Hoạt động cho vay và đầu tư kinh doanh.

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác Marketing tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương-KV II Hai Bà Trưng (Trang 37 - 39)

Tín dụng là hoạt động kinh doanh đem lại thu nhập chính cho ngân hàng. Luôn theo định hướng hoạt động của NHCTVN, mục tiêu và những giải pháp đã được chi nhánh đặt ra ngày ngay từ đầu. Bằng quyết tâm cao, nhiều giải pháp tích cực, kịp thời cùng với chủ trương, chính sách đúng đắn của Nhà nước, của ngành nhằm thống nhất một mục tiêu chung là phục vụ khách hàng một cách tốt nhất. Những nét nổi bật trong hoạt động cho vay của chi nhánh có thể kể đến là: chi nhánh đã tập trung đầu tư trung và dài hạn cho các khách hàng truyền thống tích cực thực hiện tốt công tác tiếp thị mở rộng thị phần, chủ động tìm kiếm thu hút khách hàng mới và tăng cường tiếp cận với các dự án khả thi, dư nợ lành mạnh, tăng trưởng cao, chất lượng dư nợ được nâng lên rõ rệt, giảm thiểu được rủi ro.

Bảng 2: Cơ cấu đầu tư tín dụng

Đơn vị: tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 31/12/2001 31/12/2002 31/12/2003 Số dư Tỷ trọng (%) Số dư Tỷ trọng (%) Số dư Tỷ trọng (%) 1. Phân theo kì hạn

- Cho vay dài hạn 712 63,3 960,432 78,66 519,5 56,4- Cho vay trung hạn 185,58 14,1 12,503 1,02 136 14,8 - Cho vay trung hạn 185,58 14,1 12,503 1,02 136 14,8 - Cho vay dài hạn 227,42 22,6 248,065 20,32 264,5 28,8 2. Phân theo thành phần kinh tế

- Kinh tế quốc doanh 1046,25 93 969,206 79,38 879,19 94,54- Kinh tế ngoài quốc doanh 78,75 7 251,794 20,60 50,85 5,46 - Kinh tế ngoài quốc doanh 78,75 7 251,794 20,60 50,85 5,46 3. Phân theo nội ngoại tệ

- Cho vay bằng VND 998,524 88,76 1087,826 89,1 736,455 79,2- Cho vay bằng ngoại tệ (Qui 126,476 11,24 133,174 10,9 193,545 20,8 - Cho vay bằng ngoại tệ (Qui 126,476 11,24 133,174 10,9 193,545 20,8

đổi VND)

Tổng dư nợ 1125 100 1221 100 930 100

(Nguồn báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2001, 2002, 2003)

Bảng cơ cấu đầu tư của Chi nhánh Ngân hàng Công thương- KV II Hai Bà Trưng từ năm 2001 đến năm 2003 cho thấy việc đầu tư năm 2002 tăng hơn so với năm 2001 là 96 tỷ đồng.Tổng dư nợ cho vay nền kinh tế và các khoản đầu tư đến 31/12/2003 là 930 tỷ đồng, đạt 95,7% so với cuối năm 2002 giảm 301 tỷ đồng các khoản đầu tư đạt: 10 tỷ đồng, giảm 317 tỷ đồng.

Cơ cấu dư nợ:

Cho vay ngắn hạn: 519,5 tỷ đồng chiếm 56,4% trong tổng dư nợ giảm 33,86% so với năm 2002.

Cho vay trung dài hạn 400,5 tỷ đồng chiếm 43,6% trong tổng dư nợ Trong đó:

+ Cho vay trung hạn: 136 tỷ đồng, chiếm 14,8% trong tổng dư nợ + Cho vay dài hạn: 264,5 tỷ đồng, chiếm 28,8 trong tổng dư nợ

Con số này không lớn lắm, song nó phù hợp giữa tài sản và nguồn vốn. Nhưng đến năm 2003 thì tình hình đầu tư tín dụng của Chi nhánh lại giảm xuống mặc dù nguồn vốn huy động của năm 2003 có tăng so với năm 2002 và 2001. Nguyên nhân giảm là do để hỗ trợ đảm bảo nguồn vốn chung của toàn hệ thống NHCT Việt Nam ở thời điểm khan hiếm vốn, Chi nhánh đã rút ra các khoản đầu tư tại Ngân hàng Nông nghiệp và quỹ Tín dụng nhân dân, không đầu tư tiếp.

Bên cạnh đó theo chỉ đạo của NHCTVN, để khắc phục những tồn tại cũ, làm lành mạnh các khoản nợ "Ban xử lý nợ tồn đọng", đã được thành lập. Dựa trên cơ chế mới như thông tư liên bộ 03/2002/TTLB/NHNN-BTP-BCA-BTC-TCĐC và các văn bản quy định khác, ban xử ký tài sản nợ tồn đọng đã nghiên cứu từng khoản nợ đã đề ra những bước xử lý tài sản nợ tồn đọng đã nghiên cứu từng khách hàng nợ và đề ra những bước xử lý thích hợp với những động thái tích cực đã tác động đến các khách hàng có nợ khó đòi. Kết quả đã hoàn thành tốt chỉ tiêu kế hoạch NHCTVN đề ra.

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác Marketing tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương-KV II Hai Bà Trưng (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(67 trang)
w