1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận quan hệ kinh tế quốc tế HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG VÀ ẢNH HƯỞNG ĐỐI VỚI NGÀNH DỆT MAY TRONG NƯỚC

51 1,8K 34

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 51
Dung lượng 455,63 KB

Nội dung

Trong lĩnh vực Sở hữu trí tuệ: Các thành viên TPP đã nhất trí tăng cường và xây dựng cácquyền và nghĩa vụ dựa trên Hiệp định của Tổ chức Thương mạiThế giới WTO vềnhững khía cạnh liên qua

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐH KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH

Trang 2

TRƯỜNG ĐH KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH

Sinh viên thực hiện:

Huỳnh Ngọc Thúy Tiên

Trang 3

MỤC LỤC

1 Tổng quan về hiệp định TPP (Trans-Paciffic Partnership) 4

1.1 Lịch sử hình thành và tiến trình đàm phán 4

1.2 Nội dung chính của hiệp định TPP 5

1.3 Mục đích của hiệp định TPP 13

1.4 Ý nghĩa của hiệp định TPP 14

2 Những cơ hội và thách thức của Việt Nam khi tham gia Hiệp định TPP 15

2.1 Cơ hội 15

2.2 Thách thức 18

3 Tác động của TPP đến ngành dệt may Việt Nam 23

3.1 Tổng quan về ngành dệt may Việt Nam 23

3.1.1 Đôi nét về ngành dệt may Việt nam 23

3.1.2 Cơ cấu xuất khẩu vào các thị trường chính 24

3.1.3 Tình hình xuất khẩu ngành dệt may 25

3.1.4 Tình hình nhập khẩu nguyên phụ liệu 26

3.2 Cơ hội 27

3.3 Thách thức 29

3.3.1 Cấu trúc ngành có vấn đề 30

3.3.2 Quy tắc xuất xứ 30

3.3.3 Giá trị gia tăng thấp 33

3.3.4 Năng suất lao động thấp đẩy giá thành lên cao 35

3.4 Giải pháp 36

3.4.1 Giải pháp từ phía cơ quan nhà nước 36

3.4.1.1 Chính sách 36

3.4.1.2 Đào tạo nguồn nhân lực 41

3.4.1.3 Xúc tiến thương mại 42

3.4.2 Giải pháp từ phía doanh nghiệp 43

Trang 4

3.4.2.1 Hiện đại hóa công nghệ 43

3.4.2.2 Có chiến lược dài hạn 45

3.4.2.3 Hình thành liên kết trong ngành 46

3.4.2.4 Chú trọng thị trường nội địa 47 KẾT LUẬN

Trang 5

1 Tổng quan về hiệp định TPP (Trans-Pacific Partnership)

1.1 Lịch sử hình thành và tiến trình đàm phán

Hiệp định TPP (Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement) hay còn đượcbiết đến dưới cái tên Hiệp định đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương đang là mộttrong những đề tài được nhắc đến nhiều nhất trong suốt thời gian qua bởi tham vọng vàmột quá trình đàm phán kéo dài Hiệp định ban đầu được khởi xướng bởi 3 quốc gia gồm

Chile, New Zealand và Singapore với mong muốn tiến đến ký kết Hiệp định Đối tác kinh

tế chiến lược giữa các quốc gia này với nhau nhân Hội nghị cấp cao Apec được tổ chức

tại Mexico năm 2002 Chính vì vậy hiệp định còn có tên gọi là hiệp định P3 Đến tháng

4 /2005, Brunei xin tham gia với tư cách là thành viên sáng lập trước khi vòng đàm pháncuối cùng kết thúc và lúc này P3 đã trở thành P4

Tính đến nay, đã có 12 nước tham gia vòng đàm phán và đã có khoảng 19 cuộc đàm phán

chính thức nhưng hiệp định vẫn chưa được chính thức ký kết Theo chuyên gia kinh

tế-TS Cấn Văn Lực, cố vấn cao cấp Ngân hàng BIDV, dự báo tại tọa đàm “TPP – Điều gì ởphía trước” do Trường ĐH Kinh tế, ĐH Quốc gia Hà Nội tổ chức ngày 25-2 cho biết theođánh giá của giới nghiên cứu kinh tế, Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) cóthể sẽ kết thúc đàm phán vào tháng 5-2014 và đi đến ký kết vào quý III-2014 “Đây cũng

là thời điểm một số nước tham gia đàm phán TPP chuẩn bị tiến hành bầu cử, do đó lãnhđạo các nước sẽ tính đến phương án hoàn tất TPP vào thời gian này để đạt được mục tiêuchính trị” – ông Lực phân tích nguyên nhân Tuy nhiên trái với những dự đoán của cácchuyên gia tiến trình đàm phán TPP tính đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có dấu hiệu kếtthúc

Với mục tiêu duy trì tính “mở” của Hiệp định TPP, tức là có cơ chế kết nạp thêm thànhviên mới trong tương lai và các bên có thể tiếp tục đàm phán những vấn đề phát sinh saukhi Hiệp định có hiệu lực, các nhóm đàm phán cũng đang nỗ lực đưa ra nhiều đề xuất vàbiện pháp liên quan để bảo đảm Hiệp định sẽ mang lại lợi ích nhiều nhất cho tất cả nhữngnước đang và sẽ tham gia Hiệp định

Trang 6

So với các FTA truyền thống trước đây, nét mới trong đàm phán Hiệp định TPP là sựtham gia của các đối tượng liên quan như doanh nghiệp, hiệp hội, tổ chức xã hội Tại mỗiphiên đàm phán, các đối tượng trên luôn được tạo cơ hội để trao đổi thông tin cũng nhưbày tỏ quan điểm và nguyện vọng đối với các nội dung đàm phán của Hiệp định thôngqua các buổi hội thảo và diễn đàn dành cho các đối tượng liên quan được tổ chức bên lềcác phiên đàm phán.

1.2 Nội dung chính của hiệp định TPP.

Hiệp định TPP có phạm vi điều chỉnh rộng, bao gồm toàn bộ các lĩnh vực then chốt vềthương mại và có liên quan đến thương mại Bên cạnh việc cập nhật các cách tiếp cậntruyền thống đối với những vấn đề đã có trong các Hiệp định mậu dịch tự do (FTAs)trước đây, Hiệp định TPP bao gồm thêm những vấn đề thương mại mới, đang nổi vànhững vấn đề xuyên suốt Ngoài các nội dung đàm phán mang tính truyền thống trongcác FTA, các quốc gia thành viên còn tập trung thảo luận nhiều đề xuất và biện pháp đểthúc đẩy hợp tác trong các vấn đề liên quan tới hoạch định chính sách, tạo thuận lợi chodoanh nghiệp, phát triển chuỗi cung cấp và sản xuất giữa các nước thành viên, nâng cao

sự tham gia của các doanh nghiệp vừa và nhỏ vào quá trình lưu thông hàng hóa giữa cácquốc gia thành viên TPP, cũng như thúc đẩy sự phát triển chung của các quốc gia thànhviên Lời văn của Hiệp định sẽ bao trùm toàn bộ các khía cạnh của quan hệ thương mạigiữa các thành viên TPP Sau đây là các vấn đề đang được đàm phán và tóm tắt nhữngtiến bộ đã đạt được

Trong lĩnh vực Cạnh tranh: Lời văn của Chương Cạnh tranh sẽ giúp thúc đẩy môi trường

kinh doanh cạnh tranh, bảo vệ người tiêu dùng và đảm bảo một sân chơi bình đẳng chocác doanh nghiệp của các thành viên TPP Các nhà đàm phán đã đạt được tiến bộ quantrọng về lời văn, bao gồm các cam kết về việc thiết lập và duy trì các luật và các cơ quanquản lý cạnh tranh, thủ tục công bằng trong việc thực thi luật cạnh tranh, minh bạch hóa,bảo vệ người tiêu dùng, quyền riêng tư về hành động và hợp tác kỹ thuật

Trong lĩnh vực Hợp tác và Nâng cao năng lực: Các thành viên TPP nhất trí rằng việc

nâng cao năng lực và các hình thức hợp tác khác là hết sức quan trọng, cả trong giai đoạnđàm phán và giai đoạn sau khi kết thúc đàm phán, trong việc hỗ trợ các nước thành viên

Trang 7

nâng cao khả năng thực thi và tận dụng lợi ích của Hiệp định Các thành viên thừa nhậncác hoạt động nâng cao năng lực có thể là công cụ hiệu quả giúp giải quyết những nhucầu cụ thể của các nước đang phát triển nhằm đáp ứng những các tiêu chuẩn cao của Hiệpđịnh mà các thành viên TPP đã nhất trí hướng tới Với tinh thần đó, các thành viên đãtriển khai một số hoạt động hợp tác và nâng cao năng lực nhằm đáp ứng các yêu cầu cụthể và đang lên kế hoạch về những hoạt động bổ sungnhằm hỗ trợ các nước đang pháttriển đạt được các mục tiêu của Hiệp định Các thành viên TPP cũng đang trong quá trìnhthảo luận lời văn về xây dựng một cơ chế dựa trên nhu cầu và linh hoạt về thể chế nhằmđiều phối hiệu quả và hợp tác, hỗ trợ nâng cao năng lực sau khi TPP đi vào thực thi.

Trong lĩnh vực Cung cấp dịch vụ qua biên giới: Các thành viên TPP đã nhất trí về phần

lớn các vấn đề cốt lõi của lời văn liên quan đến cung cấp dịch vụ qua biên giới Sự đồngthuận này tạo cơ sở cho việc đảm bảo các thị trường công bằng, mở và minh bạch chothương mại dịch vụ, bao gồm dịch vụ qua giao dịch điện tử và do các doanh nghiệp vừa

và nhỏ cung cấp, đồng thời vẫn đảm bảo quyền của chính phủ trong việc điều tiết lợi íchcông cộng

Trong lĩnh vực Hải quan: Các nhà đàm phán TPP đã đạt được thỏa thuận về các vấnđề

chính trong lời văn về hải quan cũng như về tầm quan trọng của việc xây dựng các thủtục hải quan dễ dự báo, minh bạch, góp phần đẩy nhanh và tạo thuận lợi cho thương mại,qua đó giúp gắn kết các doanh nghiệp TPP vào chuỗi sản xuất và chuỗi cung ứng khuvực Cam kết về hải quan sẽ giúp đảm bảo rằng hàng hóa được thông quan nhanh chóng,đồng thời vẫn duy trì khả năng của các cơ quan hải quan trong việc thực thi nghiêm túccác quy định và luật hải quan Các thành viên TPP cũng nhất trí về tầm quan trọng củaviệc hợp tác chặt chẽ giữa các cơ quan hải quan của các thành viên nhằm đảm bảo việctriển khai và áp dụng hiệu quả thỏa thuận này cũng như các vấn đề hải quan khác

Trong lĩnh vực Thương mại điện tử: Lời văn về thương mại điện tử sẽ giúp nâng caokhả

năng phát triển nền kinh tế số thông qua việc đảm bảo giải quyết những vướng mắc đốivới người tiêu dùng và doanh nghiệp tham gia vào hình thức thương mại này Các nhàđàm phán đạt được những tiến bộ quan trọng, trong đó có các điều khoản giải quyết vấn

đề thuế hải quan trong môi trường số, việc chứng nhận các giao dịch điện tử và bảo vệ

Trang 8

người tiêu dùng Các đề xuất bổ sung về các luồng thông tin và việc xử lý các sản phẩm

số đang được tiếp tục thảo luận

Trong lĩnh vực Môi trường: Những cam kết có ý nghĩa về môi trường sẽ giúp đảm bảo

rằng Hiệp định giải quyết thỏa đáng những thách thức thương mại và môi trường quantrọng cũng như nâng cao tính hỗ trợ lẫn nhau giữa thương mại và môi trường Các thànhviên TPP đã nhất trí lời văn của “Chương Môi trường” nên bao gồm những điều khoảnchặt chẽ về các cấp độ bảo vệ môi trường và việc thực thi luật, đồng thời tiếp tục thảoluận việc xây dựng một cơ chế hiệu quả để giám sát việc triển khai và hình thành mộtkhuôn khổ hợp tác đặc thù nhằm đáp ứng những nhu cầu về xây dựng năng lực Cácthành viên cũng đang thảo luận những đề xuất về những vấn đề mới như đánh bắt thủysản và các vấn đề bảo tồn khác, đa dạng sinh học, sự xâm lấn của các sinh vật lạ, biến đổikhí hậu, hàng hóa và dịch vụ môi trường

Trong lĩnh vực Dịch vụ tài chính: Lời văn của chương này đề cập đến đầu tư vào các thể

chế tài chính và thương mại qua biên giới trong dịch vụ tài chính sẽ giúp đảm bảo tínhminh bạch, không phân biệt đối xử, đối xử công bằng với các dịch vụ tài chính mới, cácbiện pháp bảo vệ đầu tư và một cơ chế giải quyết tranh chấp hiệu quả để thực hiện nhữngbiện pháp bảo vệ này Những cam kết này sẽ tạo ra những cơ hội mở cửa thị trường, làmlợi cho doanh nghiệp và người tiêu dùng về các sản phẩm tài chính, đồng thời đảm bảoquyền của các cơ quan quản lý tài chính trong việc đảm bảo tính liêm chính và duy trì sự

ổn định của các thị trường tài chính, bao gồm cả trong tình huống khủng hoảng tài chính

Trong lĩnh vực Mua sắm Chính phủ: Lời văn “Chương Mua sắm Chính phủ” đảm bảo

rằng các hoạt động mua sắm được điều chỉnh ở chương này sẽ được thực hiện một cáchcông bằng, minh bạch và không phân biệt đối xử Các nhà đàm phán TPP về cơ bản đãnhất trí về các nguyên tắc và các thủ tục tiến hành các hoạt động mua sắm chính phủđược điều chỉnh bởi chương này, và đang xây dựng các nghĩa vụ cụ thể Các thành viênTPP đang tham chiếu các phạm vi về mua sắm hiện hành của tất cả các nước, đồng thờicông nhận nhu cầu tạo thuận lợi cho việc mở cửa thị trường mua sắm chính phủ của cácnước đang phát triển thôngqua việc sử dụng các biện pháp mang tính quá độ

Trang 9

Trong lĩnh vực Sở hữu trí tuệ: Các thành viên TPP đã nhất trí tăng cường và xây dựng các

quyền và nghĩa vụ dựa trên Hiệp định của Tổ chức Thương mạiThế giới (WTO) vềnhững khía cạnh liên quan đến thương mại củaquyền sở hữu trí tuệ (TRIPS) nhằm đảmbảo một cách tiếp cận hiệuquả và cân bằng đối với vấn đề quyền sở hữu trí tuệ giữa cácnướcthành viên TPP Các thành viên đang thảo luận các đề xuất về các đối tượng sở hữutrí tuệ, bao gồm nhãn hiệu hàng hóa, chỉ dẫn địa lý,quyền tác giả và các quyền liên quan,bằng sáng chế, bí mật thương mại và các dữ liệu cần thiết để xin phê duyệt đối với một sốsản phẩm thuộc diện quản lý, cũng như các quy định về thực thi quyền sở hữu trí tuệ,nguồn gen và tri thức truyền thống Các thành viên TPP đã nhất trí đưa những cam kếtchung về Tuyên bố Đô-ha liên quan tới TRIPS và Y tế công cộng vào lời văn của chươngnày

Trong lĩnh vực Đầu tư: Lời văn về đầu tư sẽ quy định sự bảo vệ cơ bản về pháp lý đối với

các nhà đầu tư và các hoạt động đầu tư của mỗi quốc gia thành viên TPP trong lãnh thổcác nước thành viên TPP khác, trong đó có các quy định đang tiếp tục được thảo luậnnhằm đảm bảo nguyên tắc không phân biệt đối xử, tiêu chuẩn tối thiểu về đối xử, các quyđịnh về xung công và nghiêm cấm một số hoạt động đặc thù bóp méo thương mại và đầu

tư Lời văn “Chương Đầu tư” cũng sẽ bao gồm các quy định về cơ chế giải quyết tranhchấp giữa nhà đầu tư và Nhà nước một cách nhanh chóng, công bằng và minh bạch trên

cơ sở cơ chế phù hợp bảo vệ Nhà nước, với các nội dung về phạm vi và diện đàm pháncòn đang được tiếp tục thảo luận Lời văn Chương Đầu tư sẽ bảo vệ quyền của các nướcthành viên TPP trong việc đảm bảo lợi ích cộng đồng

Trong lĩnh vực Lao động: Các thành viên TPP đang thảo luận về các yếu tố cấu thành của

“Chương Lao động” trong đó sẽ gồm các cam kết về bảo vệ quyền lao động và các cơ chếnhằm đảm bảo hợp tác, phối hợp và đối thoại về các vấn đề lao động mà các thành viêncùng quan tâm Các thành viên TPP đã nhất trí về tầm quan trọng của sự phối hợp nhằmgiải quyết những thách thức về lực lượng lao động trong thế kỷ 21 thông qua hợp tácsong phương và khu vực về thực tiễn tại nơi làm việc nhằm cải thiện quyền lợi và và khảnăng làm việc của người lao động, cũng như thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực và môitrường làm việc hiệu suất cao

Trang 10

Trong lĩnh vực Các vấn đề pháp lý: Các thành viên TPP đã đạt được tiến bộ thực chất về

các điều khoản liên quan đến thực thi hiệp định, bao gồm các quy tắc rõ ràng và hiệu quảnhằm giải quyết các tranh chấp và đang thảo luận một số vấn đề cụ thể liên quan đến tiếntrình này Các thành viên TPP cũng đã đạt được những tiến bộ về các trường hợp ngoại lệđối với các nghĩa vụ của hiệp định cũng như về các quy tắc xử lý vấn đề minh bạch trongviệc xây dựng các điều luật, quy định hay các quy tắc khác Ngoài ra, các thành viên cũngđang thảo luận về các đề xuất liên quan đến quản trị tốt và tính công bằng trong thủ tục ởmột số lĩnh vực cụ thể

Trong lĩnh vực Tiếp cận thị trường hàng hóa: Các thành viên TPP đã thống nhất xây

dựng các nguyên tắc và các nghĩa vụ liên quan đến thương mại hàng hóa cho tất cả cácnước TPP nhằm đảm bảo tiếp cận thị trường mà các nước dành cho nhau là tham vọng,cân bằng và minh bạch Lời văn về thương mại hàng hóa quy định việc xóa bỏ thuế quangiữa các thành viên, trong đó có những cam kết quan trọng cao hơn các nghĩa vụ WTOhiện nay, cũng như xóa bỏ các biện pháp phi thuế quan đang tạo ra các rào cản thươngmại Các thành viên TPP cũng đang cân nhắc các đề xuất liên quan đến cấp phép nhậpkhẩu và xuất khẩu và hàng tân trang Các điều khoản bổ sung liên quan đến cạnh tranhxuất khẩu hàng nông nghiệp và an ninh lương thực cũng đang được thảo luận

Các thành viên TPP cũng thống nhất tầm quan trọng của việc đưa ra cam kết ở mức caođối với hàng dệt may - một trong những nội dung được thảo luận ở Chương Tiếp cận thịtrường hàng hóa Một số đề xuất đã được đưa ra về hàng loạt các vấn đề nguyên tắc tronglĩnh vực này như hợp tác hải quan về quy trình thực thi pháp luật, quy tắc xuất xứ và tự

vệ đặc biệt

Trong vấn đề Quy tắc xuất xứ: Các thành viên TPP đã nhất trí xây dựng một bộ quy tắc

xuất xứ chung nhằm xác định liệu một sản phẩm có xuất xứ từ khu vực TPP hay không.Các nước cũng nhất trí rằng các quy tắc xuất xứ của TPP cần khách quan, minh bạch và

dễ dự đoán, hiện đang thảoluận cách tiếp cận liên quan tới khả năng cộng gộp hoặc sửdụng nguyên vật liệu trong phạm vi khu vực mậu dịch tự do để khẳng định một sản phẩm

có xuất xứ Ngoài ra, các thành viên TPP cũngđang thảo luận các đề xuất xây dựng một

hệ thống chứng nhận xuất xứ ưu đãi đơn giản, hiệu năng và hiệu quả

Trang 11

Trong lĩnh vực các tiêu chuẩn vệ sinh dịch tễ về kiểm dịch động, thực vật (SPS): Nhằm

nâng cao sức khỏe cây trồng ,vật nuôi, cũng như chất lượng an toàn thực phẩm và tạothuận lợi cho thương mại giữa các nước TPP, quốc gia thành viên đã nhất trí tăng cườngphát triển nội dung nên dựa trên các quyền và nghĩa vụ hiện tại của các bên theo Hiệpđịnhvề kiểm dịch động thực vật (SPS) của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) Lờivăn “Chương SPS” sẽ bao gồm một loạt các cam kết mớivề cơ sở khoa học, minh bạchhóa, khu vực hóa, hợp tác và công nhận lẫn nhau Ngoài ra, các bên đàm phán đã nhất tríxem xét một loạt các đề xuất hợp tác song phương và đa phương mới, trong đó có cácbiện pháp kiểm tra về chứng nhận nhập khẩu

Trong lĩnh vựcCác rào cản kỹ thuật đối với thương mại (TBT): Lời văn về TBT sẽ củng

cố việc phát triển các quyền và nghĩa vụ hiện tại quy định ở Hiệp định về Các rào cản kỹthuật đối với thương mại của WTO, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại giữacác nước TPP và giúp các nhà quản lý thực hiện tốt hơn vai trò của mình trong việc bảo

vệ sức khỏe, bảo vệ môi trường và đạt được các mục tiêu chính sách chính đáng khác.Lời văn bao gồm các cam kết về lộ trình thực hiện, các thủ tục đánh giá sự phù hợp, cáctiêu chuẩn quốc tế, cơ chế thể chế, về minh bạch hóa Các thành viên TPP cũng đang thảoluận các quy định đánh giá thực hiện, hợp tác quản lý,thuận lợi hóa thương mại, minhbạch hóa về các vấn đề khác, cũng như các đề xuất do nước đưa ra liên quan đến các lĩnhvực cụ thể

Trong lĩnh vực Viễn thông: Lời văn về viễn thông sẽ thúc đẩy sự tiếp cận cạnh tranh cho

các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông trong thị trường TPP, đem lại lợi ích cho người tiêudùng và các doanh nghiệp trên thị trường TPP trở nên cạnh tranh hơn Ngoài một hiệpđịnh rộng thể hiện sự cần thiết về tiếp cận mạng lưới một cách hợp lý dành cho nhà cungcấp thông qua kết nối và tiếp cận với cơ sở vật chất, các thành viên TPP đang tiến gần tới

sự đồng thuận về các điều khoản nhằm tăng cường tính minh bạch của quy trình ban hànhchính sách, bảo đảm quyền khiếu nại các quyết định Các bên cũng thảo luận các đề xuấtmới được đưa ra về lựa chọn công nghệ và giải quyết vấn đề cước phí cao của điện thoại

di động chuyển vùng quốc tế

Trong lĩnh vực Di chuyển thể nhân: Các thành viên TPP đã kết thúc về cơ bản các

Trang 12

điều khoản chung của chương liên quan đến tăng cường tính minh bạch và hiệu quả trongquá trình giải quyết nhập cảnh tạm thời, đồng thời thúc đẩy hợp tác kỹ thuật hiện tại giữacác nước TPP Các nghĩa vụ cụ thể liên quan đến các loại hình doanh nhân cũng đangđược thảo luận.

Trong lĩnh vực Các biện pháp phòng vệ thương mại: Các thành viên TPP đã nhất trí

khẳng định các quyền và nghĩa vụ của mình trong WTO và đang xem xét các đề xuấtmới, bao gồm các nghĩa vụ sẽ được xây dựng trên cơ sở những quyền lợi và nghĩa vụhiện hành trong lĩnh vực minh bạch hoặc các quy trình tố tụng Các thành viên cũng đưa

ra một số đề xuất về cơ chế tự vệ khu vực quá độ

Lộ trình xóa bỏ thuế quan và các gói mở cửa thị trường: Lộ trình xóa bỏ thuế quan của Hiệp định TPP sẽ áp dụng cho tất cả các hàng hóa, tương đương khoảng 11.000 dòng thuế Các nước thành viên đang xây dựng quy tắc chung về xuất xứ hàng hóa vẫn hiện đang cân nhắc các đề xuất nhằm thực hiện việc này hiệu quả và đơn giản nhất.

Các gói cam kết về dịch vụ và đầu tư sẽ bao gồm tất cả các ngành dịch vụ Nhằm đảm

bảo một kết quả đạt tiêu chuẩn cao mới cho các quốc gia hướng tới Các thành viên TPPđang đàm phán theo nguyên tắc “chọn- bỏ” với giả định hiệp định sẽ bao trùm trên mộtphạm vi toàn diện nhưng vẫn cho phép các nước đàm phán các ngoại lệ cụ thể trong camkết ở các ngành dịch vụ cụ thể Gói các cam kết về mua sắm chính phủ đang được đàmphán, trong đó mỗi thành viên phải nỗ lực mở cửa thị trường mua sắm chính phủ hơn nữanhằm đảm bảo sự tiếp cận tối đa của nước khác trong lĩnh vực này, đồng thời ghi nhậnnhững vấn đề nhạy cảm của từng thành viên Nhìn chung, phạm vi và nội dung điềuchỉnh của TPP được xem là “bị quy định” bởi ít nhất 03 yếu tố sau:

TPP – Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới

Về nguyên tắc, các Hiệp định thương mại tự do (Free Trade Agreements - FTA) đòi hỏimức độ cam kết mở cửa sâu hơn các cam kết mở cửa thương mại thông thường (thể hiệnchủ yếu ở các lĩnh vực phải cam kết mở cửa rộng hơn, mức độ mở cửa như cắt giảm thuếquan, loại bỏ các điều kiện tiếp cận thị trường…) Quá trình hội nhập và toàn cầu hóahoạt động thương mại trên thế giới đã chứng kiến 03 thế hệ các FTA, bắt đầu từ các FTA

Trang 13

thế hệ thứ nhất tập trung ở việc tự do hóa lĩnh vực thương mại hàng hóa (cắt giảm thuếquan, loại bỏ các rào cản phi thuế), sang các FTA thế hệ thứ hai với việc mở rộng phạm

vi tự do hóa sang các lĩnh vực dịch vụ nhất định (xóa bỏ các điều kiện tiếp cận thị trườngtrong các lĩnh vực dịch vụ liên quan), và FTA thế hệ thứ ba tiếp tục mở rộng phạm vi tự

do về dịch vụ, đầu tư Các hiệp định FTA trong thời gian gần đây (đặc biệt là các FTA

mà Hoa Kỳ đàm phán) chứng kiến một xu hướng mới trong đó không chỉ những lĩnh vựcthương mại mở cửa được đề cập mà cả những vấn đề phi thương mại như lao động, môitrường cũng được đưa vào đàm phán và ký kết

Là một hiệp định mới nhất được đàm phán trong thời gian này, rõ ràng TPP sẽ khó đichệch xu hướng này Phạm vi của Hiệp định này, vì vậy, được dự kiến là sẽ rất rộng vàphức tạp, với các vấn đề thương mại và phi thương mại đan xen

TPP – Sự phát triển của P4

Với “nền tảng” là Hiệp định P4, TPP được dự kiến là mở rộng và đa dạng hóa các lĩnhvực cam kết mà P4 đã đề cập Theo một logic tự nhiên TPP được suy đoán có phạm virộng hơn P4 Trong khi đó P4 đã có cam kết mạnh về thuế quan và nhiều vấn đề phi thuếquan như (xuất xứ hàng hóa, các biện pháp phòng vệ thương mại, các biện pháp vệ sinhdịch tễ, hàng rào kỹ thuật đối với thương mại, sở hữu trí tuệ, mua sắm công, chính sáchcạnh tranh…và cả những vấn đề phi thương mại như lao động, môi trường).Vì vậy TPPmới chắc chắn sẽ có phạm vi lớn hơn nữa

TPP – “FTA của thế kỷ 21”

Tham gia đàm phán TPP, Hoa Kỳ tuyên bố nước này kỳ vọng TPP sẽ tạo dựng mộtchuẩn mới cho các “FTA của thế kỷ 21” Rõ ràng đây không phải là một tuyên bố hìnhthức khi người ta nhìn vào các FTA mà Hoa Kỳ đàm phán trong thời gian gần đây (FTAvới Panama, Colombia và đặc biệt là FTA với Hàn Quốc ) Mong muốn đằng sau tuyên

bố này là Hoa Kỳ sẽ cố gắng để TPP có phạm vi lớn nhất có thể, và với mức độ mở cửarộng nhất có thể Với tham vọng như vậy của “người cầm trịch”, đàm phán TPP khó cóthể là một đàm phán ở mức độ “tự do cầm chừng” hay phạm vi “tự do hạn chế”

Trang 14

1.3 Mục đích của hiệp định TPP.

Mục tiêu của hiệp định TPP là nhằm thiết lập một khu vực thương mại tự do chung chocác nước đối tác trong khu vực châu Á Thái Bình Dương Cho đến nay, đã có 12 nướctham gia vào đàm phán TPP (bao gồm New Zealand, Brunei, Chile, Singapore, Australia,Peru, Hoa Kỳ, Malaysia, Việt Nam, Canada, Mexico và Nhật Bản)

TPP hiện đã trải qua 16 phiên đàm phán chính thức, được kỳ vọng là một Hiệp định kiểumẫu của thế kỷ 21 với những lĩnh vực đàm phán gồm không chỉ các vấn đề về mở cửa thịtrường hàng hóa và dịch vụ mà còn cả những vấn đề phi thương như các vấn để về sởhữu trí tuệ , mua sắm chính phủ, môi trường, lao động, các vấn đề pháp lý…Khi so sánhTPP với các hiệp định thương mại khác ta có thể thấy rằng:

 TPP cũng như mọi hiệp định về hội nhập quốc tế khác đều nhằm mở rộng hợp táckinh tế, thúc đẩy xuất khẩu và thu hút đầu tư nước ngoài vào các nước thành viên

 Các thỏa thuận tự do hóa của TPP sẽ làm lợi hơn cho nền kinh tế bằng cáchkhuyến khích thương mại và thương mại đến lượt nó, sẽ thực hiện được vai tròcủng cố sự thịnh vượng của các nước thành viên

 TPP có ý nghĩa trong việc thực hiện các mục tiêu chiến lược gắn kết khu vực lạivới nhau

 TPP yêu cầu một cường độ tự do hóa mậu dịch mạnh mẽ hơn, sâu rộng hơn, toàndiện hơn trên nhiều lĩnh vực bao gồm mua bán hàng hóa dịch vụ, quy định về xuất

xứ, can thiệp của chính phủ, rào cản kỹ thuật, quyền sở hữu trí tuệ, sử dụng laođộng…

 Các hiệp định thương mại thông thường (như BTA với Hoa Kỳ hay WTO) chỉ cắtgiảm thuế suất và theo một lộ trình dài hạn, còn các hiệp định thương mại tự donhư TPP là loại bỏ thuế suất (0%) Ví dụ hàng dệt may của Việt Nam vào Mỹ, saukhi ký hiệp định thương mại song phương thì thuế suất bình quân giảm còn 17,3%; mức này được giữ nguyên sau khi vào WTO (vì đây đã là mức thuế MFN mà

Mỹ dành cho các nước thành viên WTO) Nay với TPP thuế suất chỉ còn 0%

Trang 15

 Các cam kết trong TPP sẽ phải bình đẳng cho tất cả các nước thành viên, khôngphân biệt nước đang phát triển hay nước phát triển như WTO Vì vậy, các nướcđang phát triển mà tham gia TPP sẽ phải cố gắng để rút ngắn thời gian thực hiệncam kết đó.

1.4 Ý nghĩa của hiệp định TTP.

Nếu đàm phán thành công, TPP có thể là sự lựa chọn thay thế cho Vòng Đàm phán Doha

đã lâm vào bế tắc, trở thành cơ chế thúc đẩy tự do hóa đa biên nổi bật trong thế kỷ XXI.TPP được tiến hành trên cơ sở quy tụ các đối tác có tư duy giống nhau và cùng lợi íchkinh tế trong quá trình mở cửa TPP có thể là khuôn mẫu để thống nhất các FTA hiệnđang đan xen, chằng chịt, tự do hóa thị trường trong nước…Một kỳ vọng lớn mà các nước tham gia đàm phán TPP hướng tới là khả năng tạo ra chuỗigiá trị trong vực có khả năng cạnh tranh cao tận dụng tốt thế mạnh về vốn, công nghệ, vànăng lực của các thành viên TPP thúc đẩy hợp tác doanh nghiệp nội khối trên cơ sở loại

bỏ hầu hết rào cản thương mại và môi trường pháp lý đối với hoạt động kinh doanh củacác nước thuận lợi, minh bạch và có tính tương đồng cao TPP cũng được kỳ vọng là sẽ

thúc đẩy cho thị trường lao động nội khối giữa các nước thành viên, Quy tắc xuất xứ sẽ

đem đến những cơ hội mới cho các nhà xuất khẩu TPP và giúp họ gia nhập chuỗi cungứng toàn cầu TPP còn được kỳ vọng là nền tảng xây dựng một FTA khu vực châu Á-Thái Bình Dương (FTAAP) TPP đại diện cho nguồn động lực thúc đẩy chương trìnhnghị sự APEC Các vòng đàm phán hiệp định có tiềm năng đem đến một kết quả tốt đẹp,cho phép APEC đạt một bước tiến bộ lớn trong việc tăng cường hội nhập kinh tế khuvực, đáp ứng mục tiêu về thương mại tự do, cởi mởi và thúc đẩy tính hội tụ khu vựcAPEC Nếu thành công, TPP sẽ là cơ hội tốt để quy tụ các thành viên APEC trong mộtFTA duy nhất

Bất chấp những viễn cảnh tốt đẹp mà TPP tạo ra, hiệp định này vẫn còn đang trong quátrình đàm phán và liên tục gặp phải rất nhiều khó khăn Nếu mọi việc tiến hành suôn sẻ,TPP sẽ trở thành một khu vực thương mại được tự do hóa cao nhất, có quy mô lớn nhấtthế giới Tuy nhiên, với các nước thành viên ở ‘chiếu dưới’ thì việc tham gia TPP là sẽ

Trang 16

một thách thức lớn Những thách thức về mặt kỹ thuật, pháp lý, cơ chế, hay ngay cả vấn

đề nhân quyền sẽ là thách thức nhưng cũng đồng thời là động lực nếu các nước đó có ý

chí và quyết tâm vượt qua Có thể ví con TPP được “như một bông hồng đẹp nhưng đầy

gai nhọn” Chính vì vậy mà bông hồng xinh đẹp này chỉ dành tặng cho những người

xứng đáng

2 Những cơ hội và thách thức của Việt Nam khi tham gia Hiệp định TPP.

2.1 Cơ hội

Thứ nhất, hội nhập khu vực đang nổi lên thành một xu hướng chủ đạo với nhiều hình

thức phong phú, đặc biệt là tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương Xu thế này không chỉphản ánh sự mưu cầu lợi ích kinh tế mà còn phản ánh cục diện chính trị quốc tế mới, sau

sự nổi lên nhanh chóng của một số nước đang phát triển hàng đầu Tham gia vào Hiệpđịnh TPP, một cấu trúc quan trọng của khu vực, sẽ giúp Việt Nam nắm bắt và tận dụngtốt hơn các cơ hội do quá trình tái cấu trúc cục diện quốc tế và khu vực cũng như xu thếhội nhập kinh tế khu vực đem lại

Thứ hai, việc tham gia Hiệp định TPP sẽ giúp Việt Nam có thêm điều kiện để tranh thủ

sự hợp tác quốc tế nhằm phục vụ chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, triển khai cácchiến lược hội nhập quốc tế nói chung và chiến lược đối ngoại ở khu vực Châu Á - TháiBình Dương nói riêng, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế

Thứ ba, thông qua Hiệp định TPP, Việt Nam sẽ có cơ hội đàm phán với Hoa Kỳ để mở

cửa thị trường cho hàng hóa của Việt Nam, tạo cú hích mạnh để thúc đẩy xuất khẩu, kiềmchế nhập siêu Bên cạnh đó, việc tham gia Hiệp định TPP sẽ góp phần thúc đẩy hơnnữa đầu tư của Hoa Kỳ và các nước vào Việt Nam

Thứ tư, lợi ích từ việc cắt giảm thuế sẽ giúp hàng hóa Việt Nam được tiếp cận các thị

trường thành viên TPP với mức thuế quan thấp hoặc bằng 0 Rõ ràng lợi ích này chỉ thực

tế nếu hàng hóa Việt Nam đang phải chịu mức thuế quan cao ở các thị trường này và thuếquan là vấn đề duy nhất cản trở sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên các thị trường

đó Vì là một nền kinh tế định hướng xuất khẩu, việc chúng ta có thể tiếp cận các thị

Trang 17

trường lớn như Hoa Kỳ với mức thuế suất bằng 0 hoặc thấp như vậy sẽ mang lại một lợithế cạnh tranh vô cùng lớn và một triển vọng hết sức sáng sủa cho nhiều ngành hàng, kéotheo đó là lợi ích cho một bộ phận lớn người lao động hoạt động trong các lĩnh vực phục

vụ xuất khẩu Lợi ích này không chỉ dừng lại ở những nhóm mặt hàng mà Việt Nam đang

có thế mạnh xuất khẩu (ví dụ như dệt may, giầy dép…) mà còn là động lực để nhiềunhóm mặt hàng khác hiện chưa có kim ngạch đáng kể có điều kiện để gia tăng sức cạnhtranh Nói một cách khác, lợi thế này không chỉ nhìn từ góc độ hiện tại mà còn được nhìnthấy ở cả tiềm năng trong tương lai

Tuy nhiên, lợi ích này cần được đánh giá một cách chừng mực hơn, đặc biệt khi quyếtđịnh đánh đổi quyền tiếp cận thị trường Việt Nam của hàng hóa nước ngoài để có đượcnhững lợi ích này Bởi trên thực tế, cơ hội tăng mạnh xuất khẩu không phải cho tất cả khi

mà ví dụ đối với Hoa Kỳ, hàng thủy sản chưa chế biến hay đồ gỗ (hai lĩnh vực xuất khẩuchủ yếu của Việt Nam sang thị trường này) thực tế đã đang được hưởng mức thuế suấtgần bằng 0, vì vậy có TPP hay không cũng không quan trọng Cũng như vậy, dù rằngtương lai không hẳn chắc chắn nhưng một số mặt hàng có thể được Hoa Kỳ xem xét chohưởng GSP “miễn phí” nếu chúng ta có nỗ lực vận động tốt mà không cần TPP vớinhững cái giá phải trả có thể lớn (bằng việc mở cửa thị trường nội địa cũng như nhữngràng buộc khác) Đối với các ngành thuộc nhóm này, lợi ích thuế quan là không đáng kể(hoặc không có) Tình trạng tương tự với một số thị trường khác (ví dụ Úc, New Zealand,Peru hiện đã áp dụng mức thuế 0% cho các sản phẩm thủy sản như cá, tôm, cua… củaViệt Nam) Đối với những mặt hàng khác, trong khi cơ hội tăng xuất khẩu với giá cạnhtranh là có thật và rất lớn (ví dụ dệt may, da giầy), những rào cản dưới dạng quy định kỹthuật, vệ sinh dịch tễ hay kiện phòng vệ thương mại với quy chế nền kinh tế phi thịtrường mà Hoa Kỳ thực hiện rất có thể sẽ vô hiệu hóa lợi ích từ việc giảm thuế quan.Cũng như vậy những điều kiện ngặt nghèo về lao động, về xuất xứ nguyên liệu cũng cóthể khiến hàng hóa Việt Nam không tận dụng được lợi ích từ việc giảm thuế trong TPP.Nói một cách khác, những lợi ích về thuế quan trên thị trường nước đối tác TPP (đặc biệt

là Hoa Kỳ) chỉ thực sự đầy đủ khi xem xét tất cả các yếu tố Và nếu bất kỳ yếu tố nào

Trang 18

trong số những rào cản đối với hàng xuất khẩu không được cải thiện thì lợi ích thuế quan

từ TPP sẽ bị giảm sút, thậm chí nếu những rào cản này bị lạm dụng, lợi ích từ thuế quan

có thể bị vô hiệu hóa hoàn toàn Phương án đàm phán về thuế quan vì vậy cần phải lưu ýđến tất cả những yếu tố này

Thứ năm, lợi ích tiếp cận thị trường (đối với thương mại dịch vụ và đầu tư) Về lý thuyết

Việt Nam sẽ được tiếp cận thị trường dịch vụ của các nước đối tác thuận lợi hơn, với ítcác rào cản và điều kiện hơn Tuy vậy trên thực tế dịch vụ của Việt Nam hầu như chưa cóđầu tư đáng kể ở nước ngoài do năng lực cung cấp dịch vụ của các doanh nghiệp ViệtNam còn yếu kém Trong tương lai, tình hình này có thể thay đổi đôi chút (với những nỗlực trong việc xuất khẩu phần mềm, đầu tư viễn thông hay một số lĩnh vực dịch vụ khác)tuy nhiên khả năng này tương đối nhỏ

Ngoài ra, với hiện trạng mở cửa tương đối rộng về dịch vụ của các đối tác quan trọngtrong TPP như hiện nay, lợi ích này có thể không có ý nghĩa (bởi có hay không có TPPthì thị trường dịch vụ của họ cũng đã mở sẵn rồi) Đây cũng chính là lý do nhiều ý kiếncho rằng các nước phát triển sẽ được lợi về dịch vụ trong TPP trong khi những nước nhưViệt Nam hầu như không hưởng lợi gì từ việc này

Thứ sáu, trong thực thi các FTA, thị trường nội địa thường được hiểu là nơi chịu thiệt

hại.Tuy nhiên, đối với trường hợp của Việt Nam, nhiều chuyên gia nhấn mạnh rằngchúng ta có thể “có lời” từ TPP ngay cả ở thị trường nội địa, nơi vốn được xem là “chỉchịu thiệt” từ các FTA nói chung “Khoản lời” này nằm ở việc giảm thuế hàng nhập khẩu

từ các nước TPP Nhờ đó, người tiêu dùng và các ngành sản xuất sử dụng nguyên liệunhập khẩu từ các nước này làm nguyên liệu đầu vào sẽ được hưởng lợi từ hàng hóa,nguyên liệu giá rẻ, giúp giảm chi phí sinh hoạt và sản xuất, từ đó có thể giúp nâng caonăng lực cạnh tranh của những ngành này

Thứ bảy, lợi ích đến từ những thay đổi thể chế hay cải cách để đáp ứng những đòi hỏi chung của TPP Những cam kết về những vấn đề xuyên suốt như sự hài hòa giữa các quy

định pháp luật, tính cạnh tranh, vấn đề hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, chuỗicung ứng, hỗ trợ phát triển… đòi hỏi các thành viên TPP phải nỗ lực hết mức để thực

Trang 19

hiện đầy đủ trên tinh thần thiện chí, tôn trọng cam kết quốc tế Đây là những lợi ích lâudài và xuyên suốt các khía cạnh của đời sống kinh tế - xã hội, đặc biệt có ý nghĩa đối vớinhóm doanh nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất (doanh nghiệp nhỏ và vừa).

Thứ tám, lợi ích đến từ việc mở cửa thị trường mua sắm công Mặc dù mức độ mở cửa

đối với thị trường mua sắm công trong khuôn khổ TPP chưa được xác định cụ thể nhưngnhiều khả năng các nội dung trong Hiệp định về mua sắm công trong WTO sẽ được ápdụng cho TPP, và nếu điều này là thực tế thì lợi ích mà Việt Nam có được từ điều này sẽ

là triển vọng minh bạch hóa thị trường quan trọng này – TPP vì thế có thể là một độnglực tốt để giải quyết những bất cập trong các hợp đồng mua sắm công và hoạt động đấuthầu xuất phát từ tình trạng thiếu minh bạch hiện nay;

Cuối cùng là những lợi ích đến từ việc thực thi các tiêu chuẩn về lao động, môi trường.

Mặc dù về cơ bản những yêu cầu cao về vấn đề này có thể gây khó khăn cho Việt Nam(đặc biệt là chi phí tổ chức thực hiện của Nhà nước và chi phí tuân thủ của doanh nghiệp)nhưng xét một cách kỹ lưỡng một số tiêu chuẩn trong đó (ví dụ về môi trường) sẽ là cơhội tốt để Việt Nam làm tốt hơn vấn đề bảo vệ môi trường (đặc biệt trong đầu tư từ cácnước đối tác TPP) và bảo vệ người lao động nội địa

2.2 Thách thức

Thứ nhất, khi tham gia FTA nói chung và TPP nói riêng, Việt Nam sẽ phải mở cửa nhanh

và mạnh thị trường nội địa của mình cho hàng hóa, dịch vụ từ các nước đối tác Việc camkết và thực hiện các cam kết sâu và rộng trong khuôn khổ đàm phán Hiệp định TPP sẽ đặt

ra những thách thức không nhỏ, đặc biệt là sức ép về mở cửa thị trường, cạnh tranh đốivới các doanh nghiệp của Việt Nam, vốn ít, khả năng quản lý còn nhiều thiếu sót Nếukhông có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, nhiều ngành sản xuất và dịch vụ có thể sẽ rơi vào tình thếkhó khăn Tham gia TPP có thể gây ra một số hệ quả xã hội tiêu cực như tình trạng phásản và thất nghiệp ở các doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh yếu Ngoài ra, kết quả đàmphán nội dung lao động trong Hiệp định TPP có thể sẽ có tác động tới môi trường laođộng ở Việt Nam Tuy nhiên, đây là con đường mà sớm hay muộn Việt Nam cũng phảitrải qua để chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành công, theo hướng nâng cao giá trị gia tăng,chất lượng và hiệu quả của tăng trưởng kinh tế

Trang 20

Thứ hai, để thực thi cam kết trong Hiệp định TPP, Việt Nam có thể sẽ phải điều chỉnh,

sửa đổi nhiều quy định pháp luật về thương mại, đầu tư, đấu thầu, sở hữu trí tuệ… Vớinhững kinh nghiệm có được từ quá trình đàm phán gia nhập WTO, đây có thể không phải

là một thách thức quá lớn đối với Việt Nam

Thứ ba, Việt Nam hiện vẫn còn là thị trường tương đối đóng với nhiều nhóm mặt hàng

còn giữ mức thuế MFN khá cao (và với lộ trình mở cửa dài hơi) Vì thế việc phải cam kếtgiảm thuế đối với phần lớn các nhóm mặt hàng từ các nước đối tác TPP dự kiến sẽ gây ra

02 bất lợi trực tiếp, bao gồm (i) giảm nguồn thu ngân sách từ thuế nhập khẩu và (ii) cạnhtranh trong nước gay gắt hơn

Thứ tư, giảm thuế quan có thể khiến luồng hàng nhập khẩu từ các nước TPP vào Việt

Nam gia tăng, với giá cả cạnh tranh hơn Hệ quả tất yếu là thị phần hàng hóa liên quan tạiViệt Nam sẽ bị ảnh hưởng và cạnh tranh sẽ gay gắt hơn Đây là thực tế đã từng xảy ra khichúng ta thực hiện các FTA đã ký mà đặc biệt là ACFTA với Trung Quốc Nguy cơ nàyđặc biệt nguy hiểm đối với nhóm hàng nông sản, vốn gắn liền với nhóm đối tượng dễ bịtổn thương trong hội nhập là nông dân và nông thôn Tuy vậy, các ý kiến lạc quan lại chorằng trong trường hợp cụ thể của TPP, cái “mất” này có thể không phải là quá nghiêmtrọng, ví dụ với đối tác Hoa Kỳ, hàng hóa của Hoa Kỳ có phân khúc và khách hàng khácvới hàng hóa tương tự của Việt Nam, vì vậy đối với một số ngành, cạnh tranh đến từhàng hóa Hoa Kỳ sẽ không quá nguy hiểm Theo cách hiểu này, thị phần nội địa có thể sẽ

bị phân chia lại sau TPP, nhưng là giữa các đối thủ Hoa Kỳ với những đối thủ nước ngoàikhác trên thị trường Việt Nam chứ không phải là với các doanh nghiệp Việt Nam

Thứ năm, bất lợi từ việc mở cửa các thị trường dịch vụ Dịch vụ là mảng hoạt động

thương mại mà mức độ mở cửa thị trường của Việt Nam là hạn chế và dè dặt nhất So vớicách thức đàm phán chọn-cho của WTO, phương pháp chọn-bỏ dự kiến trong đàm phánTPP sẽ khiến cho bức tranh mở cửa dịch vụ của Việt Nam đối với các đối tác TPP thayđổi mạnh mẽ Đây cũng chính là điểm được suy đoán là sẽ tạo ra bất lợi lớn cho doanhnghiệp Việt Nam khi tham gia TPP Với TPP, sự tham gia mạnh mẽ và tự do hơn của cácnhà cung cấp có tiềm lực lớn, có kinh nghiệm lâu năm, có ưu thế về dịch vụ trên thế giới

Trang 21

(đặc biệt là các nhà cung cấp dịch vụ Hoa Kỳ) có thể khiến cho các đơn vị cung cấp dịch

vụ của Việt Nam gặp khó khăn nghiêm trọng

Tuy nhiên, kịch bản thực tế có thể không toàn bất lợi như vậy Nhìn từ góc độ tích cực thìcạnh tranh có thể là động lực để các doanh nghiệp tự đổi mới và nâng cao năng lực đểphát triển tốt hơn Cạnh tranh cũng giúp xóa những đơn vị sản xuất yếu kém, không thíchhợp với tình hình mới (đây cũng là điều nên xảy ra, dù rằng Việt Nam chưa quen với tìnhtrạng phá sản của các doanh nghiệp yếu kém) Ngoài ra, không thể không nhắc tới nhữngkhả năng hợp tác giữa doanh nghiệp Việt Nam và đối tác từ TPP để cùng phát triển Mởcửa thị trường cũng là cơ hội để thu hút đầu tư vào các ngành dịch vụ, đặc biệt các ngànhcần vốn và công nghệ quản lý cao Đây có thể là cơ sở để phát triển nhiều ngành dịch vụ

ở Việt Nam trong tương lai

Thứ sáu, bất lợi từ việc thực thi các yêu cầu cao về môi trường, lao động, cạnh tranh… và

các ràng buộc mang tính thủ tục khi ban hành các quy định liên quan đến rào cản kỹthuật, vệ sinh dịch tễ Các kết quả đàm phán FTA của Hoa Kỳ trong giai đoạn gần đâycho thấy nước này nhấn mạnh việc tuân thủ các yêu cầu cao về môi trường (theo mộtdanh mục tương đối dài các công ước quốc tế về môi trường), lao động (tiêu chuẩn ILO)hay các ràng buộc nhiều hơn về mặt thủ tục khi ban hành hay thực thi các quy định vềcạnh tranh, phòng vệ thương mại, TBT, SPS (theo hướng tăng cường thủ tục tham vấntrao đổi trước khi ban hành quy định/biện pháp, quyền tiếp cận tư pháp để giải quyếtvướng mắc)…Các đối tác phát triển như Úc, New Zealand khá quan tâm đến các vấn đềnày Hiệp định P4 (tiền thân của TPP) cũng bao gồm các quy định liên quan Vì vậy khảnăng TPP tương lai có thể bao trùm các lĩnh vực này là tương đối lớn Một mặt, việc tổchức thực hiện các yêu cầu này sẽ là một gánh nặng lớn đối với Nhà nước (trong việc gianhập các công ước liên quan, sửa đổi quy định pháp luật nội địa, xây dựng các cơ chế, thủtục ban hành thực thi mới…) Việc thực thi cũng tao ra nhiều chi phí cho doanh nghiệp

để thực thi (ví dụ như thay đổi công nghệ nuôi trồng – sản xuất, thay đổi nguồn cungnguyên vật liệu, bổ sung cơ chế kiểm soát…) Ngoài ra, có những vấn đề thuộc về thể chếkhông dễ thay đổi (như quyền lập hội, quyền đàm phán tập thể…) Mặt khác, thực hiện

Trang 22

các cam kết dạng này sẽ là cơ hội tốt để chúng ta cải thiện hệ thống pháp luật, đặc biệt là

từ góc độ phát triển bền vững (môi trường), vì quyền con người (lao động), minh bạchhóa và cải cách hành chính (các vấn đề còn lại) Từ góc độ này, những lợi ích mà việcthực hiện những cam kết này mang lại có thể là rất lớn và có giá trị lâu dài (vượt xanhững chi phí bỏ ra để tổ chức thực hiện các yêu cầu này)

Thứ bảy, bất lợi từ việc thực thi các yêu cầu cao liên quan đến việc bảo hộ quyền sở hữu

trí tuệ Hoa Kỳ là đối tác có tiếng là cứng rắn trong những vấn đề liên quan đến bảo hộquyền sở hữu trí tuệ cả trong WTO lẫn trong các FTA của nước này Đối với TPP, vấn đềnày cũng đã được Hoa Kỳ thể hiện tương đối rõ ràng (với mong muốn đạt được TRIPs +trong lĩnh vực này) Tuy nhiên, đây lại là vấn đề lớn đối với Việt Nam trong hoàn cảnhthực tế vi phạm còn lớn và các thiết chế bảo hộ còn thiếu hiệu quả Việc bảo hộ chặt chẽcác quyền sở hữu trí tuệ cũng sẽ dẫn tới những khó khăn trước mắt cho nhiều doanhnghiệp Việt Nam (khi phải bỏ vốn nhiều hơn cho những sản phẩm thuộc loại này) vàngười tiêu dùng (khi phải trả giá đắt hơn cho dản phẩm)

Thứ tám, bất lợi từ việc mở cửa thị trường mua sắm công Mua sắm công là một vấn đề

phức tạp và hiện vẫn đang là lĩnh vực tương đối đóng đối với tự do thương mại TrongWTO, Hiệp định về mua sắm công có sự tham gia của một số lượng rất hạn chế các nước

và mặc dù bị Hoa Kỳ kêu gọi hoặc thúc ép, nhiều nước vẫn giữ quan điểm thận trọng đốivới lĩnh vực này Trong TPP, có nhiều ý kiến cho rằng Hoa Kỳ sẽ lại đưa ra yêu cầu nàycho các đối tác tham gia đàm phán (ví dụ bằng việc yêu cầu các đối tác TPP tham giaHiệp định về mua sắm công của WTO hoặc đưa các quy định của Hiệp định này vàoTPP)

Đối với Việt Nam, việc mở cửa thị trường mua sắm công theo cách này có được suy đoán

là sẽ gây ra những tác động bất lợi (với những lo ngại tương tự như lo ngại của nhiềunước về sự “tấn công” của các nhà cung cấp nước ngoài khiến doanh nghiệp nội địakhông cạnh tranh nổi trong các vụ đấu thầu lớn) trong khi khả năng Việt Nam tiếp cậnđược với thị trường mua sắm công của các đối tác TPP là hầu như không có.Ngoài những thách thức kể trên, Việt Nam cũng gặp phải nhiều bất lợi ở thị trường cácnước đối tác TPP Cụ thể, trong đàm phán FTA nói chung, thị trường nước ngoài thường

Trang 23

được suy đoán là nơi mà nước đàm phán thu được lợi ích Tuy nhiên, riêng đối vớitrường hợp TPP (với việc Hoa Kỳ thuộc nhóm đi đầu trong việc sử dụng các biện pháprào cản, và lại rất nhấn mạnh các vấn đề phi thương mại trong đàm phán TPP) khả năng

“mất” ở thị trường nước ngoài vẫn được đề cập tới Tuy nhiên, vấn đề này cần được làm

rõ hơn Cụ thể:

Một là, các yêu cầu/tiêu chuẩn cao về môi trường và lao động Như đã đề cập, khả năng

những vấn đề về môi trường và lao động được đưa vào phạm vi điều chỉnh của TPP theohướng nâng cao các tiêu chuẩn/yêu cầu về các lĩnh vực này là rất lớn Trên thực tế, cácyêu cầu này ở các thị trường đối tác TPP (đặc biệt là Hoa Kỳ) đã từng hoặc đang khiếnnhiều loại hàng hóa xuất khẩu gặp nhiều thách thức ở các thị trường này (ví dụ tiêu chuẩn

về nguồn gốc đối với các sản phẩm có chứa gỗ) Vì vậy đây luôn luôn là vấn đề hóc búađối với hàng hóa xuất khẩu Việt Nam

Hai là, các thủ tục ràng buộc về ban hành và thực thi các quy định về TBT, SPS, phòng

vệ thương mại…Khả năng TPP tương lai có các điều khoản về TBT, SPS, phòng vệthương mại…là rất lớn Đây lại là những rào cản mà hàng hóa xuất khẩu Việt Nam lâunay phải đối mặt ở các thị trường xuất khẩu, đặc biệt là Hoa Kỳ Do đó lo lắng rằngnhững cam kết về các vấn đề này có thể khiến cho những lợi thế về thuế quan mà hànghóa xuất khẩu Việt Nam được hưởng từ TPP bị vô hiệu hóa không phải không có cơ sở.Tuy nhiên, cần phải thực tế hơn khi xem xét vấn đề này Đúng là những lợi ích từ việcgiảm thuế sẽ không là gì nếu các rào cản kiểu TBT, SPS hay phòng vệ thương mại ngàycàng dựng cao hơn đối với hàng Việt Nam Tuy nhiên, tham khảo các điều khoản liênquan trong các FTA mà Hoa Kỳ hay các đối tác TPP ký gần đây thì chúng hầu như chỉbao gồm những nội dung liên quan đến thủ tục (theo hướng tăng cường các thủ tục ràngbuộc các chính phủ khi ban hành hay thực thi những quy định TBT, SPS, phòng vệthương mại) chứ không quy định cụ thể về các tiêu chuẩn/yêu cầu xác định cho từng loạihàng hóa (trừ một số rất hãn hữu các trường hợp, ví dụ quy định liên quan đến ô tô trongFTA Hoa Kỳ - Hàn Quốc) Do đó TPP được suy đoán là cũng không thể xử lý các vấn đề

về mức độ rào cản cụ thể trên thực tế Và vì vậy, cũng tương tự như vấn đề môi trường

Trang 24

hay lao động, hàng hóa Việt Nam dù có hay không có TPP vẫn phải đáp ứng các yêu cầuthực tế về những nội dung này của đối tác TPP Thậm chí, từ một góc độ khác, nhữngràng buộc mới về thủ tục trong TPP còn có thể khiến cho Việt Nam có thêm cơ hội đểtham gia ý kiến, bình luận và do đó có thể can thiệp nhiều hơn vào quá trình ban hànhmới những quy định thuộc nhóm này.Vì vậy, các vấn đề này nếu được TPP điều chỉnhcũng sẽ không làm hàng hóa Việt Nam bất lợi hơn so với hiện tại ở thị trường các nướcTPP.

Tóm lại, việc tham gia vào TPP nói riêng hay bất kỳ một FTA nào cũng đem lại nhiều cơhội và thách thức cho Việt Nam Việc nhìn nhận một yếu tố dưới góc độ tích cực hay tiêucực hoàn toàn chỉ mang tính tương đối Dù nhìn nhận từ góc độ nào thì Việt Nam cũngcần phải giữ vững tâm thế chào đón bằng những giải pháp linh hoạt Chỉ khi có một địnhhướng đúng đắn cùng với những quyết sách đúng đắn, kịp lúc thì chúng ta hoàn toàn cókhả năng biến bất cứ thách thức nào thành cơ hội để thực hiện mục tiêu phát triển đấtnước và gia tăng vị thế trên trường quốc tế

3 Tác động của TPP đến ngành dệt may Việt Nam

3.1 Tổng quan về ngành dệt may

3.1.1 Đôi nét về ngành dệt may Việt Nam

Dệt may là ngành xuất khẩu chủ lực của ngành công nghiệp Việt Nam, là ngành sản xuấtmũi nhọn, có tiềm lực phát triển cao Việt Nam là nước có tiềm năng lớn về dệt may, vớitrên 90 triệu người, đa số dân số trẻ, giá nhân công rẻ, chi phí thấp… là lợi thế lớn so vớicác quốc gia khác Trong những năm gần đây ngành công nghiệp dệt may đã có nhữngbước tiến vượt bậc Tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành khoảng 30%/năm, trong lĩnhvực xuất khẩu tốc độ tăng trưởng bình quân 24,8%/năm và chiếm 20% tổng kim ngạchxuất khẩu của cả nước Tính đến nay cả nước có khoảng 822 doanh nghiệp dệt may, trong

đó doanh nghiệp quốc doanh là 231 doanh nghiệp, doanh nghiệp ngoài quốc doanh là 370

Trang 25

doanh nghiệp và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 221 doanh nghiệp Ngành dệtmay có năng lực như sau:

 Về thiết bị: có 1.050.000 cọc kéo sợi, 14.000 máy dệt vải; 450 máy dệt kim và190.000 máy may

 Về lao động: ngành dệt may đang thu hút được khoảng 1,6 triệu lao động, chiếm25% lực lượng lao động công nghiệp

 Về thu hút đầu tư nước ngoài: tính đến nay có khoảng 180 dự án sợidệtnhuộm đan len-may mặc còn hiệu lực với số vốn đăng ký đạt gần 1,85 tỷ USD, trong đó

-có 130 dự án đã đi vào hoạt động, tạo việc làm cho trên 50.000 lao động trực tiếp

và hàng ngàn lao động gián tiếp

 Tổng nộp ngân sách thông qua các loại thuế ngày càng tăng, tốc độ tăng bình quânkhoảng 15%/ năm

 Về thì trường xuất khẩu: chúng ta xuất khẩu nhiều sang các thị trường Mỹ, EU,Canada và Nhật Bản trong đó các nước EU là thị trường xuất khẩu hàng dệt maylớn nhất của Việt Nam chiếm 34%-38% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng năm củaViệt Nam Còn sản phẩm dệt may xuất khẩu sang Nhật Bản đã được hưởng thuế

ưu đãi theo hệ thống GSP nên kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may vào thị trườngnày tăng khá nhanh trong những năm gần đây, thị phần hàng dệt thoi và dệt kimcủa nước ta trên thị trường hàng dệt may của Nhật Bản tương ứng là 3,6% và2,3%, kim ngạch xuất khẩu chiếm khoảng 30% sản phẩm dệt may

3.1.2 Cơ cấu xuất khẩu vào các thị trường chính

Nhà nhập khẩu chính của Việt Nam: Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản và Hàn Quốc Năm 2013,tổng kim ngạch hàng dệt may xuất sang 4 thị trường này đạt 15,3 tỷ USD, chiếm tới85,5% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của cả nước Kim ngạch đạt 8,6 tỷUSD năm 2013; chiếm 48% tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam Việt Namxuất sang thị trường Hoa Kỳ thì hàng dệt may dẫn đầu với tỷ trọng chiếm 38% tổngkim ngạch xuất khẩu

Ngày đăng: 26/11/2015, 22:16

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w