1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

NỢ CÔNG HY LẠP VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM

34 1,3K 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 859,86 KB

Nội dung

Sự hiện hữu của “bóng ma” khủng hoảng nợ đã và đang làm đau đầu các nhà lãnh đạo Liên minh Châu Âu. Bắt đầu từ Hy Lạp, khủng hoảng nợ công nhanh chóng lây lan sang các nước trong khu vực Châu Âu, và gây ảnh hưởng xấu đến toàn bộ hệ thống tài chính và tăng trưởng kinh tế toàn cầu.

Trang 1

MỤC LỤC.

LỜI MỞ ĐẦU.

Sự hiện hữu của “bóng ma” khủng hoảng nợ đã và đang làm đau đầu cácnhà lãnh đạo Liên minh Châu Âu Bắt đầu từ Hy Lạp, khủng hoảng nợ côngnhanh chóng lây lan sang các nước trong khu vực Châu Âu, và gây ảnh hưởngxấu đến toàn bộ hệ thống tài chính và tăng trưởng kinh tế toàn cầu

Trong bối cảnh đất nước đang tham gia ngày càng sâu rộng, quá trình liênkết khu vực, hội nhập quốc tế đang diễn ra nhanh chóng, chúng ta phải nhậnthức rõ được tầm quan trọng của việc nghiêng cứu khủng hoảng nợ công để cóthể chủ động phòng ngựa cũng như hạn chế thấp nhất ảnh hưởng khi khủnghoảng xảy ra Tình trạng Việt Nam cũng giống như Hy Lạp ở một số yếu tốnhư: thâm hụt cán cân vãng lai kéo dài, yếu kém trong quản lý chi tiêu công…liệu Việt Nam có khả năng lâm vào một cuộc khủng hoảng nợ công trong tươnglai gần hay không? Việt Nam cần phải làm gì để tránh đi vào vết xe đổ của HyLạp? Đây của cũng chính là nguyên nhân đề tài “Khủng hoảng nợ công Hy Lạpvà bài học kinh nghiệm cho Việt Nam” được triển khai

Bài nghiên cứu gồm 3 phần:

Phần 1: Khái quát chung về nợ công

Phần 2: Phân tích khủng hoàng nợ công của Hy Lạp

Phần 3: Bài học kinh nghiệm và giải pháp cho chính sách nợ công Việt

nam qua cuộc khủng hoảng nợ công Hy Lạp

1

Trang 2

Chương I Khái quát chung về nợ công.

I.1 Nợ công.

I.1.1 Định nghĩa.

Theo luật quản lý nợ công số 29/2009/QH12 ngày 17/06/2009 thì nợcông bao gồm: Nợ Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh và nợ của chínhquyền địa phương Như vậy, Các khoản vay như vay vốn ODA, phát hành tráiphiếu chính phủ (trong cũng như ngoài nước), trái phiếu công trình đô thị haymột tập đoàn kinh tế vay nợ nước ngoài được chính phủ bảo lãnh đều đượcxem là nợ công

I.1.2 Phân loại nợ công.

Phân theo nguồn vay bao gồm: vay trong nước; vay nước ngoài.

Phân theo chủ thể đi vay bao gồm: Chính phủ; chính quyền địa

phương; doanh nghiệp và các tổ chức tài chính, tín dụng được Chính phủbảo lãnh

Phân theo loại hình vay bao gồm: vay hỗ trợ phát triển chính thức (vay

ODA); vay ưu đãi; vay thương mại

Phân theo thời hạn vay bao gồm: vay ngắn hạn; vay trung – dài hạn;

Phân theo loại lãi suất bao gồm: lãi suất cố định; lãi suất thả nổi.

Phân theo chủ nợ và nhóm chủ nợ: chủ nợ chính thức; chủ nợ tư nhân.

Phân theo công cụ nợ bao gồm: thỏa thuận vay; tín phiếu; trái phiếu;

công trái và các công cụ nợ khác.Chỉ tiêu xác định tình trạng nợ công vàngưỡng an toàn nợ công

a) Các chỉ tiêu giám sát về nợ công, nợ nước ngoài của quốc gia bao gồm:

Nợ công so với GDP: Chỉ số này phản ánh quy mô nợ công so với thu

nhập của toàn bộ nền kinh tế và được tính tại thời điểm 31/12 hàng năm

Nợ chính phủ so với GDP: Chỉ số này phản ánh quy mô nợ Chính phủ

so với thu nhập của toàn bộ nền kinh tế và được tính tại thời điểm 31/12 hàngnăm

Trang 3

Nợ vay thương mại của Chính phủ so với GDP: Chỉ số này phản ánh

quy mô nợ vay thương mại nước ngoài Chính phủ so với thu nhập của toàn bộnền kinh tế và được tính tại thời điểm 31/12 hàng năm

Nợ được Chính phủ bảo lãnh so với GDP: Chỉ số này phản ánh quy mô

được Chính phủ bảo lãnh so với thu nhập của toàn bộ nền kinh tế và được tínhtại thời điểm 31/12 hàng năm

Nghĩa vụ trả nợ (gốc, lãi) trực tiếp của Chính phủ: Chỉ số này xác

định quy mô trực tiếp của Chính phủ đến hạn hàng năm so với khả năng trả nợcủa Chính phủ bằng nguồn thu ngân sách nhà nước và được tính tại thời điểm31/12 hàng năm

Nghĩa vụ trả nợ (gốc, lãi) vay của Chính phủ về cho vay lại: Chỉ số

này xác định quy mô nợ gián tiếp của Chính phủ đến hạn hàng năm so với khảnăng trả nợ của Chính phủ bằng nguồn thu ngân sách nhà nước và được tính tạithời điểm 31/12 hàng năm

Nghĩa vụ nợ dự phòng của Chính phủ so với thu ngân sách nhà nước:

Tỷ lệ này xác định khả năng hoàn trả đối với nghĩa vụ nợ dự phòng phát sinh từkhoản vay, phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh từ nguồn thu ngânsách nhà nước và được tính tại thời điểm 31/12 hàng năm

Nợ chính quyền địa phương so với GDP: Chỉ số này phản ánh quy mô

nợ của Chính quyền địa phương so với thu nhập của toàn bộ nền kinh tế vàđược tính tại thời điểm 31/12 hàng năm

Nợ nước ngoài của quốc gia so với GDP: Chỉ số này phản ánh tương

quan giá trị dư nợ nước ngoài của quốc gia so với thu nhập của toàn bộ nền kinhtế và được tính tại thời điểm 31/12 hàng năm

Nghĩa vụ trả nợ nước ngoài (gốc, lãi) hàng năm so với kim ngạch xuất khẩu hàng hóa dịch vụ: Chỉ số này phản ánh khả năng hoàn trả nợ nước

ngoài từ nguồn thu xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ, qua đó phản ánh tính thanhkhoản của nợ nước ngoài và được tính tại thời điểm 31/12 hàng năm

3

Trang 4

Dự trữ ngoại hối nhà nước so với nợ nước ngoài ngắn hạn: Chỉ số này

phản ánh khả năng sử dụng dự trữ ngoại hối nhà nước để trả các khoản nợ nướcngoài ngắn hạn và được tính tại thời điểm 31/12 hàng năm

b) Ngưỡng an toàn của nợ công:

TTCP

Khuyến cáo củaWB

Nợ chính phủ bảo lãnh/GDP

Nợ chính quyền địa phương/GDP

2 Nợ nước ngoài của quốc gia/GDP <50% <50%

3 Dự trữ ngoại hối so với nợ nước

ngoài ngắn hạn

4 Nghĩa vụ trả nợ CP/thu NSNN <30% <35%

5 Nghĩa vụ trả nợ nước ngoài/XK <20% <25%

I.2 Khủng hoảng nợ công.

I.2.1 Thế nào là khủng hoảng nợ công.

Khủng hoảng nợ công là tình trạng nợ công tăng cao (vỡ nợ), làm chaođảo nền kinh tế do sự mất cân đối giữa thu và chi ngân sách quốc gia Nhu cầuchi nhiều quá, trong khi thu không đáp ứng nổi, chính phủ đi vay tiền thông quanhiều hình thức như phát hành công trái, trái phiếu, hiệp định tín dụng,… đểchi, từ đó dẫn đến tình trạng nợ Thâm hụt ngân sách kéo dài làm cho nợ cônggia tăng Nợ không trả sớm, để lâu thành "lãi mẹ đẻ lãi con" và ngày càng chồngchất thêm

I.2.2 Nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng nợ công.

Việc gia tăng mạnh chi tiêu từ ngân sách nhà nước, lương và chi phí hoạtđộng của bộ máy nhà nước…, đặc biệt, hậu quả của cuộc khủng hoảng tàichính-kinh tế toàn cầu vừa qua đã buộc nhiều nước phải chi rất nhiều để khắcphục

Trang 5

Chính phủ không minh bạch các số liệu về tình trạng ngân sách của quốcgia,sự kiểm soát chi tiêu và quản lý nợ của Nhà nước yếu kém, không chặt chẽ,gây thất thoát, lãng phí trong đầu tư và chi tiêu, tệ nạn tham nhũng phát triển.

Các nguồn thu (chủ yếu từ thuế) tăng không kịp với nhu cầu chi( cắt giảmthuế, trốn thuế, tệ tham nhũng, hối lộ, kiểm soát không chặt chẽ….)

Tâm lý ảo tưởng về sức mạnh, uy tín quốc gia dẫn đến tình trạng vay nợtràn lan, đầu tư quá trớn, thiếu tính toán…

Chính phủ không kịp thời khống chế hành vi cho vay thiếu trách nhiệmcủa một số ngân hàng khi nền kinh tế tăng trưởng nóng tạo thành bong bóng.Mặt khác còn lựa chọn bao cấp các ngân hàng này khi họ bị thua lỗ

Tỷ lệ tiết kiệm trong nước thấp làm cho thâm hụt ngân sách ngày càngtăng

I.2.3 Tác động của khủng hoảng nợ công.

Khủng hoảng nợ công tác động đến nền kinh tế thông qua các chỉ số sau:Cán cân ngân sách thâm hụt

Giá trái phiếu giảm và lãi suất tăng

Lạm phát tăng

Các doanh nghiệp hạn chế đầu tư, tốc độ tăng trưởng GDP giảm Thấtnghiệp tăng

5

Trang 6

Khủng hoảng nợ công, cán cân ngân sách thâm hụt, Chính phủ cần huyđộng để trả nợ buộc phải vay của công chúng bằng cách phát hành trái phiếu,vay mượn ở ngân hàng trung ương hoặc cầu viện cứu trợ từ các nước khác, từcác tổ chức quốc tế như IMF hoặc tăng thuế để bù đắp thâm hụt ngân sách bêncạnh đó phải thực hiện chính sách “thắt lưng buộc bụng” để giảm chi tiêu Việcphát hành thêm trái phiếu chính phủ thì giá trái phiếu chính phủ giảm, lãi suấttrái phiếu tăng vì chính phủ phải nâng lãi suất trái phiếu thì mới huy động đượcngười mua

Khi cán cân ngân sách thâm hụt, ngân hàng trung ương sẽ tài trợ thâm hụtbằng cách phát hành thêm tiền làm tăng khối cung tiền gây ra áp lực lạm phát

Bên cạnh đó, việc cắt giảm chi tiêu, tăng thuế sẽ làm giảm đầu tư trựctiếp, kìm hãm kinh tế, làm chậm tốc độ tăng trưởng (thể hiện ở tốc độ tăngtrưởng GDP giảm sút  chỉ số nợ/GDP tăng) Việc giảm chi tiêu, giảm đầu tư

sẽ dẫn đến tình trạng việc làm giảm, thất nghiệp gia tăng

Mặt khác, cán cân ngân sách thâm hụt đã gây ra sự mất lòng tin củangười dân và của nhà đầu tư mới đối với các nền kinh tế quốc gia khiến đồngtiền quốc gia sụt giá Điều đó có thể dẫn tới một đợt tháo chạy với quy mô lớntrên thị trường trái phiếu và cổ phiếu làm giá chứng khoán bị sụt giảm

Chương II Khủng hoảng nợ công Hy Lạp.

II.1 Vài nét về nền kinh tế Hy Lạp trước khi khủng hoảng.

Hy Lạp là một quốc gia nhỏ ở Nam Âu, là thành viên của khu vực đồng tiềnchung Châu Âu Dân số Hy Lạp khoảng 11 triệu người chiếm 2,2% EU, đónggóp 2,8% GDP của EU Hy lạp có thu nhập bình quân đầu người khoảng 17.440

đô la Mỹ

Hy Lạp có nền kinh tế phát triển với khu vực kinh tế quốc doanh chiếm khoảng40% GDP Cơ cấu kinh tế Hy Lạp trước năm 2009 như sau: dịch vụ 76%, côngnghiệm 20,6%, nông nghiệp 3,4% Trong đó du lịch là thế mạnh của Hy Lạp, lànguồn thu ngoại tệ chủ yếu đóng góp 15% GDP

Trang 7

Những chính cải cách kinh tế hợp lý cùng với việc gia nhập Liên minh Châu Âuđã giúp nền kinh tế Hy Lạp phát triển mạnh mẽ đồng thời nâng cao mức sốngcho người Hy Lạp Chỉ số phát triển con người xếp thứ 22 thế giới, tốc độ tăngtrưởng thường xuyên nằm ở mức cao nhất so với các nước nằm trong khu vực.

II.2 Thực trạng khủng hoảng nợ công Hy Lạp.

II.2.1 Tỷ lệ nợ công trên GDP:

Từ lúc bắt đầu tham gia sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Euro) vàogiữa năm 2001 cho đến năm 2010, Hy Lạp luôn vượt chỉ tiêu nợ công theo quyđịnh của hiệp hội các nước thuộc khu vực EURO là 60%/ GDP, có lúc tỷ lệ nợcông của quốc gia này lên đến 142,8% GDP vào năm 2010, nợ chính phủ lênđến 328,6 tỷ EUR (năm 2010) vượt xa chỉ tiêu mà khu vực EURO cho phép,năm 2011 số nợ của Hy lạp ước tính đã lên tới hơn 350 tỷ EUR, chiếm khoảng

130,2%GDP (Hình 2.1)

Nguồn: tradingEconomics.com

7

Trang 8

Hình 2.1 : Tỷ lệ nợ công trên GDP của Hy Lạp

II.2.2 Tỷ trọng nợ công của Hy Lạp:

Rủi ro lớn nhất của Hy Lạp là nợ vay nước ngoài chiếm tỷ lệ lớn Ướctính tỷ lệ trái phiếu do nước ngoài nắm giữ có thể lên tới 80% lượng trái phiếuchính phủ phát hành Chủ nợ phần lớn là các ngân hàng châu Âu Các nước Ý,Ireland cũng trong tình cảnh thâm hụt ngân sách và nợ công cao, nhưng không

bị đánh giá nghiêm trọng bằng Hy Lạp (Hình 2.2) Sở dĩ như vậy vì các nước

này có nền kinh tế tương đối lớn, ngân sách lớn, khả năng kiểm soát nợ trongnước cao hơn, các chỉ số về cơ cấu nợ cũng như các biến số về phát triển kinh tế

vĩ Mô tốt hơn Hy Lạp

Hình 2.2: Những chủ nợ lớn nhất của Hy Lạp

Trang 9

Nguồn:tradingEconomics.comHình 2.4: Thâm hụt cán cân vãng lai của Hy Lạp

Tính theo thời gian Với mức vay nợ như trên, Hy Lạp phải đối mặt vớikhoản nợ đến hạn phải thanh toán 8,5 tỉ euro (tương đương 11,3 tỉ đô la Mỹ) tráiphiếu chính phủ vào ngày 19-5-2010 Chưa đến một năm, một đợt trả nợ kế tiếpdiễn ra vào tháng 3/2011, với số tiền 8.6 tỷ Euro Hầu hết các khoản nợ của HyLạp là ngắn hạn, trong đó, số nợ phải trả trong năm 2010 là 16% tổng nợ

(Hình2.3)

Hình 2.3:Tỷ trọng nợ công của Hy Lạp theo kỳ hạn

II.2.3 Thâm hụt cán cân vãng lai trong một thời gian dài.

Hy lạp thâm hụt cán cân vãng lai trong một thời gian dài, ngay từ khi đãgia nhập vào khu vực đồng tiền chung Euro, nhưng tình trạng thâm hụt vẫnkhông được cái thiện mà có xu hướng ngày càng tăng, đến tháng tám năm2011,Hy Lạp báo cáo thâm hụt tài khoản vãng lai tương đương với 145 triệu

EUR (Hình 2.4)

9

Trang 10

Nguồn: tradingEconomics.com

Sự thâm hụt cán cân vãng lai của Hy Lạp bắt nguồn từ sự thâm hụtthương mại của nước này, cũng như tình trạng cán cân vãng lai, cán cân thươngmại của Hy Lạp luôn trong tình trạng thâm hụt, đến tháng tám năm 2011, Hy

Lạp báo cáo thâm hụt thương mại tương đương với 2.169 triệu EUR (Hình 2.5)

Hình 2.5: Thâm hụt cán cân thương mại của Hy Lạp

II.2.4 Tình trạng thâm hụt ngân sách:

Trong những năm 2007-2009, tình trạng thâm hụt ngân sách của Hy Lạpngày càng gia tăng, đặc biệt là trong giai đoạn từ 2008-2009 Năm 2009, mứcthâm hụt ngân sách là 15.4% GDP vượt ngưỡng an toàn là 5% GDP và vượtmức cho phép của khu vực đồng tiền chung là 3%/GDP Để bù đắp thâm hụtngân sách, Chính phủ Hy Lạp đã vay nợ dưới nhiều hình thức

Nguồn: tradingEconomics.comHình 2.6: Thâm hụt ngân sách của Hy Lạp

Với tình trạng thâm hụt ngân sách như vậy, đến năm 2010, sau khi thựchiện các biện pháp “thắt lưng buộc bụng”, thì tình trạng thâm hụt của Hy Lạp đãgiảm xuống ở mức 10,5%GDP, tuy nhiên đây cũng còn là một con số khá cao

so với chỉ tiêu mà khu vực đồng tiên chung này đề ra (Hình 2.6)

Trang 11

II.3 Nguyên nhân gây ra khủng hoảng nợ công.

II.3.1 Nhân tố trong nước.

Chi tiêu chính phủ quá lớn trong khi nguồn thu hạn chế.

Vào giai đoạn 2001-2007, GDP của Hy Lạp tăng ở mức trung bình 4.3%,

so với mức trung bình của khu vực châu Âu là 3.1% Tốc độ phát triển kinh tếcao là nhờ có sự gia tăng nhanh của tiêu dụng ở khu vực tư nhân (được cungcấp bở các gói tín dụng dễ dãi) và đầu tư công được chính phủ và EU tài trợ.Tuy nhiên trong sáu năm đó trong khi chi tiêu chính phủ tăng lên 87% thì khoảnthu chỉ tăng có 31% dẫn tới thâm hụt ngân sách trên mức cho phép theo quyđịnh của EU Các nhà quan sát đã chỉ ra một việc quản lý công thiếu hiệu quảvà cồng kềnh của Hy Lạp, hệ thống y tế và trợ cấp lương hưu tốn kém, trốn thuếvà việc thiếu ý thức duy trì kỷ cương tài chính là những nhân tố chính phía sauthâm hụt ngân sách của Hy Lạp

Theo như Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), trong năm

2004, chi tiêu cho quản lý công trong tổng chi tiêu công của Hy Lạp cao hơn bấtkỳ nước nào của OECD và không có gì chứng minh rằng số lượng và chấtlượng của các dịch vụ công ích này là vượt trội Năm 2009, chi tiêu công củachính phủ chiếm 50% GDP Chính phủ kế tiếp tiếp tục muốn hiện đại hóa vàcủng cố vấn đề quản lý công, tuy nhiên những gì thấy được chỉ là việc bố trí quáđông nhân viên và năng suất làm việc thấp ở khu vực công lại là chướng ngạivật để tăng trưởng kinh tế Bên cạnh đó độ tuổi của dân số Hy Lạp trung bìnhtrên 64, điều này có thể đặt thêm gánh nặng lên các khoản chi công cộng và hệthống trợ cấp lương hưu thuộc hàng tốt nhất châu Âu Theo như OECD, việctăng tỷ lệ lương từ 70% lên 80% là khá cao và tương tự là quyền được hưởngtoàn bộ trợ cấp lương hưu chỉ đòi hỏi 35 năm đóng góp so với 40 như nhiềunước khác

Ngược lại với khoản chi, các khoản thu sụt giảm cũng góp phần vào thâmhụt ngân sách Hy Lạp Nhiều nhà kinh tế chỉ ra rằng vấn nạn trốn thuế và nềnkinh tế không được ghi chép của nước này là nhân tố chính cho việc mất khả

11

Trang 12

năng thanh toán Họ cho rằng Hy Lạp phải giải quyết vấn đề này nếu muốn tăngthu cần thiết để nâng cao vị thế tài chính Một vài nghiên cứu đã ước lượng nềnkinh tế ngầm ở Hi Lạp chiếm 25-30% GDP.

Vấn đề chính sách và năng lực cạnh tranh

Nền công nghiệp của Hy Lạp trải qua sự sự giảm sút về cạnh tranh quốctế Vấn đề tiền lương và năng suất lao động thấp cũng là những tác nhânchính Mức độ cạnh tranh của Hy Lạp rất thấp chỉ xếp thứ 109 về những quốcgia thuận lợi kinh doanh năm 2009 bị bỏ xa so với các nước trong khu vực

Theo một nghiên cứu, mức độ chi tiền công của Hy Lạp đã tăng khoảng5% hàng năm từ khi nước này ra sử dụng đồng euro là đồng tiền quốc gia tănggấp hai lần tốc độ trung bình của khu vực Cùng lúc, xuất khẩu từ Hy Lạp đếncác bạn hàng chính chỉ tăng 3.8% /năm, bằng một nửa tốc độ tăng nhập khẩucủa các nước này từ các bạn hàng khác

II.3.2 Nhân tố ngoài nước.

Tiếp cận các nguồn vốn có mức lãi suất thấp tăng lên

Việc sử dụng đồng euro làm đồng tiền quốc gia năm 2001 dường như làmột tác nhân góp phần tạo nên cuộc khủng hoảng nợ Hy Lạp Khi hệ thống tiềntệ được neo vào những nền kinh tế mạnh như Đức và Pháp và một chính sáchtiền tệ chung được quản lý bởi Ngân hàng trung ương Châu Âu, các nhà đầu tưcó xu hướng tin tưởng hơn vào các nước thành viên của đồng euro Nhận thứcđược tính ổn định của đồng euro khiến Hy Lạp cũng như các thành viên kháccủa khối EU được vay mượn ở mức lãi suất ưu đãi hơn so với các nước ngoàikhu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu Điều này cũng đồng thời tạo điềukiện cho việc tài trợ ngân sách và trả các khoản nợ đang tồn tại Và chính nhữnglợi ích này đã góp phần nên vấn đề nợ công của Hy Lạp Tiếp cận dễ dàng vớicác khoản tín dụng với lãi suất thấp làm cho Hy Lạp nhanh chóng đạt mức độnợ cao

Vấn đề về thi hành các qui định của EU

Việc không tuân theo đúng “hiệp ước về tính ổn định và phát triển” được

Trang 13

coi là nhân tố góp phần vào mức độ nợ cao của Hy Lạp Năm 1997, các thànhviên EU đã thông qua hiệp ước này nhằm nâng cao mức độ giám sát và tuântheo các qui tắc tài chính được tạo lập trong hiệp định Maastricht 1992 Theonhư qui định thì thâm hụt ngân sách không được vượt quá 3% GDP và nợkhông được quá 60% GDP Hiệp ước cũng chỉ rõ qui trình thâm hụt quá mứcđược phép của các thành viên Nếu như các nước thành viên không thể áp dụngđược theo phương pháp của ủy ban châu Âu trong giai đoạn thâm hụt quá mức,thì mức tốt nhất được đưa ra là 0.5%GDP.

Tuy nhiên khi số lượng thành viên gia tăng việc tuân thủ theo những giớihạn được đặt ra theo hiệp định trở nên khó khăn Từ năm 2003, có hơn 30trường hợp thâm hụt quá mức và những thành viên bị khiển trách đã buộc phảihứa hẹn sẽ thắt chặt tài chính, nhưng EU chưa bao giờ can thiệp bằng nhữngbiện pháp tài chính vào các thành viên để xảy ra tình trạng phá bỏ những giớihạn cho phép về thâm hụt ngân sách Việc thiếu tính tuân thủ vào hiệp định vềsự phát triển và ổn định đã giới hạn vai trò của nó trong việc ngăn ngừa cácnước khỏi tình trạng nợ công quá cao như Hy Lạp

II.3.3 Các nhân tố khác.

Tác động của khủng hoảng tài chính 2008

Khi khủng hoảng tài chính 2008 diễn ra, các nhà lãnh đạo EU đã tung ranhững gói hỗ trợ khổng lồ nhằm kích thích phát triển kinh tế để vượt qua cơnkhủng hoảng Chính những gói tài trợ này đã góp phần quan trọng làm cho tăngchi ngân sách và nợ công đáng kể

Mối quan hệ giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài chính

Đồng tiền chung hệ thống ngân hàng trung ương châu Âu bao gồm Ngânhàng Trung ương châu Âu (ECB) và 16 ngân hàng trung ương của các quốc giathành viên ECB điều hành chính sách tiền tệ theo mục tiêu lạm phát

Quy định này tạo nền tảng cho việc hình thành và ổn định đồng euro,

13

Trang 14

nhưng nó cũng mang lại nhiều thách thức cho các chính phủ do họ không thể sửdụng chính sách tiền tệ làm công cụ hữu hiệu để hỗ trợ kinh tế phát triển Cácquốc gia thành viên khu vực đồng euro chấp thuận một ngân hàng trung ươngchung, một chính sách tiền tệ chung nhưng không chấp thuận một chính sáchthuế chung.

Nguyên nhân sâu xa là mỗi quốc gia có một nhà nước riêng và nhà nướcriêng thì cần có ngân sách riêng với hàng loạt nguyên tắc chi tiêu đính kèm.Điều này hợp lý nhưng lại là rào cản đối với khu vực đồng tiền chung bởi vìchính sách tiền tệ và chính sách tài khóa luôn có mối quan hệ khắng khít vớinhau

Cụ thể, lãi suất trên thị trường tiền tệ phụ thuộc vào chính sách lãi suất doECB định đoạt Lãi suất trái phiếu chính phủ lại do bộ tài chính của từng quốcgia quyết định Quyết định của bộ tài chính phụ thuộc vào chính sách tài khóacủa từng quốc gia Đối với một số nước có năng lực cạnh tranh kém hơn, thâmhụt ngân sách lớn hơn các quốc gia khác trong khối, để bình ổn nền kinh tế,phát hành trái phiếu chính phủ với lãi suất cao hơn là giải pháp được ưa chuộng.Vì vậy, khủng hoảng nợ do mất khả năng chi trả chỉ còn là vấn đề thời gian

Ngoài ra, so với các quốc gia khác, khoản chi phúc lợi - an sinh xã hội vàthu thuế của EU rất cao so với nhiều quốc gia khác trên thế giới Mỹ có thunhập bình quân đầu người là 34.320 đô la nhưng chỉ dành 19,4% GDP chi phúclợi và an sinh xã hội Con số tương tự ở Nhật là 25.130 đô la Mỹ/người và18,6% Trong khi đó, tại EU, tỷ lệ này dao động từ trên 20-38,2%

Để có tiền chi phúc lợi và an sinh xã hội, các nước buộc phải gia tăng cáckhoản thuế Thực tế cho thấy, tỷ lệ thu thuế tính trên GDP của các nước trongkhối EU cũng tăng vượt trội so với các quốc gia khác trên toàn cầu Tỷ lệ nàybiến động từ trên 30-50% GDP

Để có nguồn thu lớn, EU đã xây dựng một biểu thuế suất cao hơn Thuế giá trịgia tăng trung bình trên 20%, trong khi tỷ lệ này ở Mỹ và Hàn Quốc khoảng10%; tại Nhật và Canada là 5% Chính điều này đã làm cho EU trở thành thiên

Trang 15

đường của hưởng thụ hơn là nơi hấp dẫn nhà đầu tư bỏ vốn kinh doanh Lợi thếtrong thu hút nguồn vốn nước ngoài của EU cũng bị tác động.

Là một thành viên của EU, trong các hoạt động kinh tế đối ngoại với cácquốc gia ngoài EU, Hy Lạp cũng gặp những khó khăn tương tự Không chỉ bịtác động bởi các yếu tố bên ngoài, Hy Lạp còn bị thất thế trong các giao dịchnội khối Là một quốc gia nhỏ, nghèo tài nguyên, năng lực cạnh tranh của HyLạp giảm Mặc dù Hy Lạp thiết lập một tỷ lệ thu thuế và chi phúc lợi và an sinhxã hội ở mức trung bình của khu vực đồng tiền chung, nhưng nó cũng làm tăngmức thâm hụt ngân sách, tạo áp lực gia tăng nợ công

Như vậy, qua sự phân tích về cuộc khủng hoảng nợ công tại Hy Lạp cóthể thấy đây là cuộc khủng hoảng tiêu biểu cho sự chi tiêu không hợp lý củachính phủ, gây ra nhiều hệ lụy về sự suy giảm cho nền kinh tế, sự bất ổn chonền chính trị, hệ thống y tế, giáo dục, an sinh xã hội bị suy giảm, tỷ lệ thấtnghiệp cao và làm cho tổng quan nền kinh tế Hy Lạp rơi vào suy thoái

II.4 Tác động của khủng hoảng nợ công.

II.4.1 Tác động đến Hy Lạp.

a) Xếp hạng tín dụng:

Ngày 15/6/2010, Tổ chức xếp hạng tín dụng Moody’s đã hạ 4 bậc xếphạng tín dụng của Hy Lạp xuống mức không đầu tư và cảnh báo, việc Hy Lạpgiảm thâm hụt ngân sách sẽ tạo ra nhiều hậu quả xấu về kinh tế

Theo hãng tin Bloomberg, xếp hạng tín dụng của Hy Lạp bị hạ xuốngmức Ba1 từ mức A3 Trong tuyên bố xếp hạng tín dụng, Moody’s đã nhiều lầnnhắc đến những rủi ro đối với tăng trưởng kinh tế bởi những biện pháp thắt chặtngân sách liên quan đến gói giải cứu 110 tỷ EUR (136 tỷ USD)

Dù được EU và IFM hứa hẹn “bơm” tiền nhưng hình ảnh của Hy Lạp vẫnchưa được cải thiện trong mắt các tổ chức xếp hạng độc lập, vào 14/7/2011,hãng xếp hạng Fitch đã hạ 3 bậc đối với mức tín dụng của Hy Lạp từ B+ xuốngCCC, thấp nhất trong thang xếp hạng của Fitch Lý giải cho việc này, Fitch chorằng các chương trình tài trợ mà các tổ chức tài chính quốc tế dành cho Hy Lạp

15

Trang 16

chỉ đơn thuần là tài chính chứ không đưa ra những giải pháp đầy đủ và đáng rincậy.

Cũng theo Fitch , vai trò của khu vực tư nhân trong các chương trình cảicách tại Hy Lạp cũng chưa thực sự rõ ràng, trong khi triển vọng kinh tế vĩ môkhông lấy làm chắc chắn Chính vì vậy, mức xếp hạng CCC (cận kề phá sản)mới được đưa ra

Vào ngày 28/07/2011 Standard $ Poor’s (S&P) nhận định rằng hy lập sẽphá sản một phần sau khi các quan chức châu âu thúc đẩy kế hoạch tái cơ cấunợ trong gói cứu trợ 2 Chính vì vậy S&P đã hạ tiếp hạng tín dụng của Hy Lạptừ CCC xuống CC chỉ trên mức vỡ nợ 2 bậc với đánh giá triển vọng tiêu cực

S&P cho biết, việc cơ cấu lại nợ của Chính phủ Hy Lạp có thế nói là mộttrao đổi gây ra hậu quả tiêu cực vì nó có nguy cơ gây thiệt hại cho chủ nợ

b) Giá trái phiếu giảm và lãi suất tăng:

Từ năm 1998 đến năm 2010 Trái phiếu Chính phủ Hy Lạp có lãi trungbình 5,21%, đạt mức cao lịch sử 11,39 % trong tháng 12 năm 2010 và một mứcthấp kỷ lục 3,23% trong tháng 9 năm 2005 Lãi suất trái phiếu của Hy Lạp thờigian từ 2010 trở đi tăng cao vì khủng hoảng nợ công, cán cân ngân sách thâmhụt, do đó chính phủ cần huy động vốn để trả nợ buộc phải phát hành trái phíếu.Việc phát hành thêm trái phiếu chính phủ thì giá trái phiếu chính phủ giảm, thểhiện qua việc chính phủ phải nâng lãi suất trái phiếu thì mới huy động đượcngười mua, theo báo cáo mới nhất thì lãi suất trái phiếu của Hy Lạp đã lên đến

11,39% (Hình 2.7)

Trang 17

Nguồn: tradingEconomics.com

Hình2.7: Lãi suất trái phiếu chính phủ Hy Lạp

c) Cắt giảm chi tiêu:

Đứng trước nguy cơ vỡ nợ trong cuộc khủng hoảng nợ công trầm trọnghiên nay, chính phủ Hy Lạp buộc phải đưa ra nhiều biện pháp thắt chặt chi tiêunhư tăng các loại thuế nhằm cái thiện tình hình, mặc dù các chính sách mà theocác chuyên gia thì các chính sách này cực kì đau đớn, và sẽ khiến cho cuộc sốngcủa người dân trở nên khó khăn hơn rất nhiều, chính vì vậy, khi chính phủ HyLạp đưa ra các chính sách trên đã gặp không ít những là sóng phản đối từ dânchúng

Tăng các loại thuế: Trong năm 2011, Hy Lạp đã thu 2,32 tỷ Euro thuế vàlần lượt là 3,38 tỷ , 1.52 triệu và 699 triệu trong 3 năm tiếp theo Trong đó, thuếgiá trị gia tăng (VAT) sẽ tăng từ 19% lến 23%

Đánh thuế vào hàng xa xỉ: Những mặt hàng xa xỉ sẽ bị đánh thuê là duthuyền, hồ bơi và ô tô Sẽ có một loại thuế đặc biệt đánh vào các công ty làm ănvới lợi nhuận lớn, bất động sản giá trị lớn

Đánh thuế vào một số mặt hàng nội địa: Thuế đánh vào các mặt hàng nộiđịa như nhiên liệu, thuốc lá, thức uống có cồn sẽ tăng một phần ba

Giảm chi tiêu công: các chi tiêu trong khu vực công sẽ bị cắt 15%

17

Ngày đăng: 27/11/2015, 10:48

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Bài viết “Vì sao Đức phải giữ Hy Lạp bằng mọi giá?” trên báo Đất Việt, tham khảo tại website : http://baodatviet.vn/the-gioi/quan-he-quoc-te/vi-sao-duc-phai-giu- hy-lap-bang-moi-gia-3265280 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vì sao Đức phải giữ Hy Lạp bằng mọi giá?”
3. Bài viết “Nợ công ở Khu vực đồng tiền chung châu Âu lên mức cao kỷ lục” tại trang http://www.vietnamplus.vn/no-cong-o-khu-vuc-dong-tien-chung-chau-au-len- muc-cao-ky-luc/318953.vn p Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Nợ công ở Khu vực đồng tiền chung châu Âu lên mức cao kỷlục”
4. Bùi Trinh (2011). Đánh giá về hiệu quả đầu tư. Thời báo kinh tế Sài Gòn số ngày 17/11/2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá về hiệu quả đầu tư
Tác giả: Bùi Trinh
Năm: 2011
5. Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại, Bản tin Nợ nước ngoài số 7, Bộ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bản tin Nợ nước ngoài số 7
6. Lê Phan Thị Diệu Thảo-Nguyễn Trần Phúc (2015), Giáo trình Tài chính quốc tế, Thành phố Hồ Chí Minh – Nhà xuất bản Phương Đông Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Tài chínhquốc tế
Tác giả: Lê Phan Thị Diệu Thảo-Nguyễn Trần Phúc
Năm: 2015
7. Lê Phan Thị Diệu Thảo (2010), Khủng hoảng Hy Lạp-một thách thức cho đồng tiền chung Châu Âu, tạp chí Thị Trường Tài chính Tiền Tệ số 10 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khủng hoảng Hy Lạp-một thách thức chođồng tiền chung Châu Âu
Tác giả: Lê Phan Thị Diệu Thảo
Năm: 2010
8. Nguyễn An Hà, Nợ công và khủng hoảng nợ công ở Liên minh Châu Âu, Viện Nghiên cứu Châu Âu Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nợ công và khủng hoảng nợ công ở Liên minh Châu Âu
9. Nguyễn Anh Tuấn, Khủng hoảng nợ công ở Liên minh Châu Âu (EU):Tác động và bài học cho Việt Nam, Học việc Ngoại giao Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khủng hoảng nợ công ở Liên minh Châu Âu (EU):"Tác động và bài học cho Việt Nam
12. Nguyễn Hữu Tài- Giáo trình Lý thuyết tài chính tiền tệ- Đại học Kinh tếquốc dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Lý thuyết tài chính tiền tệ
13. Nguyễn Thị Thanh Hương (2007), Tăng cường quản lý nợ nước ngoài ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tăng cường quản lý nợ nước ngoài ởViệt Nam
Tác giả: Nguyễn Thị Thanh Hương
Năm: 2007
14. Nguyễn Tuấn Tú (2012), Nợ công ở Việt Nam hiện nay: Thực trạng và giải pháp, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh Doanh 28 (2012) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nợ công ở Việt Nam hiện nay: Thực trạng vàgiải pháp
Tác giả: Nguyễn Tuấn Tú
Năm: 2012
1. Báo cáo của Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng trước Quốc hội (tháng 10/2014) Khác
10. Nghị định số 79/2010/NĐ-CP ngày 14/07/2010, Hệ thống các chỉ tiêu giám sát nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia Khác
15. Quốc Hội, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam, Luật số 29/2009/QH12, ngày 17 tháng 06 năm 2009 về quản lý nợ công Khác
16. Phan Hữu Ý – Lê Thị Mận (2007), Đồng tiền chung châu Âu và nền kinh tế thế giới, Tạp chí Ngân hàng số 1 Khác
17. Vũ Minh Long (2013), Khủng hoảng nợ công tại một số nền kinh tế trên thế giới – nguyên nhân, diễn biến, hậu quả, biện pháp khắc phục và Khác

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w