Nâng cao hiệu quả huy động vốn và sử dụng vốn vay.

Một phần của tài liệu NỢ CÔNG HY LẠP VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM (Trang 28)

vay.

Đa dạng hoá cả hình thức vay lẫn biện pháp để tăng mức độ hấp dẫn người cho vay. Ngoài ra, còn phải triển khai các biện pháp khác để huy động tối đa nguồn tiền trong dân cư.

Tăng cường quảng bá, giới thiệu trái phiếu Chính phủ trên thị trường quốc tế. Tăng tính thanh khoản cho trái phiếu bằng cách Chính phủ sẽ mua lại trái phiếu chính phủ bất cứ lúc nào từ người mua theo thời giá hiện tại…

Ngoài ra, kiều hối cũng là nguồn quan trọng có thể thu hút để trả nợ nước ngoài,. Các chính sách kiều hối của Việt Nam cần thông thoáng cởi mở, đơn giản và hiệu quả hơn vì số lượng kiều hối thực tế chuyển về còn rất nhiều không qua ngân hàng vì lượng kiều hối này không qua các kênh chính thức như: xách tay, tư nhân, tổ chức khác...Ngoài ra, cần duy trì và tiếp tục kéo giảm chênh lệch giữa tỷ giá trong và ngoài ngân hàng để có thể thu hút người nhận kiều hối bán lại ngoại tệ cho ngân hàng.

Sử dụng vốn hợp lý, có hiệu quả:

Trong khi giảm tốc độ tăng trưởng tín dụng chung, thì phải chuyển dịch cơ cấu tín dụng theo hướng tập trung cho sản xuất, kinh doanh, đặc biệt là nông nghiệp, nông thôn, sản xuất hàng xuất khẩu, công nghiệp phụ trợ, doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Các tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước giảm mạnh hơn nữa tỷ lệ đầu tư ngoài ngành để tập trung cho lĩnh vực chuyên môn chính, vừa để tránh rủi ro, vừa để phát huy lợi thế, tăng hiệu quả.

Đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn, giảm thiểu chi phí, hạ giá thành, giành lợi nhuận để tái đầu tư, kiểm tra, giám sát chặt chẽ để giảm thiểu lãng phí, thất thoát. Quan tâm, nâng cao chất lượng, trình độ tay nghề của đội ngũ lao động.

Kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng vốn, nhất là những dự án đầu tư công giá trị lớn, tránh hiện tượng thất thoát, tham nhũng, đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước.

III.2.2 Nhóm giải pháp liên quan đến việc quản lý nợ công.

Tiếp tục hoàn thiện các thể chế và xây dựng khung pháp lý, đồng thời tăng cường giám sát quản lý chi tiêu công.

Hoàn thiện Luật quản lý nợ công:

Cần hoàn thiện và đồng bộ hơn các văn bản pháp lý, tiến tới chuẩn mực theo thông lệ quốc tế. Luật Quản lý nợ công đã được ban hành, có hiệu lực sử dụng từ ngày 01 tháng 01 năm 2010. Tuy nhiên, một số nội dung của Luật vẫn còn chung chung, cần phải được làm rõ. Chẳng hạn như:

Về việc hoàn trả vốn vay, hiện chưa có quy định rõ về việc bàn giao nợ vay đối với các đối tượng vay nợ, đặc biệt ở chính quyền địa phương khi người quản lý hết nhiệm kỳ. Ví dụ, những nguồn vốn vay được sử dụng kém hiệu quả, vỡ nợ thì liệu người kế nhiệm có dám nhận việc trả nợ này hay không? Vì vậy đề nghị đưa vào luật để quy trách nhiệm khoản nợ sẽ giao cho ai và được thực hiện như thế nào.

Học hỏi kinh nghiệm quản lý và xây dựng chính sách từ các tổ chức quốc tế có uy tín, các quốc gia thành công trong công tác quản lý nợ.

Cách cân đối ngân sách:

Nên thay đổi cách cân đối NSNN theo thông lệ quốc tế nhằm tạo thuận lợi khi so sánh mức bội chi của VN với các nước, và để xác định mức độ an toàn về nợ Chính phủ khi cân đối kinh tế vĩ mô. Việc áp dụng chuẩn mực quốc tế sẽ tạo lòng tin cho các nhà đầu tư nước ngoài về tính minh bạch trong quản lý kinh tế của VN.

Khi tính toán nợ công cần lượng hóa được ảnh hưởng của yếu tố lạm phát trong chi tiêu, bằng cách tính các khoản trả lãi vay theo lãi suất thực tế thay vì tính theo lãi suất danh nghĩa. Đồng thời, chính phủ cần quan tâm đến các khoản nợ tiềm tàng như tiền trợ cấp hưu trí, các khoản bảo hiểm xã hội…

Cần tăng cường giám sát để đồng tiền ngân sách chi kịp thời, đúng đối tượng, đúng mục đích.

Cần từng bước hoàn thiện hệ thống luật pháp về quản lý tài chính - ngân sách Nhà nước. Kết quả kiểm soát và kiểm toán phải gắn với trách nhiệm cá nhân, những người đặt bút phê duyệt các khoản chi phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về quyết định của mình.

Tăng cường công tác quản lý rủi ro:

Xây dựng quy chế quán lý rủi ro: theo dõi toàn diện các rủi ro: tỷ giá, lãi suất, tái cấp vốn, thanh khoản, tín dụng; nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về cách tính mức phí bảo lãnh và cho vay lại để phản ánh mức rủi ro tín dụng và thị trường của các khoản vay.

Theo dõi chặt chẽ, đảm bảo thanh toán đúng hạn, xây dựng các ngưỡng an toàn và hạn mức vay phù hợp.

Định kỳ báo cáo Chính phủ, hoặc báo cáo đột xuất khi dự đoán có nguy cơ mất an toàn nơ.

Công khai và minh bạch hóa thông tin về nợ công:

Nghĩa vụ nợ và các điều khoản vay nợ phải được công bố đầy đủ cho công chúng. Việc công bố công khai các thông tin về tình hình vay nợ. Dự thảo Luật hiện còn chung chung, chưa thể hiện rõ những vấn đề như thời gian công bố công khai, nội dung các thông tin công bố công khai gồm những vấn đề gì, chính quyền địa phương có phải công bố công khai tình hình vay nợ không?

Thông tin về nợ công phải bao quát cả trong quá khứ, hiện tại và dự tính cho tương lai. Ví dụ: Nếu thông tin về Vinashin được cung cấp đầy đủ và kịp thời, Quốc hội, các phương tiện thông tin đại chúng và nhân dân tham gia ngay từ khi nó chưa bị lún sâu vào khủng hoảng.

Một phần của tài liệu NỢ CÔNG HY LẠP VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(34 trang)
w