1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ, KIỂM TOÁN NỘI BỘ NGÂN HÀNG VÀ MỘT VÀI SO SÁNH VỚI DOANH NGHIỆP

25 1,2K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 282,84 KB

Nội dung

Trong những thập kỷ gần đây, với chính sách đổi mới đúng đắn của Đảng và Nhà nước, nền kinh tế nước ta đã chuyển từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng Xã hội chủ nghĩa và đặc biệt là nước ta đã trở thành Thành viên của tổ chức thương mại thế giới (WTO) với mong muốn học hỏi, hợp tác với tất cả các quốc gia trên thế giới. Để có những cơ chế, chính sách, những quyết định phù hợp với quy luật thị trường, hệ thống kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ đã trở thành một công cụ đắc lực không chỉ với hoạt động tài chính của Nhà nước mà còn vô cùng quan trọng và cần thiết đối với hoạt động tài chính của các Ngân hàng thương mại và Doanh nghiệp. Nhất là sau hàng loạt những vụ bê bối lớn xảy ra trên thế giới trong ngành viễn thông kéo theo sự ra đi của một đại gia kiểm toán quốc tế, các nhà quản trị chiến lược càng đặc biệt quan tâm hơn đến vấn đề quản lý rủi ro cũng như kiểm soát nội bộ trong việc xây dựng và thực thi chiến lược kinh doanh của mình. Ở nước ta, với tình trạng nợ xấu ngày càng gia tăng trong hoạt động ngân hàng thì vấn đề xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ chặt chẽ, đảm bảo cơ chế đánh giá độc lập của kiểm toán nội bộ càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Chính vì hiểu được tầm quan trọng đó, với đề tài Đánh giá hoạt động kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ của ngân hàng và một vài so sánh với Doanh Nghiệp, nhóm chúng tôi mong muốn làm rõ hơn về nội dung hoạt động của Kiểm soát nội bộ Kiểm toán nội bộ trong hệ thống ngân hàng, đồng thời đưa ra một vài so sánh với hoạt động của công tác này trong doanh nghiệp, qua đó có thể giúp người đọc có cái nhìn tổng quan về kiểm soát nội bộ kiểm toán nội bộ trong ngân hàng và cả doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay.

Trang 1

BÀI TIỂU LUẬN ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ, KIỂM TOÁN NỘI BỘ CỦA NGÂN HÀNG VÀ MỘT VÀI SO SÁNH VỚI DOANH NGHIỆP

Trang 2

MỤC LỤC

Trang

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Trong những thập kỷ gần đây, với chính sách đổi mới đúng đắn của Đảng vàNhà nước, nền kinh tế nước ta đã chuyển từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang nềnkinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng Xã hội chủ nghĩa vàđặc biệt là nước ta đã trở thành Thành viên của tổ chức thương mại thế giới (WTO)với mong muốn học hỏi, hợp tác với tất cả các quốc gia trên thế giới Để có những

cơ chế, chính sách, những quyết định phù hợp với quy luật thị trường, hệ thốngkiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ đã trở thành một công cụ đắc lực không chỉ vớihoạt động tài chính của Nhà nước mà còn vô cùng quan trọng và cần thiết đối vớihoạt động tài chính của các Ngân hàng thương mại và Doanh nghiệp Nhất là sauhàng loạt những vụ bê bối lớn xảy ra trên thế giới trong ngành viễn thông kéo theo

sự ra đi của một đại gia kiểm toán quốc tế, các nhà quản trị chiến lược càng đặc biệtquan tâm hơn đến vấn đề quản lý rủi ro cũng như kiểm soát nội bộ trong việc xâydựng và thực thi chiến lược kinh doanh của mình

Ở nước ta, với tình trạng nợ xấu ngày càng gia tăng trong hoạt động ngânhàng thì vấn đề xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ chặt chẽ, đảm bảo cơ chế đánhgiá độc lập của kiểm toán nội bộ càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết Chính vì

hiểu được tầm quan trọng đó, với đề tài "Đánh giá hoạt động kiểm soát nội bộ,

kiểm toán nội bộ của ngân hàng và một vài so sánh với Doanh Nghiệp", nhóm

chúng tôi mong muốn làm rõ hơn về nội dung hoạt động của Kiểm soát nội bộ Kiểm toán nội bộ trong hệ thống ngân hàng, đồng thời đưa ra một vài so sánh vớihoạt động của công tác này trong doanh nghiệp, qua đó có thể giúp người đọc có cáinhìn tổng quan về kiểm soát nội bộ - kiểm toán nội bộ trong ngân hàng và cả doanhnghiệp tại Việt Nam hiện nay

Trang 4

-CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ, KIỂM TOÁN NỘI BỘ

TRONG NGÂN HÀNG 1.1 Một số khái niệm cơ bản

1.1.1 Kiểm soát nội bộ

Theo COSO (Committee of Sponsoring Oganizations): Kiểm soát nội bộ(KSNB) là một quy trình chịu ảnh hưởng bởi Hội đồng quản trị, các nhà quản lý vàcác nhân viên khác của một tổ chức, được thiết kế để cung cấp một sự bảo đảm hợp

lý trong việc thực hiện các mục tiêu sau: hiệu lực và hiệu quả của các hoạt động,tính chất đáng tin cậy của báo cáo tài chính, sự tuân thủ các luật lệ và quy định hiệnhành

Cũng theo COSO, hệ thống kiểm soát nội bộ được cấu thành bởi 05 bộ phận:môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, các hoạt động kiểm soát, thông tin và truyềnthông, hoạt động giám sát

- Môi trường kiểm soát: Là những yếu tố bên trong ảnh hưởng đến hoạt động của hệ

thống KSNB và là các yếu tố tạo ra môi trường mà trong đó toàn bộ các thành viêncủa đơn vị nhận thức được tầm quan trọng của hệ thống KSNB

- Xác định và đánh giá rủi ro: Mọi đơn vị dù hoạt động trong lĩnh vực gì, có quy mô,

cấu trúc, loại hình hay có vị trí địa lý khác nhau đều có thể phải chịu sự tác độngbởi các rủi ro xuất hiện từ các yếu tố bên trong hoặc bên ngoài Việc xác định vàđánh giá rủi ro của hệ thống KSNB chính là phân tích các yếu tố bên trong, các yếu

tố bên ngoài và các rủi ro mà đơn vị có thể gặp phải

- Các hoạt động kiểm soát: Chính là những chính sách, thủ tục giúp cho việc thực

hiện các chỉ đạo của nhà quản lý Nó đảm bảo các hành động cần thiết để quản lýcác rủi ro có thể phát sinh trong quá trình thực hiện các mục tiêu của đơn vị

- Thông tin và truyền thông: Thông tin được thu thập và truyền đạt đến các bộ phận,

cá nhân trong đơn vị để có thể hoàn thành trách nhiệm của mình Truyền thông là

sự cung cấp thông tin trong đơn vị (từ cấp trên xuống cấp dưới, từ cấp dưới lên cấptrên và giữa các bộ phận quan hệ ngang hàng) và với bên ngoài Sự kiểm soát chỉ cóthể thực hiện được nếu các thông tin trung thực và đáng tin cậy, đồng thời quá trìnhtruyền thông được thực hiện chính xác và kịp thời

Trang 5

- Hoạt động giám sát: Đây là quá trình theo dõi và đánh giá chất lượng thực hiện việc

kiểm soát nội bộ để đảm bảo nó được triển khai, điều chỉnh khi môi trường thay đổi

cũng như được cải thiện khi có khiếm khuyết.

1.1.2 Kiểm toán nội bộ

Theo định nghĩa của Hiệp hội Kiểm toán viên nội bộ (IIA)1: “Kiểm toán nội

bộ (KTNB) là một hoạt động đảm bảo và tư vấn mang tính độc lập được thiết lậpnhằm tăng thêm giá trị và cải thiện cho các hoạt động của tổ chức Kiểm toán nội bộgiúp cho tổ chức hoàn thành mục tiêu trong việc đưa ra một cách tiếp cận có hệthống và kỷ cương nhằm đánh giá và cải thiện tính hữu hiệu trong quản trị rủi rokiểm soát và giám sát”2

1.2 Sự cần thiết và quá trình hình thành, phát triển của hoạt động KSNB,

KTNB trong ngân hàng

1.2.1 Sự cần thiết của hoạt động KSNB, KTNB trong ngân hàng

Ngày nay, khi môi trường kinh tế ngày càng phát triển thì mức độ biến độngphức tạp và sự cạnh tranh của thị trường ngày càng cao, kèm theo những rủi ro ngàycàng tăng dần Vấn đề rủi ro dần được quan tâm và chú trọng trên toàn thế giới Để

có thể nhận diện, định lượng, phòng ngừa và khắc phục rủi ro đòi hỏi phải có chiếnlược quản trị phù hợp Mà trong đó, việc kiểm tra, kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội

bộ được xem như những tuyến phòng thủ cơ bản và quan trọng nhất đối với mỗiđơn vị Do đó, hoạt động kiểm tra, kiểm soát là một nhu cầu tất yếu, khách quan,giúp các nhà lãnh đạo, quản lý thực hiện tốt việc lãnh đạo, điều hành đơn vị theođúng hành lang pháp lý, tôn chỉ, mục đích và chiến lược phát triển của đơn vị, gópphần làm cho hoạt động của đơn vị tốt hơn, hiệu quả hơn

Kinh doanh ngân hàng là một lĩnh vực hoạt động tổng hợp, liên quan trựctiếp quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức và cá nhân trong nền kinh tế, tiềm ẩnnhiều rủi ro mà các sai phạm của nhân viên ngân hàng có thể gây thiệt hại cho tàisản của nhà nước, nhân dân và gây ảnh hưởng mang tính dây chuyền lên toàn bộ hệthống ngân hàng và cả nền kinh tế Để đảm bảo cho mỗi hoạt động và việc làm

1 IIA là tổ chức nghề nghiệp dành cho kiểm toán viên nội bộ thành lập năm 1941 có trụ sở chính tại Hoa Kỳ

và hơn 122.000 hội viên trên toàn cầu.

2 GS.TS Nguyễn Quang Quynh (2005), Giáo trình lý thuyết kiểm toán, Nxb Tài chính, Hà Nội

Trang 6

được đúng đắn, đều cần có sự kiểm tra, kiểm soát lại Do đó bên cạnh việc quản lýcủa các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thì hoạt động kiểm tra, kiểm soát và kiểmtoán nội bộ của chính các ngân hàng càng có vai trò, vị trí hết sức quan trọng trongviệc bảo đảm cho sự tồn tại và phát triển lành mạnh của từng ngân hàng và cả hệthống.

1.2.2 Quá trình hình thành và phát triển

Trước năm 1990, hệ thống ngân hàng Việt Nam chỉ có một cấp Ngân hàngNhà nước (NHNN) Việt Nam và hệ thống chi nhánh từ trung ương đến địa phươngphân bố theo địa giới hành chính, vừa đảm nhận chức năng quản lý Nhà nước vềcác mặt hoạt động tiền tệ, ngân hàng, tín dụng và thanh toán vừa thực hiện chứcnăng kinh doanh của một ngân hàng thương mại (NHTM) Hoạt động của hệ thốngnày mang nặng tính hành chính bao cấp và hoạt động kiểm tra, kiểm soát do Banthanh tra ở Ngân hàng trung ương, các chi nhánh tỉnh, khu vực thực hiện và cũngkhông quy định rõ ràng cụ thể Có thể nói giai đoạn này vấn đề kiểm soát nội bộtrong ngân hàng chưa được đề cập đến phòng ngừa rủi ro

Pháp lệnh Ngân hàng ra đời năm 1990 đánh dấu sự nghiệp đổi mới toàn diệnhoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam: hình thành hệ thống ngân hàng haicấp, gồm ngân hàng nhà nước và các tổ chức tín dụng (TCTD) Trong đó NHNNlàm chức năng ngân hàng trung ương, quản lý Nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ, tíndụng, ngân hàng; các tổ chức tín dụng là những NHTM, ngân hàng đầu tư và pháttriển, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính thực hiện kinh doanh tiền tệ trên cơ

sở nêu cao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm Hệ thống ngân hàng theo kiểu nàygần giống hệ thống ngân hàng có nền kinh tế thị trường, đã xoá bỏ được tính chấtđộc quyền Nhà nước trong hoạt động ngân hàng bằng cách cho phép thành lập ngânhàng thương mại thuộc nhiều loại hình sở hữu khác nhau Trong đó có sự hiện diện

và hoạt động của ngân hàng liên doanh và chi nhánh ngân hàng nước ngoài gópphần hỗ trợ cho việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài cũng như truyền bá công nghệngân hàng hiện đại vào Việt Nam Hoạt động của hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội

bộ lúc này rất mới mẻ do chưa có tiền lệ, thời kỳ đầu chủ yếu là làm công việc kiểmsoát các chứng từ kế toán phát sinh trong ngày giao dịch, chưa phải là sự độc lập

Trang 7

của kiểm soát nội bộ đúng nghĩa Nhìn chung, thời kỳ này, các quy định về hoạtđộng kiểm tra, kiểm soát nội bộ có những đặc điểm sau:

- Mới chỉ dừng lại ở chủ trương, việc triển khai kém hiệu quả (do KSNB, KTNBchưa được quan tâm thực hiện);

- Mô hình tổ chức không rõ ràng, còn lúng túng trong tên gọi, bố trí các phòng chứcnăng, thẩm quyền tiếp nhận, mối quan hệ nội bộ;

- Chưa quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, đặc biệt nhiệm vụ kiểm soát tuân thủ, kiểmsoát quy trình tác nghiệp, kiểm soát hệ thống vận hành chưa được coi trọng, chưa đềcao đánh giá rủi ro trong kinh doanh;

- Chưa quy định về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho hoạt động KSNB,KTNB

Nền tảng pháp lý đầu tiên cho việc hình thành hệ thống kiểm tra, kiểm soátnội bộ ngân hàng chính là Luật các TCTD số 07/1997/QH10 ngày 12/12/1997, cóhiệu lực thi hành từ 01/10/1998 (sửa đổi bổ sung vào năm 2004) và Quyết định03/1998/QĐ-NHNN3 ngày 03/01/1998 về việc ban hành Quy chế mẫu về tổ chức

và hoạt động kiểm tra, KTNB trong các TCTD hoạt động tại Việt Nam, có hiệu lựcthi hành từ 18/01/1998

Điều 41, 42, 43 luật các TCTD năm 1997 quy định về hệ thống kiểm tra,kiểm toán nội bộ của NHTM như sau:

- Các NHTM phải lập hệ thống kiểm tra, KTNB thuộc bộ máy điều hành, giúp Tổnggiám đốc (Giám đốc) điều hành thông suốt, an toàn và đúng pháp luật mọi hoạtđộng nghiệp vụ của TCTD

- Các NHTM phải thường xuyên kiểm tra việc chấp hành pháp luật và các quy địnhnội bộ, trực tiếp kiểm tra các hoạt động nghiệp vụ trên tất cả các lĩnh vực tại sở giaodịch, chi nhánh, văn phòng đại diện và các công ty trực thuộc

- Các NHTM phải kiểm toán hoạt động nghiệp vụ từng thời kỳ, từng lĩnh vực nhằmđánh giá chính xác kết quả hoạt động kinh doanh và thực trạng tài chính của mình

Đồng thời Quyết định 03/1998/QĐ-NHNN3 cũng yêu cầu các TCTD phảithành lập bộ máy kiểm tra nội bộ chuyên trách trực thuộc Tổng giám đốc có chứcnăng kiểm tra thường xuyên hoạt động ngân hàngvà kiểm toán các mặt nghiệp vụ

kinh doanh theo định kỳ, đảm bảo chế độ phối hợp công tác, chế độ thông tin và các

quy định về quyền và nghĩa vụ, chế độ đãi ngộ cho nhân viên làm công tác kiểm tranội bộ

Trang 8

Trong thời kỳ này, hầu hết các NHTM đã thiết lập một bộ phận chuyên tráchvới tên gọi khác nhau (Ban kiểm tra nội bộ, Phòng kiểm tra nội bộ, Phòng kiểm tra,kiểm soát nội bộ) chịu sự quản lý, điều hành của Tổng giám đốc (Giám đốc) theo hệthống ngành dọc từ trụ sở chính (Phòng, Ban) tới các chi nhánh (Phòng, tổ kiểm tra,kiểm soát hoặc bố trí một cán bộ chuyên trách làm công tác kiểm tra, KTNB) Vềthực chất, bộ phận này làm chức năng kiểm toán và chịu sự quản lý, điều hành củaTổng giám đốc (Giám đốc), do vậy các kết quả kiểm tra, kiểm toán không mangtính độc lập, khách quan Bên cạnh đó, chức năng kiểm soát nội bộ chưa được phânđịnh rõ với chức năng kiểm toán nội bộ và mới chỉ dừng lại ở công tác hậu kiểmdưới hình thức tổ chức từng đợt kiểm tra.

Trước sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống ngân hàng, một loạt các quyếtđịnh, sửa đổi luật ra đời đáp ứng khuôn khổ hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ,kiểm toán nội bộ trong lĩnh vực ngân hàng như:

- Quyết định số 36/2006/QĐ-NHNN ngày 01/08/2006 về việc ban hành quy chế kiểmtra, kiểm soát nội bộ của TCTD và Quyết định số 37/2006/QĐ-NHNN ngày01/08/2006 về việc ban hành quy chế KTNB của TCTD;

- Luật các TCTD số 47/2010/QH12 ngày 16/06/2010, có hiệu lực từ 01/01/2011;

- Thông tư số 16/2011/TT-NHNN ngày 17/8/2011 Quy định về kiểm soát nội bộ,kiểm toán nội bộ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, có hiệu lực từ ngày 01/10/2011;

- Thông tư số 44/2011/TT-NHNN ngày 29/12/2011 Quy định về hệ thống KSNB vàkiểm toán nội bộ của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, có hiệu lực từ12/02/2012 (thay thế Quyết định số 36/2006/QĐ-NHNN và Quyết định số37/2006/QĐ-NHNN)

Luật các TCTD năm 2010 và Thông tư 44/2011/TT-NHNN ra đời đã đánhdấu bước tiến rõ rệt với sự tách bạch, phân định rõ ràng giữa chức năng kiểm soátnội bộ và chức năng kiểm toán nội bộ của TCTD, thể hiện xu hướng hội nhập vớithông lệ quốc tế về hệ thống KSNB

1.3 Kiểm soát nội bộ trong ngân hàng

Theo thông tư 44/2011/TT-NHNN: Hệ thống kiểm soát nội bộ là tập hợp các

cơ chế, chính sách, quy trình, quy định nội bộ, cơ cấu tổ chức của tổ chức tín dụng,chi nhánh ngân hàng nước ngoài được xây dựng phù hợp theo quy định tại Thông tư

Trang 9

này và được tổ chức thực hiện nhằm bảo đảm phòng ngừa, phát hiện, xử lý kịp thờirủi ro và đạt được yêu cầu đề ra.

1.3.1 Mục tiêu hoạt động của kiểm soát nội bộ

Theo thông tư 44/2011/TT-NHNN ngày 29/12/2011của NHNN “Quy định

về hộ thống kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ của tổ chức tín dụng, Chi nhánhngân hàng nước ngoài”: Hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ của tổ chức tín dụngđược thiết lập nhằm mục đích thực hiện các mục tiêu, chính sách lớn của tổ chức tíndụng, thông qua việc thực hiện các mục tiêu cụ thể, chủ yếu sau đây:

- Hiệu quả và an toàn trong hoạt động; bảo vệ, quản lý, sử dụng tài sản và các nguồnlực một cách kinh tế, an toàn, có hiệu quả

- Bảo đảm hệ thống thông tin tài chính và thông tin quản lý trung thực, hợp lý, đầy đủ

và kịp thời;

- Bảo đảm tuân thủ pháp luật và các quy chế, quy trình, quy định nội bộ

1.3.2 Nguyên tắc hoạt động của kiểm soát nội bộ

Theo Thông tư 44/2011/TT-NHNN ngày 29/12/2011 của Ngân hàng Nhànước ban hành “Quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ của tổchức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài”: Các yêu cầu và nguyên tắc hoạtđộng của hệ thống kiểm soát nội bộ:

- Các rủi ro có nguy cơ ảnh hưởng xấu đến hiệu quả và mục tiêu hoạt động của tổchức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải được nhận dạng, đo lường,đánh giá thường xuyên, liên tục để kịp thời phát hiện, ngăn ngừa và có biện phápquản lý rủi ro thích hợp Khi có sự thay đổi về mục tiêu kinh doanh, sản phẩm, dịch

vụ và hoạt động kinh doanh mới, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoàiphải rà soát, nhận dạng rủi ro liên quan để xây dựng, sửa đổi, bổ sung các quy trình,quy định kiểm soát nội bộ phù hợp

- Hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ là một phần không tách rời các hoạt độnghằng ngày của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài Kiểm soát nội bộđược thiết kế, cài đặt, tổ chức thực hiện ngay trong mọi quy trình nghiệp vụ tại tất

cả các đơn vị, bộ phận của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài dướinhiều hình thức như:

Trang 10

+ Phân cấp ủy quyền rõ ràng, minh bạch; bảo đảm tách bạch nhiệm vụ, quyềnhạn của các cá nhân, các bộ phận trong tổ chức tín dụng, chi nhánh ngânhàng nước ngoài;

+ Quy định về hạn mức rủi ro cụ thể đối với từng cá nhân, bộ phận trong việcthực hiện giao dịch;

+ Quy trình thẩm định, chấp thuận và duyệt cho phép thực hiện giao dịch; bảođảm một quy trình nghiệp vụ phải có ít nhất 02 cán bộ tham gia, một ngườithực hiện giao dịch và một người kiểm soát giao dịch, không có cá nhân nào

có thể một mình thực hiện và quyết định một quy trình nghiệp vụ, một giaodịch cụ thể, ngoại trừ những giao dịch trong hạn mức được tổ chức tín dụng,chi nhánh ngân hàng nước ngoài cho phép phù hợp với quy định của phápluật

- Phân cấp ủy quyền phải được thiết lập, thực hiện hợp lý, cụ thể, rõ ràng, tránh xungđột lợi ích; bảo đảm một cán bộ không đảm nhiệm cùng một lúc những cương vị,nhiệm vụ có mục đích, quyền lợi mâu thuẫn hoặc chồng chéo với nhau; đảm bảomọi cán bộ trong tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không có điềukiện để thao túng hoạt động, không minh bạch thông tin phục vụ cho mục đích cánhân hoặc che giấu hành vi vi phạm quy định của pháp luật và quy định nội bộ của

tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

- Bảo đảm chấp hành chế độ hạch toán, kế toán theo quy định và phải có hệ thốngthông tin nội bộ về tài chính, về hoạt động, về tình hình tuân thủ trong tổ chức tíndụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và tình hình kinh tế, thị trường bên ngoàihợp lý, tin cậy, kịp thời nhằm phục vụ cho công tác quản trị, điều hành hiệu quả

- Hệ thống thông tin, công nghệ thông tin của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàngnước ngoài phải được giám sát, bảo vệ hợp lý, an toàn và phải có cơ chế quản lý dựphòng độc lập nhằm xử lý kịp thời những tình huống bất ngờ, bao gồm cả thiên tai,cháy, nổ, hệ thống bị xâm nhập, đảm bảo tuân thủ các quy định về an toàn, bảo mật

hệ thống công nghệ thông tin của ngành ngân hàng, đảm bảo hoạt động kinh doanhthường xuyên, liên tục của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

- Bảo đảm cán bộ, nhân viên của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoàiđều phải hiểu được tầm quan trọng của hoạt động kiểm soát nội bộ; vai trò của từng

cá nhân trong quá trình kiểm soát nội bộ có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ

Trang 11

được giao và phải thực hiện đầy đủ, hiệu quả các quy định, quy trình kiểm soát nội

bộ liên quan

- Người điều hành bộ phận, đơn vị nghiệp vụ và cá nhân có liên quan phải thườngxuyên xem xét, đánh giá về tính hiệu lực và hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ;các tồn tại, bất cập của hệ thống kiểm soát nội bộ phải được báo cáo kịp thời vớicấp quản lý trực tiếp; các tồn tại, bất cập lớn có thể gây tổn thất hoặc nguy cơ rủi rophải được báo cáo ngay cho Tổng giám đốc (Giám đốc), Hội đồng quản trị, Hộiđồng thành viên, Ban kiểm soát

- Cá nhân, bộ phận ở các cấp của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoàiphải thường xuyên, liên tục kiểm tra và tự kiểm tra việc thực hiện các quy định, quytrình nội bộ có liên quan và phải chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện hoạt độngnghiệp vụ được giao trước tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài vàtrước pháp luật

- Lãnh đạo đơn vị, bộ phận của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoàiphải báo cáo về kết quả tự đánh giá về hệ thống kiểm soát nội bộ tại đơn vị mình; đềxuất biện pháp xử lý đối với những tồn tại, bất cập (nếu có) gửi lãnh đạo cấp quản

lý trực tiếp theo định kỳ hoặc đột xuất, theo yêu cầu của lãnh đạo cấp quản lý trựctiếp

1.3.3 Nội dung hoạt động của kiểm soát nội bộ

- Ban hành và thường xuyên rà soát các văn bản để sửa đổi, bổ sung kịp thời các quychế, quy trình nghiệp vụ, quy định cụ thể quyền hạn, trách nhiệm của từng cán bộtrong điều hành và xử lý công việc Duy trì công tác kiểm soát nội bộ trong từngphòng, ban, nhằm kiểm soát toàn diện hoạt động của đơn vị

- Phổ biến thường xuyên, kịp thời, đầy đủ các văn bản chế độ của Nhà nước liên quanđến hoạt động ngân hàng, cơ chế, quy chế và quy trình nghiệp vụ của Ngân hàngNhà nước đến tất cả cán bộ, nhân viên trong đơn vị

- Đảm bảo chấp hành chế độ hạch toán kế toán và đảm bảo hệ thống thông tin nội bộ

về tài chính, tình hình tuân thủ trong đơn vị một cách kịp thời nhằm phục vụ chocông tác quản trị, điều hành có hiệu quả

- Hệ thống thông tin, tin học của đơn vị phải được giám sát, bảo vệ một cách hợp lý,

an toàn và phải có cơ chế quản lý dự phòng độc lập (back-up) nhằm xử lý kịp thờinhững tình huống bất ngờ như thiên tai, cháy nổ để đảm bảo hoạt động thườngxuyên, liên tục của đơn vị

Trang 12

- Tất cả các cá nhân, các bộ phận của đơn vị phải thường xuyên, liên tục kiểm tra và

tự kiểm tra việc thực hiện các quy trình nghiệp vụ, quy định nội bộ có liên quan vàphải chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện hoạt động nghiệp vụ của mình trước lãnhđạo đơn vị và pháp luật

1.4 Kiểm toán nội bộ trong ngân hàng

Theo Thông tư số 44/2011/TT-NHNN: “Kiểm toán nội bộ là việc rà soát,đánh giá độc lập, khách quan đối với hệ thống kiểm soát nội bộ; đánh giá độc lập vềtính thích hợp và tuân thủ quy định chính sách nội bộ, thủ tục, quy trình đã đượcthiết lập trong tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; đưa ra kiến nghịnhằm nâng cao hiệu quả của các hệ thống, quy trình, quy định, góp phần bảo đảm tổchức tín dụng hoạt động an toàn, hiệu quả, đúng pháp luật”

1.4.1 Mục tiêu và chức năng của hoạt động kiểm toán nội bộ

Trước hết, hoạt động kiểm toán nội bộ ra đời vì mục tiêu đảm bảo sự an toàn,hiệu quả của ngân hàng Trên cơ sở đó, hoạt động kiểm toán nội bộ đánh giá độc lập

về tính thích hợp, tính tuân thủ pháp luật và các cơ chế, chính sách của ngành đốivới đơn vị được kiểm toán Đồng thời, kiểm toán nội bộ rà soát, đánh giá độc lập,khách quan về mức độ đầy đủ, tính thích hợp, hiệu lực và hiệu quả của hệ thốngkiểm soát nội bộ nhằm cải tiến, hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ Để thực hiệnmục tiêu này, đơn vị thực hiện kiểm toán nội bộ được khuyến khích thực hiện hoạtđộng tư vấn, tham gia vào quá trình xây dựng, cải tiến và hoàn thiện hệ thống kiểmsoát nội bộ với điều kiện không vi phạm nguyên tắc độc lập, khách quan

Bên cạnh đó, việc thực hiện kiểm toán nội bộ cũng giúp tổ chức phát hiệnkịp thời và ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật; nâng cao hiệu quả quản lý,điều hành và hoạt động của ngân hàng; đảm bảo an toàn bảo mật thông tin và hoạtđộng liên tục của hệ thống thông tin hoạt động nghiệp vụ

Cuối cùng, dựa trên những kết quả kiểm toán nội bộ, đây sẽ là cơ sở để đưa

ra các kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của các hệ thống, quy trình, quy định, gópphần bảo đảm cho các ngân hàng hoạt động an toàn, hiệu quả, đúng pháp luật

Ngày đăng: 27/11/2015, 13:15

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w