kinh doanh VLXD 26B, nay là Cửa hàng Vật tư Trà Nóc
Năm 2001 Công ty tiếp tục thành lập Chi nhánh TP.HCM để mở rộng mạng lưới kinh doanh tại TP.HCM
Trang 28Năm 2002 nhằm phát triển thị trường Bạc Liêu, Sóc Trăng, Công ty thành lập chi nhánh Bạc Liêu
Năm 2003 Công ty được Nhà nước tặng thưởng Huân chương lao động hạng nhất đồng thời Công ty bắt đầu phát triển thêm mặt hàng dầu nhờn.Tháng 4 năm 2003, Công ty chuyển đổi thành Công ty cổ phần Vật tư Hậu Giang (HAMACO) theo quyết định số 0024/2003 QĐ-BT ngày 10/01/2003 của Bộ thương mại và chính thức đi vào hoạt động từ 01/04/2003
Năm 2004 khi tỉnh Cần Thơ được tách thành TP.Cần Thơ và tỉnh Hậu Giang, HAMACO thành lập Chi nhánh Vị Thanh để đẩy mạnh kinh doanh tại tỉnh Hậu Giang
Năm 2007 HAMACO thành lập Chi nhánh Sóc Trăng tại thị xã Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng nhằm đẩy mạnh khai thác thị trường Sóc Trăng
Công ty đã được cấp chứng nhận “Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001:2000” Điều này khẳng định rằng HAMACO luôn đề cao chất lượng trong quản lý nhằm đảm bảo cung cấp sản phẩm hàng hóa và dịch
vụ đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng
HAMACO nằm trong bảng xếp hạng “500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2007” do Vietnamnet tổ chức bình chọn
Năm 2008 HAMACO khai trương Tổng kho Trà Nóc với diện tích 10.000 m2 sử dụng hệ thống cần trục nhập xuất hàng đồng thời, nhằm đảm bảo xuất hàng nhanh chóng cho khách hàng HAMACO mua quyền sử dụng đất và đầu tư Kho C22 Lê Hồng Phong với diện tích gần 10.000 m2 để phát triển mặt hàng cát,
đá và kinh doanh thêm mặt hàng xăng dầu HAMACO được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Độc lập Hạng III vào năm 2008
HAMACO nằm trong bảng xếp hạng “500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2008” do Vietnamnet tổ chức bình chọn
Năm 2009 HAMACO tiếp tục mua quyền sử dụng đất tại 184 Trần Hưng Đạo với diện tích 1.000 m2 HAMACO thành lập Công ty Cổ phần Bê Tông HAMACO với công suất 90m3/giờ để đáp ứng nhu cầu sử dụng bê tông trộn sẳn
Trang 29của các công trình tại TP Cần Thơ.HAMACO nằm trong bảng xếp hạng “500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2009” do Vietnamnet tổ chức bình chọn
Năm 2010 HAMACO nằm trong bảng xếp hạng “500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2010” do Vietnamnet tổ chức bình chọn; được xếp hạng nằm trong 1.000 doanh nghiệp nộp thuế thu nhập doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam 2010, đạt top 500 Thương hiệu Việt năm 2010
Năm 2011 HAMACO thành lập Chi nhánh Phú Quốc tại 51 Nguyễn Huệ, thị trấn Dương Đông, Phú Quốc, Kiên Giang
3.1.2 Lĩnh vực hoạt động và các mặt hàng kinh doanh
3.1.2.1 Lĩnh vực hoạt động
Kinh doanh các mặt hàng vật liệu xây dựng
Kinh doanh khí hóa lỏng, các mặt hàng gas, bếp gas, phụ tùng ngành gas, lắp đặt hệ thống khí hóa lỏng
Kinh doanh dầu nhờn, xăng, dầu
Ngoài ra công ty còn hoạt động trong lĩnh vực giao thông vận tải cả đường thủy lẫn đường bộ, dịch vụ cho thuê kho bãi, nhà xưởng
Trang 303.1.3 Tổ chức bộ máy quản lý và các phòng ban trong công ty
3.1.3.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý và các phòng ban
Hình 1: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ VÀ CÁC PHÒNG BAN
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ HẬU GIANG
PHÒNG TỔ CHỨC – HÀNH CHÁNH
TỔ TIN HỌC
PHÒNG KINH DOANH GAS
BỘ PHẬN BÊ TÔNG TƯƠI
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN KIỂM SOÁT
PHÒNG XÂY DỰNG
CƠ BẢN
PHÒNG KINH DOANH XĂNG DẦU CỬA HÀNG XĂNG DẦU HAMACO
Trang 313.1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban
b Phòng kinh doanh: gồm phòng kinh doanh vật liệu xây dựng, phòng kinh doanh gas, phòng kinh doanh dầu nhờn
- Nghiên cứu và đánh giá thị trường đang kinh doanh
- Phân tích, tổng hợp ý kiến khách hàng và báo cáo kịp thời cho ban giám đốc
- Lập phương thức hỗ trợ bán hàng cho đại lý và người tiêu dùng
Trang 32c Phòng marketing
* Chức năng
- Tổ chức công tác phân tích, lập kế hoạch, thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các chính sách, chiến lược nhằm đảm bảo việc hoàn thành các mục tiêu, kế hoạch của công ty
- Hoạch định và thực hiện các biện pháp nhằm xây dựng, thiết lập, duy trì các mối quan hệ bền vững và có lợi với khách hàng mục tiêu
* Nhiệm vụ
- Công tác thống kê, kế hoạch
- Công tác nghiên cứu thị trường hướng dẫn, kết hợp với các đơn vị
- Bán hàng thực hiện
- Xây dựng, triển khai và kiểm tra các chương trình
- Xây dựng các chương trình nhằm nâng cao và quảng bá hình ảnh công
ty, xây dựng thương hiệu
- Lâp các hợp đồng mua bán và theo dõi việc thực hiện các hợp đồng
- Kiểm soát thông tin đăng tải trên website
Trang 33- Lập các báo cáo kế toán, thống kê, báo cáo định kì và báo cáo tài chính của công ty gửi đến các cơ quan hữu quan theo chế độ quy định Tổ chức kiểm tra, đối chiếu, duyệt các báo cáo kế toán, thống kê của các đơn vị trực thuộc
- Chấp hành nghiêm chỉnh các chính sách kinh tế, tài chính theo quy định của Nhà nước Chịu trách nhiêm quản lý và cấp phát hóa đơn bán hàng, theo dõi
và báo cáo thuế theo quy định
- Kiểm tra tính hiệu quả của các định mức lao động, tiền lương, các chế độ chính sách đối với người lao động, các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh
- Kịp thời phát hiện những sai xót, bất hợp lý hoặc vi phạm quy định nội
bộ về định mức tài chính gây thiệt hại cho công ty
- Dựa vào số liệu tài chính – kế toán để phân tích, đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn của công ty Đề xuất các giải pháp sử dụng vốn hiệu quả đảm bảo lợi nhuận và phát huy chế độ tự chủ tài chính của công ty
- Trực tiếp chỉ đạo và kiểm kê định kì hoặc đột xuất, đánh giá lại tài sản theo quy định của Nhà nước Kiểm kê và đề xuất giải pháp giải quyết, xử lý các khoản thiếu hụt, mất mát, hư hỏng, nợ khó đòi và các khoản thiếu hụt về tài chính
- Quản lý, điều hành công tác Hành chính – Văn phòng trong công ty
- Quản lý, tổ chức thực hiện công tác xây dựng cơ bản
Trang 34- Thực hiện thay đổi mới các thiết bị máy tính
- Quản lý, duy trì website công ty, cập nhât giới thiệu sản phẩm kinh doanh, quảng bá hình ảnh công ty
g Bộ phận kho
- Tổ chức công tác thực hiện quản lý kho
- Thực hiện công tác kiểm tra các thiết bị đo lường
- Công tác quản lý kho hàng hóa
- Thực hiện công tác quản lý và điều hành các phương tiện vận chuyển và phương tiện xếp dỡ
- Tổ chức đơn vị tham gia thực hiện các phong trào thi đua, công tác
- Đề nghị khen thưởng, kỷ luật với cán bộ, nhân viên trong bộ phận kho
Trang 353.1.4 Tình hình nhân sự và cơ cấu lao động trong công ty
Yếu tố con người là yếu tố quan trọng nhất đối với bất kỳ doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh nào, do đó việc quản lý và sử dụng nguồn nhân lực ngày càng được quan tâm, nghiên cứu và phát triển
Bảng 1: TÌNH HÌNH NHÂN SỰ CTY CỔ PHẦN VẬT TƯ HẬU GIANG
và cao học tập trung nhiều vào ban lãnh đạo công ty, điều này giúp cho bộ máy quản lý công ty ngày càng hiệu quả hơn
Do tính chất của công ty là sản xuất kinh doanh nên chú trọng nhiều trong khâu bán hàng nên nhân viên kỹ thuật cũng được duy trì ở mức cao bao gồm đội ngũ sửa chữa thiết bị máy móc, các nhân viên lái xe vận chuyển hàng hóa, nhân viên lái tàu, xà lan đường thủy
Nhân viên có trình độ trung cấp là những nhân viên bán hàng, nhân viên văn phòng của công ty, nếu nguồn lực này được đầu tư và phát triển sẽ thúc đẩy được tiềm năng trở thành điểm mạnh trong cạnh tranh và phát triển
Theo bảng thống kê thì tình hình nhân sự của công ty cho thấy nguồn nhân lực của công ty là chất lượng và có nhiều tiềm năng để phát triển đây là điều kiện thuận lợi cho công ty trong định hướng phát triển tương lai với đội ngũ nhân viên chất lượng
Trang 363.1.5 Chính sách hoạt động và định hướng phát triển công ty
3.1.5.1 Chính sách hoạt động công ty
- Ban lãnh đạo và nhân viên công ty cam kết chú trọng cugn cấp tới khách hàng những sản phẩm hàng hóa và dịch vụ đáp ứng chính sách công ty là đảm bảo chất lượng sản phẩm hàng hóa và dịch vụ tốt nhất với giá cả hợp lý
- Đào tạo đội ngũ đủ năng lực và trình độ cần thiết để thực hiện tốt công việc được giao nhằm thõa mãn nhu cầu cao nhất của khách hàng và sự phát triển bền vững của công ty
3.1.5.2 Định hướng phát triển của công ty
- Không ngừng nâng cao hoạt động của công ty, đảm bảo chất lượng sản phẩm hàng hóa phù hợp với yêu cầu khách hàng, luôn thực hiện đúng những gì cam kết với khách hàng
- Xây dựng, đào tạo lực lượng nhân viên cán bộ chuyên nghiệp và cũng không ngừng nâng cao đời sống nhân viên trong công ty
- Tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, cung cấp cho khách hàng những lợi ích tốt nhất khi sự dụng hàng hóa, dịch vụ do công ty cung cấp
- Phương châm thực hiện của công ty là “Uy tín–chất lượng–hiệu quả” 3.2 SƠ LƯỢC KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CÔNG TY TỪ NĂM 2009 ĐẾN 2011
Doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả trước hết phải có nguồn vốn vững mạnh và biết sử dụng nguồn vốn đó thật hiệu quả nhằm mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp Lợi nhuận không chỉ là chỉ tiêu tổng hợp đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mà còn là chỉ tiêu chung nhất áp dụng cho mọi chủ thể kinh doanh trong nền kinh tế thị trường Các doanh nghiệp luôn quan tâm đến vấn đề làm thế nào để có thể đạt lợi nhuận cao nhất và có mức độ rủi ro
ở mức thấp nhất, đồng thời vẫn thực hiện được kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp Đây cũng là mục tiêu hàng đầu của công ty cổ phần vật tư Hậu Giang trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh của mình Để thấy rõ hơn kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong thời gian qua, ta xem xét bảng số liệu sau:
Trang 37BẢNG 2: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TỪ 2009 ĐẾN 2011 CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ HẬU GIANG
Trang 38Qua số liệu bảng 2 cho thấy doanh thu của công ty qua 3 năm có sự biến động tăng giảm, ảnh hưởng nhiều bởi lạm phát từ năm 2008 nên làm cho doanh thu 2009 tăng cao không ổn định do lạm phát làm giá sản phẩm bán ra tăng cao
và sự biến đổi của chi phí của tăng giảm theo doanh thu các năm, các khoản mục chi phí đều giảm, đặc biệt giảm mạnh từ 2009-2010 Năm 2010 công ty đã có những hướng thay đổi ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh và tăng doanh thu trong năm 2011 nhưng do chi phí phục vụ cho quá trình sản xuất lại cũng gia tăng nên làm cho lợi nhuận không như các năm trước
Hình 2: Biểu đồ kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần vật tư
Hậu Giang qua 3 năm (2009-2011)
Kết quả này cho thấy hoạt động của đơn vị 3 năm qua là không ổn định Tuy doanh thu giảm trong năm 2010 nhưng sang năm 2011 có sự thay đổi tăng lên và kết quả hoạt động chỉ thấp vào năm 2010 Biểu đồ cho thấy yếu tố chi phí ảnh hưởng rất lớn đến kết quả hoạt động tại Công ty cổ phần vật tư Hậu Giang, điển hình nhất là năm 2010, doanh thu chỉ đạt 1.468.453 triệu đồng nhưng lợi nhuận đạt được là 20.039 triệu đồng đã cho thấy một sự cố gắng trong công cuộc cắt giảm chi phí tại đơn vị nhất là khi nền kinh tế thị trường biến động không ổn định như hiện nay
Trang 39CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ HẬU GIANG
4.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH DOANH THU
Doanh thu là một nhân tố quan trọng tại đơn vị, nó nói lên quy mô hoạt động của đơn vị Muốn biết rõ hơn về nhân tố quan trọng này, ta đi vào phân tích
số liệu bảng 3 trang 30 ta thấy tình hình doanh thu của công ty có sự biến động tăng giảm không nhất quán, trong đó năm 2011 là năm có doanh thu cao nhất trong 3 năm phân tích, doanh thu thuần chiếm một tỷ trọng rất lớn trong tổng doanh thu, nguyên nhân chủ yếu do tính chất đặc thù của doanh nghiệp là chuyên hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ nên có các nguồn thu nhập từ các hoạt động khác không đáng kể cụ thể là trong 1.670.651 triệu đồng doanh thu doanh nghiệp đạt được trong năm 2011 thì có tới 1.663.518 triệu đồng doanh thu thuần
Trong năm 2010 doanh thu thuần đã giảm 118.115 triệu đồng về tỷ lệ là 7,52% so với năm 2009 nguyên nhân là do khả năng tiêu thụ của các mặt hàng chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu mặt hàng bán ra của công ty như thép, nhớt, gas
và do thị trường bất động sản trở nên yên ắng nên việc tiêu thụ các mặt hàng không còn mạnh như các năm trước đó
Công ty cổ phần vật tư Hậu Giang là công ty chuyên cung cấp nên sự đầu
tư vào các hoạt động tài chính là không có sự quan tâm cao cũng như sự đầu tư vào lĩnh vực này nên doanh thu từ hoạt động tài chính là không đáng kể so với tổng doanh thu của công ty và sự thay đổi tăng giảm không đóng vai trò quan trọng trong hoạt động đầu tư của công ty