Ngày nay, trong điều kiện của tiến bộ khoa học-kỹ thuật, tốc độ phát triển sản phẩm của ngành Ngân hàng cũng như các ngành khác không ngừng tăng lên cả về số lượng và chất lượng. Sản phẩm ngày nay có chất lượng cao hơn các sản phẩm cũ cùngloại. Cùng với sự phát triển về khoa học- kỹ thuật, cơ cấu nhu cầu mong muốn dựa vào các kỹ thuật tiên tiến để tạo ra nhiều sản phẩm độc đáo, thoả mãn nhu cầu khách hàng, với mong muốn thu hút lợi nhuận tối đa. Vì vậy, chiến lược sản phẩm sản phẩm của Ngân hàng là một vũ khí sắc bén trong cạnh tranh trên thị trường, đồng thời là phương pháp có hiệu quả để tạo ra nhu cầu mới.
Chiến lược sản phẩm đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong các biện pháp Marketing vì khi có hiệu quả sản phẩm đúng thì Ngân hàng mới cung ứng được các sản phẩm có chất lượng phù hợp với nhu cầu của khách hàng, từ đó việc thực hiện chiến lược giá cả và đưa vào kênh tiêu thụ mới được dễ dàng, việc tuyên truyên quảng cáo mới thực sự có hiệu quả.
Nội dung của chiến lược sản phẩm: khi xây dựng chiến lược sản phẩm Ngân hàng thương mại phải trả lời câu hỏi: Các sản phẩm của Ngân hàng cung ứng đã thoả mãn được nhu cầu của thị trường chưa? nó đạt được ở mức độ nào? và Ngân hàng cần các biện pháp, chính sách gì để khai thác tối đa trong cung ứng sản phẩm.
Muốn thực hiện được câu hỏi trên thì các Ngân hàng phải thực hiện phân chia thị trường thành những “đơn vị”- đoạn thị trường theo các tiêu thức lựa chọn. Phân đoạn thị trường để có khả năng hiểu rõ nhu cầu, cũng như đặc điểm của từng loại hình hàng trên cơ sở đó xác định sản phẩm phù hợp với yêu cầu của nhóm khách hàng trên đoạn thị trường nghiên cứu. Như vậy, phân đoạn thị trường giúp ngân hàng hiểu biết sâu sắc hơn đặc điểm từng nhóm khách hàng để từ đó có chính sách sản phẩm trên từng đoạn thị trường.
Nghiên cứu sản phẩm-tức là thực hiện chiến lược sản phẩm nghiên cứu xem xét sản phẩm mà Ngân hàng cung ứng ra thị trường được khách hàng sử dụng bằng sự thoả mãn nhu cầu hay bằng sự gượng ép.
Nghiên cứu chu kì sống của sản phẩm: Chu kì sống của sản phẩm còn gọi là vòng đời của sản phẩm biểu thị toàn bộ quá trình từ lúc đưa sản phẩm vào thị trường đến khi sản phẩm đó rút khỏi thị trường. Một chu kì sống của sản phẩm phải trải qua 4 giai đoạn. Triển khai-Tăng trưởng-Chín muồi-Suy thoái. Mỗi chu kì sống của sản phẩm đòi hỏi các Ngân hàng phải có những phản ứng thích hợp.
Như vậy, nghiên cứu chu kì sống của sản phẩm giúp cho công tác kế hoạch hoá sản phẩm và đã nghiên cứu sản phẩm mới thích hợp với từng giai đoạn của chu kì sản phẩm, để khai thác tốt nhất hiệu quả của sản phẩm Ngân hàng để định hướng cho việc thiết kế và đưa ra sản phẩm mới. Sự kết thúc một chu kì sản phẩm của Ngân hàng thường biểu hiện ở sự giám sát lòng tin của khách hàng đối với sản phẩm.
Ngoài ra, Ngân hàng cũng cần nghiên cứu chu kì khách hàng. Do đặc điểm quan hệ lâu dài giữa Ngân hàng và khách hàng, các Ngân hàng thường hiểu được chu kì sản phẩm khách hàng đối với sản phẩm dịch vụ cần phân loại khách hàng theo đặc tính hoạt động, sản xuất kinh doanh, đặc biệt đối với doanh nghiệp mang tính thời vụ. Đối với các kách hàng là các tầng lớp dân cư phải phân biệt khách hàng theo độ tuổi để biết khi nào khách hàng cần gửi tiền, kho nào cần vay tiền hay các dịch vụ khác cần cung cấp.
Cuối cùng là nghiên cứu nội dung chất lượng của sản phẩm Ngân hàng vì dưới con mắt khách hàng chất lượng là yếu tố quan trọng hàng đầu .
Ngân hàng cần phải thường xuyên thu thấp và phân tích các thông tin từ phía khách hàng về chất lượng sản phẩm, dịch vụ mà Ngân hàng cung ứng, để có sự cải tiến sản phẩm, đưa ra sản phẩm tốt nhất, phù hợp đến tay khách hàng.