1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tính toán hệ thống điện thân xe Hyundai County

77 1,6K 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 77
Dung lượng 1,67 MB

Nội dung

+ Phụ tải làm việc liên tục: Bơm nhiên liệu, kim phun nhiên liệu,… + Phụ tải làm việc không liên tục: Gồm các đèn pha, đèn cốt, đèn kích thước,… + Phụ tải làm việc trong khoảng thời gian

Trang 2

MỤC LỤC

MỤC LỤC……… 2

1 MỤC ĐÍCH – Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI 5

2 TỔNG QUAN HỆ THỐNG ĐIỆN THÂN XE HYUNDAI COUNTY 6

2.1 GIỚI THIỆU CHUNG 6

2.1.1 Thông số kỹ thuật của xe Hyundai County 6

2.1.2 Tổng quan hệ thống điện thân xe 7

2.1.3 Một số ký hiệu trên sơ đồ điện của xe Hyundai County 9

2.2 HỆ THỐNG KHỞI ĐỘNG 13

2.2.1 Công dụng 13

2.2.2 Cấu tạo và nguyên lý làm việc 13

3.2.3 Sơ đồ mạch điện hệ thống khởi động 14

2.3 HỆ THỐNG CUNG CẤP 15

2.3.1 Ắc quy 16

2.3.2 Máy phát điện 18

2.3.2.1 Cấu tạo của máy phát điện xoay chiều 18

2.3.2.2 Bộ chỉnh lưu 20

2.3.2.3 Bộ điều chỉnh điện 23

2.3.3 Sơ đồ mạch điện hệ thống cung cấp 25

2.4 HỆ THỐNG THÔNG TIN VÀ HIỂN THỊ 26

2.4.1 Hệ thống thông tin 26

2.4.2 Hệ thống hiển thị và đo đạc 27

2.4.3 Sơ đồ mạch điện hệ thống tin đo đạc và hiển thị 29

2.5 HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG – TÍN HIỆU 31

2.5.1 Hệ thống chiếu sáng 31

2.5.1.1.Cấu tạo của bóng đèn 33

3.5.1.2 Sơ đồ mạch điện điều khiển đèn pha-cốt (Head lamps) 35

2.5.1.3 Sơ đồ mạch điện điều khiển đèn sương mù 36

2.5.2 Hệ thống tín hiệu 37

2.5.2.1 Hệ thống còi 38

3.5.2.2 Hệ thống báo rẽ và báo nguy hiểm 40

Trang 3

2.6 HỆ THỐNG AN TOÀN 42

2.7 CÁC HỆ THỐNG PHỤ 47

2.7.1 Hệ thống điều hòa không khí 47

2.7.1.1 Công dụng 47

2.7.1.2 Cấu tạo và nguyên lý làm việc 47

2.7.1.3 Mạch điện hệ thống điều hòa không khí trên xe Hyundai County 50

2.7.2 Hệ thống gạt nước và rửa kính 53

2.7.2.1 Công dụng 53

2.7.2.2 Cấu tạo và nguyên lý làm việc 53

2.7.2.3 Sơ đồ mạch điện điều khiển hệ thống gạt nước và rửa kính 54

2.7.2.4 Các bộ phận chính của hệ thống 56

3 TÍNH TOÁN HỆ THỐNG ĐIỆN THÂN XE HUYNDAI COUNTY 58

3.1 CƠ SỞ TÍNH TOÁN 58

3.1.1 Cơ sở tính toán hệ thống cung cấp 58

3.1.2 Cơ sở tính toán dây dẫn 59

3.2 TÍNH TOÁN HỆ THỐNG CUNG CẤP TRONG HỆ THỐNG ĐIỆN THÂN XE HUYNDAI COUNTY 61

3.2.1 Sơ đồ các tải công suất điện trên ô tô 61

3.2.2 Tính toán công suất tiêu thụ theo các chế độ tải 61

3.3 TÍNH TOÁN DÂY DẪN TRONG HỆ THỐNG ĐIỆN THÂN XE HUYNDAI COUNTY 63

3.3.1 Giới thiệu tổng quát về dây dẫn trong hệ thống điện thân xe 63

3.3.2 Mục đích của việc tính toán kiểm nghiệm dây dẫn 64

3.3.3 Tính toán kiểm nghiệm dây dẫn 64

3.3.3.1 Mạch điện đèn pha-cốt 64

3.3.3.2 Mạch điện đèn sương mù 66

3.3.3.3 Mạch còi điện 67

4 CHẨN ĐOÁN HƯ HỎNG VÀ CÁCH KHẮC PHỤC 68

4.1 CÁC HƯ HỎNG VÀ CÁCH KHẮC PHỤC TRONG HỆ THỐNG KHỞI ĐỘNG 68

Trang 4

4.2 CÁC HƯ HỎNG VÀ CÁCH KHẮC PHỤC TRONG HỆ THỐNG CUNG CẤP

70

4.2.1 Đèn báo nạp hoạt động không bình thường 70

4.2.1.1 Đèn báo nạp không sáng khi khóa điện bật ON 70

4.2.1.2 Đèn báo nạp không tắt sau khi động cơ khởi động 70

4.2.1.3 Đèn nạp thỉnh thoảng sáng khi động cơ hoạt động 70

4.2.2 Ắc quy yếu, hết điện 71

4.2.3 Ắc quy bị nạp quá mức 71

4.2.4 Tiếng ồn khác thường 71

4.3 CÁC HƯ HỎNG VÀ CÁCH KHẮC PHỤC TRONG HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG 72

4.4 CÁC HƯ HỎNG VÀ CÁCH KHẮC PHỤC TRONG HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA 73

5 KẾT LUẬN 76

TÀI LIỆU THAM KHẢO 77

Trang 5

1 MỤC ĐÍCH – Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI

Ngày nay, với sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật, đã đem lại lợi ích rất lớn đối với tất cả các ngành kinh tế, nghành công nghiệp ô tô cũng đã ứng dụng thành tựu khoa học vào để phát triển và đưa ra thị trường ngày càng nhiều mẫu xe hiện đại, thân thiện với môi trường, tiết kiệm nhiên liệu, an toàn cho người

sử dụng Hệ thống điện thân xe là bộ phận rất quan trọng trong việc điều khiển những tính năng hiện đại trên xe

Những năm đầu thế kỷ 20 khi ngành ô tô mới ra đời những chiếc xe được trang bị hệ thống điện rất đơn giản, chủ yếu là dùng để đánh lửa, hệ thống còi điện

và có bóng đèn chiếu sáng Ngày nay, hầu hết các xe đều được trang bị các hệ thống điện - điện tử rất hiện đại, phục vụ cho nhu cầu của con người như: hệ thống âm thanh, giải trí, hệ thống điều hòa, hệ thống phanh chống bó cứng trên xe ABS, hệ thống chống trộm, hệ thống túi khí SRS an toàn, hệ thống kiểm soát động cơ, hệ thống thông tin hiển thị, hệ thống lái tự động…và phát triển không ngừng hơn nữa, nhằm đem lại sự thoải mái tốt nhất cho người sử dụng Bên cạnh đó phải đảm bảo các yêu cầu khắt khe về chất lượng sản phẩm, giá thành, cũng như về khí thải ô nhiễm môi trường và suất tiêu hao nhiên liệu thấp nhất

Vì vậy, việc tìm hiểu hệ thống điện thân xe giúp ta hiểu rõ hơn về tính năng

kỹ thuật của hệ thống, cũng như để sử dụng hiệu quả hơn Và có thể chẩn đoán được một số nguyên nhân khi hệ thống xảy ra hư hỏng Thông qua đề tài này đã giúp em có được những kiến thức sâu hơn về hệ thống điện

Với những ý nghĩa như vậy nên em chọn “Tính toán hệ thống điện thân xe

Hyundai County” làm đề tài tốt nghiệp Em mong muốn, đề tài này sẽ là một cuốn

tài liệu tham khảo cho công việc sửa chữa các hệ thống điện nói chung và hệ thống điện thân xe nói riêng, cũng như đem lại những kiến thức để phục vụ tốt cho công việc sau này

Trang 6

2 TỔNG QUAN HỆ THỐNG ĐIỆN THÂN XE HYUNDAI COUNTY

2.1 GIỚI THIỆU CHUNG

2.1.1 Thông số kỹ thuật của xe Hyundai County

4085 1795

2035 1705

Hình 2-1 Các kích thước cơ bản của xe Hyundai County

Trang 7

2.1.2 Tổng quan hệ thống điện thân xe

Công nghiệp ôtô - máy kéo ngày càng phát triển, kết cấu ôtô máy kéo ngày càng hoàn thiện thì mức độ tự động hóa, điện tử hóa của chúng ngày càng cao Yêu cầu về mặt tiện nghi, về tính an toàn của chuyển động càng lớn thì hệ thống trang thiết bị điện trên ôtô - máy kéo ngày càng phức tạp và hiện đại

Nếu như trên những ôtô - máy kéo đầu tiên các trang thiết bị điện hầu như không có gì ngoài bộ phận để châm lửa hỗn hợp cháy rất thô sơ bằng dây đốt, thì ngày nay trên ôtô - máy kéo, điện năng đã được sử dụng để thực hiện rất nhiều chức năng trên các hệ thống sau:

Trang 8

- Hệ thống cung cấp điện (Charging system): Bao gồm ắc quy, máy phát điện, các bộ điều chỉnh điện

- Hệ thống khởi động (Starting system): Bao gồm máy khởi động (động cơ điện), các rơle điều khiển và các rơle bảo vệ khởi động Ngoài ra, đối với động cơ Diesel còn trang bị thêm hệ thống xông máy

- Hệ thống chiếu sáng và tín hiệu (Lighting and signal system): Gồm các đèn chiếu sáng, đèn tín hiệu, còi, các công tắc và các rơ le

- Hệ thống đo đạc và kiểm tra (Gauging system): Bao gồm các đồng hồ trên bảng Taplô (đồng hồ tốc độ động cơ, đồng hồ tốc độ xe, đồng hồ đo nhiên liệu, đồng hồ đo nhiệt độ nước làm mát…) và các đèn báo hiệu

- Hệ thống điều khiển ôtô (Vehicle control system): Gồm hệ thống điều khiển phanh chống hãm cứng (ABS), hộp số tự động, hệ thống lái, hệ thống treo, hệ thống truyền lực, hệ thống gối đệm

- Hệ thống điều hoà nhiệt độ (Air conditioning system): Bao gồm máy nén, giàn nóng, giàn lạnh, lọc ga, van tiết lưu và các thiết bị điều khiển hỗ trợ khác

- Hệ thống các thiết bị phụ: Bao gồm quạt gió, hệ thống gạt nước rửa kính, nâng hạ kính, đóng mở cửa xe, radio, hệ thống chống trộm, hệ thống nâng hạ ghế…

Các hệ thống trên hợp thành một hệ thống nhất, là hệ thống điện trên ôtô máy kéo, với hai phần chính: Nguồn điện (hệ thống cung cấp điện) và các bộ phận tiêu thụ điện (các hệ thống khác)

- Nguồn điện trên ôtô: Là nguồn một chiều được cung cấp bởi ắc quy nếu động cơ chưa làm việc (hoặc làm việc ở số vòng quay nhỏ), hoặc bởi máy phát nếu động cơ làm việc ở số vòng quay trung bình và lớn Để tiết kiệm dây dẫn, thuận tiện khi lắp đặt sửa chữa,…, trên đa số các xe người ta sử dụng thân sườn xe làm dây dẫn chung Vì vậy, đầu âm của nguồn điện được nối trực tiếp ra thân xe

- Các bộ phận tiêu thụ điện (phụ tải điện): Trong các bộ phận tiêu thụ điện thì máy khởi động là bộ phận tiêu thụ điện mạnh nhất (dòng điện cung cấp bởi ăcquy khi khởi động có thể lên đến 400÷600 (A) đối với động cơ xăng, hoặc 2000 (A) đối với động cơ diesel) Phụ tải điện được chia làm các loại cơ bản sau:

Trang 9

+ Phụ tải làm việc liên tục: Bơm nhiên liệu, kim phun nhiên liệu,…

+ Phụ tải làm việc không liên tục: Gồm các đèn pha, đèn cốt, đèn kích thước,…

+ Phụ tải làm việc trong khoảng thời gian ngắn: Gồm các đèn báo rẽ, đèn phanh, mô tơ gạt nước lau kính, còi, máy khởi động, hệ thống xông máy,…

- Mạng lưới điện: Là khâu trung gian nối giữa phụ tải và nguồn điện, bao gồm: Các dây dẫn, các bộ chuyển mạch, công tắc, các thiết bị bảo vệ và phân phối khác nhau

Cùng với sự phát triển vượt bậc của kỹ thuật điện tử và điều khiển tự động, các trang thiết bị điện, điện tử trên các ôtô - máy kéo hiện đại hiện nay không tồn tại dưới các bộ phận, các cụm tương đối độc lập về chức năng như trước mà được kết hợp lại thành các vi mạch tích hợp, được xử lý và điều khiển thống nhất bởi một bộ

xử lý trung tâm, làm việc theo các chương trình đã được định sẵn

2.1.3 Một số ký hiệu trên sơ đồ điện của xe Hyundai County

Tên của chân giắc cắm

Đường nét đứt có nghĩa

là một phần chi tiết được thể hiện

Đường đứt nối giữa các dây thể hiện các dây chung một giắc Hình này có nghĩa là

rắc cắm được cắm trực tiếp vào chi tiết

Trang 10

Hình này có nghĩa là giắc cắm được cắm vào một dây nối trực tiếp từ chi tiết

Dây có tiết diện 0.5,

vỏ bọc màu đỏ có một chỉ đen

Hình này có nghĩa là một đầu dây được bắt vào chi tiết bằng bu lông

Đường dây vẫn được tiếp tục tới khu vực khác của bản vẽ Hướng mũi tên chỉ hướng dòng điện Phải tìm chữ số tưng đương trong mũi tên

Hình này có nghĩa là vỏ của chi tiết được tiếp mát trực tiếp vào phần bằng kim loại trên thân

xe

Mũi tên chỉ đường dây

sẽ được nối đến một

hệ thống khác trên một bản vẽ khác

Tên của chi tiết được ghi tại góc trên bên phải

Đường dây chỉ sự lựa chọn khác nhau cho các options hoặc các

mô đun khác nhau

Biểu tượng này thể hiện điểm cuối của dây điện được tiếp mát vào phần kim loại của vỏ xe

Phần bảo vệ luôn được tiếp mát

Trang 11

Công suất cầu chì

Công tắc đơn (một điểm tiếp xúc)

Trang 12

87

Mô tơ

Rơ le 4 chân có diode bên trong

dây bên trong

Trang 13

2.2 HỆ THỐNG KHỞI ĐỘNG

2.2.1 Công dụng

Hệ thống khởi động có nhiệm vụ cung cấp một nguồn năng lượng bên ngoài, quay động cơ đến một tốc độ tối thiểu nào đó để đảm bảo nhiên liệu đưa vào động

cơ có thể đốt cháy được và sau đó động cơ có thể tự làm việc được Tốc độ tối thiểu

đó gọi là tốc độ khởi động của động cơ (nkd)

Đối với động cơ xăng tốc độ khởi động cần phải đảm bảo tạo được độ chân không cần thiết trong đường nạp để hỗn hợp hòa trộn tốt và chuyển động đủ nhanh

để giảm hiện tượng ngưng tụ hơi nhiên liệu Tốc độ khởi động của động cơ xăng thường nằm trong khoảng 35÷50 (v/ph) Trong khi đó, động cơ Diezel cần tốc độ khởi động lớn hơn để đảm bảo cho nhiên liệu tự bốc cháy được cần phải có một nhiệt độ đủ lớn ở cuối kỳ nén, tốc độ khởi động của động cơ diesel vào khoảng 100÷200 (v/ph)

2.2.2 Cấu tạo và nguyên lý làm việc

1- Ắc quy; 2- Máy khởi động; 3- Cặp tiếp điểm; 4- Công tắc khởi động; 5- Rơ le khởi động; 6- Cuộn giữ; 7- Cuộn hút; 8- cần gạt;

9- Khớp truyền động; 10- Bánh đà động cơ; 11- Bộ giảm tốc

Hình 2-2 Sơ đồ nguyên lý hệ thống khởi động

M

1 2 3

4

5

6

7 L

P 1

8 9

10

11

Trang 14

Trên xe Hyundai County trang bị hệ thống khởi động bằng động cơ điện một chiều, với công suất 24V-3,2KW như hình 2.2

Khi bật công tắc khởi động ở ON thì dòng điện sẽ chạy theo mạch: Từ (+)

ắc quy → công tắc → cuộn dây rơ le khởi động → chân L → mát Lúc này tiếp điểm P2 đóng, cho dòng điện đi theo mạch từ (+) ắc quy → chân B → P2 → chân S

→ cuộn hút 7 (P) và cuộn giữ 6 (H) → về mát Lõi từ của cuộn hút và cuộn giữ kéo cần gạt 8, đóng khớp truyền động (9) với bánh đà của động cơ (10) Đồng thời cũng đóng tiếp điểm P1, cho dòng điện lớn đi tới chân M → motor → về mát Lúc này motor quay và thông qua bộ truyền động truyền mô men xoắn tới bánh đà, khởi động động cơ

Công dụng của cuộn hút (P) là tạo thêm từ trường đủ mạnh vào lúc đầu để đẩy bánh răng khớp truyền động cài vào vành răng bánh đà, áp đĩa tiếp điện vào hai tiếp điểm (P1) Khi đĩa tiếp điện đã áp vào hai tiếp điểm thì điện (+) ắc quy đặt vào

cả hai đầu dây của cuộn kéo nên không có dòng điện qua cuộn này Cuộn giữ vẫn tiếp tục tạo từ trường duy trì đĩa tiếp điện áp vào hai tiếp điểm đóng mạch cho máy khởi động

Khi công tắc khởi động tắt, tiếp điểm P2 mở Khi đó tiếp điểm P1 vẫn đóng,

sẽ có dòng điện đi từ (+) ắc quy → chân B → cuộn hút P và cuộn giữ H → về mát Nhưng vì cuộn hút P và cuộn giữ H được quấn ngược nhau nên từ thông do chúng sinh ra bị triệt tiêu, lò xo hồi vị sẽ đẩy lõi từ về vị trí ban đầu, và mở tiếp điểm P1, ngắt dòng điện cung cấp cho motor

3.2.3 Sơ đồ mạch điện hệ thống khởi động

Khi bật khóa điện về vị trí Start, sẽ có dòng điện từ (+) ắc quy  cầu chì mạch khởi động  cầu chì số 1 trong hộp cầu chì  cuộn dây khởi động từ Lúc này cuộn dây điện từ thực hiện đóng tiếp điểm khởi động cấp điện cho động cơ khởi động và đưa bánh răng khởi động ăn khớp với vành răng của bánh đà động cơ thực hiện qua trình khởi động Ngoài ra để đảm bảo an toàn cho hệ thống khởi động làm việc cũng như sự làm việc ổn định của động cơ, sẽ có mạch điện nối từ hệ thống khởi động đến ECM để ECM sử lý thông tin và cảnh báo sự cố và hư hỏng trong quá trình làm việc

Trang 15

Bánh đà Cần đẩy Nam châm điện

1 E18

Cuộn dây điện từ khởi động

Mô tơ khởi động

Sấy động cơ 40A 3.0W 3.0W MF07

6 M39

ON START ACC LOCK

2 M39

Ổ khóa điện

Cầu chì 1 10A

Hệ thống cung cấp bao gồm câc thiết bị chính sau đđy: Ắc quy; mây phât điện; bộ chỉnh lưu (đặt trong mây phât); bộ điều chỉnh điện; đỉn bâo nạp; công tắc mây

Trang 16

Hệ thốngchiếu sáng

Hệ thốngtín hiệu

Hệ thốngthông tinHệ thốnggiải tríHệ thốngđiều hòa

HT điềukhiển cửa

HT điềukhiển phanh

HT khóa đai antoàn

HT gạt nướcvà rửa kính

HT khởi độngđộng cơ

Hình 2-4 Sơ đồ hệ thống cung cấp điện trín xe

Hình 2-5 Cấu tạo bình ắc quy axít

1- Nắp ắc quy; 2- Cầu nối; 3- Điện cực; 4- Tấm thủy tinh;

5- Thanh nối; 6- Vỏ ắc quy; 7- Viền giữ; 8- Tấm ngăn; 9- Bản cực

Trang 17

Chức năng của ắc quy ôtô là cung cấp một dòng điện đủ cho các thiết bị điện của xe như mô tơ khởi động, đèn pha và gạt nước hoạt động…

Trên xe Hyundai County được trang bị 2 bình ắc quy 12V, với dung lượng 200AH Mỗi ắc quy 12V thường có 6 ngăn, mỗi ngăn sản sinh ra một điện áp khoảng 2,1V, các ngăn được mắc nối tiếp với nhau Mỗi ngăn bao gồm các tấm cực dương làm bằng monoxide chì, tấm ngăn có cấu trúc rỗng tổ ong cho phép axit đi qua, cực âm làm bằng chì nguyên chất và dung dịch điện dịch bằng axide sulfuric cho phép dòng điện chạy qua

Các tấm cực dương nối với nhau tạo thành cực dương, các tấm cực âm nối với nhau tạo thành cực âm Trong quá trình hoạt động (nạp điện hoặc phóng điện) sẽ có

sự chuyển dịch các ion điện tích từ cực dương qua điện dịch đến các cực âm

Khi ắc quy được nạp đầy điện, tỉ trọng của dung dịch điện dịch là 1,28g/cm3 (với một số nước nhiệt đới tỉ trọng thấp hơn là 1,23g/cm3) Trong điều kiện thời tiết lạnh, công suất ắc quy và khả năng khởi động lạnh sẽ giảm xuống do phản ứng hóa học xảy ra chậm hơn Khi ắc quy được nạp đầy điện, điện áp của một ngăn có thể lên đến 2,2V, và ắc quy được coi là phóng điện hoàn toàn khi điện áp của một ngăn giảm xuống 1,75V và tỉ trọng còn là 1,16g/cm3 Trong điều kiện nạp đầy, cực dương là PbO2 và cực âm là Pb, dung dịch điện dịch là H2SO4 hòa tan trong nước Khi có tải đặt vào hai cực, xảy ra các phản ứng hóa học, ion âm sulfat SO4- sẽ di chuyển về hai cực âm và dương tạo thành PbSO4, đồng thời các phần tử ô xy từ cực dương cũng tách ra và tác dụng với các ion dương hydrogen tạo thành nước, quá trình này giải phóng năng lượng điện cấp cho các tải Trong quá trình phóng điện, nồng độ axit giảm đồng thời tỉ trọng điện dịch cũng giảm do đó có thể dùng tỉ trọng điện dịch để đo độ nạp của ắc quy Trong quá trình nạp lại ắc quy, quá trình xảy ra ngược lại, PbSO4 tại hai cực sẽ biến thành Pb và PbO2 và dung dịch điện dịch sẽ chuyển thành nước Thông thường ắc quy luôn ở trong tình trạng nạp một phần Khi

ắc quy đã nạp đầy mà vẫn tiếp tục nạp thì xảy ra quá trình tách nước và giải phóng khí hidrogen có thể gây cháy nổ Khi sử dụng ắc quy để khởi động cho một xe khác,

do dòng điện sử dụng lớn nên một lượng lớn khí hidrogen được giải phóng cũng có thể gây cháy nổ Ắc quy chì được thiết kế không để tình trạng phóng điện hoàn toàn

Trang 18

mà phải luôn được nạp đầy, khi phóng điện hoàn toàn có thể xảy ra quá trình sulfat hóa hoặc biến cứng bề mặt sulfat chì làm giảm công suất của ắc quy hay còn gọi là hiện tượng ắc quy bị chai Cần hết sức cẩn thận khi thao tác với ắc quy vì nó chứa

H2SO4 là một chất ăn mòn mạnh và hidrogen một chất dễ cháy nổ

2.3.2 Máy phát điện

Máy phát điện trên ô tô nói chung được sử dụng để cung cấp điện cho các phụ tải và nạp điện cho ắcquy Nguồn điện phải đảm bảo một hiệu điện thế ổn định ở mọi chế độ phụ tải và thích ứng với mọi điều kiện môi trường làm việc

Máy phát sử dụng trên xe Hyundai County là loại máy phát điện xoay chiều 3 pha kích thích kiểu điện từ Với công suất đầu ra là 24V – 70A

2.3.2.1 Cấu tạo của máy phát điện xoay chiều

Cấu tạo của máy phát điện xoay chiều kích thích kiểu điện từ loại có vòng tiếp điện gồm những bộ phận chính là: rotor, stator, puli, cánh quạt, bộ chỉnh lưu, quạt, vòng tiếp điểm Máy phát trang bị trên xe sử dụng bộ điều chỉnh điện bên ngoài

Hình 2-6 Cấu tạo máy phát điện xoay chiều kích thích kiểu điện từ

1- Stato và cuộn dây; 2- Rô to; 3- Cuộn kích thích; 4- Quạt gió; 5- Puli; 6, 7- Nắp;

8- Bộ chỉnh lưu; 9- Vòng tiếp điện; 10- Chổi điện và giá đỡ

Trang 19

 Rotor: Gồm hai chùm cực hình móng lắp then trên trục Giữa các chùm

cực có các cuộn dây kích thích đặt trên trục qua ống lót bằng thép Các đầu của cuộn dây kích thích được nối với các vòng tiếp điện gắn trên trục máy phát Trục của rôto được đặt trên các ổ bi lắp trong các nắp bằng hợp kim nhôm Trên nắp, phía vòng tiếp điện còn bắt giá đỡ chổi điện Một chổi điện được nối với vỏ máy phát, chổi còn lại nối với đầu ra cách điện với vỏ Trên trục còn lắp cánh quạt

và puli dẫn động

 Stator: Stator gồm khối thép từ ghép từ các lá thép điện kỹ thuật, phía

trong có xẻ rãnh phân bố đều để đặt cuộn dây phần ứng

Hình 2-7 Rotor và các chi tiết chính của rotor

1, 3- Các nửa rotor trái và phải; 2- Cuộn kích thích; 4- Trục

3

4

Hình 2-8 Stator và các chi tiết chính của stator

1- Stator; 2- Cuộn dây stator; 3- Lõi stator; 4- Đầu ra

1 2

3

4

Trang 20

2.3.2.2 Bộ chỉnh lưu

Câc thiết bị điện trín xe đều yíu cầu dòng điện một chiều để hoạt động vă

ắc quy cần dòng điện một chiều để nạp

Trín xe sử dụng mây phât điện xoay chiều 3 pha nín muốn sử dụng dòng điện năy cần phải biến đổi thănh dòng một chiều Việc biến đổi dòng điện xoay chiều thănh dòng một chiều gọi lă “chỉnh lưu”

Trín xe Hyundai County sử dụng bộ chỉnh lưu cầu 3 pha, sử dụng câc diode như hình 2.9

Ắc quy

Cuộn dây kích từ Cuộn dây Stator

D1 D3 D5

D2 D4 D6

D7

D8 D9

1 2

3

Hình 2-9 Sơ đồ bộ chỉnh lưu cầu 3 pha

Diode lă một vật liệu bân dẫn nó chỉ cho phĩp dòng điện đi qua theo một chiều, cấu tạo bởi chất bân dẫn Silic hoặc Gecmani có pha thím một số chất để tăng cường electron tự do

Điện âp tức thời trín câc pha A, B, C theo [6] lă :

UA = Um.sin t  ; UB = Um.sin(  t 2 /3); UC = Um.sin(  t 2 /3)

3

=

Trang 21

Trên sơ đồ chỉnh lưu cầu 3 pha hình 2.9 có 9 diode, 3 diode ở nhóm trên hay còn gọi là các diode dương (D1, D3, D5), có các catod được nối với nhau Nhóm dưới còn gọi là các diode âm (D2, D4, D6) các anode được nối với nhau

Khi rôto quay một vòng, trong các cuộn dây Stato dòng điện được sinh ra trong mỗi cuộn dây này đựơc chỉ ra từ (0) tới (2)

Từ 0

6

cuộn dây C có điện áp dương nhất, cuộn dây B có điện áp âm nhất

Vì vậy dòng điện chạy theo hướng từ cuộn dây C tới cuộn dây B

Cuộn dây CĐiểm 3Diode D5TảiDiode D4Điểm 2Cuộn dây

cuộn dây A có điện áp dương nhất, cuộn dây B có điện áp âm

nhất Vì vậy dòng điện chạy theo hướng từ cuộn dây A tới cuộn dây B

Cuộn dây AĐiểm 1Diode D1Tải Diode D4 Điểm 2Cuộn dây

cuộn dây A có điện áp dương nhất, cuộn dây C có điện áp âm

nhất Vì vậy dòng điện chạy theo hướng từ cuộn dây A tới cuộn dây C

Cuộn dây AĐiểm 1Diode D1 TảiDiode D6 Điểm 3 Cuộn dây

cuộn dây B có điện áp dương nhất, cuộn dây C có điện áp âm

nhất Vì vậy dòng điện chạy theo hướng từ cuộn dây B tới cuộn dây C

Cuộn dây BĐiểm 2Diode D3Tải Diode D6  Điểm 3Cuộn dây

cuộn dây B có điện áp dương nhất, cuộn dây A có điện áp âm

nhất Vì vậy dòng điện chạy theo hướng từ cuộn dây B tới cuộn dây A

Trang 22

Cuộn dây BĐiểm 2Diode D3TảiDiode D2Điểm 1Cuộn dây

cuộn dây C có điện áp dương nhất, cuộn dây A có điện áp âm

nhất Vì vậy dòng điện chạy theo hướng từ cuộn dây C tới cuộn dây A

Cuộn dây C Điểm 3Diode D5Tải Diode D2 Điểm 1Cuộn dây

A

Từ

6

11

 2 cuộn dây C có điện áp dương nhất, cuộn dây B có điện áp âm

nhất Vì vậy dòng điện chạy theo hướng từ cuộn dây C tới cuộn dây B

Cuộn dây CĐiểm 3Diode D5TảiDiode D4 Điểm 2Cuộn dây

B

Khi rôto quay các vòng tiếp theo một vòng, dòng điện được sinh ra trong mỗi cuộn dây được lặp lại theo chu trình trên Ta nhận thấy dòng điện sau khi được nắn (chỉnh lưu) thành dòng một chiều vẫn còn nhấp nhô Vì vậy, trên ô tô thường sử dụng các bộ lọc (tụ điện, cuộn cảm) nắn điện sao cho dòng điện ra đến tải gần với dạng đường thẳng

Hình 2-10 Dòng điện và điện áp phát ra

Trang 23

2.3.2.3 Bộ điều chỉnh điện

Khi điều chỉnh điện áp và cường độ dòng điện của máy phát trong các hệ thống cung cấp điện thì đối tượng điều chỉnh là máy phát và ắc quy Hoạt động đồng thời của máy phát cùng ắc quy xảy ra khi có sự thay đổi vận tốc quay của phần ứng (rotor) của máy phát, của tải và của nhiệt độ trong phạm vi rộng Để các

bộ phận tiếp nhận điện năng làm việc bình thường thì điện thế của lưới điện phải không đổi Vì vậy, cần phải có sự điều chỉnh điện thế

Trong quá trình vận hành, máy phát có thể có những trường hợp khi tải vượt quá trị số định mức Điều này sẽ dẫn đến hiện tượng bị cháy, làm giảm khả năng chuyển đổi mạch hoặc quá nhiệt, dẫn đến tăng tải trên các chi tiết cơ khí của hệ thống dẫn động máy phát Vì vậy, cần có thiết bị đảm bảo sự hạn chế dòng điện của máy phát Tất cả các chức năng này ở hệ thống cung cấp điện cho ôtô, máy kéo được thực hiện tự động nhờ bộ điều chỉnh điện

Điện áp của máy phát được xác định như sau [6]:

.n C

Trên ôtô, tốc độ động cơ thay đổi trong một phạm vi rộng từ 500 ÷ 700 (v/ph)

ở tốc độ cầm chừng và đến khoảng 5000 ÷ 6500 (v/ph) ở tốc độ cao  tốc độ máy phát thay đổi Ngoài ra, các phụ tải sử dụng trên xe như: đèn, hệ thống điều hòa, gạt nước mưa luôn thay đổi (tức là  luôn thay đổi)  Làm cho Umf thay đổi

Trang 24

 Để Umf ổn định cần phải sử dụng bộ điều chỉnh Từ biểu thức (2-1) ta thấy

để Umf = Uđm cần phải điều chỉnh , tức là điều chỉnh dòng kích từ

 Sơ đồ cấu tạo và nguyên lý hoạt động của bộ điều chỉnh bán dẫn trên

ô tô Huyndai County

R2

R3

R4 ZD Tr1

0.5µF

LAMP FR

Hình 2-11 Sơ đồ bộ điều chỉnh điện bán dẫn ô tô Huyndai County

* Hoạt động của bộ điều chỉnh điện bán dẫn:

Khi công tắc khởi động được bật lên, dòng điện sẽ đi từ ắc quy đến transitor nguồn, làm cho nó bật lên Sau đó, dòng sẽ đi đến cuộn cảm làm sáng đèn nạp

Khi động cơ khởi động thì máy phát điện bắt đầu phát sinh dòng điện, dòng điện được cung cấp do chính máy phát điện sản sinh ra Dòng đến từ đi ốt tri ốt sẽ làm cảm ứng cuộn cảm Điện thế đầu ra ở các cọc B và L là như nhau, lúc đó đèn nạp sẽ tắt

Lúc điện thế máy phát điện tăng, thì điốt Zener được kích hoạt, và cung cấp một dòng điện đến Tr1, để bật nó lên Điều này làm cho dòng điện của transitor nguồn bị ngắt với Tr1 Transitor nguồn sẽ tắt và dòng sẽ ngừng dẫn đến làm giảm điện thế đầu ra của máy phát điện

Trang 25

Khi điện thế đầu ra giảm, thì điốt Zener sẽ tắt, lăm bật transitor nguồn lín vă lăm tăng điện thế khi cung cấp dòng cảm ứng lại Do đó điều chỉnh điện thế phât sinh do mây phât bởi bộ điều tiết IC sẽ luôn được lặp lại khi vòng tuần hoăn năy hoạt động

2.3.3 Sơ đồ mạch điện hệ thống cung cấp

R2

R3

R4 ZD Tr1

0.5µF

LAMP FR

Nối mát

Đến mạch (SD 120-1)

0.5Y

Ắc quy

2 1

0.85W/O 4 8

7 8

Hộp cầu chì nguồn

1 E19

EF02

0.5R 1.25R

0.85R

0.5W/O 0.85R

MF08

EF01

E10

ETACM M25-2 3 0.5W/O

Sấy động cơ 100A

Ắc quy

12V

100AH

Máy phát

Trang 26

Khóa điện bật ON sẽ có dòng điện chạy từ (+) ắc quy cấp điện cho cuộn dây kích từ Dòng điện tới cuộn dây này có giá trị nhỏ khoảng 0,2 A

Lúc đầu máy phát chưa làm việc đèn báo nạp sáng, khi máy phát bắt đầu hoạt động thì đèn báo nạp sẽ tắt do hai đầu đèn báo nạp đẳng thế Dòng điện trong mạch

đi như sau: (+) ắc quy → cầu chì 2 → đèn báo nạp và dòng điện từ máy phát sinh ra đặt vào theo mạch → chân LAMP → đèn báo nạp Ở hai đầu đèn báo nạp đẳng thế nên đèn tắt báo máy phát đang cung cấp điện cho hệ thống

Tùy vào điện áp phát ra của máy phát, bộ điều chỉnh bán dẫn sẽ so sánh với điện áp tiêu chuẩn, để điều chỉnh dòng kích từ đến cuộn dây kích từ thông qua chân LAMP tăng lên hoặc giảm xuống qua đó điều chỉnh điện áp của máy phát

2.4 HỆ THỐNG THÔNG TIN VÀ HIỂN THỊ

Hệ thống thông tin và hiển thị trên xe bao gồm hệ thống truyền thông tin, các bảng đồng hồ (tableau), màn hình và các đèn báo giúp cho tài xế và người sửa chữa biết được thông tin về tình trạng hoạt động của các hệ thống chính trong xe

2.4.1 Hệ thống thông tin

 Hệ thống thông tin trên xe bao gồm các đồng hồ và đèn báo như sau:

- Đồng hồ tốc độ xe (speedometer): Bao gồm đồng hồ báo tốc độ xe thường kết hợp với đồng hồ đo quãng đường (odometer) để chỉ quãng đường xe đi được từ lúc xe bắt đầu hoạt động và đồng hồ hành trình (tripmeter) để đo các khoảng cách ngắn

- Đồng hồ tốc độ động cơ (tachometer): Chỉ thị tốc độ động cơ (tốc độ trục khuỷu) theo vg/ph hay rpm

- Đồng hồ áp lực nhớt: Chỉ thị áp lực nhớt của động cơ

- Đồng hồ nhiệt độ nước làm mát: Chỉ thị nhiệt độ nước làm mát động cơ

- Đồng hồ báo nhiên liệu: Chỉ thị mức nhiên liệu có trong thùng chứa

- Đèn báo áp suất dầu thấp: Chỉ thị áp suất dầu động cơ thấp dưới mức bình thường

- Đèn báo nạp: Chỉ thị rằng hệ thống nạp hoạt động không bình thường (máy phát hỏng)

Trang 27

- Đèn báo pha: Chỉ thị rằng đèn đang ở chế độ chiếu xa

- Đèn báo rẽ: Chỉ thị rẽ phải hay trái

- Đèn báo nguy hoặc ưu tiên: Được bật khi muốn báo nguy hoặc xin ưu tiên,

cả hai bên đèn rẽ phải và trái sẽ chớp

- Đèn báo mức nhiên liệu thấp: Chỉ thị rằng nhiên liệu trong thùng nhiên liệu sắp hết

- Đèn báo hệ thống phanh: Chỉ thị rằng đang kéo phanh tay, dầu phanh không đủ hay bố thắng quá mòn

- Đèn báo cửa mở: Chỉ thị rằng có cửa chưa được đóng chặt

 Các yêu cầu hệ thống thông tin trên xe:

Do đặc thù hoạt động ô tô, hệ thống thông tin trên xe ngoài yêu cầu tính thẩm

mỹ còn phải đảm bảo các yêu cầu sau:

- Có độ bền cơ học cao

- Chịu được nhiệt độ cao

- Chịu được độ ẩm

- Có độ tin cậy cao nhờ hiển thị số không có các chi tiết chuyển động

- Không làm chói mắt người điều khiển xe

2.4.2 Hệ thống hiển thị và đo đạc

Hệ thống hiển thị và đo đạc trên xe Hyundai County bao gồm các đồng hồ, màn hình và các đèn cảnh báo được bố trí trên bảng tableau như hình 2.13, nhằm giúp người lái xe dễ dàng xác định được tình trạng hoạt động của các hệ thống chính trong xe

Trên bảng tableau gồm hai loại: đồng hồ hiển thị bằng kim và đồng hồ hiển thị bằng số Với loại đồng hồ hiển thị bằng kim có thể là loại cơ khí hoặc loại điện

tử dẫn động kim

Loại hiển thị bằng kim (dẫn động cơ khí) có độ chính xác thấp do khả năng

Trang 28

Loại hiển thị bằng số có nhiều ưu điểm như: dễ xem, độ chính xác cao, độ tin cậy cao do hiển thị số không có các chi tiết chuyển động

Thông qua các loại đồng hồ hiển thị sử dụng các tín hiệu từ các cảm biến khác nhau và tính toán dựa trên các tín hiệu này để xác định tốc độ xe, tốc độ động cơ, nhiệt độ nước làm mát, mức nhiên liệu và kết quả đo các trạng thái khác của xe, rồi hiển thị chúng ở dạng số hay các đồ thị dạng thanh Đồng hồ hiện thị số có các đặc điểm sau: dễ quan sát, có độ chính xác và tin cậy cao, hiển thị tốt nhất cho mỗi đồng

hồ

Hình 2-13 Cấu tạo và bố trí đồng hồ trên bảng tableau

1- Đồng hồ đo nhiệt độ nước; 2- Đồng hồ đo tốc độ xe; 3- Đồng hồ đo tốc độ quay động cơ; 4- Đồng hồ nhiên liệu; 5- Đèn báo nhiên liệu; 6- Đèn báo dầu phanh; 7- Đèn báo dừng; 8- Đèn báo dây an toàn; 9- Đèn báo phanh đỗ xe;

10- Đèn báo cửa; 15- Đèn báo dầu phanh thiếu

Trên xe Hyundai County hệ thống thông tin và hiển thị sử dụng các ký hiệu

và đèn báo trên bảng tableau như bảng 2.2

Trang 29

Bảng 2-2 Các loại ký hiệu và đèn báo trên bảng Tableau

Cảnh báo thắt lưng an toàn Đèn chỉ thị chế độ chiếu xa

Đèn báo thay đổi phương

hướng

Đèn báo sưởi trước

Đèn báo áp lực chân không Cảnh báo tăng nhiệt động cơ

2.4.3 Sơ đồ mạch điện hệ thống tin đo đạc và hiển thị

Hệ thống thông tin và hiển thị trên xe sử dụng MICON và các đồng hồ báo dạng kim và kỹ thuật số Các MICON có chức năng ghi thông tin trạng thái và hoạt động của hệ thống điện sử dụng các băng ghi nhiễu và ghi lỗi

Khi hệ thống làm việc các MICON này sẽ nhận tín hiệu điện từ các cảm biến như cảm biến áp suất khí nén, cảm biến nhiệt độ nước làm mát, cảm biến mức nhiên liệu , từ các tín hiệu này nó sẽ đưa ra các tín hiệu điều khiển hiển thị đến các đồng

hồ báo áp suất khí nén, báo mức nhiên liệu

Các đèn báo của hệ thống sẽ được kết nối tới từng hệ thống thông qua các công tắc hoặc các bộ điều khiển, khi một hệ thống nào đó hoạt động không bình thường hoặc bắt đầu hoạt động thì công tắc hoặc bộ điều khiển của đèn báo ứng với

hệ thống đó sẽ đóng mạch cấp điện cho đèn báo sáng lên trên bảng táp lô

Trang 30

Phanh dừng

CHECK ENGINE

Kiểm tra động cơ

RR DOOR

Cửa mở phía sau

động cơ Tốc độ của xe

Mức nhiên liệu

Nhiệt độ nước làm mát Nhiên liệu

thấp

Cầu chì 3

10A

Cầu chì 2 10A

0.85R/L

0.5R/L

0.5R/L

1.25R 0.85R

A

Hộp cầu chì Cấp nguồn khi rơ le nguồn ON

Cầu chì 2 10A

0.85R 0.5R

Đến mạch

(SD120-1)

Nguồn vào mở Tiếp đất

Dụng cụ cảnh

Giắc nối

0.5B

M52

M41-2

0.5L 12 Từ cầu

M41-4

Tới nguồn (SD940-3) B

M41-2

Tín hiệu

0.5P

Đến mạch (SD436-1)

0.85L/G

Đến hệ thống điều khiển MFI (SD313-2)

8 M41-4

0.5Y

14

0.5Y 2

MF10

3

9 0.5G

1 0.5B

2 M41-1

Đến hệ thống điều (SD313-4) 0.5Y/R

Bảng mạch điều khiển

Hộp cầu chì Cấp nguồn khi rơ le nguồn ON

Đến mạch (SD120-1)(SD120-4)

Hộp rơ le

Rơ le chuông cảnh báo động cơ

0.5B/O

7 M41-2

Tăng động cơ

0.5L/B

Đến hệ thống điều khiển MFI (SD313-2)

Đến mạch (SD752-4)

11

0.5W/L

Đến mạch (SD373-1)(SD373-2

5 M41-2

Đến mạch (SD940-2) (SD940-3

2 M41-3

Bảng mạch điều khiển

0.5B/L

2 M43

Cảm biến mức dầu phanh

1 M43

9 M43-2

0.5B

Giắc nối Từ mạch

Trang 31

Chân không Đèn báobụi Chế độ pha Phanhkhí xả

Đèn báo (5EA)

Đèn báo (2EA)

Bên phải Nguy hiểm

Bên trái Nguy hiểm

A

Từ mạch (SD921-1) (SD291-2)

8 M41-1

Từ mạch (SD941-2) (SD941-3)

0.5G/W 0.5G/W 0.85R/G

14 1

Từ mạch (SD925-2)

Từ mạch (SD945-1)

0.5Br/O 0.5Br 0.85Y/R 0.5G/W 0.5W/R

Từ mạch (SD941-2) (SD941-3)

Bộ nhớ điện Nguồn vào điều chỉnh ACC/ON nguồn vào

B

Đồng hồ số

Từ mạch (SD940-2)

9 22 0.5Br 0.5Br 1

3

Đến mạch

3 0.5B/O

M41-1 1 M41-4 10 M41-1

0.5B 0.5B

2 0.5B

Giắc nối

Bảng mạch điều khiển

Hình 2-15 Sơ đồ mạch điện hệ thống đỉn bâo hiển thị trín tableau

2.5 HỆ THỐNG CHIẾU SÂNG – TÍN HIỆU

Hệ thống chiếu sâng – Tín hiệu trín xe lă một hệ thống cần thiết giúp lâi xe có thể nhìn thấy trong điều kiện tầm nhìn hạn chế, dùng để bâo câc tình huống dịch chuyển để mọi người xung quanh nhận biết Ngoăi ra, hệ thống còn hiển thị câc thông số hoạt động của câc hệ thống trín xe đến lâi xe thông qua bảng Tableau vă soi sâng không gian trong xe

2.5.1 Hệ thống chiếu sâng

 Nhiệm vụ: Hệ thống chiếu sâng nhằm đảm bảo điều kiện lăm việc cho

người lâi ô tô, nhất lă văo ban đím vă đảm bảo an toăn giao thông

 Yíu cầu: Đối với câc loại đỉn chiếu sâng lă phải có cường độ sâng lớn vă không lăm lóa mắt tăi xế xe chạy ngược chiều

 Câc thông số cơ bản:

- Khoảng chiếu sâng

Trang 32

Hệ thống chiếu sáng là một tổ hợp gồm nhiều loại đèn có chức năng, bao gồm:

- Đèn kích thước xe (Mark lamps): Được sử dụng thường xuyên, đặc biệt là vào ban đêm nhằm giúp cho tài xế xe phía sau biết được kích thước và khoảng cách của xe đi trước

- Đèn đầu (Head lamps): Dùng để chiếu sáng không gian phía trước xe giúp tài xế có thể nhìn thấy trong đêm tối hay trong tầm nhìn hạn chế

- Đèn sương mù (Fog lamp): Trong điều kiện sương mù, nếu sử dụng đèn pha chính có thể tạo ra vùng ánh sáng chói phía trước gây trở ngại cho các xe đối diện và người đi đường Vì vậy, người ta sử dụng đèn sương mù để giải quyết vấn

đề trên Các đèn sương mù thường chỉ sử dụng ở các nước có nhiều sương mù

- Đèn trong xe (Interior light): Gồm nhiều đèn có công suất nhỏ, ở các vị trí khác nhau trong xe với mục đích tăng tính tiện nghi và thẩm mỹ cho nội thất của xe

- Đèn đọc sách (Reading lamps): Gồm nhiều bóng đèn có công suất nhỏ, ở các vị trí của người ngồi trên xe với mục đích phục vụ cho riêng từng hành khách trên xe, làm những công việc riêng của mình mà không cần bật cả hệ thống đèn chiếu sáng trong xe

- Đèn biển số (Licence lamps): Đèn này phải có ánh sáng trắng nhằm soi rõ biển số xe, đèn này phải được bật sáng cùng lúc với đèn pha hay cốt và đèn đậu xe

- Đèn lùi (Back-up lamps): Đèn này được chiếu sáng khi xe gài số lùi, nhằm báo hiệu cho các xe khác và người đi đường

Trang 33

2.5.1.1.Cấu tạo của bóng đèn

Trên xe được sử dụng hai loại bóng đèn là: Loại dây tóc và loại halogen

- Loại đèn dây tóc: Vỏ đèn làm bằng thủy tinh, bên trong chứa một dây điện

trở làm bằng volfram Dây volfram được nối với hai dây dẫn để cung cấp dòng điện đến Hai dây dẫn này được gắn chặt vào nắp đậy bằng đồng hay nhôm Bên trong bóng đèn sẽ được hút hết khí tạo môi trường chân không nhằm tránh oxy hóa và bốc hơi dây tóc

Khi hoạt động ở một điện áp định mức, nhiệt độ dây tóc lên đến 23000 C và tạo ra vùng sáng trắng Nếu cung cấp cho đèn một điện áp thấp hơn định mức, nhiệt

độ dây tóc và cường độ sáng sẽ giảm xuống Ngược lại nếu cung cấp cho đèn một điện áp cao hơn thì trong một thời gian ngắn sẽ làm bốc hơi volfram, gây ra hiện tượng đen bóng đèn và có thể đốt cháy cả dây tóc

Đây là loại bóng đèn dây tóc thường, môi trường làm việc của dây tóc là chân không nên dây tóc dễ bị bốc hơi sau một thời gian làm việc Đó là nguyên nhân làm cho vỏ thủy tinh bị đen

Để khắc phục điều này, người ta có thể làm cho vỏ thủy tinh lớn hơn, tuy nhiên cường độ ánh sáng sẽ giảm sau một thời gian sử dụng

Hình 2-16 Cấu tạo bóng đèn loại dây tóc

a- Loại một dây tóc; b- Loại hai dây tóc

1- Vỏ đèn; 2- Dây tóc; 3- Dây đỡ; 4- Chốt định vị; 5- Mass; 6- Tiếp điểm

Trang 34

- Loại đèn halogen: Sự ra đời của bóng đèn halogen đã khắc phục được các

nhược điểm của bóng đèn dây tóc thường Người ta sử dụng phần lớn thủy tinh thạch anh để làm bóng vì loại vật liệu này chịu được nhiệt độ và áp suất rất cao (khoảng 5 đến 7 bar) cao hơn thủy tinh bình thường làm cho dây tóc đèn sáng hơn

và tuổi thọ cao hơn bóng đèn thường Thêm vào đó, một ưu điểm của bóng halogen

là chỉ cần một tim đèn nhỏ hơn so với bóng thường Điều này cho phép điều chỉnh tiêu điểm chính xác hơn so với bóng bình thường

Đèn halogen có chứa khí halogen (như Iod hoặc Brôm) Các chất khí này tạo

ra một quá trình hóa học khép kín: Iod kết hợp với vonfram (hay Tungsten) bay hơi

ở dạng khí thành iodur vonfram, hỗn hợp khí này không bám vào vỏ thủy tinh như bóng đèn thường mà thay vào đó sự chuyển động đối lưu sẽ mang hỗn hợp này trở

về vùng khí nhiệt độ cao xung quanh tim đèn (ở nhiệt độ cao trên 1450 0C) thì nó sẽ tách thành 2 chất: vonfram bám trở lại tim đèn và các phần tử khí halogen được giải phóng trở về dạng khí

Quá trình tái tạo này không chỉ ngăn chặn sự đổi màu bóng đèn mà còn giữ cho tim đèn luôn hoạt động ở điều kiện tốt trong một thời gian dài Bóng đèn halogen phải được chế tạo để hoạt động ở nhiệt độ cao hơn 250 0C Ở nhiệt độ này khí halogen mới bốc hơi

Hình 2-17 Cấu tạo bóng đèn halogen

1- Vỏ thủy tinh thạch anh; 2- Dây tóc tim cốt; 3- Dây tóc tim pha;

Trang 35

Trín xe Hyundai County hệ thống chiếu sâng sử dụng câc loại bóng đỉn vă thống số kỹ thuật của nó như bảng 2.3

Bảng 2.3 Câc loại bóng đỉn sử dụng trín xe Hyundai County

G09 Từ mạch (SD 130-8)

Cấp nguồn khi rơ le nguồn ở vi trí ON Luôn cấp nguồn

Hộp cầu chì I/P

Hộp cầu chì

Sấy động cơ

50 A

Cầu chì 5

10 A

5.0G 3.0L/B 0.85R/B

1 3.0L/B

Đến mạch (SD110-3)

MF07

5

1 4

Rơ le đèn cốt

Hộp

rơ le

Đến mạch (SD120-4)

7 2

5 0.5R/B

Giắc nối

M22

M22

0.85R/B

Hộp cầu chì

Cầu chì 14

15 A

Cầu chì 13

15 A 1.25R/L 1.25R/W

1.25R/G 1.25R/W

16 1.25R/W 1.25R/W

0.5B

Từ mạch (SD 130-8)

0.85B

1.25R/G 1.25R/G

17 F09

M41-4

13 M41-2

0.5B 0.85R/G

Từ mạch (SD 928-2)

0.5R/O

7 0.5R/W 0.5W/R

4 3

2 M38-1

Công tắc đa chức năng

2

1 5

Công tắc chuyển

Đèn pha cốt và đèn hậu bên phải HI LO

M50

Hình 2-18 Sơ đồ mạch điện điều khiển đỉn pha-cốt

Trang 36

Hoạt động của mạch điện đèn pha-cốt theo kiểu âm chờ Ăc quy luôn cấp điện cho chân vào của rơ le đèn cốt và rơ le đèn pha ở hộp cầu chì I/P Loại này thường bật sáng công tắc máy ở vị trí ON

Khi bật công tắc về vị trí LOW (cốt) sẽ có dòng điện chạy theo mạch như sau:

Từ (+) ắc quy  cầu chì 5  cuộn dây rơ le đèn cốt  công tắc đa chức năng ở LOW  nguồn âm Rơ le đèn cốt lúc này sẽ đóng mạch từ (+) ắc quy  cầu chì 5

 tiếp điểm của rơ le đèn cốt  cầu chì 14  dây tóc của các bóng đèn cốt bên phải và bên trái  nguồn âm tại G09, làm các bóng đèn này sáng lên

Khi bật công tắc về chế độ HIGH (pha) sẽ có dòng điện chạy theo mạch như sau: Từ (+) ắc quy  cầu chì 5  cuộn dây rơ le đèn pha  công tắc đa chức năng

ở HIGH  nguồn âm Rơ le đèn pha lúc này sẽ đóng mạch từ (+) ắc quy  cầu chì

5  tiếp điểm của rơ le đèn pha  cầu chì 13  dây tóc của các bóng đèn pha bên phải và bên trái  nguồn âm tại G09, làm các bóng đèn này sáng lên Đồng thời cũng có dòng điện đi đến đèn báo pha trên bảng táp lô, để lái xe biết được xe đang làm việc ở chế độ chiếu xa

Khi bật công tắc về chế độ Flash, chế độ này là chế độ nháy pha, đèn pha sáng báo hiệu cho xe chạy ngược chiều hay cùng chiều biết để xin vượt hoặc tránh nhau

Ở chế độ này đèn pha sáng lên không phụ thuộc vào vị trí của công tắc đèn pha cốt Dòng điện chạy trong mạch như sau: Từ (+) ắc quy  cầu chì 5  cuộn dây rơ le đèn pha  công tắc đa chức năng ở HIGH  nguồn âm Rơ le đèn pha lúc này sẽ đóng mạch từ (+) ắc quy  cầu chì 5  tiếp điểm của rơ le đèn pha  dây tóc của các bóng đèn pha bên phải và bên trái  nguồn âm tại G09, làm các bóng đèn này sáng lên

2.5.1.3 Sơ đồ mạch điện điều khiển đèn sương mù

Khi công tắc đa chức năng ở vị trí HEAD, thì sẽ có dòng điện chạy theo mạch từ: (+) ắc quy  cầu chì 25  cuộn dây rơ le đèn đuôi  công tắc đa chức năng vị trí HEAD  nguồn âm Lúc này rơ le đèn đuôi sẽ đóng mạch từ: (+) ắc quy  cầu chì 25  tiếp điểm của rơ le đèn đuôi  cuộn dây của rơ le đèn sương mù  tiếp

Trang 37

điểm của công tắc đỉn sương mù Nguồn dương sẽ chờ ở tiếp điểm năy của công tắc đỉn sương mù

Khi đóng công tắc đỉn sương mù (đóng tiếp điểm lại), sẽ có dòng điện chạy từ: (+) ắc quy  cầu chì 25  tiếp điểm của rơ le đỉn đuôi  cuộn dđy của rơ le đỉn sương mù  tiếp điểm của công tắc đỉn sương mù  về nguồn đm tại G09 Lúc năy Rơ le đỉn sương mù sẽ đóng mạch từ: (+) ắc quy  tiếp điểm của rơ le đỉn sương mù  Câc dđy tóc của câc bóng đỉn sương mù bín phải, bín trâi vă bóng đỉn bâo trín bảng tâp lô  về nguồn đm tại G09, lăm câc bóng năy sâng lín

đa chức năng

Đèn sương mù trước RH

G05

Hộp cầu chì I/P

Cấp nguồn khi rơ le nguồn mở Luôn cấp nguồn

Luôn cấp nguồn

Cầu chì 3 10A Cầu chì 31

10A Cầu chì 25

10A

0.5R/G 0.5R/G

Từ (SD941-4) 0.5G/W

2 M01

Rơ le đèn sương mù

0.5G/W

9 M26-2

5 M26-2

0.85G/W Giắc nối

M02

Hộp

0.5B 0.5B

Đèn sương mù sau

0.85W 0.85W 0.85W/B 0.85W/B 0.85W/B

Trang 38

2.5.2.1 Hệ thống còi

Hệ thống còi trên xe nhằm mục đích báo hiệu bằng tiếng động cho các phương tiện giao thông khác và người đi đường biết nhằm đảm bảo an toàn giao thông

Trên xe Hyundai County sử dụng còi điện với các thông số kỹ thuật như sau: Điện thế tiêu chuẩn 24V, điện thế vận hành từ (20÷28)V, cường độ âm thanh phát

ra từ (100÷112) dB, tần số của còi là (415±20) Hz, công suất 40W

 Cấu tạo

Còi điện cầu tạo gồm: vỏ còi 4, khung từ 5 với cuộn dây 9, khung thép 2 với

Còi điện cấu tạo gồm: vỏ còi 4, khung từ 5 với cuộn dây 9, khung thép 2 với màng thép 3, trụ điều khiển 11, lõi thép từ 8, trụ đứng của tiếp điểm 14 với tiếp điểm tĩnh 12 và tiếp điểm động 13, tụ điện dập tắt tia lửa điện 15, trụ đứng 6 với lò

xo thép 7 và loa còi 1 Màng thép 3 được cố định và ép chặt vào vỏ còi 4 và loa còi

1 Cuộn dây 9 được cuốn trên lõi của khung thép 5 một đầu dây của cuộn dây được nối với cực dương của ắc quy đầu còn lại được nối với mát qua cặp tiếp điểm 12, 13

Hình 2-20 Kết cấu còi điện và sơ đồ đấu dây

1- Loa còi; 2- Khung thép; 3- Màng thép; 4- Vỏ còi; 5- Khung thép; 6- Trụ đứng; 7- Tấm thép lò xo; 8- Lõi thép từ; 9- Cuộn dây; 10- Ốc hãm; 11- Trụ điều khiển; 12- Cần tiếp điểm tĩnh; 13- Cần tiếp điểm động; 14- Trụ đứng của tiếp điểm; 15- Tụ điện; 16- Rơ le còi;17- Nút còi; 18- Cầu chì; 19- Ắc quy.

Ngày đăng: 27/11/2015, 21:10

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[3] Công ty cổ phần Cửu long giang (2010).“Catalog của xe Hyundai County” Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Catalog của xe Hyundai County
Tác giả: Công ty cổ phần Cửu long giang
Năm: 2010
[4] Bộ môn Ô TÔ & MCT, Khoa CKGT (2007). “Trang bị điện và điện tử trên ô tô”. Đại học Bách khoa Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Trang bị điện và điện tử trên ô tô”
Tác giả: Bộ môn Ô TÔ & MCT, Khoa CKGT
Năm: 2007
[5] PGS-TS Đỗ Văn Dũng. (2003). Từ điển Anh-Việt chuyên ngành công nghệ ôtô. Nhà xuất bản thống kê. TP. HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Anh-Việt chuyên ngành công nghệ ôtô
Tác giả: PGS-TS Đỗ Văn Dũng
Nhà XB: Nhà xuất bản thống kê. TP. HCM
Năm: 2003
[6] PGS-TS Đỗ Văn Dũng(2007). “Hệ thống điện & điện tử trên ô tô hiện đại – Hệ thống điện động cơ”. Đại học sư phạm kỹ thuật TP. HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Hệ thống điện & điện tử trên ô tô hiện đại – Hệ thống điện động cơ”
Tác giả: PGS-TS Đỗ Văn Dũng
Năm: 2007
[7] PGS-TS Đỗ Văn Dũng. “Hệ thống điện thân xe & Điều khiển tự động trên ô tô” Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Hệ thống điện thân xe & Điều khiển tự động trên ô tô
[8] PGS-TS Đặng Văn Đào.(2004). “Giáo trình kỹ thuật điện”. NXB Giáo dục. [9] http://www.oto-hui.com Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình kỹ thuật điện”
Tác giả: PGS-TS Đặng Văn Đào
Nhà XB: NXB Giáo dục. [9] http://www.oto-hui.com
Năm: 2004
[1] Hyundai Motor Company (2007). Electrical troubleshooting manual 2007 Khác
[2] Hyundai Motor Company. Shop Manual Hyundai County Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w